Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tiểu luận đầu tư quốc tế phân tích môi trường đầu tư chứng khoán việt nam hiện nay nhằm thu hút nguồn vốn FPI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.62 KB, 34 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Đầu tư chứng khoán nước ngoài FPI
1.1.1 Khái niệm
Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông
qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và
thơng qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham
gia quản lý hoạt động đầu tư”.
Như vậy, theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, hay
thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt
động mua tài sản tài chính của nước ngồi nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không
kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Từ khái niệm trên ta có thể thấy, trong hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngồi, nhà
đầu tư khơng trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc các
hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khốn. Theo đó, nhà đầu tư
đầu tư nhưng không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo
lao động và kinh nghiệm quản lý. Một cách đơn giản hơn, FPI là đầu tư tài chính thuần
túy trên thị trường tài chính.
1.1.2 Các hình thức đầu tư chứng khốn nước ngồi
- Đầu tư gián tiếp nước ngồi vào cổ phiếu:
Là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư nước ngồi đầu tư bằng cách mua cổ
phiếu của các công ty, các tổ chức phát hành của một nước khác ở mức khống chế nhất
định để thu lợi nhuận mà các chủ đầu tư khơng nắm quyền kiểm sốt trực tiếp đối với
tổ chức phát hành cổ phiếu.
- Đầu tư gián tiếp nước ngồi vào trái phiếu:
Là hình thức nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tiền tệ ra mua trái phiếu kiếm lời, bao
gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng trình và trái phiếu công ty. Trái phiếu là một
loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho
người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong
những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đáo hạn.
1.1.3 Các giai đoạn phát triển của đầu tư chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam


- Giai đoạn 1 (1988-1997)
Là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam. Trong giai đoạn này, Việt
Nam có 7 Quỹ đầu tư nước ngồi được thành lập với tổng số vốn được huy động
khoảng 400 triệu USD.

5


- Giai đoạn 2 (1998-2002)
Đây là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á. 5 Quỹ
đầu tư nước ngoài rút khỏi Việt Nam, 1 Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn
duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund được thành lập 7/1995 với quy mô
vốn 35 triệu USD, nhỏ nhất trong số 7 quỹ.
- Giai đoạn 3 (2003-2006)
Là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam. Thành lập sàn giao
dịch chứng khốn ở TP Hồ Chí Minh 7/2000 và TTGDCK Hà Nội 3/2005, nới lỏng tỷ
lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (từ 30% lên 49%).
- Giai đoạn 4 (2007 đến nay)
Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006 đánh dấu bước
ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các dòng vốn đầu tư
nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng đột biến, đặc biệt là FDI, nguồn vốn FPI có sự biến
động mạnh. Theo đánh giá các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới của trang web
indexq.org, chỉ số chứng khốn của Việt Nam tăng 34,67% và nằm trong nhóm những
chỉ số tăng mạnh nhất trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2009. Năm 2010 do chịu tác
động từ những bất ổn vĩ mơ và khó khăn của nền kinh tế tồn cầu, dẫn đến dịng tiền
vào thị trường chứng khoán sụt giảm. Giai đoạn 2011 Thị trường chứng khốn (TTCK)
vừa trải qua một năm đầy khó khăn. Vốn huy động qua phát hành TPCP và Chính phủ
bảo lãnh đạt 81,5 nghìn tỷ đồng nhưng tổng giá trị vốn huy động qua phát hành cổ
phiếu, đấu giá cổ phần hóa chỉ đạt khoảng 17,5 nghìn tỷ đồng, giảm 78% so với năm
2010. Năm 2014, Cùng với việc Fitch nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên

một bậc (từ B+ lên BB-) và Moody (từ B2 lên B1) Bộ Tài chính đã phát hành thành
cơng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối
lượng 1 tỷ Đô la Mỹ theo hình thức 144A/Quy chế S, đạt mức lãi suất cố định
4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm, đây là mức lãi suất thấp nhất trong
các đợt phát hành từ trước đến nay (lần lượt là 6,875%/năm và 6,755/năm đối với trái
phiếu phát hành năm 2005 và 2010).
Như vậy trong thời gian gần đây đầu tư chứng khoán nước ngồi tại Việt Nam có
nhiều biến động. Cùng với việc thăng hạng mức tín nhiệm và sự thành cơng của Bộ
Tài chính trong việc phát hành 1 tỷ đơ la trái phiếu chính phủ, Việt Nam đang hứa hẹn
là một thị trường vô cùng tiềm năng cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế.
Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào giai đoạn 4, cụ thể là thời kì từ 2012 – 2014,
khi nền kinh tế nước ta đang dần phục hồi sau khủng khoảng và đẩy mạnh thu hút vốn
đầu tư. Những số liệu từ 2012 trở về trước sẽ được sử dụng và trích dẫn như căn cứ để
đánh giá tình hình hiện tại và dự báo cho tương lai.

6


1.2 Mơi trường đầu tư chứng khốn
1.2.1 Khái niệm
Theo định nghĩa thì “Mơi trường đầu tư” là tổng hịa các yếu tố bên ngoài liên
quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài chính,
cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư.
Như vậy, mơi trường đầu tư chứng khốn của một quốc gia bao gồm những yếu
tố bên ngồi như chính trị, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường hay lợi
thế của quốc gia đang xem xét ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của các nhà
đầu tư, mà ở đây chúng ta đang xem xét đối tượng là các nhà đầu tư quốc tế thông qua
nguồn vốn FPI.
1.2.2 Các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư chứng khoán của một quốc

gia
Các yếu tố cấu thành nên mơi trường đầu tư chứng khốn bao gồm 3 nhóm yếu tố
cơ bản sau:
- Khung chính sách về đầu tư chứng khốn
Khung chính sách bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến
lược của nhà nước để trên cơ sở đó chính phủ, các cơ quan thuộc chính phủ quản lý
các hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm đạt được mục tiêu xây dựng môi
trường đầu tư lành mạnh, hấp dẫn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nguồn
vốn đầu tư FPI trên thế giới.
Điều đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư vào một quốc
gia là khung chính sách bởi vì khung chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng
sinh lời của vốn đầu tư, dưới các khía cạnh khác nhau như:
+ Tốc độ tăng trưởng của thị trường.
+ Tỷ lệ nắm giữ tối đa cổ phiếu của một doanh nghiệp niêm yết đối với các nhà
đầu tư nước ngoài.
+ Hệ thống kiểm toán kế toán đối với các doanh nghiệp, tính minh bạch của
thơng tin, luật cơng bố thơng tin…
- Các yếu tố kinh tế
Nhóm các yếu tố kinh tế là tổng thể các nhân tố hữu hình và vơ hình, có sẵn và
tạo ra cấu thành của một thị trường chứng khốn và cũng đánh giá “tầm vóc” của thị
trường chứng khốn của quốc gia đó. Yếu tố kinh tế là mục tiêu nghiên cứu, là mối
quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà đầu tư nào.

7


Với mục tiêu là tạo ra lợi nhuận tối thượng cho nhà đầu tư, các yếu tố sau đây
cần được quan tâm tìm hiểu:
+ Sự đa dạng hóa các cơng cụ, các sản phẩm đầu tư trên thị trường chứng khốn.
+ Cơ sở vật chất, hệ thống thơng tin của các sàn chứng khoán phục vụ nhà đầu tư.


+ Số lượng các mã cổ phiếu, giá trị các doanh nghiệp niêm yết.
- Yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư FPI
Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư FPI là các biện pháp mà
chính phủ hỗ trợ cho hoạt động đầu tư FPI của các nhà đầu tư quốc tế gồm:
+ Hoạt động xúc tiến đầu tư: quảng bá ra bên ngồi hình ảnh, chính sách, lợi thế,
tiềm năng của nước nhận đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FPI; dịch vụ tư vấn, phổ
biến, hướng dẫn các bước khác nhau của quá trình mở tài khoản, tiến hành giao dịch…
+ Các biện pháp khuyến khích đầu tư: các hình thức hỗ trợ tài chính như tín dụng
trợ cấp, đồn bẩy tài chính…
+ Các biện pháp làm giảm tiêu cực phí: minh bạch và đơn giản thủ tục hành
chính, tăng hiệu quả công tác quản lý, giảm và loại trừ tham nhũng…
1.3 Mơ hình phân tích SWOT
Mơ hình phân tích SWOT được Albert Humphrey phát triển vào những năm 19601970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại học Standford, Mỹ thực hiện. Dự
án này sử dụng dữ liệu từ 500 cơng ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500) nhằm
tìm ra nguyên nhân thất bại trong việc lập kế hoạch của các doanh nghiệp này. Albert cùng
các cộng sự của mình ban đầu đã cho ra mơ hình phân tích có tên gọi SOFT: Thỏa mãn
(Satisfactory) - Điều tốt trong hiện tại, Cơ hội (Opportunity) – Điều tốt trong tương lai,
Lỗi (Fault) – Điều xấu trong hiện tại; Nguy cơ (Threat) – Điều xấu trong tương lai. Tuy
nhiên, cho đến năm 1964, sau khi mơ hình này được giới thiệu cho Urick vàd Orr tại
Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F (Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời từ đó.

Mơ hình SWOT là một công cụ hữu dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths),
Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats). Cụ thể như sau:
-

Điểm mạnh chỉ những yếu tố phát sinh từ nội bộ mang tính tích cực, cần phải
được duy trì, sử dụng làm nền tảng và địn bẩy;

-


Điểm yếu chỉ những yếu tố phát sinh từ nội bộ mang tính tiêu cực, cần được
sửa chữa, thay đổi hoặc chấm dứt;

-

Cơ hội chỉ những yếu tố có lợi tới từ môi trường xung quanh, cần được tận
dụng, ưu tiên, nắm bắt kịp thời, xây dựng và phát triển trên những cơ hội này;
8


-

Nguy cơ chỉ những yếu tố gây hại tới từ môi trường xung quanh, cần đưa vào
kế hoạch nhằm đề ra phương án phịng bị, giải quyết và quản lí.

Ngày nay, SWOT được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như: tài chính,
kinh doanh, marketing,… Bài phân tích này cũng sẽ ứng dụng mơ hình SWOT ở khía
cạnh vĩ mô, dựa trên những số liệu thực tế, để nhìn nhận và đánh giá mơi trường đầu
tư chứng khốn nước ngoài của Việt Nam. Những điểm mạnh và điểm yếu được đề
cập là những yếu tố tích cực/tiêu cực mà nhà đầu tư khi vào thị trường Việt Nam sẽ
gặp phải. Trong khi đó, những thuận lợi và khó khăn lại là những yếu tố có lợi/có hại
mà chính nước ta đang phải đối mặt – tận dụng hoặc giải quyết - nhằm thu hút nguồn
vốn trong môi trường đầy cạnh tranh.

9


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CHỨNG
KHỐN NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM

2.1 Điểm mạnh của mơi trường đầu tư chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam
Từ năm 2006 đến nay, thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, không ngoại trừ Việt Nam. Mặc dù về
mức độ ảnh hưởng, Việt Nam nằm trong nhóm nước chịu ảnh hưởng nhỏ nhất của
cuộc khủng hoảng tài chính này, nhưng nó cũng đã mang lại nhiều hậu quả nặng nề,
đặc biệt trong giai đoạn 2008 – 2011. Từ năm 2012, Việt Nam được coi là bước vào
giai đoạn hậu khủng hoảng, tái thiết nền kinh tế và thực sự đạt được nhiều thành tích
đáng kể. Sau nhiều thất bại trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá trong các năm
trước thì đến ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 11/NQ-CP về
những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm
an sinh xã hội, nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến lạc quan. Chính phủ chủ
trương chuyển từ mục tiêu chú trọng tăng trưởng kinh tế sang mục tiêu ổn định kinh tế
vĩ mô và cho đến nay mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vẫn được coi trọng hàng đầu dù
Việt Nam đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng.
2.1.1 Tỷ lệ lạm phát giảm
Để kiểm sốt lạm phát, Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách
tài khóa thắt chặt. Về chính sách tiền tệ, chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tốc độ
tăng trưởng tín dụng, kiểm sốt dịng vốn: ưu tiên vốn vay cho khu vực sản xuất, nông
nghiệp, xuất khẩu và hạn chế cho vay khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động
sản, chứng khốn. Bên cạnh đó là điều hành chủ động, linh hoạt công cụ lãi suất và
lượng cung tiền, tăng cường quản lý ngoại hối bằng can thiệp kỹ thuật và các mệnh
lệnh hành chính; kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ. Về chính
sách tài khóa, chính phủ chủ trương giảm chi tiêu công, tiết kiệm trong chi ngân sách
nhà nước ở tất cả các cấp, tập trung vào các dự án trọng điểm, rà soát và chủ động
ngừng cũng như loại bỏ các dự án ít quan trọng, gây ứ đọng vốn nhà nước. Cùng với
đó là việc tăng cường rà sốt, thu hồi các khoản thuế nộp chậm, tích cực kiểm tra,
giám sát chặt chẽ việc kê khai thuế, thu thuế. Việc phối hợp chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ đã đem lại các kết quả khả quan.

10



(Nguồn: World Bank)
Nhờ những hành động quyết liệt của chính phủ cùng với ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế tác động lên đời sống người dân, lạm phát đã giảm mạnh từ năm 2012 và
đến năm 2013 là 6,6%, năm 2014 theo dự tính là khoảng 5%. Cùng với việc tỷ lệ lạm phát
giảm, các cam kết cùng với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ của chính phủ Việt Nam sẽ làm
củng cố niềm tin của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.1.2 Lãi suất có xu hướng hạ
So với thế giới, lãi suất ở Việt Nam khá cao. Điều này có thể hiểu do lạm phát
trong nước cao trong các năm trước. Tuy nhiên, sau khi bong bóng bất động sản vỡ
cùng với một loạt động thái của chính phủ nhằm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xử lý
nợ xấu, lãi suất đang có xu hướng giảm dần.

11


(Nguồn: World Bank)
Đỉnh điểm của cuộc chạy đua lãi suất là vào năm 2011 khi thị trường bất động
sản đang sốt ảo, lãi suất cho vay trung bình năm 2011 là 17%. Đây thực sự là một con
số quá cao. Tuy nhiên, sau hàng loạt sự can thiệp mang tính mệnh lệnh hành chính của
ngân hàng nhà nước thì lãi suất cho vay đã hạ, đến năm 2013 trung bình ở mức
10,37%. Vừa qua, ngân hàng nhà nước đã hạ lãi suất huy động xuống còn 5%, hứa hẹn
lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Với việc giảm lãi
suất, doanh nghiệp sẽ có khả năng vay vốn với chi phí thấp hơn, tạo lợi nhuận và cứu
những doanh nghiệp đang cần vay nhưng vì lãi suất cao nên khơng có khả năng vay.
Mặt khác, dịng tiền trong dân thay vì chảy vào ngân hàng do lãi suất huy động cao giờ
đây có thể chảy trực tiếp vào các lĩnh vực đầu tư như chứng khốn. Điều này tác động
tích cực đến cả nhà đầu tư và thị trường tài chính.

2.1.3 Tỷ giá hối đoái ổn định
Để ổn định tỷ giá hối đối, chính phủ ban hành các mệnh lệnh hành chính kiểm
sốt việc bn bán USD, u cầu các doanh nghiệp phải bán USD cho ngân hàng và
chỉ mua khi có nhu cầu hợp lý nhằm điều chỉnh cung cầu ngoại tệ. Bên cạnh đó là các
chính sách nhằm kiểm sốt nhập siêu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
xuất khẩu nhằm mục đích tăng dự trữ ngoại hối, đảm bảo điều tiết tốt tỷ giá hối đoái.

12


(Nguồn: usforex.com)
Kể từ năm 2012, tỷ giá hối đoái Việt Nam – USD đã có xu hướng ổn định, có một
thời gian dài giữ vững ở mức 21.100 VND/USD. Trên đồ thị cho thấy tỷ giá hối đoái của
Việt Nam giai đoạn 2012 đến nay khá ổn định, gần như nằm trên một đường thẳng, cho
thấy chính sách ổn định tỷ giá của ngân hàng nhà nước đã thành công. Theo số liệu thống
đốc Nguyễn Văn Bình cơng bố, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay đã là hơn
35 tỷ USD (28/04/2014) tăng vọt so với cuối năm 2012 là 23 tỷ USD. Cùng với việc
cải thiện cán cân thương mại do sự gia tăng giá trị xuất khẩu đến từ các doanh nghiệp
FDI và các doanh nghiệp trong nước (năm 2014 các doanh nghiệp trong nước ước tính
tăng 18% giá trị xuất khẩu so với năm trước), các nhà đầu tư hồn tồn có thể tin
tưởng vào khả năng ổn định tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay.

2.1.4 Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trên thế giới, khơng có một nền kinh tế thị trường
nào mà DNNN chiếm một tỷ lệ lớn như Việt Nam. Tại Việt Nam, số lượng DNNN đang
chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, khoảng 28% GDP. Quá trình cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1990. Thống kê cho thấy, sau hơn
20 năm đổi mới, sắp xếp lại hệ thống DNNN, số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước giảm
từ 12.000 DN xuống còn 5.655 DN vào năm 2000, đến năm 2013 còn 1.309 DN, đa phần
có quy mơ vừa và lớn. Mục tiêu của chính phủ giai đoạn 2014 – 2015 tiến hành cổ phần

hóa 432 DN. Mặc dù thực tế cho thấy DNNN từ trước đến nay kinh doanh không hiệu
quả, chỉ số ICOR cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp nhưng điều này phần nhiều do
trình độ quản trị khơng hiệu quả cùng cơ chế xin cho làm trì trệ hoạt động của doanh
nghiệp. Thực tế cũng cho thấy, sau cổ phần hóa, hiệu quả sản xuất của doanh

13


nghiệp tăng cao, đóng góp một phần khơng nhỏ vào thuế cho nhà nước. Qua đó, ta có
thể nhận ra tiềm năng lớn khi đầu tư vào các doanh nghiệp này bởi chúng có kinh
nghiệm kinh doanh, nhân lực có kinh nghiệm hoạt động trong thời gian dài, sau cổ
phần hóa có thêm vốn nâng cao năng lực của doanh nghiệp và có khả năng cải thiện tốt
hơn năng lực quản trị trong doanh nghiệp.
2.1.5 Các điểm mạnh khác (chính trị, tăng trưởng, dân số…)
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế của các
nước trên thế giới. Giai đoạn này là thời kỳ phục hồi kinh tế mà đầu tàu chính là các
nước Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam. Trong khi các nước phương Tây có tăng
trưởng rất chậm (GDP 1 – 2%/năm), có quốc gia cịn tăng trưởng âm, châu Phi vẫn là
khu vực kinh tế kém phát triển nay lại chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và dịch Ebola
nên kinh tế đang thụt lùi thì chính khu vực Đơng Nam Á với tốc độ tăng trưởng GDP
trong và sau khủng hoảng vẫn giữ ở mức 6 – 7%/năm được cho là đầu tàu kéo nền
kinh tế thế giới đi lên.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có rất nhiều lợi thế cho
phát triển kinh tế đáng để các nhà đầu tư lưu tâm.
Chính trị xã hội ổn định:
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong số các quốc gia có tình hình
chính trị xã hội ổn định. Thái Lan liên tiếp có các cuộc biểu tình, đảo chính; Myanma
sau khi trải qua cuộc nội chiến đến nay mới tạm ổn định; Indonesia dù là nền kinh tế
lớn nhưng ln có nguy cơ xung đột tôn giáo, lãnh thổ phân cách về mặt địa lý (quốc
gia vạn đảo) cũng là trở ngại lớn cho việc kiểm sốt chính trị xã hội; Philippines về

mặt chính trị ổn định nhưng thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, bão lũ ảnh hưởng
lớn đến đời sống nhân dân.
Tăng trưởng kinh tế ổn định:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Quốc gia
Việt Nam
Lào
Campuchia
Thái Lan
Philippines
Indonesia
Singapore
Brunei
Malaysia

2009
2010
5,397898
6,423238
7,501775

8,526906
0,086697
5,963079
-2,32985 7,810512
1,14833
7,632264
4,628872
6,223854
-0,60339
15,24038
-1,76454
2,598966
-1,51368
7,425006

2011
2012
6,240303
5,247367
8,038653
8,197312
7,06957
7,313346
0,077087 7,667174
3,638681
6,814541
6,485633
6,263671
6,056872
2,503729

3,429818
0,948355
5,127731
5,639832

2013
5,422049
8,146251
7,45967
1,766354
7,162874
5,781224
3,851064
1,751961
4,687612

Bảng: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%) của 9 nước Đông Nam Á
(Nguồn: World Bank)
14


Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%) của 9 nước Đông Nam Á
(Nguồn: World Bank)
Từ đồ thị có thể thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam, Indonexia, Lào khá ổn
định trong khi đó các nước khác có tăng trưởng GDP biến động lớn. Tốc độ tăng
trưởng ổn định là một trong những yếu tố giúp các nhà đầu tư tránh rủi ro về tài chính.
Dân số cũng là một yếu tố có lợi cho việc phát triển kinh tế cho dù ngày nay biên
giới giữa các quốc gia chỉ còn ý nghĩa nhiều hơn về mặt địa lý. Quốc gia có dân số
đơng là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước (tính cả về thị
trường lao động và thị trường tiêu thụ hàng hóa).

Nước

Dân số

Nước

Dân số

Việt Nam
Lào

89.708.900
6.769.727

Philippines
Indonesia

98.393.574
249.865.631

Campuchia
Thái Lan
Myanmar

15.135.169
67.010.502
53.259.018

Singapore
Brunei

Malaysia

5.399.200
417.784
29.716.965

Bảng: Tình hình dân số các nước Đông Nam Á (2013)
(Nguồn: World Bank)
Việt Nam có dân số đơng thứ 3 trong khu vực và đứng thứ 14 trên thế giới chính là
một thị trường cực kỳ tiềm năng cho các doanh nghiệp. Với cơ cấu dân số vàng, Việt Nam
đang có điều kiện tốt nhất về dân số để có được sự phát triển tốt nhất về kinh tế.

15


So sánh với các nước trong khu vực:
Quốc gia

Dân số (2013)

Tăng trưởng ổn định

Chính trị xã hội ổn định

Việt Nam
Lào

89.708.900
6.769.727








Campuchia
Thái Lan

15.135.169
67.010.502

Khơng
Khơng


Khơng

Myanmar
Philipines

53.259.018
98.393.574

Khơng
Khơng

Khơng
Khơng


Indonesia
Singapore

249.865.631
5.399.200


Khơng

Khơng


Brunei
Malaysia

417.784
29.716.965

Khơng
Khơng




Bảng: So sánh tình hình kinh tế và dân số các nước Đông Nam Á (2013)
Từ bảng so sánh trên có thể thấy lợi thế rõ rệt của Việt Nam so với các quốc gia
khác trong khu vực Đông Nam Á – một khu vực kinh tế năng động, là đầu tàu trong
công cuộc khôi phục kinh tế sau khủng hoảng của thế giới. Đây chính là điểm mạnh
mà các nhà đầu tư nước ngoài nên cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào khu vực
Đông Nam Á.

2.2 Điểm yếu của mơi trường đầu tư chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam
2.2.1 Luật Đầu tư còn nhiều hạn chế
Năm 2005, Luật Đầu tư ra đời, đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình thu hút đầu
tư của Việt Nam. Bộ luật này đã xóa bỏ phân biệt đối xử, tạo sân chơi bình đẳng cho cả
nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi, khuyến khích, ưu đãi và quản lý hữu
hiệu các hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư. Tuy nhiên, sau gần 9 năm hoạt động, Luật Đầu tư đã bộc lộ nhiều bất cập.

Thứ nhất, lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư cịn dàn trải, thiếu tính thống
nhất và chưa thật sự hướng mạnh vào việc thu hút các dự án đầu tư với chất lượng cao,
hiệu quả.
Điều 27 trong Luật Đầu tư quy định các lĩnh vực ưu đãi đầu tư như sau:
1. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công
nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin; cơ khí chế tạo.
2. Ni trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo,
giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
3. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên
cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
4. Sử dụng nhiều lao động.
16


5. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mơ lớn.
6. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.

7. Phát triển ngành, nghề truyền thống.
8. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
Có thể thấy, mặc dù đã được quy định thành điều luật, tuy nhiên các mục này vẫn
còn khá chung chung và đặt ra nhiều câu hỏi không lời giải cho nhà đầu tư. Trong 8
lĩnh vực ưu đãi, lĩnh vực nào là trọng tâm, lĩnh vực nào cần chú trọng hàng đầu? Lĩnh

vực “sử dụng nhiều lao động”, “sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích” là như thế
nào? Ngành, nghề truyền thống là những ngành nghề ra sao? Việc phân loại các hạng
mục cũng khơng dựa trên một tiêu chí thống nhất. Nếu như mục 1. và 2. phân loại dựa
trên tính chất ngành nghề như: sản xuất vật liệu, sản xuất nông sản,…; thì mục 3. và 4.
lại phân loại theo hàm lượng lao động/công nghệ sử dụng. Việc đặt ra những quy định
dàn trải, thiếu chặt chẽ thể hiện sự không chắc chắn trong định hướng phát triển của
Chính phủ và khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy mơ hồ - không biết đầu tư vào lĩnh
vực nào sẽ được hưởng ưu đãi hay thu được lợi nhuận cao nhất.
Thứ hai, ưu đãi trong luật quy định chưa rõ ràng. Theo Điều 38. Thủ tục thực hiện
ưu đãi đầu tư: “Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngồi đáp ứng điều kiện được hưởng ưu
đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư”. Tuy
nhiên, trên thực tế, các quy định này chưa đáp ứng được tính minh bạch, chưa làm rõ thủ
tục để nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi này. Thông thường, các ưu đãi về chuyển lỗ hay
về khấu hao tài sản không được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, rất nhiều nhà
đầu tư thắc mắc khơng biết có được hưởng ưu đãi trên, có cần xin thêm chấp thuận từ Bộ
Tài chính hay Sở Tài chính để được hưởng ưu đãi không. Kể cả với ưu đãi được ghi trên
giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp cũng không được tự động hưởng mà lại phải thơng
qua một q trình thủ tục xin phép, thẩm tra, phê chuẩn của các bộ, ngành liên quan như
cơ quan thuế, hải quan… Vì vậy, thay vì doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi nhưng
thực tế lại khó có thể được. Nếu có, doanh nghiệp cũng phải mất nhiều thời gian và chi
phí để thực hiện nhiều thủ tục với nhiều cơ quan khác nhau.

Thứ ba, những quy định về hoạt động đầu tư gián tiếp vẫn còn rất hạn chế trong
Luật Đầu tư 2005. Chỉ có duy nhất Điều 26. là quy định riêng về các hình thức đầu tư
gián tiếp. Trong khi đó, Luật Đầu tư lại dành hẳn một chương (Chương VI) cho hoạt
động đầu tư trực tiếp với đầy đủ các mục: thủ tục đăng ký, thẩm tra,… Ngay cả khi tra
cứu trong “Luật Chứng khoán” ban hành năm 2006, các thủ tục đối với đầu tư gián
tiếp (cụ thể là đầu tư chứng khốn nước ngồi) cũng khơng được đề cập. Sự thiếu cân
đối trong bộ luật khiến cho các nhà đầu tư nước ngồi có ý định đầu tư chứng khoán
vào nước ta thiếu cơ sở pháp lý để làm căn cứ đánh giá, cũng như không được bảo vệ

nếu như thực hiện đầu tư.
Mới đây, Luật Đầu tư nước ta đã được chỉnh sửa lại, song, những vấn đề nêu trên
vẫn chưa được khắc phục.
17


2.2.2 Thị trường chứng khốn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro
 Lừa đảo trên thị trường
Hiện tượng lừa đảo trên các thị trường chứng khoán tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
như: làm giả các số liệu tài chính, đánh bóng cơng ty; che giấu khơng cho nhà đầu tư biết
các rủi ro hay các tin xấu; rút ruột công ty; trò Ponzi (rút tiền của các nhà đầu tư mới để
trả cho các nhà đầu tư cũ và một phần bỏ túi, chứ doanh nghiệp không tạo lợi nhuận thật
sự); lũng đoạn giá chứng khoán trên thị trường; giao dịch nội gián,…

Trong tất cả các vụ lừa đảo như vậy, người bị thiệt hại là các nhà đầu tư. Một khi
các nhà đầu tư đã bị lừa đảo mất tiền thì rất ít khả năng địi lại được số tiền bị mất đó.
Một ví dụ là vào năm 2011, thị trường chứng khoán tiếp đà sụt giảm mạnh cả về giá
các loại cổ phiếu cũng như số lượng nhà đầu tư. Trước tình thế khó khăn, để thu hút đầu
tư, một số cơng ty chứng khốn đã cố tình vi phạm các quy định của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước như “làm giá” một số cổ phiếu, ứng khống trước cổ phiếu cho một số nhà đầu
tư “ruột”, bảo lãnh khống cho một số nhà đầu tư vay tiền ngân hàng. Đồng thời, một số
nhà đầu tư đã có hành vi tung tin thất thiệt tạo sốt ảo một số cổ phiếu, thao túng giá cổ
phiếu nhằm trục lợi, tiêu biểu là sự kiện Tổng Giám đốc Công ty Dược Viễn Đông thao
túng giá cổ phiếu Dược Hà Tây, khai khống, tạo doanh thu ảo cho công ty. Công ty đã
phải chấm dứt hoạt động vào cuối tháng 9/2011 và bị xử lí hình sự.

 Rủi ro về thơng tin
Vấn đề thông tin bất cân xứng là vấn đề trong giới đầu tư chứng khốn tại Việt
Nam. Rất khó khăn để biết được tình trạng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp, bởi
các thông tin trên báo cáo tài chính thường thiếu tin cậy. Hơn nữa, một số “tay trong”

nắm được thông tin tốt hơn và sớm hơn, mua bán dựa trên các thơng tin đó, cịn những
người khác không hề nhận được thông tin, hoặc chỉ nhận được khi đã muộn. Điều này
khiến cho các nhà đầu tư nước ngồi khó có thể đưa ra lựa chọn chính xác cũng như
khó xâm nhập được thị trường.
 Rủi ro về hoạt động của doanh nghiệp
Đây là rủi ro rất phổ biến hiện nay do ảnh hưởng từ những bất ổn kinh tế trên
toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản. Nếu nhà đầu tư
đang nắm giữ cổ phiếu của những doanh nghiệp này thì sẽ đứng trước nguy cơ mất
trắng. Tại nước ta, số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa và ngừng hoạt động có xu
hướng tăng dần theo các năm. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính năm 2013, tổng số
doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động là 60.737 doanh
nghiệp, tăng 11,9% so với năm 2012. Trong số đó, số doanh nghiệp đã giải thể là 9.818
doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10.803
doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là
40.116 doanh nghiệp, tăng 8.6%. Những con số này ít nhiều khiến cho các nhà đầu tư
nước ngoài cảm thấy dè chừng khi đưa nguồn vốn vào Việt Nam.
18


 Rủi ro đầu cơ
Nhà đầu tư Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng lớn của “tập tính bầy đàn”, dễ bị kích
động theo xu hướng thị trường chung của thị trường. các nhà đầu tư trong nước chưa
có kiến thức và kinh nghiệm nhiều, nhiều nhà “đầu cơ ngắn hạn” khiến thị trường tăng
nhanh nhưng cũng giảm nhanh, rất biến động; các nhà đàu tư theo giao dịch quán tính,
tâm lý bầy đàn, ko tin vào kết quả định giá và theo hiệu ứng đám đơng làm bóp méo
thị trường, dẫn đến xu hướng đầu cơ lớn hơn. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng tới các
nhà đầu tư nhỏ lẻ mà còn ảnh hưởng đến các quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn, tăng tính
rủi ro đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.3 Sự can thiệp của bàn tay nhà nước
Đối với Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đầu tư vào TTCK được

điều chỉnh trực tiếp bởi Quyết định 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam (thay thế
quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/07/2003). Thông tư số 90/2005/QĐ-TTg
ngày 17/10/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn quyết định số 238/2005/QĐ-TTg, Quyết
định số 1550/2004/QĐ-NHNN ngày 6/12/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài
tại TTGDCK (thay thế Quyết định 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002), và Quyết
định 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ
phần của các NĐT nước ngoài.
Các văn bản pháp luật chứng khoán của Việt Nam đã cho thấy, tỷ lệ chứng khốn
nắm giữ của các NĐT nước ngồi liên tục được điều chỉnh và ngày càng được nới lỏng
hơn. Trước năm 2003, NĐT nước ngoài chỉ được nắm giữu 20% cổ phiếu đang lưu
hành của một công ty đang niêm yết , trong đó một thể chế được nắm giữ tối đa 7% và
một các nhân được nắm giữ tối đa 3%. Đến năm 2003, tỷ lệ nắm giữ của các NĐT
nước ngoài tăng lên tối đa là 30%. Năm 2005, Quyết định 238/2005/QĐ-TTg quy định
các NĐT nước ngoài nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết của doanh nghiệp.
Tuy đã có sự nới lỏng hơn đối với các NĐT nước ngoài trong quy định tỷ lệ nắm
giữ cổ phiếu, cho đến nay mức tỷ lệ 49% vẫn còn là một rào cản khiến cho TTCK Việt
Nam kem hấp dẫn so với những nước trong khu vực. Các nước như Indonesia,
Malaisia, Thái Lan, Singapore đều nới lỏng tỷ lệ lên đến 100%.

19


2.2.4 Thị trường chứng khốn Việt Nam cịn q nhỏ bé
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, song, do mới chỉ hình thành hơn chục
năm trở lại đây nên quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các
nước khác. Tại Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2014 tại Hà Nội vừa
qua, một báo cáo cho thấy giá trị giao dịch trung bình trên thị trường chứng khốn Việt
Nam chỉ đạt khoảng 88 triệu USD/ngày. Đây được xem là mức thấp nhất trong khu

vực Đông Nam Á khi con số này tại một số thị trường khác như Thái Lan là 1,5 tỷ
USD/ngày, Malaysia là 625 triệu USD/ngày, Indonesia là 528 triệu USD/ngày,
Philippines là 426 triệu USD/ngày.
Theo số liệu Bloomberg công bố cuối năm 2012, giá trị vốn hóa của thị trường
Việt Nam cũng không cao chỉ khoảng 45 tỷ USD tổng cộng cả 2 sàn. Số liệu này nhỏ
hơn nhiều so với các thị trường chứng khoán trong khu vực như Thái Lan 460 tỷ USD,
Indonesia 427 tỷ USD, Philippines 186 tỷ USD.
Quy mô lớn nhất của công ty Việt Nam hiện tại cũng chưa vượt được 5 tỷ USD,
trong khi đó quy mơ của cơng ty lớn trong khu vực đã vào khoảng 30 tỷ USD. Số
lượng các công ty có vốn hóa lớn hơn 1 tỷ USD niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn
Tp. Hồ Chí Minh HSX là 8 công ty, trong khi tại Thái Lan có 23 cơng ty với giá trị
giao dịch hàng ngày bình quân trên 10 triệu USD. Điều này cho thấy, quy mơ thị
trường chứng khốn của Việt Nam vẫn rất nhỏ đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Các chuyên gia cũng nhìn nhận thị trường chứng khốn Việt Nam hiện còn khá
đơn điệu và thiếu nhiều loại sản phẩm hấp dẫn nhà đầu tư. Hàng hóa trên thị trường
cịn rất căn bản. Hiện nay, thị trường chứng khoán vẫn chỉ có cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ quỹ. Mặc dù, đây là những hàng hóa cơ bản trên thị trường cơ sở nhưng vẫn
rất cần thiết có những loại sản phẩm phái sinh, sản phẩm phụ trợ để phục vụ cho nhiều
mục đích đầu tư, giao dịch khác nhau. Quy mô nhỏ hẹp, thanh khoản trên thị trường
thấp đã dẫn đến quá trình hình thành giá dễ bị ảnh hưởng nếu có những giao dịch lớn
xảy ra. Ngồi ra, rất nhiều vấn đề trong cấu trúc thị trường cũng làm cho thị trường
chứng khoán Việt Nam kém hấp dẫn trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh 4 điểm yếu trên, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà – đặc biệt trong
việc mở tài khoản – cũng là một nguyên nhân khiến cho môi trường đầu tư chứng khoán
Việt Nam mất điểm trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định, phải mất gần 6
tháng mới được mở tài khoản, trong khi ở hầu hết các nước khác chỉ mất một tuần. Quy
định phải có lý lịch tư pháp và xác nhận khơng có tiền án của nước xuất xứ đối với người
mở tài khoản gây mất thời gian và tốn kém. Quy định này cần được thay thế bằng cơ chế
đơn giản như công chứng hộ chiếu hợp lệ. Bằng cách này sẽ thu hút được thêm nhà đầu
tư nước ngoài, và quan trọng nhất là nguồn vốn cho thị trường chứng khoán.


20


2.3 Cơ hội đối với môi trường đầu tư chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam
2.3.1 Xu hướng chuyển dịch của dòng vốn đầu tư gián tiếp
Theo khảo sát của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận
từ vốn FPI thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp tồn
cầu đã tăng 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5%, tiếp
đó là Anh chiếm 10%. Dịng vốn FPI đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài
chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm
năng, nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.
Theo đánh giá của Dealmarket, một trang điện tử dành riêng cho các quỹ đầu tư tư
nhân, không chỉ riêng Việt Nam, hiện nhiều quỹ đầu tư tư nhân cịn nhìn tổng thể khu vực
Đơng Nam Á như một điểm đến đầy hứa hẹn mới mà trong đó, ngồi Việt Nam thì
Myanmar, Thái Lan và Philippines cũng thu hút nhiều sự chú ý của các quỹ này.
Làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thập kỉ qua có xu hướng tăng
mạnh, nhất là từ thời điểm những thàng cuối năm 2006 và sáu tháng đầu năm 2007, khi
Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Kết thúc năm 2006, Việt Nam thu hút được khoảng
500 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, bằng 1/3 tổng số vốn Việt Nam thu hút
được từ trước tới nay.

Xét riêng đầu tư gián tiếp nước ngồi qua chứng khốn, số liệu mới nhất cho
thấy, chỉ trong tháng 1 năm 2014 đã có tới 70 triệu USD từ các quỹ nước ngồi đổ vào
thị trường chứng khốn. Năm 2013, dịng vốn đạt 325 triệu USD – chỉ tính lượng mua
trên sàn, chưa tính dịng vốn đầu tư vào lĩnh vực đầu tư tư nhân và các thương vụ
M&A ngoài sàn. Trước đó, vào năm 2012, dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào
thị trường này là 300 triệu USD, tăng 25% so với 2011. Điều này chứng tỏ làn sóng
đầu tư gián tiếp vẫn chưa có dấu hiệu suy yếu, và chúng ta vẫn hồn tồn có thể tận
dụng thời cơ của mình.

2.3.2 Khả năng tăng trưởng của khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương được Ngân hàng
thế giới (WB) cơng bố ngày 06 – 10 - 2014 các nước đang phát triển khu vực Đơng
Á – Thái Bình Dương vẫn tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các khu vực
khác trên thế giới, ở mức 6,9% trong năm 2014 và 2015, giảm so với mức 7,2% năm
2013. Tại Trung Quốc, tăng trưởng sẽ giảm nhẹ xuống còn 7,4% trong năm nay và 7,2%
trong năm 2015, khi nước này thực hiện những cải cách về cơ cấu nhằm giải quyết những
yếu kém về tài chính và những điểm nghẽn mang tính cơ cấu của nền kinh tế. Theo Báo
cáo, Việt Nam nằm trong nhóm các nước đã định vị tốt và sẽ hưởng lợi từ xuất khẩu gia
tăng khi kinh tế thế giới hồi phục. Điều này phản ánh sự hội nhập sâu rộng vào kinh tế
toàn cầu và chuỗi giá trị của khu vực – những nhân tố đã điều chỉnh thương mại toàn cầu
trong suốt 20 năm qua. WB nhận định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định hơn trong
năm 2014 với lạm phát ở mức thấp và các cán cân được củng cố. Tăng

21


trưởng kinh tế chậm hơn đã hối thúc Chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng tăng
trưởng tín dụng vẫn bị hạn chế bởi sức khỏe của các ngân hàng và nhu cầu của khu
vực tư nhân. WB dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt 5,4%, 5,5% và
5,8% trong năm 2014, 2015, 2016; tỷ lệ lạm phát vẫn sẽ được kiềm chế ở mức một con
số. Tỷ lệ lạm phát của các năm nói trên lượt ở mức 4,5%, 5% và 5%.
Trong nền kinh tế tồn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong q trình tái sản xuất
hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi khác, nhằm phát
huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Việt
Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngồi.
Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài
hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như:
nguồn lao động, thị trường, tài nguyên… Hơn nữa, Việt Nam ngày càng khẳng định
vai trị, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự

quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam, đặc biệt là thời điểm Việt Nam gia
nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ
hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Các thể chế của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn; Việt Nam đã gia nhập
WTO và đã tạo ra một làn sóng đầu tư mới sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC
vào tháng 11 năm 2006; đồng thời Việt Nam đang tiến hành đẩy nhanh lộ trình cổ phần
hố các doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng,
điện lực và bưu chính viễn thơng. Việc cổ phần hoá này sẽ cung cấp lượng cổ phiếu
hàng tỷ USD ra thị trường. Bên cạnh đó, các nghị định và chính sách về cổ phần hố
và luật doanh nghiệp đã chín muồi và bắt đầu phát huy hiệu quả sau một thời gian thử
nghiệm như việc bãi bỏ hạn chế tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi trong các
doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường chứng khốn Việt Nam được đánh giá là đang ở giai đoạn đầu của sự
phát triển. Đây cũng là thời điểm nở rộ các cơng ty chứng khốn thành lập mới trong
nước.
Nhiều cơng ty chứng khốn nước ngồi đã bắt đầu đến Việt Nam bằng việc thành
lập các văn phòng đại diện, xây dựng vốn, kinh nghiệm và nắm bắt thị trường để sẵn
sàng nhập cuộc ngay khi các rào cản được xóa bỏ. Nhờ có sự tham gia thị trường của
các cơng ty chứng khốn sẽ làm thị trường sơi động hơn. Bên cạnh đó, việc tham gia
ngày càng nhiều các cơng ty chứng khốn nước ngồi với vai trị là định chế trung gian
trên thị trường sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, đồng
thời tạo điều kiện tăng cường trao đổi kiến thức và kỹ năng chun mơn, góp phần
thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn trong nước. Sức ép cạnh
tranh lớn cũng buộc các cơng ty chứng khốn trong nước phải chủ động điều chỉnh mơ
hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thơng tin nhằm tạo
lợi thế với cơng ty nước ngồi.
22


2.3.3 Việt Nam nâng hạng mức tín nhiệm trên thế giới

Từ tháng 9/2014 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức tín nhiệm đối
với Việt Nam từ B2 lên B1 và đánh giá triển vọng ổn định. Fitch nâng hạng mức tín nhiệm
của VN từ B+ lên BB-, nhưng thực chất BBB- mới là mức tín nhiệm trung bình mà các
nhà đầu tư đáng bỏ tiền. Tuy nhiên, gần đây Bộ Tài chính đã phát hành thành cơng trái
phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối lượng 1 tỷ Đô la
Mỹ theo hình thức 144A/Quy chế S, đạt mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự
kiến là 5,125%/năm, đây là mức lãi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến
nay (lần lượt là 6,875%/năm và 6,755/năm đối với trái phiếu phát hành năm 2005 và
2010). Điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư quốc tế ngày càng có xu hướng chấp nhận rủi ro
cao hơn và đã chấp nhận mạo hiểm hơn khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.

2.3.4 Niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Tổng vốn đầu tư xã hội và của từng thành phần kinh tế ở Việt Nam đã tăng
trưởng trở lại, niềm tin của giới đầu tư đang dần phục hồi.
Sự xuất hiện của dòng tiền lớn vào thị trường chắc chắn là một dấu hiệu tốt thể
hiện sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư tới chứng khoán và quan trọng hơn niềm
tin của các nhà đầu tư đã lớn hơn rất nhiều. Theo Quỹ Đầu tư Dragon Capital, giá trị
dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi vào Việt Nam tính đến ngày 15/8/2014 đã lên tới
416 triệu USD, một mức tăng đáng kể so với con số 326 triệu USD giá trị mua rịng
của cả năm ngối. Kết quả này là một minh chứng phản ánh khá rõ xu hướng nhà đầu
tư nước ngồi đang tích cực hơn trong việc trở lại tìm kiếm các cơ hội kinh doanh tại
Việt Nam, trong bối cảnh các điều kiện vĩ mô đã ổn định hơn nhiều so với cách đây 3
năm. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, tỉ giá ổn định trong khi Việt Nam vẫn đang
tiếp tục q trình chuyển đổi sang một mơ hình tăng trưởng mới bền vững hơn. Điều
này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ vào những tháng cuối năm 2006 và
đầu 2007, sau những sự kiện nổi bật là Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao
APEC tháng 11/2006, và ngay sau đó là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính
thức Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cùng với kết quả tăng trưởng kinh tế trong
nhiều năm qua, những sự kiện dồn dập này mang lại niềm hứng khởi cho các nhà đầu

tư trong nước về triển vọng đầu tư. Tính đến tháng 12/2006, số lượng tài khoản giao
dịch của các nhà đầu tư mở tại các cơng ty chứng khốn là trên 120.000, gấp 3 lần cuối
năm 2005 và hơn 30 lần so với năm đầu mở thị trường. Trong q 1 năm 2007 đã có
khoảng 60 ngàn tài khoản được mở, bằng số lượng của cả giai đoạn 5 năm đầu (20002005).
Như vậy, nằm trong khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây, Việt Nam đang được đánh giá là
một trong những điểm nóng về mơi trường đầu tư kinh doanh trên bản đồ thế giới.
23


2.4 Thách thức đối với môi trường đầu tư chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam
2.4.1 Tình trạng tham nhũng, tham ô ở mức cao
Vấn nạn tham nhũng, tham ô đang đặt nước ta trước nguy cơ bị mất lợi thế so với
các nước khác trong việc thu hút đầu tư.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là hành vi lợi dụng quyền hành để
gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân; tham ô là hành vi lợi dụng quyền hành để lấy
cắp của công. Đây đều là những hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lí
kinh tế - xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực.
Tại Việt Nam, tham nhũng và tham ô là vấn đề nóng trong suốt nhiều năm qua
nhưng nhà nước vẫn chưa tìm được cách giải quyết triệt để. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng
tiêu cực tới hiệu quả đầu tư nói chung. Đặc biệt, nạn tham nhũng cộng với việc ban quản
lý doanh nghiệp không công bố thông tin đầy đủ và kịp thời cho cổ đông cịn làm suy
giảm lịng tin của cơng chúng đầu tư nước ngoài. Qua nhiều vụ việc xảy ra, các nhà đầu tư
nước ngoài ngày càng e ngại việc Ban lãnh đạo cơng ty có thể bịn rút đồng vốn đầu tư
của họ và lợi nhuận của công ty để sử dụng vào mục đích khơng bình thường.

Ngày nay, khi xu hướng tự do hóa đầu tư đang ngày càng mở rộng, chúng ta phải
đối mặt với rất nhiều đối thủ để có thể nhận được nguồn vốn nước ngồi. Tuy nhiên,
tham nhũng, tham ô là một trong những yếu tố chính khiến cho mơi trường đầu tư nói
chung và mơi trường đầu tư chứng khốn nói riêng của Việt Nam mất đi lợi thế trong

mắt các nhà đầu tư và giảm dần độ hấp dẫn so với các nước láng giềng khác.
Xếp hạng
Quốc gia
Điểm
Nhìn vào bảng bên, có thể thấy: so với
các quốc gia như Singapore, Brunei,
1
Singapore
91.3
Malaysia và Thái Lan, tình trạng tham nhũng
2
Brunei
70.7
của Việt Nam năm 2013 ở mức trầm trọng
3
Malaysia
56.2
hơn hẳn với số điểm có sự cách biệt khá lớn
4
Thái Lan
48.6
(1/2 so với Brunei và ~1/3 so với Singapore).
5
Philippines
36.4
Việt Nam được xếp vào nửa sau với các nước
6
Việt Nam
34.4
như Indonesia, Campuchia, Myanmar và Lào.

Tuy nhiên, cách biệt không nhiều dự báo rằng
7
Indonesia
33.1
các nước cịn lại đó có thể vươn lên vượt
8
Campuchia
29.6
chúng ta bất cứ lúc nào. Như vậy, xét nguyên
9
Myanmar
29.3
về khía cạnh tham nhũng, khi các nhà đầu tư
10
Lào
28.0
lớn thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á,
họ sẽ bị thu hút bởi các môi trường trong Bảng: Đánh giá tình trạng tham nhũng
sạch, tính minh bạch cao hơn. Việt Nam khi của một vài quốc gia Đông Nam Á 2013
ấy hầu như sẽ chỉ được nhận nguồn vốn từ (Asia Pacific Investment Climate Index –
các nhà đầu tư đến chậm – thường là quy mơ 2013)
nhỏ và thích rủi ro.
24


2.4.2 Quy mô nguồn vốn FPI tăng trưởng quá nhanh
Sự di chuyển quá mức dòng vốn FPI vào một quốc gia sẽ đưa nền kinh tế rơi vào
tình trạng phát triển quá nóng và khủng hoảng xảy ra khi nền kinh tế gặp phải những
cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài. Điều này đặc biệt nguy hiểm hơn khi có sự
đầu cơ nâng giá của các NĐT nước ngồi. Hơn nữa, sự di chuyển q mức của dịng

vốn FPI cũng khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương. Lý thuyết và
thực tế cho thấy, thơng qua sự di chuyển của dịng vốn FPI, những thay đổi mang tính
chu kỳ ở nền kinh tế của các nước phát triển sẽ nhanh chóng tác động tới hệ thống tài
chính nội địa và khủng hoảng sẽ xảy ra một khi hệ thống này khơng thích ứng với
những thay đổi đó. Ngồi ra, lượng vốn FPI đổ vào một nước nhanh chóng có thể dẫn
đến tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt.
Nhận định này có thể được lí giải cụ thể như sau: khi nguồn vốn FPI vào Việt
Nam tăng trưởng quá nhanh, nó sẽ tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ do nguồn ngoại tệ đổ
vào ồ ạt (nhu cầu đồng nội tệ tăng). Nếu NHTW điều chỉnh cung tiền không kịp thời,
đồng nội tệ sẽ tăng giá, dẫn đến giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nâng khả
năng cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Kết quả là tài khoản vãng lai, hạng mục quan
trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế quốc gia, rơi vào tình trạng thâm hụt.
2.4.3 Xuất hiện các hình thức nghiệp vụ đầu tư mới
Đây là một hệ quả tất yếu khi nguồn vốn đầu tư gián tiếp nói chung và vốn đầu tư
qua chứng khốn nói riêng tăng lên. Nó đặt ra những thách thức về khả năng quản lí của
doanh nghiệp cũng như nhà nước Việt Nam. Các nghiệp vụ đầu tư mới có thể kể đến:

- Nghiệp vụ tự doanh: Hoạt động tự doanh của cơng ty chứng khốn là q trình
tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khốn cho chính mình. Đây được coi là một
khoản đầu tư của cơng ty bởi vì hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích thu lợi
nhuận cho chính cơng ty thơng qua hành vi mua bán chứng khoán với khách hàng.
Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao
dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính cơng ty.
Hoạt động tự doanh được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên SGDCK
hoặc thị trường OTC. Trên thị trường OTC hoạt động tự doanh của cơng ty chứng
khốn được thực hiện thơng qua hoạt động tạo lập thị trường. Lúc này, công ty chứng
khốn đóng vai trị là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất
định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán với khách hàng
để hưởng chênh lệch giá.
Đối với các cơng ty chứng khốn ở nước ta hiện nay thì chỉ có một số cơng ty thực

hiện hoạt động này bởi vì theo quy định của pháp luật thì muốn thực hiện nghiệp vụ này
thì cơng ty chứng khốn cần đáp ứng được một số yêu cầu mà đầu tiên là phải có vốn điều
lệ 12 tỷ. Bên cạnh đó, nghiệp vụ tự doanh cũng là một hoạt động khó khăn và phức tạp,
hoạt động này có thể mang lại cho cơng ty chứng khốn những khoản lợi nhuận lớn

25


nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất khơng nhỏ. Để thực hiện nghiệp vụ này thành
cơng, ngồi đội ngũ nhân viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhạy
với những biến động của thị trường, cơng ty chứng khốn cịn phải có một chế độ phân
cấp quản lý và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, trong đó việc xây dựng chế độ
phân cấp quản lý và ra quyết định đầu tư... là một trong những vấn đề then chốt, quyết
định sự sống cịn của cơng ty. Đây là một điều bất lợi đối với một số cơng ty chứng
khốn khi khơng có đủ điều kiện về vốn trong khi đội ngũ nhân viên có trình độ
chun mơn và khả năng phân tích.
- Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của cơng ty
chứng khốn là việc thực hiện các đợt chào bán và phân phối chứng khoán cho các
doanh nghiệp cổ phần hố ra cơng chúng và thực hiện bảo lãnh. Có thể nói nghiệp vụ
bảo lãnh phát hành là một trong những nghiệp vụ phổ biến ở các cơng ty chứng khốn,
nó giúp cho tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán,
tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khốn trong giai đoạn
đầu sau khi phát hành. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có một số cơng ty
chứng khốn thực hiện nghiệp vụ này, đó là những cơng ty có ngân hàng mẹ hỗ trợ rất
nhiều về năng lực, vốn, các quan hệ sẵn có.
- Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư là việc
thực hiện quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khốn thơng qua
danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn
nguồn vốn cho khách hàng. Việc lập và quản lý danh mục đầu tư đòi hỏi phải có đội
ngũ nhân viên có trình độ chun mơn có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính.

Chính vì vậy để có thể hoạt động tốt tạo lòng tin cho khách hàng đồng thời thu được
nguồn lợi nhuận trong tương lai cho cơng ty thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động
của nghiệp vụ này. Với các doanh nghiệp chứng khốn Việt Nam cịn có quy mơ nhỏ,
gia nhập thị trường chứng khốn chưa lâu nên cịn non trẻ, thiếu kinh nghiệm và
chun mơn thì việc xuất hiện các nghiệp vụ mới trên thị trường chứng khốn Việt
Nam địi hỏi các u cầu cao về vốn và kỳ thuật, nguồn nhân lực trình độ cao là một
thách thức lớn khi tham gia thị trường chứng khoán.
2.4.4 Cạnh tranh bình đẳng với các nhà đầu tư quốc tế
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã và đang trở thành môi trường cạnh tranh và thu hút
nhiều nhà đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, với chính sách pháp luật thơng thống, sự hỗ trợ
của trung ương và sự phá rào của một số địa phương nhằm nâng cao chỉ số cạnh tranh, đơi
khi với sự hào phóng q mức trong chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngồi trong
các chính sách về thuế, đất đai thì lại trở thành bài tốn khó cho các nhà đầu tư trong
nước. Ngày 15/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg về tỷ
lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngồi trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo đó,
nhà đầu tư nước ngồi được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại
chúng, tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng

26


khoán đại chúng, tối đa 49% vốn điều lệ của một cơng ty đầu tư chứng khốn đại
chúng. Sắp tới hàng loạt các đạo luật như Luật đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản
được sửa đổi càng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc nới
rộng tỷ lệ đầu tư và thả lỏng các chính sách của nhà nước cho các nhà đầu tư quốc tế
làm cho các nhà đầu tư có quyền can thiệp vào các quyết định của doanh nghiệp trong
đại hội cổ đơng, điều này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp.
Mặt khác, một thực trạng phổ biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị
thế trên thị trường rất thấp đặc biệt là thị trường quốc tế. Việc các nhà đầu tư ngày

càng được cho phép gia tăng tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp Việt Nam có thể dẫn đến sự
lo ngại về việc các nhà đầu tư nước ngồi thâu tóm hay áp đặt quyền lực lên doanh
nghiệp nội địa.

27


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy, chỉ số năng lực cạnh
tranh của Việt Nam năm 2013 xếp thứ 70/148 nền kinh tế, tăng 5 bậc so với năm 2012.
Hầu hết các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam đều ở dưới mức trung
bình, nhất là thể chế (xếp thứ 98), hạ tầng (xếp thứ 82), giáo dục đào tạo bậc cao (xếp
thứ 95), phát triển doanh nghiệp (xếp thứ 98), mức độ sẵn sàng về công nghệ (xếp thứ
102), thị trường tài chính (xếp thứ 93).
Báo cáo về mơi trường kinh doanh năm 2013 của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng
xếp hạng Việt Nam đứng thứ 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ, giảm 1 bậc so với năm
trước đó Các tiêu chí đánh giá về mơi trường kinh doanh của Việt Nam là rất thấp, nhất
là bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (xếp thứ 169), tiếp cận điện năng (xếp thứ 155), xử lý
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (xếp thứ 149), nộp thuế (xếp thứ 138), thành
lập doanh nghiệp (xếp thứ 108).
Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta so với các nước trong
khu vực còn thấp. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về năng lực
cạnh tranh: Singapore xếp thứ 2, Malaysia thứ 20, Thái Lan thứ 31, Indonesia thứ 34,
Philippines thứ 52, Việt Nam thứ 68.Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới về môi
trường kinh doanh: Singapore xếp thứ 1, Malaysia thứ 18, Thái Lan thứ 26, Việt Nam
thứ 78, Philippines thứ 95, Indonesia thứ 114.
Để khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, Nhà nước cần phải có sự chủ động
đổi mới và nâng cao nhận thức đầy đủ, kịp thời, đúng đắn hơn về dòng vốn FPI, từ đó
xây dựng và triển khai các phương án, giải pháp, chính sách cần thiết.
3.1 Giải pháp khắc phục điểm yếu

3.1.1 Đối với những bất cập trong luật
Về vấn đề này, chúng ta chỉ có thể trơng đợi vào sự nhìn nhận và thay đổi của các
cơ quan nhà nước qua các kì họp Quốc hội.
Nhà nước nên tiến hành rà sốt pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để bổ
sung nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến
lĩnh vực ưu đãi, thủ tục đầu tư chứng khoán. Đồng thời xem xét, rà soát, bổ sung, sửa
đổi Luật Chứng khoán hiện hành theo hướng tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước
đối với các giao dịch diễn ra trên thị trường chứng khốn. Hồn thiện cơ sở pháp lý
điều chỉnh hoạt động của các định chế trên thị trường như các quỹ đầu tư; các nhà đầu
tư cá nhân và các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp cả trong nước và nước ngoài, nâng
cao chất lượng hàng hóa trên thị trường…
Song song với đó cần xây dựng và vận hành tốt các cơ chế quản lý giám sát bảo đảm
cạnh tranh lành mạnh và sự an tồn của thị trường tài chính. Cụ thể là phát triển hệ thống
cảnh báo sớm và chủ động xây dựng phương án đối phó thích hợp nhằm giám sát

28


và phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ biến động thị trường tài chính tiêu cực do đầu cơ,
tội phạm, độc quyền, lũng đoạn và sự mù quáng thị trường; phát triển hệ thống thông
tin, các dịch vụ tư vấn, dịch vụ bổ trợ tư pháp trực tiếp hỗ trợ đầu tư gián tiếp. Đặc biệt
cần làm rõ các quy định của pháp luật về chế độ, quy trình, trách nhiệm và chất lượng
công bố thông tin đối với các cơ quan nhà nước, cũng như đối với doanh nghiệp phát
hành chứng khoán,
3.1.2 Đối với rủi ro trên thị trường chứng khốn
Bất kể mơi trường kinh doanh, đầu tư nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhà đầu tư
không thể mong đợi vào một biện pháp có thể giải quyết triệt để những rủi ro này, mà
chỉ có thể tìm cách tránh/phịng ngừa rủi ro thơng qua sự lựa chọn đúng đắn, hợp lí.
Chính vì thế, giải pháp cho vấn đề này dành cho phía các nhà đầu tư.
- Rủi ro lừa đảo trên thị trường:

+ Tránh xa các cổ phiếu nhỏ, ít thơng tin, ít người quan tâm, trừ khi tiếp cận được
với các giám đốc điều hành đáng tin cậy của các cơng ty đó, bởi cổ phiếu càng
nhỏ và ít thơng tin thì càng dễ bị lừa đảo và lũng đoạn.
+ Khi cổ phiếu đang giữ là của doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo, nhà đầu tư nên
loại nó ra khỏi danh mục đầu tư, kiểm tra lại cẩn thận trước khi quyết định có nên
đầu tư vào loại cổ phiếu đó khơng.
+ Xây dựng khả năng tự phân tích và thu thập thơng tin, tự xác định được giá trị
của các cổ phiếu, để tránh bị các cị mồi khích động.
- Rủi ro về thơng tin:
+ Tương tự như với rủi ro lừa đảo, nhà đầu tư nên tránh các cổ phiếu không đáng
tin cậy, đặc biệt là các cổ phiếu nhỏ, mờ ám.
+ Dành cơng sức, thời gian và tiền chi phí một cách thích đáng cho việc thu thập
thơng tin.
- Rủi ro về hoạt động của doanh nghiệp:
+ Đa dạng hóa cổ phiếu, để nếu cổ phiếu này bị rủi ro về doanh nghiệp thì có cổ
phiếu khác bù lại.
+ Chọn lựa cổ phiếu của các doanh nghiệp đang mạnh và tương đối ít rủi ro, loại
khỏi danh mục đầu tư các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ suy yếu hay phá sản (ví
dụ như nợ quá nhiều mà tỷ lệ lợi nhuận kém, công nghệ lỗi thời,…).
- Rủi ro đầu cơ:
+ Xây dựng trước các tình huống có thể xảy ra và tính trước cách xử lý tình
huống để tránh hoang mang, thụ động.
29


×