Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận đầu tư quốc tế tác động của hiệp định VKFTA đến hoạt động đầu tư quốc tế tại việt nam giai đoạn 2016 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.28 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM - HÀN QUỐC (VKFTA)
1.1. Giới thiệu Hiệp định VKFTA
1.1.1. Lịch sử ra đời
Đàm phán VKFTA được chính thức khởi động tại Hà Nội vào ngày 6/8/2012. Từ
tháng 8/2012 đến tháng 12/2014, hai bên đã tiến hành 8 vòng đàm phán chính thức và
8 phiên họp giữa kỳ, họp cấp Trưởng đoàn đàm phán. Ngày 10/12/2014, nhân dịp Hội
nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN - Hàn Quốc,
Chính phủ hai nước đã tuyên bố kết thúc đàm phán; Ngày 29/3/2015: Hai bên ký tắt
VKFTA, hướng tới ký kết chính thức Hiệp định trong vòng 6 tháng đầu năm 2015.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) ký ngày 05/05/2015 tại
Việt Nam. Chính phủ Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt thực
hiện Hiệp định VKFTA tại Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 20/08/2015 và có hiệu lực kể
từ ngày 20/12/2015.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong Hiệp định VKFTA,
Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 201/2015/TT-BTC ngày 16/12/2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để
thực hiện Hiệp định VKFTA 2015-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2015.
Nghị định số 131/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về việc ban hành
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại
Tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2016-2018 bãi bỏ Thông tư 201/2015/TT-BTC.
Các nội dung trong Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 131/2016/NĐ-CP như mã
hàng, tên gọi và mơ tả hàng hóa, mức thuế suất cụ thể cho từng mặt hàng, thời gian áp
dụng được giữ nguyên theo Thông tư số 201/2015/TT-BTC đã ban hành của Bộ Tài
chính.
1.1.2. Nội dung khái quát của Hiệp định VKFTA
Hiệp định gồm 17 Chương (208 Điều), 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy
định. Các Chương chính là:
3





Thương mại hàng hoá
 Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) và
 Các biểu cam kết thuế quan cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường)



Quy tắc xuất xứ



Thuận lợi hóa hải quan



Phịng vệ thương mại



Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)



Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)



Thương mại Dịch vụ
 Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn) với các Phụ lục về Dịch vụ Viễn

thơng, Dịch vụ Tài chính, Di chuyển thể nhân
 Các biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường)



Đầu tư



Sở hữu trí tuệ



Thương mại Điện tử



Cạnh tranh



Minh bạch



Hợp tác kinh tế



Thể chế và các vấn đề pháp lý.


1.2. Chính sách về đầu tư của Hiệp định VKFTA
Chương về Đầu tư trong VKFTA được chia làm 02 phần:
Phần A – Đầu tư, bao gồm:


Các cam kết về nguyên tắc chung (bao gồm các định nghĩa, các quy định chung
về nghĩa vụ Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc…)

4




Các cam kết về mở cửa của từng Bên (Mỗi bên sẽ có một Danh mục bảo lưu các
biện pháp/lĩnh vực không phải áp dụng một số nguyên tắc đầu tư (Danh mục các
biện pháp khơng tương thích).
Hiện tại, Phụ lục về Danh mục các biện pháp/lĩnh vực bảo lưu vẫn chưa được

hình thành. Hai bên cam kết sẽ tiến hành đàm phán về Danh mục này ngay sau khi
Hiệp định có hiệu lực và sẽ kết thúc đàm phán trong vòng 1 năm.
Phần B – Giải quyết tranh chấp đầu tư, bao gồm phạm vi, nguyên tắc và quy
trình thủ tục giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa Nhà nước của một
Bên của Hiệp định và nhà đầu tư của Bên kia.
Về cơ bản, các cam kết trong Chương đầu tư phù hợp với Hiến pháp và các quy
định hiện hành của pháp luật Việt Nam như Luật Đầu tư năm 2005. Việc thực hiện
Chương này khơng địi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của pháp luật
Việt Nam. Nội dung của Chương cũng phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3
của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và tương thích với các cam kết
quốc tế khác về đầu tư.

1.2.1. Cam kết về Đầu tư
Mỗi Bên cam kết sẽ đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu từ và khoản đầu tư của
các nhà đầu tư của Bên kia thông qua các nghĩa vụ quy định cụ thể trong Chương đầu
tư. Trong đó, 4 nghĩa vụ cơ bản là:
Đối xử quốc gia (NT):
Mỗi Bên sẽ dành cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư được bảo hộ của Bên
kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử của Bên đó dành cho các nhà đầu tư
và khoản đầu tư của bên mình.
Đối xử tối huệ quốc (MFN):
Mỗi bên sẽ dành cho các nhà đầu tư và các khoản đầu tư được bảo hộ của Bên kia sự
đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử của Bên đó dành cho các nhà đầu tư và các
khoản đầu tư của bất kỳ bên thứ ba nào, trừ trường hợp sự đối xử đó là theo các hiệp
định đã có với bên thứ ba hoặc hiệp định giữa các thành viên ASEAN. Trong tương lai
5


nếu một Bên ký bất kỳ thỏa thuận hay hiệp định nào với bên thứ ba mà dành các đối xử
ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư và khoản đầu tư của bên đó thì cũng khơng phải dành sự
đối xử tương tự cho các nhà đầu tư và khoản đầu tư của Bên kia nhưng phải dành cho
Bên kia cơ hội thỏa đáng để đàm phán về việc hưởng các ưu đãi đó nếu được yêu cầu.
Các yêu cầu về hoạt động (Performance Requirements - PR)
Các Bên cam kết không áp dụng một số biện pháp ảnh hưởng đến các nhà đầu tư của
Bên kia như các yêu cầu: nhà đầu tư phải đạt một tỷ lệ hàm lượng nội địa nhất định; ưu
tiên mua hàng nội địa; ràng buộc tỷ lệ nhập khẩu với xuất khẩu; hạn chế việc bán hàng
trên lãnh thổ của nước đó; xuất khẩu hàng đạt một tỷ lệ nhất định; chuyển giao cơng nghệ,
quy trình, bí quyết sản xuất cho chủ thể của Bên kia.... Nhân sự quản lý cao

cấp (SMBD) Các Bên cam kết không đặt ra các yêu cầu về quốc tịch đối với nhân sự
quản lý cao cấp trong doanh nghiệp đầu tư của Bên kia, nhưng có thể yêu cầu đa số
thành viên Hội đồng quản trị phải mang một quốc tịch nhất định, hoặc phải cư trú trên

lãnh thổ của Bên nhận đầu tư nhưng không được làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng
kiểm soát khoản đầu tư của nhà đầu tư
Lưu ý:
Bốn nghĩa vụ trên (NT, MFN, PR, SMBD) sẽ không áp dụng đối với - Các trường
hợp thuộc Danh mục các biện pháp không tương thích hiện tại của mỗi Bên (dù sau
này các biện pháp đó có được sửa đổi nhanh (prompt renewal) hoặc thay đổi (mà
khơng làm giảm mức độ tương thích) ở:


Cấp chính quyền trung ương như được nêu trong Phụ lục I về Danh mục các biện
pháp khơng tương thích hiện tại của mỗi Bên (Phụ lục này sẽ được đàm phán
sau); hoặc



Cấp chính quyền địa phương - Các biện pháp (bất kỳ, hiện tại hoặc trong tương
lai) của mỗi Bên được nêu trong Phụ lục II về Danh mục các biện pháp khơng
tương thích của mỗi Bên.
Ngồi 04 nghĩa vụ cơ bản trên, các Bên cịn có các cam kết về Tiêu chuẩn đối xử,

Đền bù thiệt hại, Tước quyền sở hữu và Bồi thường, Chuyển tiền, Thế quyền, Từ chối
6


lợi ích... nhằm đảm bảo quyền lợi/đền bù quyền lợi khi bị vi phạm cho các nhà đầu tư
của Bên kia.
1.2.2. Cam kết về Giải quyết tranh chấp đầu tư
Tương tự như trong AKFTA, VKFTA cũng áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp
Nhà nước – nhà đầu tư nước ngồi (ISDS). Tuy nhiên, cơ chế ISDS trong VKFTA có
phạm vi áp dụng rộng hơn, và có các quy định về quy trình và thủ tục cụ thể hơn trong

AKFTA.
Phạm vi áp dụng:
Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong VKFTA chỉ áp dụng cho các tranh chấp
giữa một Bên (tư cách Nhà nước) và nhà đầu tư của Bên kia do Nhà nước đó vi phạm
một số nghĩa vụ cam kết về đầu tư trong Hiệp định gây thiệt hại đến nhà đầu tư hoặc
khoản đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia liên quan đến việc quản lý, thực hiện, vận
hành, hoặc bán hoặc các hình thức định đoạt khác khoản đầu tư đó.
Chủ thể giải quyết tranh chấp
Nhà đầu tư có quyền đưa tranh chấp ra giải quyết tại:


Tịa án hành chính của nước nhận đầu tư: quy trình và thủ tục sẽ theo quy định và
pháp luật của nước đó



Trọng tài: theo quy trình và thủ tục quy định trong Hiệp định
Chú ý: Trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc đã cam kết chấp thuận việc khởi

kiện tranh chấp ra trọng tài phù hợp với các quy định trong Hiệp định.
Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Bước 1 – Thông báo về ý định khởi kiện ra trọng tài
Khi phát sinh tranh chấp và nhà đầu tư muốn kiện Nhà nước nhận đầu tư ra
trọng tài thì sẽ phải gửi Thơng báo bằng văn bản cho Nhà nước đó về ý định khởi kiện
ra trọng tài ít nhất 90 ngày trước khi nộp đơn kiện.
Bước 2 – Tham vấn
7


Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư gửi Thông báo về ý định khởi kiện ra

trọng tài, các bên phải tiến hành tham vấn và thương lượng.
Bước 3 – Nộp đơn kiện
Nếu tham vấn không thành công, nhà đầu tư nếu đáp ứng được các điều kiện sau:


Nhà đầu tư chấp thuận việc khởi kiện ra trọng tài phù hợp với các thủ tục mà
Hiệp định quy định;



Thời điểm nộp đơn diễn ra ít nhất 6 tháng kể từ khi phát sinh sự kiện tranh chấp;



Thời điểm nộp đơn diễn ra không quá 3 năm kể từ ngày nhà đầu tư biết về việc vi
phạm và thiệt hại phát sinh từ vi phạm;



Nhà đầu tư đã gửi Thông báo về ý định khởi kiện, và



Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp là pháp nhân của Nước nhận đầu tư mà nhà đầu tư
sở hữu, hoặc kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp (chỉ trong trường hợp tranh chấp
liên quan đến thiệt hại về lợi ích của nhà đầu tư trong doanh nghiệp đó) đã từ bỏ
quyền khởi kiện ra tịa án hành chính của nước nhận đầu tư cũng như bất kỳ cơ
chế giải quyết tranh chấp nào khác (trừ các thủ tục yêu cầu tòa án áp dụng biện
pháp tạm thời theo pháp luật nội địa, không liên quan tới việc bồi thường thiệt
hại). thì nhà đầu tư đó có thể nộp đơn khởi kiện ra trọng tài:




Theo Công ước ICSID và Quy tắc ICSID về Tố tụng trọng tài, nếu cả hai Bên
(Việt Nam và Hàn Quốc) là thành viên của Công ước ICSID



Theo Quy tắc Phụ trợ ICSID, nếu chỉ một Bên là thành viên của Công ước ICSID;



Theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL; hoặc



Nếu cả hai bên tranh chấp đồng ý, theo bất kỳ tổ chức trọng tài nào hoặc bất kỳ
quy tắc trọng tài nào
Bước 4 – Giải quyết tranh chấp
Tùy theo tổ chức trọng tài và quy tắc trọng tài mà các bên tranh chấp lựa chọn, và

phù hợp với các quy định của Hiệp đinh, rọng tài giải quyết tranh chấp của các bên sẽ
được thành lập và tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các bên.
8


Bước 5 – Thực thi phán quyết
Phán quyết của trọng tài là chung thẩm, các bên phải tôn trọng và tn thủ phán
quyết đó khơng chậm trễ. Trong trường hợp kết luận cuối cùng của trọng tài khẳng
định nước nhận đầu tư có vi phạm, thì trọng tài có thể ra phán quyết, riêng rẽ hoặc

chung, về các nội dung sau:


Thanh toán thiệt hại về tiền và tiền lãi nếu có; hoặc



Khơi phục tài sản, hoặc bồi thường tiền và tiền lãi (nếu có) thay cho việc khơi
phục tài sản



Chi phí trọng tài phù hợp với quy tắc trọng tài được lựa chọn áp dụng.

1.3. Đánh giá tác động của Hiệp định VKFTA đối với doanh nghiệp
1.3.1. Cơ hội


Cơ hội từ Xuất khẩu
So với AKFTA, trong VKFTA Hàn Quốc mở cửa nhiều hơn cho các sản phẩm xuất

khẩu của Việt Nam do đó các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội tiếp cận thị trường này:

- Hàn Quốc lần đầu tiên mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm được coi là
nhạy cảm cao của nước này như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang… (thuế nhập khẩu của
Hàn Quốc đối với những mặt hàng này hiện rất cao từ 241- 420%). Đây là cơ hội rất
lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ hai có FTA song phương với Hàn
Quốc sau Singapore (Hàn Quốc hiện cũng đang đàm phán FTA với Indonesia). Vì vậy
trong ngắn hạn thì Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ

ASEAN còn lại.
Thị trường Hàn Quốc tuy là một thị trường phát triển với các u cầu và địi hỏi
tương đối cao nhưng nhìn chung vẫn dễ tính hơn các thị trường như EU, Mỹ hay Nhật
Bản. Do đó, việc tăng cường quan hệ thương mại với thị trường này là bước chuẩn
bị/tập dượt tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới khi tiến sâu hơn vào
các thị trường khó tính hơn.
9


Trong các FTA trước đây của Việt Nam, AKFTA là FTA mà Việt Nam tận dụng
được tốt nhất các lợi thế về thuế quan – có tới 70-80% hàng hóa xuất khẩu sang Hàn
Quốc đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan từ
Hiệp định. Vì vậy, VKFTA cũng được kỳ vọng sẽ có tỉ lệ tận dụng cao như vậy để đem
lại nhiều lợi ích xuất khẩu hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.


Cơ hội từ Nhập khẩu:
Hiện tại Việt Nam đang nhập siêu từ Hàn Quốc, nếu thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc

được tiếp tục giảm so với với AKFTA thì người tiêu dùng, các doanh nghiệp nhập khẩu
cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ
được hưởng thêm nhiều lợi ích từ FTA này. Ngoài ra, dự kiến Quy tắc xuất xứ trong
FTA giữa Việt Nam với EU (EVFTA) sẽ cho phép cộng gộp xuất xứ nguyên liệu nhập
khẩu từ Hàn Quốc để được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang EU. Nếu như
vậy việc giảm thuế cho các nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc theo VKFTA sẽ giúp
các doanh nghiệp hưởng lợi ở cả EVFTA Cơ hội từ thu hút Đầu tư: Trong nhiều năm
qua, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Các cam kết mở cửa thị
trường rộng hơn cho dịch vụ và đầu tư của Hàn Quốc, cũng như các cam kết bảo hộ
đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư từ nước này theo VKFTA sẽ là động lực
để tăng cường thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam.

1.3.2. Thách thức


Thách thức trong việc tiếp cận thị trường Hàn Quốc
So với thị trường các nước ASEAN (hơn 600 triệu dân) hay Trung Quốc (gần

1.400 triệu dân) thì thị trường Hàn Quốc được coi là tương đối nhỏ (chỉ khoảng 50
triệu dân) trong khi đó yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm hay tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu cao hơn nhiều so với thị
trường các nước ASEAN hay Trung Quốc.
Với hệ thống bán lẻ đã được hình thành bài bản và các siêu thị có chuỗi phân phối
tương đối ổn định rồi, việc thâm nhập vào các kênh bán hàng của Hàn Quốc là tương đối
khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu khơng có chiến lược tìm hiểu thị

10


trường, quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ bản hàng, đảm bảo
số lượng/thời hạn giao hàng…thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể thâm nhập sâu
hơn vào thị trường này.


Thách thức tại thị trường nội địa:
Về hàng hóa: Thực hiện AKFTA, các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam đã gặp

nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc với giá cả
phải chăng và chất lượng/mẫu mã tốt hơn, nay VKFTA tiếp tục mở cửa thêm thị trường
trong nước cho hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ lại càng tạo thêm áp lực cho các doanh
nghiệp trong nước.
Về dịch vụ và đầu tư: Nếu như trong AKFTA Việt Nam hầu như khơng có cam

kết gì về dịch vụ và đầu tư cao hơn so với mức cam kết của Việt Nam trong WTO thì
trong VKFTA Việt Nam có nhiều cam kết mở cửa hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ và
đầu tư từ Hàn Quốc, đồng thời cũng cam kết mạnh hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp
Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài. Điều này một mặt gây ra áp lực cạnh tranh cho các
nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư trong nước vốn có năng lực cạnh tranh tương đối hạn
chế. Mặt khác, việc tăng cường các dự án đầu tư từ Hàn Quốc sẽ tạo ra áp lực cho các
cơ quan quản lý của nhà nước trong việc quản lý đầu tư cũng như các rủi ro khi xảy ra
các tranh chấp về đầu tư.

11


CHƯƠNG 2.

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016-2019

2.1. Đầu tư ODA
2.1.1. Bối cảnh hoạt động đầu tư ODA Việt Nam – Hàn Quốc trước VKFTA
Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 12 năm
1992. Trải qua gần 1/4 thế kỷ, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước phát
triển vượt bậc. Quan hệ hai nước từ đối tác bình thường trở thành “đối tác tồn diện
trong thế kỷ 21” vào năm 2001 và trở thành “đối tác hợp tác chiến lược” vào năm
2009. Đến nay, Hàn Quốc là đối tác lớn của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: Đứng thứ
nhất về đầu tư, đứng thứ hai về viện trợ ODA và đứng thứ 3 về thương mại.
Năm 2006, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Hiệp định thương mại tự do trong
khuôn khổ ASEAN - Hàn Quốc. Ngày 05/5/2016, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp
tác kinh tế, hai bên đã đàm phán và tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do song
phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). VKFTA mang tính tồn diện, có mức độ cam
kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích giữa hai bên. Hiệp định sẽ tăng khả năng xuất

khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như hàng nông thủy sản, công nghiệp
chế biến, dệt may, da giầy,... VKFTA được coi là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ
hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch,...
Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc và Hàn Quốc là nhà
tài trợ nguồn vốn ODA lớn thứ hai tại Việt Nam (sau Nhật Bản). Việt Nam được Hàn
Quốc chọn là 1 trong 26 nước thuộc “Đối tác chiến lược hợp tác ODA” vào năm 2011,
và được coi là nước trọng tâm và hình mẫu cung cấp ODA với 3 trọng tâm: Tăng
trưởng xanh, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam gồm 2 nguồn chính là viện trợ khơng
hồn lại và vốn vay ODA. Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang xây dựng Chiến lược
đối tác phát triển (CPS) với Việt Nam cho thời kỳ tới nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được
các mục tiêu về hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực khoa học kỹ
thuật trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020.
12


Nguồn vốn ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam tăng nhanh không chỉ về số
lượng (tăng 250 lần kể từ năm 1992) mà còn về chất lượng và đã có những đóng góp
quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tính bình qn, hàng năm
Hàn Quốc dành khoảng 300 triệu USD nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Từ năm 1992
đến hết năm 2015, Chính phủ Hàn Quốc đã ký hiệp định cho vay hoặc cam kết cung
cấp tín dụng cho Việt Nam với gần 60 dự án, trị giá khoảng 2,8 tỷ USD. Hiện nay, Hàn
Quốc đang có 34 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn cam kết 1,7 tỷ USD được
triển khai thực hiện và giải ngân hơn 0,9 tỷ USD.
2.1.2. ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019
Hàn Quốc có kế hoạch cung cấp cho Việt Nam vay 1,5 tỷ USD vốn ODA giai
đoạn 2016 - 2020; trong đó khoảng 0,9 tỷ USD sẽ dành cho hợp tác tài chính. Những
lĩnh vực ưu tiên gồm: Hạ tầng quy mô lớn, đường sắt, y tế, công nghệ thông tin.
Theo Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Hàn Quốc là nước viện trợ lớn thứ 2

của Việt Nam sau Nhật Bản và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn
Quốc với các dự án tiêu biểu như: Cầu Vàm Cống, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,
bệnh viện đa khoa TƯ Quảng Nam. Hàn Quốc viện trợ 215 triệu USD cho 6 dự án
gồm: Bệnh viện Đà Nẵng, Lào Cai, Nhà máy điện mặt trời Quảng Bình, chương trình
cấp thốt nước Long Xun, chương trình chống biến đổi khí hậu và Trung tâm thơng
tin dữ liệu chính phủ. Đại sứ Hàn Quốc cũng đã thơng báo về những đóng góp của các
doanh nghiệp Hàn Quốc cho công tác xã hội của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn
cầu gặp khó khăn, các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong
đào tạo, tình nguyện xã hội và tình nguyện y tế ... Hàn Quốc đã hỗ trợ 1,2 tỷ USD vốn
vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) cho giai đoạn 2012- 2015; tháng
11/2017, hai bên đã ký Hiệp định tín dụng khung Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2016
- 2020 với số vốn 1,5 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 40 nghìn lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Theo
thỏa thuận về chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngồi (EPS - trong đó có
Việt Nam, ký kết lần đầu vào ngày 2-6-2004, cứ hai năm một lần phía Hàn Quốc và Việt
Nam sẽ ký lại bản thỏa thuận để chương trình được triển khai liên tục. Tuy

13


nhiên, sau lần ký mới nhất (vào ngày 29-10-2010 và đã hết hiệu lực vào ngày 28-82012) cho đến nay, phía Hàn Quốc đã khơng ký tiếp MOU.
Năm 2013 Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH VN thông báo “tạm dừng tiến trình thỏa thuận giữa hai bên về chương trình cấp
phép việc làm cho lao động Việt Nam”. Thực tế, tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn
Quốc ngày một tăng cao và cao nhất trong 15 nước phái cử lao động tới Hàn Quốc.

Phía Hàn Quốc đã nhiều lần cảnh báo, nếu Việt Nam không giảm được tỉ lệ lao
động bỏ trốn, sẽ tạm dừng thực hiện thỏa thuận giữa hai bên (gọi tắt là MOU).
Tuy nhiên, theo Thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH)
ngày 18/3 cho biết, phía Hàn Quốc đã thông báo sẽ tiếp nhận 3.500 lao động Việt Nam
trong năm nay mặc dù chưa ký lại Thỏa thuận đặc biệt.

2.2. Đầu tư FDI
2.2.1. Bối cảnh quan hệ đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc trước VKFTA
Hợp tác kinh tế song phương chiếm vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ Việt
Nam - Hàn Quốc. Hiện nay, hai nước đã trở thành đối tác quan trọng của nhau. Hàn
Quốc luôn là một trong mười đối tác quan trọng của Việt Nam, cả về đầu tư và thương
mại.
Năm 2014 Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất với 4.110 dự án, 37,23 tỷ
USD vốn đăng ký. Vị trí hàng đầu này vẫn tiếp tục duy trì trong năm 2015 và 2016;
tính đến hết năm 2016 tổng số dự án còn hiệu lực là 5.781 dự án, tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt 50,8 tỷ USD. Tính đến hết tháng 7 năm 2018, Hàn Quốc vẫn là nước đứng đầu
trong số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cịn hiệu lực tại Việt Nam, với
tổng vốn đăng ký 61,51 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ
hai với 55,86 tỷ USD (chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và
Đài Loan, Britishvirgin Islands, Hồng Kông.
Đầu tư trực tiếp luôn là điểm sáng trong quan hệ hai nước, Hàn Quốc hiện là nhà
đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và Việt Nam là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 4 của
Hàn Quốc (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kơng). Quy mơ trung bình mỗi dự án FDI
14


của Hàn Quốc là 9 triệu USD, bằng 67% quy mơ trung bình các dự án FDI tại Việt
Nam (do có nhiều dự án nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ). Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là
thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng 700 nghìn lao động
và đóng góp khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. FDI của Hàn Quốc chủ
yếu thuộc lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo (84% tổng vốn đăng ký); Chuyên
môn R&D; Xây dựng; Kinh doanh bất động. Hợp tác kinh tế song phương chiếm vị trí
hết sức quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Hiện nay, hai nước đã trở
thành đối tác quan trọng của nhau. Hàn Quốc luôn là một trong mười đối tác quan
trọng của Việt Nam, cả về đầu tư và thương mại.
Về tình hình đầu tư của Việt Nam sang Hàn Quốc: Theo số liệu của Cục đầu tư

nước ngồi, Việt Nam hiện đang có 19 dự án đầu tư sang Hàn Quốc, với tổng số vốn
đầu tư là 14,4 triệu USD. Các dự án trên đều có quy mô nhỏ, chủ yếu trên lĩnh vực dịch
vụ, thương mại (nguồn vốn đầu tư trung bình khoảng 758 nghìn USD/dự án).
Về tình hình đầu tư của Hàn Quốc sang Việt Nam: Trong những năm qua, các
doanh nghiệp Hàn Quốc đã rất quan tâm và đầu tư nhiều dự án tại Việt Nam. Việt Nam
đã thành lập Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc (Korea Desk) vào tháng 11/2014.
Kết quả là Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và
Việt Nam là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 4 của Hàn Quốc (sau Hoa Kỳ, Trung
Quốc và Hồng Kông).
2.2.2. Đầu tư FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2016 – 2019
Tính đến tháng 8/2016, Hàn Quốc có khoảng 5.500 dự án còn hiệu lực với tổng
vốn đầu tư đăng ký đạt 50 tỷ USD. Quy mô trung bình mỗi dự án FDI của Hàn Quốc là
9 triệu USD, bằng 67% quy mơ trung bình các dự án FDI tại Việt Nam (do có nhiều dự
án nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ). Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là thành phần quan trọng
của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng 700 nghìn lao động và đóng góp khoảng
30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. FDI của Hàn Quốc chủ yếu thuộc lĩnh vực
công nghiệp chế biến, chế tạo (84% tổng vốn đăng ký); Xây dựng; Kinh doanh bất
động sản,… trong đó đầu tư vào lĩnh vực cơng nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng
tăng mạnh từ năm 2009, từ mức 60% giai đoạn trước lên mức trên 80% hiện nay.
15


Cùng với sự tham gia của các Tập đồn cơng nghiệp lớn của Hàn Quốc như
Samsung, LG, Doosan, Kumho, Posco, Lotte, GS, Hyosung và các công ty vệ tinh, các
dự án FDI từ Hàn Quốc thời gian qua có xu hướng tập trung vào lĩnh vực công nghiệp
chế biến, chế tạo và đầu tư theo hình thức 100% vốn FDI. Trong đó, doanh nghiệp có
gốc Hàn Quốc là đối tác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế tạo sản phẩm điện tử lớn
nhất tại Việt Nam với tổng giá trị lũy kế đạt trên 21 tỷ USD thông qua hơn 150 dự án,
chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 8 tháng năm 2016, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam

với 789 dự án đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn (517 dự án cấp mới và 272 dự án
tăng vốn) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 4,8 tỷ USD, chiếm 33% tổng vốn
FDI vào Việt Nam. Hà Nội là địa phương đứng thứ hai trên cả nước thu hút nhiều vốn
FDI từ Hàn Quốc nhất trong 8 tháng đầu năm 2016.
Bảng 1. Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam (số lũy kế)
Đơn vị: tỷ USD
2018
2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

(Hết
T7)

Số dự án
Số vốn

3.112

3.186


3.546

4.110

4.944

5.781

6.532

7.080

22,9

24,7

29

37,23

44,9

50,8

57,7

61,51

đăng ký

2.3. Hình thức đầu tư khác
2.3.1. Hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngồi
Bên cạnh hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam, hình thức
đầu tư gián tiếp nước ngoài đang là kênh huy động vốn quan trọng cho phát triển kinh tế.
Năm 2007, tổng số vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chiếm tới 10,44% GDP,
đạt khoảng 7,414 tỷ USD, trong đó thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp mạnh nhất là trong
lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cho đến nay,

16


vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa nhiều, chưa đúng với tiềm năng
của đất nước.
Trong những năm gần đây, dòng vốn đầu tư gián tiếp tiếp tục đổ vào Việt Nam
thông qua các quỹ mới như Quỹ đầu tư Blackhorse Enhanced Vietnam Inc (BEVI),
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2007 với vốn huy động ban đầu là 110 triệu
USD, lĩnh vực đầu tư chính là xây dựng và ngành hàng gia dụng. Ngoài ra, các nhà đầu
tư lớn trên thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanles, Goldman Sachs, JP Morgan
Chase… cũng đang quan tâm đến việc đầu tư lâu dài ở Việt Nam.
Thống kê của UBCKNN cho thấy, trong giai đoạn từ 2015 đến tháng 7/2018, tổng
vốn gián tiếp vào ròng đạt 6 tỷ USD, cao gấp 4 lần tổng vốn gián tiếp vào ròng giai
đoạn 2010 - 2014 (đạt 1,6 tỷ USD). Cũng tính đến tháng 7/2018, giá trị danh mục đầu
tư của nhà đầu tư từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc nằm trong top 10 quốc gia có giá trị
danh mục đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Số lượng
nhà đầu tư đến từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng mạnh với mức khoảng 22%
so với trước thời điểm xúc tiến đầu tư. Giá trị danh mục của nhà đầu tư Nhật Bản và
Hàn Quốc tăng gần gấp 2 lần và giá trị danh mục của nhà đầu tư Mỹ tăng khoảng 3 lần
so với trước khi xúc tiến đầu tư.
2.3.2. Kiều hối
Vì nhiều lý do khác nhau, hiện nay có khoảng hơn 3 triệu người Việt Nam sống và

làm việc ở nước ngoài (gần 3.6 % dân số). Cùng với số lượng lao động xuất khẩu trên
500.000 người ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, khoảng 80% sống ở các nước
cơng nghiệp phát triển, phải kể đến là Mỹ (khoảng 1,5 triệu người), Pháp (khoảng 300.000
người), Canada (200.000 người), Australia (250.000 người) . Họ có mức sống và thu nhập
cao hơn trong nước rất nhiều. Thêm vào đó, do chính sách khuyến khích xuất khẩu lao
động khiến số lượng người Việt Nam lao động ở nước ngoài cũng tăng lên mạnh mẽ.
Những đồng bào này gửi tiền về cho gia đình thường xuyên, ban đầu chủ yếu dưới hình
thức tiết kiệm. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, các cơ hội đầu tư
tăng lên, đồng thời chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối nói chung và kiều hối nói riêng
được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, tạo thuận lợi cho cả người gửi lẫn

17


người nhận của nước ta đã khuyến khích một số lượng lớn Việt kiều gửi tiền về nước.
Lượng ngoại tệ vào nước ta từ nguồn kiều hối này đã góp phần khơng nhỏ vào việc cải
thiện cán cân thanh tốn, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá. Thêm nữa, lượng kiều
hối được các gia đình sử dụng vào kinh doanh, đầu tư, sinh hoạt là một nguồn vốn hết
sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước và chắc chắn có đóng góp đáng kể cho
tăng trưởng kinh tế đất nước
Thực tế, số lượng người Việt ở nước ngồi cư trú tại Việt Nam năm sau ln cao hơn
năm trước. Riêng năm 2018, hơn 420.000 lượt kiều bào đã nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn
Nhất. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua đã có hơn 400 trí thức, chun
gia kiều bào trở về làm việc dài hạn. Gần 200 trí thức hợp tác trực tiếp với các trường đại
học, khu công nghệ cao, các bệnh viện…. Gần 3.000 công ty của kiều bào

được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ trên 45.000 tỉ đồng. Mỗi
năm, có trên 30.000 người Việt trẻ ở nước ngoài về thăm quê và tìm cơ hội kinh doanh
bằng các dự án khởi nghiệp.
Năm 2018, số kiều hối gửi về nước đã lên tới gần 16 tỉ USD, tăng gấp hơn 100

lần so với năm 1993. Đáng chú ý là, đầu tư từ nguồn kiều hối trong những năm gần đây
với khoảng 3.000 dự án tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc
đẩy kinh tế phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, trước hết là với những gia
đình được nhận.

18


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH VKFTA
3.1. Đối với Chính phủ, Bộ, Ngành
Với nội dung đã được thỏa thuận, Hiệp định đã mang lại những tác động tích cực về
nhiều mặt đối với kinh tế Việt Nam, giúp hồn thiện hơn nữa mơi trường kinh doanh, phân
bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, do đó thúc đẩy q trình tái cơ cấu
nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết
mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc. Mơi trường pháp lý minh bạch, thơng
thống đã góp phần khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo cơng nghệ
cao, trình độ quản lý tiên tiến và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba.

Hàn Quốc đã tự do hóa 95,43% số dòng thuế, còn Việt Nam cam kết với 89,75%
số dịng thuế. Do đó, Việt Nam đã thuận lợi hơn để tiếp cận hàng hóa giá rẻ, đặc biệt là
các nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ những ngành sản xuất, xuất khẩu chủ lực như
dệt may, giày dép, điện tử... giúp giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nguồn khác.
Riêng về các cam kết trong dịch vụ và đầu tư, việc thực hiện FTA giúp Việt Nam hình
thành mơi trường minh bạch và thơng thống hơn để đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Hàn
Quốc cũng như các nước khác.
Từ khi ký kết VKFTA, chính phủ và doanh nghiệp Hàn Quốc đã có những chuẩn
bị và cụ thể hóa cơ hội hết sức bài bản với Việt Nam. Năm 2016, FDI đạt 7 tỷ USD.
Năm 2017 FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đứng thứ 2 (sau Nhật Bản), Hàn Quốc là
nhà đầu tư lớn nhất trong tổng số 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam,

với tổng số vốn đăng ký đạt 57,7 tỷ USD, cùng với hơn 6500 dự án. Điều quan trọng là
những dự án này chủ yếu đầu tư vào công nghiệp chế tạo, sản xuất phục vụ xuất khẩu,
góp phần quan trọng vào việc phát triển thương mại giữa 2 nước, là động lực để 2 nước
hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2020.
Tuy nhiên, về thể chế, luật pháp của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, vấn đề tái
cấu trúc nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm... Những vấn đề đó
đã gây khó khăn trong nền kinh tế thị trường, khiến các nhà đầu tư khó dự đốn được
19


các biến động, thay đổi, hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam đã được rà soát,
xây dựng mới và từng bước được hồn thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đầy đủ, đồng
bộ, nhất quán và ổn định... Đây chính là một trong những nguyên nhân gây bất lợi cho
Việt Nam khi va chạm và giải quyết các vụ tranh chấp ở phạm vi quốc tế. Theo đó,
nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về sự tham gia các tổ chức kinh tế thương mại
khu vực và tồn cầu, các FTA... cịn nhiều bất cập. Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
doanh nghiệp và người dân thờ ơ, thiếu chủ động trong đổi mới tư duy và hội nhập
kinh tế quốc tế. Cuối cùng, hiện nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được ngành kinh tế
mũi nhọn, ngành công nghiệp phụ trợ để tận dụng các cơ hội của hội nhập, trong đó có
các FTA, TPP đã, đang và sẽ thực thi.
3.2. Đối với Doanh nghiệp
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ năm
2015 nhưng đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tốt các ưu đãi do
VKFTA mang lại so với các doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo khảo sát của Công ty Dịch
vụ hải quan Shinhan (Hàn Quốc), 72% doanh nghiệp Việt Nam cho biết đã tận dụng ưu
đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, nhưng
chỉ có 24% tận dụng được ưu đãi từ VKFTA.
Mặc dù đối với AKFTA, Việt Nam đã tận dụng được tốt nhất các ưu đãi, tuy
nhiên, đối với VKFTA các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa tận dụng được triệt để các
cơ hội mà VKFTA mang lại. Thống kê năm 2017 cho biết, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn

Quốc 46,8 tỷ USD, tăng hơn 45,5% so với năm 2016, đưa Hàn Quốc thành thị trường
nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức thâm hụt thương mại gần 32 tỷ USD, tăng
54% so với năm 2016. Thâm hụt thương mại về phía Việt Nam tiếp tục tăng trong 4
tháng đầu năm 2018, với kim ngạch 2 chiều đạt 22 tỷ USD, tăng 30% so cùng kỳ 2017,
tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 15,5 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng
kỳ, trong khi Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chỉ 5,8 tỷ USD, tăng hơn 31%.
Dù các con số nói trên là khả quan nhưng các đại diện của Bộ Cơng Thương và
KOTRA đều có chung nhận định VKFTA chưa được cộng đồng doanh nghiệp khai thác tốt
các ưu đãi lẫn cơ hội thị trường. Trong khi Chính phủ và doanh nghiệp Hàn Quốc đã

20


có sự chuẩn bị và cụ thể hóa các cơ hội hết sức bài bản thì phía Việt Nam cịn nhiều lúng
túng. Doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi phía Hàn Quốc để tận dụng được những ưu
đãi từ VKFTA để thúc đẩy thương mại song phương và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ của
Việt Nam đạt được những kết quả khả quan hơn nữa từ thị trường Hàn Quốc.

Do đó, để nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi mà VKFTA mang lại, các doanh nghiệp
Việt Nam cần có nâng cao ý thức chủ động tiếp cận thơng tin từ VKFTA cũng như các
FTA khác mà Việt Nam đang tham gia để tận dụng tốt các ưu đãi phù hợp với doanh
nghiệp. Đồng thời phải nhanh chóng thay đổi công nghệ, định hướng sản phẩm phù
hợp với sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải đẩy mạnh các
hoạt động trao đổi thông tin, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều
khoản để được hưởng ưu đãi thuế quan, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh
tranh, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, hướng tới việc cân bằng cán cân thương mại Việt Nam
- Hàn Quốc trong thời gian tới.
3.3. Dự báo
Về tổng thể, NCIF (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia)
nhận định, tăng trưởng năm 2019 có thể vẫn giữ mức cao nhờ kế tiếp đà tăng từ năm

2018, nhưng trong trung và dài hạn, khi nền kinh tế trong nước “ngấm đủ” tác động từ
bên ngoài sẽ dẫn tới những hệ quả lan tỏa tới toàn bộ nền kinh tế và chuỗi sản xuất
trong nước, lúc đó mới là ảnh hưởng lớn nhất. Đặc thù nền kinh tế Việt Nam khi gặp
rủi ro sẽ hấp thu rất nhanh, trong khi chuyển hóa được các cơ hội lại chậm. Vì thế, nếu
khơng tranh thủ giai đoạn này tích lũy các thuận lợi để tạo nền tảng vững vàng thì sẽ
khó chống chịu được các cú sốc trong thời gian tới.
Thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã tăng trưởng ngoạn mục sau 25
năm thiết lập quan hệ ngoại giao, từ 500 triệu USD năm 1992 lên 64 tỷ USD năm 2017.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu tận dụng tốt cơ hội từ VKFTA, con số này cịn có thể
khả quan hơn. Kết quả này góp phần gia tăng kỳ vọng tăng trưởng nhanh hơn trong giai
đoạn tới, theo đó 2 bên điều chỉnh kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD
vào năm 2020 so với mục tiêu đề ra trước đây là 70 tỷ USD. Với lộ trình giảm thuế theo
cam kết của VKFTA và những chính sách ưu đãi mà Việt Nam đã và sẽ áp dụng,

21


một số ngành như năng lượng, nông nghiệp chất lượng cao, môi trường, công nghiệp
chế tạo sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và khả năng Hàn Quốc tiếp tục duy
trì vị trí đứng đầu về FDI trong nhiều năm tới.

22


KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, cho đến nay, VKFTA đã góp phần đưa quan hệ kinh tế giữa 2
nước lên một cấp độ mới.
Hiệp định sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối với kinh tế Việt
Nam, giúp hồn thiện hơn nữa mơi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã
hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy q trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng

cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Hàng xuất khẩu của Việt Nam
sẽ được hưởng nhiều cơ hội thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ
của phía Hàn Quốc. Mơi trường pháp lý minh bạch, thơng thống sẽ góp phần khuyến
khích đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo công nghệ cao, trình độ quản lý tiên
tiến và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba. Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực
xây dựng, thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh trong những lĩnh vực mà Hàn Quốc
có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác như: Nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp,
cơng nghiệp điện tử, lọc hóa dầu, cơng nghiệp hỗ trợ. Hàn Quốc dành cho Việt Nam ưu đãi
cắt, giảm thuế quan, tạo cơ hội xuất khẩu mới đối với các nhóm hàng nơng, thủy sản chủ
lực như tơm, cá, hoa quả nhiệt đới và hàng công nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cam kết dành thêm cơ hội thị trường cho các lĩnh vực dịch
vụ, đầu tư của Việt Nam và nhất là tăng cường hợp tác kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật tồn diện
trong nhiều lĩnh vực. Thơng qua giảm thuế, Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp
cận hàng hóa giá rẻ, đặc biệt là các nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ những ngành sản
xuất, xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép, điện tử... giúp giảm phụ thuộc vào nhập
khẩu từ các nguồn khác. Qua đó hỗ trợ cải cách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng
xuất khẩu các nhóm hàng giá trị gia tăng cao. Hiệp định giúp cho môi trường đầu tư của
Việt Nam minh bạch hơn, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như các
quốc gia khác vào Việt Nam. Trong hiệp định này, nhiều tiêu chuẩn được đưa ra nhằm tăng
cường bảo vệ quyền của nhà đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư hơn AKFTA, hiệp định
bảo lãnh đầu tư Hàn Quốc - Việt Nam. Bên cạnh đó, hiệp định giới thiệu cơ chế giải quyết
tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư.

23


Tuy nhiên so với cam kết và chuẩn mực quốc tế thì thể chế, luật pháp của Việt Nam
vẫn cịn nhiều bất cập, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước
diễn ra chậm... Những vấn đề đó đã gây khó khăn trong nền kinh tế thị trường, khiến các
nhà đầu tư khó dự đốn được các biến động, thay đổi. Việt Nam chưa xây dựng được

ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp phụ trợ để tận dụng các cơ hội của hội nhập,
trong đó có các FTA đã, đang và sẽ thực thi đặc biệt là VKFTA, TPP, EVFTA..

Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Các cam kết mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ và đầu tư của Hàn Quốc, cũng
như các cam kết bảo hộ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư theo VKFTA sẽ
là động lực để tăng cường thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Việt Nam được
coi là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á của Hàn Quốc, là điểm đến
bổ sung cho thị trường Trung Quốc đã bị bão hịa. Việt Nam có sự ổn định về chính trị
- xã hội, chi phí sản xuất còn tương đối thấp, lực lượng lao động và tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, đã thiết lập được mạng lưới cung ứng ổn định cho hoạt động của các
doanh nghiệp Hàn Quốc. Nếu như trong AKFTA, Việt Nam hầu như khơng có cam kết
gì về dịch vụ và đầu tư cao hơn so với mức cam kết của Việt Nam trong WTO thì trong
VKFTA, Việt Nam có nhiều cam kết mở cửa hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ và đầu
tư từ Hàn Quốc, đồng thời cũng cam kết mạnh hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp Nhà
nước - nhà đầu tư nước ngoài. Điều này một mặt gây ra áp lực cạnh tranh cho các nhà
cung cấp dịch vụ và đầu tư trong nước vốn có năng lực cạnh tranh tương đối hạn chế.
Mặt khác, việc tăng cường các dự án đầu tư từ Hàn Quốc sẽ tạo ra áp lực cho các cơ
quan quản lý của nhà nước trong việc quản lý đầu tư cũng như các rủi ro khi xảy ra các
tranh chấp về đầu tư..
Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng một lần nữa chúng ta có thể khẳng định: Với
lộ trình giảm thuế theo cam kết của VKFTA và những chính sách ưu đãi mà Việt Nam
đã và sẽ áp dụng, Việt Nam sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và khả năng
Hàn Quốc tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về đầu tư FDI trong nhiều năm tới.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang thông tin điện tử của Bộ Tài

chính
2. Trang thơng tin điện tử của Trung tâm WTO và hội nhập - Phịng thương mại và
Cơng nghiệp VN

3. Cẩm nang Hội nhập Kinh tế quốc tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn
Quốc (VKFTA), Trung tâm WTO và hội nhập – Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, 2017
/>4. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Trung tâm WTO và
hội nhập – Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
/>5. Hồ sợ thị trường Hàn Quốc – Ban Quan hệ Quốc tế VCCI, Trung tâm WTO và hội
nhập – Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, 2015
/>6. Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và những thách thức, Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 2010
/>
7. Khối ngoại rót 2,8 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp năm 2018 vào Việt Nam, Zing.vn,
2019
/>
25


8. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam: “Đất lành” để “chim đậu”, Thời
báo Tài chính Việt Nam, 2019
/>9. Kiều hối năm 2018 đạt gần 16 tỷ USD, tăng hơn 100 lần so với năm 1993,
Cafef.vn, 2019
/>10. Kiều bào chuyển 5 tỉ USD kiều hối về TP HCM năm 2018, Cafef.vn, 2019
/>11. Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Hàn Quốc: Những cơ hội và thách thức,
2016, báo Hậu Giang. />12. Cơ hội từ VKFTA: Doanh nghiệp Việt cần thay đổi cách tiếp cận, 2018, Trung tâm
WTO và hội nhập, Phong thương mại và công nghiệp Việt Nam
/>fbclid=IwAR0hZx0h0XUyUStKXwLrGcxif_C4LG748WPMB0qkGypVOrIxlNS_5e
QsL_0


26



×