Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đời sống tôn giáo của giáo xứ đức mẹ vô nhiễm, giáo phận long xuyên, thị trấn hòn đất huyện hòn đất tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

HÀ THỊ KIM THU

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA GIÁO XỨ ĐỨC MẸ
VÔ NHIỄM, GIÁO PHẬN LONG XUYÊN, THỊ TRẤN
HÒN ĐẤT- HUYỆN HÒN ĐẤT- TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2020
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

HÀ THỊ KIM THU

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA GIÁO XỨ ĐỨC MẸ
VÔ NHIỄM, GIÁO PHẬN LONG XUYÊN, THỊ TRẤN
HÒN ĐẤT- HUYỆN HÒN ĐẤT- TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐỖ QUANG HƢNG

PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG

Hà Nội - 2020
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi.
Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt đi sâu
tìm hiểu Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên, thị
trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. Luận văn này đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của Thầy: PGS.TS Nguyễn Hồng Dƣơng.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả điền dã trong luận văn là trung thực, luận văn
chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào.
Kiên Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2020
Ngƣời cam đoan

Hà Thị Kim Thu

3



LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn chân thành đến Thầy PGS.TS Nguyễn Hồng Dƣơng, là ngƣời
trực tiếp giảng dạy và hƣớng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt
thời gian thực hiện, từ lúc định hƣớng đề tài, chọn đề tài và tiến hành viết nội dung
luận văn, tuy công tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn nhƣng Thầy đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết để hƣớng dẫn em chọn đề tài, định hƣớng cho em cách
viết, cách lập luận, phân tích và trình bày phù hợp với yêu cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự
góp ý tận tụy và hƣớng dẫn tận tình của Thầy đã giúp em hoàn thành những kiến thức
về đề tài của mình.
Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trƣờng đã
giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành tôn giáo
học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận văn, nắm vững
kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới.
Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan,
những ngƣời đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên tinh thần cho
em trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng nhƣ trong khoảng thời gian học
tập. Nhờ vậy, mà em tự tin vững bƣớc qua từng ngày trong quá trình thực hiện luận
văn này.
Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn
của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận
đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để em hoàn thiện kiến thức
cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kiên Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2020
Học viên thực hiện

Hà Thị Kim Thu

4



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
GIÁO XỨ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM................................................................................ 14
1.1. Những tiền đề lý thuyết ................................................................................14
1.1.1. Đời sống tôn giáo .....................................................................................14
1.1.2. Đời sống tôn giáo của tín đồ Công giáo ...................................................15
1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................................15
1.2.1. Công giáo tại Nam Bộ ..............................................................................15
1.2.2. Công giáo tại Kiên Giang .........................................................................19
1.2.3. Lịch sử giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất) .......................................20
1.2.4. Tổ chức giáo xứ, giáo họ của giáo xứ ......................................................21
Tiểu kết chƣơng 1: ............................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI .. 22
2.1. Hoạt động tôn giáo ........................................................................................22
2.1.1. Các hoạt động trong năm phụng vụ .........................................................22
2.1.2. Các hoạt động của các hội đoàn ............................................................... 42
2.1.3. Đời sống bí tích tín đồ ..............................................................................63
2.1.4. Năm điều răn Hội thánh ...........................................................................79
2.1.5. Mƣời điều răn Đức Chúa Trời .................................................................81
2.1.6. Các luân lí khác trong đời sống tín đồ .....................................................85
2.2. Hoạt động an sinh, xã hội .............................................................................87
2.3. Thực trạng giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm ......................................................93
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 93
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 97
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 101

5



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã
hội loài ngƣời. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đã có rất nhiều ảnh
hƣởng đến, đời sống chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống cũng nhƣ
phong tục tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc.
Với vị thế địa lí, Việt Nam có điều kiện tiếp xúc và tiếp biến với nhiều nền
văn hóa khác nhau, một trong đó có văn hóa tôn giáo, từ đó hình thành nên đời sống
tôn giáo. Với điều kiện địa lí, cũng nhƣ với tâm thế cởi mở dung hòa với cái mới,
Việt Nam là nơi hội tụ của các tôn giáo. Trong đó có các tôn giáo ngoại nhập: Công
giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hồi giáo, và tôn giáo nội sinh: Cao Đài, Phật giáo hòa
hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kì Hƣơng...
Tuy Công giáo không ăn sâu vào văn hóa Việt nhƣ Nho giáo, hay có số
lƣợng tín đồ đông đảo nhƣ Phật giáo, nhƣng với thời gian tồn tại khoảng 400 năm,
Công Giáo đã có chỗ đứng nhất định trong văn hóa Việt Nam và có vai trò quan
trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Công giáo góp phần tạo ra
một loại hình chữ viết mới ở Việt Nam đó là chữ Quốc ngữ. Sự du nhập của Công
giáo vào Việt Nam còn mang lại nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật nhƣ: kỹ thuật
in và kỹ thuật xây dựng kiến trúc nhà thờ của phƣơng Tây.
Dù là tôn giáo nào đi chăng nữa thì điều kiện tiên quyết là phải đặt văn hóa
bản địa, lợi ích dân tộc lên hàng đầu, làm sao dung hòa đƣợc giữa truyền thống tôn
giáo với văn hóa bản địa. Nhờ sự dung hòa cộng hƣởng đó mà hình thành nên đời
sống tôn giáo đậm đà bản sắc dân tộc và giáo pháp.
Sau những thăng trầm của công cuộc truyền giáo, Công giáo dần dần thực
hiện sứ mạng này, cụ thể qua Thƣ chung 1980 Giáo hội Công giáo Việt Nam đã
khẳng định một cách xác tín: “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh
phúc của đồng bào”. Với Giáo phận Long Xuyên thể hiện tinh thần của Thƣ chung
1980, sau năm 1977 Giám mục GB. Bùi Tuần, lên kế vị Giám mục Micae Nguyễn


1


Khắc Ngữ. Giám mục đã vạch ra đƣờng hƣớng giúp cho giáo dân của giáo phận
“sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”. Giám mục đi nhiều nơi giảng dạy và có liên lạc
thƣờng xuyên với các viên chức đạo, đời để chăm lo cho Giáo hội Việt Nam. Trong
thời gian nghỉ hƣu Giám mục vẫn tiếp tục dùng các phƣơng tiện truyền thông xã hội
nhƣ báo chí để chia sẻ những suy tƣ của mình. Nhìn vào Giáo phận Long Xuyên
ngày hôm nay vẫn đang và sẽ sống Phúc âm giữa lòng dân tộc ngày càng sâu sắc
hơn. Hòa nhịp đời sống đức tin với nhịp điệu đời sống xã hội, để hình thành nên đời
sống tôn giáo của Giáo phận.
Giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất) thuộc giáo phận Long Xuyên đƣợc
thành lập từ cuộc di dân của Hợp tác xã kinh 4A, xã Tân Hiệp A, mà tiền thân của
nó là việc di cƣ từ năm 1954. Mang trên mình sứ mạng xứ truyền giáo, sống giữa
những ngƣời lƣơng giáo với đại đa số là ngƣời miền Tây, với văn hóa vùng Tây
Nam bộ, nhờ sự dung hòa giữa mục vụ của giáo phận với văn hóa bản địa, mà giáo
xứ đã gặt hái nhiều thành công trong đời sống tôn giáo.
Từ những lí do trên học viên xin chọn đề tài “Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức
Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên
Giang” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học.
Do đặc thù của Công giáo, nghiên cứu về một giáo xứ cho dù ở chiều kích
“Đời sống tôn giáo” cũng cố gắng hiểu những nét cơ bản về nội dung này ở các
giáo xứ khác. Song nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở một giáo xứ cụ thể, cố gắng
chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng, nét đặc thù của một giáo xứ mà cụ thể ở đây là
giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất). Việc nghiên cứu góp một cái nhìn sâu hơn
về tiến trình hình hành giáo xứ là tín đồ miền Bắc di cƣ vào Nam năm 1954, về
những biến đổi đời sống tôn giáo theo thời gian, về hội nhập văn hóa Công giáo với
văn hóa truyền thống ở một vùng quê miền Tây Nam bộ, đồng thời còn thấy đƣợc
tính đặc thù trong hoạt động trần thế dƣới ảnh hƣởng của tôn giáo.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Mảng đề tài nghiên cứu về vùng đất, con ngƣời tôn giáo – tín ngƣỡng Đồng
bằng sông Cửu Long.

2


Phan Huy Lê (chủ biên) (2016), “Vùng đất Nam Bộ quá trình hình thành và
phát triển”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật. Bộ sách này đƣợc chia ra
làm 2 tập, đề cập đến các nội dung điều kiện tự nhiên môi trƣờng sinh thái, lịch sử
cội nguồn từ thế kỉ VII đến năm 2010, cũng nhƣ các thiết chế quản lí xã hội, quan
hệ tộc ngƣời, đạc biệt là đề cập đến đặc trƣng tín ngƣỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn
hóa vùng Nam bộ.
Nguyễn Mạnh Cƣờng, Nguyễn Minh Ngọc (2005), “Tôn giáo - Tín ngưỡng
của các cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Nhà xuất bản Phƣơng đông.
Cuốn sách có những nội dung chính nhƣ: Trình bài khái quát về vùng đất Đồng
bằng sông Cửu Long, phân tích chỉ ra những nét đặc trƣng về văn hóa tôn giáo một
số tộc ngƣời nhƣ: Văn hóa tôn giáo của ngƣời Khmer; Phật giáo Nam tông Khmer
Nam bộ; ngƣời Chăm về Hồi giáo (Ixlam); một số tôn giáo nội sinh của ngƣời Việt
ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những nội dung trên, luận văn tham khảo để có cái
những sâu hơn khi nghiên cứu về giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Mảng đề tài nghiên cứu về Công giáo và văn hóa Công giáo
Đỗ Quang Hƣng (2012), “Công Giáo trong mắt tôi”, nhà xuất bản Tôn giáo,
nội dung cuốn sách chia làm ra 4 phần: Khía cạnh lịch sử, không gian Công giáo,
ngƣời Công giáo và thời cuộc, và Công giáo Việt Nam hôm nay học thuyết, đƣờng
hƣớng. “Tập tiểu luận nghiên cứu này có tiêu đề Công giáo trong mắt tôi thực ra có
hai hàm ý. Dĩ nhiên là có sự quan sát, tìm hiểu, và suy gẫm từ những vấn đề của
lịch sử đến hiện tại, dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu tôn giáo. Nhưng đồng
thời còn có hàm nghĩa những tình cảm quý mến, trân trọng của người viết với “thực
tại Công Giáo Việt Nam” [20, tr9].

Nguyễn Hồng Dƣơng (2004), “Tôn Giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát
triển ở Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, đƣợc lần lƣợt phân tích
các tôn giáo và ảnh hƣởng của tôn giáo đến văn hóa. “Vậy là trải qua thời gian văn
hóa Công Giáo đã có một chỗ đứng dù còn rất khiêm tốn trong văn hóa Việt Nam.
Và dù khiêm tốn, văn hóa Công giáo đã có vai trò trong phát triển ở Việt Nam”
[14, tr218]

3


Nguyễn Hồng Dƣơng (2004), “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa
Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Với nội dung cuốn sách đƣợc chia làm 2
phần: Nghi Lễ Công giáo trong văn hóa Việt Nam, và lối sống văn hóa Công giáo
Việt Nam. “Quá trình truyền giáo phát triển đạo Công giáo vào Việt Nam, nghi lễ
Công giáo dần dần có sự hội nhập với văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Một
lối sống Công giáo Việt Nam cũng dần dần được hình thành với những nét riêng
biệt bị chi phối bởi văn hóa Kitô giáo. Nghi lễ và lối sống Công giáo trải qua quá
trình lịch sử đã có những đóng góp nhất định vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam
cần được nghiên cứu, làm rõ” [10, tr5]
Nguyễn Hồng Dƣơng (2016), “Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo ở
Việt Nam”, Nhà xuất bản Tôn giáo. Đã đề cập tới nẻo đƣờng Công giáo với dân tộc
Việt Nam, Làng - xứ, họ đạo Công giáo - nẻo đƣờng thành lập và đời sống đạo,
cũng nhƣ nẻo đƣờng hội nhập với văn hóa Việt Nam. “Công cuộc Phúc âm hóa
Công giáo ở Việt Nam là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có những công trình nghiên
cứu qua mô lớn để xứng tầm” [12, tr21]
Nguyễn Hồng Dƣơng (2017), “Công giáo Việt Nam đối với phát triển bền
vững đất nước”, Nhà xuất bản Công an nhân dân. Qua năm chƣơng tác giả đã đề
cập đến 2 nội dung chính: Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nƣớc bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc. Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức tin
phù hợp với truyền thống dân tộc (Thƣ Chung 1980, đoạn 9).

Nguyễn Hồng Dƣơng (2003), “Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam”, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội. Cuốn sách bƣớc đầu giới thiệu với bạn đọc đại cƣơng về nhà
thờ Công giáo Việt Nam, về nghệ thuật kiến trúc với sự hội nhập theo phong cách Á
Đông xen lẫn với phong cách Châu Âu.
Quý Long - Kim Thƣ (biên soạn - sƣu tầm) (2013), “Văn hóa Công Giáo
nhìn từ biểu tượng nhà thờ - điểm đến của những cuộc hành hương”, Nhà xuất
bản Đồng Nai. Với nội dung cuốn sách gồm hai phần: Tìm hiểu về Công giáo và
Nhà Thờ Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam và
Thế giới- Những hành trình khám phá. “Nhìn vào văn hóa Công giáo và các yếu

4


tố cấu thành nên nền văn hóa đó, người ta sẽ nhận thấy được nhiều giá trị tinh
thần lẫn vật chất to lớn và có giá trị vĩnh hằng, bởi vậy không khó hiểu khi văn
hóa Công Giáo du nhập vào Việt Nam dần dần được người Việt chấp nhận và hòa
nhập mạnh mẽ vào đời sống người dân Việt, trở thành một nét văn hóa của người
Việt” [31, tr5].
Mảng đề tài nghiên cứu về Công giáo Nam bộ trong đó có đề cập đến Công
giáo ở Kiên Giang:
Trƣơng Bá Cần (chủ biên) (2008): “Lịch sự phát triển Công giáo ở Việt
Nam, tập 1, Thời kì khai phá và hình thành (từ khởi thủy cho đến cuối thế kỷ XVIII),
tập II, Thời kỳ thử thách và phát triển (từ đầu thế kỷ XIX đến mùa thu 1945)”, Nhà
xuất bản Tôn giáo. Đây là hai tập sách chuyên khảo về Công giáo ở Việt Nam từ
buổi đầu đến năm 1945 của linh mục Trƣơng Bá Cần. Ở tập I, Công giáo ở Kiên
Giang đƣợc tác giả trình bày trong phần Công giáo Đàng trong, với các giai đoạn
nhƣ: từ 1640 – 1665, trong chƣơng IV và chƣơng V; Những năm bắt đầu của Hội
Truyền giáo Paris ở Đàng trong (1655 - 1691) tại chƣơng XI. Ở tập II, Công giáo ở
Kiên Giang đƣợc trình bày tại chƣơng X: Địa phận Tây Đàng Trong Sài Gòn- Nam
Vang - Vĩnh Long. Ở các chƣơng trên trình bày về Công giáo ở Kiên Giang còn hết

sức giản lƣợc. Tuy nhiên qua những nguồn tƣ liệu, luận văn kế thừa để trình bày
toát yếu về Công giáo ở Nam bộ.
Đỗ Quang Hƣng (chủ biên) (2001), “Tôn giáo về mấy vấn đề tôn giáo Nam
bộ”, nhà xuất bản khoa học xã hội. Trong cuốn sách có hai bài nghiên cứu đáng lƣu
ý: (1) Nguyễn Nghị: Cộng đồng Công giáo và nhu cầu biến đổi thích nghi. Bài viết
trên cơ sở đề cập Công giáo một tôn giáo định chế, luôn duy trì căn tính đạo, nhƣng
nhu cầu thực tế cần thiết phải có những biến đổi, có sự hài hòa để phát triển, chống
khép kín. Bài viết cung cấp luận cứ để nhìn nhận những biến đổi Công giáo ở giáo
xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. (2) Nguyễn Hồng Dƣơng: Tình hình đặc điểm Coongg giáo
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay. Bài viết cung cấp tƣ liệu để luận văn
có thể lấy đó so sánh với đặc điểm Công giáo ở giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Trần Hữu Hợp (2012), “Công đồng người Việt Công giáo Đồng bằng sông
cửu Long, Lịch sử hình thành và quá trình hội nhập văn hóa”, nhà xuất bản Tôn

5


giáo. Cuốn sách đƣợc phát triển cơ sở của luận án Tiến sĩ. Cuốn sách không chỉ
khái quát quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng ngƣời Việt Công giáo ở
Đồng bằng sông Cửu Long mà còn làm rõ đƣợc một số đặc điểm lịch sử của cộng
đồng này. Tác giả còn đến vấn đề bảo lƣu và hội nhập văn hóa ngƣời Việt Công
giáo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều tƣ liệu trong cuốn sách đƣợc luận văn
kế thừa để trình bày về đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Nguyễn Đức Lộc (2015), “Cấu hình xã hội Cộng đồng Công giáo Bắc di cư
tại Nam Bộ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã
lần lƣợt phân tích tính cộng đồng Bắc di cƣ qua các tổ chức bộ máy, và các chiến
lƣợc sống của cộng đồng. “Quyển sách này là kết quả của quá trình nghiên cứu
trong vòng 10 năm của chúng tôi về vấn đề người Công giáo Bắc di cư năm 1954,
vốn được khởi sự từ năm 2002, với tư cách vừa là thành viên của cộng đồng, vừa là
người nghiên cứu trong lĩnh vực nhân học” [30, tr15]

Nhìn chung đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào tìm
hiểu về Đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Các công trình nghiên
cứu đi trƣớc đều tập trung nghiên cứu Công giáo trên phạm vi cả nƣớc. Ngay cả
cuốn sách Cấu hình xã hội Cộng đồng Công giáo Bắc di cƣ tại Nam Bộ của Nguyễn
Đức Lộc, chỉ phân tích cấu hình tổ chức mà thôi, chƣa đi phân tích kỹ về đời sống
tôn giáo. Các công trình nghiên cứu cũng đã đƣa ra một số nét ảnh hƣởng của Công
giáo trong tiến trình lịch sử ảnh hƣởng trên lĩnh vực kiến trúc, hội họa, âm nhạc, an
sinh xã hội... Và những yếu tố hội nhập ấy cũng thể hiện rất rõ nét trong đời sống
tôn giáo ở giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Trên cơ sở tiếp thu kết quả một số công trình nghiên cứu đi trƣớc, học viên
muốn nghiên cứu một cách cụ thể và rõ nét về đời sống tôn giáo của một giáo xứ.
Từ đó, giới thiệu bức tranh đời sống tôn giáo mang bóng dáng của giáo hội đến
vùng văn hóa Tây Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 . Đối tượng
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là Đời sống tôn giáo của giáo dân
giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, đặt trong bối cảnh điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh
tế, văn hóa xã hội tại vùng đất Tây Nam bộ.

6


3.2 . Phạm vi
Đề tài đƣợc khu biệt theo phạm vi ranh giới đƣợc giáo phận phân chia cho
giáo xứ. Bên cạnh đó trong điều kiện cụ thể để cho việc phân tích đánh giá khoa học
hơn. Luận văn có thể có sự so sánh với một giáo xứ để thấy đƣợc những nét chung
và nét đặc thù.
4 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 . Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm

(Hòn Đất), luận văn rút ra những nhận định, đề xuất khuyến nghị quan tâm, tạo điều
kiện để Công giáo “sống tốt đời, đẹp đạo”.
4.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ quá trình hình thành, thực trạng và tổ chức giáo xứ, giáo họ của
giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn đất).
- Nêu những nét cơ bản về đời sống tôn giáo về hoạt động anh ninh xã hội
của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn đất).
- Nhận định và đƣa ra một số khuyến nghị.
5 . Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 . Phương pháp luận
Lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
Sản Việt Nam về tôn giáo, luật tín ngƣỡng tôn giáo, các Nghị quyết về tôn giáo ở
Kiên Giang làm sợi chỉ đỏ, nền tảng của cơ sở lí luận cho luận văn. Bên cạnh đó tác
giả còn lấy các quan niệm về thần học, triết học Công giáo về nhân sinh quan và thế
giới quan để nhìn nhận vấn đề. Cuối cùng là các giáo luật, huấn quyền, giáo quyền
của giáo hội và định hƣớng mục vụ của giáo phận, làm bổ túc cho đề tài.
5.2 . Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp liên ngành, nghĩa là những thành tựu của các
ngành nhƣ Sử học, Triết học, Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học, cùng các

7


phƣơng pháp cụ thể nhƣ: điền dã, thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp, thu thập và
xử lý tài liệu...
6 . Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 .Ý nghĩa lý luận
Thông qua nghiên cứu đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm góp
một góc nhìn sâu hơn, rõ nét hơn về cộng đồng cƣ dân Việt ở Nam bộ, góp phần

cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách của tôn giáo ở tỉnh Kiên
Giang nói riêng và Công giáo ở Việt Nam nói chung.
6.2 . Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
và học tập về Công giáo, cũng nhƣ có định hƣớng thực tiễn về hoạt động tôn giáo.
7 . Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn
Nhằm dùng những từ ngữ chuẩn nhất, tác giả đã sử dụng những thuật ngữ
chuẩn của Công giáo, để tránh những từ ngữ không thể hiện rõ đƣợc nội dung về tín
lí và luân lí Công giáo. Thuật ngữ gồm tiếng La Tinh, tiếng Anh, tiếng Pháp và giải
thích nội dung bằng tiếng Việt:
Ban hành giáo (Consilium Pastorale Paroeciae, Parish Pastoral Council,
Conseil Pastoral Paroissial): Ban hành giáo là một trong những tên gọi của Hội
đồng giáo xứ.
Bất khả phân ly (Indissolubilitas, Indissolubility, Indissolubilité): Bất khả là
không có thể. Phân là chia. Ly là lìa. Bất khả phân ly là không thể chia lìa. Bất khả
phân ly là cụm từ chỉ sự gắn kết bền bỉ không thể chia lìa trong đời sống vợ chồng.
Bí tích (Sacramentum, Sacrament, Sacrement): Bí là kín ẩn. Tích là dấu vết.
Bí Tích là dấu vết kín ẩn.Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng, do Đức
Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội Thánh để trao ban sự sống thần linh cho con
ngƣời. Từ thế kỷ XIII, Hội Thánh xác định có bảy phép bí tích: Thánh Tẩy, Thêm
Sức, Thánh Thể, Giao Hòa, Xức dầu bệnh nhân, Truyền chức thánh và Hôn Phối.
Ca đoàn (Chours, Choir, Choeur/Chorale): Ca là hát. Đoàn là nhóm, hội. Ca
đoàn là nhóm hát, hội hát. Ca đoàn là tập thể tín hữu, có khả năng về âm nhạc, đƣợc

8


mời gọi và tuyển chọn giữa cộng đồng Dân Chúa để thi hành tác vụ ca hát trong
phụng vụ.
Chúa Thánh thần (Spiritus Sanctus, Holy Spitrit, Esprit Sanit): Chúa là từ

viết tắt của Thiên Chúa. Thánh Thần là Thần khí của Đấng thiêng liêng. Chúa
Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, đồng bản thể, “được phụng thờ và tôn vinh
cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con”
Công đồng (Concilium, Council, Concile): Công là thuộc về đại chúng.
Đồng là tụ tập, hội họp. Công đồng là cuộc hội họp rộng lớn. Công đồng là hội nghị
các giám mục thuộc Hội Thánh Công giáo hay Chính Thống giáo, đƣợc thẩm quyền
Hội Thánh triệu tập, để cùng bàn bạc và đƣa ra những quyết định liên quan đến đức
tin và kỷ luật Hội Thánh.
Công giáo (Catholicimus, Catholicism, Catholicisme): Đạo Công giáo là
thành phần của thế giới Kitô giáo, vốn bao gồm Chính Thống giáo, các giáo hội Tin
Lành, và Anh Giáo.
Đất thánh (Coemeterium, Cemetery, Cimetière): Đất là nơi chốn. Thánh là
thuộc về đấng thiêng liêng. Đất thánh là nơi chốn linh thánh Công giáo.
Đỡ đầu (Patrinus/ Matrina, Godparents, Parrain/ Marrrine): Đỡ đầu là ngƣời
nhận trách nhiệm chăm sóc về mặt thiêng liêng cho một ai đó.
Đức Giám Mục (Episcopus, Bishop, Esvêque). Đức là từ tôn xƣng. Giám là
coi sóc. Mục là chăm sóc. Thông thƣờng, Đức Giám mục là ngƣời đứng đầu Hội
Thánh địa phƣơng (giáo phận), trong đó có thể tồn tại ba phẩm cấp giám mục trong
giáo phận: Giám mục chính tòa, Giám mục phó (có quyền kế vị) , Giám mục phụ tá
(không có quyền kế vị).
Đức Giáo Hoàng: Đức Giáo Hoàng còn gọi là Đức Thánh Cha là Giám mục
Roma, là mục tử tối cao của Hội Thánh Công giáo và là nguyên thủ quốc gia
Vaticano.
Đức Tin (Fides, Faith, Foi): Đức là ơn. Tin là đón nhận, nghe theo. Đức tin là
ơn đón nhận, vâng theo. Đức tin là ơn Thiên Chúa ban để tín hữu tự do gắn bó trọn
vẹn với Thiên Chúa, đón nhận những chân lí mặc khải trong Đức Giêsu Kitô. Đây
là một trong ba nhân đức đối thần.

9



Giáo hạt

(Vicariatus Foraneus, Vicariate Forane/Deanary,

Vicariat

Fonrain/Doyenné): Giáo là đạo. Hạt là đơn vị thuộc tỉnh. Giáo hạt là một đơn vị
trong hệ thống tổ chức của một giáo phận, bao gồm những giáo sứ lân cận, nhằm cổ
võ việc chăm sóc mục vụ của giáo dân cũng nhƣ chăm lo các nhu cầu thiêng liêng
và vật chất của các linh mục trong giáo hạt.
Giáo khu: Giáo là đạo. Khu là viết tắt của khu xóm. Giáo khu là viết tắt của
khu xóm. Giáo khu là một đơn vị phân cấp trong giáo xứ bao gồm một số gia đình
trong khu vực để cổ vũ những sinh hoạt tôn giáo chung cũng nhƣ để liên đới giúp
đỡ nhau đời sống đạo.
Giáo phận (Dioecesis, Diocese, Diocése): Giáo là đạo. Phận là khu vực. Giáo
phận là khu vực thuộc quyền giám mục chăm sóc. Giáo phận là một cộng đoàn Kitô
hữu trong một khu vực đƣợc trao phó cho một vị giám mục chăm sóc, với sự cộng
tác của các linh mục.
Giáo họ (Quasi Paroecia, Sub - Parish, Quasi - Pả): Giáo là đạo. Họ là giáo
khu ở miền Bắc, giáo xứ ở miền Nam. Giáo họ là đơn vị tổ chức hành chính và mục
vụ ở dƣới cấp giáo xứ trong Hội Thánh Công giáo, do số lƣợng giáo dân ít chƣa thể
phát triển thành giáo xứ. Thông thƣờng giáo họ cũng có cơ cấu tổ chức và cơ sở vật
chất giống nhƣ giáo xứ nhƣng ở mức độ và phạm vi nhỏ hơn và trực thuộc vào cha
xứ cũng nhƣ cơ cấu tổ chức của giáo xứ.
Giáo xứ (Paroecia, Parish, Paroisse): Giáo là đạo. Xứ là nơi chốn. Giáo xứ là
đơn vị cơ sở của một tôn giáo. Giáo xứ chỉ một cộng đoàn Kitô hữu đƣợc thiết lập
cách vững bền trong Giáo hội địa phƣơng, mà trách nhiệm mục vụ đƣợc ủy thác cho
cha xứ nhƣ là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dƣới quyền Giám mục giáo phận.
Trong giáo xứ sẽ phân ra nhiều giáo khu, do các trƣởng khu quản lí, các giới, các

hội đoàn.
Hội Ðồng Giáo Xứ (Consilium Pastorale Paroeciae, Parish Pastoral Council,
Conseil Pastoral Paroissial): Hội đồng là việc tụ họp của những ngƣời có thẩm
quyền. Mục vụ là việc Hội Thánh chăm sóc giáo dân về mặt thiêng liêng. Giáo: đạo.
Xứ: nơi chốn. Hội đồng giáo xứ là một tổ chức do giám mục giáo phận thiết lập,

10


đứng đầu là cha sở và bao gồm một số giáo dân tham gia vào việc mục vụ trong
giáo xứ.
Huấn Từ (Exhortatio, Exhortation, Exhortation): Huấn là lời dạy bảo. Từ là
lời nói. Huấn từ là lời phát biểu của các vị hữu trách, các bề trên cấp cao nhằm
khuyến khích, thúc đẩy, khuyên răn những ngƣời thuộc quyền mình.
Mục vụ (Ministerium Pastorale, Pastoral, Pastorale): Mục là chăn nuôi. Vụ là
việc. Mục vụ là việc Hội Thánh chăm sóc giáo dân về mặt thiêng liêng. Mục vụ là
những việc trong Hội Thánh nhằm chăm sóc giáo dân, phỏng theo sứ mạng của
Chúa Giêsu, bao hàm ba chiều kích giáo huấn, thánh hóa và cai quản.
Nhà nguyện (Oratorium, Chapel, Chapell): Nhà nguyện là nơi đƣợc đấng bản
quyền ban phép sử dụng vào việc thờ phƣợng, vì lợi ích của một cộng đoàn.
Nhà xứ là hạng mục không thể thiếu trong tổng thể các công trình chung của
giáo xứ.
Linh mục (Peresbyter, Priest, Prêtre): Linh là tinh thần con ngƣời. Mục là
ngƣời chăm sóc. Linh mục là ngƣời chăm sóc đời sống thiêng liêng, của một giáo
xứ. Linh mục có hai loại: Linh mục triều và linh mục dòng.
Phụng vụ (Liturgia, Liturgy, Liturgie): Phụng là tôn thờ. Vụ là việc. Phụng
vụ là việc tôn thờ. Phụng vụ là việc Hội Thánh dự phần và tiếp tục công trình cứu
chuộc của Đức KiTô, qua việc thực thi chức năng tƣ tế của Ngƣời trong Chúa
Thánh Thần, để tôn thờ, ca ngợi và tạ ơn Chúa Cha.
Rao hôn phối (Annunciatio Matrimonili, Reading of Banns, Bans de

Mariage): Rao là thông báo. Hôn phối là việc nam nữ chính thức kết hợp với nhau
thành vợ chồng. Rao hôn phối là công bố cho cộng đoàn (giáo xứ) tên, tuổi, địa chỉ
của đôi nam nữ sắp kết hôn và tên cha mẹ của họ.
Rƣớc sách (Processio, Procession, Procession): Rƣớc là đám nghinh đón.
Rƣớc sách là cuộc diễu hành của đông đảo tín hữu, dƣới dự hƣớng dẫn của giáo sĩ.
Sổ gia đình Công giáo (Libellus Familiae Christianae, Parish Family Book,
Livret de Famille Chrétienne): Sổ là tập ghi chép. Gia đình là ngƣời trong một nhà.
Công giáo là đạo có tính phổ quát. Sổ gia đình Công giáo là cuốn sổ lƣu giữ những

11


dữ liệu liên quan đến các thành viên trong gia đình Công giáo nhƣ: danh tính, ngày
tháng năm sinh, ngày lãnh nhận các Bí tích Hôn Phối, Thánh Tẩy, Thánh Thể,
Thêm Sức.
Tên thánh (Nomen Christianum, Christian Name, Nom Chrétien): Tên là
hiệu riêng để gọi ngƣời hay vật. Thánh là ngƣời có đạo đức vƣợt trội. Tên thánh là
tên riêng trong Hội Thánh mà Kitô hữu nhận đƣợc khi chịu Bí tích Thánh tẩy.
Thánh Bổn mạng hay Thánh quan thầy (Sanctus Patronus, Patron Saint, Saint
Patron): Bổn là bản thân. Mạng là số phận. Bổn mạng là viết tắt của “hộ mạng bản
thân”. Thánh Bổn mạng, còn gọi là thánh quan thầy, là vị thánh mà Kitô hữu khi
lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy nhận làm vị bảo trợ, làm gƣơng sáng sống Đức mến và
chuyển cầu cho mình. Ngƣời ta cũng nhận thánh bổn mạng cho một giáo xứ, hội
đoàn hay một tổ chức nào đó.
Thánh lễ (Missa, Mass, Messe): Thánh là thuộc về thần linh. Lễ là nghi thức.
Thánh lễ là nghi thức dành cho thần linh. Thánh lễ là việc Hội Thánh tƣởng niệm sự
chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, hiện tại hóa Hy Tế Thập Giá của Ngƣời. Thánh
Lễ gồm hai phần chính: Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể.
Thần học (Theologia, Theology, Théologie): Thần là Đấng thiêng liêng. Học:
sự nghiên cứu để hiểu biết. Thần học là “sự giải thích - có ý thức và có phương

pháp - mặc khải của Thiên Chúa vốn đã được đón nhận và được nắm giữ trong đức
tin”. Nhƣ vậy, thần học có thể gọi là “đức tin tìm kiếm sự hiểu biết”, là “khoa học
của Đức tin”.
Tin Mừng (Evangelium, Good News, Bonne Nouvelle): Tin là lời mách bảo,
lời nhắn gửi. Mừng là vui. Tin mừng là lời nhắn nói việc bình an. Tin mừng là viết
tắt của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Tín điều (tín lý) (Dogma, Dogma, Dogme): Tín là tin. Điều là khoản. Tín
điều là khoản phải tin. Tín điều là chân lý đức tin và luân lý, đƣợc Thiên Chúa mạc
khải và các Tông đồ truyền lại trong Thánh Kinh hoặc Thánh Truyền, mà tín hữu
buộc phải tin, sau khi đã đƣợc Hội Thánh định tín.

12


Tòa Giám Mục (Episcopatus, Bishopric, Êvêché): Tòa giám mục là nơi ở và
làm việc của vị giám mục chính tòa. Vì thế có văn phòng hoặc các cơ quan điều
hành việc quản trị giáo phận, các hoạt động mục vụ và việc thi hành quyền tƣ pháp
của giám mục.
Trùm khu (Trùm họ): Trùm là ngƣời đứng đầu (phƣơng ngữ miền Bắc). Họ
là cách gọi tắt của từ cổ “họ nhà thờ”, nay gọi là giáo xứ.
Trùm họ (trùm khu): gọi tắt là ông trùm, là từ cổ chỉ ngƣời đứng đầu đại diện
các giáo dân trong họ nhà thờ.
Tự sắc (Motu Proprio, Motu Proprio, Motu Proprio): Tự là do chính mình.
Sắc là sắc lệnh, chiếu chỉ của vua. Tự sắc là loại tông thƣ do sáng kiến riêng của
Đức Giáo hoàng. Dù là quyết định cá nhân, tự sắc vẫn có giá trị lập pháp bởi chính
quyền bính của đấng kế vị Thánh Phêrô
Vạ tuyệt thông (Excommunicatio,Excommunication, Excommunication): Vạ
là hình phạt theo sau sự vi phạm. Tuyệt thông là đứt sự hòa hợp giữa hai bên. Vạ
tuyệt thông là hình phạt nghiêm trọng nhất, dành cho tín hữu cố tình vi phạm các
điều luật mà Hội Thánh quy định rõ ràng án vạ, còn gọi là dứt phép thông công.

8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2
chƣơng:
Chƣơng 1: Những tiền đề lý thuyết và lịch sử hình thành, tổ chức giáo xứ
Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất).
Chƣơng 2: Hoạt động tôn giáo và hoạt động an sinh xã hội của giáo xứ Đức
Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất).

13


Chƣơng 1:
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIÁO XỨ
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM
1.1. Những tiền đề lý thuyết
1.1.1. Đời sống tôn giáo
“Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (tiếng Anh) và“religion” lại
xuất phát từ thuật ngữ “legere” (tiếng Latinh) có nghĩa là thu lƣợm thêm sức mạnh
siêu nhiên.
Tôn giáo là một thuật ngữ không thuần Việt, và tính đến hiện tại thì khái
niệm về Tôn giáo vẫn chƣa đƣợc thống nhất trong giới nghiên cứu về tôn giáo. Vì
dƣới góc độ và nhãn quan của lĩnh vực riêng, mà có những định nghĩa khác nhau.
Trƣớc tiên, đối với trƣờng phái triết học và xã hội học, quan niệm về tôn giáo
rất đa dạng, tùy vào nguyên tắc và các phƣơng pháp xuất phát. Quan niệm của C.
Mác (1818-1883) và Ph. Ăngghen (1820-1895) cho rằng tôn giáo là rất đa dạng,
đƣợc phân biệt tùy thuộc vào các nguyên tắc và các phƣơng pháp xuất phát điểm.
Hai ông đã nêu đặc trƣng tôn giáo dựa trên quan niệm duy vật biện chứng về tự
nhiên, xã hội và con ngƣời. Các ông cho rằng tôn giáo không có lịch sử riêng của
mình, không có bản chất đặc biệt và nội dung đặc biệt nằm ngoài thế giới. Tôn giáo
phát triển trong bối cảnh lịch sử xã hội; sự tiến hóa của tôn giáo diễn ra tùy thuộc

vào sự phát triển của sản xuất xã hội, của hệ thống quan hệ xã hội. Trong tôn giáo,
con ngƣời biến thế giới kinh nghiệm của mình thành một bản chất tƣởng tƣợng,
đứng đối lập với nó nhƣ một vật xa lạ.
Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R. Otto (1869-1937) cho rằng tôn
giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh”
Nhƣ vậy, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về tôn giáo. Dƣới góc độ
khoa học, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận vấn đề tôn giáo theo hƣớng
nghiên cứu của mình. Mỗi khái niệm về tôn giáo đều chƣa làm cho các nhà nghiên
cứu hay chính những chức sắc, tín đồ tôn giáo vừa lòng. Bởi tôn giáo là lĩnh vực

14


tinh thần có nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau theo quan điểm chủ quan của
mỗi ngƣời.
Trên quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về tôn giáo, có thể nói rằng, tôn
giáo là sản phẩm của con ngƣời, do con ngƣời sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về
tinh thần của con ngƣời trong xã hội, tôn giáo tạo cho con ngƣời có niềm tin vào thế
giới vô hình nơi hƣ vô, nhƣng con ngƣời vẫn sống trong cuộc sống hữu hình nơi
trần thế, đồng thời tôn giáo quy định những luật lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng
để con ngƣời thực hành, tuân theo.
Khi nhắc tới đời sống tôn giáo là phải nhắc đến từ Vie Spirituelle. Trƣớc kia
từ Vie Spirituelle thƣờng đƣợc gọi là “đời sống thiêng liêng” hoặc “đời sống tinh
thần”, còn ngày nay thì đƣợc gọi là “đời sống tôn giáo” .
Từ Vie Spirituelle đƣợc cấu thành thừ danh từ vie và một tính từ spirituel.
Tính từ spirituel gốc bởi danh từ esprit, có thể tóm trong ý nghĩa chính sau đây:
Đối với nghĩa thông thƣờng thì Esprit là “tinh thần” nó bao gồm hết mọi sinh
hoạt tinh thần, đối lại với sinh hoạt sinh lý thể chất. Nếu một cấp cao hơn, Esprit ám
chỉ một lý tƣởng cao thƣợng, có nghĩa là cuộc sống theo một lý tƣởng và cố gắng
rèn luyện đức tính để thực hiện hoài bão đó.

Nói tóm lại đời sống tôn giáo là một đời sống bao gồm đời sống của tôn giáo
và đạo đức. Nói cách khác đời sống tôn giáo không chỉ là đời sống của giáo luật, lễ
nghi, nghi thức của tôn giáo đó, mà còn là một đời sống của đạo đức, từ thiện.
1.1.2. Đời sống tôn giáo của tín đồ Công giáo
Đối với đời sống tôn giáo tín đồ Công giáo đều đƣợc quy định tại Bộ Giáo
luật 1983, Giáo lí Hội Thánh Công Giáo, và Công đồng Vaticano II. Nội dung quy
định từ các nghi lễ, hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tổ chức từ thiện, bổ nhiệm…
1.2. Lịch sử hình thành
1.2.1. Công giáo tại Nam Bộ
Theo tài liệu công bố của Trần Hữu Hợp, Công giáo có mặt tại Nam Bộ cùng
thời điểm với sự hình thành cộng đồng ngƣời Việt tại đây. Điều này đƣợc tác giả
chứng minh qua các sự kiện nhƣ:

15


Năm 1666, hai giáo sĩ thuộc Hội Thừa sai Paris là Chevreuil và Hainques đã
gặp ở Bà Rịa một gia đình làm chủ một thƣơng thuyền là tín đồ Công giáo. Hai giáo
sĩ này đã tới một thị trấn trên sông, đƣợc xác định là Cù Lao Phố, Biên Hoà. Tại
đây, họ đã gặp một số tín đồ Công giáo ngƣời Việt và cử hành nghi lễ tôn giáo với
số tín đồ này.
Năm 1670 đã có một họ đạo ở Xích Lam hay Đất Đỏ gần Bà Rịa... Trƣớc
năm 1685, ở Đất Đỏ đã có 300 giáo dân. Năm 1691, một vị linh mục Việt Nam, tên
là Emmanuel, đã đi thăm ông thân sinh ở Đồng Nai. Ông thân sinh của cha đã đƣa
một phần gia đình vào lập nghiệp tại Đồng Nai và cha đã ở lại 4 tháng hoạt động
nơi đây.
Trong thƣ viết cho Hội Thừa sai Paris ngày 4-9-1710, Thừa sai Labbé cho
biết có khoảng 2.000 ngƣời theo đạo Công giáo trong số 20.000 cƣ dân Đàng Trong
tới lập nghiệp tại Đồng Nai từ 35 đến 40 năm trƣớc đó.
Năm 1720, tại Sài Gòn, một nhóm lƣu dân Công giáo đã quy tụ với nhau,

góp tiền của để xây dựng một nhà thờ nhỏ tại xóm Nhân Giang, gần một nơi họp
chợ, sau này đƣợc gọi là Chợ Quán. Năm 1725, họ đạo Chợ Quán đã có 300 giáo
dân. Số ngƣời theo đạo kéo tới vùng Sài Gòn mỗi lúc một đông. Vào năm 1730,
một nhà thờ khác đã đƣợc xây cất tại một trung tâm buôn bán cũng ở trong vùng,
tức nhà thờ Chợ Lớn. Vào năm 1740, họ đạo này đã có khoảng 1.000 tín đổ. Các
nhà thờ khác đã lần lƣợt đƣợc xây cất tại Rạch Cát, vùng ngoại ô nhƣng có thuyền
bè ra vào tấp nập, tại Bến Nghé, nay là Cầu Kho. Vào năm 1744, số tín đồ Công
giáo tại Sài Gòn khoảng 5.500 ngƣời, nửa ở thành phố, nửa ở vùng ruộng xa.
Theo thống kê của Trần Phổ trong cuốn Dòng Phanxicô trên đất Việt mà
Trần Hữu Hợp trích dẫn, ngƣời Công giảo ở Nam Bộ đƣợc chia thành các khu
vực nhƣ:
Khu vực thứ nhất, là Sài Gòn, gồm nhà thờ Kính Thánh Giuse ở Chợ Quán,
nhà thờ Kính Đức Mẹ Mân Côi ở Chợ Lớn, nhà thờ Kính Thánh Giá ở Bến Nghé và
một nhà nguyện ở Rạch Cát.

16


Khu vực thứ hai, gồm các họ đạo dọc theo sông Sài Gòn, trong đó có họ đạo
lớn là họ đạo Lái Thiêu. Năm 1739, họ đạo Lái Thiêu đã có một nhà thờ và gần 400
giáo dân. Về phía tây bắc cũng có một vài nhóm nhỏ lẽ ngƣời Công giáo ở vùng
Trảng Bàng.
Khu vực thứ ba, về phía nam Sài Gòn, giữa ba con sông: Vàm Cỏ Đông,
Vàm Cỏ Tây, Sài Gòn; ở giữa lại có hai đƣờng thuỷ là sông Rạch Cát và sông Chợ
Đệm. Ở khu vực này có nhiều họ đạo nhỏ nhƣ Rạch Dừa, Rạch Núi, Rạch Nhà
Rầm, Cần Đƣớc, Khúc Răng ở Nhà Bè, Rạch Chanh ở Cần Đƣớc và một họ đạo ở
gần Nhà Bè. Vì gần Sài Gòn, nên tất cả đều thuộc về trung tâm Chợ Quán. Khu vực
này chỉ có “bàn thờ”. Tuy nhiên, trƣớc năm 1750 đã có một nhà thờ ở Ba Cụm và
một nhà nguyện ở Gò Đen.
Khu vực thứ tƣ, về phía nam sông Vàm Cỏ Tây, dọc theo những rạch nối liền

sông này với sông Cửu Long, ngày nay là kênh Chợ Gạo, đã có hai nhóm giáo dân
khá đông. Một nhóm ở phía bắc, một nhóm ở phía đông dọc theo sông Trà và sông
Rạch Lá. Ở chợ Rạch Lá, trƣớc năm 1739, đã có hơn 300 giáo dân và một nhà thờ.
Về phía tây Chợ Gạo, cách sông Cửu Long chừng một dặm, có một ấp gọi là Cà
Bon, nay là Thủ Ngữ, năm 1739 đã có trên 200 giáo dân và linh mục José đã xây cất
cho họ một nhà thờ.
Khu vực thứ năm, là bên kia sông Cửu Long, ngày nay là sông Mỹ Tho. Ở
đây có những họ đạo rất xƣa. Ngƣời có đạo đã đến ở Cái Mơn và Cái Nhum từ năm
1700. Hai nơi này đều có nhà thờ. Theo một ký sự viết năm 1751, số giáo dân ở Cái
Mơn lên tới 900 ngƣời, ở Cái Nhum là 600 ngƣời. Một số giáo dân khác xuôi xuống
miền biển, dọc theo hai bên sông Hàm Luông, nhất là ở vùng Ba Tri, ở đó trƣớc
năm 1730 đã có nhà thờ Cái Bông.
Khu vực thứ sáu, dọc theo phía bắc sông Mỹ Tho, là một vùng hình tam giác,
đỉnh nam là Mỹ Tho, đỉnh bắc là Vũng Ngữ hoặc Tân An, đỉnh tây là Cái Bè. Ở đây
có nhiều nhóm giáo dân đến ở, nhất là dọc theo kênh rạch nối liền Tân An Mỹ Tho.
Đã có giáo dân ở Vũng Ngữ (Tân An), ở Thân Trong, Bến Tranh, Mỹ Tho. Rạch
Nam có nhà nguyện, Xoài Mục có nhà thờ và Cái Bè cũng có nhà nguyện. Ký sự có

17


nói đến một nhà nguyện ở Bƣng Dung gần sông Ba Thắc, và linh mục José Garcia
thƣờng đi đƣờng thuỷ qua lại trên sông Ba Thắc trong các chuyến đi thăm bản đạo.
Khu vực thứ bảy, là một địa điểm rất xa về phía tây có tên là Mang Khảm,
hoặc Cảng Khẩu ngƣời Tây phƣơng viết là Kam Kao, Kang Kao hay Can Cao. Cuối
thế kỷ XVII, một nhóm ngƣời Hoa ở Quảng Đông, do Mạc Cửu dẫn đầu, kéo sang
nơi đây, chiêu mộ lƣu dân lập ra bảy xã. Tƣơng truyền, Mạc Cửu thấy tiên hiện ra
trên sông, nên đổi tên là Hà Tiên… Từ năm 1550, một giáo sĩ dòng Đa Minh, tên là
Gaspar de Santa Cruz ở Malaca đáp tàu đến Hà Tiên, nhƣng không ở lại. Đầu thế kỷ
XVIII, trong số ngƣời Việt đến lập nghiệp với ngƣời Hoa ở Hà Tiên có một vài giáo

dân. Lại có một số ngƣời Công giáo Bồ Đào Nha ở Cao Miên sang đúc tiền, đúc
súng cho họ Mạc. Hai nhóm Công giáo này xây cất chung một nhà nguyện nhỏ.
Linh mục José Garcia đến Hà Tiên lần thứ nhất vào năm 1735. Có một ngƣời Công
giáo Việt Nam, là tay chân đắc lực của Mạc Thiên Tử, xin phép Mạc Thiên Tử cho
xây dựng một nhà thờ mới. Mạc Thiên Tử tán thành việc truyền giáo. Ông cho phép
xây dựng nhà thờ mới và mời linh mục José lƣu lại. Họ đạo Hà Tiên phát triển
nhanh. Năm 1745, linh mục José xây dựng một nhà thờ mới tại đất Hà Tiên.
Tuy nhiên, theo nhận định của Trần Hữu Hợp, việc định cƣ của các di dân
Công giáo tại Nam Bộ vào buổi đầu không ổn định. Nguyên nhân là do các cuộc
chiến tranh diễn ra liên tục ở khu vƣc này từ nửa thế kỷ XVIII đến nửa thế kỷ XX.
Cụ thể là các cuộc chiến tranh xảy ra giữa Đàng Trong và Campuchia vào các năm
1730, 1753; hay giữa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn từ năm 1771, đã làm cho cộng
đồng Công giáo tại Nam Bộ nói riêng và cƣ dân Nam Bộ nói chung phân tán, đẩy
họ Vào sâu trong các vùng hẻo lánh và hoang vắng. Ngoài ra, các cuộc cấm đạo
tại Nam Bộ, tuy không gắt gao nhƣ những vùng khác, nhƣng cũng tạo ra những
bất ổn trong cộng đồng Công giáo Nam Bộ, buộc họ phải phân tán, vào sâu trong
các vùng hoang vắng nhƣ vùng cù lao Giêng, Bò Ót, Cái Đôi, Năng Gù, Mỹ
Luông… để tụ cƣ.
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam, và sau Hiệp
ƣớc Giáp Thân (1884), triều đình Nguyễn công nhận sự đô hộ của Pháp, nƣớc Việt

18


Nam bị chia cắt thành ba kỳ. Lúc ấy, Công giáo đƣợc thực dân Pháp cho phép công
khai hoạt động tại Nam Bộ cũng nhƣ các vùng khác. Số tín đồ tăng nhanh, nhiều họ
đạo ra đời nhƣ Hoà Thành (năm 1850), Trà Lồng (năm 1878), Hoà Tú (năm 1880),
Cái Trầu (năm 1870), Tân Long (năm 1880), Tham Tƣớng (năm 1886), An Thạnh
(năm 1886), Khánh Hƣng (năm 1888), Bôna (năm 1890), Hƣng Hội (năm 1896),
Phong Điền (năm 1905), Chánh Toà (năm 1914), Rạch Tráng (năm 1922), Cồn

Tròn (năm 1922), Nhơn Mỹ (năm 1929), Trả Ết (năm 1935), Phú An (năm 1937),
Kế Sách (năm 1937), Rạch Vọp (năm 1940), Chợ Lách (năm 1930), Bình An (năm
1936), Nhân Nghĩa (năm 1936), Mỹ Sơn (năm 1884), Phú Hiệp (năm 1886), Vĩnh
Phƣớc (năm 1887), Giồng Thủ Bá (năm 1887), Phú Phụng (năm 1930), Cái Hàng
(năm 1930)... Các cơ sở vật chất nhƣ: toà giám mục, nhà thờ, nhà xứ, trƣờng học,
dƣỡng lão viện, cô nhi viện đƣợc xây dựng khắp nơi tại Nam Bộ.
Đến giữa thế kỷ XX, nhất là sau Hiệp định Genève tháng 7-1954, tín đồ
Công giáo từ miền Bắc di cƣ vào miền Nam với số lƣợng lớn, gần 900 ngàn ngƣời
(tính đến tháng 9-1956). Tín đồ Công giáo từ miền Bắc vào đƣợc chính quyển Ngô
Đình Diệm bố trí định cƣ tại hầu khắp các tỉnh Nam Bộ, trong đó đông nhất là Đồng
Nai, Sài Gòn, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang…
1.2.2. Công giáo tại Kiên Giang
Riêng mãnh đất Kiên Giang này “đón nhận Tin Mừng” đƣợc ghi nhận. “Tại
miền Nam Việt Nam, bấy giờ phần lớn còn thuộc Chiêm Thành và Chân Lạp (Cao
Miên) những nhà truyền giáo đầu tiên là các cha dòng Đaminh Bồ Đào Nha, Pháp
và Tây Ban Nha. Năm 1550, cha Gaspar da Santa Cruz theo tàu buôn Bồ Đào Nha
vào cửa Cần Cảo (Hà Tiên – Kiên Giang ngày nay) và giảng đạo trong vùng này.
Cha Gaspar là một thừa sai ở Mã Lai, ngƣời sáng lập tu viện Santa Cruz Malacca,
làm trung tâm truyền giáo cho cả vùng Đông Nam Á. Lịch sử Giáo hội Việt Nam
ghi nhận cha là vị thừa sai tiên phong của miền Nam, mặc dầu cha hoạt động ở đây
chỉ đƣợc vài ba năm. Có lẽ vì phần đất này bấy giờ còn thuộc dân “Chùa Tháp” khó
có ngƣời theo đạo Công giáo, nên cha phải ra đi, và năm 1555 ngƣời ta thấy cha có
mặt ở Quảng Châu (Trung Quốc)” .

19


1.2.3. Lịch sử giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất)
Khởi đầu là cuộc di dân của Hợp tác xã kinh 4A, xã Tân Hiệp A. Vào
khoảng năm 1930 khi linh mục Dalle là cha xứ nhà thờ Rạch Giá, đã sai ngƣời tìm

đến những nhóm giáo dân sống rải rác ở trong vùng đất hoang sơ này, họ đã tìm
đƣợc ba nhóm đông đảo tập trung ở ba địa điểm. Một ở kinh Tám Ngàn, hai ở Nam
Hải và nhóm thứ ba ở kinh Hội Đồng thuộc xã Mỹ Hiệp Sơn ngày nay.
Ngay từ thời bấy giờ, giáo dân đã dựng đƣợc ở mỗi nơi một ngôi nhà nguyện
bằng cây lá. Trong khoảng thời gian đầu, có các linh mục phó xứ Rạch giá tới, có
linh mục Nguyễn Trung Quân và linh mục Lê Uy Phƣơng. Theo thời gian cả 3 ngôi
nhà trên đƣợc cũng cố vững vàng bằng cột bê tông và mái ngói. Năm 1947 linh mục
Phan Bia Vàng ở Quân Khu 9 về đây hoạt động, năm sau có linh mục Võ Thành
Trinh và linh mục Trần Quang Nghiên tới.
Năm 1954 hiệp định Giơ-ne-vơ đƣợc kí kết, hai linh mục trên tập kết ra
Bắc, đây là lúc bi đát nhất. Giáo dân ly tán mỗi ngƣời một phƣơng, đa số di tản về
Rạch Giá lúc này nhà nguyện bị phá hủy bình địa. Năm 1955 khi tình hình tƣơng
đối ổn định một số giáo dân trở về tiếp tục dựng lại nhà thờ ở Tám ngàn, giáo dân
chuyển về Đầu Doi ở Nam Thái, nhà thờ trƣớc đây ở kinh 3 thì nay chuyển ra kinh
1, ở Kinh Hội Đồng thì vẫn giữ nguyên nhƣ cũ. Vào năm 1960, khi linh mục
Huỳnh Tấn Hoàng làm chánh sở Rạch Giá thì thấy nhà thờ ở Kinh 1 Nam Hải
cách trở việc đi lại nên quyết định chuyển qua sông cạnh đƣờng lộ nơi đất thánh
của giáo xứ ngày nay.
Thời gian linh mục Phan Quang Trung làm phó xứ Rạch Giá đặc trách giáo
xứ Thổ Sơn thì vào năm 1964 linh mục lại dời nhà nguyện về Ngã ba Cầu Hòn là
địa điểm hiện tại. Sau khi có các linh mục: Đồ Văn Lịch, Nguyễn Thƣợng Uyển và
Vũ Ngọc Bân ở Tân Hiệp tới ban các Bí tích cho giáo dân.
Năm 1973 linh mục Nguyễn Văn Thuận đang làm phó xứ Rạch Giá đƣợc
Tòa Giám mục về coi họ Thổ Sơn bấy giờ đổi tên là “TÍN ĐẠO”. Năm 1974 tình
hình chiến sự trở nên sôi động, giáo dân sơ tán, linh mục Thuận cũng chuyển về
vùng Tân Hiệp.

20



×