Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Đánh giá nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên khoa du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 145 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Sơn

GVHD: ThS. Võ Ngọc Trường


Báo cáo khóa luận tốt nghiệp này là
thành quả của sự cố gắng, nỗ lực và rèn
luyện của tôi trong quá trình học tập tại Khoa Du
Lòch – Đại học Huế.
Để hoàn thành được bài báo cáo khóa
luận này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý
Giảng viên trong Khoa Du Lòch – Đại học Huế.
Đầu tiên tôi xin phép được gửi lời cảm ơn
đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng quý Thầy
Cô giáo của Khoa Du Lòch – Đại học Huế đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, thực
hành tại trường, luôn sẵn lòng truyền đạt kiến
thức cũng như các kinh nghiệm quý báu và
cung cấp tài liệu cần thiết cho đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến giảng viên Ths. Võ Ngọc
Trường Sơn – Thầy đã quan tâm, nhiệt tình chỉ
bảo, hết lòng giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề
tài khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên,
giúp đỡ trong cả thời gian thực tập và hoàn
thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.


Do năng lực của bản thân và thời gian thực
hiện còn nhiều hạn chế nên sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót trong khóa luận tốt
1
SVTH: Đào Thị Mỹ Kiều

1

Lớp: K50-QTQHCC


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Sơn

GVHD: ThS. Võ Ngọc Trường

nghiệp này, kính mong Qúy Thầy Cô góp ý để
bài khóa luận được hoàn tiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Huế, ngày 01 tháng 05
năm 2020
Sinh viên thực hiện
Đào Thò Mỹ Kiều

LỜI CAM ĐOAN

Tơi tên là Đào Thị Mỹ Kiều, Sinh viên Khóa 50 ngành Quản trị kinh doanh
Khoa Du Lịch - Đại Học Huế . Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của Ths. Võ Ngọc trường Sơn.
Kết quả nghiên cứu của tơi là trung thực, các tài liệu tham khảo trong

nghiên cứu được trích dẫn nguồn rõ ràng, minh bạch, đề tài khơng trùng thành
với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2020.
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Mỹ Kiều

2
SVTH: Đào Thị Mỹ Kiều

2

Lớp: K50-QTQHCC


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Sơn

GVHD: ThS. Võ Ngọc Trường

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

3
SVTH: Đào Thị Mỹ Kiều

3

Lớp: K50-QTQHCC



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Sơn

GVHD: ThS. Võ Ngọc Trường

DANH MỤC VIẾT TẮT
KDL

:

Khoa Du Lịch

ĐHĐ

:

Đại học Huế

SV

:

Sinh viên

MXH

:


Mạng xã hội

MT – TN

:

Miền Trung – Tây Nguyên

TBCN

:

Thiết bị công nghệ

CLGD

:

Chất lượng giáo dục

QTDVDL& LH

:

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

QTNH &DVAU

:


Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

DLĐT

:

Du lịch điện tử

QTKD

:

Quản trị kinh doanh

QTKS

:

Quản trị khách sạn

4
SVTH: Đào Thị Mỹ Kiều

4

Lớp: K50-QTQHCC


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Sơn


GVHD: ThS. Võ Ngọc Trường

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tổng quan tình hình sử dụng trên Thế giới tính đến năm 2019
Biểu đồ 1.2: Thời gian dành cho các hoạt động trên Internet của người dùng
Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Thống kê tổng số sinh viên Khoa Du Lịch 2019 -2020
Biểu đồ 2.3: Thống kê số sinh viên Khóa 52 năm 2019 -2020
Biểu đồ 2.4: Thống kê số sinh viên Khóa 51 năm 2019 -2020
Biểu đồ 2.2: Thống kê số sinh viên Khóa 53 năm 2019 -2020
Biểu đồ 2.5: Thống kê số sinh viên Khóa 50 năm 2019 -2020
Biểu đồ 2.6: Mức độ truy cập các trang mạng xã hội
Biểu đồ 2.7: Thống kê mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Biểu đồ 2.8: Thống kê thời gian sử dụng mạng xã hội cho các hoạt động và
để học tập của sinh viên.
Biểu đồ 2.9: Thống kê thời điểm sinh viên thường sử dụng mạng xã hội
Biểu đồ 2.10: Thống kê TBCN sinh viên thường sử dụng để truy cập mạng
xã hội
Biểu đồ 2.11: Thống kê sinh viên có nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập
Biểu đồ 2.12: Thống kê ý kiến sinh viên về lợi ích sử dụng mạng xã hội
trong học tập
Biểu đồ 2.13: Thống kê ý kiến của sinh viên về khó khăn sử dụng mạng xã
hội trong học tập

5
SVTH: Đào Thị Mỹ Kiều


5

Lớp: K50-QTQHCC


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Sơn

GVHD: ThS. Võ Ngọc Trường

Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của đề tài
Sơ đồ 1.1: Các nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học
tập của sinh viên
Sơ đồ 1.2: Kết luận mô hình nghiên cứu của đề tài

6
SVTH: Đào Thị Mỹ Kiều

6

Lớp: K50-QTQHCC


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ
thông tin, Internet đang từng bước khẳng định tầm quan trọng, trong đó xuất hiện
ngày một nhiều các trang mạng xã hội tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có nhiều cơ
hội chia sẻ những thông tin của mình . Trong hầu hết chúng ta thì các mạng xã hội

như Facebook, ZaLo, Youtbe... đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng
không thể thiếu của nhiều người đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ, mạng xã hội
lại càng có một vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đối với con người.
Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành
thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28%
so với năm 2017. Theo số liệu thống kê internet Việt Nam 2019, người dùng Việt
Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên
quan tới mạng Internet. Báo cáo cũng đề cập thêm, người dùng Việt Nam dùng
trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream
hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc.
94% là tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và
6% là số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống
kê ta có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên
quan đến Internet. Năm 2019, mạng xã hội vẫn vẫn tiếp tục phát triển với 62 triệu
người dùng (chiếm 64% dân số Việt Nam, tăng đến 7% so với năm 2018). Số tài
khoản sử dụng mạng xã hội trên di động cũng tăng thêm 16% so với năm 2018.
Mang sức ảnh hưởng to lớn, mạng xã hội đang là công cụ truyền thông phổ biến của
hầu hết tất cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự xuất hiện của mạng xã hội với những tính năng, với nguồn thông tin phong
phú đa dạng, đã thật sự đi vào đời sống của mọi người đặc biết là giới trẻ, với những
chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo của các thành viên,
Internet ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa
của một bộ phận người dùng hiện nay, và nhóm chịu ảnh hưởng nhất có lẽ là đối


tượng sinh viên vì đây là nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận những tiến bộ khoa
học một cách nhanh nhạy nhất .
Tận dụng những lợi thế của mạng xã hội, tần xuất sử dụng mạng xã hội của
sinh viên và khả năng tiếp nhận nhanh nhạy của sinh viên trong việc sử dụng mạng
xã hội thường ngày vào việc giảng dạy cũng như học để nâng cao hiệu quả giảng

dạy và kết quả học tập là vấn đề đang được xã hội quan tâm thúc đẩy. Nhưng hoạt
động này có thu hút được sự đồng tình của sinh viên không, hay mong muốn của
sinh viên như thế nào đối việc sử dụng mạng xã hội trong học tập là vấn đề nan
giải và cần phải làm rõ bởi hoạt động này là dành cho sinh viên, nó đem lại kết quả
như thế nào phụ thuộc phần lớn vào sinh viên _ đối tượng chủ yếu sử dụng mạng xã
hội trong học tập.
Nhận thấy rằng việc xác định nhu cầu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập là hết sức cấp thiết, chính vì vậy, tác giả
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học
tập của sinh viên Khoa Du Lịch” nhằm xác định được nhu cầu cơ bản của sinh
viên ở Khoa Du Lịch về việc sử dụng mạng xã hội trong học tập, cũng như đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập, từ đó đề ra những giải pháp hữu
hiệu đáp ứng ngày càng toàn diện về nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập
của sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên Khoa Du
Lịch Đại Học Huế, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao kết quả khi sử dụng mạng
xã hội trong học tập của sinh viên Khoa Du Lịch Đại Học Huế.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, khóa luận sẽ tập trung giải
quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nhu cầu sử dụng
mạng xã hội trong học tập của sinh viên.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học
tập của sinh viên Khoa Du Lịch Đại Học Huế.


- Đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học
tập của sinh viên Khoa Du Lịch Đại Học Huế.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng
xã hội trong học tập của sinh viên Khoa Du Lịch Đại Học Huế.
- Đối tượng điều tra: Để có thông tin đa diện và sát thực về vấn đề
nghiên cứu tôi tiến hành khảo sát sinh viên khóa 52 và khóa 53 Khoa Du Lịch
Đại Học Huế.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Địa bàn tập trung nghiên cứu và lấy số liệu khảo sát tại
Khoa Du Lịch Đại Học Huế;
+ Về thời gian: Các thông tin, số liệu thứ cấp chủ yếu trong khoảng thời gian
từ năm 2016 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo. Các số liệu
sơ cấp thu thập trong thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020.
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1). Các nhân tố nghiên cứu nào tác động đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội
trong học tập của sinh viên Khoa Du Lịch?
(2). Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên ở Khoa Du Lịch như
thế nào?
(3). Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu sử dụng
mạng xã hội trong học tập của sinh viên Khoa Du Lịch?
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 phương pháp chính:
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Trong nghiên cứu này phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp
phân tích tài liệu được sử dụng nhằm tổng lược các tài liệu nghiên cứu về nhu
cầu sử dụng mạng xã hội đến trong học tập của sinh viên, làm cơ sở cho việc
thiết kế bảng hỏi.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp thu thập dữ liệu:



+ Dữ liệu thứ cấp: số liệu về tổng số sinh viên khóa 52, khóa 53; các hình
thức đào tạo hiện tại của Khoa Du Lịch,… được Khoa Du Lịch Đại Học Huế cung
cấp, website,…; dữ liệu từ các nghiên cứu, các tài liệu tham khảo được nhắc đến.
+ Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua bảng hỏi phỏng vấn sinh viên Khóa
52, 53 của Khoa Du Lịch - Đại Học Huế. Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự
(1998) về tham khảo kích thước mẫu dự kiến, thì kích thước mẫu tối thiểu phải gấp
5 lần số lượng biến quan sát. Với số lượng biến quan sát là 15 biến quan sát được sử
dụng trong nghiên cứu này, xác định mẫu tối thiểu phải đạt 65 bảng hỏi, nhưng để
tránh không đủ số lượng khảo sát vì những khảo sát không đạt, tác giả sẽ tiến hành
khảo sát 150 bảng hỏi.
- Phương pháp phân tích số liệu:
Các số liệu được cung cấp bởi nguồn thông tin sơ cấp sẽ được mã hóa và xử lý
bằng phần mềm SPSS 20. Phương pháp phân tích thống kê mô tả với các kiểm định
thống kê cơ bản sẽ được sử dụng như là phương pháp chủ đạo để phân tích số liệu
sơ cấp.
- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo:
Để đảm bảo độ tin cậy của thang đo, tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s
alpha của 5 nhóm nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập
của sinh viên. Hệ số Cronbach’s alpha > 0,05 sẽ cho biết mức độ tương quan giữa
các biến trong cùng một nhóm. Đồng thời trong kiểm định này, dựa vào hệ số tương
quan biến – tổng để loại đi các biến quan sát không đóng góp cho sự mô tả khái
niệm đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên. Để thức hiện phương pháp này
cần kiểm tra các điều kiện tiến hành EFA: kiểm tra hệ số KMO (Kaser – Mayer –
olkin) kiểm định Barlett. Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện bằng phương
pháp phân tích yếu tố chính và phép xoay Varimax. Sau khi xác định được các nhân
tố tiềm ẩn tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s alpha nhằm đảm bảo độ tin cậy của
thang đo mới.

5.3. Xác định quy mô và phương pháp chọn Mẫu
 Xác định quy mô mẫu:


Quy mô mẫu của nghiên cứu được xác định theo công thức của Linus Yamane
(1967 – 1968):

n=
Trong đó :
n: Quy mô mẫu
N: Kích thước của tổng thể. N = 2844
e = 0.1: sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể
Ta có: n= 96.6 ≈ 97
Vì hạn chế về nguồn lực nên tác giả chỉ tập trung khảo sát sinh viên khóa 52
và 53 và để tăng độ chính xác cao hơn tác giả quyết định số lượng bảng hỏi được sử
dụng để phát cho sinh viên khóa 52 và khóa 53 của Khoa Du Lịch – Đại học Huế là
130 và 20 bảng hỏi để phòng trừ trường hợp những bảng hỏi không đạt yêu cầu.
Như vậy tổng số phiếu khảo sát sẽ được phát ra là 150 phiếu.
 Phương pháp chọn mẫu.
Tổng số sinh viên của 2 khóa 52, 53 là 1969 sinh viên, tổng cộng là 25 lớp
thuộc 7 ngành học, trong khi đó số sinh viên khảo sát của đề tài này chỉ dừng ở mức
130 và 20 phiếu dự phòng, thêm vào đó là giới hạn về nguồn lực nên sau khi tìm
hiểu tác giả nhận thấy phương pháp chọn mẫu phù hợp với đề tài nghiên cứu này là
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và chọn mẫu ngẫu nhiên. Cụ thể:
Với phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng: Chia tập hợp chính thành
nhiều tầng (tập hợp con) dựa trên các đặc điểm chung chẳng hạn giới tính, lứa
tuổi, quê quán,….
Với phương pháp chọn ngẫu nhiên (Simple random sampling): Từ tập hợp
chính (population), chọn ngẫu nhiên một số lượng nhỏ hơn cho mẫu qui định.
Việc chọn ngẫu nhiên có thể tiến hành theo phương thức bốc thăm hoặc nhờ vào

phần mềm chọn ngẫu nhiên của máy tính.
- Như vậy với đề tài này, đầu tiên tác giả sẽ dựa vào tập hợp chính là tổng số
sinh viên của cả hai khóa và phân thành 2 tập hợn con tương ứng là khóa 52 và khóa
53. Bên cạnh đó, để giảm bớt sự chênh lệch trong kết quả khảo sát, tác giả sẽ tính ra
tỷ lệ phần trăm trên 150 phiếu khảo sát phù hợp với số sinh viên của mỗi khóa.
(Bảng 1)
Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm sinh viên và số phiếu chia theo Khóa
STT

Khóa

Số sinh viên

Tỷ lệ %

Số phiếu


1

52

838

43%

65

2


53

1131

57%

85

1969

100%

150

Tổng

Nguồn: Tác giả
- Tiếp đó tác giả sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ngẫu
nhiên 2 lớp mỗi khóa tiến hành điều tra vì số lượng mẫu hạn chế và kết hợp phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng như trên để chia tỷ lệ phần trăm số phiếu phù
hợp với số sinh viên mỗi lớp nhằm giảm bớt sự chênh lệch về kết quả điều tra giữa
các lớp cũng như các khóa với nhau. (Bảng 2)
Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm sinh viên và số phiếu chia theo Lớp
STT
Lớp học
Khóa 52
1
QTNH & DVAU
2
DL2

Tổng 2
Khóa 53
1
QTDVDL& LHĐT1
2
QTKSĐT1
Tổng 2

Số sinh viên

Tỷ lệ %

Số phiếu

35
54
89

39%
61%
100%

25
40
65

68
50
118


58%
42%
100%

49
36
85

Nguồn: Tác giả
Trong đề tài này đối tượng nghiên cứu là sinh viên Khoa Du Lịch – Đại học
Huế, để phù hợp với nội dung nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào sinh viên khóa
52 và khóa 53, vì hai khóa học này chỉ mới bước vào Khoa Du Lịch từ 1 đến 2 năm,
thời gian còn học là dài hơn so với khóa 50 và khóa 51, ngoài ra, kết quả nghiên cứu
của đề tài này có thể ứng dụng được cho sinh viên khóa 52 và 53 trong những năm
học tiếp theo. Tổng số phiếu khảo sát phát ra cho sinh viên là 150 phiếu, vì đối
tượng nghiên cứu là những sinh viên và đã liên lạc với lớp trưởng các lớp để dành
thời gian đánh bảng hỏi nên 150 phiếu này đều được thu về và đảm bảo điều kiện
phân tích. Do đó, tất cả 150 phiếu đã được sử dụng để nghiên cứu cho đề tài này.
6. Khung nghiên cứu
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của đề tài


Nguồn: Tác giả
7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, các nội dung nghiên cứu
chính của
đề tài được thể hiện phần nội dung nghiên cứu với 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong
học tập của sinh viên.
Chương 2: Đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội và phân tích các nhân tố

ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên Khoa Du
Lịch - Đại Học Huế.
Chương 3: Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy việc học tập thông qua
mạng xã hội phù hợp với nhu cầu của sinh viên.



PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của
sinh viên
1.1.1. Lý luận về mạng xã hội
 Khái niệm mạng xã hội:

Có rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực đã định nghĩa “mạng xã hội”
dưới nhiều góc nhìn và cách diễn giải cũng khác nhau, nhưng hiện nay chúng ta
chưa có được một khái niệm chung về “mạng xã hội”.
Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia, “mạng xã hội, hay gọi là mạng xã
hội ảo, (tiếng Anh: Social network) là dịch vụ kết nói các thành viên cùng sở
thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt
không gian và thời gian. Cũng theo Wikipedia, mạng xã hội có những tính năng
như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi
mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu
của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có
nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví
dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ email hoặc sreen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh,
sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…”.
Theo định nghĩa của Fitcher (1957), “mạng lưới xã hội (social network) bao

gồm nhiều mối quan hệ đôi.Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2
người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả các thành viên khác”. Dựa trên
định nghĩa đó, Barry Wellman đã định nghĩa: “Khi mạng máy tính kết nối con
người, nó là một mạng xã hội” (Trích từ sách mạng xã hội Với Giới Trẻ Thành
Phố Hồ Chí Minh của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu).


Trong văn bản qui phạm Pháp luật của Việt Nam (chinhphu.vn): mạng xã
hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả
năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường
Internet, bao gồm dịch vụ tạo nhật ký (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực
tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác (Khoản 14 Điều 3 Chương I Nghị
định 97/2008/NĐ-CP).
Theo Nguyễn Minh Hoà (2010), mạng xã hội ảo, đặc điểm và khuynh
hướng của bài viết đã nêu lên những quan niệm truyền thống về mạng xã hội: đó
là cách liên kết các cá nhân và cộng đồng lại dưới một kiểu nào đó để thể hiện
một vài chức năng xã hội và mạng xã hội ảo – một xu hướng mới của xã hội
công nghệ thông tin.
Trong tạp chí khoa học Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh
viên hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (2016) đã có nhận định, mạng
xã hội là một sự liên kết giữa các cá nhân với cá nhân và giữa các cá nhân với
cộng đồng được biểu hiện dưới nhiều hình thức để thực hiện chức năng xã hội .
Sau khi tổng hợp các khía cạnh liên quan tác giả đưa ra khái niệm mạng xã
hội như sau: mạng xã hội là một dịch vụ, một mạng liên kết các cá nhân, các
thành viên, các nhóm người có cùng sở thích với nhau, như thích giao tiếp, trò
chuyện, trao đổi thông tin, cập nhật tin tức và sử dụng các ứng dụng để phục vụ
cho công việc và học tập mà không phân biệt thời gian và không gian qua các
tính năng như kết bạn, chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tập tin, blog
nhờ sự hỗ trợ của internet . Thông qua mạng xã hội con người có thể thực hiện
nhiều mục đích khách nhau như giải trí; kết nối, giữ liên lạc các mối quan hệ;

chia sẽ, tiếp nhận thông tin; kinh doanh; học tập.
1.1.2. Tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội
Ta có thể hiểu tính hấp dẫn của mạng xã hội được hiểu là sự thu hút, lôi
cuốn của các trang mạng xã hội với các chức năng, giao diện và tính ưu việt của
nó có thể đáp ứng, thỏa mãn được các nhu cầu của chính bản thân người sử dụng.
Và để lý giải vì sao mạng xã hội ảo lại mang tính hấp dẫn, tạo ra được hứng thú


cho người sử dụng nó và giới trẻ đặc biệt là sinh viên, ta có thể điểm qua một vài
lợi ích chính của mạng xã hội cụ thể như sau:
Có độ tương tác cao: Có thể kết nối với mọi người trên thế giới, có thể nói
chuyện với từng người, hoặc theo nhóm.
Thể hiện trạng thái: trong mạng xã hội ảo, con người tồn tại, giao thiệp với
nhau thông qua việc chia sẻ cảm xúc, ý nghĩ, quan niệm một cách tương đối tự
do, không bị ràng buộc về không gian và thời gian mặc dù vẫn phải tuân thủ luật
lệ của thế giới thực và những quy tắc ứng xử nhân văn. mạng xã hội nhanh chóng
trở thành một hiện tượng vì nó đáp ứng nhu cầu được lên tiếng, được bày tỏ và
chia sẻ của người sử dụng
Trò chuyện: Thông qua mạng xã hội qua messenger chat, mọi cá nhân có
thể trao đổi thông tin với bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, trực tiếp dù
khoảng cách thực tế của họ có thể xa hoặc gần.
Gửi thư điện tử, xem phim ảnh trên internet, điện thoại: Đây là những tính
năng đặc biệt, nó là sự tổng hợp của các tính năng , tạo nên sự thuận tiện trong quá
trình sử dụng, giúp cho người dùng có khả năng tích hợp các công việc với nhau.
Chia sẻ tập tin: Việc chia sẻ tập tin bao gồm các hình thức như chia sẻ file
word, excel, Giúp người sử dụng có nhu cầu chia sẻ dù thời gian lên mạng ít hay
nhiều. Và mạng xã hội với khả năng kết nối mạnh mẽ đã trở thành lựa chọn của
họ để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Giải trí: Sự cuốn hút của mạng xã hội còn có các ứng dụng giải trí và tính
cộng đồng. Có nhiều ứng dụng rất phong phú ví dụ như games, tham gia các

cuộc thi mang tính giải trí và học thuật.
Tìm kiếm thông tin bạn bè, đối tác: mạng xã hội tạo thêm cơ hội cho người
dùng sử dụng để tìm kiếm thông về bạn bè, đối tác: dựa theo groups (ví dụ như
tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail
hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách
báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
Phục vụ hiệu quả cho việc học tập: Với mạng xã hội sinh viên có thể truy
cập tìm kiếm tài liệu một nhanh chóng và hiệu quả nhất, đỡ tốn thời gian cho


việc tìm kiếm trong các thư viện và các hiệu sách, tìm hiểu các kiến thức từ nhiều
nguồn khác nhau….
Ngoài ra với những tính năng đa dạng của mạng xã hội, việc sử dụng mạng
xã hội đã mang lại rất nhiều tác dụng trên nhiều lĩnh vực khác như: Trong lĩnh
vực kinh doanh, trong kết nối cộng đồng, còn có tác dụng rất lớn trong việc làm
các công tác xã hội, thông qua mạng xã hội nhà nước ta cũng có thể quảng bá
hình ảnh của đất nước ra thế giới.
1.1.3. Giới thiệu một số trang mạng xã hội có khả năng phục vụ hoạt
động học tập
Trong bối cảnh của sự phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay, có rất
nhiều mạng xã hội với những tính năng đa dạng phong phú phục vụ các nhu cầu
của con người như giải trí, tìm việc, chia sẻ sở thích, kết nối mọi người…. Trên
thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi
tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ;
Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. mạng xã hội khác gặt
hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld
tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã
hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay, Facebook,…Nhưng đối với đề tài này, đánh
giá nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh viên, tác giả xin trình
bày một số mạng xã hội có khả năng phục vụ học tập như sau:

- Facebook:
Được thành lập vào năm 2003 và không thể phủ nhận rằng đây là một trang
mạng phát triển nhất hiện nay, người dùng có thể truy cập, đăng ký tài khoản và
sử dụng mà không phải trả phí. Facebook là một mạng xã hội được thành lập bởi
Mark Zuckerberg với những người bạn học tại trường Đại học Harvard là sinh
viên Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes. Thành viên được
quyền sử dụng trang Facebook ban đầu được giới hạn bởi những người sáng lập
cho sinh viên Harvard, nhưng sau đó đã được mở rộng đến các trường đại học
khác trong khu vực như đại học Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Về sau
Facebook dần dần được nâng cấp để hỗ trợ cho tất cả các sinh viên tại các trường


đại học trước khi trở thành một trang mở dành cho học sinh trung học, và cuối
cùng là cho bất cứ ai ở độ tuổi 13 trở lên. Người dùng có thể tham gia các mạng
lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên
kết và giao tiếp với người khác. Bằng những tính năng của Facebook, người
dùng có thể tạo các trang, các nhóm theo mục đích của bản thân, như chia sẻ, trao
đổi, thảo luận thông tin…
Theo Arrington, Michael nhóm tác giả bài báo "The Age Of Facebook”
(2010) sự lớn mạnh và vượt trội của Facebook so với các mạng xã hội khác đã có
trước đây, tác giả đã nêu quan điểm: “Có thể một ngày nào đó, có thể là từ thập
kỉ này sẽ có một công ty khác, một số công nghệ mới sẽ lớn mạnh, và sẽ giúp các
công ty khác đe dọa đế chế tồn tại của Facebook. Nhưng từ giờ cho đến khi đó sẽ
rất ít cơ hội để có thể làm được điều đấy. Đế chế thống trị của Facebook mới chỉ
là bắt đầu”.
- Youtube:
Được thành lập vào ngày 14 tháng 2, 2005; đây là trang mạng xã hội với
tính năng chuyên biệt nhằm mục đích đăng tải, chia sẻ các video và thảo luận.
Nội dung được đăng trên Youtube bao gồm các video clip, đoạn chương trình
truyền hình, video âm nhạc, phim tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm, đoạn giới

thiệu phim và các nội dung khác như viết blog bằng video, video sáng tạo ngắn
và video giáo dục. Phần lớn nội dung trên YouTube được các cá nhân tải lên.
Người dùng không đăng ký vẫn có thể xem được hầu hết video ở trang, còn
người dùng đăng ký được phép tải lên số lượng video vô hạn. Bên cạnh đó, chủ
sở hữu video có thể vô hiệu hóa khả năng nhúng video, xếp hạng và nhận xét.
Tính đến tháng 8 năm 2019, trang web này được Alexa Internet, một công ty
phân tích lưu lượng truy cập web, xếp hạng là trang web phổ biến thứ hai trên
toàn cầu.
- Zalo:
Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di
động và máy tính, được sử dụng tại các nước Việt Nam, Hoa Kỳ, Myanmar, Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê Út, Angola, Sri Lanka, Cộng hòa


Séc, Nga. Tháng 12/2012, Zalo chính thức ra mắt, đi theo mô hình mobile-first
và nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người dùng Việt Nam nhờ việc sản
phẩm hoạt động tốt, ổn định trên hạ tầng mạng Việt Nam.
Tháng 02/2013 Zalo được bình chọn vào top những ứng dụng di động sáng
tạo nhất châu Á trên Techinasia. Các ứng dụng của Zalo như: Nhắn tin miễn phí
(có thể chia sẻ biểu tượng cảm xúc, hình ảnh và video), gọi điện miễn phí (gọi
thoại và gọi video), chia sẻ trạng thái (viết, đọc, đăng và bình luận trạng thái,
nhưng chỉ xem được bình luận của bạn bè chung), chia sẻ tập tin, video và lưu
trữ thêm nhiều thông tin tại mục Truyền file, kết bạn (thông qua liên kết với danh
bạ trên điện thoại và Facebook, quét mã QR trực tiếp hoặc mục Tìm quanh đây;
lấy vị trí thiết bị của bạn làm tâm điểm rồi truy quét những người dùng Zalo khác
trong bán kính lên đến hơn 2km). Những ứng dụng này tạo điều kiện thuận lợi
khi sử dụng Zalo với mục đích học tập, sinh viên có thể tạo một group (nhóm)
học tập để nhắn tin, gọi cho nhau khi cần trao đổi về bài học, hay chia sẻ các tệp
tin với nhau, đặc biệt sinh viên có thể thoái mái bình luận các vấn đề của mình
đối với những nội dung được đăng lên mà không phải lo ngại gì, bởi tại trang

mạng xã hội Zalo chỉ những người có lưu danh bạ số điện thoại với nhau mới
xem được bình luận của nhau.
1.1.4. Lý luận về nhu cầu
 Khái niệm nhu cầu:

Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học
nghiên cứu sinh học và xã hội. Đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho
mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã
hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó
với môi trường xung quanh. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa chung
nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình
nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt.
Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là “tính chất
của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân
biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu cầu tuyệt


đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.”
(Theo D. W. Chapman, 1981).
Với tư cách là một hiện tượng tâm lý, nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời
sống tâm lý con người nói chung và đến hành vi nói riêng. Nhu cầu được nhiều
ngành khoa học nghiên cứu trên các khía cạnh tiếp cận khác nhau. Khi bàn về
nhu cầu trong tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau: S. Freud (1856 – 1939)
cũng đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong “Lý thuyết bản năng của con
người”. Nhu cầu là sức mạnh gây ra hành vi làm thỏa mãn nhu cầu. Các nhà tâm
lý cho rằng nhu cầu là có phân cấp, một khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì
người ta sẽ tìm kiếm để thỏa mãn những nhu cầu cao hơn.
Theo C. Mac – Ph.Ăngghen (1995) , nhu cầu của con người không phải là
bất biến mà nó biến đổi và phát triển thường xuyên. Nhu cầu này được thoả mãn,
kích thích, bị dập tắt, đồng thời xuất hiện nhu cầu mới với những kích thích mới.

Trong mỗi con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu, nhu cầu nào lớn hơn thì sẽ
chi phối các nhu cầu khác và đòi con người phải đáp ứng nhu cầu đó, ông khẳng
định: “Bản thân các nhu cầu đầu tiên đã được thoả mãn. Hoạt động và công cụ để
thoả mãn đã có được đưa tới những nhu cầu mới, và sự nảy sinh ra những nhu cầu
mới này là hành vi lịch sử đầu tiên”. Nhưng muốn sống trước hết người ta phải có
thức ăn, nước uống, nhà ở, quần áo, và một số thứ khác nữa và như vậy hành vi
lịch sử đầu tiên là sản xuất ra tư liệu thỏa mãn nhu cầu ấy. [tr.40]
Dưới góc độ tâm lý cá nhân vấn đề nhu cầu được tiếp cận với tư cách một
cấu trúc tâm lý quy định xu hướng nhân cách, khẳng định một cách hệ thống rằng
“Nhu cầu- nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực của con người”. Xuất phát
từ quan điểm cho rằng, nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong
những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự sống và phát triển của con người.
A.G.Covaliov (1971)viết: “Một nhu cầu đã được phản ánh sẽ trở thành một trạng
thái chủ quan, mọi thái độ của cá nhân; nó có xu hướng điều chỉnh hành vi và
hoạt động, xác định đúng suy nghĩ, tình cảm và ý chí của người đó” và do đó có
thể nói “trong nhu cầu có sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan”. [tr.129]


A.N.Leonchiep (1989) đã đưa ra định nghĩa về nhu cầu như sau: “Nhu cầu
là một trạng thái tâm lý của con người cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con
người nói chung, sống và hoạt động. Nhu cầu của con người luôn luôn có đối
tượng, đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần, chứa đựng những
khả năng thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò định hướng, đồng thời là động
lực bên trong kích thích hoạt động của con người.” Ông phê phán việc tách nhu
cầu ra khỏi hoạt động, vì như vậy sẽ coi nhu cầu là điểm xuất phát của hoạt động.
Mối liên hệ giữa hoạt động với nhu cầu được ông mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động –
Nhu cầu – Hoạt động. Luận điểm này đáp ứng được quan điểm Macxit về nhu
cầu khi nhu cầu của con người được sản xuất ra. Ông còn cho rằng: nhu cầu của
con người không chỉ được sản xuất ra mà còn được cải biến ngay trong quá trình
sản xuất và tiêu thụ và đó là mấu chốt để hiểu được bản chất của các nhu cầu của

con người.
A.N. Leonchiev (1987) cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác
của con người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông,
nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu
về một cái gì đó. Trong mối quan hệ giữa đối tượng thoả mãn nhu cầu và nhu
cầu, ông cho rằng: đối tượng tồn tại một khách quan và không xuất hiện khi chủ
thể mới chỉ có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Chỉ khi chủ thể thực sự hoạt động
thì đối tượng thoả mãn nhu cầu mới xuất hiện và lộ diện ra. Nhờ có sự lộ diện ấy
mà nhu cầu mới có tính đối tượng của nó [tr.228]. Như vậy, dựa vào quan điểm
của A.N.Leonchiev, muốn xuất hiện nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập
ở SV cần tổ chức các hoạt động học tập qua mạng xã hội đa dạng từ đó SV mới
tìm được đối tượng thỏa mãn nhu cầu này của mình.
Theo từ điển của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (2001), “Nhu cầu là điều cần
thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển. Nhu cầu được thỏa mãn thì dễ chịu, không
được thỏa mãn thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức”. [ tr. 266].
Theo từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng (2005), “Nhu cầu là trạng thái
của cá nhân xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn
tại và phát triển của mình, là nguồn gốc tích cực của cá nhân” [ tr. 190] “ Mỗi


người đều có một hệ thống nhu cầu, khi nhu cầu được thỏa mãn thì nhu cầu khác
trở nên bức thiết hơn. Do đó, sau khi thỏa mãn những nhu cầu vật chất tối thiểu
thì nhu cầu tinh thần sẽ phát triển và trở thành một động lực thúc đẩy sự hoạt
động của con người, thúc đẩy sự phát triển của xã hội”.
Theo Phạm Minh Hạc, tác giả Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi
vào công nghiệp hóa hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia (2001) thì “Để tồn tại
và phát triển cá nhân phải đòi hỏi ở môi trường xung quanh những cái cần thiết
(không thể thiếu) cho mình. Sự đòi hỏi ấy là nhu cầu của cá nhân. Nói đến nhu
cầu là nói đến sự đòi hỏi của cá nhân về một cái gì đó ở ngoài nó, cái đó có thể là
một sự vật, một hiện tượng hoặc những cái khác. Trong ý nghĩa đó, nhu cầu biểu

lộ sự gắn bó của cá nhân với thế giới xung quanh, sự phụ thuộc của cá nhân vào
thế giới đó”.
Tác giả Nguyễn Văn Lũy (2005) khi nghiên cứu vấn đề “Nhu cầu và cấu
trúc động cơ hóa hành vi ứng xử ” cũng chỉ ra rằng: Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu
mà cá thể cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển . Nhu cầu điều khiển từ bên
trong chủ thể thực hiện hành vi, tạo quá trình tâm lý, nâng cao tính nhạy cảm và
cường độ hoạt động, đưa cơ thể vào trạng thái trương lực hưng phấn. Nhu cầu
kích thích hành vi ứng xử vào việc tìm kiếm cái gì đó mà chủ thể đòi hỏi, giữ cho
tính tích cực của cơ thể tồn tại song song với trạng thái thiếu thốn nào đó. Từ đó,
tác giả khẳng định: Nhu cầu là thành phần quan trọng nhất của cấu trúc động cơ
hóa – Kích thích, hoạt động quy định phương hướng và tính tích cực của hành vi
ứng xử.
Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của
con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống,
những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nếu không
có nhu cầu hay nhu cầu không được đáp ứng thì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
xã hội của con người nói chung và đến sự phát triển con người nói riêng
 Đặc điểm của nhu cầu:

Theo GS.TS Nguyễn Quang Uẩn (2002), nhu cầu có 4 đặc điểm sau:


- Nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tượng: Đối tượng của nhu cầu là tất cả
những yếu tố vật chất và tinh thần trong thế giới hiện thực có thể thỏa mãn được
yêu cầu để tồn tại và phát triển. Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp
ứng được sự thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người
hoạt động nhằm hướng đến đối tượng. Đối tượng của nhu cầu càng được xác
định cụ thể, rõ ràng thì ý nghĩa của nó đối với đời sống cá nhân và xã hội càng
được nhận thức sâu sắc và nhanh chóng được nảy sinh, củng cố và phát triển.

- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn quy
định: Mỗi cá nhân đều được đặt trong một điều kiện sống nhất định, rộng hơn là
điều kiện kinh tế - xã hội lịch sử cụ thể. Điều kiện sinh hoạt vật chất là cơ sở tạo
nên mặt nội dung của nhu cầu. Vì thế, xem xét mặt nội dung của nhu cầu có thể
cho ta thấy được những điều kiện sống bên ngoài của cá nhân đó.
- Nhu cầu của con người có tính chu kì: Khi một nhu cầu được thỏa mãn thì
đồng nghĩa với sự triệt tiêu của nhu cầu đó, nó sẽ xuất hiện trở lại khi nào những
điều kiện gây nên những nhu cầu ấy diễn ra. Mặt khác, tính chu kì còn thể hiện ở
chỗ khi một nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ xuất hiện nhu cầu khác cao hơn.
Nhờ vậy, con người tích cực hoạt động để thỏa mãn liên tiếp các nhu cầu, nhân
cách của con người ngày càng hoàn thiện.
- Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Nhu
cầu của con người mang bản chất xã hội: Ở con người cũng tồn tại những nhu
cầu mang tính bản năng, nhưng đã được xã hội hóa, được chế ước bởi xã hội.
Một trong những sự khác biệt về chất giữa nhu cầu của con vật và nhu cầu của
con người là sự khác biệt về điều kiện và phương thức thỏa mãn. Ở con người,
những yếu tố này ngày càng được nâng lên trình độ cao hơn, tốt hơn, văn minh
hơn nhờ vào khả năng lao động sáng tạo. Còn ở con vật, điều kiện và phương
thức thỏa mãn về bản chất vẫn là thuần túy bản năng, nếu có sự thay đổi nhất
định nào đó cũng do con người sáng tạo ra.
Dựa vào đây có thể thấy được nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên
có những đặc điểm như sau: Nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của sinh
viên cần có đối tượng đáp ứng để tạo động lực thúc đẩy hành động, các điều kiện


để thực hiện nhu cầu này phải phù hợp và thõa mãn với điều kiện của sinh viên –
chủ thể của nhu cầu. Ngoài ra, nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong học tập của
sinh viên có thể bị triệt tiêu hoặc nâng cao bất cứ lúc nào nếu như nó đã được đáp
ứng hay xuất hiện những điều kiện cao hơn.
 Phân loại nhu cầu


Có nhiều tác giả khác nhau đưa ra các cách phân loại nhu cầu khác nhau :
- Theo Erich Fromm, nhà phân tâm học mới, đưa ra những nhu cầu:
+ Nhu cầu quan hệ người – người.
+ Nhu cầu tồn tại “cái tâm” con người.
+ Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo.
+ Nhu cầu về sự bền vững và hài hoà.
+ Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.
- Theo Abraham Maslow (1908-1970) trong lý thuyết thang bậc nhu cầu, ông
sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự, trong đó, các nhu cầu
ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được
thỏa mãn trước. Hệ thống TB nhu cầu của A.Maslow thường được thể hiện dưới
dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì càng xếp phía dưới.

Nguồn ảnh: Internet


×