Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.64 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VĂN QUANG

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Hà Nội - 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VĂN QUANG

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380104

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CAO THỊ OANH

Hà Nội - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤC
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI
TRỘM CẮP TÀI SẢN.....................................................................................6
1.1. Những vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản............................................. 6
1.2. Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm
1945 đến khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật.......................23
Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH.......................................................................................... 32
2.1. Khái quát tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên du, tỉnh
Bắc Ninh..........................................................................................................32
2.2. Kết quả đạt được từ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh...........................36
2.3. Một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn định tội danh và quyết định hình
phạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân của những
vướng mắc, hạn chế.........................................................................................46
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH
TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH...........................56
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt tội trộm
cắp tài sản........................................................................................................ 56

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh...........................57
KẾT LUẬN...................................................................................................772
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật Hình sự
BLDS: Bộ luật Dân sự
BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự
CTTP: Cấu thành tội phạm
QĐHP: Quyết định hình phạt
TNHS: Trách nhiệm hình sự
TAND: Tòa án nhân dân
THTT: Tiến hành tố tụng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Số vụ án và số bị cáo về tội xâm phạm sở hữu đã được đưa ra xét xử
từ năm 2015 đến năm 2019........................................................................................... 32
Bảng 2.2: Số vụ án và số bị cáo về tội trộm cắp tài sản đã được đưa ra xét xử
từ năm 2015 đến năm 2019........................................................................................... 34
Bảng 2.3. Hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp tài
sản từ năm 2015 đến năm 2019.................................................................................. 35
Biểu đồ 2.1. So sánh tỷ lệ nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội khác từ
năm 2015 đến năm 2019 được TAND huyện Tiên Du đưa ra xét xử: .. 33

Biểu đồ 2.2. So sánh tội trộm cắp tài sản với các tội xâm phạm sở hữu đã được
TAND huyện Tiên Du đưa ra xét xử:...................................................................... 34



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền dân sự cơ bản của con
người. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các tội phạm xâm phạm quyền sở
hữu, trong đó có tội trộm cắp tài sản đang có xu hướng gia tăng, với nhiều thủ
đoạn ngày một tinh vi, phức tạp, các đối tượng sẵn sàng chống cự quyết liệt
khi bị phát hiện, gây rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, truy tố và
xét xử loại tội phạm này, trong đó có huyện Tiên Du, một huyện trực thuộc
tỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019 thì nhóm tội xâm
phạm sở hữu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm tội mà TAND huyện Tiên
Du đưa ra xét xử, cụ thể là 369 vụ với 684 bị cáo, tương ứng tỷ lệ 59,9% về
vụ và 63,5% về số bị cáo trên tổng số vụ và bị cáo phạm tội được đưa ra xét
xử. Trong đó, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nhóm
tội xâm phạm sở hữu, với 196 vụ và 288 bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản,
chiếm tỷ lệ 51,04 % số vụ và 48,64 % số bị cáo trên tổng số tội xâm phạm sở
hữu và đang có xu hướng tăng mạnh khi năm 2019 có 43 vụ/ 60 bị cáo, chiếm
tỉ lệ 71,6 % về số vụ và 65,9 % về số bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu
được đưa ra xét xử.
Với việc BLHS năm 2015 được ban hành mới, có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2018, đã đáp ứng cơ bản với tình hình thực tiễn đấu tranh, phòng chống
tội phạm trộm cắp tài sản; tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án về tội trộm
cắp tài sản cho thấy, về mặt lý luận và quy định pháp lý vẫn còn những điểm
chưa phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động định tội danh và quyết định hình
phạt, năng lực, trình độ của công chức cơ quan tiến hành tố tụng huyện Tiên
Du còn hạn chế... làm ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đấu tranh phòng
chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Do vây,
1



việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác, tính đến thời điểm hiện
tại chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn một huyện là huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ
năm 2015 đến năm 2019.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tội
trộm cắp tài sản từ thực tiễn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” để làm để tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứ liên quan đến đề tài trên có thể kể đến như:
(i) Tài liệu là giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo:
Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam –
Phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà
Nội (2012), Ths. Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự
Phần các tội phạm, tập II – Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh; Cao Thị Oanh - chủ biên (2015), Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; v.v...
(ii) Luận văn, luận án tiến sĩ luật học: Nguyễn Ngọc Chí (2001), Trách
nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, Luận án tiến sĩ, Viện Nhà
nước và Pháp luật, Hà Nội; Hoàng Văn Hùng, Tội trộm cắp tài sản và đấu
tranh phòng, chống tội phạm này ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học
Luật Hà Nội; Nguyễn Thanh Tùng (2013), Tội trộm cắp tài sản theo Luật
hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh), Luận
văn thạc sĩ, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Mộng Thúy
(2013), Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Long An, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội; v.v...
(iii) Tài liệu là các bài viết trên các tạp chí: Trần Mạnh Hà (2007),Một
số dấu hiệu đặc trưng của tội "trộm cắp tài sản" cần nhận biết khi định tội

2


danh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 (227); Hoàng Văn Hùng (2006),
Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, Tạp
chí Luật học, Số 7;v.v....
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến tội trộm cắp tài sản ở
các góc độ khác nhau, trong đó có nhiều đề tài được nghiên cứu trước khi
BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật, một số đề tài nghiên cứu sau khi
BLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng ở phạm vi không gian và thời gian khác
nhau. Tính đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến tội trộm
cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam, một cách cụ thể, chuyên sâu tại
địa bàn một huyện là huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trong phạm vi từ năm
2015 đến năm 2019.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ những vấn đề lý
luận và pháp luật và phân tích thực tiễn áp dụng quy định về tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2015 đến
năm 2019, luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật về tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam và đề xuất những giải
pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ những vấn đề chung như khái niệm, đặc điểm và các dấu
hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp tài sản với một
số tội phạm xâm phạm sở hữu khác trong luật hình sự Việt Nam cũng như tìm
hiểu lịch sử lập pháp của tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt

Nam giai đoạn từ năm 1945 đến khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật.
3


- Phân tích những quy định hiện hành về tội trộm cắp tài sản. Đánh giá
những kết quả đạt được, những vướng mắc hạn chế và nguyên nhân của
những vướng mắc, hạn chế trong quá trình định tội danh và quyết định hình
phạt tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động định tội
danh và quyết định hình phạt tội trộm cắp tài sản nói chung và trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy định
của luật thực định về tội trộm cắp tài sản và thực tiễn áp dụng (định tội danh
và quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về tội trộm cắp tài sản mà trọng tâm là BLHS năm 2015, trong khoảng
thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, trên phạm vi huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duy
vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm, định hướng của
Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự,
đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm của Nhà nước ta, làm kim chỉ nam
xuyên suốt trong toàn bộ cấu trúc nghiên cứu của luận văn.
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật
hình sự như: lịch sử, so sánh, đối chiếu, thống kê, diễn dịch, quy nạp, phân

tích và tổng hợp…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
4


Về mặt lý luận: Từ một số giải pháp đưa ra, luận văn sẽ góp phần hoàn
thiện hơn những quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản, là cơ sở lý
luận – khoa học cho hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền
nói chung và ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xây dựng
hoàn thiện các quy định về tội trộm cắp tài sản. Ngoài ra, kết quả đạt được
trong nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành và tài liệu tham khảo đối
với người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và công tác thực tiễn; đặc biệt,
kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải
quyết các vụ án trộm cắp tài sản của các cơ quan có thẩm quyền ở huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và pháp luật về tội trộm cắp tài sản.
Chương 2. Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết
định hình phạt tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT

VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
1.1. Những vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản
1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
1.1.1.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản
Khái niệm tội phạm là khái niệm trung tâm, các khái niệm, phạm trù,
chế định khác đều xuất phát, xoay quanh khái niệm này. Việc xác định tội
phạm trong luật hình sự là cơ sở để quy định hình phạt nhưng việc quy định
hình phạt xét cho cùng cũng là một phần của việc xác định tội phạm. Khái
niệm tội phạm là cơ sở để xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể với ý nghĩa
là mô hình pháp lý của từng loại tội phạm và qua đó cũng là cơ sở để quy định
hình phạt tương ứng [26, tr.8].
Trong pháp luật hình sự thực định, từ BLHS năm 1985 đến BLHS năm
2015 thì nhà làm luật vẫn chưa đưa ra được khái niệm pháp lý về tội trộm cắp
tài sản. Tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015, tội trộm cắp tài
sản được quy định tại Điều 173, chương XVI các tội xâm phạm sở hữu, với
khách thể trực tiếp của tội phạm là quyền sở hữu (quản lý, sử dụng, định đoạt)
tài sản của cá nhân, tổ chức. Là tội phạm có bản chất là tội chiếm đoạt, đó là
“hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của chủ
tài sản thành tài sản của mình” [24, tr.184].
Bên cạnh đó, trong khoa học luật hình sự, liên quan đến khái niệm tội
trộm cắp tài sản cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm tội
trộm cắp tài sản, tiêu biểu như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường
Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm như sau: “trộm cắp tài sản là hành vi
chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút” [25; tr.33];
TS. Trần Văn Biên - TS. Đinh Thế Hưng có định nghĩa: Tội trộm cắp
tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút, lợi
6


dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản [4, tr. 222]. Tác giả

Nguyễn Ngọc Điệp lại cho rằng: Trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút,
bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của
mình [11, tr. 115].
Có thể thấy, đa phần các tác giả đều thống nhất đặc trưng của tội trộm
cắp tài sản là lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, tức là người có hành
vi trộm cắp tài sản đã cố ý chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ người có tài
sản sang cho mình hoặc người khác mà mình quan tâm với thủ đoạn là lén lút,
không để lộ cho người khác biết để nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài
sản của họ.
Như vậy, trên cơ sở khái niệm pháp lý về tội phạm trong BLHS năm
2015 và tiếp thu các khái niệm nêu trên trong khoa học luật hình sự, tác giả
đưa ra khái niệm tội trộm cắp tài sản như sau:
Tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản đang do người khác
quản lý bằng thủ đoạn lén lút, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt
độ tuổi luật định, thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến quyền sở hữu
tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ.
1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Trong pháp luật hình sự hiện hành thì tội trộm cắp tài sản được quy
định tại Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và có hiệu
lực toàn bộ từ ngày 01/01/2018.
Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản được thể hiện qua các yếu
tố CTTP là khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của
tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm như sau:
*Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại [26, tr. 78].

7



Đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS năm
2015, thuộc chương các tội phạm xâm phạm sở hữu. Khách thể trực tiếp của
tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu bao gồm: quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của luật [19, Điều 158].
Để gây thiệt hại đến các quyền sở hữu về tài sản, người phạm tội trộm
cắp tài sản phải tác động đến đối tượng là tài sản của chủ sở hữu hoặc người
quản lý hợp pháp tài sản. Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài
sản có thể là tài sản hợp pháp tức là những loại tài sản được xác lập quyền sở
hữu cho chủ sở hữu theo các căn cứ: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh
doanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu; thu hoa lợi, lợi tức; được thừa
kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô
chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên…; chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu do Bộ luật dân
sự quy định …[19] hoặc có thể là tài sản bất hợp pháp như do phạm tội, vi
phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự mà có; đồng thời, tài
sản này vẫn chưa thoát ly khỏi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo quy
định của pháp luật, hoặc tài sản đó chưa được chủ sở hữu hoặc người quản lý
tài sản chuyển giao cho người thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ
có giá và quyền tài sản” [19].
- Vật chỉ có thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản khi nó là
một bộ phận của thế giới vật chất, là sản phẩm lao động của con người, con
người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc
sẽ hình thành trong tương lai; đồng thời, chưa bị chủ tài sản hủy bỏ, từ bỏ
quyền sở hữu.
- Tiền: Tiền là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải có giá trị đang
được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận. Do vậy, tiền giả

8



không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Trường hợp, tiền cũ
(tiền đồng qua các thời kỳ lịch sử trước đây) có giá trị văn hóa lịch sử khi bị trộm
cắp thì không được coi là tiền theo nghĩa này mà cần được xác định là vật.

- Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển
giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều
dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…
Nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản và quyền này
được pháp luật bảo vệ. Giấy tờ có giá chia làm 02 loại là giấy tờ có giá ghi
danh và giấy tờ có giá hữu danh. Trong đó “Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ
có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở
hữu.” [22, khoản 2, Điều 2] và “Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát
hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô
danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá” [22, khoản 2,
Điều 3]. Đối với giấy tờ có giá ghi danh phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép
thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ
có giá (nếu người mua là tổ chức); tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ
chiếu, địa chỉ của người mua giấy tờ có giá (nếu người mua là cá nhân). Với
quy định trên thì chỉ giấy tờ có giá vô danh mới có thể là đối tượng tác động
của tội trộm cắp tài sản bởi vì khi chiếm đoạt được các loại giấy tờ có giá vô
danh thì quyền sở hữu của chủ sở hữu mới bị ảnh hưởng và có khả năng xác
lập quyền sở hữu cho người phạm tội. Đối với giấy tờ có giá ghi danh do
quyền sở hữu các loại giấy tờ này gắn liền với cá nhân, tổ chức có tên trong
chính giấy tờ có giá đó. Do vậy, về nguyên tắc chỉ người có tên trên giấy tờ có
giá mới xác lập được quyền sở hữu đối với loại tài sản này.
- Quyền về tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài
sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài
sản khác. Quyền tài sản tuy được coi là tài sản nhưng có tính đặc thù, chỉ là

một quyền năng mang tính pháp lý được Nhà nước bảo hộ, để chuyển dịch
9


được phải thông qua các thủ tục pháp lý do Nhà nước quy định. Các quyền
này thường gắn liền với nhân thân con người hoặc được thể hiện qua các giấy
tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Việc chiếm giữ được giấy tờ
chứng nhận quyền tài sản không đồng nghĩa với việc được thực hiện quyền sử
dụng và quyền định đoạt tài sản [13, tr.153]. Do vậy, theo tác giả quyền tài sản
không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản.
- Ngoài ra, một số tài sản sau không phải là đối tượng tác động của tội
trộm cắp tài sản:
+ Một số tài sản thuộc loại “bất động sản” có tính chất vật lý cố định, ví
dụ như: đất đai, nhà cửa, ao hồ. Những loại tài sản này không thể là đối tượng
tác động của tội trộm cắp tài sản, vì không dịch chuyển được. Tuy nhiên, có
một số động sản mà pháp luật dân sự quy định là bất động sản do công dụng
của nó như: cánh cửa gắn với ngôi nhà; cây cối trồng trên vườn… thì vẫn là
đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản.
+ Tài sản vô chủ; tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc; tài sản mà chủ sở
hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.
+ Tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt. Ví dụ như:
vũ khí quân dụng, ma tuý, hàng cấm, máy bay…Nếu người phạm tội trộm cắp
những loại tài sản này thì tuỳ trường hợp mà phạm vào các tội danh cụ thể, có
thể là tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, tội chiếm đoạt chất ma tuý.
* Mặt khách quan của tội trộm cắp tài
sản a) Về hành vi khách quan
Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành vi khách quan là dấu hiệu
quan trọng nhất, một hành vi được coi là hành vi khách quan của tội phạm khi
hội tụ được ba đặc điểm sau:
Thứ nhất, hành vi khách quan đó phải có tính nguy hiểm cho xã hội,

tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thể hiện hành vi đó gây ra hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
10


Thứ hai, hành vi khách quan đó phải là hoạt động có ý thức và có ý chí
nếu hành vi đó là cách xử sự của một con người không có nhận thức không có
ý chí thì đó không phải là hành vi phạm tội.
Thứ ba, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.
Hành vi khách quan của tội phạm có thể được thực hiện dưới hình thức

hành động hoặc không hành động.
- Đối với tội trộm cắp tài sản thì hành vi khách quan có đầy đủ các đặc
điểm nêu trên, được thực hiện bằng hành động, đó là hành vi chiếm đoạt tài
sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật
tài sản của người khác thành của mình, làm cho chủ sở hữu mất khả năng thực
hiện quyền sở hữu (sử dụng, chiếm hữu, định đoạt của mình). Đặc trưng của
hành vi chiếm đoạt được thực tiễn cũng như lý luận đều xác định là chiếm
đoạt tài sản của người khác một cách lén lút.
Về thủ đoạn lén lút: thông thường thủ đoạn lén lút được thể hiện qua
các dạng sau:
+ Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người
quản lý tài sản không biết được bất cứ thông tin nào về người phạm tội cũng
như hành vi phạm tội (ví dụ: lợi dụng đêm tối, lẻn vào nhà người khác lấy
trộm tài sản).
+ Che giấu một phần hành vi: Tức chỉ che giấu riêng hành vi phạm tội (ví
dụ: người phạm tội giả vờ vào hỏi chủ nhà xin nước uống, sau đó nhanh tay trộm
tài sản của chủ nhà giấu vào người). Trong trường hợp này chủ sở hữu hoặc
người quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành vi phạm tội.


+ Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Được hiểu là hành vi phạm
tội được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội.
Ví dụ: A là nhân viên của Công ty điện tử SL đã lợi dụng Thủ kho và
người quản lý công ty đi vắng, A đã mở cửa kho lấy 10 bộ máy vi tính để bàn
lên ô tô một cách đàng hoàng như là có việc xuất kho hàng bình thường.
11


Trong trường hợp này A không che giấu hành vi thực tế của mình mà chỉ che
giấu tính phi pháp của hành vi. Những người không phải là chủ tài sản hoặc
người được giao quản lý tài sản (Thủ kho) vẫn biết sự việc xảy ra nhưng
không biết đó là hành vi trộm cắp tài sản.
- Tội trộm cắp tài sản hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã chiếm
đoạt được tài sản.
b) Về hậu quả.
Hậu quả của tội phạm là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra cho
quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của
tội phạm [24, tr.127]. Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sự biến
đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách
thể của tội phạm. Về thực chất, hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây ra cho
quan hệ xã hội nhưng về hình thức, dấu hiệu trong CTTP phản ánh nội dung
này là dấu hiệu thể hiện sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác
động của tội phạm hoặc thể hiện đặc điểm của đối tượng tác động của tội
phạm. Do vậy, trong thực tiễn áp dụng, việc xác định, đánh giá hậu quả của
tội phạm được thực hiện thông qua việc xác định, đánh giá đặc điểm của đối
tượng tác động của tội phạm.
Trong tội trộm cắp tài sản sự biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội: sự biến đổi này thường được
gọi là thiệt hại về vật chất. Đó là thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất
hợp pháp. Tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt bao gồm các loại tiền, vật,

giấy tờ có giá như ngân phiếu, công trái, trái phiếu…
- Căn cứ quy định của BLHS hiện hành, giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ
2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm.
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng, thì người vi phạm bị truy
cứu TNHS nếu thuộc một trong các trường hợp sau: [13].

12


+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà
còn vi phạm. Đây là trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
chiếm đoạt (như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản…), chưa hết thời hạn được
coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định của Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 thì nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp
hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành
xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành
quyết định xử phạt hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử
phạt hành chính [13].
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các
Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm. [13].
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Có thể hiểu là
gây ra những tác động xấu đến tình hình an ninh, tác động tiêu cực đến trật tự,
an toàn xã hội. Khi áp dụng tình tiết này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ
thể để đánh giá mức độ ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình
họ. Đây là trường hợp chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng tài sản bị
chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của người bị hại hoặc gia đình họ. Xác
định trường hợp này cần chú ý phương tiện kiếm sống chính là trường hợp
cuộc sống của người bị hại và gia đình họ phụ thuộc vào việc sử dụng tài sản

đó làm phương tiện kiếm sống, việc bị chiếm đoạt làm cho người đó không
còn phương tiện kiếm sống khác.
+ Tài sản là di vật, cổ vật. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị
tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên [18,
Điều 4].

13


Tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất bởi dấu hiệu hậu quả được
phản ánh trong cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản. Đối với những
trường hợp một người có ý định trộm cắp tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn
như ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền… và người này có đủ
các dấu hiệu khác của tội phạm (như chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và
hành vi khách quan là lén lút chiếm đoạt tài sản) nhưng thực tế người đó chưa
chiếm đoạt được tài sản (Ví dụ: B biết được A để số tiền 500 triệu đồng trong
két sắt tại nhà riêng, nên đã lén lút đột nhập vào nhà A với ý định chiếm đoạt
số tiền trên, nhưng khi đang tìm cách mở két sắt thì A về, nên B trốn khỏi nhà
A...) thì dù người đó chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội trộm
cắp tài sản, nhưng tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
c) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối
quan hệ giữa các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên
nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là
hậu quả của tội phạm).
Dựa vào cơ sở lý luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trong
phép biện chứng có thể xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả của tội trộm cắp tài sản như sau:
- Hành vi chiếm đoạt bằng thủ đoạn lén lút phải xảy ra trước thiệt hại

cho tài sản của người khác về mặt thời gian.
- Trong bản thân hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác phải chứa
đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát
sinh hậu quả (thiệt hại về tài sản).
- Hậu quả của tội phạm (thiệt hại về tài sản của người khác) xảy ra là
thực hiện hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi chiếm đoạt
tài sản.

14


- Một hậu quả (thiệt hại về tài sản) của tội phạm có thể do một hoặc
nhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn
lén lút) trực tiếp gây ra.
* Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định
và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể [26, tr.122].
Theo đó thì người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.
Xét từ góc độ pháp luật, năng lực trách nhiệm hình sự là khái niệm có
nhiều mặt. Một mặt, khái niệm này được dùng để khẳng định khả năng bị
buộc tội của một con người về hành vi tội phạm mà họ thực hiện. Mặt khác,
khái niệm này nêu bật khả năng của con người phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm mà họ đã thực hiện [49, tr. 69].
Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là người có
năng lực TNHS mà chỉ quy định thông qua độ tuổi chịu TNHS tại Điều 12
BLHS năm 2015 và tình trạng không có năng lực TNHS tại Điều 21 BLHS
năm 2015.
BLHS năm 2015 quy định về độ tuổi chịu TNHS như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại
một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,
171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299,
303 và 304 của Bộ luật này”. [16, Điều 12].
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là
có năng lực TNHS chưa đầy đủ. Do đó, họ chỉ phải chịu TNHS về những tội
15


phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong
các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,
248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của
BLHS. Và người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS về mọi tội phạm,
việc xác định tuổi đối với người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tại BLHS năm 2015 quy định về tình trạng không có năng
lực TNHS như sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự. [16, Điều 21].
Theo đó, một người chỉ được coi là không có năng lực TNHS khi đồng
thời thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Về y học - người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn
hoạt động tâm thần, đồng thời về tâm lý họ bị mất năng lực nhận thức, hoặc
mất năng lực điều khiển hành vi của mình, việc xác định hai dấu hiệu này do
hội đồng giám định pháp y xác định và kết luận.
Như vậy chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và

không trong tình trạng không có năng lực TNHS.
Bên cạnh đó, một số CTTP đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặc
biệt chỉ khi có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà
CTTP phản ánh, khoa học luật hình sự gọi đây là chủ thể đặc biệt.
Từ phân tích trên, đối chiếu với quy định tại Điều 173 BLHS cho thấy
tội trộm cắp tài sản thì chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS và
phải thỏa mãn điều kiện sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm
cắp tài sản.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà thực hiện hành vi trộm cắp
16


tài sản thì chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 và khoản 4
Điều 173 BLHS.
Ngoài ra, tội này cũng không đòi hỏi người thực hiện hành vi phạm tội
phải có những dấu hiệu đặc biệt, nghĩa là bất kì ai cũng có thể là chủ thể của
tội phạm này. Tuy nhiên, trong trường hợp người có hành vi lén lút chiếm
đoạt tài sản nhưng là người có những dấu hiệu đặc biệt được quy định trong
Điều 353 BLHS năm 2015 và lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
mà mình có trách nhiệm quản lý thì hành vi người đó không phạm trộm cắp
tài sản mà phạm tội tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS năm 2015.
* Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản.
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người
phạm tội [26, tr. 133]. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ, mục
đích của người phạm tội.
Đối với tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội trộm cắp tài sản nhận thức được rõ hành vi của mình là trái
pháp luật và nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó khi
tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái phép và mong muốn hậu quả xảy ra

[12, tr.314].
Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan của người phạm tội
đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội [26, tr. 153]. Đối với tội
trộm cắp tài sản thì mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt được tài
sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước
khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt
tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội cố ý [26, tr. 152]. Đối với tội trộm cắp tài sản người
phạm tội có thể xuất phát từ việc chiếm đoạt tài sản để trả nợ, để ăn chơi…
Tuy nhiên, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của tội
17


trộm cắp tài sản, nó chỉ có ý nghĩa khi xem xét quyết định hình phạt đối với
người trộm cắp tài sản.
* Về hình phạt
Hình phạt của tội trộm cắp tài sản được chia thành bốn khung, cụ thể
như sau:
- Khung một (khoản 1): Có mức hình phạt là hình phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Khung hai (khoản 2): Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Được áp
dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tổ chức. Đây là trường hợp có từ 02 người trở lên cố ý câu kết
chặt chẽ với nhau cùng tham gia phạm tội trộm cắp tài sản.
+ Có tính chất chuyên nghiệp. Là trường hợp có từ 05 lần trở lên phạm
tội trộm cắp tài sản, trong đó có lần đã bị xét xử nhưng chưa được xóa án tích,
hoặc chưa lần nào bị xét xử và chưa lần phạm tội nào hết thời hiệu truy cứu
TNHS; và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy
kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm. Dùng thủ đoạn xảo quyệt là
việc sử dụng phương pháp thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có tính chất tinh
vi, gian dối cao làm cho mọi người dễ nhầm và không cho rằng đó là hành vi
trộm cắp tài sản. Phạm tội dùng thủ đoạn nguy hiểm là dùng thủ đoạn trộm
cắp tài sản nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại hoặc của
người khác [13, tr.188].
+ Hành hung để tẩu thoát. Đây là trường hợp mà người phạm tội chưa
chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện
và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại
người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém…nhằm tẩu thoát.

18


+ Tài sản là bảo vật quốc gia. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu
truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn
hóa, khoa học [18].
+ Tái phạm nguy hiểm. Đây là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích
mà lại thực hiện hành vi trộm cắp tài sản theo khoản 3, khoản 4 (tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) hoặc đã tái phạm, chưa được
xóa án tích mà lại thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
- Khung ba (khoản 3): Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Được áp
dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng. + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Khung 4 (khoản 4): Có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Hình phạt bổ sung (khoản 5): Ngoài việc phải chịu một trong các hình
phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị
phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
1.1.2. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội xâm phạm
sở hữu trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.2.1. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cướp giật tài sản
- Thứ nhất, về khách thể của tội phạm
+ Tội trộm cắp tài sản: Khách thể của tội này chỉ là quan hệ sở hữu tài
sản của người khác.
+ Tội cướp giật tài sản: Ngoài quan hệ sở hữu tài sản, thì khách thể của
tội này còn có quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe của người khác).
-

Thứ hai, về thủ đoạn của hành vi khách
quan 19


×