Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Đánh giá các tác động của sự kiện festival huế thông qua ý kiến của người dân địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 79 trang )

Chun đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc


Trong suốt quá trình từ lúc em mới bước chân
vào giảng đường Đại Học cho đến khi hoàn thành
được chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận được
sự giúp đỡ của không ít người dù là trực tiếp hay
gián tiếp từ thầy cô, gia đình, bạn bè và người
thân. Em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến
các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại Khoa Du LòchĐại Học Huế đã hết lòng giảng dạy, trang bò kiến
thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến
ThS. Châu Thò Minh Ngọc – người đã trực tiếp hướng
dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt
quá trình làm khóa luận này. Em cũng xin chân
thành cám ơn đến tập thể cán bộ tại Sở Du Lòch
Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện và giúp đỡ em
trong quá trình thực tập, điều tra, thu thập số liệu,
tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
chuyên đề. Xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp
đỡ, động viên của toàn thể bạn bè, người thân
trong suốt quá trình làm chuyên đề này. Mặc dù
đã có những cố gắng song chuyên đề không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy
giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy cô Khoa Du
lòch có một sức khỏe dồi dào, thành công trong
công việc và cuộc sống, có niềm tin để có thể


tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả là truyền đạt

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

1
1

K50 QTKDDL


Chun đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

kiến thức cho mai sau.
Trân trọng.
Huế, ngày 15 tháng 06 năm
2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thò Ngọc Châu

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Huế, ngày 15 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Châu


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

2
2

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

3
3

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NGO


:

Non-Governmental Organizations

TP

:

Thành phố

MICE

:

Meeting Incentive Conference Event

ASEAN

:

Association of Southeast Asian Nations

UBND

:

Ủy Ban Nhân Dân

UNESCO


:

United Nations Educational Scientific and Cultural

TNHH

:

Trách Nhiệm Hữu Hạn

BIDV

:

Bank for Investment and Development of Vietnam

VNPT

:

Vietnam Posts and Telecommunications Group

ATM

:

Automatic Teller Machine

ThS


:

Organization

Thạc sĩ

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

4
4

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

DANH MỤC BẢNG BIỂU

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

5
5

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch không những là sự giao lưu giữa quốc gia này với quốc gia khác,
giữa nền văn hóa này với nền văn hóa khác mà nó còn là cầu nối đi tới hòa bình.
Du lịch làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Thừa Thiên Huế đang trên đà
phát triển, hội tụ nhiều yếu tố phù hợp để phát triển trở thành Thành phố du lịch
với các chính sách phát triển Du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa, Du lịch cộng
đồng,…Điển hình là Lễ hội Festival Huế được tổ chức 2 năm 1 lần, là một sự
kiện văn hóa lớn được tổ chức vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di
sản Huế. Festival Huế là một Lễ hội du lịch văn hoá lớn, có tầm vóc quốc gia và
quốc tế nhằm tăng cường mối quan hệ đối ngoại về mặt văn hoá giữa các nước
tham gia lễ hội thông qua việc giới thiệu bản sắc văn hoá Việt nam với các vùng
văn hoá đặc trưng Huế, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Tây Bắc với văn
hoá các nước Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Lào,
Campuchia.
Festival Huế lần thứ X diễn ra từ ngày 27/4/2018 đến ngày 2/5/2018 đã
thành công rực rỡ. Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế náo nức trong bầu không khí lễ hội
với nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng, đa sắc màu văn hóa tạo nên diện
mạo, sức sống mới của vùng đất Cố đô. Các hoạt động hưởng ứng tại Festival
Huế đã thu hút số lượng lớn khán giả tham gia: "Chợ quê ngày hội" có khoảng
220.000 lượt; Hội chợ Thương mại quốc tế với trên 100.000 lượt; "Hương xưa
làng cổ" với trên 10.000 lượt; Liên hoan ẩm thực quốc tế có trên 300.000 lượt;
Lễ hội "Sắc màu tuổi thơ" với 5.000 lượt … Festival Huế 2018 đã thu hút gần 1,2
triệu lượt người tham dự và theo số liệu thống kê từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế
cho thấy lượng khách đến Huế tăng khoảng 400.000 khách. Bên cạnh các lễ hội
truyền thống, Thừa Thiên Huế còn thu hút một lượng đông đảo khách du lịch bởi
các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như ca Huế, nghệ thuật thả diều và đặc
biệt là các món ăn Huế. Đây chính là nguồn tài nguyên vô giá để Thừa Thiên

Huế trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong hiện tại và tương lai. Nhờ
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

6

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

đó, đời sống xã hội của cộng đồng được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn
tại những mặt tiêu cực như ảnh hưởng đến môi trường, ách tắc giao thông, lượng
người tham gia vào Festival quá đông làm giảm sự trải nghiệm của du khách và
phá vỡ lối sống của người dân địa phương,… Quá trình đánh giá các tác động
tiêu cực và gia tăng các tác động tích cực của Festival.
Festival Huế không chỉ ảnh hưởng đến Thành phố Huế mà còn cả quốc gia,
bên cạnh sự gia tăng lượng khách đến Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế
nói riêng, nó còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và sự giao lưu văn hóa
giữa các nước, tác động tích cực đến đời sống của cộng đồng. Nhận thấy tầm
quan trọng cũng như vai trò của Festival đến đời sống xã hội của người dân địa
phương tỉnh Thừa Thiên Huế nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá các
tác động của sự kiện Festival Huế thông qua ý kiến của người dân địa
phương”. Nghiên cứu này tiến hành điều tra người dân địa phương nhằm tìm ra
các tác động tích cực và tác động tiêu cực do sự kiện Festival mang lại. Từ đó,
đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và gia tăng các tác động tích cực, giảm thiểu
các tác động tiêu cực.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung


- Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả các tác động của sự kiện Festival Huế thông qua ý
kiến của người dân địa phương.

- Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao các tác động tích cực và giảm thiểu
các tác động tiêu cực của Festival Huế. Qua đó thực hiện trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.
Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động kinh tế - văn hóa –
-

xã hội – môi trường của Festival Huế đến người dân địa phương.
Thu thập ý kiến của người dân địa phương thông qua phiếu điều tra bảng hỏi, các
nhận định của chuyên gia về các tác động của Festival Huế. Từ đó khẳng định
liệu Festival Huế tác động như thế nào đến sự phát triển của Thừa Thiên Huế, có
mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng hay không, người dân địa

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

7

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

phương nhìn chung có ủng hộ cho Festival hay không và xác định các tác động


-

tiềm tàng ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời sống người dân thế nào.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức và thực hiện sự kiện
Festival Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

- Tác động của sự kiện Festival Huế thông qua ý kiến của người dân địa
-

phương.
Đối tượng điều tra: thực hiện điều tra ngẫu nhiên đối với người dân đang sinh
sống và làm việc tại Thành Phố Huế.
Phạm vi nghiên cứu

• Về nội dung:
- Để đánh giá đầy đủ về tác động của Festival đến đời sống người dân địa phương
cũng như sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đòi hỏi phải đánh giá các tác

-

động về nhiều mặt như tác động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.
Trong phạm vi của đề tài này không có xem xét ý kiến đối với các bên liên quan
khác đối với sự kiện Festival như: Doanh nghiệp, chính quyền địa phương, tổ

-

chức phi chính phủ (NGO),…

Trong đề tài nghiên cứu này tập trung đánh giá dựa vào ý kiến của người dân địa

phương trên 4 khía canh: kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường.
• Về không gian: vùng nghiên cứu được xác định là địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Về thời gian: thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 10/05/2020 – 16/05/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính

• Phương pháp thảo luận nhóm : thu thập kết quả mang tính đa chiều dưới nhiều
góc độ của tập thể/nhóm.
• Tham khảo ý kiến của chuyên gia
• Nghiên cứu tài liệu : Tập hợp, sưu tầm và phân tích các nghiên cứu liên quan đã
được công bố. Phương pháp này giúp tìm ra khoảng trống cả về lý luận lẫn thực
tiễn để nghiên cứu có thể bổ sung, đóng góp. Phương pháp này còn giúp tiếp cận
các thành tựu, kết quả và cách giải quyết các vấn đề, phương pháp mà các học

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

8

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

giả đi trước đã sử dụng thành công, nhờ đó có thể tiết kiệm được thời gian, công
sức đi thẳng vào vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát bảng hỏi


• Xây dựng bảng hỏi nghiên cứu
- Phần 1: Thông tin về những lần tham gia Festival của người dân địa phương.
- Phần 2: Khảo sát mức độ đồng ý của người dân địa phương về các nhận định đối
với hoạt động của Festival Huế.
- Phần 3: Thông tin cá nhân: Tham khảo ý kiến của người dân địa phương.
• Cách thức chọn mẫu khảo sát
- Tiến hành phỏng vấn với phiếu điều tra được chuẩn bị trước. Để đảm bảo tính đại
diện, tiến hành phỏng vấn điều tra dân cư địa phương.
- Xác định kích cỡ mẫu phù hợp:
• Áp dụng công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

n=
Trong đó:

• n: Quy mô mẫu được tính
• N: Kích thước của tổng thể, N= 1.128.620 (Nhân khẩu thành phố Huế
2019)
Ta tính cỡ mẫu với sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể là e = 0.1
Ta có: n = =99.99 tương đương 100 bảng hỏi
Để dự phòng trường hợp bảng hỏi bị bỏ nhỡ hoặc không hợp lệ cũng như để
đảm bảo tính đại diện của mẫu, số lượng bảng hỏi được phát ra là 150 bảng.

• Cách thức điều tra
Cuộc điều tra về đánh giá các tác động của sự kiện Festival Huế thông qua
ý kiến của người dân địa phương được tiến hành qua các bước và với các đặc
điểm sau:

- Đối tượng điều tra: người dân địa phương sinh sống ở Thừa Thiên Huế.
- Địa điểm phỏng vấn: cuộc điều tra được tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên các

-

người dân địa phương sinh sống và buôn bán, lao động ở Thừa Thiên Huế.
Trong quá trình điều tra phát 150 bảng hỏi và thu về 130 bảng hỏi hợp lệ.
Phương pháp thu thập dữ liệu

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

9

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

• Số liệu thống kê được lấy từ các trang báo và website của các đơn vị như: Sở Du
Lịch, Nhân dân Việt Nam, Trung tâm Festival Huế, trung tâm bảo tồn di tích cố
đô Huế,..
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê đối với từng nhóm
chỉ tiêu thu được từ cuộc khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0.
Thống kê mô tả:

- Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung bình (Mean).
- Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale):
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n
= (5 -1) / 5 = 0.8


• Ý nghĩa Giá trị trung bình
+ 1.00 - 1.80 Rất không đồng ý
+ 1.81 - 2.60 Không đồng ý
+ 2.61 - 3.40 Bình thường
+ 3.41 - 4.20 Đồng ý
+ 4.21 - 5.00 Rất đồng ý
Phân tích phương sai 1 yếu tố (Oneway ANOVA):
Phân tích sự khác biệt ý kiến đánh giá giữa các nhóm khách theo các nhân
tố: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian sinh sống.

• Chú thích:
+ Sig. (P-value) > 0,1 (ns): Không có sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm
dân cư.
+ 0,05< Sig. (P-value) <= 0,1 (*): Khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp
+ 0,01< Sig. (P-value) <= 0,05 (**): Khác biệt có ý nghĩa thống kê
trung bình
+ Sig. (P-value) <= 0,01 (***): Khác biệt có ý nghĩa thống kê cao
5. Bố cục đề tài

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

10

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc


Ngoài Phần mở đầu, Mục lục, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, chuyên đề
gồm 3 chương
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đánh giá các tác động của sự kiện Festival Huế thông qua ý
kiến người dân địa phương.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng các tác động
tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực của sự kiện Festival Huế.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

11

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Du lịch, lễ hội

• Khái niệm du lịch
Du lịch là đi để vui chơi, giải trí là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú,

có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải
trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen
thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) - một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề
và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm,
ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục
đích chính là kiếm tiền”. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường sống khác hẳn nơi định cư.
Theo Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “ Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan nghĩ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp mục đích hợp
pháp khác “.
=> Như vậy, có thể hiểu : Du lịch là hoạt động đi để vui chơi, giải trí, hoặc
nhằm mục đích kinh doanh, là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu
tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về.

• Khái niệm lễ hội
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

12

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn với đời sống tinh thần của cư dân sống trên
dải đất Việt Nam hàng ngàn năm nay. Trong một năm, thường vào những thời
khắc nhất định thuộc mùa xuân và mùa thu, khắp nơi tưng bừng không khí lễ hội.
Dù ở miền núi cao, đồng bằng hay hải đảo xa xôi, mỗi khi cộng đồng tổ chức lễ
hội là dịp người người nhà nhà náo nức đón chờ và hưởng ứng. Đồng bào các
dân tộc thiểu số hay người Kinh, cũng đều có chung tâm trạng hưng phấn cộng
đồng này. Lễ hội cũng có thể diễn ra ở những nơi cụ thể nào đó vào mùa hạ hoặc
mùa đông. Tuy nhiên, những thời điểm đó không phổ biến bằng lễ hội mùa xuân,
mùa thu. Cổ nhân đã tổng kết quy luật gắn với tứ thời bát tiết trong năm: Xuân
sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn, cũng cho ta những thông tin gần gũi với
vòng quay mùa màng, chu trình sinh trưởng của cây trồng (và phần nào đúng với
vật nuôi, vạn vật... ở lớp nghĩa khác).
Trong Từ điển tiếng Việt lại có định nghĩa về “Lễ hội” như sau: “Lễ là hệ
thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với
thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo,
nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình,
sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của
mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ ‘nhân
khang, vật thịnh’”.

• Mối quan hệ giữa du lịch với lễ hội
- Vai trò của lễ hội đối với du lịch
Trong điều luật 79 của luật du lịch Việt Nam xác định rõ, Nhà nước tổ chức
hoạt động hướng dẫn du lịch xúc tiến du lịch với các nội dung tuyên truyền giao
tiếp rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử,… Do đó, lễ hội sẽ làm cho du lịch phát triển hơn, lễ hội làm cho du lịch hấp

dẫn tạo cho số lượng khách đông hơn. Du khách đến lễ hội đông kéo theo những
nhu cầu khác nhau, trong đó những mặt hàng ngành du lịch tăng lên.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

13

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

Bản chất của du lịch Việt Nam là du lịch văn hóa, du lịch Việt Nam muốn
phát triển tất yếu phải khai khác sử dụng giá trị văn hóa truyền thống, cách tân và
hiện đại hóa sao cho phù hợp và hiệu quả. Đây là một thành tố đặc sắc văn hóa
Việt Nam cho nên phát triển du lịch lễ hội chính là lễ hội sử dụng ưu thế của du
lịch Việt Nam trong việc thu hút và phục vụ khách du lịch. Mùa lễ hội cũng là
mùa du lịch tạo nên hình thức du lịch lễ hội mang bản sắc văn hóa dân tộc được
thể hiện qua các sắc thái văn hóa các địa phương, vùng miền phong phú đắc sắc.

- Vai trò của du lịch đối với lễ hội
Lễ hội và du lịch luôn có sự tác động qua lại với nhau và cùng nhau phát
triển làm hoàn thiện hơn ngành du lịch. Trước hết hoạt động du lịch có nhiều tác
động tích cực đối với lễ hội. Du lịch có những đặc trưng riêng làm cải biến hay
làm hấp dẫn hơn lễ hội truyền thồng. Du lịch mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho
các địa phương có lễ hội., du lịch tạo việc làm cho người dân địa phương thông
qua dịch vụ như: vận chuyển khách, bán hàng hóa, đồ lưu niệm… Nhân dân vùng
có lễ hội vừa quảng bá hình ảnh văn hóa về đời sống mọi mặt của địa phương

mình, vừa có dịp giao lưu, học hỏi tinh hoa văn hóa đem đến từ du khách.
Mục đích của du lịch là tìm hiểu, khám phá những nền văn hóa mới lạ
nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết đa dạng của con người. Tuy nhiên, một thời
gian dài không có điều kiện đầu tư vốn văn hóa truyền thống, nên hầu hết các lễ
hội còn sơ sài và na ná nhau, hiếm khi tìm thấy ở đó những nét thật đặc sắc. Nếu
chỉ với những sản phẩm đơn sơ ấy để giới thiệu đến du khách, hẳn khó tránh khỏi
nhàm chán. Ý thức được điều đó, Tổng cục du lịch đã chọn được 20 lễ hội tiêu
biểu trong cả nước thể nghiệm đầu tư nhằm biến sản phẩm văn hóa thành sản
phẩm du lịch. Kết quả thật khả quan, đặc biệt có những lễ hội rất thành công như
lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở Hưng Yên, lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương), chọi
trâu ở Đồ Sơn, Quan thế âm ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Bà Chúa Xứ ở An
Giang, hội Chăm ở Ninh Thuận, đua ghe ngo ở Sóc Trăng… Bên cạnh những lễ
hội truyền thống ấy, có một số địa phương được Tổng cục Du lịch hỗ trợ tạo ra lễ
hội mới như lễ hội “Hành trình về quá khứ” tại phố cổ Hội An với lịch sử 400

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

14

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

năm, lễ hội 1 tháng 5 tại Quảng Ninh. Sự thành công của những lễ hội nói lên sự
đầu tư của Trung ương và các địa phương đã đúng hướng.
Có thể thấy, nhờ các tác động của du lịch đã thúc đẩy sự phát triển của các
lễ hội, bảo tồn các lễ hội vốn có, bên cạnh đó tiếp tục phát huy và phục dựng các

lễ hội để thu hút sự quan tâm không chỉ khách quốc tế mà còn cả khách du lịch
nội địa.
1.1.2. Sự kiện

• Khái niệm sự kiện
Theo Lưu Văn Nghiêm (2012): “Sự kiện là những dịp được tổ chức như
cuộc họp, hội nghị, triển lãm, dạ tiệc,…Một sự kiện thường bao gồm nhiều chức
năng liên quan khác nhau.”
Theo Gezt (2005), trang 16 định nghĩa: “Tất cả các sự kiện đều mang tính
tạm thời. Mỗi sự kiện là sự phát sinh đặc biệt bắt nguồn từ quá trình kết hợp giữa
công việc quản lý, chương trình, sự sắp đặt và con người.”

• Phân loại sự kiện
• Phân loại sự kiện theo quy mô và tầm ảnh hưởng
Việc phân chia sự kiện theo quy mô, có nghĩa là xác định tầm cỡ của những
sự kiện được tổ chức. Thông thường giới học thuật và những chuyên gia về tổ
chức sự kiện thường chia bản thân của sự kiện thành ba loại, đó là sự kiện lớn, sự
kiện vừa và sự kiện nhỏ.
+ Siêu sự kiện là những sự kiện lớn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và
đem lại tiếng vang trên phương tiện thông tin toàn cầu. Theo Lynn Van Der
Wagen (2004) siêu sự kiện thường nhắm vào những thị trường quốc tế như: Thế
vận hội Olympic, Chung kết bóng đá thế giới, Hội chợ thế giới,…
+ Sự kiện lớn là sự kiện được tổ chức với quy mô và mục đích to lớn. Quan
điểm thế nào là một sự kiện lớn vẫn đang còn là một đề tài gây tranh cãi trong
giới học thuật nghiên cứu về sự kiện. Theo quan điểm của Donal Getz (1997) thì
sự kiện lớn phải là: “Số lượng người tham dự trực tiếp hoặc gián tiếp của sự
kiện lớn phải vượt quá con số một triệu, giá trị vốn đầu tư vào sự kiện ấy ít nhất
phải là 500 triệu USD, tiếng tăm và ảnh hưởng của nó phải lâu dài, bền bỉ và
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu


15

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

sức lan tỏa uy tín của nó phải vượt quá tầm mức của cộng đồng cư dân nơi sự
kiện diễn ra”.
+ Sự kiện độc đáo địa phương (có tài liệu gọi là sự kiện đánh dấu) là những sự
kiện độc đáo chỉ gắn với một địa danh, diễn ra tại một địa điểm, địa phương, quốc
gia cụ thể. Sự kiện thể hiện tinh thần hoặc đặc tính của một địa phương, thành phố
hoặc khu vực và chúng đồng nhất với tên của một địa danh như: Lễ hội Carnival Rio
de Janeiro, Lễ hội Kentucky Derby, Festival Huế, lễ hội hoa Đà Lạt…
+ Sự kiện chính là những sự kiện với quy mô và thu hút sự quan tâm của
phương tiện truyền thông, có thể thu hút lượng người tham gia lớn, mức độ đưa
tin và lợi nhuận kinh tế cao như : giải đua xe công thức 1, giải điền kinh quốc tế,
giải đua xe đạp vòng quanh nước Pháp,…Sự kiện chính nhiều khi là sự kiện lựa
chọn của một quốc gia cho các sự kiện trong năm.

• Phân loại sự kiện theo hình thức
+ Sự kiện kỉ niệm là những sự kiện lễ hội từ hội chợ cho đến những sự kiện
xã hội – vòng đời người nhằm mục đích kỉ niệm. Sự kiện kỉ niệm bao gồm những
lễ hội truyền thống, cộng đồng, tôn giáo, chính trị hoặc những lễ hội gắn chặt với
vòng đời người như đám cưới, đám tang… Ví dụ điển hình cho loại sự kiện này
là lễ hội Vesak diễn ra tại Việt Nam trong năm 2008, lễ hội Nghinh Ông ở Phan
Thiết, lễ kỉ niệm 300 năm Sài Gòn – Gia Định.
+ Sự kiện giáo dục là những sự kiện được tổ chức nhằm mục đích huấn

luyện, truyền đạt những thông tin mang tính giáo dục đối với người tham dự.
Thông qua những sự kiện giáo dục, những nhà đầu tư và tổ chức sự kiện muốn
truyền đạt những ý tưởng mới và kêu gọi trách nhiệm cộng đồng về phương diện
văn hóa giáo dục đối với người tham dự. Sự kiện giáo dục thường bao gồm
những hội nghị, hội thảo, mít tinh, lễ phát bằng, việc huấn luyện ở những tổ
chức, đoàn thể với nội dung giáo dục đặc biệt.
+ Sự kiện tiếp thị là những sự kiện hội chợ, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
mới, khuyến mãi… nhằm tạo ra sự chú ý và thuyết phục mua sản phẩm hoặc dịch
vụ từ người tham dự. Những sự kiện này thường sử dụng nhiều kinh phí để thực
hiện những chương trình lớn. Trong xu hướng hiện nay, những sự kiện tiếp thị
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

16

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

thường liên quan đến việc tung sản phẩm mới ra thị trường, thường là đối với
phần cứng hoặc phần mềm vi tính, mĩ phẩm, nước hoa, rượu, xe hơi, xe mô tô…
+ Sự kiện hội họp là những sự kiện được tổ chức nhằm mục đích hồi tưởng,
gợi lại quan hệ hay cố kết một nhóm cộng đồng. Hoạt động hội họp hiện diện ở
hầu hết các lĩnh vực tổ chức sự kiện từ những sự kiện cá nhân như sinh nhật, đám
tang… cho đến những buổi hội nghị cổ đông, họp mặt đồng hương, những cuộc
họp chính trị… Có thể kể đến những sự kiện hội họp tiêu biểu như: cuộc họp của
các bộ trưởng Asean, hội nghị thanh niên quốc tế...
1.1.3. Tác động của hoạt động du lịch đến địa phương

Các tài liệu nghiên cứu đã bắt đầu phân tích phản ứng của cộng đồng địa
phương trong việc phát triển du lịch. Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng: thực
tế tác động của du lịch đế n người dân địa phương chủ yếu là kinh tế, môi
trường, văn hóa và xã hội (Diedrich và Garcia-Buades, 2008; Andereck, 2005;
Kayat, 2002; Andereck và Vogt 2000; Long , 1990). < Trích dẫn bởi người
nghiên cứu Juan Gabriel Brida, Marta Disegna và Linda Osti,2014>.

• Tác động của du lịch đến kinh tế
- Tác động tích cực
Du lịch phát triển sẽ tạo việc làm cho người dân địa phương. Hoạt động du
lịch phát triển, tạo nguồn ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp
ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ
các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.
Ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng thế mạnh của mình để
phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán
cho các du khách đến thăm quan mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương
bằng hình thức xuất khẩu,đa dạng hóa nền kinh tế.

- Tác động tiêu cực
Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở (sử
dụng nhiéu điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng
chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hộ
thống đường giao thông và các dịch vụ công khác. Sự phát triển các loại hình du
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

17

K50 QTKDDL



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

lịch như giải trí, sân gôn, khu cắm trại... cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiểu lần so
với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác. Nhu cầu gia tăng cho
những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tăng giá hàng tiêu
dùng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư. Cư dân địa phương ở nhiều
trung tâm du lịch, do không được đào tạo và bồi dưỡng, trong khi đất đai của họ
bị mất dần do sự phát triển của các hoạt động du lịch, có thể biến thành những
người lao động giản đơn, lao động thời vụ vói tiền công rẻ mạt và thu nhập
không ổn định.

• Tác động của du lịch đến văn hóa
- Tác động tích cực
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc bảo tồn các
di sản văn hóa của một quốc gia. Doanh thu từ vé tham quan, vé xem biểu diễn
nghệ thuật và các hoạt động du lịch khác được sử dụng một phần lớn cho việc tu
bổ, chỉnh trang các di tích, khôi phục và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể,
đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống, cấc làng nghề thủ công mỹ nghệ
truyền thống.
Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ bảo tồn các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ
đang có nguy cơ chuyển hoá thành phế tích, nguy cơ bị huỷ hoại, nhất là trong
điều kiện mưa nắng thất thường của điều kiện khí hậu nhiệt đới, khi nền kinh tế
đất nước ta còn nghèo, không có đủ vốn và các điều kiện cần thiết khác để trùng
tu, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá.
Du lịch góp phần giới thiệu văn hoá, hình ảnh của mỗi quốc gia ra toàn thế
giới. Du lịch thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá giữa các dân tộc thông qua việc
thu hút khách du lịch tham dự các lễ hội, thông qua việc tổ chức giới thiêu văn
hoá, ẩm thực, triển lãm.... Du lịch góp phần củng cố, nâng cao truyền thống, lòng

tự hào dân tộc, tính tự trọng, tự tôn dân tộc, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn
hoá, bảo tồn tính đa dạng văn hoá, khắc phục tính tự ty dân tộc.

- Tác động tiêu cực
Đối với các di sản văn hóa vật thể, sự phát triển du lịch ồ ạt chạy theo số lượng
thường gây ra sự bào mòn, hư hại các công trình, các di tích hiện có. Sự có mặt quá
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

18

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

đông của khách du lịch tại một địa điểm di tích tạo nên những tác động cơ học, hóa
học (do khí thải từ hơi thở, tiếng ồn,...) cùng với yếu tố khí hậu, thời tiết gây nên sự
xuống cấp, phá hủy những công trình kiến trúc cổ. Sự phát triển du lịch có thể làm
gia tăng sự thất thoát, buôn bán trái phép đồ cổ, ăn cắp cổ vật tại các di tích,…
Sự phát triển du lịch thường kèm theo sự du nhập văn hóa ngoại lai, và do
vậy có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa
dân tộc. Một số ứng xử của khách du lịch có thể làm ảnh hưởng đến thuần phong
mỹ tục của dân cư địa phương.

• Tác động của du lịch đến xã hội
- Tác động tích cực
Sự phát triển du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của
người dân, tăng cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng

cao chất lượng cuộc sống. Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái, cảnh
quan của một vùng, một địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch.
Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn. Thông qua du lịch,
mọi người hiểu nhau hơn, nhờ vậy, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Du lịch
quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và làm
tâng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thế giới.

- Tác động tiêu cực
Tình trạng giao thông xuống cấp, ùn tắt đã hạn chế sức hút của du lịch tại
địa phương, việc mất nhiều thời gian di chuyển do đường đi không thuận tiện
làm giảm sự khả năng linh hoạt giữa các điểm du lịch đã ảnh hưởng đến tâm lý đi
du lịch tại thành phố. Sân bay Phú Bài hiện nay vẫn chưa có nhiều chuyến bay
quốc tế, nguyên nhân trong việc lượng khách du lịch quốc tế còn thấp.
Việc thu hút quá đông khách du lịch và sự phát triển quá nhanh các cơ sở
kinh doanh du lịch có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ và làm giảm khả năng
hường thụ các tài nguyên và các tiện nghi dành cho dân cư địa phương. dân cư
địa phương bị đẩy vào tình trạng quá tải về phương tiện giao thông, điện nước,

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

19

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc


thông tin liên lạc v.v... Tinh trạng nay làm nẩy sinh cảm giác bực bội, khó chịu và
làm xuất hiện cảm giác bị xâm phạm chủ quyền.
Hoạt động du lịch có thể làm tăng tỉ lệ tệ nạn xã hội. Khách du lịch có thể
là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của tệ nạn mại dâm, ma tuý, cờ bạc, mất
trật tự công cộng, hoặc có thể gây ra sự lây truyền một số bệnh tật. Tại các điểm
đến du lịch, một số khách du lịch có thể mang theo hàng cám, hàng lậu thuế vào
trong nước hoặc số khách du lịch có hoạt động rửa tiền, sử dụng hồ sơ giả.
Khách du lịch khi đi du lịch mang theo nhiều tiền thể hiện cách sống tự do
phóng khoáng. Giới trẻ của công đồng sở tại nòỉ mà khách du lịch đến dể bị ảnh
hưởng về cách sống mà những khách du lịch này mang lại và những lối sống của
cộng đồng dân cư bị phá vỡ.
Trong quá trình tiếp xúc giữa khách du lịch và dân cư địa phương, những di
biệt về tôn giáo, văn hóa, chính trị cho nên có thể xảy ra sự hiểu lầm, thậm chí
dẫn đến hiềm khích, tạo nên căng thẳng giữa chủ và khách. Ngoài ra, có thể nảy
sinh mối bất hòa giữa cư dân địa phương và nhà cung ứng du lịch.

• Tác động của du lịch đến môi trường
- Tác động tích cực
Du lịch góp phần khẳng định giá trị của việc bảo tồn các diện tích tự nhiên
quan trọng, phát triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia,… Du lịch có thể cung cấp
những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng
không khí, nước, đất, rác thải; các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế
xây dựng và duy tu bảo dưỡng.
Các cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất
thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. Tăng
cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua đề cao các giá
trị văn hóa và thiên nhiên của các điểm du lịch làm cho cộng đồng địa phương tự
hào về di sản của họ và gắn liền vào hoạt động bảo vệ các di sản văn hóa du lịch đó.

- Tác động tiêu cực

Hoạt động giải trí ở các vùng biển như bơi lặn, câu cá thể thao có thể ảnh
hưởng tới các rạn san hô, nghề cá. Sử dụng năng lượng nhiều trong các hoạt
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

20

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

động du lịch có thể ảnh hưởng đến khí quyển. Các nhu cầu về năng lượng, thực
phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Việc xây
dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch làm cho đất bị thoái hóa, nơi ở của các
loài hoang dã bị mất đi, làm giảm giá trị của cảnh quan. Du lịch làm ảnh hưởng
đến nhu cầu và chất lượng nước: là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, nhiều
hơn nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân địa phương (một khách du lịch có thể
tiêu thụ lượng nước gấp đôi người dân bình thường, khoảng 200 lít/ngày).
Các hoạt động du lịch sẽ làm xáo trộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của
cộng đồng địa phương và có thể có những tác động chống lại các hoạt động
truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Vứt rác bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Bình quân một khách du
lịch thải ra khoảng 1 kg rác thải một ngày. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan,
mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Du lịch
cũng có thể làm cho các địa điểm vui chơi ngoài trời trở nên đông đốc, chật chội.
1.1.4. Khái niệm Festival
Theo các nhà ngôn ngữ học thì Festival là một từ cổ xuất hiện khá sớm
trong lịch sử ngôn ngữ loài người.

Trong hệ thống ngôn ngữ của các nước trên thế giới, Festival là một từ khá
quen thuộc. Trong ngôn ngữ quốc tế thì “ Festival ” hay “ feast ” có nghĩa giống
nhau. Ở một số ngôn ngữ, Festival được giữ nguyên dạng, còn ở một số ngôn
ngữ khác có thay đổi chút ít như trong tiếng Hungary “ Festival ” là “ Feztivál ”,
nhưng trong tất cả các trường hợp nghĩa của từ này vẫn không thay đổi.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “ Festival ” giờ đây đã được sử dụng khá quen thuộc
và thường xuyên trong cuộc sống như là một từ trong tiếng Việt: Festival nghệ
thuật, Festival Sáng tạo trẻ, Festival Bia, Festival Film, Festival Văn học,…tuy
nó là một từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài. Ban đầu, người Việt Nam ta
còn đôi chút lạ lẫm khi từ “ Festival ”xuất hiện trong “ Festival Huế 2000 ”
nhưng sau đó từ này đã trở nên thông dụng và phổ biến với hầu hết mọi người.
Người ta dường như đã quên mất xuất xứ của nó và sử dụng thýờng xuyên nhý
những từ khác trong kho tàng tiếng Việt.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

21

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

Festival du lịch là ngày hội du lịch bao gồm các hoạt động văn hoá, tôn
giáo, tín ngưỡng hoặc hoạt động có tính chất kỉ niệm như: Festival Huế, Festival
kỉ niệm 100 năm du lịch SaPa, 100 năm du lịch Sầm Sơn, Cửa Lò,…Các Festival
này thường có thời gian và địa điểm tổ chức cố định và ít có sự thay đổi.
Festival chuyên đề, chuyên nghành là Festival dành riêng cho một lĩnh vực
nào đó thường gồm các hoạt động trình diễn nghệ thuật ( kịch, phim, sân khấu,

âm nhạc,… ) như : Festival phim, Festival kịch, Festival văn học,… Trong đó
Festival Arignon là một Festival sân khấu nổi tiếng và lâu đời nhất tại Pháp và là
Festival sớm nhất trong số các Festival hiện đại, nó minh chứng cho sự sáng tạo
nghệ thuật sân khấu cũng như các loại hình nghệ thuật khác.
Ở Việt Nam, Festival Huế là một Festival văn hoá, nghệ thuật và du lịch bao
gồm rất nhiều hoạt động. Đây là Festival đầu tiên của Việt Nam tiếp thu công nghệ
tổ chức Festival quốc tế, ảnh hưởng lớn nhất của Festival Arignon (Pháp ).
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2017 – 2019
Theo số liệu của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy thị trường khách
du lịch của tỉnh là rất đa dạng tập trung chia thành khách quốc tế và khách nội
địa. Theo số liệu thống kê của Sở ta thấy số lượt khách du lịch đến với Thừa
Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2019 được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.1. Thống kê lượt khách du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2019
Năm
Khách

Lượt

Quốc tế
Khách

khách
Lượt

Nội địa
Tổng

khách

Lượt
khách

2016

2017

2018

2019

1.052.952

1.501.226

1.951.461

2.186.747

2.205.175

2.298.786

2.381.212

2.630.329

3.258.127

3.800.012


4.332.673

4.817.076

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2020)
Qua bảng 1.1 ta thấy, giai đoạn năm 2016 – 2019 tỉ lệ khách quốc tế đến
Thừa Thiên Huế tăng lên rất lớn, năm 2016 là 1.052.952 lượt khách đến năm
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

22

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

2019 là 2.186.747 lượt khách, tăng đến 1.133.795 lượt khách. Tổng lượng khách
du lịch đến Huế năm 2017 so với 2016 tăng 16.6% .
Với những nỗ lực như trên, năm 2018, du lịch Thừa Thiên Huế đã có sự
tăng trưởng rất mạnh về các chỉ tiêu về du lịch. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế
đến Huế rất cao (tăng 30% so với năm 2017), thị trường khách quốc tế ổn
định.Thừa Thiên Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp
dẫn nhất của Việt Nam. Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế năm 2018
đạt 4.332.673 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt
1.951.461 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó khách quốc tế
đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473 tỷ
đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11,3 ngàn

tỷ đồng. Năm 2019 tỉ lệ khách quốc tế đến Huế chiếm 45.4% tổng số du khách
đến Huế, tăng 0.36% so với năm 2018.
Trên cơ sở các Nghị quyết, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển ngành
du lịch theo hướng bền vững với những hoạt động, dịch vụ đẳng cấp, để thực sự
là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu
vực; đồng thời tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong mối
quan hệ hài hòa với quy hoạch phát triển đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên,
các danh lam thắng cảnh, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch
mang thương hiệu Huế, như: Du lịch văn hóa, di sản; du lịch biển, đầm phá; du
lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch vui chơi, giải trí; du lịch hội
nghị, hội thảo (MICE); du lịch tâm linh.... Trước mắt, tập trung nguồn lực để
thực hiện giải tỏa, di dời dân cư ở khu vực Thượng thành và Eo Bầu để đẩy
nhanh tiến độ trùng tu khu vực 1 Kinh thành Huế sớm trả lại không gian lịch sử
của khu vực di tích quan trọng này. Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, hoạt
động của dự án hệ sinh thái du lịch thông minh thuộc Đề án thành phố thông
minh nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ và phát triển du lịch ; xây dựng đề án Huế Kinh đô Ầm thực Việt nhằm tạo tiền đề phát triển mạnh mẽ thiết chế văn hóa ẩm
thực phục vụ khách du lịch (Bảo tàng Văn hóa ẩm thực, các khu ẩm thực tập

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

23

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

trung, chuỗi nhà hàng ẩm thực Huế cao cấp) đi đổi với việc bảo tồn, gìn giữ và

phát huy giá trị tinh hoa ẩm thực Huế. Ngành tiếp tục phát triển và nâng cao chất
lượng các sản phẩm du lịch văn hóa di sản, tập trung khu vực Đại nội nhằm phục
hồi và tái hiện không gian văn hoá Cung đình và vùng phụ cận theo xu hướng xã
hội hóa các nguồn lực. Trong năm 2019, ngoài Festival nghề truyền thống được
tổ chức định kỳ vào cuối tháng 4, tỉnh sẽ triển khai tổ chức thử nghiệm Festival 4
mùa, tiếp tục tổ chức Cuộc đua xe đạp quốc tế Coupe de Huế 2019 và Ngày hội
chạy Marathon Huế 2019 hay thử nghiệm đua xe đạp lòng chảo sân vận động
Huế là những sự kiện thể thao gắn với du lịch đồng thời cổ động cộng đồng có
lối sống lành mạnh, ưa chuộng thể thao, tiến đến việc hình thành những sản
phẩm du lịch định kỳ thường niên của Huế.
Để tăng thêm sự tiếp cận và kết nối với các điểm du lịch, tỉnh cũng sẽ triển
khai đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt nâng cấp, mở rộng và đấu nối các con
đường đến các điểm du lịch, như: đường vào làng Lương Quán -Thủy Biều,
đường vào Lăng Vua Gia Long, khu du lịch sinh thái suối Voi, suối Mơ. Tỉnh và
các Bộ, Ngành liên quan sẽ sớm khởi công và hoàn thành trong năm 2019 một số
tuyến đường kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đối với Dự án hạ tầng du
lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II; nâng cấp các bến thuyền sông Hương
và đầm phá; tiếp tục triển khai dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng
hàng không Quốc tế Phú Bài giai đoạn 2018-2020; xây dựng đê chắn sóng cảng
Chân Mây và kêu gọi đầu tư cảng biển du lịch quốc tế tại khu Chân Mây; phối
hợp với Hội đồng Tư vấn du lịch tỉnh làm việc với Hãng hàng không Air Asia và
Hai Au Aviation để mở thêm đường bay từ Thái Lan đến Huế và tuyến bay ngắm
cảnh từ Huế.
Trong năm 2019, trên cơ sở các khảo sát, nghiên cứu, đánh giá các thị
trường trọng điểm được thực hiện trong năm 2018, Ngành du lịch Thừa Thiên
Huế tiếp tục quảng bá, xúc tiến thị trường Tây Âu, Đông Bắc Á và ASEAN
thông qua hình thức tham gia Hội chơ ITB Berlin – Đức, Hội chợ Hanatour tại
Hàn Quốc, hội chợ Travex 2019 tại Quảng Ninh và hội chợ JATA Nhật Bản.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu


24

K50 QTKDDL


Chuyên đề tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Châu

GVHD: ThS. Châu Thị Minh Ngọc

25

K50 QTKDDL


×