Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận đầu tư quốc tế hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài fdi của p g tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.91 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1. Khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cho đến nay, có khá nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư. Các khái niệm này có thể
đứng ở các góc độ khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau nên để phát biểu cụ thể cũng
không hoàn toàn giống nhau. Dưới góc độ là một môn khoa học nghiên cứu những quy luật
kinh tế vận động trong lĩnh vực đầu tư thì hoạt động đầu tư được hiểu như sau:
Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác
định nhằm đạt kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội
nhất định.
Đầu tư quốc tế được hiểu là sự dịch chuyển các nguồn lực đầu tư từ quốc gia này
sang quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư dưới các hình thức khác nhau nhằm mang
lại lợi ích cho các bên tham gia. Tuy nhiên, không phải bất kể nguồn lực đầu tư nào cũng có
thể dịch chuyển được do sự không chấp nhận của quốc gia nhận đầu tư hoặc sự ngăn cản của
quốc gia đi đầu tư. Lợi ích trong đầu tư quốc tế của các bên tham gia là khác nhau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI)
là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết
lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ
sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu
tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài
sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong
phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ
sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một n ước
đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền
kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. Vì vậy, FDI mang một số đặc điểm nhất định.


1


− Khác với nguồn vốn ODA, mục đích của nhà đầu tư trong hình thức FDI là tìm kiếm lợi
nhuận, vì vậy những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao sẽ thu hút nguồn vốn nước ngoài.
− Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc
vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham
gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thương quy định không giống nhau
về vấn đề này. Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên,
đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỷ lệ này.
− Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ,
lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về
chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ
bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
− FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đ ầu tư thông qua việc
đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ quản lý,… vào
nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
Cho đến nay thì luồng vốn FDI lưu thông giữa các nước phát triển vẫn chiếm một tỷ trọng
cao (trên 60%) trong tổng số vốn FDI trên thế giới. Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận thông
qua mối hợp tác này, ta có thể rút ra một điều từ tỷ trọng trên, đó là môi trường đầu tư ở các
nước phát triển mang lại lợi nhuận nhiều hơn ở các nước đang phát triển. Mặt khác, nó cũng
thể hiện sự phân công lao động quốc tế giữa các nước phát triển ngày càng trở nên sâu sắc.
3. Các hình thức của FDI
Có nhiều cách phân loại hoạt động FDI dựa trên các tiêu chí như: phương thức đầu
tư, mục tiêu đầu tư, định hướng của nước nhận đầu tư, định hướng của chủ đầu tư và theo
hình thức pháp lý.
− Theo phương thức đầu tư: có 2 dạng là đầu tư mới và mua lại và sáp nhập (M&A).


Đầu tư mới là việc nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển nguồn lực sang một quốc gia khác và

hình thành trên một cơ sở sản xuất kinh doanh mới, trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và
thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối
lượng đầu tư vào.



Mua lại và sáp nhập là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện mua lại một phần hay
toàn bộ doanh nghiệp đã tồn tại ở quốc gia khác, hoặc sáp nhập một phần hay toàn bộ doanh
nghiệp của mình với doanh nghiệp ở quốc gia khác. Kết quả của M&A là không tạo ra cơ sở

2


sản xuất kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư, không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư
vào. FDI diễn ra chủ yếu dưới hình thức mua lại. Chủ đầu tư chuộng M&A hơn vì chi phí đầu
tư thường thấp hơn và tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng.
− Theo mục tiêu đầu tư thì FDI có 3 dạng là đầu tư theo chiều dọc, đầu tư theo chiều ngang và
đầu tư hỗn hợp.


Hai hình thức đầu tư theo chiều dọc và theo chiều ngang khác nhau ở thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Nếu như thị trường của đầu tư theo chiều dọc là chỉ lấy nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở
sản xuất, còn sản phẩm sau đó đ ược xuất khẩu sang nước khác hoặc nhập trở lại nước đầu tư
thì thị trường đầu tư theo chiều ngang là nước nhận đầu tư.



Về FDI hỗn hợp, doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động trong
các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.


− Theo định hướng của chủ đầu tư, FDI được chia thành FDI phát triển và FDI phòng ngự.


FDI phát triển nhằm khai thác lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp ở n ước nhận đầu tư.



FDI phòng ngự nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các nước nhận đ ầu tư với mục đích giảm
chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.

− Theo định hướng của nước nhận đầu tư, FDI bao gồm


FDI thay thế nhập khẩu nhằm sản xuất cung ứng sản phẩm mà trước đây nước nhận đầu tư
phải nhập khẩu



FDI tăng cường xuất khẩu nhằm hướng tới thị trường rộng lớn với khả năng cung ứng các
yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm



FDI theo định hướng khác của chính phủ - chính phủ của nước nhận đầu tư có thể áp dụng
chính sách khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý
đồ đã định sẵn.

− Theo hình thức pháp lý, FDI có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau
tùy theo quy định của luật pháp nước nhận đầu tư. FDI được tiến hành dưới các hình thức
pháp lý chủ yếu như: hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh và doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Mỗi hình thức FDI đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định đối với các bên
tham gia. Vì vậy, việc lựa chọn hay áp dụng hình thức đầu tư nào phụ thuộc vào điều ki ện c

3


ụ thể của các bên ở thời điểm đầu tư. Thông thường, các nước đang phát triển trong thời gian
tiếp nhận FDI thì doanh nghiệp liên doanh và đầu tư mới là những hình thức chủ yếu được áp
dụng.

4


CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA P&G TẠI
VIỆT NAM “20 NĂM CHU TOÀN CUỘC SỐNG VIỆT”
1. Giới thiệu chung về P&G
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1. Tập Đoàn P&G toàn cầu
P&G là tập đoàn hóa mỹ phẩm hàng đầu có trụ sở chính đặt tại bang Ohio, Hoa Kỳ.
P&G chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, số lượng đa dạng và đặc biệt nổi tiếng về sáng
kiến kinh doanh quản trị thương hiệu và quảng cáo sản phẩm.
Hai thành viên sáng lập P&G là William Procter và James Gamble. Họ biết nhau khi
tình cờ cùng kết hôn với hai chị em gái nhà Norris và quyết định hợp tác kinh doanh do được
bố vợ đề nghị. Công ty Procter & Gamble ra đời ngày 31/10/1837 thông qua việc sáp nhập
công ty sản xuất nến Procter với cơ sở sản xuất xà phòng Gamble.
Trong suốt quá trình hoạt động, P&G không ngừng mở rộng sản xuất, nghiên cứu thị
trường và đưa ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như Tide, Downy, Pampers,
Crest, Ivory Flakes,Rejoice, Head&Shoulder, Pantene, Camay,...bên cạnh nhiều chiến lược
quảng cáo đột phá. Các cơ sở sản xuất, các chi nhánh công ty cũng xuất hiện hàng loạt tại

nhiều nước trên thế giới, đem lại thành công lớn, đưa P&G trở thành một trong những gã
khổng lồ của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với khoảng 300 nhãn hàng được sản
xuất tại hơn 80 quốc gia, tiêu dùng trên gần 200 nước với lượng người tiêu dùng vào khoảng
6 tỉ người...
1.1.2. P&G Việt Nam
Là một trong những tập đoàn đầu tiên của Mỹ đầu tư vào thị trường Việt Nam, bắt đầu
từ năm 1995, P&G đã đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam thông qua đầu tư về công
nghệ, máy móc và xây dựng nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.
Từ khi bước vào thị trường Việt Nam, P&G đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Cùng
với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, P&G Việt Nam đã đạt được kỳ tích tăng trưởng gấp 15
lần so với quy mô cách đây 10 năm, và là một trong những chi nhánh phát triển nhanh nhất
của tập đoàn P&G toàn cầu kể từ năm 2009.
1.2. Tầm nhìn, mục tiêu và con người

5


1.2.1. Tầm nhìn
− “Trở thành và được công nhận là công ty cung cấp dịch vụ và sản xuất hàng tiêu dùng lớn
nhất thế giới.”
− Tầm nhìn này thể hiện sự nhìn nhận bản thân chính công ty so với các đối thủ trong ngành
đồng thời thể hiện những gì công ty Procter & Gamble nhắm đến trong thị trường tiêu dùng
toàn cầu:
− Trở thành công ty cung cấp dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng tốt nhất.
− Được công nhận là công ty cung cấp dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng hàng đầu.
− Hoạt động thị trường toàn cầu.
1.2.2. Sứ mệnh - Mục tiêu:
“P&G hướng đến mục tiêu cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và giá
trị vượt trội góp phần cải thiện đời sống của người tiêu dùng trên khắp thế giới ở thời điểm
hiện tại và trong tương lai. Từ đó, P&G sẽ được biết đến là một thương hiệu dẫn đầu về

doanh thu cũng như kiến tạo nên giá trị, điều này sẽ góp phần mang đến sự thịnh vượng cho
nhân viên, cổ đông của tập đoàn và cho toàn thể cộng đồng nơi P&G hoạt động.”
P&G luôn nỗ lực cải thiện cuộc sống theo những cách đơn giản nhưng mang nhiều ý
nghĩa nhất. P&G tin tưởng rằng những đổi mới mang tính đột phá cho sản phẩm thân thiện
với gia đình sẽ mang đến một cuộc sống tích cực và mang tính nhân văn hơn. Đó cũng là nền
tảng và nguồn cảm hứng của sự phát triển, lớn mạnh của P&G trong hơn 175 năm qua. Với
những sản phẩm đang phục vụ hàng tỷ người trên thế giới mỗi ngày, P&G vẫn không ngừng
đưa ra những bước đột phá mới trong sản phẩm để tiếp tục cải thiện nhiều hơn nữa cuộc sống
của người tiêu dùng.
Không chỉ dừng lại ở việc mang đến những sản phẩm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
mỗi ngày, P&G quan tâm đến việc cải thiện cuộc sống cho những người có nhu cầu cần thiết
nhất. Tận dụng sức mạnh và giá trị của những sản phẩm mang chất lượng hàng đầu, những
kiến thức chuyên môn, những thế mạnh cải tiến công nghệ và đặc biệt là nguồn nhân lực
vững mạnh của mình. Mỗi năm, P&G giúp cải thiện cuộc sống của khoảng 50 triệu người có
hoàn cảnh khó khăn trên thế giới. Các sáng kiến toàn cầu nổi bật như “Nước uống sạch cho
trẻ em” với mục tiêu cứu một mạng sống mỗi giờ là ví dụ điển hình cho việc làm có ý nghĩa
thiết thực này của P&G.
1.2.3. Con người

6


Với triết lý tuyển dụng và phát triển nhân lực “Thăng tiến nội bộ”, P&G đã tạo lập
nên một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh của niềm tin và sự chia sẻ kinh nghiệm. P&G
là nơi thu hút và quy tụ những con người tài năng đến từ các nơi trên thế giới để cùng tạo
thành một nền văn hóa đa dạng đến từ hơn 150 quốc gia. Chính sự đa dạng của từng cá nhân
hòa nhập vào nền văn hóa chung của tập đoàn cùng với mục tiêu thống nhất, là những yếu tố
quyết định giúp P&G luôn hướng đến sự thay đổi và cải thiện đời sống mỗi ngày.
Kế thừa nền văn hóa chung của tập đoàn toàn cầu, P&G Việt Nam chú trọng phát
triển năng lực cho đội ngũ nhân viên thông qua những chương trình đào tạo phát triển tại

nước ngoài, giúp họ có một môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo và cơ hội phát triển tài
năng để đảm nhận những vị trí chủ chốt trong công ty. Tại P&G Việt Nam phát huy văn hóa
làm việc của P&G toàn cầu: tin tưởng, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích sự đa
dạng của từng cá nhân.
2. Lợi thế của P&G theo mô hình OLI của J.Dunning
2.1. Lợi thế về sở hữu
Một yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của P&G là công ty đã xác định được
mục tiêu rõ ràng và kiên nhẫn để thực hiện nó. Trong thời đại ngày nay, sự thay đổi diễn ra
liên tục, với tôn chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống, P&G chấp nhận đương đầu với cuộc
khủng hoảng kinh tế phía trước và luôn tập trung vào mục tiêu dài hạn của mình - đó là sự
toàn cầu hóa. Việc phát triển sản phẩm tiêu chuẩn hóa theo từng khu vực được chú trọng đặc
biệt.
Chiến lược tăng trưởng của P&G: va chạm và cải thiện cuộc sống người tiêu dùng
nhiều hơn trong thế giới hoàn toàn khác
2.1.1 Chiến lược phát triển rõ ràng:
− Chiến lược kinh doanh toàn cầu của P&G (Where to play)


Phát triển thành thương hiệu toàn cầu, hàng đầu thế giới



Xây dựng kinh doanh với người tiêu dùng underserved và unserved. Cơ hội ở đây là vô hạn.
86% dân số thế giới chính là thị trường để phát triển và công ty đã chiếm được những vị trí
đặc biệt quan trọng trong thị trường này.Đối với sản phẩm lưỡi dao và dao cạo, công ty chiếm
vị trí hàng đầu ở Trung và Đông Âu, Trung Đông và khu vực châu Phi, Mỹ Latinh, phần lớn
Trung Quốc và đang phát triển ở châu Á. Chiếm thứ nhất hay thứ hai trong thị trường dầu gội
và tã giấy, được xếp hạng thứ 1, 2 hay 3 trong thị trường sản phẩm giặt ủi, chăm sóc răng

7



miệng và chăm sóc phụ nữ. Công ty sẽ tiếp tục tăng phần trăm doanh thu từ những thị trường
này bằng cách đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hơn nữa, và nâng cao chất lượng, giá trị
thương hiệu, sản phẩm sẽ được đầu tư hơn về chiều dọc và chiều sâu, sẽ dễ tiếp cận hơn và
giá cả phải chăng hơn đến người tiêu dùng. Công ty đã và đang mở rộng hệ thống phân phối
tiếp cận người tiêu dùng thông qua các kênh bán lẻ underserved, tập trung trong 4 lĩnh vực ưu
tiên: hóa dược phẩm, nước hoa; hàng tiêu dùng hàng ngày, hoạt động xuất khẩu và thương
mại điện tử. Đặc biệt hoạt động xuất khẩu được coi là một kênh phân phối đầy tiềm năng, cho
phép công ty tiếp cận với những thị trường mới nổi, đưa sản phẩm của P&G đến các thị
trường này. Công ty cũng xác định kênh phân phối thương mại điện tử hay còn là bán hàng
trực tuyến sẽ giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, làm gia tăng doanh thu
đáng kể trong vài năm tới, cũng như việc kinh doanh với các đối tác bán lẻ sẽ thuận lợi hơn
nhiều


Tiếp tục tăng trưởng và phát triển, thu hút các doanh nghiệp có tiềm năng lãnh đạo toàn cầu.
Với chiến lược thứ ba này, công ty đang tập trung vào các phân đoạn thị trường làm đẹp và
chăm sóc gia đình, công ty tiếp tục chuyển dịch doanh mục đầu tư theo hướng có lợi cho các
loại này, để có thể thu hút các doanh nghiệp tiềm năng.

− Chiến lược để thành công: (How to win)
Công ty đã thực hiện ba chiến lược “how to win” để giành lấy cơ hội tăng trưởng.


Sự hiểu biết người tiêu dùng: Mỗi năm, P&G thu hút với gần 5 triệu người tiêu dùng tại hơn
60 quốc gia.Điều quan trọng đối với P&G là hiểu rõ hơn về người tiêu dùng để khám phá các
cơ hội đổi mới và tìm cách để công ty có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, và đặc biệt phải
nhận ra và điều chỉnh sự khác biệt về văn hóa giữa các thị trường quốc tế của P&G.




Xây dựng thương hiệu: P&G hiện có 23 nhãn hiệu trong danh mục sản phẩm của mình, mỗi
nhãn hiệu tạo ra hơn 1 tỷ đô doanh thu hàng năm. P&G cũng có 20 nhãn hiệu tạo ra một nửa
tỷ đô doanh thu hàng năm. Kết hợp lại, 43 nhãn hiệu này chiếm 85% tổng doanh số của P&G
và 90% lợi nhuận của P&G. P&G duy trì danh mục đầu tư hiệu quả nhất của các nhãn hiệu
trong phạm vi công nghiệp của mình. Hơn nữa, P&G duy trì lợi thế cạnh tranh chính của
mình cho thành công chung của công ty.



Đổi mới: P&G là công ty hàng đầu trong lĩnh vực đổi mới. Mỗi năm ở Hoa Kỳ, IRI-báo cáo
sản phẩm mới dẫn đầu xếp hạng các sản phẩm mới bán chạy nhất trong thị trường người tiêu
dùng. Trong 14 năm qua, P&G đã có hơn 114 sản phẩm lọt top 25 sản phẩm bán chạy nhất,
gấp sáu lần số sản phẩm bán chạy nhất của các đối thủ cạnh tranh lớn nhất c cộng lại.
(Pacesetter được định nghĩa là một nhãn hiệu đóng gói tiêu dùng mới, sáng tạo vượt quá 7,5
triệu đô la trong năm đầu tiên).

8




Thiết lập khả năng thâm nhập thị trường P&G được xếp hạng là nhà cung cấp và nhà lãnh
đạo ngành công nghiệp ưa thích trong một loạt các khả năng bao gồm chiến lược công ty rõ
ràng nhất, thương hiệu quan trọng nhất đối với các nhà bán lẻ, nền tảng kinh doanh tốt và các
chương trình chăm sóc khách hàng sáng tạo.




Phạm vi: P&G có thể tận dụng khả năng hoạt động trên quy mô lớn. Điều này cho phép P&G
chia sẻ các quy trình và thủ tục giữa các danh mục mà họ hoạt động. Điều này cũng tạo ra
khả năng P&G tận dụng các cơ hội mở rộng quốc tế của mình vì họ có khả năng và nguồn lực
cho các dự án đó



Hệ thống quản trị: Hệ thống quản trị phân cấp tạo điều kiện cho công ty quản lý được mạng
lưới phân phối rộng khắp trên toàn cầu.
2.1.2 Sản phâm đa dạng tại hướng tới nhiều tập khách hàng:
Đến nay P&G có hơn 300 nhãn hàng, được chia thành các mục:

− Personal & Beauty: Olay, Head & Shoulder, Pantene, Gillette…
− House & Home: Duracell, Tide, Downy, Pringles,...
− Health & Wellness: Oral - B, Braun, Align,...
− Baby & Family: Luvs, Pampers, Charmin,..
− Pet care & Nutrition: Eukanuba, lams,...
Dù có nhiều nhãn hàng nhưng P&G tập trung phát triển một số sản phẩm chủ yếu làm thế
mạnh.
2.1.3 Chuỗi cung ứng trên toàn cầu
P&G hoạt động tại hơn 80 quốc gia và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tại hơn 180 quốc
gia
trên toàn thế giới.
Bán hàng được chia thành bốn phân khúc chính:
− Bắc Mỹ chiếm 44% tổng doanh thu trong năm 2009 tương đương 34,8 tỷ đô la.
− Tây Âu chiếm 22% tổng doanh thu trong năm 2009 tương đương 17,4 tỷ đô la.

9



− Đông Bắc Á chiếm 4% tổng doanh thu năm 2009 tương đương 3,2 tỷ USD.
− Thị trường đang phát triển chiếm 30% tổng doanh thu trong năm 2009 tương đương 23,7 tỷ
USD.
2.2. Lợi thế về địa điểm
2.2.1. Lợi thế tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lí: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất
Thế giới
− Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, gần các nước công nghiệp mới (NICs) trong những
thập kỷ gần đây có tốc độ tăng trưởng GDP vào loại đứng đầu trên Thế giới, đạt được những
thuận lợi:


Tiếp thu kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực, tranh
thủ tối đa nguồn vốn, kĩ thuật - công nghệ hiện đại từ những nước này và ngược lại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương cũng là thị trường xuất khâu quan trọng của chúng ta.



Giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên Thế giới, tạo ra những cơ hội lớn để cùng
nhau hợp tác phát triển và sớm hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, đặc biệt là với các
nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

− Việt Nam năm gần trung tâm Đông Nam Á và ở ranh giới trung gian, tiếp giáp với các lục địa
và đại dương Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á: Nằm án ngữ trên các tuyến hàng
hải và hàng không huyết mạch thông thương


Về tự nhiên, Việt Nam trở thành nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động, thực vật từ Tây Bắc
xuống Đông Nam lên,tạo thêm sự giàu có, phong phú của các loài




Về dân cư, sự tiếp xúc, giao thoa lâu dài giữa cư dân bản địa và cư dân từ các nước, các khu
vực lân cận sẽ góp phần hình thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam nhiều thành phần (54
dân tộc anh em) nhưng thống nhất bởi một nền văn hóa chung .



Về mặt giao thông, vị trí địa lý trên đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể giao lưu với
các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua nhiều tuyến đường (đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường hàng không).

10


2.2.1.2. Lợi thế tài nguyên: Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi
rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào
địa hình, địa mạo.
2.2.2. Lợi thế từ các nguồn lực vĩ mô
2.2.2.1. Chính trị: Sự ổn định chính trị của Việt Nam là một trong những yếu tố hàng đầu hấp
dẫn các nhà đầu tư vào Việt Nam. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, có thể dễ
dàng thấy rằng hầu hết các nước đều đã trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính
trị, trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đảm bảo cho sự nhất quán trong
chính sách phát triển kinh tế.
2.2.2.2. Nền kinh tế
Năm 2014, ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục
hồi rõ nét và đồng đều được ở hầu hết các lĩnh vực chủ chốt như: công nghiệp, xuất nhập
khẩu, thị trường vốn, thị trường chứng khoán...
− Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thể hiện qua chỉ số ICOR đang dần được cải thiện: 6,96 vào giai
đoạn 2006 - 2010 và giảm nhẹ xuống 6,92 vào giai đoạn 2011 - 2014.

− Quy mô dân số 90,73 triệu người (năm 2014), GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm
2014 đạt 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng. Trước đó, năm 2013, GDP bình quân đầu
người đạt 1.900 USD.
− Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng sản
phẩm trong nước (GDP) năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng ước tính
tăng 5.98% so với năm 2013, cao hơn so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 5.8%.
− Cơ cấu kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng nông,
lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18.12%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 38.50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2013 là: 18.38%;
38.31%; 43.31%).
− Việt Nam tham gia 7 FTA tính đến đầu năm 2015, ngoài ra còn đang đàm phán, chuẩn bị các
hiệp định khác trong năm 2015. Điều này tạo thuận lợi cho P&G xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường nước ngoài.
Qua các số liệu trên có thể thấy Việt Nam là thị trường có tiềm năng lớn. Ông
Hatsunori Kiriyama, Chủ tịch P & G Châu Á cho biết, các thị trường tăng trưởng nhanh như

11


Việt Nam nổi bật hơn trong khu vực do người tiêu dùng tiềm năng, nhiều cải tiến và cơ hội
mới. Tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh nghiệp đã đạt hai con số trong nhiều năm.
2.2.2.3. Chính sách mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài
− Khung chính sách vòng trong


Thành lập và hoạt động: Doanh nghiệp cần thẩm tra đầu tư trước khi được cấp giấy phép đầu
từ trong đó nội dung thẩm tra.




Bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài: mở cửa thị trường dịch vụ tài chính kết hợp với nghĩa vụ bảo
hộ đầu tư thông qua việc bổ sung các nghĩa vụ cam kết liên quan đến bảo hộ đầu tư như cơ
chế giải quyết tranh chấp, nguyên tắc đối xử tối thiểu MST.

− Khung chính sách vòng ngoài


Chính sách tiền tệ và thuế: Nhìn chung, các chính sách thuế liên quan đến doanh nghiệp FDI
ở Việt Nam phần lớn là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự phân
biệt đối xử giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) và các văn bản hướng dẫn đã áp dụng mức thuế suất thuế TNDN và mức ưu đãi
miễn thuế, giảm thuế thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp; bãi bỏ các quy định về
thuế TNDN bổ sung và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Điều này thể hiện quan điểm
nhất quán của Việt Nam trong việc khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Được miễn giảm thuế 3 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số
thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo đối với cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực
hiện trong khu chế xuất, cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong khu
công nghiệp. Sau khi miễn giảm, doanh nghiệp chịu thuế 20% như doanh nghiệp trong nước.
Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bao gồm các thiết bị máy móc, vật
tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư ở Việt Nam.



Chính sách đất đai: Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đã từng bước xóa bỏ bất
bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài về tiếp cận đất đai, nghĩa vụ
tài chính khi trả tiền thuê đất, quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất đai, ưu đãi trong
đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính đất đai, các chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định
cư. Những quy định trong Luật Đất đai đã tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được nhận quyền sử dụng đất dưới hình thức thuê đất

trả tiền thuê hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần, miễn tiền thuê đất, sử dụng bất động sản
khi mua nhà tại Việt Nam, cải cách các thủ tục về đất đai. Dự án sử dụng đất tại khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, giá thuê đất được tính bằng 80% giá áp dụng đối

12


với mảnh đất cùng điều kiện, nộp tiền thuê đất được giảm tiền theo hệ lũy tiến. Ví dụ: Doanh
nghiệp nộp tiền thuê đất cho 5 năm sẽ được giảm 5% tiền thuê trong 5 năm đó


Chính sách ngoại hối: Doanh nghiệp FDI được hưởng một số ưu đãi liên quan tới chính sách
ngoại hối như việc các doanh nghiệp này được coi là thuộc đối tượng được hỗ trợ cân đối
ngoại tệ, khác với trước đây, khi các doanh nghiệp này thuộc đối tượng phải tự đảm bảo nhu
cầu về ngoại tệ. Nhà nước đã bãi bỏ việc quy định bắt buộc trả lương cho người lao động
bằng VND, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể trả lương cho lao động người nước ngoài
của mình bằng tiền nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp này được phép mua ngoại tệ tại
ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu về ngoại tệ trong hoạt động của mình.
Chính phủ Việt Nam tiến tới sẽ đổi mới hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc bắt buộc kết
hối ngoại tệ nhằm xóa bỏ dần mối quan ngại về khả năng chính sách ngoại hối của Việt Nam
sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về ngoại tệ phục vụ cho quá trình đầu tư.



Chính sách giá: Sự phân biệt về giá- chủ yếu là đối với điện, nước, dịch vụ viễn thông giữa
doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng đã và đang
được loại bỏ dần. Chấm dứt chế độ 2 giá cũng có nghĩa tạo ra sự công bằng trong cạnh tranh
cho mọi thành phần của nền kinh tế. Việt Nam luôn mở cửa và khuyến khích chào đón các
nhà đầu tư nước ngoài thông qua các hành động cập nhật, điều chỉnh các quy định về đầu tư.

Việt Nam đâng tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư nước ngoài như
miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu một số ngành hàng, miễn giảm
tiền thuê và sử dụng đất, v.v. Chính phủ cũng cam kết tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
2.2.2.4. Lực lượng lao động trẻ và có sức cạnh tranh cao
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ và cơ cấu dân số ngày càng trẻ hóa với độ
tuổi trung bình là 30,8 tuổi, theo thống kê năm 2017. Ngoài sức trẻ, lực lượng lao động Việt
Nam còn được đánh giá cao bởi sự chăm chỉ, trình độ học vấn cao và dễ đào tạo. Việt Nam
cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư nhiều vào giáo dục đào tạo hơn các nước đang phát triển
khác. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với những thị trường lao
động khác trong khu vực.
Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Nhìn chung, hệ thống chính
sách liên quan đến lao động ở Việt Nam hiện nay đã tương đối hoàn thiện, góp phần giúp các
doanh nghiệp FDI sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động đang có chi phí thấp ở Việt Nam. Cùng
với đó, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam đang có những nỗ lực vượt bậc để đáp
ứng những nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực trong thời đại công nghiệp hóa. Trong
giai đoạn 2001 - 2010, số tiền Nhà nước và xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo -

13


dạy nghề tăng từ 15.609 tỷ đồng lên 145.120 tỷ đồng. Chỉ số phát triển con người (HDI) của
Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, từ hạng 107/162 nước trên thế giới năm 2006 lên hạng
105/177 nước (2007) và đứng ở hạng 113/169 nước (2010).
2.2.2.5. Chi phí lao động cạnh tranh
Bên cạnh lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng, chi phí lao động tại Việt Nam
được đánh giá là rất cạnh tranh so với khu vực. Hầu hết lao động Việt Nam có kỹ năng làm
việc tốt và khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc trong khi chi phí lao động chỉ
bằng 10% hoặc 5% ở các nước công nghiệp và thấp hơn so với các nước có mức thu nhập
tương tự.

2.2.2.6. Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
− Các dịch vụ hỗ trợ sau khi cấp giấy phép đầu tư:


Thu thập Dữ liệu về Vận động chính sách; Khởi xướng Cải cách và Tầm quan trọng của Đối
thoại Nhà nước - Tư nhân (Các buổi hội thảo,...)



Có cơ chế phòng ngừa tranh chấp, giải quyết khiếu nại về hoạt động kinh doanh của nhà đầu
tư nước ngoài.

− Dịch vụ tiện ích:


Hình thức hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài
hàng rào dự án.



Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.



Hỗ trợ tín dụng.



Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh




Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.



Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin.



Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

14


− Tiêu cực phí: VN đang cải cách giảm bớt các thủ tục hành chính, vừa rút ngắn thời gian làm
thủ tục vừa giảm bớt tiêu cực phí, đồng thời tích cực đẩy mạnh chống tham nhũng trong bộ
máy Nhà nước.
2.3. Lợi thế nội bộ hóa


P&G sở hữu hệ thống sản xuất hoàn chỉnh cho mỗi nhãn hàng và có chiến lược phát triển
toàn cầu. Công ty có thể tạo lợi nhuận từ việc tự sản xuất mặt hàng thay vì cấp phép sản xuất
cho các công ty khác



Từ đó P&G đặt các nhà máy sản xuất của mình tại nhiều quốc gia trong chuỗi cung ứng dựa
vào các lợi thế của từng quốc gia cho việc sản xuất mặt hàng.
3. Phân tích Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Gillette tại Bình Dương

3.1. Tổng quan dự án xây dựng nhà máy Gillette tại Bình Dương
Ngày 26/3/2015, Procter & Gamble (P&G) Việt Nam công bố kế hoạch đầu tư 100
triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất dao cạo Gillette tại khu công nghiệp Việt NamSingapore II, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, nhân dịp kỷ niệm 20 năm hoạt động của P&G
tại Việt Nam.
Nhà máy Gillette tại Bình Dương được xây dựng trên tổng diện tích hơn 8 ha và ứng
dụng công nghệ sản xuất dao cạo hiện đại nhất thế giới, khẳng định danh tiếng của P&G ở vai
trò tiên phong cải tiến và đổi mới trong ngành hàng này. Nhà máy mới đem lại 300 việc làm
mới với 95% nhân sự là người Việt Nam, đồng thời đem lại cho Việt Nam những công nghệ,
bí quyết sản xuất và chương trình đào tạo về vận hành, sản xuất các sản phẩm cạo râu hàng
đầu thế giới. Tất cả kỹ sư và kỹ thuật viên Việt Nam tham gia quản lý và vận hành các dây
chuyền sản xuất đều sẽ được đào tạo nâng cao, một số các kỹ sư nắm giữ các vị trí chủ chốt
được gửi đi đào tạo tại Mỹ, Đức và Ba Lan để vận hành các dây chuyền sản xuất mới. Đại
diện P&G coi đây là minh chứng cho cam kết phát triển nguồn nhân lực địa phương của công
ty.
Nói về việc xây dựng nhà máy mới của công ty, Hatsunori Kiriyama, chủ tịch của
P&G tại châu Á, cho biết trong suốt những năm qua, P&G vẫn kiên định cam kết trở thành
một nhà đầu tư kiểu mẫu và một công dân gương mẫu ở Việt Nam P&G tiếp tục lạc quan
triển vọng dài hạn của đất nước và tin tưởng mạnh mẽ vào sự phát triển tiềm năng của Việt
Nam.
Ông Emre Olcer, Tổng Giám đốc P&G Việt Nam, nói với tờ The Saigon Times Online
rằng P&G đã cân nhắc xem nên thành lập nhà máy Gillette ở Indonesia hay Trung Quốc. Thế

15


nhưng Việt Nam là quyết định cuối cùng nhờ tình hình chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng tốt,
lực lượng lao động trẻ và sự hỗ trợ của chính phủ cho P&G và P&G cũng bị thuyết phục bởi
sự thành công của hai nhà máy đã có ở Việt Nam (nhà máy Bình Dương tại Thuận An) và
một nhà máy sản xuất sản phẩm chăm sóc trẻ em (nhà máy tã Pampers tại khu công nghiệp
Việt Nam-Singapore II).

3.2. Lý do P&G chọn Bình Dương để xây dựng nhà máy Gillette
Từ khi tách ra từ tỉnh Sông Bé vào năm 1997, với những chính sách phát triển kinh tế
cực kỳ thông thoáng, Bình Dương phát triển mạnh mẽ và dần được biết đến là một tỉnh phát
triển công nghiệp bậc nhất Việt Nam. Bình Dương liên tục phát triển, thu hút đầu tư có tính
hiệu quả rất lớn, là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài. Trong
hai tháng đầu năm 2015, nó đã thu hút hơn 180 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài.
Để đạt được kết quả đó, Bình Dương đã đi đúng hướng khi tiên phong đầu tư các khu
công nghiệp, đó là tiền đề để giới đầu tư nước ngoài chú ý tìm đến. Trong đó, thành quả công
nghiệp phải nhắc đến khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), đầu tiên được triển khai
tại Bình Dương năm 1996 dựa hình thành trên nền tảng hữu nghị hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam và Singapore năm 1994. Ngoài ra, tỉnh còn biết tận dụng và phát huy tiềm năng, lợi thế
của địa phương; luôn năng động trong cách nghĩ và cách làm; quan tâm đầu tư phát triển
mạnh, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội; cung ứng ngày càng tốt các dịch vụ, thu hút và đào
tạo nguồn nhân lực; cải cách thủ tục hành chính tinh gọn, một cửa; tập trung đền bù, giải tỏa,
tạo quỹ đất sạch khá lớn để chuẩn bị đón các nhà đầu tư… Những việc làm này đã thật sự tạo
môi trường đầu tư thông thoáng, hiệu quả.
Bình Dương chú trọng đầu tư hệ thống giao thông thông thoáng, kết nối với các tỉnh,
thành phố lân cận, phát triển hệ thống giao thông đường bộ như quốc lộ 13, đại lộ Bàu Bàng Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, vành đai 3, vành đai 4... Điều này giúp doanh nghiệp dễ
dàng lưu thông hàng hóa đến và đi. Mặt khác, Bình Dương còn quan tâm xây dựng dịch vụ
như: trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị - triển lãm quốc tế, khu vui
chơi giải trí, bệnh viện quốc tế, trường học quốc tế. Đặc biệt, xung quanh khu vực thành phố
mới Bình Dương, đã hình thành đầy đủ dịch vụ từ giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại cho
đến vui chơi giải trí, từ nhà ở xã hội cho đến căn hộ cao cấp đáp ứng nhu cầu của người dân
địa phương và cả lực lượng chuyên gia, doanh nhân trong và ngoài nước đến làm việc, sinh
sống.
Tỉnh cũng đã chủ động xây dựng các chương trình, nội dung xúc tiến, mời gọi đầu tư;
luôn sâu sát, lắng nghe và kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình
triển khai dự án đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư; chỉ đạo quyết liệt trong việc thực

16



hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính thực hiện đề án nâng cao
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, một yếu tố cũng rất quan trọng là sự đồng thuận của nhân dân, nhất là
nhân dân trong vùng dự án. Chủ trương nhất quán của tỉnh là phải đền bù giải tỏa sát với giá
thị trường, quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các khu tái định cư, tạo điều kiện tốt
nhất để nhân dân tái hòa nhập và tham gia làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; sinh
sống theo nếp sống đô thị, văn minh trong các khu dân cư đô thị mới với nhiều tiện ích phục
vụ ngày càng tốt hơn.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA P&G TẠI
VIỆT NAM
1.

Thành tựu



Từ 1995 - 2015 (20 năm chu toàn cuộc sống Việt):



Kể từ năm 1995 bước chân vào thị trường Việt Nam, P&G đã không ngừng cải thiện hệ thống
sản phẩm, xây dựng nguồn nhân lực được đào tạo bài bản nhằm cung cấp những sản phẩm
chất lượng tốt nhất cho thị trường nội địa. Với những sản phẩm đã trở nên quen thuộc trong
mỗi gia đình Việt như Tide, Downy, Olay, Oral B,... P&G đã và đang trở thành một trong
những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm tại thị trường nội địa
Việt Nam được tin dùng bởi hơn 19 triệu hộ dân trên cả nước.




Sự phát triển không ngừng của P&G Việt Nam được thể hiện rõ ràng qua việc xây dựng các
nhà máy lớn với tổng giá trị trên 360 triệu USD trên các địa phương của nước ta, trong đó
phải kể đến : Nhà máy chất giặt tẩy và dầu gội tại Củ Chi (1995) mang đến các nhãn hiệu bột
giặt và dầu gội không thể gần gũi hơn với người dân Việt Nam như Tide, Rejoice, Downy,
Ariel, Head&Shoulder; Nhà máy sản xuất tã giấy nhãn hiệu Pampers (2010), sử dụng công
nghệ tiên tiến với mục tiêu phục vụ thị trường địa phương và cam kết cho sự phát triển toàn
diện của trẻ em Việt. Nhà máy dao cạo Gillette Bình Dương (2015)

17




Sau 20 năm, mức đầu tư của P&G vào Việt Nam tăng gấp 3 lần, sản lượng tăng gấp 40 lần,
quy mô hoạt động kinh doanh tăng gấp 12 lần. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 2 con số
trong suốt 15 năm.



Từ 2015 đến nay:



P&G đã và đang xây dựng nên tầm nhìn chiến lược mới, xuất phát từ triết lý hoạt động “Là
một công dân tốt - đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn, chu toàn hơn cho người tiêu dùng Việt
Nam” đặc biệt là trong vấn đề môi trường mà đích đến mang tính bền vững và dài hạn:

− Đích đến dài hạn trong sản xuất:

− Sử dụng 100% nguyên liệu tái chế hoặc tái sử dụng cho tất cả các sản phẩm và quy cách đóng
gói
− Giảm thiểu tối đa rác thải sản xuất, tăng tái chế rác
− Thiết kế sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng nhưng vẫn tối đa hóa việc bảo tồn nguồn tài
nguyên
− Đích đến dài hạn trong vận hành:


Vận hành nhà máy bằng nguồn năng lượng tái chế 100%



Không thải khí toxic hay CO hóa thạch



Chất lượng của nguồn nước thải đầu ra phải bằng hoặc thậm chí tốt hơn nguồn nước đầu vào
mà không góp phần làm khan hiếm nguồn nước.



Giảm thiểu đến mức không còn rác thải trong sản xuất
2.

Hạn chế

− Từ phía P&G


P&G thường mang các sản phẩm đã thành thương hiệu của mình trên thế giới đến Việt Nam,

chứ không có kịch bản và chiến lược phát triển sản phẩm riêng cho thị trường Việt Nam nên
khó khăn hơn trong việc tiếp cận khách hàng Việt Nam



P&G tập trung tấn công vào khu vực thành thị nên thua đối thủ cạnh tranh tại khu vực nông
thôn, trong khi khu vực nông thôn ở Việt Nam có số dân đông hơn .

18




Mức độ kết nối, lan tỏa của khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư trong nước còn
thấp, thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực đầu tư nước ngoài đến khu vực đầu tư
trong nước còn chưa đạt được như kỳ vọng, chủ yếu là gia công lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa
trong một số ngành thấp, giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm chưa cao.



Từ phía nhà nước



Chính sách ưu đãi đầu tư chưa hiệu quả: Chính sách ưu đãi đầu tư thời gian qua thiếu định
hướng, chưa hiểu quả trong phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước. Ưu đãi đầu tư chỉ là
yếu tố bổ sung, không phải yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các
doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư cũng không hoạt động hiệu quả hơn
doanh nghiệp không được ưu đãi đầu tư. Yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và quyết định đầu tư của doanh nghiệp không phải là những chính sách ưu đãi

đầu tư mà là sự ổn định kinh tế, chính trị, chi phí lao động, thuế; khuôn khổ pháp lý, chất
lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn trợ phát triển cao, có sự cạnh tranh trong nước .Năng
lực của công nghiệp hỗ trợ được phát triển, bắt đầu xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
nhân lực của quốc gia đó. Trong đó chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để cùng
với sự phát triển của doanh nghiệp.



Hạn chế theo Hiệp định WTO: Là một phần trong thỏa thuận với WTO, Việt Nam được phép
hạn chế hoặc tiếp cận chặt chẽ các lĩnh vực nhất định của các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ
như doanh nghiệp bị hạn chế vốn chủ sở hữu.



Chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập, công tác quản lý nhà nước về
đầu tư nước ngoài còn thiếu sự phối hợp từ Trung ương đến địa phương; Hiệu quả sử dụng
đất chưa cao


19


KẾT LUẬN
Trải qua hơn 20 năm hoạt động và đầu tư tại Việt Nam P&G đã không ngừng nỗ lực
phát triển với sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, P&G
Việt Nam đã đạt được kì tích tăng trưởng gấp 15 lần so với quy mô cách đây 10 năm, và là
một trong những chi nhánh phát triển nhanh nhất của tập đoàn P&G toàn cầu kể từ năm 2009.
Với slogan “20 năm chu toàn cuộc sống Việt”, đối với P&G chỉ mới là sự khởi đầu, tuy nhiên
công ty đã đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận: 3 nhà máy được xây dựng, 19 triệu
hộ gia đình tin dùng. Với việc đầu tư các nhà máy lớn tại Bình Dương, P&G Việt Nam đã tạo

việc làm cho hơn 5000 lao động, thực hiện chính sách phát triển nhân tài ưu việt, luôn nằm
trong nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu về “nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” trong những năm
gần đây. Quan trọng không kém, một trong những giá trị của công ty là luôn đóng góp vào sự
phát triển bền vững của cộng đồng, là bước đi quan trọng trong định hướng xây dựng nền
kinh tế thị trường, tạo được kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Nhìn lại những kết quả trên, chúng ta có thể nói rằng việc thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy
nhiên, phía sau những thành tựu đó, yêu cầu số một hiện nay là phải xây dựng được thể chế
pháp luật phù hợp tạo điều kiện cho việc thu hút FDI hiệu quả hơn. Đồng thời trên cơ sở thực
trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian vừa qua, đề tài đã
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
trong thời gian tới. Các giải pháp trong đề tài xuất phát từ những đánh giá và nhận định chủ
quan của tập thể nhóm. Tuy nhiên cũng hy vọng rằng các ý kiến đề xuất này sẽ góp phần tích
cực vào việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giới thiệu về công ty P&G, 2017,
/>2. P&G, Tầm nhìn, Mục tiêu và Con người,
/>3. Panmore Insitute, Procter & Gamble Co.’s Mission Statement & Vision Statement: An
Analysis, 2017
/>4. Wikipedia, Đầu tư trực tiếp nước ngoài,
/>%E1%BA%BFp_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i

21





×