Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

tiểu luận đầu tư quốc tế dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất công ty ford chi nhánh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.78 KB, 43 trang )

1

Mô Hình BMC

Key
Key Activities
Partners
-Các
nhà -Lắp ráp ô tô
cung cấp
-Kiểm
tra
-Các
nhà chất
lượng
bán lẻ và hệ sản phẩm
thống phân
phối
-R&D

Value
Propositions
-Sản phẩm ưu
việt

Customer
Relationships
-Nâng cao độ nhận
diện thương hiệu

-Các dòng sản


phẩm xe du lịch,
xe thương mại, xe
bán tải

-Làm
hài
lòng
khách hàng với -Khách
chất lượng sản hàng doanh
phẩm và dịch vụ
nghiệp

-Các công ty -Phân phối và
bảo hiểm
bán hàng sản
phẩm
-Chính phủ
-Truyền thông
thương hiệu

-Tính năng vượt -Tạo được sự tin -Chính phủ
cậy đối với khách
trội
hàng
-Thiết kế hiện
đại, thông minh

-Marketing
Key
Resources

-700 cán bộ
công
nhân
viên

Customer
Segments
-Khách
hàng

nhân

-An toàn
-Tiết kiệm nhiên
liệu
Channels

-Đóng góp vào sự -Trang web chính
phát triển bền thức của Ford Việt
vững của cộng Nam
đồng
-2 văn phòng
-Mạng xã hội
đại diện ở Hà
Nội và TP
-Các văn phòng đại
HCM
diện, đại lý ủy
quyền và trung tâm
-1 nhà máy

dịch vụ
lắp ráp ô tô ở
Hải Dương
-Các nhà bán lẻ
khác
-41 đại lý ủy
quyền

trung
tâm
dịch vụ
-Giá
trị
thương hiệu
-Sở hữu trí
tuệ
Cost Structure
-Chi phí sản xuất
-Cơ sở hạ tầng

Revenue Streams
-Bán hàng sản phẩm
-Bán hàng linh kiện phụ tùng
1


-Chi phí nhân sự
-Chi phí R&D
-Chi phí Marketing


-Dịch vụ (dịch vụ cho thuê xe)

I)
2

Mô tả công ty:

2.1 Tên công ty
Công ty TNHH Ford Việt Nam chi nhánh Hải Dương
2.2 Mục tiêu và vai trò của kế hoạch kinh doanh
Việc mở rộng nhà máy Hải Dương sẽ mở ra cơ hội mới cho Ford tăng số lượng các
dòng xe lắp ráp trong nước. Cụ thể, khi quá trình đầu tư mở rộng được hoàn tất, sẽ
giúp chúng tôi tăng công suất gần gấp 3 lần từ 14.000 xe hiện nay lên tới 40.000
xe/năm, đảm bảo nguồn cung ổn định và tương xứng với nhu cầu ngày càng gia
tăng của khách hàng (đơn cử như nhu cầu năm 2019 đã giúp công ty đã bán trên 30
ngàn xe, tăng 31%).
Ngoài ra, với việc mở rộng đầu tư nhà máy hiện nay, Ford Việt Nam sẽ tiếp tục tạo
thêm việc làm cho gần 500 lao động (hiện nhà máy có 700 lao động trực tiếp), tiếp
tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương.
Chúng tôi tin rằng tiếp tục đầu tư vào nhà máy sản xuất là một quyết định đúng đắn
của Ford, sẽ mang lại những giá trị tốt đẹp cho thị trường nội địa và người dân địa
phương trong thời gian tới.
2.3 Tầm nhìn chiến lược
Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Ford Việt Nam đã phát triển không
ngừng ứng dụng rộng rãi các công nghệ mới, mang đến những sản phẩm toàn cầu,
đảm bảo chất lượng ở vị trí của nhà sản xuất ô tô dẫn đầu ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam. Cho đến hôm nay Ford VN vẫn là một liên doanh có số vốn đầu tư lớn
nhất trong lĩnh vực ô tô tại VN và mục tiêu là sản phẩm tuyệt vời, kinh doanh vững
chắc và góp sức vì một thế giới tốt đẹp hơn là tầm nhìn và trụ cột cho sự phát triển
bền vững của Ford Việt Nam.

2


2.4 Mục tiêu trong 5 năm tới:
Tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu phân khúc dòng xe chủ lực: xe bán tải và xe thương
mại; đồng thời phát huy thế mạnh về mẫu xe đa dụng cỡ nhỏ SUV dự báo là xu
hướng chung cho thập kỷ mới.
Hiện tại

n

Doanh số
Diện tích nhà máy

32.175
60.000m2

124.130
226.000m2

Xe sản xuất, lắp ráp nội địa

14.000/năm

40.000/năm

Đại lý/ trung tâm dịch vụ

41


80

Số dòng xe
Nhân viên

6
700

12
1200

2.5 Cơ hội thị trường
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong
những năm gần đây và được kì vọng là một trong những thị trường tăng trưởng
nhanh nhất khu vực ASEAN trong vòng 20 năm tới. Tỉ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam
(2%) còn khá thấp so với các nước trong khu vực, đây cũng chính là tiềm năng phát
triển cho toàn ngành.
Trong bối cảnh đó, Ford Việt Nam đã liên tục ghi nhận những kết quả kinh doanh
thuận lợi với nhiều kỷ lục về doanh số trong những năm gần đây. Hiện Ford là một
trong ba thương hiệu ô tô có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thị trường với 3/6 dòng
xe dẫn đầu các phân khúc tương ứng tại Việt Nam. Năm 2019 Ford Việt Nam ghi
nhận doanh số bán hàng kỷ lục, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2018, đạt mức 32.175
xe, cao nhất trong suốt hành trình ¼ thập kỷ tại thị trường Việt Nam. Các dòng sản
phẩm Ranger, Transit, Explorer liên tục dẫn đầu các phân khúc tương ứng trong
nhiều năm liên tiếp. Mức tăng trưởng này phản ánh đúng nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối
với toàn bộ danh mục sản phẩm đa dạng của Ford nói riêng và sức tăng trưởng của
toàn thị trường ô tô nói chung.
Do đó kế hoạch đầu tư thêm 82 triệu USD vào sản xuất nội địa sẽ tiếp sức cho phát
triển mạnh mẽ và phục vụ thêm nhiều khách hàng Việt Nam hơn nữa.


3


2.6 Kế hoạch tài chính
Gói đầu tư thêm trị giá 82 triệu USD (tương đương hơn 1900 tỷ đồng) bao gồm các
hạng mục nâng cấp và mở rộng khu vực sản xuất của nhà máy Ford Hải Dương.
Khoản đầu tư này sẽ nâng tổng số vốn đầu tư của Ford tại Việt Nam lên hơn 200
triệu USD.
Dự án được chia thành 2 giai đoạn và dự kiến được hoàn thành giữa năm 2022. Dự
kiến, công suất nhà máy sẽ được nâng từ 14 000 xe lên 40 000 xe/năm.
Nhà máy sẽ được xây dựng mở rộng thêm hơn 60 000m2, nâng tổng diện tích xây
dựng lên 226 000m2, bao gồm việc xây mới xưởng thân xe và xưởng sơn, điều
chỉnh xưởng lắp ráp hoàn thiện và sắp xếp lại khu vực hậu cần, vật tư.
Gói đầu tư mở rộng cho phép Ford Việt Nam mua sắm thêm các thiết bị, máy móc
mới và một loạt các robot với những công nghệ kết nối hiện đại nhất nhằm tăng
cường tính hiệu quả của sản xuất và nâng cao chất lượng các sản phẩm lắp ráp tại
nhà máy.
Phần nhà xưởng mở rộng có diện tích 60.000m2, nâng tổng diện tích của khu vực
sản xuất lên 226.000m2, bao gồm các phân xưởng: hàn thân vỏ, sơn, lắp ráp hoàn
thiện, tập kết vật tư, nhà kho và bãi đỗ xe thành phẩm.
Một phần lớn ngân sách của gói đầu tư lần này được dùng để đầu tư trang thiết bị
mới cho dây chuyền, bao gồm các hệ thống rô bốt tự hành, giúp nâng cao hiệu quả
và đảm bảo chất lượng cao nhất cho các sản phẩm được lắp ráp tại nhà máy Ford
Hải Dương.

2.7 Phân tích SWOT
STRENGTHS
WEAKNESSES
 Nhà máy có hệ thống sơn tĩnh điện
 Việc giảm giá, ưu đãi có thể gây

với công nghệ hiện đại nhất Việt
quá tải về cầu sản phẩm, kèm
Nam và khu vực Đông Nam Á (công
theo đó là khó khăn trong việc
nghệ sơn nhúng).
đáp ứng mong muốn của khách
hàng
 Là nhà sản xuất ô tô duy nhất ở Việt
 Những năm gần đây, công ty
Nam sử dụng máy đo toạ độ không
gian 3 chiều để kiểm tra kích thước
chưa có biện pháp nhằm đẩy
4


của thân vỏ xe.


Hệ thống kiểm tra xe thành phẩm
mang tính công nghệ cao, đạt mọi
yêu cầu kỹ thuật công nghiệp trong
nước và quốc tế.



Hệ thống chất lượng thoả mãn tất
cả các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn
ISO 9001, được định hướng đáp ứng
các yêu cầu bổ sung của QS9000
(Bộ tiêu chuẩn dùng cho hệ thống

chất lượng của các nhà sản xuất ô
tô) và thoả mãn tiêu chuẩn ISO
14001 và ISO:TS 16949.



Có đội ngũ nhân viên và công nhân
có tay nghề cao, chuyên môn tốt

mạnh chất lượng sản phẩm,
mẫu mã và kiểu dáng của sản
phẩm.


Việc quảng cáo của Công ty là
không có hiệu quả. Mặc dù
doanh thu của công ty qua các
năm vẫn tăng lên nhưng mức
tăng về doanh thu không tương
xứng với sự với sự tăng trong chi
phí về quảng cáo. Doanh thu của
Công ty chỉ tăng lên rất ít trong
khi đó chi phí về quảng cáo là
rất lớn.

OPPORTUNITIES
THREATS
 Dự báo của Bộ Công Thương cho
 Đối thủ cạnh tranh: Với xe nhập
thấy, thị trường ô tô Việt Nam đến

được hưởng ưu đãi thuế 0% tràn
năm 2025 có thể đạt quy mô
vào ngày càng nhiều thì đầu tư
750.000-800.000 xe, năm 2035 đạt
sản xuất lắp ráp ô tô trong nước
từ 1,7-1,85 triệu xe. Việt Nam đang
rất rủi ro vì giá bán cao hơn rất
trong giai đoạn dân số vàng, với sự
nhiều.
tăng trưởng nhanh chóng của tầng
lớp trung lưu, những khách hàng
 Chính phủ đã cam kết thúc đẩy
tiềm năng của dòng xe cá nhân.
ngành công nghiệp ô tô với
những chính sách đột phá,
 Nguồn cung các linh kiện, thiết bị
nhưng tới nay vẫn chưa thấy
ổn định
những chính sách hỗ trợ mang
tính thực tiễn
 Công nghệ ngày càng phát triển, tạo
điều kiện cho việc công ty áp dụng
những công nghệ hiện đại và tân
tiến nhất trong quá trình sản xuất

3

Phân tích thị trường

3.1 Thị trường mục tiêu:


3.1.1 Đặc điểm thị trường ô tô Việt Nam
a)

Ngành ô tô dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía chính phủ
5


Tại Việt Nam, ngành ô tô chiếm tới 3% GDP cả nước. Chính vì lý do này mà ngành
luôn dành được những sự quan tâm và đối xử đặc biệt từ phía chính phủ. Các hiệp
định thương mại từ trước đến nay luôn có những ngoại lệ dành cho ngành Ô tô
nhằm bảo vệ ngành trước sức ép cạnh tranh từ các nước trên thế giới, ngoại trừ
ATIGA (và có thể là EVFTA sắp tới).
b)

Môi trường kinh doanh đang thay đổi

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký tổng cộng 12 hiệp định thương mại tự
do với các nước và các khối, trong đó 10 hiệp định đã có hiệu lực. Một điều khá đặc
biệt ở các hiệp định đã ký kết đó là 2 ngành công nghiệp như ô tô và thép luôn được
đối xử hết sức đặc biệt và thường không nằm trong danh mục các dòng thuế được
miễn giảm, chỉ ngoại ngoại trừ ATIGA và có thể là EVFTA sắp tới.
c)

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ tự nhiên ở mức 10.5% nếu không có các biện

pháp thúc đẩy của chính phủ
Có thể nhận thấy rõ ràng mối tương quan giữa tiêu thụ xe ô tô và GDP trên đầu
người và số lượng ô tô trên 1000 dân của các quốc gia. Hiện tại Việt Nam vẫn đang
ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ hợp lý đối với

Việt Nam là khoảng 10.5%/năm nếu nhìn vào mối tương quan với GDP đầu người
của các quốc gia trong khu vực. Khi GDP/người tăng 1% thì tiêu thụ xe/người tăng
khoảng 1.5%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cũng có thể sẽ cao hơn và đạt khoảng 12
-15%/năm trong vòng 10 năm tới nếu như giá xe giảm và những biện pháp kích
thích như cấm xe máy trong nội đô trở thành hiện thực.
d)

Tính kinh tế theo quy mô là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tỷ lệ

nội địa hóa thấp.
e)

Tiêu thụ xe ô tô có thể được đẩy mạnh trong các năm tới khi giá bán ô tô

giảm nhờ những thay đổi trong môi trường pháp lý.
f)

Cấm xe máy và giá xe ô tô giảm có thể là một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

tiêu thụ ô tô mạnh
Thời điểm hiện tại, một số chính sách mang yếu tố thúc đẩy ngành đang được xem
xét đưa vào áp dụng. Cụ thể:
- Hà Nội dự kiến cấm xe máy lưu hành ở các quận từ năm 2030 và có thể sẽ tiến
hành cấm xe sớm ở một số tuyến đường có điều kiện giao thông công cộng phát
6


triển. Đây có thể sẽ là một yếu tố tiềm tàng dẫn đến việc nhu cầu sở hữu ô tô cá
nhân tăng cao.
- Bắt nguồn từ đề xuất của Vinfast, Bộ Tài chính cũng đang trình xin ý kiến Thủ

tướng về việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các thành phần sản xuất trong
nước của xe.
g)

Ngành ô tô Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng. Chu kỳ này dự kiến

còn tiếp tục trong ít nhất là 5 năm tới.

3.1.2 Phân khúc thị trường ô tô ở Việt Nam

a)

Theo hoạt động kinh doanh chính

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được chia làm 2 bộ phận là sản xuất và phân
phối. Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp này bao gồm các doanh nghiệp chỉ sản
xuất ô tô và các công ty làm nhiệm vụ phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp
này.
Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp sản xuất lớn cũng tạo lập các kênh phân
phối riêng cho mình, như Toyota, TMT, Trường Hải, v.v. Trong khi đó, các doanh
nghiệp phân phối chủ yếu làm đại lí cho các hãng xe liên doanh như Toyota, Ford,
v.v hoặc nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc của các hãng lớn.
b)

Theo mục đích sử dụng, thị trường Việt Nam được chia làm 2 phân khúc là

xe thương mại (CV) và xe du lịch (PC).
Xe thương mại, đặc trưng bởi các dòng xe tải, xe bus với mục đích sử dụng chính là
chuyên chở người và hàng hóa. Mặc dù ít được nói đến, tuy nhiên đây là một phân
khúc cực kỳ quan trọng. Các thương hiệu lớn là THACO, Cửu Long (TMT),

Vinaxuki, Isuzu hay các dòng xe nhập khẩu như Dongfeng, SINO, v.v Trong đó,
Thaco là nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam duy nhất sản xuất, lắp ráp và phân phối đầy
đủ các dòng sản phẩm xe thương mại, bao gồm: xe tải/ben, xe chuyên dụng, xe
khách và dẫn đầu thị trường về doanh số bán xe thương mại.

7


Xe du lịch, với các dòng xe con từ 4-9 chỗ, được nhắc đến rất nhiều trong thời gian
qua. Đây là một phân khúc có sự tham gia của rất nhiều nhà sản xuất lớn và có
thương hiệu mạnh như Toyota, Ford, Honda, KIA, Mazda, v.v.
c)

Dựa trên mức giá, thị trường ô tô được chia thành 3 phân khúc: cao cấp,

trung bình và bình dân.
Phân khúc cao nhất có Maybach, Rolls Royce, v.v quãng tiếp theo, thị trường cấp
cao có Mercedes, BMW, Audi, v.v rồi đến các hãng nhắm vào phân khúc trung - cao
là Toyota, Honda, Ford; trong khi đó phân khúc thấp có Kia Motors, các hãng xe
chất lượng thấp, mau hỏng của Trung Quốc, v.v.

3.1.3 Thị phần của Ford tại thị trường Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong
những năm gần đây và được kỳ vọng là một trong những thị trường tăng trưởng
nhanh nhất khu vực ASEAN trong vòng 20 năm tới. Tỷ lệ sở hữu xe ô tô tại Việt
Nam (2%) còn khá thấp so với các nước trong khu vực, đây cũng chính là tiềm năng
phát triển cho toàn ngành.
Ford Việt Nam đã liên tục ghi nhận những kết quả kinh doanh thuận lợi với nhiều
kỷ lục về doanh số trong những năm gần đây. Hiện Ford là một trong ba thương
hiệu ô tô có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thị trường với 3/6 dòng xe dẫn đầu các

phân khúc tương ứng tại Việt Nam. Năm 2019 Ford Việt Nam ghi nhận doanh số
bán hàng kỷ lục, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2018, đạt mức 32.175 xe, cao nhất
trong suốt hành trình ¼ thập kỷ tại thị trường Việt Nam. Các dòng sản phẩm
Ranger, Transit, Explorer liên tục dẫn đầu các phân khúc tương ứng trong nhiều
năm liên tiếp. Mức tăng trưởng này phản ánh đúng nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với
toàn bộ danh mục sản phẩm đa dạng của Ford nói riêng và sức tăng trưởng của toàn
thị trường ô tô nói chung.
Sản lượng bán ra năm 2019 của Ford Việt Nam là 32.175 xe trên tất cả dòng xe
Ford tại Việt Nam, bao gồm mẫu xe SUV cỡ trung Everest và dòng Ranger dẫn đầu
phân khúc bán tải. Cụ thể, Ranger là chiếc bán tải bán chạy nhất Việt Nam 7 năm
liên tiếp với doanh số năm 2019 là 13.319 xe bán ra. Ranger “Build Ford Tough”

8


chiếm hơn 50% thị phần phân khúc xe bán tải Việt Nam trong năm 2019. Chiếc
SUV cỡ trung Everest đạt 7.852 xe bán ra.
3.2 Tổng giá trị thị trường
Theo số liệu từ VAMA ( hiệp hội sản xuất xe ô tô Việt Nam), tổng cục thống kê và
các trang tin phân tích thị trường, khối lượng thị trường xe ô tô ở Việt Nam là vào
khoảng hơn 350000 xe tính đến hết năm 2019 và sắp tới con số này sẽ tiếp tục tăng
khi số lượng khách hàng ngày càng tăng cao. Giá trị ước tính của thị trường xe hơi
Việt Nam hiện nay là khoảng 5,25 tỷ USD. Dự đoán rằng giá trị thị trường của xe
hơi Việt Nam sẽ còn tăng do nhu cầu tăng cao đối với xe ô tô của người Việt cộng
với nhiều mẫu xe hiện đại tiên tiến ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường.
3.3 Doanh thu mục tiêu
Căn cứ vào dự đoán tình hình thị trường xe hơi và tiềm năng của dự án, Ford Việt
Nam đặt ra mức doanh thu cần đạt được là 2 tỷ USD trong vòng một năm với doanh
số dự kiến là trên 70000 nghìn xe/năm trong đó mức doanh thu định kỳ hàng tháng
dao động trong mức 100 - 150 triệu USD/tháng chưa kể nhiều khoản thu khác. Ở

mức doanh thu này, công ty hi vọng sẽ đạt được doanh thu chủ yếu nằm ở việc bán
các dòng xe với mức tỷ lệ là 65%. Ngoài ra, chu kì bán hàng gắn liền với doanh thu
của công ty sẽ có độ dài là 7 bước.
3.4 Xu hướng thị trường
Tại thị trường ô tô Việt Nam hiện cầu xe nhập khẩu tăng mạnh. Tính đến hết tháng
6/2019, doanh số bán hàng của xe nhập khẩu đạt 62.543 xe, tăng 203% so với cùng
kỳ năm ngoái. Tuy nhiên vẫn chưa là gì so với mức tăng gấp hơn 6 lần so với cùng
kỳ của cung xe nhập khẩu, đạt mức 75.400 xe, như vậy là dư thừa gần 13.000 xe.
Các con số trên cho thấy người Việt Nam rất chuộng xe ngoại nhập.
Trong năm 2019, thị trường ô tô của Việt Nam phát triển mạnh, với 5 xu thế nổi bật
sau:

3.4.1 Phân khúc xe bán tải hạ nhiệt

9


Phân khúc xe bán tải đã không còn quá “sốt” như cách đây 1 năm. Nguyên nhân
chủ yếu là do dòng bán tải không còn được ưu đãi phí trước bạ như trước.
Từ 10/4, Nghị định 20/2019 áp dụng cách tính phí trước bạ xe bán tải bằng 60%
mức thu xe con, tức tăng lên khoảng gấp ba lần so với mức trước đó (2%). Tùy mẫu
xe, khách Việt có thể phải chi thêm hàng chục triệu đồng để đăng ký xe bán tải.
Điều này khiến giá lăn bánh của dòng xe này tăng khá nhiều.
Ngoài ra, sau một khoảng thời gian “làm mưa làm gió”, xe bán tải đã giảm sức hút
với số đông khách hàng. Yếu tố rẻ, đa dụng của các mẫu bán tải cũng đã bị phân
khúc MPV vượt mặt.

3.4.2 Phân khúc MPV lên ngôi
Xu thế sử dụng xe MPV bắt đầu sôi động từ năm 2018. Nhưng đến năm 2019, phân
khúc này phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và có những cột mốc ấn tượng trước

các dòng sedan truyền thống. Lợi thế về thiết kế rộng rãi, chở được nhiều người, vị
trí ngồi lái cao, giá thành hợp lý… là những yếu tố khiến cho MPV ghi điểm trước
khách hàng.
Theo thống kê từ VAMA, năm 2017 lượng tiêu thụ các dòng xe MPV đạt 15.300
chiếc, nhưng chỉ một năm sau đã tăng lên 20.300 xe (năm 2018). Chỉ tính đến cuối
tháng 11/2019, tổng lượng xe MPV bán ra trên thị trường đã lên mức 34.531 chiếc.
Dự đoán đến hết năm, doanh số MPV 2019 sẽ gấp đôi 2018.

Quan biểu đồ, thấy được rằng chỉ trong 11 tháng nhưng doanh số xe MPV năm
2019 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2018.

10


Đáng nói nhất chính là sự nổi lên của dòng Mitsubishi Xpander. Dù là tân binh
trong phân khúc MPV nhưng Xpander đã đạt được những thành công nhất định.
Doanh số của Xpander tính từ đầu năm 2019 đến nay là 17.306 chiếc, tương đương
mỗi tháng bán trên 1.500 chiếc. Thậm chí, ở tháng 10 và 11 Xpander còn vượt qua
cả mẫu xe Toyota Vios “thần thánh” để đạt top 1 doanh số.
Đối thủ được đánh giá cao nhất trong cuộc đua với Xpander tại Việt Nam là Ertiga.
Nhưng Ertiga vẫn chưa thể bứt phá chủ yếu là do thiếu hụt nguồn cung. Đây là điều
khá đáng tiếc cho hãng xe Nhật.
Các mẫu MPV khác của Toyota như Avanza, Rush (SUV lai MPV) cũng có một
năm thành công. Nhưng rõ ràng mức bán (200-300 chiếc/ tháng) không thể bằng
Xpander do chính sách giá và trang bị chưa hợp lý.
Các mẫu MPV cao cấp và nhiều chỗ ngồi hơn như Peugeot Traveller, Ford Tourneo,
Kia Sedona, Kia Rondo cũng bán khá tốt. Đương nhiên doanh số của các mẫu này
không thể so sánh với các mẫu MPV phổ thông hay Xpander.

3.4.3 Toyota không còn thương hiệu bán chạy nhất

Bị vượt mặt bởi nhiều dòng xe ở những phân khúc khác nhau, Toyota không còn là
thương hiệu ô tô bán chạy nhất ở thị trường Việt Nam. Dù vậy, các dòng xe thương
hiệu của Toyota như Vios, Fortuner, Innova, Camry, Hilux vẫn đạt doanh số cao so
với nhiều hãng. Một số dòng như Vios, Fortuner, Camry vẫn là những đại diện phân
khúc với doanh số vượt khá xa so với phần còn lại.
Các dòng xe Toyota hiện không còn đứng hạng nhất trên các bản xếp hạng tại Việt
Nam. Ví dụ như với Toyota Vios, dòng này mất top 1 vào tay những mẫu xe khác
Xpander, Accent, i10.
Xe lắp ráp đang nổi lên như một xu thế thị trường
Những năm 2017-2018, các hãng xe loay hoay với việc chuyển đổi từ lắp ráp sang
nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế 0% từ ASEAN. Nguyên nhân là vì Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) cho phép thuế nhập khẩu ôtô từ khu vực
này về Việt Nam giảm theo lộ trình từ 40% xuống 30% từ năm 2017 và về 0% vào
năm 2018.

11


Tuy nhiên, đến năm 2019, với sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ về một nền công
nghiệp sản xuất ô tô, các chính sách và lộ trình chính sách ưu đãi cho công nghiệp
sản xuất ô tô lần lượt được ban hành. Có thể kể đến như: Kiểm soát chặt chẽ hơn xe
nhập khẩu (Nghị định 116), ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0% theo lộ trình (Nghị
định 125), đề xuất miễn thuế nhập khẩu linh kiện cho ôtô điện lắp ráp trong nước
(dành cho xe xanh phát triển nội địa)…
Điều này khiến cho các hãng một lần nữa phải chuyển dịch từ nhập khẩu sang lắp
ráp xe trong năm 2019-2020 tới.
 Hyundai Thành Công, Trường Hải và VinFast (Hyundai, Mazda, Kia,
Peugeot, BMW và VinFast) với hầu hết dòng xe đều lắp ráp trong nước.
 Toyota quay lại lắp ráp Fortuner.
 Mitsubishi cũng chuyển Outlander từ nhập khẩu sang lắp ráp. Xpander nhập

khẩu Indonesia có doanh số quá tốt nên hãng Mitsu cũng dự định sẽ lắp ráp
xe trong năm 2020.
 Ford xác nhận Escape sẽ lắp ráp và bán tại Việt Nam trong năm tới.
 Có nguồn thông tin cho rằng Honda đang cân nhắc quay lại lắp ráp CR-V…

3.4.4 Khách hàng mua ô tô ngày càng trẻ
Theo các nguồn số liệu, ngày càng có người trẻ Việt Nam mạnh tay mua ô tô .Nếu
trước đây, phải đến trên 30-40 tuổi, các khách hàng mới có nhu cầu và đủ điều kiện
để mua xe hơi thì ngày nay đã khác. Nhóm khách hàng 20-30 tuổi tại Việt Nam mua
xe hơi không còn quá hiếm. Dù nguồn tài chính của nhóm khách hàng này đến từ tự
thân hay từ gia đình thì cũng không thể phủ nhận được việc nhóm này có tồn tại và
ngày càng mở rộng.Sự trẻ hóa của khách hàng mua ô tô kéo theo nhiều hiệu ứng:
 Chú trọng vào ngoại hình xe: Nhóm khách hàng trẻ ưa thời trang và ngoại
hình xe hơn. Điều này khiến cho các mẫu có màu sơn đẹp, body thể thao, đèn
pha/ hậu hiện đại… gây được chú ý.
 Nhu cầu cá nhân hóa xe: Các phiên bản đặc biệt, phối màu sơn chính hãng
được tung ra liên tục. Các xưởng độ nội ngoại thất cũng có nhiều việc để làm
hơn.

12


 Sự tiện nghi và công nghệ: Nhóm trẻ cũng sẵn sàng tiếp cận các công nghệ
mới trên xe hơi.
Ngoài ra, khi nhu cầu ở các nhóm khách hàng thay đổi thì cũng là lúc các hãng xe
hơi thay đổi không chỉ về thiết kế xe, mà còn là hình thức tiếp thị, bán hàng và
chăm sóc khách hàng:
 Khả năng kết nối: Smartphone phát triển, nhu cầu kết nối giữa xe và điện
thoại ngày càng cần thiết, nhất là ở nhóm khách hàng trẻ. Giờ đây, việc xe có
hỗ trợ Apple Carplay và Android Auto hay không, khả năng định vị và kết

nối điện thoại có tốt hay không được khách hàng rất quan tâm.
 Tính an toàn: Cùng với tiện nghi, ngoại hình, động cơ xe, tính an toàn của xe
hơi cũng được chú trọng hơn. Đặc biệt ở nhóm khách hàng trẻ, số túi khí, các
công nghệ trợ lái, hỗ trợ an toàn giao thông… vô cùng quan trọng.
3.5 Đối thủ cạnh tranh

3.5.1 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài tại Việt Nam
Ngành công nghiệp sản xuât ô tô luôn thu hút rất nhiều công ty hay doanh nghiệp
nhảy chân vào thị trường này. Một phần chính là lợi nhuận cao của công ty Ford
Việt Nam đã thúc đẩy các công ty khác cùng tham gia vào thị trường khiến cho môi
trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Mà trong đó có một số nhà cạnh
tranh chủ yếu với Ford Việt nam là: Mercedes-Benz; Toyota; Huyndai; Honda;
Mitsubishi; Isuzu; Nissan; Volvo; BMW; Mazda
Toyota

Có thể nói đối thủ cạnh tranh lớn nhất hiện nay của Ford Motor Co. không ai khác
chính là Toyota Motor Co - hãng ô tô hàng đầu của Nhật Bản và cũng là nhân vật
sóan ngôi GM trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Đây cũng là công ty
vừa đánh vào thị trường cao cấp, vừa đánh vào phân khúc bình dân. Thật vậy,
Toyota Motor Co đã qua mặt hãng Ford Motor Co. để trở thành công ty thứ hai về
doanh số bán xe ô tô tại thị trường Mỹ năm 2007, nhờ việc liên tục đưa ra những
sản phẩm mới và kiên trì theo đuổi chiến lược hạ bệ Ford – vốn đã chiếm giữ vị trí
trên trong vòng 75 năm qua. Tại Việt Nam, cho đến hết tháng 7 năm 2007, doanh số
bán của Toyota Motor Co đã đạt mức 9.936 xe chiếm 28.4% thị phần ô tô, nâng
tổng số bán cộng dồn của Toyota Motor Co lên con số kỷ lục gần 83,000 chiếc kể từ
khi thành lập.Cùng với sự tăng trưởng về doanh số bán, số lượng khách hàng trung
thành của Toyota cũng tăng lên đáng kể. Tính đến tháng 7/2007, Câu lạc bộ Toyota

13



đã có hơn 900 hội viên vàng trong đó hơn 200 hội viên thuộc khu vực phía Bắc và
hơn 700 hội viên thuộc khu vực phía Nam.
Sở dĩ Toyota chiếm lĩnh được thị trường như vậy không chỉ dựa vào thương hiệu
Nhật Bản nổi tiếng về công nghệ, chất lượng, độ bền , kỹ thuật mà còn nhờ vào sự
nhanh nhạy trong việc đáp ứng nhu cầu thị trừơng. Nhu cầu tăng mạnh đã tạo điều
kiện cho công việc kinh doanh tiến triển. Tuy vậy thị trường cũng ngày càng cạnh
tranh và luôn đòi hỏi các nhà sản xuất phải đa dạng hóa sản phẩm cũng như nâng
cao sự sáng tạo. Toyota đã được chuẩn bị rất chu đáo cho sự thay đổi trong nhu cầu
của khách hàng. Thật sự không có gì ngạc nhiên khi mà chiếc xe đầu tiên mà Toyota
bán ở thị trường Mỹ là Land Cruiser - là loại xe thể thao chuyên dụng. Công ty bây
giờ đã phát triển thêm 5 loại tương tự khác mà những hãng sản xuất xe hơi khác
đang phải theo gót.
Không chỉ nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu thị trừơng, Toyota cũng đã phát triển mạnh
mẽ nhờ những giá trị cốt lõi, đó chính là sản xuất ra những chiếc xe có chất lượng
cao nhất với giá cạnh tranh. Thật vậy, hầu hết những người dân Việt Nam sở hữu và
sử dụng xe Toyota đều đánh giá chiếc “xế hộp” của mình rất tiện dụng, phụ tùng xe
Toyota cũng dễ kiếm, máy bền lại rất kinh tế vì ăn ít xăng ( trong khi đó nhiều dòng
xe Ford bị đánh giá là hao xăng, khó kiếm được phụ tùng thay thế), điều này đặc
biệt có ý nghĩa trong thời buổi nhiên liệu tăng giá liên tục như hiện nay, chất lượng
tốt với mức giá vừa túi tiền nhiều người càng khiến nó trở nên hấp dẫn hơn. Ông
Nobuhiko Murakami, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam “bật mí” bí quyết của hãng
để khiến chiếc Innova lại có giá thành cạnh tranh và được ưa chuộng đến thế, chính
là yếu tố nội địa hóa. Trong những năm gần đây, nhờ hoạt động của xưởng dập và
trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô cũng như đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới các
nhà cung cấp, TMV là thành viên dẫn đầu VÂM về tỷ lệ nội địa hóa đạt 15 đến 33
%( tùy theo từng sản phẩm ) TMV cũng lý giải một nguyên nhân quan trọng khác
dẫn đến thành công vượt bậc của hãng là các hoạt động chăm sóc khách hàng.
Trong 10 tháng đầu 2007, các trạm dịch vụ của Toyota đã đón hơn 290.000 lượt xe
vào làm dịch vụ, tăng 18% so với cùng kỳ 2006.

Bên cạnh việc mở rộng dịch vụ bảo dưỡng nhanh và không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vụ. Vào tháng 9/2007, TMV cũng lần đầu tiên giới thiệu cho người tiêu
dùng dịch vụ sửa chữa nhanh thân vỏ và sơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian
mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ cao.
 Cuối năm 2019, Toyota đã tung ra thị trường mẫu SUV cỡ nhỏ mang tên
Toyota Rise, đối thủ mới trang bị động cơ 1.0 lít cùng thiết kế cứng cáp. Đây
có thể coi là một đối thủ mới của Ford EcoSport. Hình ảnh cho Toyota Rise:

14


Huyndai

Đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của Ford Việt Nam trong những năm gần đây được
biết đến là thương hiệu xe hơi đến từ Hàn Quốc- Huyndai. Trong khi doanh thu bán
lẻ kỉ lục của một sô dòng xe chủ lực của Ford là Ranger, Everest (SUV), EcoSport
và mẫu xe du lịch Transit trong năm 2018, Huyndai cũng đạt được thành tựu rất
đáng kể với tôc độ tăng trưởng doanh số bán trên 107%. Hai mẫu xe nổi tiếng của
Huyndai thời kì đó khiến Ford phải đau đầu đó là Kona và Solati. Cũng nhắm thẳng
vào phân khúc SUV đô thị, Hyundai Kona được xem là đối thủ đáng gờm của Ford
EcoSport trong mắt người tiêu dùng cá nhân.Ở phân khúc xe thương mại, mẫu mini
bus Hyundai Solarti được giới thiệu ra thị trường vào tháng 6/2018 đã có những
tiếng vang tốt khi bán được 1.620 chiếc trong năm 2018. Tuy có giá cao hơn so với
Ford Transit nhưng Hyundai Solati cũng là một đối thủ rất cạnh tranh trên thị
trường xe mini bus này khi cùng nhắm vào đối tượng là các công ty du lịch để phục
vụ các khách hàng cao cấp.
 Đầu năm 2020, Huyndai đã trình làng dòng xe cao cấp cho phân khúc SUV
cỡ trung hoàn toàn mới với tên gọi Palisade 2020 (hình bên trái) dự kiến là
đối thủ vô cùng đáng chú ý với Ford Explorer (hình bên phải)


15


Nissan

Một đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác của Ford Việt Nam phải nhắc tới đó là Nissan
Việt Nam, một thương hiệu xe ô tô hàng đầu Nhật Bản. Nissan luôn đặt phương
châm bền bỉ và tiện dụng trong các dòng sản phẩm để đem đến cho khách hàng khả
năng vận hành ổn định và không gian sử dụng thoáng đãng. Vì vậy chất lượng của
Nissan luôn được đảm bảo và lấy được lòng tin của khách hàng. Một số sản phẩm
sản xuất tại Việt Nam có thể kể đến là Nissan Sunny 2015, Nissan Almera 2020một phiên bản cải tiến của dòng Sunny 2015, Nissan Navara 2020, Nissan Terra,
Nissan X-trail. Trong những dòng xe kể trên, Nissan Navara 2020 sau khi cải tiến
đã tạo sức ép cạnh tranh lớn với Ford Ranger và nhiều thương hiệu xe hơi khác như
Toyota Hilux hay Chevrolet Colorado. Có thể nói, mỗi quyết định cải tiến của
Nissan đều đem lại hiệu quả rất tích cực, vì thế, Ford Việt Nam rất cần chú ý và cập
nhật phương án kịp thời để có giải pháp đúng đắn để đem lại lợi thế cạnh tranh cho
mình.

16


Mitsubishi

Mitsubishi cũng là một thương hiệu ô tô nổi tiếng của Nhật Bản với chất lượng sản
phẩm cao và công nghệ tiên tiến thế giới và sẵn sàng cạnh tranh với Ford Việt Nam.
Trong năm 2019, Mitsubishi đã ra mắt tại Việt Nam mẫu xe bán tải Mitsubishi
Triton 2020 cạnh tranh với Ford Ranger. Dòng xe này có concept thiết kế hầm hố
ngoại thất khá ấn tượng và đẹp mắt hứa hẹn sẽ tạo được điểm nhấn trong mắt người
tiêu dùng.


17


 Thị trường cạnh tranh gay gắt, rất nhiều công ty gia nhập thêm đã làm sản
phẩm Ford đang bị giảm dần trên thị trường, điều này đòi hỏi công ty phải đề
ra chiến lược kinh doanh đúng đắn để đối phó tình hình trên.

3.5.2 Đối thủ cạnh tranh trong nước
Hiện nay, tại Việt Nam, chưa thể nói là có đối th ủ cạnh tranh v ề ngành công
nghiệp sản xuất ô tô.
Có lẽ sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt Nam, chúng ta rất tự hào khi nhắc đến
thương hiệu Vinfast do tâp đoàn Vingroup chế tạo và sản xuất. Vinfast chính thức
trình làng các dòng xe lần đầu vào năm 2019 và tạo ra sức hút vô cùng mới mẻ cũng
như khá thành công trong bước đầu đặt chân vào ngành công nghệp này. Vinfast đã
cho ra mắt một số dòng xe từ 4 chỗ đến 7 chỗ như xe đô thị cỡ nhỏ Fadil, Xe con 5
chỗ sedan Lux A2.0, Xe SUV Lux SA2.0, Xe Ô tô điện. Tuy nhiên, để có thể trở
thành đối thủ cạnh tranh của các ông lớn như Ford Việt Nam thì Vinfast cần tìm ra
chiến lược cạnh tranh hợp lí về giá hay về chất lượng trong thời gian tương lai. Mặc
dù vậy, Vinfast công bố có thể sản xuất xe bán tải nếu người Việt có nhu cầu, hi
vọng đó sẽ có thể là một đối thủ cạnh tranh của Ford tại thị trường Việt Nam
3.6 Lợi thế cạnh tranh của Ford
 Khối lợi thế cạnh tranh của Ford

Tính hiệu quả được cho là bản chất lợi thế cạnh tranh của Ford.
Từ khi Alan Mulally thực hiện một loạt các cải cách xoay quanh vấn đề được ông
nhìn nhận là quan trọng nhất. “Vấn đề chính của Ford là quản lý thống nhất trong
quá trình thiết kế ô tô”
Những phân tích của ông nhận định:
Tầm quan trọng của mức độ tham gia của bộ phận tài chính vào thiết kế và
chức năng xe. Bộ phần tài chính có quyền yêu cầu bộ phận kỹ thuật, thiết kế tham

gia vào việc cắt giảm chi phí cho các quá trình trang bị các tiện ích, công nghệ mà
về thực tế đã làm giảm chất lượng, sáng tạo và tổng thể năng lực cạnh tranh củe xe
Ford.
-

Cải thiện tính hiệu quả từ việc thay đổi văn hóa công ty. Đó là những quy định
mới về ứng xử, làm việc. Gia tăng tính thông tin rõ ràng, kịp thời đặc biệt liên quan
đến những vấn đề nhạy cảm, những tin xấu về tình hình kinh doanh từ các nhà quản
trị các khu vực, bộ phận. Thúc đẩy tính minh bạch trách nhiệm và giải trình.
-

18


Tập trung vào thương hiệu cốt lõi. Thay đổi nhận thức về những liên quan đến
mất thị phần ở khu vực châu Á là do mất tập trung vào thương hiệu cốt lõi. Ford
quyết định bán các nhãn hiệu Jaguar và Land Rover,... Tập trung trở lại cho việc
khẳng định thương hiệu Ford
-

Cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết. Thay đổi cũng bao gồm các sáng kiến
cắt giảm chi phí lớn như đóng cửa nhiều nhà máy, cắt giảm biên chế lao động,..
-

3.6.1 Lợi thế về chi phí thấp
 Ford không cần phải mua nguyên vật liệu nhiều hơn mức cần thiết để sử
dụng cho nhu cầu sản xuất hiện tại mà chỉ mua đủ để sản xuất. Bên cạnh đó,
cần tính đến các điều kiện vận chuyển nguyên vật liệu.Nếu điều kiện vận
chuyển hoàn hảo và thậm chí nếu lưu lượng nguyên vật liệu được đảm bảo
thì cũng không cần phải dự trữ bất cứ cái gì. Khi đó, xe chở nguyên liệu phải

giao hàng theo đúng hợp đồng, đủ số lượng để đưa nguyên liệu thẳng từ nơi
vận chuyển vào sản xuất. Điều này dẫn đến chi phí sản xuất thấp và giá thành
sẽ thấp
 Người tiêu dùng có thể mua được xe ford với giá rẻ tuy nhiên chất lượng vẫn
tốt và đảm bảo
 Chính sách bảo hành tốt và chi phí bảo dưỡng vừa phải là điều mà ford đã
kéo được người tiêu dùng.

3.6.2 Lợi thế về khác biệt hóa
 Sự khác biệt ở Ford so với các công ty khác đó là tuỳ vào khu vực, tuỳ vào
nhãn hiệu sản phẩm thế nào mà những câu slogan này có sự thay đổi
 Nhãn hiệu xe Ford
 Tại trang web chính nhãn hiệu Ford hay tại Mỹ, Canada các nước khu vực
Châu Mỹ câu slogan là “drive one”







Tại trang web của Ford Anh nói riêng, một số nước khu vực Châu Âu (Pháp,
Đan Mạch, Đức, Ba Lan, Bồ Đào Nha … ) nói chung và một số nước tiên
tiến khác thuộc Châu Á như Singapore, Hongkong câu slogan này đã được
biến đổi thành “feel the difference”,
Tại Ý: “feel+”
Tại Thái Lan, Việt Nam, Philipines, khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
“make every day exciting”, “cho mỗi ngày thêm sôi động”
Tại Brasil: “viva o novo” (sống lâu với điều mới)
Tại Chile “tienes que vivirlo” (phải sống)

19


 Nhãn hiệu Volvo, câu slogan duy nhất được sử dụng là: “Volvo. For life”
 Nhãn hiệu Lincoln “reach higher”
Nhãn hiệu Mercury “mở ra những cánh cửa mới”
 Nhìn chung thì cái mà Ford muốn truyền tài đến khách hàng của mình đó là
một sự khác biệt, một sự mới mẻ, một cảm giác thích thú chỉ có ở Ford.
Nhưng cái cảm giác thích thú khác biệt ấy sẽ thay đổi tuỳ theo từng vùng,
từng miền, khu vực và từng loại nhãn hiệu, loại sản phẩm mà khách hàng lựa
chọn tại Ford Motor.
3.7 Lợi ích tạo ra đối vơi khách hàng
 Chương trình Hướng dẫn Lái xe An toàn và Thân thiện với Môi
trường: Được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2008, DSFL là một sáng kiến
toàn cầu của Ford với mục tiêu trang bị kiến thức và nâng cao nhận thức về
ATGT. Cùng với các đối tác chiến lước là Ủy ban ATGT Quốc gia, Quỹ
Phòng chống Thương vong Châu Á và Bộ Giáo dục Đào tạo, đến nay sau 11
năm hoạt động liên tục chương trình đã đào tạo miễn phí cho hơn 16,500 học
viên trên cả nước.
 Nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông: Kể từ năm 2012, chiến dịch K0
Còi đã được triển khai trên MXH và nhắm đến giới trẻ với mục tiêu tăng
cường nhận thức về văn hóa giao thông. K0 Còi đã nhận được sự ủng hộ từ
hơn 100,000 người; các sản phẩm tranh cổ động, bài hát có hàng nghìn lượt
tải về và chia sẻ. Chiến dịch “K0 Cồn” là sáng kiến mới nhất của Ford Việt
Nam, chiến dịch cũng lựa chọn hoạt động chủ yến trên mạng xã hội. Trong
năm 2019 Ford sẽ tập trung với mục tiêu nâng cao ý thức về tác hại của sử
dụng điện thoại khi lái xe.
 Tuần lễ Chăm sóc Toàn Cầu – Là hoạt động được tổ chức hàng năm và đồng
loạt trên tất cả các thị trường của Ford trên toàn cầu, nơi mọi nhân viên Ford
và nhân viên đại lý được tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng và tình

nguyện để đem lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư tại nơi Ford hoạt
động. Hoạt động bao gồm chăm sóc trẻ mồ côi, người lớn tuổi, dọn vệ sinh
môi trường trồng cây xanh.
 Học bổng Ford từ Quỹ Ford – Ford cung cấp học bổng học nghề cho học
sinh tại vùng sâu vùng xa, giúp các em trang bị được kiến thức và tay nghề
để vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Ngày hội vui chơi cho trẻ em cũng được
Ford tổ chức hàng năm tại nhà máy tại Hải Dương.

20


4

Chiến dịch marketing/sales

4.1 Chiến lược Marketing

4.1.1 Sản phẩm
Sản phẩm là những thứ được mua bán trên thị trường đế thỏa mãn nhu cầu hoặc
mong muốn của người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty Ford Việt nam là sản phẩm
có chất lượng cao được khách hàng đánh giá cao về tính vận hành, về tính tiện nghi,
độ bền, tính đa năng, tiết kiệm nhiên liệu, và đặc biệt là rất an toàn, thỏa mãn được
nhu cầu và sở thích của khách hàng, do đó được khách hàng chấp nhận. Bởi công ty
được thừa hưởng từ hãng Ford Motor (Mỹ) gần một trăm năm kinh nghiệm, cũng
như công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất xe hơi. Những bí quyết cho phép
công ty vượt qua các đối thủ cạnh tranh và dần chiếm lĩnh thị phần lại chính là: sản
xuất những chiếc xe ưa thích và hợp túi tiền của người sử dụng, đó là những chiếc
xe tải Transit, xe Transit minibus 9 chỗ, 12 chỗ và 16 chỗ. Với những kiểu dáng và
trang thiết bị sang trọng, động cơ khỏe, tiết kiệm nhiên liệu đã phát huy, khả năng
thích ứng với các địa hình gồ ghề và khí hậu nóng ẩm của Việt nam.

Sau thành công của mẫu xe Ford Fiesta cỡ nhỏ ra mắt vào năm 2011, trong năm
2012, FORD đã mở rộng các dòng sản phẩm toàn cầu "Một Ford" đi đầu về thiết kế,
an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và công nghệ rất được người tiêu dùng Việt Nam và
trên thế giới quan tâm và yêu thích, đó là Ford Ranger và Ford Focus. Ford Focus là
một trong những dòng xe quan trọng trong lịch sử của Ford. Với dòng xe này, Ford
đã đạt mức 350 triệu xe bán ra trên toàn thế giới. Trong năm 2012, Ford Focus là
dòng xe bán chạy nhất của Ford, vượt qua tất cả các dòng xe cạnh tranh trong cùng
phân khúc.
Hiện tại Ford đang cung cấp chủ yếu 3 dòng xe tại Việt Nam: xe SUV, xe MPV và
xe thương mại. Xe SUV là một loại xe thể thao đa dụng với khung xe là khung xe
tải nhẹ, thích hợp dành cho các gia đình. Trong dòng xe này, Ford đang sản xuất 3
mẫu mã: Ecosport, Everest và Explorer. Đặc điểm chung của 3 mẫu mã này đó là
tiết kiệm nhiên liệu nhưng vẫn có thể vận hành với công suất lớn với sự nâng cấp
của công nghệ EcoBoost. Xe MPV là dòng xe đa dụng, có thể chuyển đổi giữa chở
người và chở hàng hóa bằng cách gập hàng ghế sau lên xuống. Mẫu mã xe nổi bật
của Ford trong dòng xe này là Ford Tourneo. Ford Tourneo có thiết kế tinh xảo,
thoải mái tối đa mà vẫn có công suất mạnh mẽ, thân thiện với môi trường, phù hợp
với các gia đình lớn. Với dòng xe thương mại, Ford cung cấp 3 mẫu mã xe: Ranger
Raptor, Transit và Ranger. Ranger Raptor là chiếc bán tải đầu tiên mang thiết kế
nguyên gốc từ nhà máy của Ford có khả năng chạy off-road tốc độ cao. Dòng xe
Ranger mới nhất có thiết kế phía trước mạnh mẽ hơn, nội thất tiện nghi cùng những
tính năng mới giúp. Ranger Mới là chiếc xe bán tải đầu tiên được trang bị tính năng
Hỗ trợ Nâng Cửa hậu thùng xe giúp cho việc chất dỡ hàng hóa. Có thể nói, bằng
việc sử dụng động cơ EcoBoost, Ford đang hướng tới hình ảnh một hãng xe tiết
kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường mà vẫn duy trì được công suất vận hành
lớn.
21


4.1.2 Giá cả

Khung giá các loại sản phẩm của Ford

Tại trang web Việt Nam, các loại sản phẩm của Ford có khung giá bao quát từ 545
triệu VNĐ đến 2 tỷ VNĐ.
Có thể thấy giá khởi điểm các loại xe mang nhãn hiệu Ford được để trong mức giá
cạnh tranh tương đối với các đối thủ trong ngành như Toyota, Honda, GM, và các
nhãn xe Trung Quốc nhằm đánh vào nhóm phân khúc khách hàng có thu nhập từ
vừa phải đến thu nhập cao.
Đối với dòng xe SUV, Ford có bảng giá khởi điểm như sau:
Đơn vị: Nghìn VNĐ
Ford – SUV
EcoSport

545.000

Everest

999.000

Explorer

1.999.000
Bảng 1: Bảng giá dòng xe SUV

Đối với mẫu xe Tourneo thuộc dòng xe MPV, FORD đưa ra giá khởi điểm từ 999
triệu VNĐ.
Đối với dòng xe thương mại, các mẫu xe có các mức giá khác nhau như sau.
Đơn vị: Nghìn VNĐ
Ford – Xe thương mại
Ranger Raptor


1.198.000

Transit

798.000

Ranger

616.000
Bảng 2: Bảng giá dòng xe thương mại
22


4.2 Chiến lược định giá của Ford Motor
Nhà marketing chiến lược Philip Kotler đã định ba cách lựa chọn giá cho một công
ty đang hoạt động trên thị trường toàn cầu là:
-

Định giá thống nhất ở khắp mọi nơi

-

Định giá theo thị trường ở từng nước

-

Định giá căn cứ vào chi phí đối với từng nước.

Chiến lược giá của Ford thể hiện rõ chiến lược Marketing chung của họ. Với một

mức giá thống nhất ở khắp mọi nơi sẽ không phải là một chiến lược khôn ngoan của
Ford. Ford đã lựa chọn cho mình lối đi thích nghi phù hợp với từng địa phương thì
chiến lược giá của họ thể hiện rõ điều ấy. Ford Motor đã lựa chọn chiến lược giá căn
cứ vào chi phí đối với từng nước và chi phí đối với từng nhu cầu đòi hỏi của khách
hàng.
Bên cạnh đó, Ford Việt Nam còn áp dụng chiến lược định giá đánh vào tâm lý
khách hàng, đó là chiến lược định giá số lẻ. Tất cả các sản phẩm của Ford đều có
giá gần với giá gốc nhưng lại có sự khác biệt lớn với giá gốc. Ví dụ đối với dòng xe
Explorer, thay vì định giá sản phẩm với mức giá 2 tỷ VNĐ, sản phẩm này có giá
1.999 tỷ VNĐ. Phương pháp này giúp kích thích vào tâm lý khách hàng khiến họ
mua hàng có cảm giác giá rẻ hơn.
Xúc tiến

Ford đầu tư nhiều vào chiến dịch quảng cáo để nhằm giới thiệu sản phẩm đến người
tiêu dùng, thông qua trang web của hãng, mạng xã hội, phương tiện truyền hình,
báo, tạp chí...
 Facebook là một trong những phương tiện xúc tiến quảng cáo chính của
Ford. Kênh Facebook của hãng đạt hơn 15 triệu lượt thích với mức độ tương
tác cao. Bên cạnh việc sử dụng Facebook để công bố các sản phẩm mới, các
ưu đãi, các hoạt động xã hội của Ford cũng được cập nhật thường xuyên trên
mạng xã hội này. Ngoài ra, các bài viết cũng được liên kết tới website của
Ford, nơi Ford cho đăng tải những mẫu mã xe của mình. Ford cũng có sự
tương tác rất tốt với các khách hàng của mình trên Facebook thông qua việc
trả lời comment,...
 Quảng cáo trên điện thoại: Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ công nghệ
“băng thông rộng ứng dụng cho điện thoại di động” trên toàn cầu đặc biệt là
ở Việt Nam, những người thu nhập cao có khả năng và điều kiện tiếp cận
nhiều nhất, vì họ chính là những người sở hữu những chiếc điện thoại thông
minh. Ford đã đầu tư 1 website dành riêng cho phiên bản mobile để giới
thiệu dòng xe Ford Ranger mới với giao diện đẹp phù hợp mobile, các video

và hình ảnh chạy tốt trên các dòng máy điện thoại thông minh.
 Chạy ad: Sau khi nghiên cứu kênh quảng cáo có hiệu quả nhất, Ford đã chọn
24h.com.vn. Ngoài ra, chiến dịch quảng cáo dòng xe mới của Ford được
23


chạy trên các vị trí trung tâm trên trang chủ 24h.com.vn, nhằm tập trung đối
tượng thu nhập cao truy cập vào 24h.com.vn, đã thu được nhiều kết quả khả
quan.
 Phương tiện truyền hình: Ford đầu tư khá nhiều vào việc quảng cáo qua các
phương tiện truyền hình. Mỗi khi có sản phẩm mới được tung ra thường sẽ
có một video quảng cáo đi kèm nhằm giới thiệu về các tính năng, đặc điểm
nổi trội, mẫu mã của sản phẩm được phát trên truyền hình.
 Youtube là kênh truyền thông nơi Ford cập nhật các video giới thiệu sản
phẩm cũng như các video hướng dẫn lái xe an toàn.
Bên cạnh việc xúc tiến quảng cáo online, Ford cũng chú trọng vào việc thiết kế các
poster, banner quảng cáo.
D. Địa điểm

Thông qua hệ thống phân phối, Công ty Ford Việt Nam đã có 4 đại lý chính với
nhiều phòng trưng bày sản phẩm ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và 9 trung
tâm bảo hành trên toàn quốc, cùng lực lượng xe bảo hành lưu động được trang thiết
bị chuẩn đoán, các dụng cụ phục vụ khách hàng. Ngoài ra, Ford Việt Nam còn tổ
chức một hệ thống dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo bao gồm 12 trạm dịch vụ sửa
chữa trên toàn quốc, một đội xe bảo hành xuyên Việt và đường dây điện thoại nóng
phục vụ 24/24 giờ, giúp khách hàng mọi nơi, mọi lúc trên lãnh thổ Việt nam.

4.3 Chiến lược Sale
Định vị chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường


Theo giá cả: Với mức giá từ 500 triệu VNĐ đến 2 tỷ VNĐ, có thể xếp sản
phẩm ô tô của Ford vào phân khúc xe hạng sang.
Theo quy mô: Nhà máy của Ford Việt Nam đóng tại tỉnh Hải Dương, cách Hà
Nội 55km về phía Đông. Diện tích sản xuất của nhà máy rộng hơn 17.400 m2 và
công suất sản xuất 2 ca là 14.000 xe/năm. Đến nay, Ford có hơn 41 hệ thống đại lý
ủy quyền và trung tâm dịch vụ trên toàn quốc.Các xưởng dịch vụ của Ford được xây
dựng theo tiêu chuẩn của Ford Châu Á Thái Bình Dương, với cơ sở vật chất cùng
với trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn của Ford toàn cầu nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ và tối ưu hóa thời gian cho khách hàng. Với việc quyết định đầu tư
thêm vào nhà máy tại Hải Dương, Ford hứa hẹn sẽ mở rộng phạm vi và quy mô
hoạt động lớn mạnh hơn nữa đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Theo Triết lý kinh doanh: Ford tập trung hướng đến đối tượng khách hàng từ
18 tuổi trở lên (đủ tuổi được lái ô tô), với đa dạng các dòng sản phẩm phù hợp với
những trải nghiệm riêng của khách hàng.
-

Setting Methods: Phương pháp bán hàng

Ford bán hàng chủ yếu qua kênh offline là các đại lý phân phối ủy quyền, và
tương lai hoàn toàn có thể hợp tác để bán hàng qua các kênh online uy tín. Ford có
-

24


các website chính thức cũng như các fanpage trên mạng xã hội thuận tiện cho việc
truy cập bằng mọi phương thức của khách hàng để tìm hiểu các thông tin về giá cả,
mẫu xe, chương trình khuyến mãi, dịch vụ & bảo dưỡng, bảo hành,… Do đó không
chỉ tạo ra nhiều cơ hội tương tác với khách hàng và những người có quan tâm với
sản phẩm, mà còn dễ dàng lấy được thiện cảm của người tiêu dùng đối với Ford, từ

đó càng nâng cao hơn nữa giá trị thương hiệu.
Cụ thể:
+ Website: ( Ford.com.vn) Cung cấp cho khách hàng những thông tin cụ thể và chi
tiết về các loại sản phẩm: xe con, xe SUV, xe thương mại; mua xe: đăng ký mua xe,
đăng ký catalogue, lựa chọn mẫu xe, báo giá, so sánh xe, chương trình khuyến mãi,
tìm đại lý,…; công nghệ; dịch vụ, thông tin giới thiệu về Ford . Để tăng tính tương
tác, cần có một bộ phận chăm sóc khách hàng trên website
+ Facebook/Instagram/Twitter: Đây là các kênh quảng cáo quan trọng. Đặc điểm
của đa số mọi người hiện nay là dành khá nhiều thời gian trên các phương tiện
social media để cho công việc, giải trí, và cập nhật thông tin.
Knowing Competition: Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Hiện nay tại Việt Nam Ford có khá nhiều đối thủ đáng gờm đến từ Châu Á kể đến
như: Honda, Toyota, Mazda, Isuzu, Kia, Hyundai, Nissan và có điểm cộng đó là có
mức giá mềm hơn so với Ford, ngoài ra còn có các hang xe đến từ phương Tây như:
Mercedes-Benz, Chevrolet, Volvo, BMW và đối thủ với lợi thế sân nhà như Vinfast.
Hiểu rõ các lợi thế của đối thủ so với mình, Ford ngày càng nỗ lực đưa ra thị trường
các sản phẩm chất lượng đỉnh cao, showroom được đặt ở những thành phố lớn,
truyền thông truyền thống và Social Media được thực hiện mạnh mẽ, đưa hình ảnh
ô tô Ford ngày càng tiến gần hơn tới khách hàng.
Analyzing Trends : phân tích xu hướng

Hướng đến nhu cầu ngày càng thay đổi của khách hàng, doanh nghiệp luôn phải chủ
động thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường. Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp
còn phải dự đoán trước những xu hướng đang được quan tâm, không ngừng phát
triển công nghệ, sáng tạo để đưa ra các dòng sản phẩm độc đáo dẫn đầu thị trường.
Đặc điểm thị trường ô tô tại Việt Nam là đa dạng về mẫu mã và đối tượng khách
hàng, ngoài ra khách hàng khá là chú ý đến các chương trình khuyến mãi và thu hút
bởi các hoạt động cộng đồng. Nắm bắt đc điều này, cần đầu tư hơn các hoạt động
cộng đồng để quảng bá, hợp lý hóa các chi phí để có thể cung cấp sản phẩm cho

nhiều phân khúc khách hàng, có nhiều trương trình khuyến mãi để thu hút khách
hàng.

4.4 Các mức giá

25


×