Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TIẾNG ANH THƯƠNG MẠ1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.23 KB, 9 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
Ths Võ Thị Ngọc Quyên
Tóm Lược
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là hệ Trung cấp chuyên nghiệp
(TCCN), trong đó có nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh thương mại (TATM),
nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng và đề ra giải pháp giúp nâng
cao chất lượng học TATM. Số liệu sơ cấp được thu thập và thống kê, phân tích vào tháng
3/2015, thông qua phỏng vấn xoay quanh 5 câu hỏi mở với sự tham gia của 30 học sinh
(HS) TCCN, hệ chính qui và vừa học vừa làm trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả
(1)phần lớn HS học TATM như một công cụ, (2) phương pháp và thời gian học TATM rất
hạn chế, (3) khoảng 50 ý kiến đối với giáo viên, nhà trường và HS để việc học TATM của
HS TCCN tốt hơn. Từ đó, một số giải pháp then chốt được đưa ra cho giáo viên, nhà
trường cũng như HS nhằm giúp nâng cao chất lượng học TATM.
Từ khóa: chất lượng, họcTATM, TCCN.
1. Đặc vấn đề
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nâng cao chất lượng giảng
dạy nói chung và ngoại ngữ nói riêng, trong đó có tiếng Anh, đặc biệt là TATM là bước
chuẩn bị cực kỳ quan trọng và rất cần thiết. Ngồi ra, trước tình hình khó khăn chung
trong việc tuyển sinh hệ TCCN, trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Số lượng ngày càng
nhiều trường Cao đẳng, Đại học thành lập ở Cần Thơ mang đến rất nhiều cơ hội để người
học lựa chọn học Đại học, Cao đẳng thì con đường học Trung cấp chỉ là lựa chọn cuối
cùng. Đặc biệt trong bối cảnh một số trường chỉ đào tạo hệ Trung cấp không liên kết đào
tạo Đại học để HS liên thơng tại trường, trường có vị trí xa trung tâm thành phố, hay có
chuẩn xét tuyển cao so với các trường ở địa phương sẽ không thu hút được nhiều HS. Số
HS ngày càng giảm sút.
Chất lượng đào tạo TCCN đóng vai trị quan trọng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
chủ quan như chất lượng giảng dạy, chương trình đào tạo, động cơ và thái độ học tập,
năng lực của người học. Để nâng cao chất lượng đào tạo TCCN, bên cạnh việc đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên mơn, hồn thiện đề cương chi tiết, giáo
trình cũng như hiện đại hóa trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy, trong nhiều năm qua, Cơ sở


Cần thơ, trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại đã có những nghiên cứu xoay quanh các vấn
đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập (Trương Thị Huyền Trang, 2013); Đánh giá
chất lượng đào tạo tại Cơ sở Cần thơ (Nguyễn Thị Cẩm Nhiêm, 2013). Chuyên sâu hơn
có những nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học như Dạy học dự
án môn tin học (Nguyễn Thị Uyên Thúy, 2013); Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và
học TATM như Thái độ học TATM (Võ Thị Ngọc Quyên, 2012), Động cơ học TATM (Võ
Thị Ngọc Quyên, 2013). Vì vậy, nghiên cứu này tìm hiểu những khía cạnh khác của việc
giảng dạy TATM, đó là thực trạng việc học TATM và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
học TATM.
2. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
2.1 . Cơ sở lý luận
Chất lượng học TCCN, Cao đẳng, Đại học và các yếu tố ảnh hưởng
Trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của Asean University Network
(AUN, 2011), học tập có chất lượng là sự chủ động tìm tịi kiến thức do người học thực


hiện, chứ không chỉ là sự tiếp thu những kiến thức do giảng viên cung cấp. Đây là một
quan điểm học tập có chiều sâu giúp sinh viên tự tạo ra ý nghĩa và sự hiểu biết về thế giới.
Việc giảng dạy chỉ đóng vai trị hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc học tập. Việc dạy học
phải lấy người học làm trung tâm. Mục đích của giáo dục bậc đại học là hướng vào sinh
viên. Chất lượng học tập phụ thuộc phần lớn vào phương pháp học tập của sinh viên, và
phương pháp học tập lại phụ thuộc vào quan niệm của người học. Người học xác định
được mục tiêu cũng như những chiến lược học tập thích hợp. Ngoài ra, chất lượng học tập
phụ thuộc vào việc áp dụng các nguyên tắc phù hợp cho việc học như mơi trường thoải
mái, có sự hợp tác, hỗ trợ và thân thiện.
Để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong học tập, các giảng viên cần:
+ Tạo ra một môi trường giảng dạy-học tập sao cho mỗi người học đều tham gia vào q
trình học tập một cách có ý thức.
+ Cung cấp những chương trình đào tạo linh hoạt nhằm giúp người học chọn lựa nội dung
học phần, thứ tự các học phần trong chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá,

phương thức và thời gian học tập sao cho có ý nghĩa nhất đối với từng người.
Để kích thích sự say mê và các giá trị đối với việc học tập, đồng thời tạo cơ hội phát triển
trí tuệ cho người học, các giảng viên cần tạo ra những cơ hội học tập và giao lưu trong đó
người học có thể tham gia hết mình cả về trí tuệ lẫn tình cảm, sự say mê học hỏi. Việc học
tập đạt chất lượng, khi người học có quan điểm học tập suốt đời; sẵn sàng thực hiện
nhiệm vụ học tập – cả về mặt nhận thức lẫn tình cảm; có lý do để học; biết liên hệ kiến
thức vừa học với kiến thức đã học; chủ động trong suốt q trình học tập và được học
trong một mơi trường học tập với đầy đủ sự hỗ trợ.
Chất lượng học TATM
Gardner & Masgoret (2003) đã nghiên cứu trên 75 bài báo cáo nghiên cứu khoa
học về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại
ngữ như môi trường học (giáo viên, giáo trình, bạn cùng lớp) và khẳng định rằng các yếu
tố này có tác động tích cực đến sự thành công trong việc học ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ
hai. Gardner (2005) cũng đã xây dựng mơ hình cho việc học ngơn ngữ có sự tác động của
yếu tố xã hội (Socio-educational model of language learning), trong đó, các yếu tố ảnh
hưởng đến sự thành công trong việc học là mục tiêu học tập, năng lực, thái độ và động cơ
học tập. Nếu người học học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ để hội nhập thì người học sẽ
theo đuổi việc học suốt đời và nếu học chỉ để dùng như cơng cụ thì khi đã đạt được mục
tiêu thì người học sẽ khơng tiếp tục học nữa.
Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong việc học TATM
đã cho thấy sự thành công của việc học TATM của HSTCCN khơng có được sự thuận lợi
từ các yếu tố ảnh hưởng:
Thứ nhất, năng lực học tập của HSTCCN không cao. Dựa vào điểm xét tuyển đầu vào
(tốt nghiệp phổ thông trung học) và điểm kiểm tra tiếng Anh đầu vào cho thấy năng lực
học tập của HSTCNN khơng ở mức cao và có xu hướng giảm. Điểm đầu vào này của HS
Trung cấp ở mức thấp nhất so với điểm thi tuyển Đại học, Cao đẳng cho nên năng lực của
HS TCCN không thể kỳ vọng ở mức cao được.


Nguồn: số liệu từ trường

Thứ hai, động cơ học TATM của HSTCCN thiên về công cụ chứ không phải để hội
nhập (Võ Thị ngọc Quyên, 2013) cho nên họ không theo đuổi việc học tập suốt đời
(Gardner, 2005).
Thứ ba, thái độ học TATM chỉ ở mức trung lập, không tiêu cực nhưng chưa có thái độ
tích cực (Võ Thị Ngọc Quyên, 2014). Nếu người học có thái độ học tập tích cực thì kết
quả học sẽ dễ thành cơng hơn(Gardner, 2005).
Thứ tư, động lực học TATM của HSTCCN cũng chỉ ở mức trung bình, chưa đạt mức
cao (Võ Thị Ngọc Quyên, 2012) mà động lực học ở mức cao giúp người học có sự hăng
sai, hứng thú trong học tập (Gardner, 2005).
Vì vậy, nghiên cứu này tìm hiểu mục đích, phương pháp cũng như mong muốn của
HSTCCN là rất cần thiết để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng học TATM.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu thực trạng việc học TATM và giải pháp nâng cao chất lượng học
TATM của HS TCCN, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá những quan niệm,
cách thức học TATM tiềm ẩn mà có thể người dạy chưa quan tâm. Vì vậy, số liệu được
thu thập định tính thơng qua phỏng vấn có cấu trúc, xoay quanh 05 câu hỏi mở nhằm
khám phá những ý tưởng tiềm ẩn từ người học. Cách thu thập số liệu này được sử dụng vì
thơng qua trao đổi, tương tác giữa người phỏng vấn và người trả lời, câu trả lời sẽ đa dạng
và có chiều sâu hơn so với để người hỏi trả lời bảng hỏi có câu gợi ý trước.
Câu hỏi phỏng vấn:
(1) Mục đích học TATM là gì?
(2) Cách học TATM như thế nào?
(3) Mong muốn gì của HS về giáo viên để họ có thể học TATM tốt hơn?
(4) Đề nghị gì của HS đối với nhà trường để họ có thể học TATM tốt hơn?
(5) Bản thân HS rút ra kinh nghiệm gì để có thể học TATM tốt hơn?
Người tham gia gồm 30 HSTCCN hệ chính qui và vừa học vừa làm. Cỡ mẫu này được
xác định dựa theo lập luận rằng dữ liệu từ tổng thể có từ 30 phần tử trở lên sẽ có một phân
bố mẫu có trị trung bình sát với phân bố chuẩn và mẫu nầy sẽ mang tính đại diện cho tổng
thể khi suy rộng hay diễn dịch kết quả nghiên cứu cho tổng thể (Saunders và cộng sự,
2007). Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, với kỹ thuật lấy mẫu mở rộng dần được

sử dụng trong thu thập số liệu. Thời gian thu thập số liệu là tháng 03, năm học 2014-2015.
Số liệu thu thập được sẽ phân loại để thống kê mơ tả, và phân tích định tính.
3. Kết quả nghiên cứu và giải pháp
3.1 Kết quả nghiên cứu
3.1.1 Mục đích học TATM là gì?


Mục đích học TATM của HS chia thành 2 xu hướng nhưng không đồng đều. Xu
hướng hội nhập với cộng đồng nói tiếng Anh giúp người học dễ thành cơng chỉ chiếm một
phần ba (37%) và xu hướng sử dụng TATM như một công cụ để đạt mục tiêu khác chiếm
63%. Cụ thể giao tiếp với người nước ngoài trong công việc (24%), đọc tài liệu liên quan
đến tiếng Anh trong công việc (17%), hiểu những chỉ dẫn bằng tiếng anh trên máy móc,
sản phẩm (13%), dự phỏng vấn xin việc làm bằng tiếng Anh (3%), sử dụng máy tính
(3%), tìm kiếm thơng tin trên mạng bằng tiếng Anh (3%). Kết quả trên cho thấy chỉ một
phần ba người học kỳ vọng sử dụng tiếng Anh vào cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày như
nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo. Đa phần có mục đích sử dụng TATM gói gọn chỉ để
dùng như công cụ phỏng vấn xin việc, sử dụng máy tính. Ngun nhân của thực trạng này
có phần do việc ít sử dụng tiếng Anh trong thực tế của những HS TCCN. Đặc biệt khi HS
TCCN ra làm trong lĩnh vực xăng dầu, kế toán được hỏi “mức độ thường xuyên sử dụng
TATM trong công việc,” 100% số người được hỏi trả lời “không sử dụng đến tiếng Anh
trong công việc,” với lý giải “đa số HSTCCN tốt nghiệp làm việc như kế tốn ở cơng ty
nhỏ hay nhân viên ở trạm xăng không liên quan đến tiếng Anh” (Võ Thị Ngọc Quyên,
2011).
3.1.2 Cách học TATM như thế nào?
Khi được hỏi về cách học TATM, chỉ 34% HS có học thêm TATM ngồi giờ lên
lớp (HS2; HS3; HS6; HS8; HS9; HS12; HS13; HS14; HS15), trong số đó hơn hai phần ba
là HS năm 2, đặc biệt là không có HS chuyên ngành xăng dầu nào học thêm TATM ngoài
giờ lên lớp. Khoảng một phần ba số HS này thường xuyên học thêm TATM bằng cách
đăng ký học tại các trung tâm ngoại ngữ, còn lại là chỉ thỉnh thoảng học theo những cách
khác nhau như: đọc sách, báo tiếng Anh, lướt mạng bằng tiếng Anh, xem thời sự tiếng

Anh và tự học thêm tiếng Anh tại nhà. Thời gian nhóm nhỏ HS có học tại nhà chiếm
khoảng 30 phút và họ thường chỉ học ngữ pháp hoặc từ vựng bằng cách học thuộc lịng.
Trong số 66% khơng học thêm TATM ngồi giờ lên lớp thì có 27% nói rằng họ đã có dự
định sẽ đăng ký học tại trung tâm khi kết thú học kỳ hoặc kết thúc khóa học (HS1; HS4;
HS5; HS11; HS17; HS19; HS21; HS24) và 17% cho rằng hiện tại và tương lai, họ không
hề có dự định học thêm TATM ngồi giờ lên lớp và đưa ra lý do là không cần dùng TATM
sau này, khơng có điều khiện về thời gian hoặc kinh tế.
3.1.3 Mong muốn gì của HS về giáo viên để họ có thể học TATM tốt hơn?
Những mong muốn của HS đối với giáo viên để việc học TATM được tốt hơn được
tổng hợp xoay quanh 4 khía cạnh: phương pháp giảng dạy, nội dung dạy, phẩm chất đạo
đức của người dạy cũng như trình độ chun mơn, và kiến thức tổng quát.
• Phương pháp giảng dạy
Cho HS chơi nhiều trò chơi bằng tiếng anh giúp HS hứng thú hơn (HS3,25,29).
Cho HS thực hành nhiều hơn sau khi giáo viên dạy lý thuyết (HS2,4)
Cho HS nhiều cơ hội nói hơn bằng nhiều hoạt động nói (HS1,6).
Tăng cường và đa dạng bài tập để HS có nhiều cách vận dụng những lý thuyết đã học
(HS13,20).
Để giảm căn thẳng và tạo bầu khơng khí hào hứng, nên cho HS học một cách tự nhiên
như câu học mà chơi, chơi mà học (HS3).
Cho HS tiếp cận nhiều chủ đề, tình huống gần với tình huống họ sẽ gặp trong cuộc sống
và cơng việc tương lai (HS7).
Sử dụng phương tiện nghe nhìn nhiều hơn đa dạng hơn (HS8).


Sử dụng hình ảnh, đồ vật, vật dụng thật kèm với sách để người học hiểu rõ và ấn tượng
hơn (HS15).
Tạo ra nhiều tình huống truyền đạt kiến thức ấn tượng hơn để người học nhớ lâu hơn
(HS25)
Tăng cơ hội cho HS sử dụng tiếng anh bằng các hoạt động giải quyết vấn đề theo đơi hoặc
nhóm (HS3)

Giáo viên nên nhạy bén đừng quá bám sát vào giáo trình sẽ làm người học chán (HS20)
• Nội dung kiến thức
Chủ đề nên gần với chuyên ngành họ đang học (HS3)
Những nội dung, chủ đề học nên được học sâu hơn về kiến thức chuyên ngành hơn là chỉ
từ vựng chuyên ngành (HS2)
Tạo điều kiện cho HS được nghe và giao tiếp với người bản xứ nhiều hơn vì khi thi và
ngồi xã hội khi nghe người bản xứ nói sẽ rất khó hiểu (HS5)
Dạy cho HS cách phát âm nhiều hơn vì khi phát âm khơng được thì khơng đọc được,
khơng nói được, khơng nghe được, khơng hiểu được và cũng khơng thuộc được (HS18).
Chương trình học nên bắt đầu từ cấp thấp nhất vì HS khơng có kiến thức căn bản do học
chậm, không học tiếng Anh hoặc đã học nhưng bỏ lâu q, khơng cịn nhớ (HS21)
• Phẩm chất
Khi được hỏi về khía cạnh nhạy cảm này, HS rất e dè, không đưa ra câu trả lời ngay.
17% không có ý kiến hoặc nói tính cách hay cách cư xử của giáo viên là được, bình
thường. Số cịn lại sau một lúc do dự cũng đưa ra các ý kiến sau:
Giáo viên nên nhiệt tình giúp đỡ khi HS khơng hiểu bài hoặc gặp khó khăn trong việc học
(HS24)
Giáo viên nên tạo mối quan hệ gần gũi với HS để khi HS có thắc mắc họ sẽ mạnh dạn để
nhờ giáo viên tư vấn chỉ bảo, đặc biệt là những HS yếu kém (HS20)
Giáo viên nên hài hước, vui vẻ hơn để HS cảm thấy thoải mái và hứng thú học (HS8)
Có tâm huyết với nghề, thương yêu HS và là cầu nối để giúp HS có kiến thức vào nghề,
đừng xem việc dạy học như một nghề nghiệp (HS1)
• Trình độ chun mơn
Giáo viên nên rèn luyện giọng, cách phát âm cho giống người bản xứ nếu cách phát âm
giữa giáo viên Việt Nam khác nhiều với người bản xứ thì khi HS giao tiếp trong thực tế
họ sẽ khơng hiểu được vì trong lớp nghe giáo viên nói thì hiểu nhưng nghe người bản xứ
nói thì khơng hiểu (HS15)
Ngôn ngữ giao tiếp trong lớp nên luôn dùng tiếng Anh đối với giáo viên và HS (HS7).
Mặc dù ban đầu hơi khó hiểu nhưng HS sẽ quen dần và rèn được kỹ năng nghe nói.
Nên tạo ra mơi trường nói tiếng Anh cho người học bằng cách đưa ra những qui định bắt

buộc để HS có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh (HS6)
Nên giới thiệu hoặc cho HS mượn nhiều hơn nữa sách tham khảo, đĩa, trang web tốt để
HS tự học thêm (HS5)
Nên chỉ rõ phần kiến thức sắp học sẽ được sử dụng như thế nào, ở đâu, khi nào để HS nhớ
lâu và thấy được tầm quan trọng của kiến thức đó và năng nỗ học hơn (HS27).
Nên ln có kiến thức tổng qt rộng và thể hiện tốt trước HS (HS17)
Có kiến thức chuyên ngành thực tế, đa số chỉ có kiến thức lý thuyết, thiếu cọ xát (HS1)
3.1.4. Đề nghị gì của HS đối với nhà trường để họ có thể học TATM tốt hơn?


Gần 40% khơng đưa ra kiến nghị gì đối với nhà trường với lý do rằng họ chỉ là HS
đi học nên khơng có ý kiến (HS5,9,11,13,16,17,19,24,25,27,28). Tuy nhiên, một số cho
rằng:
Nên tăng giờ học TATM trên lớp nhiều hơn (HS5,9,11,13,16,17,19,24,25,27,28) và có lý
giải rằng khóa học ngắn quá HS vừa dần quen được giáo trình mới, cách dạy của giáo
viên, mơi trường lớp học mới thì lớp học chuẩn bị kết thúc (HS10).
Thời gian lên lớp học môn TATM nên trải dài từ đầu đến cuối học kỳ, không nên xếp tăng
cường trong vài tuần hay học cuốn chiếu vì như thế HS sẽ có cơ hội thường xun tiếp
xúc với tiếng anh sẽ nhớ lâu, nếu học xong ngưng một thời gian học các mơn khác thì đến
khi thi quên hết kiến thức đã học, các kỹ năng nghe nói đọc viết cũng giảm nhiều (HS20).
Nên mở các lớp dạy TATM ngoài giờ để tạo điều kiện cho HS học TATM như TOEIC vì
đi học trung tâm bên ngồi ban đêm rất khó khăn và chỉ dạy tiếng Anh tổng quát không
gần với TATM (HS12,22,23).
Nên quan tâm nhiều đến nhu cầu của HS (HS21)
Qui định khi vắng học khơng nên q khắc khe vì sẽ làm cho HS thấy thầy cô và nhà
trường không được cảm thông và thấu hiểu khi HS có chuyện phải vắng học (HS26).
Nhà trường nên tạo điều kiện cho giáo viên có cuộc sống, tinh thần thoải mái để khi vào
lớp có tâm trạng hứng thú dạy và HS cũng hứng thú học (HS15).
Kỳ thi cuối khóa nên vừa sức, khơng q dễ hay quá khó, phải tạo cho HS một thách thức,
hơi khó để HS mới cố gắng, chú tâm học để thi đậu và mới lĩnh hội được kiến thức nếu

không HS chẳng học hỏi được gì nhiều thơng qua khóa học. ngược lại nếu quá khó tạo áp
lực cho học sinh, nhiều học sinh thi lại và tốn kém (HS20).
3.1.5 Bản thân HS rút ra kinh nghiệm gì để có thể học TATM tốt hơn?
Gần 50% HS cho rằng nên tập trung học tích cực ngay từ đầu khóa học vì lơ là đến
khi định học đàng hồng thì khóa học sắp kết thúc, khơng cịn học kịp nữa
(HS1,2,4,5,7,8,9, 11,12,14, 19,21,26,27,29,30).
Khoảng phân nửa người trả lời phỏng vấn nghĩ rằng để học TATM tốt hơn người học phải
nỗ lực nhiều hơn, không ngừng (HS 3,6,10, 13,15,17, 18,20,22,23, 24,25,28,30)
Nên học và thực hành tiếng Anh liên tục nhưng mỗi ngày một ít (HS2,7,12,13,14)
Nên cố gắng thường xuyên sử dụng từ vựng đã học để tạo ra ít nhất là câu, đừng học
thuộc lòng từng từ từng từ một rồi sẽ mau qn và khơng dùng được (HS9,20,22)
Khơng nên vắng mặt vì khi vào học lại kiến thức bị bỏ lỡ không theo kịp (HS8,4)
Khơng nên hỗn việc học hay làm bài mơn này vì lý do có bài mơn khác hay công việc
khác (HS11).
Nên chuẩn bị bài trước và sau khi có mơn học trên lớp (HS1)
Nên mạnh dạng, vượt lên nỗi sợ của bản thân để phát biểu bằng tiếng Anh trong lớp
thường hơn (HS6)
Ngay đầu khóa nên cố điều chỉnh để thích nghi với cách học mới vì thời gian, cách thức
học TCCN khác với cách học ở phổ thông (HS3)
Không nên ngại ngùng khi làm việc theo đôi hay nhóm (HS22)
Nên chọn học các từ vựng, ngữ pháp hay kiến thức có liên quan đến lãnh vực mà mình
cho rằng sẽ dùng sau này (HS13)
Nên học tập từ nhiều nguồn khác nhau như sách, internet, bạn, người dạy khác thay vì chỉ
học từ mỗi giáo viên của bạn (HS28).
Nên tập phát âm chính xác để bạn nói người khác hiểu và bạn hiểu người khác nói (HS23)


Nên học nhiều từ vựng vì có từ vựng sẽ dễ diễn đạt ý muốn nói, sai ngữ pháp cũng khơng
làm người nghe hiểu nhầm nhiều (HS15).
Cố gắng tìm cơ hội nói chuyện, giao tiếp bằng tiếng Anh với người nói tiếng Anh (HS20).

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng học TATM
Khi được hỏi làm thế nào để việc học TATM được tốt hơn, các HS đưa ra nhiều ý kiến rất
đa dạng, tập trung vào 3 đối tượng chính, đó là giáo viên, HS và nhà trường. Đặc biệt,
giáo viên là đối tượng mà HS kỳ vọng rất nhiều. Tất cả ý kiến của HS đều là kênh tham
khảo tốt giúp nâng cao chất lượng học TATM. Tuy nhiên, có thể rút ra được những giải
pháp mấu chốt nhằm nâng cao chất lượng học TATM đối với giáo viên, nhà trường và HS
như sau:
• Đối với giáo viên:
Vận dụng phương pháp giảng dạy thích hợp sao cho khơi gợi hứng thú của người học
cũng như phát huy vai trò, sự đóng góp của người học.
Trang bị kiến thức tổng quát về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế rộng.
Kiến thức chuyên ngành mà học sinh đang theo học sâu.
Trao dồi chun mơn, đặc biệt là kỹ năng nói, cách phát âm cho giống người bản xứ.
Sử dụng đa dạng giáo cụ và phương tiện nghe nhìn.
• Đối với nhà trường:
Tăng giờ học phần TATM.
Phân bố lịch giảng dạy trải đều cả khóa học 2 năm.
Liên kết đào tạo để cấp chứng chỉ TATM cho HS.
• Đối với HS:
Hướng cho bản thân mục tiêu học TATM là để hội nhập.
Có chiến lược học tập và phương pháp học TATM thích hợp.
Tránh vắng mặt thường xun.
Tìm kiếm mọi cơ hội để vận dụng kiến thức đã học.
4 . Kết luận
Trước tình hình khó khăn trong tuyển sinh, đào tạo TCCN và nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như chuẩn bị cho quá trình hội nhập
Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng và giải
pháp để nâng cao chất lượng học TATM của học sinh TCCN trên địa bàn thành phố Cần
thơ. Việc đào tạo TCCN nói chung hay TATM nói riêng đang trong tình trạng khó khăn,
khơng đạt chất lượng cao như bậc Đại học, Cao đẳng cũng là một tất yếu, tuy nhiên với

quyết tâm và nỗ lực, nhà trường đầu tư hơn nữa vào trang thiết bị, chương trình đào tạo;
người dạy nâng cao trình độ chun mơn, phương pháp giảng dạy, phẩm chất đạo đức;
người học thiết kế được chiến lược học tập, thời gian, thì chất lượng học TATM cũng như
chất lượng đào tạo TCCN chắc chắn có thể được cải thiện tốt hơn. Bên cạnh đó, cần thêm
sự thay đổi trong quan niệm, nhận thức của xã hội về hệ TCCN và thêm sự ủng hộ của
các bộ phận, ban ngành có liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lời cho các trường đào
tạo TCCN, thông qua ưu đãi cho nhà trường, người dạy cũng như người học TCCN để sao
có được một xã hội khơng “thừa thầy thiếu thợ” và để sao nhà trường tự hào vì chất lượng
của HSTCCN với những đóng góp của họ cho xã hội chứ khơng vì số lượng HS tốt
nghiệp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
AUN (2011), Tài liệu đánh giá chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN.
Võ Thị Ngọc Quyên (2011) Mức độ vận dụng TATM vào công việc của HSTCCN.
Võ Võ Thị Ngọc Quyên (2012) Động lực học TATM của HSTCCN
Võ Thị Ngọc Quyên (2013) Thái độ học TATM của HSTCCN
Võ Thị Ngọc Quyên (2014) Động cơ học TATM của HSTCCN
Tài liệu tiếng nước ngoài
Saunders, M., Lewis, P. & Thornhill, A. (2007) Research Method, New York Pearson.
Gardner, R. C. & Magoret, A.-M. (2003). Attitudes, motivation, and second language
learning: a meta-analysis of studies conducted by Gardner and associates. Language
Learning, 53(1), 123-163.
Gardner, R. C. (2005). Integrative Motivation and Second Language Acquisition.
Canadian Association of Applied Linguistics/Canadian Linguistics Association Joint
Plenary Talk, London, Ontario.


THÔNG TIN GIỚI THIỆU

Ngày gửi bài: 27/03/2014
Tên tác giả: Võ Thị Ngọc Quyên
Học hàm/ học vị: thạc sĩ
Khoa/ Bộ môn: Cơ sở Cần Thơ
Điện thoại liên lạc: 0979997240
Tên bài viết: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TIẾNG ANH THƯƠNG
MẠI
Chủ đề bài viết: “Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu hội nhập cộng đồng kinh
tế ASEAN-AEC”
Số từ của bài viết: 4.466



×