Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tiểu luận đầu tư quốc tế thương vụ grab mua lại uber tại đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.89 KB, 25 trang )

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
1.1. Khái quát chung về mua bán- sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

1.1.1. Khái niệm
M&A được viết tắt bởi hai từ Tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Aquisitions
(mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp
(gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
đó.
+ Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp
chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích
hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp
nhập để trở thành một công ty mới.
+ Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác,
đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên, thương vụ này không làm ra đời một pháp
nhân mới.
Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định
chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như
các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ
phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh
nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A.
1.1.2. Các hình thức mua bán- sáp nhập doanh nghiệp
Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) thường có thể được thực
hiện dưới 2 hình thức phổ biến đó là: mua tài sản và mua cổ phiếu.
 Mua tài sản
Mua tài sản là việc một công ty mua lại toàn bộ hoặc một phần hoặc toàn bộ tài
sản của một công ty khác, đồng thời khi đó diễn ra việc dịch chuyển quyền sở hữu doanh
nghiệp.


Ƣu điểm:
 Khi áp dụng hình thức mua tài sản này, người mua có quyền chọn lựa tài sản mua


cũng như một số khoản nợ. Nhờ đó mà bên mua có thể tránh khỏi những khoản nợ
không lường trước được và kiểm soát được giao dịch.
 Người mua chỉ phải làm việc với người đại diện theo ủy quyền của HĐQT hay
HĐTV của bên bán chứ không phải mất công sức đàm phán với nhiều cổ đông như
hình thức mua cổ phiếu.
Nhƣợc điểm:
 Tốn kém về thời gian, công sức và chi phí để thẩm định, định giá nhiều loại tài sản,
chuẩn bị thủ tục, giấy tờ để chuyển quyền sở hữu làm cho giao dich trở nên cồng
kềnh.
 Mua cổ phiếu
Mua cổ phiếu là hình thức mà ở đó một công ty tiến hình mua lại phần lớn hoặc
toàn bộ cổ phiếu của môt công ty khác, và do đó trở thành cổ động lớn nhất của công ty
đó.
Ƣu điểm:
 Do chỉ mua cổ phiếu của công ty bị mua lại nên sẽ không có sự pha loãng cổ đông
như sáp nhập.
 Quá trình diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn so với mua tài sản, bởi giảm thiểu
được nhiều thủ tục.
Nhƣợc điểm:
 Người mua có thể gặp phải những khoản nợ có thể gây ra “tranh chấp không dự tính
được” (môi trường, thuế, kiện tụng của bên thứ ba)
1.2. Quy trình M&A
1.2.1. Quy trình M&A hiệu quả cho doanh nghiệp mua bán/ sáp nhập
Bƣớc 1: Tiếp cận doanh nghiệp


Các bên khi bắt đầu thương vụ phải xác định chính xác loại giao dịch M&A. Điều
này giúp áp dụng đúng bộ luật điều chỉnh, cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch, định
hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; và xác định nghĩa vụ thông
tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên.

Bƣớc 2: Thẩm định pháp lý
Giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và nghĩa vụ pháp lý, chế độ
pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng lao động, hồ sơ đất đai, xây dựng, đầu tư…
Điều này là cơ sở xác định tình trạng và các rủi ro pháp lý khi đưa ra quyết định mua
doanh nghiệp. Công việc này thường do các luật sư tư vấn M&A thực hiện thay mặt cho
bên mua.
Bƣớc 3: Thẩm định tài chính (Định giá doanh nghiệp)
Thẩm định và đưa ra kết luận về giá trị thực tế DN (cả hữu hình và vô hình) nhằm
đưa ra một mức giá công bằng và giúp cho hai bên tiến lại gần nhau để đi đến thống nhất.
Việc thẩm định này yêu cầu chuyên môn của các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên
độc lập thực hiện. Các phương pháp thường dùng là Tỷ suất P/E, Tỷ suất Giá trị doanh
nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales), Chi phí thay thế, Phương pháp chiết khấu dòng tiền
(DCF). Trong đó DCF là công cụ quan trọng nhất trong việc định giá.
Bƣớc 4: Đàm phán
Không có mẫu chung cho tất cả các giao dịch M&A, vì vậy các bên phải quy định
đầy đủ các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A, đưa ra các yêu cầu, lợi ích,
sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp, các vấn đề “hậu” M&A... Nếu không, hợp
đồng M&A sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội tại ngay bên trong khi quá trình M&A kết
thúc.
Bƣớc 5: Ký kết hợp đồng
Hợp đồng chuyển nhượng, mua bán này phải được hội đồng thành viên (Công ty
TNHH) hoặc hội đồng cổ đông (Công ty Cổ phần) đồng ý bằng văn bản. Các nội dung
của hợp đồng bao gồm: giá chuyển nhượng, tổng số nợ chưa thanh toán của doanh


nghiệp, bên mua hay bên bán chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động và
các hợp đồng khác đã ký và chưa thực hiện xong...
Bƣớc 6 : Thay đổi đăng ký kinh doanh
Để hoàn tất việc chuyển nhượng này thì cần thiết phải đăng ký với cơ quan đăng
ký kinh doanh về việc thay đổi. Bên mua có thể thay đổi đăng ký kinh doanh với một số

nội dung: Thay đổi thành viên, ngành nghề... Việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp này
tốt nhất là thể hiện bằng văn bản được công chứng nhà nước xác nhận.
1.2.2. Quy trình M&A hiệu quả với doanh nghiệp bán hoặc đƣợc sáp nhập
Quy trình diễn ra tương tự với các công đoạn: Tìm chiến lược và đối tác phù hợp;
Viết bản tóm tắt để marketing công ty và tổ chức buổi giới thiệu công ty với các đối tác
tiềm năng; Lựa chọn đối tác tốt nhất; Đàm phán các điều khoản giá cả, Ký hợp đồng và
hoàn tất các hồ sơ.
1.3. Vai trò của M&A
1.3.1. Đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, M&A góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Sau M&A, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp
cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính. M&A còn giúp
doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi doanh nghiệp có thể
thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng
phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án… Hơn nữa, quy mô
lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lặp trong
mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý... Sau khi thực hiện
M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan
hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn
thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi đối với môi
trường kinh doanh mới... thì M&A là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên.


1.3.2. Đối với các nhà đầu tƣ
Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường
một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các
thủ tục hành chính. Bên cạnh đó M&A, cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
“bôi trơn” khi thành lập một doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí
phát sinh khác.

1.3.3. Đối với công ty mới thành lập
Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung khiếm
khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần. Doanh
nghiệp có thể giảm chi phí bằng cách cắt bớt nhân viên thừa, yếu kém, nâng cao năng
suất lao động. Hoặc thông qua việc chuyển giao và bổ sung công nghệ cho nhau, năng
suất lao động của doanh nghiệp sẽ được tăng lên.
1.4. Phân tích SWOT khi tiến hành hoạt động M&A
1.4.1. Điểm mạnh
 Giải pháp huy động vốn tích cực cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
đang trong tình trạng mất cân đối trong hoạt động kinh doanh của mình.
 Việc kết hợp các doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh với sự giao thoa công nghệ, cơ
chế điều hành, năng suất lao động được tăng lên, đặc biệt quy mô sẽ được mở rộng
tạo một vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi gia nhập thương trường quốc tế.
 Khi gia nhập hoạt động M&A thì xuất hiện một đội ngũ nhân sự hùng hậu với các
kỹ năng chuyên môn hóa cao, nghiệp vụ tốt - đây là một yếu tố quan trọng nhất
trong bất kỳ một tổ chức nào.
 Tiết kiệm chi phí đáng kể trong cơ chế quản lý - nhất là những khoản phát sinh đối
với một doanh nghiệp mới ra đời.
 Ngoài những giá trị hữu hình mà doanh nghiệp đạt được khi hoạt động M&A được
triển khai thì các giá trị vô hình theo đó mà nhân lên như chiến lược, tầm nhìn, đội
ngũ nhân sự, thương hiệu, sản phẩm độc quyền, tình trạng niêm yết trên thị trường
chứng khoán, quan trọng nhất là những khách hàng tiềm năng và các
đối tác cũ…


1.4.2. Điểm yếu
 Hệ thống pháp luật về M&A chưa rõ ràng hoàn chỉnh: Quy định của pháp luật về
hoạt động M&A chưa chi tiết và toàn diện, đặc biệt là sự chồng chéo, xung đột giữa
các quy định quản lý, hệ thống luật lệ về M&A. Điều này làm cho chủ thể tham gia
hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện và cơ quan quản lý Nhà nước

khó kiểm soát hoạt động M&A. Hệ thống luật và thông tin bất cân xứng trên thị
trường Việt Nam cũng đang khiến cho vấn đề định giá doanh nghiệp trong những
thương vụ mua bán, sáp nhập gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ thành công của hoạt
động M&A là thấp.
 Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về M&A: Nhiều công ty không có những hiểu
biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, kiến thức về M&A của họ còn quá sơ sài. Một số
công ty còn chưa biết gì nhiều về các quỹ đầu tư, chưa hiểu các thể thức đầu tư,
cách tính toán chiến lược dài hạn… Chính vì thiếu kiến thức nên họ gặp phải không
ít những bất lợi khi thực hiện M&A.
 Hoạt động của bên trung gian còn kém hiệu quả: Hầu hết hoạt động M&A đòi hỏi
phải có sự tham gia của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng… Tuy nhiên,
do có những hạn chế về hệ thống luật, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin,
nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các
bên mua - bán gặp nhau. Do các công ty tư vấn M&A của Việt Nam còn thiếu và
yếu nên tỷ lệ thành công giao dịch mua bán doanh nghiệp còn thấp.
1.4.3. Cơ hội
 Sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế tạo nên sự cạnh tranh xuống đáy, nhiều
doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ đang có ý
định “bán mình” hoặc có xu hướng liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh có đủ năng lực tài chính để mua
lại các doanh nghiệp nhỏ.
 Việt Nam gia nhập WTO, những chính sách mở cửa và những ưu đãi về thuế của
chính phủ khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao cơ hội đầu tư ở Việt
11


Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng lựa chọn M&A như là bước
đầu tiên để tiếp cận thị trường ở Việt Nam.
 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khiến nhiều doanh nghiệp phải mở rộng quy
mô để cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp lựa chọn hình thức mua bán và sáp

nhập như là cách để kêu gọi vốn, các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh của mình
trên thương trường.
 Với những nhà đầu tư lớn và những chiến lược đầu tư dài hạn thì có thể xem là cơ
hội tốt để họ thu mua, đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng với giá trị mua
thấp. Các tập đoàn lớn và các công ty độc quyền sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và có
khả năng chi phối nhiều hoạt động của nền kinh tế.
 Cơ hội tốt cho doanh nghiệp trong việc tái cơ cấu cơ chế quản lý, cải cách hệ thống
điều hành và nâng cao công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiếp thu tinh hoa cơ chế mới.
Đặc biệt đối với Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế từ thời kinh tế tập
trung sang cơ chế thị trường cổ phần hóa doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong công
tác quản lý.
1.4.4. Thách thức
 Mất tính “tự chủ” trong quản lý tổ chức do M&A bán phần lớn hoặc toàn bộ doanh
nghiệp. Nguy cơ xuất hiện những doanh nghiệp có khả năng “thâu tóm” thị trường
và sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
 Việc định giá doanh nghiệp sao cho hợp lý và cân đối chính là thách thức lớn trước
khi hoạt động M&A được phổ biến.
 Rủi ro, nguy cơ tiềm tàng như các khoản nợ tiềm tàng, các vụ kiện, nghĩa vụ pháp
lý… cũng là vấn đề cần phải được cân nhắc đánh giá một cách cẩn trọng.
 Việc hai hệ thống quản trị, hai văn hóa của hai công ty độc lập chưa tương thích với
nhau, và khi tiến hành M&A thì tầm nhìn về kinh doanh và chiến lược cũng có
nhiều điểm khác biệt. Ngoài những kỳ vọng trong hội nhập thì việc kết hợp có thế
không tạo sự phát triển mà có khi đi đến kết quả không như mong đợi và yếu hơn.
Việc đưa những sản phẩm chưa có thương hiệu ra thị trường cũng là thách thức lớn
cho doanh nghiệp mới khi sáp nhập.
12


 Việc tiếp cận hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực M&A đặc biệt là thủ tục
hành chính rườm rà, nhiêu khê và chưa hoàn thiện là rào cản lớn cho hoạt động đầu

tư của các doanh nghiệp ngoài nước.

13


CHƢƠNG 2: TIẾN TRÌNH GRAB MUA LẠI UBER TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ
VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về Grab và Uber
2.1.1. Công Ty TNHH Grab
a. Quá trình hình thành phát triển
Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận
chuyển và đi lại tại Malaysia, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam. Ứng dụng Grab cho phép khách hàng tìm kiếm các taxi sẵn có trong khu vực, kết
nối với tài xế và biết trước chi phí chuyến đi. Không giống với các ứng dụng chỉ dành
riêng cho một hãng taxi, Grab làm việc với tất cả các hãng này. Chính vì lẽ đó, các lái xe
được hưởng lợi nhiều hơn bởi thông qua Grab, họ tiếp cận được thêm nhiều lệnh đặt xe
và hoạch định lộ trình ở mức hiệu quả nhất. Để phù hợp với tình trạng kẹt xe ở nhiều
thành phố, Grab đã triển khai thêm dịch vụ GrabBike với phương tiện là xe gắn máy tại
Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Ý tưởng tạo ra Grab thành hình từ năm 2011, khi người sáng lập Anthony Tan –
theo học Trường Kinh doanh Harvard – cùng cộng sự lập nên thương hiệu MyTeksi tại
Kuala Lumpur. Tháng 6/2012 đánh dấu thời điểm MyTeksi chính thức được ra mắt tại thị
trường Malaysia với các “kình địch” là Uber và Easy Taxi, thu về thành công ban đầu là
11.000 lượt tải ứng dụng trong ngày đầu ra mắt. Chỉ một năm sau đó, vào tháng 6/2013,
Grab đã lập kỷ lục cứ 8 giây có một lệnh đặt xe, tương đương 10.000 lệnh đặt xe/ ngày.
Tháng Tám trong cùng năm, MyTeksi đổ bộ vào thị trường Philippines dưới tên
GrabTaxi. Tháng 10/2013, GrabTaxi có thêm thị trường Singapore và Thái Lan và bốn
tháng sau đó là thị trường Việt Nam và Indonesia. Ngày 28/1/2016, GrabTaxi chính thức
đổi thương hiệu thành Grab để khẳng định vị trí của hãng tại thị trường Đông Nam Á.
Thành công mà Grab có được, theo người đồng sáng lập Hooi Ling Tan, là nhờ am

hiểu thị trường địa phương và phát triển các giải pháp không theo khuôn mẫu. Grab tập trung
vào dịch vụ được phân khúc, khu biệt và phù hợp với từng thị trường. Đông Nam Á là một
thị trường được phân khúc rõ rệt, với sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo.

14


Tại Đông Nam Á, phần đông dân số có thói quen sử dụng tiền mặt, vì thế Grab đã xây
dựng hệ thống thanh toán không phụ thuộc vào thẻ tín dụng. Grab mở rộng được thị
trường, khi tình trạng taxi hoạt động kém hiệu quả và thiếu an toàn không chỉ là vấn đề
tại riêng Malaysia mà còn tại các nước khác trong khu vực.
Ban đầu, nguồn vốn của Grab dựa hoàn toàn vào gia đình người sáng lập Anthony
Tan. Vào tháng 4/2014, Grab tiến hành gọi vốn lần đầu tiên với tổng trị giá hơn 10 triệu
USD từ Vertex Ventures. Một tháng sau đó, hãng tiến hành gọi vốn lần thứ hai lên tới 15
triệu USD, chủ yếu từ nhà tài trợ CGV Capital. Tháng 10/2014, Grab gọi vốn lần ba 65
triệu USD từ Tiger Global, Vertex Ventures, CGV và “ông lớn” trong lĩnh vực lữ hành
của Trung Quốc Qunar. Lượng vốn gia tăng tương ứng sức tăng trưởng mạnh mẽ của
Grab. Và tháng Bảy vừa qua Grab đã gọi vốn thành công với trị giá 2,5 tỷ USD. Softbank
Group Corp (Nhật Bản) và Didi Chuxing của Trung Quốc (cũng hoạt động trong lĩnh vực
chia sẻ xe) là hai nhà đầu tư lớn nhất trong vòng gọi vốn mới nhất này với 2 tỷ USD rót
vào Grab. Với số tiền đầu tư mới này, giá trị của Grab đã tăng thành 6 tỷ USD, giúp hãng
trở thành startup có giá trị lớn nhất Đông Nam Á.
Grab hiện đang cung cấp các dịch vụ ở tám quốc gia và 195 thành phố ở Đông
Nam Á. Theo công bố của Grab, ứng dụng di động của công ty công nghệ này đã được
tải xuống trên 90 triệu thiết bị di động. Nền tảng của Grab hiện có hơn năm triệu người
sử dụng hằng ngày và cũng có hơn năm triệu đối tác là tài xế và đại lý.
Cuối năm 2017, Grab công bố đã có hơn 1.1 triêu tài xế và rằng mình đã chiếm
95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Grab là ứng dụng vận chuyển trên điện thoại di động, người gọi xe có thể dùng
ứng dụng này để đặt xe (xe máy, ô tô, taxi, giao hàng, thức ăn). Người dùng nhập điểm

đón và điểm đến, ứng dụng sẽ hiện cước phí. Tiếp đó là đặt xe và đợi tài xế đến đón.
b. Điểm mạnh của Grab
 Có nhiều dịch vụ như Grabtaxi, Grabcar, Grabbike, dịch vụ giao nhận kiện hàng,
dịch vụ đi chung xe ...

15


 Xác định được lộ trình một cách chính xác, quản lí được cung đường, hạn chế được
tình trạng đi lòng vòng, "mua đường", làm mất thời gian của khách hàng.
 Có giá cước minh bạch, tránh được tình trạng giá cước tăng khi di chuyển, giá của
một chuyến đi Grab có thể rẻ hơn một nửa so với giá đi xe truyền thống.
 Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới tài xế giúp khách hàng an tâm khi sử
dụng, mức độ an toàn cao.
 Điều xe hợp lý, tài xế nhận sẽ chủ động liên hệ với khách hàng giúp khách hàng và
người lái xe tiết kiệm được thời gian.
 Với ứng dụng Grab, bạn có thể đặt hộ cho người
khác. c. Điểm yếu của Grab
 Đối với những khách hàng không có SmartPhone hoặc những người không biết sử
dụng ứng dụng Grab sẽ không biết phải đặt chuyến như thế nào.
 Có những địa điểm chưa được cập nhật trên bản đồ khiến việc tìm khách cũng như
bắt khách của tài xế trở nên khó khăn hơn, khiến họ phải chạy đi chạy lại mà vẫn
không tìm được địa điểm của khách hàng đang đứng.
 Còn nhiều tài xế vẫn chưa vì khách hàng 100%.
 Nhiều tài xế tự xưng là Grab rồi tăng giá tiền cước lên mỗi khi chở khách.
 Việc quản lý nhân viên chưa được nghiêm ngặt.
2.1.2. Công ty Uber
a. Quá trình hình thành phát triển
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi dựa
trên ứng dụng có trụ sở tại San Francisco, California, và hoạt động tại các thành phố ở

nhiều nước. Công ty sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu
đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu
cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình.
Tính đến ngày 16/12/2014, dịch vụ Uber đã có tại 53 quốc gia và hơn 200 thành
phố trên toàn thế giới, và công ty được định giá hơn 40 tỷ USD. Việc ra mắt Uber đã tạo
16


ra một sự gia tăng đáng kể trong các công ty cạnh tranh với mô hình kinh doanh Uber,
một xu hướng đã đến để được gọi là "Uberification" (Uber hóa).
Sau khi thành lập, Uber chỉ cung cấp xe cho thuê sang trọng đầy đủ, và danh hiệu
"UberBlack" đã được thông qua cho dịch vụ chính của công ty (được đặt tên theo dịch vụ
vận tải tư nhân "chiếc xe màu đen" ở Thành phố New York). Năm 2012, công ty đã phát
động chương trình "UberX" của mình, trong đó mở rộng các dịch vụ cho bất kỳ tài xế nào
có trình độ với một chiếc xe có thể chấp nhận được. Do thiếu các quy định, Uber có thể
cung cấp chi phí thấp hơn, do đó, các dịch vụ đã trở thành cực kỳ cạnh tranh với dịch vụ
taxi truyền thống, mở rộng tính hấp dẫn Uber của một mặt cắt ngang rộng hơn của thị
trường.
Uber là chủ đề của các cuộc biểu tình đang diễn ra từ các tài xế xe taxi, công ty
taxi và chính phủ tin rằng nó là một hoạt động taxi bất hợp pháp có sự tham gia trong các
hoạt động kinh doanh không công bằng và thỏa hiệp an toàn hành khách. Tính đến tháng
năm 2014, các cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, và
Anh, trong số các quốc gia khác, trong khi cố liên quan đến các hành khách đã được ghi
nhận. Trong tháng 12 năm 2014, Uber đã bị cấm ở Tây Ban Nha, và hai thành phố ở Ấn
Độ, và tiếp tục được tham gia vào tranh chấp với một số cơ quan chính phủ, bao gồm cả
Mỹ và Australia.
Dịch vụ Uber giúp giải quyết một nhu cầu mang tính xã hội dựa trên yếu tố cá
nhân hóa, tính di động và tiện dụng; Uber giúp tiết kiệm chi phí cho người đi xe và người
lái xe Uber, giúp tiết kiệm thời gian, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tối ưu hóa các
nguồn lực xã hội.

Uber hoạt động dựa trên nguyên tắc “mạng lưới” chứ không phải là một công ty
cung cấp dịch vụ taxi truyền thống. Uber không hề sở hữu bất kỳ chiếc xe chạy taxi dịch
vụ nào, cũng không có nhân viên lái taxi cơ hữu, không phải trả lương tài xế v.v… Uber
tự định nghĩa nó là “một công cụ để gọi xe” chứ không phải là một công ty cung cấp dịch
vụ vận tải taxi. Người dùng tự quyết định gia nhập tài khoản “tài xế Uber” nếu như có đủ
điều kiện (ví dụ như là sở hữu một chiếc xe hơi) hay là “người dùng thông thường” hoặc
17


thậm chí đôi khi họ đóng cả hai vai: lúc là tài xế, có lúc lại đi nhờ người khác nếu như họ
đi công tác ở thành phố khác, ở quốc gia khác.
Cùng với đó là sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, các thiết bị di động
ngày càng thông minh hơn, cấu hình mạnh hơn; các dịch vụ kết nối Internet không dây
như wifi/wimax, 3G, 4G phổ biến và giá rẻ hơn; việc sử dụng các ứng dụng cho công
việc, giải trí, cá nhân trở nên phổ biến với hầu hết người dùng thiết bị di động thông
minh;
Mặt khác, do nhu cầu đi lại của con người ngày càng lớn, ai cũng muốn tiết kiệm
chi phí một chút, tiện lợi hơn một chút, và kể cả những trải nghiệm hoàn toàn mới do
Uber mang lại: gọi xe dễ dàng, cước phí rẻ hơn, được đi xe “Taxi” xịn hơn, cước phí rõ
ràng, giao dịch thuận tiện… đã làm cho dịch vụ Uber trở nên phổ biến nhanh, với hàng
triệu lượt tải về.
b. Điểm mạnh của Uber
 Uber thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi, thường được giảm giá tới
50%. Ngoài ra mức độ phổ biến của loại hình giao thông này phổ biến, không cần
phải đợi lâu.
 Dịch vụ: Xe Uber có xu hướng sạch hơn, mới hơn và có mùi thơm hơn nhiều xe
taxi truyền thống. Có dịch vụ đánh giá nên tài xế họ có trách nhiệm hơn, di chuyển
an toàn trong mọi hành trình đón khách. Đảm bảo mọi thứ luôn ở mức dịch vụ tốt
nhất. Ngoài ra dịch vụ của họ cũng rất nhanh chóng, chỉ cần khoảng 3 – 5 phút là có
thể đón khách tại địa điểm đã book xe.

 Tiện lợi: Quá trình thanh toán dễ dàng. Tương tự như vậy, các ứng dụng giải phóng
bạn khỏi sự bực bội của một chiếc taxi. Khả năng xử lý tất cả các chi tiết này ngay
từ điện thoại nên rất tiết kiệm thời gian.
 Dịch vụ Uber giúp giải quyết một nhu cầu mang tính xã hội dựa trên yếu tố cá nhân
hóa, tính di động và tiện dụng.
 Uber giúp tiết kiệm chi phí cho người đi xe và người lái xe Uber, giúp tiết kiệm thời
gian, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tối ưu hóa các nguồn lực xã hội.
18


 Uber cung cấp một loạt các tầng dịch vụ, đa dạng từ các “tay đua” đơn lẻ và các
nhóm dịch vụ điều hành xe limo: UberX, UberBLACK, UberPOOL, UberXL,…
c. Điểm yếu của Uber
 Ở những nơi áp dụng hệ thống dân luật (civil law), vốn dựa trên những quy tắc
cứng và ít có khả năng thay đổi hơn, Uber lại gặp rất nhiều vấn đề với pháp luật như
ở các nước châu Âu lục địa và một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
 Lối tiếp cận chủ động, mạnh mẽ, và phần nào đó là “hiếu chiến” của Uber phù hợp
với văn hoá Mỹ nơi đề cao cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân, nhưng sẽ khó để được
yêu mến ở những nơi đặt nặng tính cộng đồng như châu Á.
 Không đánh mạnh ở phân khúc tầm trung là xe ôm hai bánh.
 Khi khách hàng đặt xe tài xế không biết điểm đến và giá tiền của khách.
 Giá thấp khi đi gần – Giá cao khi đi xa.
 Không đánh mạnh ở lĩnh vực quảng cáo và truyền thông.
2.3. Diễn biến thƣơng vụ
2.3.1 Toàn cảnh tiến trình Grab mua lại Uber tại Đông Nam Á và tại Việt Nam
 Tại Đông Nam Á
Sáng 26/3, Grab công bố mua lại toàn bộ hoạt động của Uber tại Đông Nam Á, và
Uber có 27,5% cổ phần trong công ty sau mua bán và sáp nhập này.
Hãng Grab cũng tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia,
Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam và tích

hợp các dịch vụ này vào nền tảng công nghệ tài chính và di chuyển đa phương thức của
Grab.
Đổi lại, Uber sẽ có nhận được 27,5% cổ phần trong Grab, con số tương ứng với thị
phần hiện nay của Uber tại khu vực. CEO của Uber, ông Dara Khosrowshahi, sẽ tham gia
vào ban lãnh đạo của Grab sau thương vụ này.
Các cuộc đàm phán giữa Grab và Uber được xúc tiến sau khi SoftBank của Nhật
Bản đổ hàng tỷ USD vào Uber trong năm 2017.
19


Cùng với đó, Grab cũng công bố dịch vụ GrabFood (giao nhận thức ăn) sẽ được
mở rộng từ hai quốc gia hiện nay sang tất cả các quốc gia Đông Nam Á trong quý tới.
Sau khi sáp nhập hoạt động kinh doanh của UberEats, Grab sẽ mở rộng dịch vụ
GrabFood hiện có tại Indonesia và Thái Lan đến thêm 2 quốc gia nữa là Singapore và
Malaysia. GrabFood sẽ có mặt tại tất cả quốc gia Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2018.
 Tại Việt Nam
Cả Grab và Uber đều vướng phải những thủ tục pháp lý liên quan đến thuế và
cuộc đại chiến taxi.
Hiện Uber đang đeo đuổi vụ kiện với Cục thuế TP.HCM liên quan đến số tiền truy
thu hơn 68 tỷ đồng, còn Grab thì bị Vinasun đưa ra tòa đòi bồi thường hơn 41 tỷ.
Đến ngày 13/4, Cục Cạnh tranh phát đi thông báo quyết định tiến hành điều tra
hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh năm
2004 của thương vụ Grab thâu tóm Uber. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày.
Kết luận đưa ra cuối cùng sau vụ kiện tụng này là Grab không vi phạm Luật cạnh
tranh và không phải chịu bất kỳ hình thức xử phạt nào.
2.3.2.. Nguyên nhân Grab quyết định mua lại Uber tại Việt Nam
 SoftBank cùng ngồi ghế hội đồng quản trị tại cả Uber và Grab, vì thế nhà đầu tư từ
Nhật Bản muốn hợp nhất hai hãng này ở Đông Nam Á là một chiến lược được đánh
giá là tránh "gà nhà đánh nhau".
 Mặc dù ra đời sau Uber, nhưng nhờ sự nhanh nhạy, am hiểu nhu cầu khách hàng địa

phương, Grab đã nhanh chóng đạt được tăng trưởng đáng bất ngờ.
 Uber, trong quá trình giành giật thị phần, đã vấp phải nhiều thách thức đến từ các
đối thủ địa phương bao gồm Go-Jek chủ yếu ở thị trường Indonesia và Grab.
2.3.3. Lợi ích Grab và Uber thu đƣợc từ thƣơng vụ
Sau một khoảng thời gian cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Đông Nam Á, việc
Uber rời bỏ thị trường này khiến không ít người nghĩ rằng đây là một thất bại nặng nề đối

20


với họ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào chi tiết, đây có lẽ là một thương vụ mà cả hai bên đều có
lợi:
 Về phía Uber:
Sau khi đầu tư 750 triệu USD trong vòng 5 năm để mở rộng thị trường tại Đông
Nam Á, hãng đã nhận lại được lượng cổ phần tương đương 1,6 tỷ USD từ Grab. Giờ đây,
Uber trở thành cổ đông chiến lược của Grab, hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển của Grab
mà không phải bỏ công sức vận hành hệ thống, chăm sóc khách hàng và đối tác, giải
quyết các vấn đề về luật pháp hay quy định thuế. Nói cách khác, Uber gần như không cần
làm gì cũng sản sinh lợi nhuận từ thị trường Đông Nam Á.
Nắm giữ 27,5% cổ phần trong Grab, Uber sẽ là một trong những nhà đầu tư quyết
định tới hoạt động của Grab. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi cho Uber khi Đông Nam Á sẽ
là khu vực phát triển nóng về ứng dụng gọi xe và Uber đang có ghế hạng nhất trên
chuyến tàu tốc hành Grab.
Đây là một chiến lược khá khôn ngoan của Uber bởi lẽ: Uber có thể tiếp tục đốt
vốn để cạnh tranh với Grab và có thể sẽ thành công, tuy nhiên thương vụ bán mình cho
Grab sẽ giúp Uber vừa giữ được một chân sinh lời tại thị trường Đông Nam Á, vừa bảo
toàn nguồn lực để Uber có thể tập trung khai thác các thị trường khác ít cạnh tranh hơn.
 Về phía Grab:
Sau khi đánh bại gã khổng lồ Uber, Grab vươn lên, gần như giành lại toàn bộ thị
trường 600 triệu dân. Tại Việt Nam, Grab trở thành độc quyền trong lĩnh vực đặt xe công

nghệ lúc bấy giờ. Do đó, quy mô tài xế của hãng ngày càng mở rộng, lượng khách hàng
không ngừng gia tăng từng ngày, thậm chí từng giờ, từng phút.
Bên cạnh đó, Grab còn chiêu mộ được tới 500 nhân viên trải khắp khu vực được
đào tạo bài bản từ Uber và những tên tuổi lớn như CEO Khosrowshahi - người hứa hẹn sẽ
sát cánh cùng Grab, chia sẻ những ảnh hưởng, kinh nghiệm quý giá mà tiền cũng không
thể mua được để hướng tới lợi ích chung.
Thời điểm mà Grab thâu tóm thành công Uber cũng rất thích hợp khi đối thủ GoJek từ Indonesia đang lớn mạnh từng ngày với 5 tỷ USD vốn đầu tư từ Google và gã
21


khổng lồ internet Trung Quốc Tencent. Go-Jek đã khiến Grab không thể thống trị thị
trường Indonesia và không có gì chắc chắn rằng Go-Jek không thể làm được điều này tại
các thị trường khác.
2.3.4. Khó khăn mà Grab và Uber phải đối mặt sau thƣơng vụ
Trước khi có được những lợi ích kể trên, Grab và Uber đã phải đối mặt với cáo
buộc pháp lý liên quan đến thương vụ sáp nhập này. Cụ thể, cơ quan giám sát cạnh tranh
Singapore đã ra quyết định phạt Uber hơn 4,8 triệu USD và phạt Grab gần 4,6 triệu USD.
Theo cơ quan này, thương vụ đã làm suy giảm đáng kể tính cạnh tranh của thị trường gọi
xe và việc xử phạt nhằm "ngăn những vụ sáp nhập đã hoàn thành, không thể đảo ngược,
nhưng gây tổn hại đến cạnh tranh".
Riêng đối với Grab, hãng sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để tiếp quản
lượng lớn tài xế và khách hàng mới từ Uber cũng như đưa ra chiến lược giá mới phù hợp
để bù đắp khoản lỗ trong thời gian đốt vốn. Bên cạnh đó, Grab cũng sẽ bước vào cuộc
cạnh tranh mới với những đối thủ nhỏ hơn tại mỗi quốc gia Đông Nam Á cũng như
những tên tuổi lớn của thế giới muốn gia nhập thị trường mà Uber đã bỏ lại.
2.4. Đánh giá tác động của thƣơng vụ tới thị trƣờng Việt Nam
2.4.1. Tích cực
 Theo đó, đại diện Grab cho biết, nền tảng công nghệ mở của Grab sẽ đảm bảo việc
chuyển giao được suôn sẻ, trong đó, các đối tác tài xế và người sử dụng của Uber có
thể dễ dàng được tích hợp vào nền tảng ứng dụng của Grab.

 Đối với các dịch vụ như GrabCar và GrabBike, giá tiền chuyến đi vẫn dựa theo
hành trình di chuyển mà khách hàng nhập, cộng với phụ phí giá linh hoạt dựa trên
nhu cầu đi lại và lượng xe hiện có trong khu vực vào thời điểm khách đặt xe, cũng
như thời gian ước tính cho cả hành trình. Đối với khách hàng di chuyển bằng Taxi,
giá tiền được tính theo đồng hồ trên xe, dựa trên biểu giá của hãng Taxi
 Grab đã khẳng định việc sáp nhập Uber sẽ tạo nhiều thuận lợi cho tài xế và khách
hàng, mở ra một giai đoạn phát triển tiếp theo với dịch vụ GrabFood (giao nhận
thức ăn) số 1 trong khu vực.
22


 Ở một góc độ tích cực hơn, sau khi Grab tuyên bố mua lại Uber, thị trường dịch vụ
vận tải của Việt Nam đang có những thay đổi mới mẻ.
Cụ thể, hãng vận tải Phương Trang đã đầu tư 2.200 tỷ đồng vào ứng dụng gọi xe;
hãng taxi Mai Linh phát đi rất nhiều tuyên bố ưu đãi về giá cước (như không tăng
phụ phí trong giờ cao điểm), đưa ra dịch vụ đặt xe qua tổng đài (gọi số 1055 trên
toàn quốc), thu hút tài xế từ Uber, Grab về đầu quân…Ông Nguyễn Minh Đức đánh
giá, đây là động thái tích cực vì khi Grab và Uber sáp nhập với nhau thì ít nhất ở
thời điểm đầu, họ chưa thể cung cấp dịch vụ đại trà trên thị trường, có thể giảm các
gói khuyến mại và dẫn đến việc NTD chuyển sang sử dụng một số gói dịch vụ của
Phương Trang hay Mai Linh, giúp các hãng taxi truyền thống này giành được thị
phần.
2.4.2. Tiêu cực

Đối với khách hàng: Thế thƣợng phong của kẻ độc quyền
 Khi mới vào Việt Nam vài năm trước, Grab được nhiều người cho rằng đó là hãng
xe công nghệ thân thiện, giá rẻ, lịch sự. Nhiều mỹ từ được dùng để ca ngợi loại hình
vận tải mới, so sánh với taxi truyền thống vốn giá cao và “chảnh” với khách.
Tuy nhiên sau một thời gian, hình tượng taxi công nghệ thân thiện đã mất đi trong
lòng người tiêu dùng. Cắt hỗ trợ tài xế, cắt khuyến mại khách hàng, nhiều vụ trộm

cướp xảy ra, chuyện xâm hại của tài xế với khách hàng… cho đến chuyện tăng giá
vô tội vạ, tăng giá không minh bạch của Grab.
 Với thế độc quyền sau khi mua lại Uber, Grab đang tăng giá trên “mọi mặt trận”.
Nhiều người bức xúc cho rằng đó là hành động không tôn trọng khách hàng. Đắt
hơn cả taxi truyền thống, khách hàng không còn so sánh được với giá Uber, các
hãng khác như Go- viet hay Be thì chưa đủ tiềm lực cạnh tranh với Grab do nền
tảng ứng dụng chưa đủ thông minh và lượng tài xế còn ít.
Doanh nghiệp này dường như đang chứng tỏ thế “một mình một chợ” bằng việc
quyết định mức giá, bất chấp chuyện khách hàng suy nghĩ như thế nào. Và tiền vẫn
đổ về túi của Grab ngày càng nhiều thêm.

23


 Những khách hàng thường xuyên đi Grab khẳng định hãng đã âm thầm tăng giá
cước ít nhất 20-30%, thậm chí có quãng đường tăng 30-40% so với trước đây.
Ông Nguyễn Xuân Tuấn, Giám đốc hợp tác xã vận tải Toàn Cầu, thì cho rằng Grab
đang có thị phần lớn nhất, đã phần nào tạo được thói quen trong người tiêu dùng,
nên việc tăng giá là điều mà khách hàng khó tránh khỏi. Ông Tuấn nói chỉ cần mức
tăng giá 5-10% với thị phần lớn hiện nay, Grab đã có khoản doanh thu rất lớn.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nói Grab sẽ không chọn mức tăng 5-10% mà sẽ cao hơn,
ở 30-40%. Nguyên nhân là do Grab đang đang giữ tỷ lệ ăn chia với tài xế là 25%
(cộng thêm 3,6% tiền thuế). Nếu tăng giá 5-10%, phần “kiếm thêm” của Grab với
phần 25% sẽ nhỏ hơn nhiều khi tăng giá 30-40%.


Đối với tài xế

 Đối với tài xế Grab, việc cạnh tranh giữa các tài xế là điều không thể tránh khỏi.
Thời gian đầu khi Grab mới thâm nhập thị trường Việt, số lượng tài xế còn hạn chế

do ứng dụng đặt xe còn mới và chưa có danh tiếng, trong khi lượng khách hàng
tăng mạnh nên thu nhập của tài xế Grab tương đối ổn định, thậm chí rất cao.
Tuy nhiên khi Grab mua lại Uber, một bộ phận tài xế Uber tất yếu sẽ gia nhập Grab
vì họ đã đầu tư vốn lớn để mua xe (Grabcar) hoặc họ không kiếm được việc làm
khác.
Số lượng tài xế không ngừng gia tăng, tiêu chuẩn tuyển dụng tài xế cũng khá đơn
giản nên thanh niên kiếm việc làm thêm hay người có tuổi cũng muốn nhờ công
việc này kiếm thêm thu nhập.
Lúc này, Grab đang giữ thế thượng phong trên thị trường nên bắt đầu tăng giá cước
và cắt giảm khuyến mãi cho khách hàng dẫn đến một bộ phận lớn khách hàng quay
lưng lại với hãng xe này. Lượng cuốc xe bị giảm và bị phân chia ra cho nhiều tài xế
dẫn đến thu nhập của tài xế giảm mạnh (từ 500000 đồng/ ngày giảm còn 200000300000 đồng / ngày). Grab chiết khấu cho tài xế 20%-25% không có gì đáng phàn
nàn nhưng quy định lại ngày càng khắt khe hơn trước, không thực hiện sẽ bị khóa
tài khoản. Chi phí xăng dầu, bảo trì xe ngày một tăng, nhiều tài xế phải bỏ việc hoặc
quay về với taxi/ xe ôm truyền thống.
24


Tài xế Grab cạnh tranh bằng cách thủ phục tại các bến xe, các điểm xe bus bắt để
kiếm khách hàng mà không dùng app hoặc xe ôm truyền thống mặc áo và giả dạng
làm tài xế Grab
 Đối với tài xế các hãng taxi truyền thống, việc Grab thống lĩnh thị trường gây ra
tác động không hề nhỏ. Trước đây, khi làn sóng taxi công nghệ tràn vào Việt Nam,
một bộ phận lớn khách hàng đã chuyển sang dùng app đặt xe online vì sự tiện lợi
của chúng, khiến cho nhiều hãng taxi hoặc xe ôm truyền thống điêu đứng vì không
có khách. Điển hình là vụ kiện của hãng taxi Vinasun với Grab, bên cạnh đó nhiều
hãng taxi buộc phải đóng cửa hoặc sáp nhật để tăng sức cạnh tranh (G7 taxi là kết
hợp của 3 hãng taxi Thành Công, Ba Sao, Sao Hà Nội).
Giờ đây khi Grab độc quyền, xu hướng dự đoán là tệ hơn cho các hãng taxi truyền
thống, tuy nhiên do việc Grab tăng giá quá cao như nói bên trên, nên các hãng taxi

này đã tìm lại được một bộ phận khách hàng.


Đối với thị trƣờng

 Grab tiến hành mua lại Uber đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cung ứng dịch
vụ tại Việt Nam. Việc một hãng taxi công nghệ nước ngoài lấn sân và chiếm thế độc
quyền tại sân nhà ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi cạnh tranh của các doanh nghiệp
và các tổ chức kinh tế trong nước.
 Chính vì vụ việc này mà Grab đã bị tiến hành điều tra vì bị nghi ngờ vi phạm Luật
Cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh Quốc gia mới đây đưa ra phán quyết phản bác lại
kết luận của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương). Theo
đó, Hội đồng khẳng định giao dịch Grab mua lại Uber ở Việt Nam không đủ yếu tố
cấu thành hành vi tập trung kinh tế. Với kết luận này, Grab không vi phạm Luật
Cạnh tranh.

25


CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO GRAB TẠI THỊ TRƢỜNG ĐÔNG NAM Á
Hiện nay thị trường về các phần mềm gọi xe trực tuyến đang rất sôi động và cạnh
tranh, hàng loạt hãng mới được thành lập bên cạnh những hãng lớn vẫn đang lớn mạnh
như Go-jek, cabify, Easy,....Điều này đòi hỏi Grab cần có những chiến lược hiệu quả
nhằm duy trì và nâng cao vị thế của mình trước các đối thủ lớn cũng như các đối thủ tiềm
tàng của mình. Sau khi tìm hiểu về thị trường, một số giải pháp khả thi Grab nên thực
hiện tại Đông Nam Á như sau:
Thứ nhất, sau khi mua lại Uber, Grab đang đối mặt với các chính sách chống độc
quyền tại các nước Đông Nam Á cũng như gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường
bởi chính quyền địa phương tại Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia. Cụ thể tại Việt

Nam, Khánh Hòa đã không cung cấp hướng dẫn chi tiết cho Grab nhưng lại cho phép các
hãng taxi khác khai thác dịch vụ thử nghiệm đi chung xe trong tỉnh ngoài ra Bộ Giao
thông Vận tải Việt Nam đã từ chối đề xuất mở rộng dịch vụ của hãng. Vì thế vấn đề đặt ra
là Grab dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền cần chứng minh hãng không là mối đe
dọa lớn gây ra biến động trong nền kinh tế của các nước bằng những chính sách giá cụ
thể, cố định; tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi cũng như sự tiện lợi và lợi ích của
khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu sau khi diễn ra việc mua lại Uber.
Thứ hai, hiện nay vấn đề an toàn và thái độ của tài xế đang là chìa khóa quyết
định trong việc thu hút khách hàng sử dụng ứng dụng Grab thay vì sử dụng ứng dụng của
các đối thủ cạnh tranh như bee, Go-jek.... Để khắc phục những vấn đề liên quan đến tài
xế, Grab cần kiểm soát tốt hơn về thông tin tài xế, tốc độ di chuyển, thái độ đối với khách
hàng bằng cách đưa ra quy định về tốc độ tối đa và kiểm soát bằng cách sau khi kết thúc
chuyến đi, đợi phản hồi khách hàng cho biết về tốc độ tài xế đã đi là quá nhanh, quá
chậm hay vừa phải. Ngoài ra để khuyến khích tài xế Grab nên đưa ra mức thưởng nếu
trong tuần tài xế có lượt đánh giá 5 sao bằng với mức quy định và ngược lại khi bị đánh
giá thấp quá số lượng quy định tài xế sẽ bị hạn chế cuốc xe.
Thứ ba, bên cạnh sự an toàn của khách hàng, Grab cần thực hiện các biện pháp
nhằm bảo vệ cho tài xế khỏi kẻ xấu điều này cũng giúp thu hút tài xế hoạt động cho Grab.
26


Một số biện pháp có thể khả thi như đối với khách hàng cần lấy thông tin cụ thể như số
chứng minh nhân dân, hình ảnh của khách hàng khi khách hàng đăng ký dịch vụ trên ứng
dụng Grab. Đối với taxi hãng có thể hỗ trợ lắp kính đối với khu vực của tài xế.
Thứ tư, Go- jek được đánh giá là siêu kỳ lân công nghệ của Indonesia cũng là đối
thủ chính của Grab tại Indonesia - nơi chiếm 40% dân số khu vực, đóng góp khoảng 37%
GDP của các nước trong khu vực cùng với sự ủng hộ của hai gã khổng lồ công nghệ
Google và Tencent (Trung Quốc) đang thống lĩnh thị trường nội địa. Để đối phó với GoJek, các chiến lược ưu đãi về giá và giảm mức chiết khấu đối với tài xế là cần thiết để kéo
lượng khách hàng và tài xế đang bị thu hút bởi lợi ích của Go-jek mang lại.
Thứ năm, chuyên môn hoá nhân sự bộ phận quản lý cũng như thu hút nhân tài là

giải pháp mang tính chiến lược và mang lại hiệu quả lâu dài. Nhân sự chuyên môn cao,
trẻ trung, nhanh nhạy với công nghệ sẽ đưa ra những giải pháp đúng đắn, cập nhật xu
hướng và áp dụng được công nghệ mới vào quá trình vận hành.

27


KẾT LUẬN

Việc phát triển hoạt động M&A đã góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển nền
kinh tế Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh, tăng vốn đầu tư, có khả năng mở rộng kinh
doanh, giảm khả năng bị triệt tiêu trên thị trường. Với thương vụ sáp nhập này, Grab sẽ
tiếp tục củng cố vị trí hàng đầu của mình với vai trò là nền tảng hiệu quả nhất khu vực
Đông Nam Á sau khi tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia,
Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Việc sáp
nhập mang lại cho Grab "một con đường rõ ràng để sinh lời" trong kinh doanh đặt xe.
Grab sẽ tập trung vào việc mở rộng các dịch vụ cung cấp thực phẩm và dịch vụ tài chính.
Uber bán lại thị phần cho Grab tại ASEAN để tập trung nguồn lực vào các thị trường
đang có thế mạnh như Mỹ Latin, Ấn Độ sẽ là giải pháp phù hợp.
Về cơ bản, sau khi Uber và Grab sáp nhập, người dùng vẫn được hưởng những
dịch vụ tốt và phù hợp do Grab cung cấp. Về lâu dài, sau khi hoàn tất sáp nhập, việc có
thêm nhiều tài xế từ Uber chuyển sang Grab kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu di
chuyển của người dân. Cụ thể là khách hàng rút ngắn được thời gian chờ xe, di chuyển
thuận tiện và tiết kiệm hơn và tài xế có thể có thu nhập cao hơn nhờ nhận được nhiều yêu
cầu đặt xe hơn. Dù Uber đã sáp nhập với Grab nhưng hãng này chưa hẳn độc quyền bởi
có nhiều hãng taxi truyền thống đang chuyển đổi sang công nghệ tương tự như Grab và
sự cạnh tranh vẫn đang tiếp diễn. Do đó, Grab sẽ ngày càng phải hoàn thiện và nâng cao
chất lượng dịch vụ và cạnh tranh hơn.

28



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Chí Lộc, 2012, Giáo trình đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Website Grab, www.grab.com, 20/07/2019, Uber Đông Nam Á chính thức sáp nhập vào
Grab
/>fbclid=IwAR1NMFsq4zjbdw3S18xjoMO8FFxcmTqgn3qAfJMlMfm0nRQKUmbNw
fxbkRo
3. Bộ Công Thương Việt Nam, 20/07/2019, Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber
tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.
/>4. Tố Uyên, Thời báo Tài chính Việt Nam online, 20/06/2019, Hội đồng Cạnh tranh:
Thương vụ Grab mua lại Uber tại Việt Nam không phạm luật.
/>5. Anh Tú, VnExpress, 19/6/2019, Grab mua lại Uber tại Việt Nam không phạm luật.
/>6. Lê Nam, Tuổi trẻ online, 26/03/2018, Grab mua lại toàn bộ Uber Đông Nam Á.
/>fbclid=IwAR3Qj2R31pBvk_umTCSMHzw5dPhJOras4Or9AjPvetClq7i6rpU8f9EbsI


29


×