Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập lớn luật tố tụng dân sự: Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.67 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ BÀI.................................................................................................................................1
I. Thụ lý và trả lại đơn khởi kiện.................................................................................1
1. Thụ lý vụ án dân sự.................................................................................................1
1.1. Khái niệm thụ lý vụ án dân sự............................................................................1
1.2. Ý nghĩa thụ lý vụ án dân sự................................................................................1
2. Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự..........................................................................2
II. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn
khởi kiện...........................................................................................................................2
1. Thụ lý đơn khởi kiện................................................................................................2
1.1. Điều kiện thụ lý...................................................................................................2
1.2. Trình tự, thủ tục thụ lý đơn khởi kiện.................................................................3
2. Trả lại đơn khởi kiện................................................................................................5
2.1. Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện....................5
2.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện.........................6
III. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý, trả
lại đơn khởi kiện..............................................................................................................6
KẾT LUẬN...........................................................................................................................8

Kí tự viết tắt:
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự

Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846

Page 0


MỞ BÀI
Thụ lý vụ án dân sự là một giai đoan quan trọng trong quá trình giải quyết tranh
chấp tại Tòa án. Đây là việc đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, là cơ sở pháp
lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã có


nhiều các quy định về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự. Hiểu được tầm quan
trọng của các quy định này trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án, em xin phép lựa chọn đề
bài số 8: “Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn
khởi kiện và thực tiễn thực hiện.” cho bài tập lớn học kỳ của mình.

NỘI DUNG
I.

Thụ lý và trả lại đơn khởi kiện

1. Thụ lý vụ án dân sự
1.1.

Khái niệm thụ lý vụ án dân sự

Tòa án là cơ quan có chức năng giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Để giải quyết được các tranh chấp này, tòa án
phải tiến hành thụ lý vụ án dân sự. Thụ lý vụ án dân sự là việc tòa án có thẩm quyền chấp
nhận giải quyết đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải
quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Thụ lý vụ án là giai đoạn đầu tiên của
quá trình tố tụng do tòa án thực hiện. Nếu không có việc thụ lý vụ án của tòa án sẽ không
có các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Hoạt động thụ lý bao gồm hai hoạt động cơ
bản là nhân đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lý và các công việc cụ thể trong đó là:
tiếp nhận đơn khởi kiện, kiểm tra nội dung đơn khởi kiện đã đầy đủ theo quy định pháp
luật hay chưa, kiểm tra các điều kiện thụ lý khác như điều kiện về chủ thể, điều kiện về
thời hiệu, thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí và vào sổ thụ lý.
Thụ lý vụ án dân sự có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác, tòa án
chỉ tiến hành hòa giải, đưa vụ án ra xét xử sau khi đã thụ lý vụ án. Thụ lý vụ án làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự.
1.2.


Ý nghĩa thụ lý vụ án dân sự

Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846

Page 1


Thứ nhất: Thụ lý vụ án dân sự xác định trách nhiệm cho tòa án phải giải quyết vụ
án, là cơ sở pháp lý để tòa án tiến hành các hoạt động tố tụng, và là một trong những căn
cứ để tòa án xác định thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 157 – Bộ luật TTDS. Sau khi
thụ lý vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến tòa để xác định và hòa giải, đối
với những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ
sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa.
Thứ hai: Thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa thiết thực bảo đảm và bảo vệ kịp thời
những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động,
hôn nhân và gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp, tạo niềm tin vào các
cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó tòa án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết.
2. Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi
kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa
đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án. Trong đó, các điều kiện
khởi kiện bao gồm: điều kiện về chủ thể, điều kiện về vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án, điều kiện về thời hạn nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí …
II.

Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn
khởi kiện

1. Thụ lý đơn khởi kiện

1.1.

Điều kiện thụ lý

Thứ nhất, về điều kiện chủ thể: khởi kiện là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ
pháp luật tố tụng dân sự. Tòa sẽ chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện
của các chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi
bị xâm phạm; là cơ quan tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình hoặc của người khác. Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng
mà có quyền lợi phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà do
người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án.

Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846

Page 2


Thứ hai, về tài liệu và chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: theo quy định tại Điều
165 – Bộ luật TTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011: “Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn
khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và
hợp pháp”. Đây là cơ sở để tòa giải quyết đúng đắn vụ án, nếu đương sự không thể tiến
hành thu thập đủ chứng cứ thì có thể yêu cầu Tòa án giúp đỡ thu thập chứng cứ. Theo quy
định tại Điều 6 – Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 Hướng dẫn thi hành một
số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ
luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Tố tụng dân sự, thì “…trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp
ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng
minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự
mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án.”
Thứ ba, về nộp tiền tạm ứng án phí: căn cứ thep quy định tại Điều 131 – Bộ luật

TTDS, là cơ sở đảm bảo cho khởi kiện có căn cứ pháp luật, đồng thời bổ sung nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, bù đắp một phần chi phí của Nhà nước cho công tác xét xử của
tòa án.
Thứ tư, về điều kiện đơn khởi kiện: khoản 2, Điều 164 – Bộ luật TTDS đã có
những quy định rất cụ thể về hình thức và nội dung của đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện yêu
cầu tòa án giải quyết phải rõ ràng, đầy đủ, nội dung phải trình bày được các vấn đề theo
quy định của pháp luật.
1.2.

Trình tự, thủ tục thụ lý đơn khởi kiện

Thứ nhất, nhận đơn khởi kiện: Theo quy định tại Điều 167 – BLTTDS, tòa án phải
nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện và ghi vào
sổ nhận đơn. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án
phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây: “1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án
nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; 2. Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có
thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án khác; 3. Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án.”
Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846

Page 3


Thứ hai, yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện: theo quy định tại Điều 169 –
BLTTDS, trong trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 2
Điều 164 của Bộ luật này thì Toà án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ
sung trong một thời hạn do Toà án ấn định, nhưng không quá 30 ngày; trong trường hợp
đặc biệt, Toà án có thể gia hạn, nhưng không quá 15 ngày. Trong trường hợp người khởi
kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ

luật này thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu
của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi
kiện.
Thứ ba, xác định tiền tạm ứng phí và thông báo cho người khởi kiện: theo quy
định tại Điều 171 – BLTTDS: “1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm
theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo
ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong
trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi
kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được
giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm
ứng án phí.”
Thứ tư, vào sổ thụ lý vụ án dân sự: khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp
tiền tạm ứng án phí thì tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự.
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì
tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo (theo
khoản 4, Điều 171 – BLTTDS).
Thứ năm, thông báo việc thụ lý vụ án: theo quy định tại khoản 1 Điều 174 –
BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án,
Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã
thụ lý vụ án. Nội dung của văn bản thông báo phải có các nội dung chính theo quy định tại
khoản 2 Điều 174 của Bộ luật này
Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846

Page 4


2. Trả lại đơn khởi kiện
2.1.


Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện

Trong quá trình xem xét thụ lý vụ án, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và chứng cứ,
tài liệu kèm theo cho người khởi kiện nếu thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều
kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án. Pháp luật quy định về các trường hợp Tòa án
trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện tại Điều 168, khoản 2 Điều 169 – BLTTDS sửa
đổi bổ sung năm 2011. Đó là:
Thứ nhất, người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực
hành vi tố tụng dân sự;
Thứ hai, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ
trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp
dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản
lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử
dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ
điều kiện khởi kiện;
Thứ ba, hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 171 của Bộ luật này
mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp
có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng;
Thứ tư, chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
Thứ năm, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thứ sáu, trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo
đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật này thì Toà án tiếp tục việc thụ lý vụ án;
nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Toà án thì Toà án trả lại đơn khởi kiện và
tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Việc trả lại đơn khởi kiện sẽ được Tòa án thực hiện bằng văn bản kèm theo ghi rõ lý
do trả lại đơn khởi kiện để người khởi kiện có căn cứ khiếu nại về việc trả lại đơn khởi
kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846


Page 5


2.2.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện

Pháp luật đã có những quy định cụ thể về khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu
nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện tại Điều 170 – BLTTDS sửa đổi, bổ sung 2011.
Theo đó, trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án
Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với
Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
Khoản 2, 3, 4 Điều 170 – BLTTDS sửa đổi, bổ sung 2011 cũng đã quy định về giải
quyết của Chánh án Tòa án và Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp về khiếu nại, kiến nghị
về việc trả lại đơn khởi kiện.
III.

Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thụ lý, trả
lại đơn khởi kiện

Kể từ khi có hiệu lực thi hành, BLTTDS 2004 và BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011 đã
có những đóng góp rất tích cực vào việc giải quyết các vấn đề dân sự diễn ra hàng ngày
trong cuộc sống. Theo Báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao về công tác của các
Tòa án trong năm 2013 tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hộ khóa XIII, toàn ngành Tòa án nhân dân
đã giải quyết được 364.819 vụ án các loại trong tổng số 395.415 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ
92,3%); số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy
định của pháp luật. So với năm 2012, số vụ án đã thụ lý tăng 34.474 vụ; đã giải quyết tăng

31.951 vụ. (Số liệu thống kê từ ngày 01/10/2012 đến 30/9/2013). Kết quả này đạt được là
do quy định tương đối chặt chẽ trong thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được kể trên, vấn đề thụ lý, trả lại đơn
khởi kiện cũng bộc lộ không ít hạn chế, gây khó khăn trong công tác thực hiện và thi hành
pháp luật. Bài viết sẽ nêu ra một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý, trả
lại đơn khởi kiện như sau:
Thứ nhất, về thủ tục nhận đơn khởi kiện. Theo khoản 3 Điều 7 Nghị quyết
05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, “a. Đối
Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846

Page 6


với Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà
án cấp huyện), thì Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án uỷ nhiệm phân công cho
một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện; b. Đối với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh), thì Chánh án hoặc Phó Chánh
án được Chánh án uỷ nhiệm, Chánh Toà hoặc Phó Chánh toà được Chánh án uỷ quyền
phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Theo quy định này thì mỗi khi có
đơn khởi kiện được gửi đến Tòa mới thực hiện việc phân công xem xét đơn khởi kiện,
phải trải qua rất nhiều khâu, tốn nhiều thời gian và khá phức tạp, rườm rà.
Vì thế, nên có sự quy định mỗi Tòa có một bộ phận chuyên trách giải quyết đơn,
làm nhiệm vụ trực tiếp nhận đơn do đương sự nộp và giải quyết đơn như xem xét thụ lý,
chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn kiện. Quy định này sẽ giúp giảm
bớt thời gian thụ lý, bảo đảm tính chuyên môn và nâng cao tính trách nhiệm của cán bộ
được phân công thụ lý vụ án.
Thứ hai, về hình thức văn bản. Khoản 3 Điều 171 – BLTTDS quy định: “Tòa án
thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí” và
khoản 2 Điều 168 : ‘‘2. Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho
người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi

cho Viện kiểm sát cùng cấp.’’ Hai điều luật đều không quy định bất kỳ một hình thức văn
bản nào để xác nhận việc Tòa án thụ lý vụ án, không xác định cụ thể văn bản được áp
dụng là quyết định, thông báo hay công văn.
Vì thế, pháp luật nên bổ sung quy định hoạt động thụ lý vụ án phải được thể hiện
bằng một loại văn bản cụ thể (ví dụ: quyết định).
Thứ ba, về thủ tục nộp tiền tạm ứng phí. Hiện nay chưa có hướng dẫn thủ tục nộp
tiền tạm ứng phí như thế nào. Vì thế nên sửa đổi quy định Điều 171 – BLTTDS quy định
trong trường hợp người khởi kiện để họ đi nộp. Có thông báo ghi rõ các nội dung tiền tạm
ứng án phí, thời hạn, địa điểm nộp tiền tạm ứng án phí và thời hạn nộp biên lai co Tòa án
để đảm bảo tính rõ ràng của thông báo, thuận tiện và đơ xtoosn kém cho đương sự.

Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846

Page 7


Thứ tư, về quy định chuyển đơn khởi kiện. Theo quy định tại khoản 2 Điều 167 –
BLTTDS thì Tòa án vừa phải thông báo cho người khởi kiện vừa phải ra quyết định để gửi
cho người khởi kiện và những người có liên quan. Bên cạnh đó chưa có quy định rõ Tòa
án đã nhận đơn sẽ chuyển đến Tòa án có thẩm quyền hay để cho đương sự tự mang đến
Tòa án có thẩm quyền để nộp?
Như vậy, cần có sự quy định rõ ràng và sửa đổi khoản 2 Điều 167, quy định rõ
trường hợp cần phải chuyển đơn khởi kiện và chủ thể có trách nhiệm chuyển đơn khởi
kiện cho Tòa án có thẩm quyền.
Thứ năm, về việc thông báo trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Theo quy định tại
Khoản 2 Điều 168 BLTTDS quy định “Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ
kèm theo cho người khởi kiện, Tòa án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện,
đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp”. Tuy nhiên, luật không quy định rõ thời hạn
phải gửi cho Viện kiểm sát. Điều đó dẫn đến thực trạng là, có trường hợp, Tòa án không
gửi thông báo nên Viện kiểm sát cũng không nắm được vì không có cơ chế để kiểm tra

hoạt động trả lại đơn của Tòa án. Điểm d khoản 1 Điều 168 BLTTDS sửa đổi quy định
Tòa án trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp “chưa có đủ điều kiện khởi kiện” tuy nhiên
quy định này đã phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau, đòi hỏi pháp luật cần có quy định
thống nhất về cách hiểu luật và áp dụng trong thực tế.

KẾT LUẬN
Thụ lý vụ án là một giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại
Tòa án, nếu không có thụ lý sẽ không làm phát sinh những quy định của pháp luật TTDS
về thụ lý vụ án và giải quyết vụ án dân sự. Tuy pháp luật đã có những quy định khá chi tiết
cụ thể về vấn đề này nhưng thực tế đã cho thấy vẫn còn những hạn chế cần được khắc
phục và sửa đổi bổ sung những thiếu sót để việc thụ lý và trả lại đơn kiện được thực hiện
bài bản, rõ ràng và góp phần tạo sự đúng đắn của pháp luật và sự tin tưởng của người dân
vào pháp luật.

Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846

Page 8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb
CAND, Hà Nội, 2011.
2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011)
3. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 hướng
dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa
án cấp sơ thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLTTDS.
4. />5. />6. />p_page_id=&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=40116566

Đỗ Diệu Linh – MSSV 382846


Page 9



×