Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phần 2 tạo lập doanh nghiệp – công nghệ lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 32 trang )

Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp dạy học phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với
từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Là thầy, là cô, hơn ai hết chúng ta thấy rằng mục đích, nội dung và
phương pháp luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Song song với việc
nâng cao chất lượng nội dung sách giáo khoa thì việc đổi mới phương pháp dạy
học là điều bức thiết.
Xuất phát từ thực tiễn dạy và học tại trường trung học phổ thông Quảng
Xương 3, xuất phát từ việc trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ 10, tôi nhận thấy:
Thứ nhất, môn Công nghệ 10 tương đối khó thu hút học sinh, trong
tiết học, đa số học sinh học tập theo lối đối phó với thầy cô hay vì điểm số.
Nguyên nhân chính là do lối truyền thụ một chiều cộng với sự phân biệt môn
chính môn phụ của học sinh.
Thứ hai, đa số giáo viên giảng dạy Công nghệ 10 là giáo viên sinh
học (ở trường THPT Quảng Xương 3 là 100%) nên một sô kiến thức công nghệ
còn thiếu sót. Đặc biệt phần 2. Tạo lập doanh nghiệp càng xa lạ với giáo viên
chúng tôi. Mặt khác, môn Công nghệ 10 rất ít tài liệu tham khảo (ở trường
Quảng Xương 3 là không có ngoài chuẩn kiến thức kỹ năng và sách giáo viên),
nhất là phần 2. Tạo lập doanh nghiệp lại càng thiếu.
Với mong muốn biến mỗi tiết học Công nghệ là một sản phẩm của học
sinh, thầy cô chỉ là người hướng dẫn; với mong muốn học sinh thấy hứng thú
hơn khi đến tiết Công nghệ, được thể hiện bản thân, được hoạt động nhóm,
...được học tập tích cực nên tôi đã trăn trở tìm ra một số biện pháp tăng hứng thú
học tập cho học sinh. Sau mỗi tiết học sự hào hứng và yêu thích môn học của
học trò là niềm hạnh phúc của tôi. Hai năm gần đây tôi đã áp dụng và đối chứng


thì thấy học sinh rất hứng thú, chất lượng tiết học được cải thiện. Tôi mạnh dạn
tập hợp thành sáng kiến kinh nghiệm nhưng do nhiều hạn chế nên tôi chỉ tập
trung áp dụng trong phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10. Chính vì
vậy tôi đã chọn đề tài: "Một số phương pháp tạo hứng thú cho học sinh khi
học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT" làm sáng kiến kinh
nghiệm trong năm học 2015-2016 với mục đích được trao đổi cùng các thầy cô,
các bạn đồng nghiệp một số phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng rất có hiệu
quả tại ngôi trường đang công tác và cũng hy vọng cách làm này sẽ được bổ
sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT Quảng Xương 3 nói riêng và
trong toàn ngành GD&ĐT của Thanh Hóa nói chung.
1


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
SKKN được viết với mục đích:
1.
Tạo hứng thú cho HS khi học môn Công nghệ nói chung và phần
Tạo lập doanh nghiệp nói riêng, rèn luyện cho các em một phương pháp tiếp cận
bài học tích cực và làm chủ tư duy logic.
2.
Xây dựng một sáng kiến như một tài liệu tham khảo trong việc tổ
chức dạy học phần II. Tạo lập doanh nghiệp nói riêng và Công nghệ 10 nói
chung.
3.
Chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm của bản thân tiếp cận
phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tiết học, lấy học sinh
làm trung tâm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm, tôi nghiên cứu áp dụng cho học
sinh khối lớp 10 THPT khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10
THPT. Các phần khác của môn học và các môn học khác vẫn có thể áp dụng các
phương pháp đề xuất của đề tài.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu: Nhằm xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài, tôi đã phân tích toàn bộ nội dung phần 2. Tạo lập doanh nghiệp
và tham khảo chuẩn kiến thức kỹ năng Công nghệ 10 để tóm tắt nội dung trọng
tâm phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10, đồng thời tham khảo qua
Internet và các tài liệu chuyên ngành.
2.
Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Chủ yếu là vấn đáp trực tiếp
đại diện HS tất cả các lớp trong khối học để có những thay đổi hợp lý, sau đó là
sử dụng phiếu điều tra về mức độ hứng thú môn học của tất cả HS lớp phụ trách.
Phương pháp này rất hiệu quả vì HS được nói lên ý kiến chủ quan và những
mong muốn của mình.
3.
Phương pháp quan sát sư phạm: Tôi trực tiếp tiếp cận đối tượng
nghiên cứu của đề tài bằng giác quan của mình (quan sát sư phạm trực tiếp) và
tiếp cận gián tiếp thông qua các đoạn phim, các ảnh chụp (quan sát sư phạm
bằng máy)
4.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Bằng việc xử lý kết quả
phiếu điều tra đo độ hứng thú với môn học ở 2 thời điểm khác nhau rồi so sánh,
nhận định tính hiệu quả của việc có hay không áp dụng các phương pháp trong
sáng kiến.
Đó là những phương pháp cơ bản, ngoài ra tôi cũng vận dụng một số
phương pháp khác để có một SKKN hoàn chỉnh.


2


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1. Cơ sở
lý luận
Căn cứ theo CV1695/SGD&ĐT – GDCN ngày 9/9/2015 của Giám đốc
Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa V/v Hướng dẫn công tác SKKN và NCKH
năm học 2015-2016 và những năm học tiếp theo.
2. Cơ sở thực tiễn
- Thực tiễn tại trường THPT Quảng Xương 3 về mức độ tiếp thu kiến
thức, mức độ tư duy và yêu thích môn học, hứng thú của học sinh khi học môn
học Công nghệ 10 năm học 2014 – 2015 và 2015 - 2016; cơ sở vật chất của nhà
trường phục vụ cho việc dạy và học.
- Nội dung trọng tâm phần 2. Tạo lập doanh nghiệp.
Phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 gồm 2 chương, 8 bài trong
đó có 2 bài thực hành về các tình huống trong kinh doanh. Mỗi bài trình bày
theo cấu trúc sau:
1.
Mục tiêu
2.
Tóm tắt nội dung (các đề mục)
3.
Phương pháp dạy học (các hoạt động dạy học)
4.
Đánh giá (câu hỏi, bài tập)
Hệ thống hóa kiến thức phần 2 (Tr188 – sgk Công nghệ 10)
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trường THPT Quảng Xương 3 có 29 lớp trong đó có 10 lớp khối 10 (gần
500 học sinh). Tất cả các lớp đều học ban Cơ bản nhưng có định hướng môn
khối xét tuyển đại học hay tốt nghiệp từ đầu năm lớp 10 nên hầu hết các em coi
nhẹ môn Công nghệ.
Sử dụng phiếu điều tra (Phụ lục) đo độ hứng thú với môn học trên 200 HS
ở 4 lớp 10A1, 10A2, 10A4, 10A6 sau 2 tuần học trong năm học 2015 – 2016
với 4 mức độ: Không hứng thú, bình thường, hứng thú và rất hứng thú. Sau khi
thu thập số liệu và xử lý tôi có bảng sau:

3


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

Lớp

10A1
10A2
10A4
10A6


số

Không hứng
thú

Bình thường

Hứng thú


44
47
40
46

SL
17
15
5
15

SL
20
12
25
23

SL
5
10
5
5

%
8,6
2,6
2,5
0,4


%
45,5
25,5
50,0
50,0

%
1,4
21,3
12,5
13,1

Rất hứng
thú
SL
2
5
5
3

%
4,5
10,6
12,5
6,5

Như vậy, số lượng HS thấy hứng thú với môn học là thấp (40/177), đa số
xem việc học môn này là nghĩa vụ thay vì niềm yêu thích.
Để các em có niềm đam mê, hứng thú và học tốt môn học này là một
thách thức đối với các thầy cô giáo được trực tiếp giảng dạy nói chung và cá

nhân tôi nói riêng. Vì vậy, yêu cầu được đặt ra là bên cạnh việc đổi mới phương
pháp dạy học, trong mỗi bài dạy, mỗi tiết học, mỗi phần học giáo viên cần tìm ra
các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh, để học sinh dễ hiểu và yêu thích môn
học, say mê môn học tránh học đối phó, học vẹt, từ đó các em sẽ học hiệu quả
hơn.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT CỦA SÁNG KIẾN
1.
Thứ nhất: Tạo hứng thú thông qua việc thiết kế bài giảng theo chủ
đề, phù hợp với HS, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng sinh động, lôi cuốn.
2.
Thứ hai: Tạo hứng thú thông qua các câu chuyện thực tế; các bài
tập tình huống trong kinh doanh; các diễn đàn, show truyền hình hay giới thiệu
một số cuốn sách về kinh doanh và doanh nghiệp.
3.
Thứ ba: Tạo hứng thú bằng cách giao nội dung và hướng dẫn học
sinh làm tiểu luận, thảo luận nhóm và diễn giả.
4.
Thứ tư: Tạo hứng thú bằng cách phối hợp với chi hội phụ huynh
thăm quan một số cơ sở kinh doanh và tập viết báo cáo chi tiết.
IV. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Giải pháp thứ nhất: Tạo hứng thú thông qua việc thiết kế bài
dạy phù hợp với HS, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng rất sinh động,
lôi cuốn.
Một tiết học thành công theo tôi phải là một tiết học mà HS luôn mong
đợi. Vì vậy, với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn người giáo viên cần lên
“kịch bản” thật lôi cuốn để HS được “diễn xuất’. Bám sát chuẩn kiến thức kỹ
năng, tôi ưu tiên sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế các bài giảng của
mình. Trong bài giảng tôi thường đổi mới từ khâu kiểm tra bài cũ cho đến củng
4



Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

cố bài đặc biệt là cách tiếp cận vấn đề để HS không thấy nhàm chán. Mỗi bài
học tôi thường thiết kế thành một chủ đề, có sử dụng các phương pháp bộ môn
như làm việc với phiếu học tập, sử dụng gói câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ,
hoạt động phân vai,…
Trong khuôn khổ của sáng kiến tôi chỉ đưa một số biện pháp nhỏ nhằm
tạo hứng thú cho HS khi học:
1.1. Trò chơi ô chữ
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 49. Bài mở đầu để tạo hứng thú học tập cho HS tôi
sử dụng ô chữ sau để củng cố trong khoảng thời gian 5 phút cuối tiết học.

1.

1 C

Ô

N

G

T

I

2


L

Ơ

I

N

H

U Â N

3

T

H

I

T

R

Ư Ơ N

G

4 K


I

N

H

D

O A N

H

5 V

Ô

N

6 D O A N H N GH
I
Ê
P
Có 6 chữ cái: Loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên trở

lên.
2.
Có 8 chữ cái: Phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
3.
Có 9 chữ cái: Nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hóa hay
dịch vụ.

4.
Có 9 chữ cái: Là việc thực hiện các công đoạn của quá trình đầu tư
nhằm mục đích sinh lợi.
5.
Có 3 chữ cái: Một trong những điều kiện cần thiết của quá trình đầu
tư.
6.
Có 11 chữ cái: Là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục
đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh.
7.
Có 8 chữ cái: Một tên gọi khác của doanh nghiệp.
Từ chìa khóa: CỔ PHIẾU - Là một chứng chỉ do công ti cổ phần phát
hành, xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ti.
Ví dụ 2: Khi dạy Bài 54. Thành lập doanh nghiệp tôi thiết kế ô chữ sau để
củng cố trong 5 phút cuối bài giúp HS hiểu bài hơn và hứng thú cho tiết học sau:

1G

I

A

C

A

H

A


N

2T

I

Ê

M

N

Ă

N

G

3L

Ơ

I

T

H

Ê


T

Ư

G

H

O

A

N

H

I

Ê

N
5


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

4T

H


U

N

H

Â

P

5N
6D

H
I

U
C

C
H

Â
V

U
U

L


1.

A

M

G

I

A

U

Có 12 chữ cái: Là một yếu tố quan trọng để đánh giá nhu cầu khách

hàng.
2.
Có 8 chữ cái: Đây là đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp có khả
năng phục vụ và họ sẽ đên với doanh nghiệp.
3.
Có 13 chữ cái: Một trong những yếu tố xác định khả năng của
doanh nghiệp.
4.
Có 7 chữ cái: Một trong những yếu tố để nghiên cứu nhu cầu của
khách hàng .
5.
Có 13 chữ cái: Ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ lý do này.
6.
Có 6 chữ cái: Một lĩnh vực kinh doanh.

Từ chìa khóa: Có 11 chữ cái: DOANH NGHIỆP - Là một tổ chức kinh tế
được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 55. Quản lí doanh nghiệp tôi đã thiết kế ô chữ sau để
củng cố trong 7 phút cuối bài.
1
T I
Ê T K I
Ê M C H I
P H I
2
T H I
P H Â N
3
N H Â N L Ư C
4
T I
Ê N T H U Ê
5
S Ư D U N G
6
C H I
P H I
7 H U Y Đ Ô N G V Ô N
8
H A C H T O A N K I
N H T Ê
9
T I
Ê N L Ư Ơ N G
10

L Ơ I
N H U Â N
11
T I
Ê U C H U Â N H O A
1.
Có 14 chữ cái: Một biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.
Có 7 chữ cái: Phần thị trường của doanh nghiệp.
3.
Có 7 chữ cái: Một nguồn lực của doanh nghiệp.
4.
Có 8 chữ cái: Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
5.
Có 6 chữ cái: Nâng cao hiệu quả ...vốn kinh doanh là một biện
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
6.
Có 6 chữ cái: Những khoản mà chủ doanh nghiệp phải trang
trải trong thời kì kinh doanh để đạt được lượng doanh thu xác định.
7.
Có 10 chữ cái: Khi nhu cầu vốn kinh doanh cao hơn vốn của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có thể ... từ các nguồn vốn khác nhau.
6


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

8.

Có 14 chữ cái: Việc tính toán chi phí và kết quả doanh thu.
9.
Có 9 chữ cái: Một trong các khoản chi phí của doanh nghiệp cần trả
cho người lao động.
10.
Có 8 chữ cái: Phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
11.
Có 12 chữ cái: Một đặc trưng quan trọng của cơ cấu tổ chức doanh
nghiệp.
Từ chìa khóa: TỈ LỆ SINH LỜI –Một căn cứ xác định hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bản thân HS cũng tự thiết kế một số ô chữ để tìm hiểu bài mới.
Cuối mỗi bài học tôi thường yêu cầu HS về nhà tìm hiểu bài mới, nhắn mạnh
một số nội dung khó để HS chuẩn bị. HS Nguyễn Đức Bình – lớp 10A2 còn
hứng thú chuẩn bị cả ô chữ mới.
1.2.

Sơ đồ hóa nội dung chủ đề

Ví dụ 4. Sơ đồ Căn cứ xác định khả năng kinh doanh của doanh
nghiệp khi dạy mục II.1.c.Xác dịnh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp –
Bài 54. Thành lập doanh nghiệp.
Nguồn
lực của
doanh
nghiệp

Lợi thế
Khả năng kinh
doanh của

doanh nghiệp

tự nhiên
của
doanh
nghiệp

Khả năng tổ chức
1.3. Hình ảnh minh họa

quản lí doanh
nghiệp

Ví dụ 5 : Khi dạy Bài 52. Thực hành: lựa chọn cơ hội kinh doanh để tạo
hứng thú cho HS và để bài giảng sinh động tôi đã đưa một số hình ảnh minh họa
sau:

7


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

H1. Chị H kinh doanh hoa

H3. Chị D làm kinh tế vườn- chăn nuôi

H2. Anh T sửa chữa xe máy

H4. Bác A cho thuê truyện.


Ví dụ 6. Khi dạy mục I.1.a. Đặc trưng của cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp – bài 55. Quản lí doanh nghiệp, tôi đã dùng hình ảnh chụp
được khi đến giao dịch tại ngân hàng VPBank để làm hình ảnh minh họa
cho tính tiêu chuẩn hóa của doanh nghiệp, HS vô cùng hào hứng.

1.4. Tư liệu tham khảo:
Ví dụ 7. Khi dạy mục II.2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp – Bài
54. Thành lập doanh nghiệp - Tr172 Sgk Công nghệ 10, để HS thấy rõ hơn mẫu

8


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

đơn đăng kí kinh doanh tôi đã sưu tầm các mẫu đơn đăng kí kinh doanh để làm
tư liệu giảng dạy, như đơn đăng kí kinh doanh hộ cá thể (Phụ lục 2).
Ví dụ 8. Khi dạy mục I.1.a. Đặc trưng của cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp – bài 55. Quản lí doanh nghiệp, một số tư liệu minh họa cho
HS như:

2.
Giải pháp thứ hai: Tạo hứng thú thông qua các câu chuyện
thực tế; các bài tập tình huống trong kinh doanh; các diễn đàn, show truyền
hình hay giới thiệu một số cuốn sách về kinh doanh và doanh nghiệp.
2.1 Các câu chuyện thực tế:
Bên cạnh việc thiết kế bài giảng hay, sinh động, tôi thường đưa vào bài
giảng các câu chuyện thực tế (sưu tầm) để tạo hứng thú cho HS khi tìm hiểu bài
mới.
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 54. Thành lập doanh nghiệp – mục I. Xác định ý
tưởng kinh doanh, để tạo hứng thú học tập cho HS tôi đã sưu tầm một số ý

tưởng kinh doanh đơn giản nhưng hiệu quả làm tư liệu giảng dạy của mình. Ví
dụ một số slide minh họa:

9


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

(Nguồn: Internet)
2.2. Các bài tập tình huống:
Ví dụ 2. Khi dạy nội dung III.4. Tiết kiệm chi phí - bài 55. Quản lí
doanh nghiệp tôi đã nêu tình huống: “Khi bạn có một công ty nhỏ, nhất là
công ty mới đi vào hoạt động, nguồn vốn ban đầu rất eo hẹp. Hãy tìm một số
cách đơn giản để doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tìm kiếm những thứ miễn
phí.”
Và đây là những gợi ý của giáo viên (tham khảo nguồn Internet):
5 mẹo sau sẽ giúp đem lại cho bạn nhiều tiền hơn và có thêm nhiều thời
gian để tìm cách đưa công ty đến thành công.

10


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

1. Không cần giấy tờ
Thay vì in các hóa đơn, séc và đính kèm chúng vào thư, hãy cân nhắc
nhiều dịch vụ trực tuyến sẵn có dành cho nhiều nhu cầu kinh doanh khác nhau.

Bạn có thể dùng các dịch vụ chia sẻ file như Dropbox hoặc Google Docs,
các hóa đơn điện tử, các bảng tính kiểm kê hàng hóa và thanh toán như

FreshBooks, WorkingPoint hay Apptivo, và các dịch vụ chữ ký điện tử như
DocuSign để dễ dàng chia sẻ thông tin bên trong và bên ngoài.
Chúng ta thường không để ý mình đã lãng phí bao nhiêu giấy khi in ra
những thứ có thể dễ dàng đánh giá và chia sẻ trực tuyến.
2. Tiết kiệm chi phí mực in
Nếu bạn vẫn muốn in, ít nhất cũng tiết kiệm một chút tiền mực in
bạn đang dùng.
Một số trang web hoặc các cửa hàng mua các hộp mực in rỗng với mức
giá 20 đô la. Hãy tìm cách bán hoặc tái sử dụng chúng qua Staples,
tonerbuyer.com hoặc các dịch vụ khác trước khi mua những thứ mới. 20 đô la
cộng dồn lại cũng được một khoản lớn.
3. Sử dụng các định dạng và phần mềm miễn phí
Bạn có thể tìm được nhiều mẫu và các sản phẩm phần mềm trực tuyến
được thử miễn phí. Cách này không chỉ tiết kiệm tiền cho bạn mà còn đảm bảo
về lâu dài bạn mua được những sản phẩm bạn thích nhất vì bạn có thể dùng thử
nó trước.
Docstoc, LegalZoom và Rocket Lawyer là một số trong nhiều nhà
cung cấp có thể giúp bạn.
3. Có một gian hàng thanh lý của công ty
Hãy cân nhắc rao bán đồ nội thất và thiết bị cũ trên mạng. Điều bạn vượt
trội có thể đem lại lợi ích cho ai đó, vì vậy bạn nên kiếm tiền từ nó.

11


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

OfferUp cung cấp một cách an toàn và dễ dàng để mua và bán trong phạm
vi địa phương với các thiết bị iPhone hoặc Android. Nếu bạn hào phóng thì các
tổ chức phi lợi nhuận trực tuyến như Freecycle Network có thể giúp bạn đăng

những món đồ không dùng đến để cho đi.
Cắt giảm các chi phí có thể dễ hơn bạn nghĩ, và hãy thông minh khi quyết
định khoản nào cần cắt giảm chi tiêu để công ty bạn có thể thịnh vượng.
Ví dụ 3: GV cung cấp thêm cho HS một số tình huống khó trong kinh
doanh sưu tầm được để HS hứng thú khi học bài 55. Quản lí doanh nghiệp.

Vài tình huống khó trong kinh doanh
Đây chỉ là một trong nhiều tình huống khó khăn khi tiếp xúc với khách
hàng buộc bạn phải vận dụng mọi sự sáng tạo và nhạy bén. Không chỉ với khách
hàng, đây là cách cư xử bạn nên tham khảo trong mọi mối quan hệ công việc
khác.
Tình huống 1. Khách hàng xúc phạm bạn
Không có quy tắc nào yêu cầu khách hàng phải thích hoặc tôn trọng
bạn, dù bạn có cố gắng làm vừa lòng họ nhiều đến thế nào.
Họ thể hiện sự coi thường bằng một loạt những lời chê bai, phàn nàn hết
sức nhỏ nhặt, vu khống, bịa đặt về thái độ của bạn. Hoặc tệ hơn, họ chửi bạn
ngay giữa công ty. Dĩ nhiên, điều đó khiến máu bạn sôi lên và đầu bạn muốn
bốc khói. Thật không đẹp, thật không hay ho, thật không thể chấp nhận được,
nhưng thật không may, đó lại là một phần của nghề nghiệp. Cách xử lý của bạn
sẽ cho thấy bạn trưởng thành và nhạy bén trong kinh doanh như thế nào.
Vậy, làm thế nào để giữ được mối quan hệ kinh doanh?
Gợi ý của giáo viên:
Xem xét tình huống một cách khách quan nhất có thể. Hãy thảo luận với
sếp hoặc đồng nghiệp. Liệu đó là hành vi xúc phạm mang tính cá nhân hay là sự
phàn nàn về chất lượng dịch vụ, sản phẩm, giá cả một cách quá khích? Hay vị
khách hàng đó có vấn đề về tâm lý?
Nếu bạn biết rõ rằng khách hàng thực sự không ưa bạn, hãy đề nghị với
họ một cách bình tĩnh và chuyên nghiệp rằng, vì lợi ích của cả hai bên, bạn sẽ
tìm một người khác thay thế bạn tiếp tục làm việc với họ. Như thế, bạn giữ được
sự tự tin, giảm căng thẳng và tránh gây hại cho công việc. Rất có thể, sự mạnh

12


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

mẽ về tính cách của bạn sẽ khiến vị khách hàng đó phải tôn trọng bạn đồng thời
làm đẹp thêm hình ảnh bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.
Tình huống 2: Đến hẹn trả hàng cho khách mà vẫn chưa có hàng
gửi cho khách
Vị khách hàng quen thuộc của công ty bạn đặt ra thời hạn cuối cùng và
bạn đã làm hết sức có thể để đáp ứng đúng thời hạn đó. Thật không may, một
trong những nhà cung cấp của bạn lại trễ hẹn, thiết bị sản xuất của công ty bị lỗi
hay quá nửa nhân viên của bạn bị cúm. Bạn sẽ phải thông báo thất bại. Dù sự
việc này không khiến bạn mất tất cả, nhưng giải quyết nó chắc chắn sẽ đòi hỏi
một số kỹ năng sáng tạo nhất định.
Làm thế nào để giữ được mối quan hệ kinh doanh?
Gợi ý của giáo viên: Gọi điện cho khách hàng. Đừng lãng phí thời gian
tới văn phòng của họ để gặp trực tiếp trừ khi không còn cách cứu vãn tình
hình. Đưa ra các gợi ý và nhờ họ cùng hỗ trợ giải quyết vấn đề. Đề xuất thỏa
hiệp và thương lượng dàn xếp sao cho thỏa đáng. Sự thành thực và sẵn sàng
làm mọi việc của bạn là cần thiết. Sự năng động sáng tạo của bạn có thể biến
một bàn thua trông thấy thành một cơ hội tạo dựng sự trung thành. Điều đó sẽ
làm tăng tầm vóc của bạn trong cộng đồng kinh doanh.
2.2. Các diễn đàn, show truyền hình; sách nói và sách in về kinh
doanh.
Ngày nay, mỗi ngày chúng ta đều lên mạng, xem ti vi ít nhất là 30 phút.
Các em HS cũng vậy, hầu hết các em lên mạng để trao đổi thông tin, kết bạn qua
mạng xã hội,…thay vì tìm thông tin và các kênh học tập. Môn Công nghệ 10
THPT là một môn học rất thực tiễn, nhất là phần 2. Tạo lập doanh nghiệp. Các
thầy, cô có thể tích hợp giáo dục hướng nghiệp để các em có một tư duy thực tế

thay vì mơ mộng viễn vông. Từ đó, hứng thú hơn với học tập và định hướng
nghề nghiệp.
Trong các tiết học. ngoài các phương pháp cơ bản tôi thường kể những
câu chuyện thực tế về các gương làm giàu, gương vượt khó; sử dụng mạng wifi
của trường để lên mạng Internet giới thiệu một số diễn đàn, tạp chí, các show
truyền hình thực tế về kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp.
Một số diễn đàn, câu lạc bộ về các doanh nhân và doanh nghiệp, cô và trò
cùng theo dõi, tham gia thảo luận với tư cách khách hoặc đăng kí làm thành viên
như:

13


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

Diễn đàn khởi sự kinh doanh CLB doanh nhân Sài gòn
() ( />Hiện nay, số HS sở hữu một chiếc điện thoại có khả năng truy cập Internet
rất nhiều. Mạng facebook là một mạng xã hội phổ biến trong cộng đồng trẻ,
chúng ta cũng có thể gắn kết các em với những địa chỉ hay khi dạy học ở tất cả
các môn. Chẳng hạn ở môn Công nghệ có:

Hội doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa
( />Một số tạp chí điện tử phù hợp với HS:

Tạp chí điện tử ( />Một số địa chỉ hay như:
14


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT


/> /> /> />Một số show truyền hình có thể giới thiệu cho HS như:

Chìa khóa thành công trên VTV1

Sinh ra từ làng trên VTV6

Chuyên mục Nhà nông làm giàu trên VTV2
Văn hóa đọc đang dần mai một, đặc biệt là văn hóa đọc ở HS. Vì vậy bên
cạnh việc tạo hứng thú cho HS đối với bộ môn, tôi hay kể những câu chuyện
mình nghe hay đọc được cũng như kích thích khả năng đọc sách mỗi ngày của
học trò. Trong phần Tạo lập doanh nghiệp có thể những cuốn sách tôi giới thiệu
không hẳn đã cung cấp cho các em kiến thức mà chỉ để kích thích khả năng đọc
và ham học hỏi của các em. Có thể đó là một trang sách nói hay một lời giới
thiệu trên chuyên mục “Sách hay mỗi ngày – VTV1” hay lời đề tựa của một
cuốn sách, một câu nói hay về kinh doanh và lý tưởng làm giàu.
Một số cuốn sách tôi đã giới thiệu cho HS tham khảo.

15


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

3.
Giải pháp thứ ba: Tạo hứng thú bằng cách giao nội dung và
hướng dẫn học sinh làm tiểu luận, thảo luận nhóm và diễn giả.
Phương pháp này tôi trăn trở rất nhiều vì quỹ thời gian của HS quá ít cho
việc đầu tư làm bài tiểu luận. Vì vậy, tôi đã kết hợp với một số tiết của nội dung
hướng nghiệp để cho các em trình bày trước lớp. Tôi vẫn mạnh dạn áp dụng cho
một số lớp, một số nhóm HS có sự đam mê học tập cao để các em được tiếp cận
với các bước cơ bản trong nghiên cứu và trình bày một văn bản khoa học. Tuy

nhiên, trong khuôn khổ của đề tài tôi chỉ áp dụng cho một số nhóm HS bằng
cách giao nội dung và hướng dẫn các em tìm hiểu, viết bài tiểu luận và trình bày
trước lớp khi học đến nội dung mà nhóm được giao. Nhờ vậy, các em tự tin hơn
trong việc diễn giả trước tập thể, học được cách hỗ trợ nhau trong học tập và
cách tiếp cận vấn đề.
Một số đề tài tiểu luận được tôi lựa chọn để giao cho HS:
1.
Tìm hiểu về quá trình thành lập và phát triển của công ty sữa Việt
Nam (Vinamilk). (Phụ lục – do nhóm HS lớp 10A2, nhóm trưởng là em Nguyễn
Đức Bình chuẩn bị)
2.
Tìm hiểu về quy chế nhân sự công ty Sông Đà. (do nhóm HS
10A6 chuẩn bị, nhóm trưởng Lê Văn Chung chuẩn bị)
3.
Văn hóa doanh nghiệp trong thời kì mở cửa (do nhóm HS
10A1 chuẩn bị, nhóm trưởng Đinh Văn Chiến chuẩn bị)
Giải pháp này còn nhiều thiếu xót do tôi mới chỉ áp dụng được ở một số
nhóm HS trong năm học này. Nhìn chung, các em được giao nội dung rất hào
hứng, các em được rèn luyện một số kỹ năng học tập tích cực cơ bản.
Một số hình ảnh các nhóm trưởng đang giới thiệu về nội dung tìm
hiểu của mình:

Em Đinh Văn Chiến – 10A1
Em Nguyễn Đức Bình – 10A2 đang giới
đang giới thiệu về
thiệu về quá trình thành lập và phát triển
văn hóa doanh nghiệp
của công ty cổ phần sữa Vinamilk (Phụ lục)
4.
Giải pháp thứ tư: Tạo hứng thú bằng cách phối hợp với chi hội

phụ huynh thăm quan một số cơ sở kinh doanh và tập viết báo cáo chi tiết.
Sau khi học xong lý thuyết phần 2. Tạo lập doanh nghiệp, HS khối 10 sẽ
học tiếp nội dung Hướng nghiệp. Trong nội dung này, có một số tiết giáo viên
16


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

nên bố trí cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, thương mại hay dịch vụ. Vì thế,
tôi đã kết hợp với chi hội phụ huynh lớp 10A1, 10A2 và 10A6 đến thăm gia
đình một bạn trong lớp (có kinh doanh hộ cá thể) để các em được học tập tích
cực hơn, từ đó hứng thú hơn với môn học này. Tôi nhận thấy phương pháp này
rất hay nhưng cần có sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm
và chi hội phụ huynh. Trong những năm tới, tôi sẽ áp dụng khoa học hơn
phương pháp này và mong rằng các em HS sẽ có những trải nghiệm thú vị. Sau
khi kết thúc buổi tham quan, từng nhóm HS viết bài báo cáo. Trong bản báo cáo
chỉ có những nội dung cơ bản về lĩnh vực kinh doanh mà các em thăm quan.
Một số hình ảnh mà nhóm của HS Nguyễn Hữu Đức – 10A6 chụp lại
trong buổi thăm quan nhà bạn Nguyễn Thị Giang, 10A6 – Quảng Tâm, thành
phố Thanh Hóa và nhà bạn Lê Hùng Minh, 10A6 – Quảng Tâm, thành phố
Thanh Hóa và một số bài báo cáo dẫn chứng (Phụ lục 4).

V. KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ
Sau hai năm học (2014 – 2015, 2015 - 2016) triển khai các giải pháp đã
nêu tại Trường THPT Quảng Xương 3, điều tôi quan tâm hơn cả không phải là
những con điểm khá, giỏi của HS mà là hứng thú trong học tập của các em.
Trong khuôn khổ SKKN này, tôi không so sánh sự khác biệt về những học lực
trước và sau khi áp dụng các giải pháp trên mà là sự thay đổi trong hứng thú học
tập môn học này trước và sau khi áp dụng các giải pháp trên ở lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm.

Cũng với 4 lớp 10A1, 10A2, 10A4 và 10A6 nhưng kết quả từ phiếu thăm
dò đo độ hứng thú của HS khi các em đã kết thúc phần 2. Tạo lập doanh nghiệp
thì khác biệt so với sau 2 tuần học đầu năm học. Cụ thể như sau:

Lớp

Sĩ Không
Bình
Hứng
Rất hứng
số hứng thú
thường
thú
thú
SL
% SL
% SL
% SL
%
17


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

10A1
10A2
10A4
10A6

44

47
38
46

0
0
0
1

0,0
0,0
0,0
2,1

9
12
10
12

20,5
25,5
26,3
26,1

20
25
18
21

45,5

21,3
47,4
45,7

15
10
10
12

34,0
10,6
26,3
26,1

Dù còn nhiều yếu tố khách quan từ việc đánh giá của HS nhưng là người
trực tiếp giảng dạy các em tôi nhận thấy sự thay đổi trong hứng thú và thái độ
học tập của HS mình. Điều đó là những gì mong đợi trong khuôn khổ của sáng
kiến kinh nghiệm này.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Trong năm học qua tôi đã áp dụng những giải pháp trên với mong muốn
duy nhất là gắn kết HS với môn học. Không quan tâm nhiều lắm đến những con
điểm mà chỉ quan tâm đến sự hứng thú trong quá trình học của HS. Tôi nhận
thấy: “Phần lớn HS ở các lớp tôi dạy đã có sự yêu thích nhất định đối với môn
học. Các em hăng say phát biểu hơn, theo dõi bài mới và hào hứng khi được
giao nội dung về nhà. Việc hoạt động nhóm và hoạt động tập thể đã gắn kết các
thành viên trong lớp, bên cạnh đó rèn luyện được một số kỹ năng cá nhân rất
cần cho mỗi HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay trưởng thành.”
II. KIẾN NGHỊ

4.
Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Quan tâm hơn đến việc học của các em không chỉ là những môn theo khối
mà tất cả các môn. Thường xuyên trao đổi với các em để biết tâm tư nguyện
vọng của các em từ đó có phản hồi với giáo viên trực tiếp giảng dạy.
5.
Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Công nghệ 10:
Trước hết phải tạo hứng thú dạy học cho bản thân và truyền thông điệp đó
đến người học. Phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công
nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng
thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Đặc biệt phải biết phát huy các
tính năng của trang thiết bị hiện đại trong việc thiết kế bài dạy.
6.
Đối với nhà trường:
Cần quan tâm hơn về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị máy tính có nối
mạng, máy chiếu Projector...tại các phòng học đa năng, khuyến khích và động
viên giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
18


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

Với kết quả của đề tài này, tôi thiết nghĩ những giải pháp mà đề tài đã
đưa ra có thể là những gợi ý tốt để các thầy cô giáo trong và ngoài đơn vị tổ
chức tốt và hiệu quả hoạt động học tập mà trước tiên là phải tạo hứng thú và
gợi động cơ học tập cho học sinh. Có đam mê, có hứng thú, có quyết tâm thì
các em sẽ học hết khả năng và mang lại nhiều kết quả tốt. Không chỉ là môn
Công nghệ 10 mà cá nhân tôi sẽ áp dụng cho việc giảng dạy môn Sinh học các
khối. Do nhiều hạn chế, chắn hẳn đề tài còn nhiều thiếu xót, kính mong các thầy
cô, anh chị đồng nghiệp sẽ bổ sung cho người viết để hoàn thiện đề tài. Mong

rằng đề tài không chỉ dừng lại để văn bản mà có giá trị thực tiễn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

PHẠM THỊ HỒNG

19


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật đầu tư và luật doanh nghiệp – NXB Hồng Đức, 2008
Luật giáo dục (đã sửa đổi bổ sung) – NXB Lao động - 2010

Doanh nghiệp thế kỉ 21 – Robert T. Kiyosaki, NXB trẻ, 2015
99 câu hỏi về nhãn hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa – Viện
Nghiên cứu và đào tạo quản lý, NXB Lao động – Xã hội, 2001
Http://doanhnhansaigon.com.vn/
Http://www.doanhnhanxuthanh.vn/
Http://www.tuvankhoinghiep.com.vn/
/>
20


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA HỨNG THÚ MÔN HỌC
Họ và tên:........................................................................Lớp: 10.............
Sau gần 2 tháng học môn Công nghệ 10, em hãy đưa ra những cảm nghĩ
và nhận xét của em theo các tiêu chí dưới đây. Với các ô trống, đánh dấu vào ô
muốn chọn và để trống nếu không chọn:
I.

Về tình hình chung của các tiết học
□ Rất trầm □ Trầm □ Bình thường □ Sôi nổi

II.
Thái độ học tập của HS:
Nhìn chung thái độ học tập của HS trong tiết học là:
□ Lười học □ Bình thường □ Hăng say, tích cực
III. Nguyên nhân:
1. Do GV bộ môn:
- □ PPDH không phù hợp

- □ Chưa tâm huyết, quan tâm tới HS
- □ Không thường xuyên kiểm tra, rèn luyện HS
2. Do bản thân:
- □ Còn lười không muốn học
- □ Thích học nhưng chưa có phương pháp học hiệu quả
- □ Chưa xác định mục đích học tập rõ ràng, học không biết
để làm gì.
- □ Không muốn học các môn ngoài khối ôn.
21


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

3. Nguyên nhân khác:
.................................................................................................................
.
.................................................................................................................
.
IV. Đánh giá chung về hứng thú của bản thân với môn học:
□ Không hứng thú □ Bình thường □ Hứng thú □ Rất hứng thú
V. Kiến nghị:
...........................................................................................................................
.
...........................................................................................................................
.

PHỤ LỤC 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------…., ngày … tháng … năm………

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)

Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa): …....................…………. Giới tính: ..
Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ……………… Quốc tịch: ...................
Chứng minh nhân dân số: ............................................................................
Ngày cấp: …../….../…….. Nơi cấp: ............................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ..........................
Số giấy chứng thực cá nhân: ........................................................................
Ngày cấp: …../….../…… Ngày hết hạn: ……/...…/…… Nơi cấp: .............
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:


22


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: .................................................................
Xã/Phường/Thị
trấn: .....................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ................................................
Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................................
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: .................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: ..................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: .................................................
Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................................
Điện thoại: ………………….. Fax: ..........................................................
Email: ……………………………………. Website: ..................................

Đăng ký hộ kinh doanh với các nội dung sau:
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): ............................................
2. Địa điểm kinh doanh:
Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: .................................................................
Xã/Phường/Thị trấn: ....................................................................................
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ...............................................
Tỉnh/Thành phố: ...........................................................................................
Điện thoại: …………………………. Fax: ..................................................
Email: ………………………… Website: ...............................................
3. Ngành, nghề kinh doanh: ......................................................................
4. Vốn kinh doanh:
Tổng số (bằng số; VNĐ): .................................................... ........................
23


Một số phương pháp tạo hứng thú của học sinh khi học phần 2. Tạo lập doanh nghiệp – Công nghệ 10 THPT

Phần vốn góp của mỗi cá nhân (đối với trường hợp hộ kinh doanh do một
nhóm cá nhân góp vốn thành lập; kê khai theo mẫu): Gửi kèm
Tôi và các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh cam kết:
- Bản thân không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không đồng thời
là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành
viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các
thành viên hợp danh còn lại);
- Địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của
tôi và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung
đăng ký trên.

Các giấy tờ gửi kèm:

- ………………
- ………………
- ……………….

ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
(Ký và ghi họ tên)

24


×