Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN phương pháp chốt kiến thức chìa khóa để hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm khi dạy học lịch sử 12, bài 12, sách giáo khoa cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.75 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP CHỐT KIẾN THỨC “CHÌA KHÓA”
ĐỂ HÌNH THÀNH BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHI
DẠY HỌC LỊCH SỬ 12, BÀI 12 SÁCH GIÁO KHOA CƠ
BẢN”

Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Lịch sử


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................. 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 2
1.5. Những điểm mới của SKKN................................................................................................ 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................................. 2
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.................................................................................. 2
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề........................................................................................ 4
2.3.1 Các biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng làm các bài tập trắc
nghiệm khi dạy học bài 12 – Sách giáo khoa Lịch sử cơ bản 12............................4
2.3.2. Cách thức tiến hành.............................................................................................................. 4
2.3.3. Vận dụng cụ thể....................................................................................................................... 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................................... 18
2.4.1. Trong học tập:......................................................................................................................... 18


2.4.2. Kết quả đối chiếu:................................................................................................................ 18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 18
3.1. Kết luận........................................................................................................................................... 18
3.2. Kiến nghị, đề xuất.................................................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan
tâm chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi những giáo viên dạy
môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy học của mình. Làm sao để nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử, làm sao để các em yêu thích môn lịch sử, học môn lịch sử
ngày càng có hiệu quả hơn?
Cũng như các môn học khác, môn lịch sử có nhiệm vụ và chức năng góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ
môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử,
nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải biết vận dụng những kiến thức
đã học vào cuộc sống. Cho nên cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử
cũng góp phần phát triển tư duy, trí thông minh sáng tạo của học sinh.
Đặc biệt trong năm học (2016 – 2017), Bộ Giáo dục đã thay đổi hình thức
kiểm tra đánh giá học sinh đối với môn lịch sử, đó là chuyển từ thi tự luận sang
thi trắc nghiệm. Vậy một vấn đề trăn trở đặt ra là giáo viên phải nhanh chóng
đổi mới cách dạy để làm sao giúp học sinh học và làm bài thi trắc nghiệm tốt
hơn, nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn. Giáo viên đổi mới cách dạy nhưng phải
làm sao cho học sinh vẫn nắm được qui luật vận động và phát triển của lịch sử
thế giới và dân tộc. Đồng thời phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động tư
duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và
ý chí vươn lên.
Từ yêu cầu và thực tế đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học

lịch sử nhằm giúp học sinh có thể hệ thống, khái quát được kiến thức qua từng
phần, từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử một cách dễ dàng hơn để từ đó các em
có thể vận dụng vào làm bài trong kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm.
Vậy làm thế nào để học sinh có thể ghi nhớ, hệ thống kiến thức, khái quát
được từng phần, từng thời kỳ, từng giai đoạn lich sử, để từ đó học sinh vận dụng
vào việc làm bài kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiêm. Có rất nhiều
biện pháp như sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở, thảo luận nhóm, tổ chức trò
chơi…. Nhưng việc giáo viên chốt được những từ, cụm từ mang tính chất “chìa
khóa” cho mỗi phần, mỗi mục của bài học sẽ giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng
vào làm bài thi trắc nghiệm tốt hơn.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng dạy – học môn lịch
sử, giúp học sinh nhanh chóng tiếp cận và làm quen với cách kiểm tra đánh giá
mới, tôi xin trình bày về một số kinh nghiệm về PHƯƠNG PHÁP CHỐT KIẾN
THỨC “CHÌA KHÓA” ĐỂ HÌNH THÀNH BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHI
DẠY HỌC LỊCH SỬ 12, BÀI 12 SÁCH GIÁO KHOA CƠ BẢN”.
BÀI 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM (1919 – 1925)

1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc dạy và học chương trình Lịch sử ở trường
THPT hiện nay.


- Xây dựng hệ thống kiến thức “chìa khóa” và bộ câu hỏi trắc nghiệm
trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Với SKKN Phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa”, đối tượng mà tôi
nghiên cứu là tất cả các bài học môn Lịch sử trong chương trình THPT, nhưng
trong phạm vi của đề tài tôi nghiên cứu cụ thể bài 12 - Sách giáo khoa Lịch sử 12

Cơ bản “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925”.
- Đối tượng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh trường THPT NHư
Thanh, trong ôn luyện thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện và hoàn thành SKKN này, tôi đã thực hiện các phương pháp
nghiên cứu như sau:
Thông qua thực tiễn dạy học cho học sinh lớp 12, dự diờ đồng nghiệp để
học hỏi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường
THPT theo hình thức thi trắc nghiệm.
Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới về phương pháp dạy học, ôn thi lịch sử
ở trường phổ thông theo hình thức trắc nghiệm.
Thu thập những thông tin phản hồi của học sinh để điều chỉnh phương
pháp dạy học cho phù hợp với hinhf thức thi trắc nghiệm khách quan.
1.5. Những điểm mới của SKKN
SKKN đã xây dựng được những phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa”
trong dạy học lịch sử để phục vụ cho việc dạy học Lịch sử hiện nay, đáp ứng
nhu cầu đổi mới kì thi THPT Quốc gia theo hình thức thi trắc nghiệm.
Sau khi áp dụng phương pháp này, học sinh sẽ nắm chắc kiến thức cơ bản
của SGK, dễ dàng làm được các bài tập trắc nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Thực hiện phương châm đổi mới thay sách “Nghe là quên, nhìn là nhớ,
thực hành là hiểu”, bởi vậy, việc sử dụng sơ đồ, chốt được kiến thức “chìa khóa”
để từ đó hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm trong các bài dạy và học lịch sử là vô
cùng cần thiết.
Chốt được kiến thức “chìa khóa” trong dạy học các môn nói chung và
môn lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp dạy học có vai trò quan
trọng vào việc hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học đề ra của Bộ giáo dục và
Đào tạo. Do đó, cải tiến phương pháp dạy học lịch sử theo hệ thống sơ đồ hóa
kiến thức, sử dụng kiến thức “chìa khóa” nhằm để nâng cao hiệu quả dạy học ở

trường phổ thông là phương pháp không thể không áp dụng vào quá trình dạy
học môn lịch sử.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế đối với cả
giáo viên và học sinh đang giảng dạy lịch sử khối 12 và học sinh khối 12 của
Trường THPT Như Thanh – Thanh Hóa.


2.2.1. Tình trạng thực tế trước khi thực hiện đề tài.
* Về phía giáo viên:
Tôi đã đi dự giờ một số đồng nghiệp trong tổ và nhận thấy: Một số giáo
viên đã chuẩn bị giáo án chi tiết, tỉ mỉ, công phu, sử dụng nhiều kênh hình trong
tiết học, đã tổ chức giờ dạy thành công, thu hút được sự tập trung của học sinh,
học sinh hiểu bài và trả lời rất tốt các câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi mục, mỗi
phần, mỗi bài học.
Tuy nhiên, có một số đồng nghiệp vẫn tổ chức giờ dạy theo phương pháp
truyền thống, không sử dụng kênh hình, sơ đồ, bảng dữ liệu, niên biểu, chưa
chốt được kiến thức “chìa khóa”. Phương pháp giảng dạy chưa mang tính chủ
động và khơi dậy được tính sáng tạo của học sinh, dẫn đến giờ học không mang
lại hiệu quả tốt. Học sinh nắm bài còn kém, khả năng khái quát hóa, ghi nhớ
kiến thức còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi
làm các bài tập trắc nghiệm.
* Về phía học sinh:
Khi tiến hành khảo sát thực tế tôi thấy rằng các em học khối xã hội rất chú
ý đến bài học, việc tiếp thu kiến thức, khái quát kiến thức và làm các bài tập trắc
nghiệm tốt hơn. Các em học sinh theo khối tự nhiên tỏ ra thờ ơ với tiết học, việc
tiếp thu kiến thức bị hạn chế. Khi được hỏi vì sao việc học tập lịch sử của các
em không tốt? Vì sao các em không có khả năng ghi nhớ và khái quát hóa vấn
đề, việc trả lời các câu hỏi của các em rất chậm? Câu trả lời thường xoay quanh
các nguyên nhân chính sau:

+ Lịch sử thế giới có nhiều nội dung, kiến thức đan xen, lịch sử Việt Nam
trải qua nhiều giai đoạn với những nét hết sức riêng biệt.
+ Các tiết học lịch sử khô khan, không hấp dẫn nên các em không thích học.
+ Chưa có phương pháp phù hợp nên dù dành nhiều thời gian học nhưng
kiến thức vẫn quên rất nhanh, không có cái nhìn khái quát, hiệu quả đạt được kém.
2.2.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
* Về phía giáo viên:
Qua việc đi dự giờ một số đồng nghiệp trong nhóm Lịch sử của tổ Sử Địa - GDCD, tôi tổng hợp được số liệu sau:
+ Có 60% giáo viên trong nhóm lịch sử có phương pháp giảng dạy học tích
cực, hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp
và khai thác triệt để các đồ dùng và các phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ,
sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin. Tiết học có sự tương tác giữa giáo
viên với học sinh, học sinh với học sinh để cùng tìm ra kiến thức. Với những tiết
học như vậy đã giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức, có khả năng vận dụng
kiến thức để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm ở phần khái quát, củng cố.
+ Còn lại 40% giáo viên trong nhóm chưa thực sự đổi mới phương pháp
dạy học, vẫn tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống là thầy giảng, trò
chép, thiếu sự tương tác với học sinh, ít sử dụng các đồ dung dạy học như: sơ
đồ, bảng dữ liệu, niên biểu và các phương tiện dạy học, chưa nhấn mạnh, chưa
chốt được những đơn vị kiến thức mang tính chất “chìa khóa”. Do vậy, ở các tiết
học này, sự tiếp thu kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế, việc trả lời các
câu hỏi trắc nghiệm của học sinh chưa nhanh, chưa chính xác.


* Về phía học sinh:
Trước khi triển khai phương pháp này, Tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát
khả năng trả lời trắc nghiệm môn Lịch sử của học sinh lớp 12 với thời gian 45
phút và thu được kết quả như sau:
Đầu năm học 2016 – 2017
Điểm trung

Điểm dưới
Điểm giỏi
Điểm khá
Lớp Sĩ số
bình
trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1 41
2
5
29
71
10
24
0
0
12A4 44
0
0
20
45,5
15
34,1

9
20,4
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
2.3.1 Các biện pháp giúp học sinh nâng cao khả năng làm các bài tập
trắc nghiệm khi dạy học bài 12 – Sách giáo khoa Lịch sử cơ bản 12
* Đối với học sinh:
+ Học sinh phải đọc trước các bài 12 trong sách giáo khoa lịch sử cơ bản
lớp 12, chuẩn bị tất cả các câu hỏi .
+ Trong giờ học phải chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây
dựng bài, không tiếp thu kiến thức máy móc, phải có suy nghĩ.
+ Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức truyền thụ, học sinh phải
biết tự tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện, phân tích những nội dung chính của
từng bài để tìm thấy mối liên hệ giữa các kiện lịch sử trong một bài học và trong
một thời kỳ lịch sử.
+ Học sinh biết sử dụng sơ đồ, bảng dữ liệu, niên biểu để trình bày chi tiết
nội dung của bài 12 – sách giáo khoa cơ bản lớp 12.
* Đối với giáo viên.
+ Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học trước khi lên lớp: giáo án, bản đồ,
tranh ảnh và đặc biệt là sơ đồ, bảng dữ liệu, niên biểu để hệ thống hóa kiến thức.
+ Khi giảng bài phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên hệ
kiến thức cũ.
+ Phải tìm hiểu và nắm vững những kiến thức mang tính chất “chìa khóa”
ở mỗi mục, mỗi phần của bài học.
+ Câu hỏi trắc nghiệm phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi quá khó sẽ
làm cho học sinh căng thẳng. Nếu câu hỏi khó, giáo viên nên gợi ý cho học sinh
trả lời, không nên cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề.
+ Trong lúc suy nghĩ trả lời, giáo viên không nên hối thúc học sinh, có thể
gợi ý cho học sinh để tạo không khí thoải mái.
+ Khi học sinh trả lời, giáo viên phải nhận xét câu hỏi của học sinh, nếu
thiếu có thể cho một học sinh khác trả lời bổ xung hoặc giáo viên trình bày cụ thể.

+ Từ kiến thức học sinh và giáo viên xây dựng nên, hình thành sơ đồ tư
duy giúp học sinh nhanh chóng tìm ra một đáp án đúng nhất.
2.3.2. Cách thức tiến hành
Qua một thời gian thực hiện phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa”
trong dạy học lịch sử, tôi nhận thấy rằng các em có sự hứng thú cao trong học


tập và chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt. Nhưng về bản thân giáo viên cần
phải có sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống kiến thức cơ bản ở mỗi mục, mỗi phần
và mỗi bài.
Trong bài 12 – sách giáo khoa Lịch sử cơ bản lớp 12, mỗi mục giáo viên
phải chốt được kiến thức cơ bản nhất gọi là kiến thức “chìa khóa”, sau đó hệ thống
hóa lại bằng những câu hỏi trắc nghiệm. Qua đó để học sinh nắm được một cách
tổng thể các nội dung, các sự kiện của từng mục và của cả bài học. Điều này giúp
học sinh ghi nhớ tốt hơn, đồng thời hiểu được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử
trong cùng một bài học. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể định hướng cho học sinh
phương pháp ôn tập bài cũ và làm tốt các bài tập trắc nghiệm.
Phương pháp chốt kiến thức “chìa khóa” để hình thành bộ câu hỏi trắc nghiệm
trong dạy học bài 12 – sách giáo khoa cơ bản lớp 12 được tiến hành như sau:

+ Học sinh đọc trước bài học.
+ Lập sơ đồ của bài 12 trong sách giáo khoa cơ bản Lịch sử lớp 12.
+ Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh triển khai từng mảng kiến thức
được khái quát trên sơ đồ, cung cấp kiến thức chìa khóa cho học sinh ở từng
mục, từng nội dung của bài học.
+ Dựa vào kiến thức “chìa khóa”, giáo viên hình thành hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm để học sinh trả lời.
2.3.3. Vận dụng cụ thể.
Trong bài 12 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919
ĐẾN NĂM 1925 - sách giáo khoa Lịch sử 12 cơ bản, có các mục cụ thể như sau:


I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA,
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
1. Những chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
2. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân pháp.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.
II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 – 1925.
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt
Nam ở nước ngoài ( hướng dẫn học sinh đọc thêm).
2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.
3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Các nội dung này là sự kế tiếp chương trình lớp 11 vì thế khi học tập học
sinh không chỉ nắm vững kiến thức từng mục, từng bài cụ thể mà còn phải tìm
hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện trước đó, trong từng bài và trong cả thời kỳ
để từ đó có cái nhìn khái quát về sự vận động phát triển lịch sử Việt Nam trong
thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX.
Khi dạy các bài học nằm trong thời kỳ lịch sử này, giáo viên phải kết hợp
nhuần nhuyễn các phương pháp để đạt hiệu quả bài học, không phải mục nào
cũng có thể chốt được kiến thức chìa khóa mà phải tùy vào kiến thức cụ thể của
từng mục mà ta có thế hướng dẫn học sinh, chốt được kiến thức cơ bản mang
tính chất “chìa khóa” sao cho phù hợp và đảm bảo được mối liên hệ giữa các sự
kiện và nội dung của toàn bài hay cả một thời kỳ.


Để chốt được kiến thức “chìa khóa” và từ đó hình thành nên bộ câu hỏi
trắc nghiệm cho từng mục, từng nội dung và của cả bài, giáo viên nên bắt đầu từ
những câu hỏi gợi mở định hướng nhận thức cho học sinh. Học sinh căn cứ vào
những kiến thức đã học và sách giáo khoa để trả lời, từ đó sẽ tạo nên sự tương
tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh làm cho giờ học thêm
sinh động, sôi nổi và việc tiếp thu ghi nhớ kiến thức của học sinh cũng được dễ

dàng hơn. Điều này được vận dụng cụ thể như sau:
Bài 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ 1919 ĐẾN NĂM 1925
I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA,
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp:
Nội dung kiến thức của mục này cụ thể như sau:
a. Hoàn cảnh:
+ Thế giới: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng
trận họp Hội nghị ở Véc xai để chia lại thế giới, Cách mạng XHCN Tháng 10
Nga thắng lợi, Quốc tế cộng sản ra đời, nhiều Đảng cộng sản được thành lập…
Như vậy ở phần này, kiến thức cơ bản mang tính chất chìa khóa là những
thuận lợi và khó khăn của thế giới tác động tới tình hình nước ta sau chiến tranh
thế giới thứ nhất. Để kiểm tra được nhận thức của học sinh, tôi sử dụng các câu
hỏi trắc nghiệm sau:
? Ý nào sau đây của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh
hưởng không thuận lợi tới cách mạng nước ta:
A. Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
B. Sự ra đời của Quốc tế cộng sản (1919)
C. Sự ra đời của Đảng cộng sản Pháp (1920)
D. Các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị ở Véc xai để chia phần.
Bằng kiến thức đã được giáo viên cung cấp, học sinh sẽ nhanh chóng tìm
ra đáp án là <D>. Đồng thời ghi nhớ một cách sâu sắc hơn những nhân tố thuận
lợi và khó khăn của thế giới tác động đến tình hình nước ta sau chiến tranh thế
giới thứ nhất.
+ Tại Pháp: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận
nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh
gây ra, để củng cố địa vị của Pháp trên trường quốc tế, một mặt Pháp đẩy mạnh
sản xuất trong nước, mặt khác Pháp tiến hành khai thác ở các thuộc địa trong đó
có Việt Nam.

Sau khi giảng nội dung này, giáo viên chốt kiến thức “ chìa khóa” như sau:
+ Nguyên nhân pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt
Nam là do nền kinh tế Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
+ Mục đích việc khai thác thuộc địa của Pháp là: để bù đắp những thiệt
hại của chiến tranh và khôi phục lại địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.
Để khắc sâu được hai nội dung này, giáo viên sử dụng hai câu hỏi trắc
nghiệm sau:
? Nguyên nhân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông
Dương là:


A. Muốn phát triển kinh tế Đông Dương.
B. Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào.
C. Nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Việt Nam có nguồn nhân công rồi rào.
? Mục đích cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Việt Nam là:
A. Muốn phát triển kinh tế Đông Dương.
B. Muốn phát triển kinh tế Việt Nam.
C. Để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh và khôi phục lại địa vị của Pháp
trong thế giới tư bản.
D. Để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Pháp – Việt Nam.
Bằng kiến thức “chìa khóa” mà học sinh được giáo viên cung cấp, học
sinh sẽ nhanh chóng tìm ra đáp án là <C>
b. Nội dung:
Giáo viên phải chốt được:
+ Thời gian: từ 1919 – 1929.
+ Trọng tâm đầu tư: nhằm vào hai ngành là nông nghiệp và công nghiệp.
Trong đó lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất là ngành nông nghiệp.
+ Trong nông nghiệp: Cướp ruộng đất của nông dân ta để lập đồn điền, thì
biện pháp “Cướp ruộng đất của nông dân” là kiến thức cơ bản chìa khóa trong

nông nghiệp.
+ Trong công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ (than và khoáng sản). Ở đây
“Tập trung khai thác mỏ” là kiến thức “chìa khóa”.
+ Trong thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, thì “độc
chiếm thị trường” là kiến thức “chìa khóa”. Giáo viên có thế nhấn mạnh một
nguyên tắc không thay đổi của Pháp trong cả hai cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất và lần thứ 2 ở Đông Dương – Việt Nam đều là “ không phát triển công
nghiệp nặng” nhằm mục đích cột chặt nền kinh tế Việt Nam, biến thị trường Việt
Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp và nền kinh tế Việt Nam phải lệ thuộc
chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp.
+ Tài chính: nắm độc quyền ngân hàng Đông Dương, tăng thuế. Đây đều
là hai đơn vị kiến thức mang tính chất chìa khóa
+ Trong giao thông vận tải: được phát triển (đường bộ, thủy, sắt).
Để học sinh ghi nhớ, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Đông Dương là:
A. 1897 – 1913. B. 1918 – 1929.
C. 1919 – 1929.
D. 1914 – 1929.
? Trọng tâm đầu tư của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 là:
A. Nhằm vào 2 ngành nông nghiệp và công nghiệp.
B. Phát triển công nghiệp nặng.
C. Khai thác mỏ.
D. Cướp ruộng đất của nông dân.
? Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất là:
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp nặng.
C. khai thác mỏ. D. công nghiệp dệt.
? Trong lĩnh vực công nghiệp, Pháp tập trung chủ yếu vào việc:
A. Công nghiệp điện nước.
B. Công nghiệp nặng.



C. khai thác mỏ.
D. công nghiệp dệt.
? Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, Pháp đầu tư phát triển các
ngành ngoại trừ
A. Công nghiệp điện nước.
B. Công nghiệp nặng.
C. khai thác mỏ.
D. công nghiệp dệt.
? Một nguyên tắc nhất quán của Pháp trong cả 2 lần tiến hành khai thác
trong lĩnh vực công nghiệp là:
A. Chỉ phát triển công nghiệp điện nước. B. Không phát triển công nghiệp nặng.
C. Chỉ phát triển công nghiệp nhẹ.
D. Chỉ phát triển công nghiệp dệt.
? Thưc dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai thác mỏ
vì: A. Đem lại lợi nhuận cao và vốn đầu tư không nhiều.
B. Than là nguồn nguyên liệu quan trọng phục vụ cho công nghiệp nước Pháp.
C. Việt Nam có trữ lượng than đá lớn.
D. Việt Nam có nhiều ruộng đất.
? Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp ở Đông Dương do ai
vạch ra:
A. Đờ cu.
B. Ca tơ ru.
C. Đu me.
D. Anbe – Xaro.
? Âm mưu cơ bản của Pháp trong thương nghiệp là:
A. Đánh thuế nặng vào hàng hóa của các nước khác, ưu tiên cho hàng hóa của Pháp.

B. Độc chiếm thị trường Việt Nam.
C. Nắm độc quyền xuất nhập khẩu.

D. Ưu tiên cho hàng hóa của Pháp.
? Pháp đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nhằm:
A.Cải thiện điều kiện đi lại cho nhân dân ta.
B. Thúc đẩy kinh tế hàng hóa của Việt Nam phát triển.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác của Pháp.
D. Phục vụ cho công cuộc khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu, lưu thông
hàng hóa trong và ngoài nước.
? Pháp nắm độc quyền ngân hàng Đông Dương nhằm:
A. Chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương, phát hành tiền giấy, cho vay lãi.
B. Thu siêu lợi nhuận.
C. Để dễ đầu tư vốn cho kinh tế Việt Nam.
D. Chiếm trọn nguồn tiền.
Như vậy, với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trên, học sinh không chỉ nhanh
chóng nắm được kiến thức cơ bản mà còn giúp học sinh hứng thứ hơn và nhanh chóng
làm quen với hình thức thi trắc nghiệm còn đầy mới mẻ đối với môn học Lịch sử.

2. Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
Phần này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm, giáo viên có thể
giúp học sinh tìm ra những nội dung kiến thức cụ thể của mục này là:
+ Về chính trị:
− Thực hiện chính sách cai trị độc quyền chuyên chế, thì “ độc quyền chuyên
chế” là kiến thức cơ bản chìa khóa.
− Thực hiện một số cải cách chính trị − hành chính.
+ Về văn hóa giáo dục:
− Một hệ thống giáo dục hiện đại đang hình thành ở Đông Dương.


− Sách báo được xuất bản ngày càng nhiều, nhất là các sách cổ vũ cho chủ
trương “ Pháp – Việt đề huề”
 Làm cho văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, phát triển đan

xen với văn hóa truyền thống, cạnh tranh nhau.
Để giúp học sinh ghi nhớ, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Ý nào sau đây không phải là chính sách thực dân Pháp thi hành ở Việt
Nam? A. Thực hiện chính sách chuyên chế, thâu tóm mọi quyền hành.
B. Thi hành mọt số cải cách chính trị - hành chính.
C. Hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học được mở rộng để phục vụ công
cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.
D. Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Với những kiến thức được cung cấp và tự tìm hiểu, học sinh sẽ nhanh
chóng tìm ra đáp án đúng.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt
Nam. Nội dung kiến thức cụ thể của mục này là:
+ Những chuyển biến về mặt kinh tế:
Tích cực: nền kinh tế của Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới, làm
cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
Hạn chế: bản chất là khai thác nền nề kinh tế Việt Nam vẫn chỉ là một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp què quặt. Kinh tế Việt Nam lệ thuộc
vào nền kinh tế Pháp, thị trường Việt Nam bị biến thành thị trường độc chiếm
của Pháp. Đơn vị kiến thức cơ bản mang tính “ chìa khóa” ở nội dung này là :
Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp, thị trường Việt Nam bị biến
thành thị trường độc chiếm của Pháp. Để giúp học sinh ghi nhớ đồng thời trả lời
nhanh câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên đưa ra các câu hỏi sau:
? Tác động tiêu cực nhất trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai
của Pháp đến kinh tế Việt Nam là:
A. Nền nông nghiệp lạc hậu vẫn được duy trì.
B. Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.
C. Cột chặt kinh tế nước ta vào kinh tế Pháp, biến thị trường Việt Nam thành thị
trường độc chiếm của Pháp.
D. Cơ cấu kinh tế Việt Nam mất cân đối.
Với những kiến thức được cung cấp và tự tìm hiểu, học sinh sẽ nhanh

chóng tìm ra đáp án đúng là đáp án <C>.
+ Về mặt xã hội: do tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu xã hội
Việt Nam có sự chuyển biến: Hai giai cấp cũ ( địa chủ phong kiến và nông dân)
vẫn tồn tại, trong xã hội xuất hiện ba giai cấp, tầng lớp mới là tư sản, tiểu tư
sản và công nhân. Do điều kiện sống và địa vị chính trị − xã hội của các giai cấp
tầng lớp khác nhau nên họ có thái độ khác nhau đối với chế độ thống trị của bọn
thực dân, phong kiến. Như vậy, trong khi giảng bài, giáo viên phải chốt được:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam tồn tại năm giai cấp,
tầng lớp, trong đó có hai giai cấp cũ (địa chủ phong kiến và nông dân) và ba giai
cấp, tầng lớp mới là công nhân, tư sản và tiểu tư sản. Để giúp học sinh ghi nhớ
kiến thức này, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi trắc nhiệm sau:
? Sau chiến tranh thê giới thứ nhất, ở Việt Nam có mấy giai cấp?


A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
? Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 dẫn tới sự ra đời của các giai cấp
mới là: A. Công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
B. Tư sản dân tộc, công nhân, tiểu tư sản.
C. Tư sản dân tộc, công nhân, nông dân.
D. Công nhân, tư sản mại bản, tiểu tư sản.
Bằng kiến thức tìm hiểu được, học sinh sẽ nhanh chóng tìm ra đáp án.
+ Đối với 2 giai cấp cũ có sự phân hóa
− Địa chủ phong kiến: giáo viên nhấn mạnh bị phân hóa làm 3 bộ phận là
Đại, Trung và tiểu địa chủ. Đại địa chủ hoàn toàn theo Pháp, trở thành kẻ thù
của dân tộc. Trung và tiểu địa chủ bị Pháp chèn ép nên có tinh thần dân tộc sẽ
là một lực lượng của cách mạng. Những kiến thức in đậm sẽ là những kiến
thức chìa khóa mà học sinh cần ghi nhớ, và giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi

trắc nghiệm sau:
? Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, một bộ phận của giai cấp địa chủ
phong kiến trở thành kẻ thù của cách mạng là:
A. Đại địa chủ.
B. Trung địa chủ.
C. Tiểu địa chủ.
D. Toàn bộ giai cấp địa chủ.
? Bộ phận địa chủ có ý thức dân tộc, chống Pháp và tay sai là:
A. Đại địa chủ, Trung địa chủ.
B. Trung địa chủ, Tiểu địa chủ.
C. Tiểu địa chủ, Đại địa chủ.
D. Toàn bộ giai cấp địa chủ.
- Nông dân: chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc
lột nặng nề (bị cướp đoạt ruộng đất, sưu cao, thuế nặng...) nên nông dân bị lâm
vào cảnh bần cùng hóa. Do đó, họ yêu nước căm thù giặc sâu sắc, cùng với số
lượng đông đảo nhất nên nông dân sẽ là lực lượng chính của cách mạng. Như
vậy, những đơn vị kiến thức được in đậm sẽ là kiến thức cơ bản chìa khóa. Để
học sinh ghi nhớ, giáo viên đưa ra câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Giai cấp nông dân Việt Nam bị mấy tầng áp bức bóc lột:
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
? Lực lượng đông đảo và hăng hái cách mạng nhất là:
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tiểu tư sản
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
? Động lực chính của cách mạng là:
A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp tiểu tư sản
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp công nhân.
Bằng kiến thức được lĩnh hội, học sinh nhanh chóng có câu trả lời chính xác.
+ Đối với các giai cấp mới: đều ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Tiểu tư sản: có thành phần đông đảo: học sinh, sinh viên, tiểu thương, tiểu
chủ.... Họ bị đế quốc bạc đãi, khinh rẻ, họ là lực lượng có học, được tiếp thu
trào lưu tư tưởng tiến bộ nên họ sẽ là một lực lượng hăng hái của cách mạng.
Với giai cấp tiểu tư sản thì những chỗ in đẫm là kiến thức chìa khóa, giúp học
sinh ghi nhớ, giáo viên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Lực lượng hăng hái của cách mạng là:
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tiểu tư sản
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp công nhân.


- Tư sản: do tác động của cuộc khai thác thuộc địa, tư sản Việt Nam bị phân
hóa làm 2 bộ phận:
- Tư sản mại bản: hoàn toàn theo Pháp trở thành kẻ thù của cách mạng.
- Tư sản dân tộc: bị Pháp chèn ép nên có tin thần chống Pháp, sẽ là một bộ
phận của cách mạng. Tuy nhiên phong trào đấu tranh thường mang tính 2 mặt,
dễ thỏa hiệp.
Như vậy những từ in đậm là những từ khóa phản ánh đúng thái độ chính trị
và khả năng cách mạng của giai cấp tư sản. Giáo viên có thể kiểm tra nhận thức
của học sinh bằng những câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Đâu là nội dung phản ánh đúng khả năng cách mạng của tư sản dân
tộc: A. Là lực lượng chính của cách mạng.
B. Là lực lượng hăng hái của cách mạng.
C. Là kẻ thù của cách mạng.
D. Là một bộ phận của cách mạng, nhưng dễ thỏa hiệp.

? Đâu là nội dung phản ánh đúng khả năng cách mạng của tư sản mại
bản: A. Là lực lượng chính của cách mạng.
B. Là lực lượng hăng hái của cách mạng.
C. Là kẻ thù của cách mạng.
D. Là một bộ phận của cách mạng, nhưng dễ thỏa hiệp.
Với kiến thức “chìa khóa” mà giáo viên cung cấp, học sinh sẽ nhanh chóng
tìm ra đáp án đúng nhất là <C>.
- Công nhân: ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhưng phát triển
mạnh ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2. Trước chiến tranh có 10 vạn, đến
1929 là 22 vạn người. Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân
quốc tế (có hệ tư tưởng riêng, tinh thần cách mạng triệt để nhất), công nhân Việt
Nam còn có những đặc điểm riêng như:
+ Chịu 3 tầng áp bức bóc lột .
+ Trong lòng nung nấu 2 mối thù.
+ Có quan hệ tự nhiên với người nông dân và hiểu nông dân.
+ Được kế thừa truyền thống dân tộc.
+ Kế thừa kinh nghiệm của giai cấp công nhân quốc tế, được tiếp thu ngay
ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga.
- Vì vậy công nhân cùng với nông dân sẽ là hai lực lượng chính của cách
mạng. Trong đó công nhân là giai cấp đảm nhận vai trò lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
Như vậy những từ được in đậm là những từ “chìa khóa” khi nói về đặc
điểm và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân. Trên cơ sở đó, giáo viên
đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Đâu là đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam:
A. Có hệ tư tưởng riêng.
B. Ý thức tổ chức kỷ luật cao nhất.
C. Tinh thần cách mạng triệt để nhất.
D. Chịu ba tầng áp bức bóc lột, mang hai mối thù dân tộc và giai cấp, có quan
hệ tự nhiên và gắn bó với nông dân.

? Giai cấp đóng vai trò lãnh đạo cách mạng là.


A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tiểu tư sản.
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp công nhân.
Với kiến thức chìa khóa được giáo viên cung cấp, học sinh sẽ nhanh
chóng có câu trả lời chính xác câu hỏi trên.
II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 – 1925.
1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và những người Việt
Nam ở nước ngoài. (phần này hướng dẫn học sinh đọc thêm)
2. Hoạt động của Tư sản, Tiểu tư sản và Công nhân. Nội
dung kiến thức cụ thể cần cung cấp cho học sinh là:
- Hoạt động của Tư sản:
+ Nguyên nhân đấu tranh: do bị chèn ép.
+ Mục tiêu đấu tranh: đòi các quyền lợi về kinh tế, chính trị
+ Các phong trào đấu tranh gồm: năm 1919, tổ chức phong trào “Chấn
hưng nội hóa” và “bài trừ ngoại hóa”. Năm 1923 họ tổ chức phong trào chống
độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ.
Họ còn dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ
lớn ở Nam Kỳ còn thành lập ra Đảng Lập Hiến (1923) để đưa ra một số khẩu
hiệu đấu tranh đòi tự do dân chủ.
Sau khi cho học sinh tìm hiểu về nguyên nhân, mục tiêu và các phong trào
đấu tranh của tiểu tư sản, giáo viên đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Đâu là nguyên nhân làm cho giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh:

? Mục tiêu đấu tranh của tư sản Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 là:
A. Đòi các quyền lợi về kinh tế và chính trị.
B. Đòi giải phóng dân tộc.

C. Đòi tự do dân chủ.
D. Đòi tự do kinh doanh.
? Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc diễn ra trong năm 1919 là:
A. Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo
ở Nam Kỳ.
B. “Chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”
C. Xuất bản báo chí để bênh vực quyền lợi.
D. Thành lập ra “Đảng lập hiến” để tập hợp lực lượng.
? Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc diễn ra trong năm 1923 là:
A. Chống độc quyền thương cảng sài gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở
Nam Kỳ của tư bản Pháp.
B. “Chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
C. Xuất bản báo chí để bênh vực quyền lợi.
D. Thành lập ra “Đảng Tân Việt” để tập hợp lực lượng.
? Đảng Lập hiến ra đời năm:
A. 1921.
B. 1922.
C. 1923.
D. 1924.
? Đảng lập hiến là chính đảng
A. của địa chủ phong kiến.
B. của một số địa chủ lớn và tư sản ở Nam Kỳ.
C. của tiểu tư sản.
D. của công nhân.


? Hạn chế trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc là:
A. Chưa có cơ sở sâu xa trong quần chúng.
B. Sôi nổi bồng bột.
C. Mang tình 2 mặt, dễ thỏa hiệp.

D. mang tính chất tự phát.
Với những kiến thức đã được cung cấp và tìm hiểu, học sinh sẽ nhanh
chóng có câu trả lời đúng nhất, tiết học trở nên sôi nổi hơn, học sinh hứng thú
hơn với môn học.
- Hoạt động của Tiểu tư sản: so với phong trào đấu tranh của tư sản, thì phong
trào của tiểu tư sản sôi nổi mạnh mẽ hơn rất nhiều.
+ Họ tập hợp nhau trong các tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Đảng
Thanh niên, Việt Nam nghĩa đoàn...
+ Họ tổ chức nhiều hoạt động phong phú như mít tinh, biểu tình, bãi khóa...
+ Họ còn xuất bản nhiều tờ báo có nội dung tiến bộ như tờ Hữu Thanh, Tiếng Dân....
+ Họ lập ra một số nhà Xuất bản tiến bộ như Cường học thư xã, Nam đồng thư xã…
+ Họ tổ chức các cuộc đấu tranh công khai rộng lớn như phong trào đòi thả
Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).
Những từ in đậm là những kiến thức cơ bản “chìa khóa” mà học sinh phải
tìm hiểu và nắm được. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể kiểm tra nhận thức của
học sinh thông qua những câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Các tổ chức chính trị như Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên, Việt Nam
nghĩa đoàn là tổ chức chính trị của giai cấp nào?
A. Tư sản.
B. Công Nhân.
C. Đại địa chủ.
D. Tiểu tư sản.
? Những tờ báo của tiểu tư sản được in và phát hành trong những năm
1919 – 1925 là:
A. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu thanh, Tiếng dân.
B. Tiền phong, nhành lúa, Tin tức.
C. Việt Nam độc lập, Cở giải phóng, chặt xiềng.
D. Thanh Niên, Búa liềm, Người cùng khổ.
? Những tờ báo của tiểu tư sản được in và phát hành trong những năm
1919 – 1925 bằng tiếng Pháp là:

A. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê. B.
Hữa thanh, tiếng dân, Thực nghiệp dân báo. C.
Chuông rè, Hữu thanh, tiếng dân.
D. Hữu thanh, Tiếng dân, An Nam trẻ.
? Những tờ báo của tiểu tư sản được in và phát hành trong những năm
1919 – 1925 bằng tiếng Việt là:
A. Chuông rè, An nam trẻ, Người nhà quê.
B. Hữu thanh, Tiếng dân, Thực nghiệp dân báo.
C. Chuông rè, Hữu thanh, Tiếng dân.
D. Hữu thanh, Tiếng dân, An Nam trẻ.
? Nam đồng thư xã là một nhà xuất bản tiến bộ được ra đời tại:
A. Quảng Châu – Trung Quốc.
B. Hà Nội. C. Huế.
D.Sài Gòn.
? Cường học thư xã là một nhà xuất bản tiến bộ được ra đời tại:
A. Quảng Châu – Trung Quốc.
B. Hà Nội. C. Huế. D. Sài Gòn.
? Quan hải tùng thư là một nhà xuất bản tiến bộ được ra đời tại:
A. Quảng Châu – Trung Quốc.
B. Hà Nội. C. Huế.
D. Sài Gòn.


? Phong trào đấu tranh công khai tiêu biểu do tiểu tư sản tổ chức trong giai
đoạn 1919 – 1925 là:
A. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái vào tháng 6/1924.
B. Phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu (tháng 6/1925) và đòi để tang Phan
Châu Trinh (tháng 3/1926)
C. Khởi nghĩa Yên Bái.
D. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son – Sài Gòn (tháng 8/1925).

Để trả lời được những câu hỏi trên, học sinh vừa phải chú ý nghe giảng, vừa
phải nỗ lực tìm hiểu. Qua đó, phát huy được tính tính cực chủ động của người học,
học sinh hứng thú hơn trong học tập, giờ học sẽ trở nê sôi nổi hơn rất nhiều.
- Hoạt động của công nhân: lẻ tẻ, tự phát. Tiêu biểu như:
+ Năm 1920, công nhân Sài gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật)
+ Tháng 8/1925, công nhân xưởng sửa chữa tàu thủy ở Ba Son – Sài Gòn
đấu tranh. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân
Việt Nam từ tự phát sang tự giác.
Để giúp học sinh khắc sâu về những phong trào đấu tranh và đặc điểm của
phong trào công nhân giai đoạn này, giáo viên đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn
1919 – 1925 ở trình độ:
A. lẻ tẻ.
B. tự phát.
C. tự giác.
D. chuyển từ tự phát lên tự giác.
? Công hội bí mật đầu tiên ra đời tại Sài Gòn - Chợ Lớn do ai thành lập?
A. Ngô Gia Tự
B. Tôn Đức Thắng.
C. Phan Văn Trường.
D. Trần Văn Giàu.
? Tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân giai
đoạn 1919 – 1925 là
A. cuộc đấu tranh của công nhân viên chức Bắc Kì năm 1922.
B. cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt ở Nam Định năm 1922.
C. cuộc đấu tranh của công nhân Ba son – Sài Gòn (tháng 8/1925) D.
cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
? Lần đầu tiên công nhân đấu tranh không chỉ biết đòi các quyền lợi về
kinh tế mà còn mang tính chính trị được thể hiện ỏ cuộc đấu tranh nào?
A. Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức Bắc Kì năm 1922.

B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt ở Nam Định năm 1922.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son – Sài Gòn ( tháng 8/1925)
D. Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
? Tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn một bước
vào phong trào công nhân và bắt đầu biến thành hành động có ý thức của
giai cấp công nhân là cuộc đấu tranh nào?
A. Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức Bắc Kì năm 1922.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt ở Nam Định năm 1922.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba son – Sài Gòn (tháng 8/1925) D.
Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
? Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân Việt Nam
bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?


A. Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức Bắc Kì năm 1922.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt ở Nam Định năm 1922.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son – Sài Gòn (tháng 8/1925) D.
Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
Với những kiến thức giáo viên cung cấp cùng với việc học sinh tự tìm hiểu sẽ
giúp học sinh làm tốt các câu hỏi trắc nghiêm trên.
Như vậy việc chốt được kiến thức “chìa khóa” sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn
về các hình thức đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản và của giai cấp công nhân
trong giai đoạn 1919-1925.
Vì vậy tôi nghĩ việc kết hợp giữa giảng bài, chốt được kiến thức cơ bản mang
tính chìa khóa sẽ làm cho việc ghi nhớ của học sinh được dễ dàng và sâu sắc,
đồng nghĩa với việc học sinh sẽ trả lời các câu hỏi trắc nghiêm rất nhanh và hiệu
quả. Bên cạnh đó, với việc cung cấp một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, giáo
viên sẽ giúp học sinh vừa ghi nhớ kiến thức, vừa giúp các em làm quen với cách
học, cách thi mới.
3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Nội dung kiến thức ở mục này cần truyền tải cho học sinh là quá trình hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam và
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức để chuẩn bị cho sự ra đời của một
chính đảng vô sản ở Việt Nam. Đây cũng là quá trình có sự chuyển biến
quan trọng trong nhận thức và hành động để cải biến chính con người của
Nguyễn Ái Quốc. Đây cũng chính là những đơn vị kiến thức “chìa khóa” mà học
sinh cần nắm vũng để trả lời tốt các bài tập trắc nghiệm. Cụ thể:
+ Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
+ Từ 1911 đến 1917, Người bôn ba khắp các châu lục, quá trình này Người đã
rút ra được một nhận thức mới về bạn và thù.
+ Cuối 1917, Người trở về Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp (1919)
+ Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai bản yêu sách 8
điểm đòi quyền lợi cho dân tộc An Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng
Người lại rút ra được một nhận thức mới là “muốn được giải phóng, các dân tộc
chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của chính bản thân mình”.
+ Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo Luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin. Người khẳng định muốn cứu nước giải
phóng dân tộc thì phải đi theo Lên nin, đi theo ánh sáng của Cách mạng tháng
Mười Nga.
+ Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội Tua - Đại hội của Đảng xã
hội Pháp. Tại đây, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham
gia vào việc sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu Nguyễn Ái
Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và Người đã tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản.
+ Năm 1921, Người cùng với một số nhà cách mạng ở các thuộc địa của Pháp
sáng lập ra “ Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp”, cho xuất bản tờ báo
“ Người cùng khổ” làm cơ quan ngôn luận của hội.
+ Người còn viết nhiều bài báo gửi đăng trên các tờ báo khác.



+ Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô để dự Hội nghị
quốc tế nông dân và tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924).
+ Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu – Trung
Quốc để trực tiếp đào tạo cán bộ cho cách mạng và truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lê nin về trong nước.
Dựa vào bải giảng, kết hợp với hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, giáo viên có
thể đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm sau:
? Những yếu tố hun đúc nên chủ nghĩa yêu nước trong con người Nguyễn
Ái Quốc là
A. quê hương, thời đại.
B. quê hương và gia đình.
C. gia đình và thời đại.
D. quê hương, gia đình và thời đại.
? Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian:
A. Ngày 5/6/1911.
B. 15/6/1911.
C. 25/6/1911.
D. 27/6/1911.
? Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo so
với các bậc tiền bối trước đó?
A. Đi sang phương Đông.
B. Đi sang phương Tây.
C. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin.
D. Đi từ chủ nghĩa vô sản đến với chủ nghĩa cộng sản.
? Sự kiện có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và
nhân dân các dân tộc thuộc địa vào tháng 6/1919 tại Pari là:
A. Khai mạc hội nghị Véc xai.
B. Quốc tế Cộng sản thành lập.
C. Đảng Cộng sản Pháp ra đời.
D. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc xai bản yêu sách 8 điểm.

? Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách 8 điềm đến hội nghị
Vecxai nhằm:
A. Đòi quyền lợi cho nhân dân Pháp.
B. Đòi quyền lợi cho nhân dân An Nam.
C. Đòi quyền lợi cho nhân dân Đông Dương.
D. Cho các dân tộc thuộc địa .
? Nội dung chính của Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến hội nghị
Véc xai (18/6/1919) đòi Chính phủ Pháp:
A. Trao trả độc lập, rút khỏi Việt Nam.
B. Thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của
dân tộc Việt Nam.
C. Đòi Pháp phải nới lỏng ách cai trị, tiến hành cải cách xã hội.
D. Thừa nhận quyền tự do báo chí, xuất dương, hội họp.
? Bản yêu sách của nhân dân An Nam tuy không được chấp nhận nhưng
vẫn có ý nghĩa to lớn, nhất là:
A. Đây là đòn tấn công đầu tiên của một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam vào
bọn trùm đế quốc.
B. Có tiếng vang đối với nhân dân An Nam.
C. Tác động đến nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.


D. Qua đó rút ra được một bài học lớn “ Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ
có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
? Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc
là: A. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ và thắng lợi.
B. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo luận cương về vấn đề
“dân tộc và thuộc địa” của Lê nin.
C. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế III.
D. Tham gia sang lập Đảng Cộng sản Pháp.
? Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng ở các thuộc

địa của Pháp sang lập tổ chức:
A. Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương.
B. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp.
C. Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
? Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp ra đời năm 1921 nhằm:
A. Tập hợp tất cả những người dân của các nước thuộc địa sống trên đất Pháp
cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. B. Tuyên truyền chủ nghĩa Mac –
Lê nin.
C. Đào tạo cán bộ cách mạng cho các dân tộc thuộc địa Pháp.
D. Tạo thành một liên minh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới.
? Cơ quan ngôn luận của Hội Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp là tờ báo:
A. Thanh Niên.
B. Người cùng khổ.
C. Nhân Đạo.
D. Búa Liềm.
? Tờ báo được xuất bảnh tại Pari năm 1921 do Nguyễn Ái Quốc là chủ
nhiệm kiêm chủ bút là tờ:
A. Người cùng khổ.
B. Nhân đạo.
C. Đời sống công nhân.
D. Nhành lúa.
? Cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản tại Pari vào năm:
A. 1921.
B. 1923.
C. 1925.
D. 1927.
? Vai trò to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam là:
A. Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
B. Chuẩn bị về chính trị tư tưởng cho sự ra đời của Đảng.

C. Chuẩn bị tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
D. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 đến 1923 đối với cách mạng Việt
nam là: A. Tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho sự ra đời của
Đảng. C. Chuẩn bị tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
D. Sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam.
? Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là năm:
A. 1920. B. 1921. C. 1924. D. 1930. Khi nghe giáo viên giảng, kết hợp tự tìm
hiểu, học sinh sẽ dễ dàng ghi nhớ
kiến thức trực quan và sâu sắc nhất , từ đó các em sẽ trả lời các câu hỏi trắc
nghiêm trên một cách nhanh và chính xác nhất.


Còn lại một số các sự kiện hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1921 đến 1924
tôi sẽ hệ thống kết hợp với các sự kiện trong bài 13 để học sinh hiểu được quá
trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản
Việt Nam đầu năm 1930.
Sau khi kết thúc bài giảng, giáo viên có thể hệ thống hóa chi tiết lại toàn bộ
kiến thức của bài 12 thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm sau. Đây được coi như
phần bài tập về nhà để học sinh một lần nữa tìm hiểu lại kiến thức của bài học
thông qua việc làm các bài tập trắc nghiệm.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Trong học tập:
- Tôi đã áp dụng vào việc dạy học , ôn luyện thi học sinh giỏi và tổng kết
thời kỳ lịch sử Việt Nam 1919 -1930 cho học sinh lớp 12 ở các lớp tôi trực tiếp
giảng dạy trong năm học 2016– 2017.
- Tôi thấy rằng học sinh tích cực hơn trong giờ học. Sự hứng thú của học
sinh đồng nghĩa với việc học sinh nắm được kiến thức nhanh hơn, dễ dàng hơn
và ghi nhớ sâu sắc hơn.

- Trong các giờ học học sinh nắm được kiến thức cơ bản một cách dễ dàng
hơn, có khả năng khái quát được kiến thức, trả lời nhanh các câu hỏi trắc
nghiệm, làm quen với cách thi mới.
- Cùng với việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau một cách nhuần nhuyễn sẽ
đem lại cho người học sự thoải mái là nhân tố nâng cao chất lượng bộ môn.

2.4.2. Kết quả đối chiếu:
Cuối năm học 2016 − 2017
Điểm trung
Điểm dưới
Điểm giỏi
Điểm khá
Lớp Sĩ số
bình
trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1 41
6
14,6
35
85,4
0
0

0
0
12A5 44
3
6,8
31
70,5
10
22,7
0
0
Như vậy , khi áp dụng phương pháp chốt được kiến thức mang tính chất
“chìa khóa” cùng với việc đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp học sinh nhanh
chóng làm quen với cách học và cách thức kiểm tra đánh giá mới bằng hình thức
trắc nghiệm, học sinh tích cực học tập, chủ động trong tiếp nhận kiến thức,
không còn thụ động như trước. Như vậy, khi lên lớp học sinh sẽ làm chủ kiến
thức và giờ học nên giờ học sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả, tránh gò bó, khô khan và
ép buộc nặng nề. Tuy nhiên, giáo viên không nên quá lạm dụng phương pháp
này mà phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, các phương tiện dạy
học thì mới đạt được kết quả tối ưu.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân cá nhân tôi trong quá trình giảng
dạy chương trình lịch sử lớp 12. Thông qua những kinh nghiệm cá nhân của
mình, tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng học
lịch sử lớp 12, góp phần làm cho những công dân tương lai hiểu được lịch sử
dân tộc. Qua đó bồi đắp cho các em lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc để từ


đó các em có trách nhiệm hơn trong học tập, trong xây dựng và phát triển đất

nước sau này, xứng đáng với sự hi sinh của các bậc cha ông ta trong lịch sử giữ
nước của dân tộc.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
a. Về phía giáo viên
Cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn, cần
tích cực dự giờ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp.
b. Về phía nhà trường
Cần có những buổi thảo luận dành riêng cho tổ chuyên môn để giáo viên có
thể trao đổi kiến thức chuyên môn cũng như cách thức tổ chức từng bài học sao
cho có hiệu quả để từ đó các em có thể tiếp cận với hình thức kiểm tra đánh giá
mới – thi trắc nghiệm.
Cần tăng cường trang thiết bị dạy học đa dạng, hiện đại để phục vụ cho môn
học.
Cần tổ chức cho học sinh và giáo viên đi thăm quan, ngoại khóa, đi thực tế
các di tích lịch sử để tăng cường sự hiểu biết.
c. Về các cấp quản lý giáo dục:
Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên một cách thường
xuyên. Khi tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên, ngoài những lí thuyết
chung cần có những dẫn chứng cụ thể thông qua việc tiến hành một tiết dạy cụ
thể, những bài tập trắc nghiệm cụ thể minh họa.
Tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi có chất lượng.
Có các chính sách đãi ngộ với giáo viên để giáo viên có thể dành toàn bộ thời
gian vào công tác chuyên môn.
XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.


Nguyễn Xuân Hương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử lớp 12 ban cơ bản.
2. Phương pháp dạy học Lịch sử - Phan Ngọc Liên - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Hướng dẫn ôn thi bồi dưỡng học sinh giỏi THPT chuyên đề Lịch sử - Trần
Huy Đoàn, Trần Thùy Chi – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 – Trương ngọc Thơi – Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia hà Nội.
5. Luyện thi THPT Quốc gia năm 2017, năm 2018 (Khoa học xã hội) – Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận lịch sử 12 – Trịnh Đình Tùng –
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.


PHỤ LỤC
BÀI TẬP VỀ NHÀ
BÀI 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (TỪ 1919 – 1925)
Câu 1. Ý nào sau đây của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ
nhất ảnh hưởng không thuận lợi tới cách mạng nước ta:
A. Sự thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
B. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919)
C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp (1920)
D. Các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị ở Véc xai để chia phần.
Câu 2. Nguyên nhân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở
Đông Dương là:
A. Muốn phát triển kinh tế Đông Dương.
B. Việt Nam có nguồn tài nguyên dồi dào.

C. Nước Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
D. Việt Nam có nguồn nhân công rồi rào.
Câu 3. Mục đích của Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2
ở Việt Nam là:
A. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục lại địa vị của Pháp.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam và Đông Dương.
C. Phục vụ cho quyền lợi của nhân dân Việt Nam và Đông Dương.
D. Để tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt của Việt Nam
Câu 4. Trọng tâm đầu tư của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 là:
A. Nhằm vào 2 ngành nông nghiệp và công nghiệp.
B. Phát triển công nghiệp nặng.
C. Khai thác mỏ.
D. Cướp ruộng đất của nông dân.
Câu 5. Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nhiều nhất trong đợt khai thác thuộc
địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là:
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp nặng.
C. khai thác mỏ. D. công nghiệp dệt.
Câu 6. Trong lĩnh vực công nghiệp, Pháp tập trung chủ yếu vào việc:
A. Công nghiệp điện nước.
B. Công nghiệp nặng.
C. khai thác mỏ.
D. công nghiệp dệt.
Câu 7. Một nguyên tắc nhất quán của Pháp trong cả 2 lần tiến hành khai
thác trong lĩnh vực công nghiệp là:
A. Chỉ phát triển công nghiệp điện nước.
B. Không phát triển công nghiệp nặng.
C. Chỉ phát triển công nghiệp nhẹ.
D. Chỉ phát triển công nghiệp dệt.
Câu 8. Âm mưu cơ bản của Pháp trong thương nghiệp là:
A. Đánh thuế nặng vào hàng hóa của các nước khác, ưu tiên cho hàng hóa của Pháp.


B. Độc chiếm thị trường Việt Nam.


C. Nắm độc quyền xuất nhập khẩu.
D. Ưu tiên cho hàng hóa của Pháp.
Câu 9. Tác động tiêu cực nhất trong chính sách khai thác thuộc địa lần hai
của Pháp đến kinh tế Việt Nam là:
A. Nền nông nghiệp lạc hậu vẫn được duy trì.
B. Tài nguyên thiển nhiên bị cạn kiệt.
C. Cột chặt kinh tế nước ta vào kinh tế Pháp, biến thị trường Việt Nam thành thị
trường độc chiếm của Pháp.
D. Cư cấu kinh tế Việt Nam mất cân đối.
Câu 10. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 dẫn tới sự ra đời của các giai
cấp mới là:
A. Công nhân, tư sản và tiểu tư sản.
B. Tư sản dân tộc, công nhân, tiểu tư sản.
C. Tư sản dân tộc, công nhân, nông dân.
D. Công nhân, tư sản mại bản, tiểu tư sản.
Câu 11. Lực lượng đông đảo và hăng hái cách mạng nhất là:
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tiểu tư sản
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 12. Giai cấp đóng vai trò lãnh đạo cách mạng là.
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp tư sản.
Câu 13. Động lực chính của cách mạng là:

A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp tiểu tư sản C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp
công nhân.
Câu 14. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội
Việt Nam là:
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
C. Mâu thuẫn giữa tư sản dân tộc với tư bản Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
Câu 15. Mục tiêu đấu tranh của tư sản Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 là:

A. Đòi các quyền lợi về kinh tế và chính trị.
B. Đòi giải phóng dân tộc.
C. Đòi tự do dân chủ.
D. Đòi tự do kinh doanh.
Câu 16. Hạn chế trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc là:
A. Chưa có cơ sở sâu xa trong quần chúng.
B. Sôi nổi bồng bột.
C. Mang tình 2 mặt, dễ thỏa hiệp.
D. mang tính chất tự phát.
Câu 17. Phong trào đấu tranh công khai tiêu biểu do tiểu tư sản tổ chức
trong giai đoạn 1919 – 1925 là:
A. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái vào tháng 6/1924.
B. Phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu (tháng 6/1925) và đòi để tang Phan
Châu Trinh (tháng 3/1926)
C. Khởi nghĩa Yên Bái.
D. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son – Sài Gòn ( tháng 8/1925)
Câu 18. Sự kiện được đánh giá “Như chim én nhỏ báo hiệu màu xuân” là:


A. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc xai đòi quyền

lợi cho dân tộc Việt Nam.
B. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái ( ngày 19/6/1924).
C. Phong trào “Vô sản hóa” năm 1928.
D. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời.
Câu 19. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai
đoạn 1919 – 1925 ở trình độ:
A. lẻ tẻ.
B. tự phát.
C. tự giác. D. chuyển từ tự phát lên tự giác.
Câu 20. Tiêu biểu nhất trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
Việt nam giai đoạn 1919 – 1925 là:
A. Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức Bắc Kì năm 1922.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt ở Nam Định năm 1922.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son – Sài Gòn (tháng 8/1925) D.
Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
Câu 21. Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển của phong trào công nhân Việt
Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác:
A. Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức Bắc Kì năm 1922.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt ở Nam Định năm 1922.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son – Sài Gòn (tháng 8/1925) D.
Cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.
Câu 22 Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian:
A. Ngày 5/6/1911.
B. 15/6/1911.
C. 25/6/1911.
D. 27/6/1911.
Câu 23. Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách 8 điềm đến Hội
nghị Véc xai nhằm:
A. Đòi quyền lợi cho nhân dân Pháp.
B. Đòi quyền lợi cho nhân dân An Nam.

C. Đòi quyền lợi cho nhân dân Đông Dương.
D. Cho các dân tộc thuộc địa .
Câu 24. Bản yêu sách của nhân dân An Nam tuy không được chấp nhận
nhưng vẫn có ý nghĩa to lớn, nhất là:
A. Đây là đòn tấn công đầu tiên của một nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam vào
bọn trùm đế quốc.
B. Có tiếng vang đối với nhân dân An Nam.
C. Tác động đến nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa.
D. Qua đó rút ra được một bài học lớn “ Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ
có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
Câu 25. Bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là:

A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ và thắng lợi.
B. Tháng 7/ 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Bản sơ thảo luận cương về vấn đề
“dân tộc và thuộc địa” của Lê nin.
C. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế III.
D. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 26. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà cách mạng ở các
thuộc địa của Pháp sang lập tổ chức:
A. Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương.


×