Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Khảo sát nhu cầu của giới trẻ đối với dịch vụ giải trí về đêm tại thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
------------------

KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA GIỚI TRẺ ĐỐI
VỚI DỊCH VỤ GIẢI TRÍ VỀ ĐÊM TẠI
THÀNH PHỐ HUẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sinh viên thực hiện

: TRẦN THỊ SƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S QUẢN BÁ CHÍNH

Huế, năm 2020


ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
------------------

KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA GIỚI TRẺ ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ GIẢI TRÍ VỀ ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ
HUẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sinh viên thực hiện:



Giảng viên hướng dẫn:

Trần Thị Sương

Th. S Quản Bá Chính

Lớp: K50 Quản Lý Lữ Hành 1


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tại Khoa Du Lịch – Đại Học Huế tôi đã trải qua một hành trình
vô cùng quan trọng để rèn luyện và ngày càng hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng
quê hương đất nước, tiến gần hơn đến ước mơ tương lai của mình. Cái mốc quan trọng
để đánh dấu chặng đường mới đó chính là khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Khoa Du Lịch – Đại Học
Huế, đặc biệt là Quản Bá Chính – giảng viên hướng dẫn trực tiếp đã nhiệt tình chỉ bảo,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành khoá luận.
Do còn hạn chế về trình độ, thời gian thực hiện cũng như hiểu biết của bản thân
nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ
bảo của các thầy cô để bài khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Sương


Khóa luận tốt nghiệp


GVHG: Th.S Quản Bá Chính

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện có sự hỗ trợ từ giảng viên
hướng dẫn, quá trình làm đề tài khóa luận tốt nghiệp một cách khoa học và chính xác.
Các kết quả, số liệu nêu trong bài khóa luận đều có thật, thu được và tự mình xây dựng
trong quá trình nghiên cứu tại đơn vị thực tập.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Huế, tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Trần Thị Sương

Trần Thị Sương - K50 Quản Lý Lữ Hành 1

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3

5. Kết cấu đề tài......................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................6
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU................................................................................................6
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................6
1.1.

Một số khái niệm cơ bản về du lịch và khách du lịch...........................6

1.2.

Nhu cầu du lịch........................................................................................9

1.3.

Tổng quan về dịch vụ giải trí................................................................14

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................20
2.1.

Tình hình du lịch Huế giai đoạn 2017 – 2019.......................................20

2.2.

Tổng quan về sản phẩm du lịch đêm....................................................22

2.3.


Tiểu kết chương 1..................................................................................24

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM,
DỊCH VỤ GIẢI TRÍ GIẢI TRÍ VỀ ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HUẾ..................25
I.

TÌNH HÌNH DU LỊCH HUẾ.......................................................................25
1.1.

Tiềm năng phát triển Huế.....................................................................25

Trần Thị Sương - K50 Quản Lý Lữ Hành 1

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

1.2.

Hạn chế và khó khăn.............................................................................26

1.3.

Tình hình các sản phẩm DVGT về đêm phục vụ du lịch tại Huế.......27

II. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VỀ ĐÊM TẠI HUẾ........29
2.1.


Tổ chức định kỳ Đêm Hoàng Cung năm 2006.....................................29

2.2.

Tour du lịch về đêm Huế Dịu Dàng 2013.............................................30

2.3.

Xây dựng phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu 2014....................................30

2.4.

Xây dựng cầu gỗ Lim năm 2018...........................................................31

2.5.

Khu phố đi bộ Phạm Ngũ Lão – Chu Văn An – Võ Thị Sáu (Phố Tây)
…………………………………………………………………………...32

2.6.

Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Plaza Huế...........................33

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................33
3.1.

Tổng quan về đối tượng điều tra..........................................................33

3.2.


Đánh giá nhu cầu của giới trẻ đối với các nhóm DVGT.....................42

3.3.

Đánh giá nhu cầu giới trẻ đối với các yếu tố của mỗi nhóm DVGT cụ

thể

…………………………………………………………………………...48

3.4.

Tiểu kết chương 2..................................................................................66

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
DỊCH VỤ GIẢI TRÍ PHỤC VỤ DU LỊCH HUẾ VỀ ĐÊM................................67
I.

PHƯƠNG PHÁP ĐỀ XUẤT........................................................................67
1.1.

Những khó khăn của giới trẻ khi tham quan Huế...............................67

1.2.

Ý kiến của giới trẻ về việc nên bổ sung các dịch vụ giải trí ban đêm tại

thành phố Huế..................................................................................................67
1.3.


Đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ giải trí về đêm

tại Huế phục vụ giới trẻ...................................................................................68
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................70
Trần Thị Sương - K50 Quản Lý Lữ Hành 1

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

1. KẾT LUẬN......................................................................................................70
2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................71
2.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................................71
2.2. Đối với người dân địa phương.....................................................................72
2.3. Đối với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế..............72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73
PHỤ LỤC................................................................................................................... 74

Trần Thị Sương - K50 Quản Lý Lữ Hành 1

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Bảng 2.8

Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17

Tên bảng

Trang

Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch Huế
Đặc điểm đối tượng được phỏng vấn

Mục đích đến Huế của giới trẻ
Mức độ mong muốn của giới trẻ đối với các DVTG về đêm
Kiểm định sự khác biệt trong mức độ mong muốn của giới

20
34
40
42
44

trẻ đối với các DVGT về đêm tại Huế
Mức độ mong muốn của giới trẻ đối với các yếu tố thuộc

48

nhóm tham quan về đêm
Kiểm định sự khác biệt trong mức độ mong muốn của giới

49

trẻ đối với các yếu tố thuộc nhóm tham quan về đêm
Mức độ mong muốn của giới trẻ đối với các yếu tố thuộc

52

nhóm chương trình nghệ thuật về đêm
Kiểm định sự khác biệt trong mức độ mong muốn của giới

53


trẻ đối với các yếu tố thuộc nhóm chương trình nghệ thuật về
đêm
Mức độ mong muốn của giới trẻ đối với các yếu tố thuộc

54

nhóm dịch vụ thưởng thức ẩm thực
Kiểm định sự khác biệt trong mức độ mong muốn của giới

55

trẻ đối với các yếu tố thuộc nhóm thưởng thức ẩm thực
Mức độ mong muốn của giới trẻ đối với các yếu tố thuộc

57

nhóm trò chơi thể thao
Kiểm định sự khác biệt trong mức độ mong muốn của giới

58

trẻ đối với các yếu tố thuộc nhóm trò chơi thể thao
Mức độ mong muốn của giới trẻ đối với các yếu tố thuộc

59

nhóm dịch vụ triễn lãm
Kiểm định sự khác biệt trong mức độ mong muốn của giới

60


trẻ đối với các yếu tố thuộc nhóm triễn lãm
Mức độ mong muốn của giới trẻ đối với các yếu tố thuộc

62

nhóm dịch vụ chăm sóc sắc đẹp thẩm mỹ
Kiểm định sự khác biệt trong mức độ mong muốn của giới

63

trẻ đối với các yếu tố thuộc nhóm chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ
Mức độ mong muốn của giới trẻ đối với các yếu tố thuộc

64

Trần Thị Sương - K50 Quản Lý Lữ Hành 1

5


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.18

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

nhóm dịch vụ bar
Kiểm định sự khác biệt trong mức độ mong muốn của giới


65

trẻ đối với các yếu tố thuộc nhóm bar

Trần Thị Sương - K50 Quản Lý Lữ Hành 1

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ
Biểu đồ 1
Biểu đồ 2
Biểu đồ 3
Biểu đồ 4
Biểu đồ 5
Biểu đồ 6
Biểu đồ 7
Biểu đồ 8

Tên biểu đồ
Phân phố mẫu theo nơi lưu trú
Phân phố mẫu theo giới tính
Phân phối mẫu theo độ tuổi
Phân phố mẫu theo nghề nghiệp
Phân phối mẫu theo số lần đến Huế

Phân phối mẫu theo thời gian lưu trú tại Huế
Phân phối mẫu theo thời gian đến Huế
Trung bình mức độ mong muốn đối với triễn lãm theo vùng

Trang
35
36
37
38
38
39
41
45

Biểu đồ 9

miền của giới trẻ
Trung bình mức độ mong muốn đối với bar và thưởng thức

46

ẩm thực theo nghề nghiệp của giới trẻ
Biểu đồ 10 Trung bình mức độ mong muốn đối với dịch vụ chăm sóc sắc

47

đẹp, thẩm mỹ của giới trẻ nam và nữ
Biểu đồ 11 Trung bình mức độ mong muốn của giới trẻ với có vùng

51


miền khác nhau với dịch vụ tham quan về đêm
Biểu đồ 12 Trung bình mức độ mong muốn của giới trẻ với có giới tính

52

khác nhau với yếu tố các điểm di tích thuộc trung tâm thành
phố
Biểu đồ 13 Trung bình mức độ mong muốn đối với yếu tố trò chơi trong

59

nhà và trò chơi dân gian theo vùng miền của giới trẻ
Biểu đồ 14 Trung bình mức độ mong muốn đối với yếu tố thời trang và

61

trang phục truyền thống cung đình Huế theo độ tuổi của giới
trẻ

Trần Thị Sương - K50 Quản Lý Lữ Hành 1

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

DANH MỤC VIẾT TẮT

DVGT

UNESCO

WTO
UBND
TP

Trần Thị Sương - K50 Quản Lý Lữ Hành 1

Dịch vụ giải trí
United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
Ủy ban nhân dân
Thành phố

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay, ngành du lịch thế giới đang có sự dịch chuyển nhanh chóng

qua từng năm cả về loại hình, sản phẩm lẫn cách thức lựa chọn, tiêu dùng trong du
lịch. Những xu hướng mới này đang tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến du lịch Việt
Nam, đòi hỏi ngành công nghiệp không khói nước nhà phải có những giải pháp phát
triển thích ứng, đón đầu cơ hội tăng trưởng du lịch quốc tế.
Đối với Thừa Thiên Huế, nằm giữa lòng miền Trung, ở vị trí trung độ trong hành
trình du lịch suốt chiều dài đất nước, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, người
dân xứ Huế đã giữ gìn, bảo quản cho đất nước quần thể di tích lịch sử, văn hóa độc
đáo với kiến trúc cố đô Huế còn tương đối nguyên vẹn được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới, một bộ phận hợp thành tài sản văn hóa vô giá của nhân loại.
Chính điều đó đã tạo nên một thế mạnh vô cùng lớn cho sự phát triển của ngành du
lịch.
Tuy nhiên, để phát triển bền vững cũng như cạnh tranh với những thành phố lân
cận và những điểm du lịch có những nguồn tài nguyên du lịch tương tự thì chỉ khai
thác những điểm mạnh về văn hóa – di sản – thiên nhiên có sẵn là chưa đủ mà cần phải
kết hợp nhiều loại hình dịch vụ thiết thực và đa dạng. Đặc biệt là các sản phẩm, dịch
vụ đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch về đêm – sau 18 giờ. Bởi lẽ, các thế mạnh
sẵn có về cảnh quan hay địa điểm du lịch thường chỉ phục vụ các hoạt động ban ngày,
rất khó để khai thác và phục vụ du khách vào ban đêm.
Nhận ra được tầm quan trọng của dịch vụ giải trí về đêm đối với du lịch của một
thành phố du lịch như Thừa Thiên Huế thì việc nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch
đối với dịch vụ giải trí về đêm tại thành phố Huế là một điều vô cùng cần thiết. Xuất
phát từ mong muốn phát triển mạnh mẽ hơn nữa du lịch Thừa Thiên Huế và tạo ra một
môi trường du lịch đa dạng, phong phú về sản phẩm; linh hoạt về dịch vụ; thu hút đối
với du khách; đề tài nghiên cứu “Khảo sát nhu cầu của giới trẻ đối với dịch vụ giải
trí về đêm tại thành phố Huế” sẽ đem đến những đánh giá khách quan nhất về thực
trạng du lịch và hi vọng tìm ra những giải pháp du lịch mới để phát triển hơn nữa hoạt
động du lịch vào ban đêm tại Thừa Thiên Huế, thay đổi cách suy nghĩ lâu nay về một
Huế vô cùng trầm mặc vào ban đêm.



Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Trên cơ sở khảo sát nhu cầu của giới trẻ đối với dịch vụ giải trí về đêm tại thành
phố Huế và từ đó đề xuất ra những giải pháp nhằm tăng khả năng phục vụ, đáp
ứng nhu cầu giải trí về đêm cả giới trẻ.
b.Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm dịch vụ.
- Đánh giá nhu cầu của giới trẻ về các sản phẩm, dịch vụ giải trí về đêm tại
-

Huế.
Đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ giải trí phục vụ du lịch Huế
về đêm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm, dịch vụ giải trí phục vụ du lịch Huế về đêm.
- Đối tượng điều tra:
Trọng tâm của đề tài là khảo sát nhu cầu của khách giới trẻ đối với dịch vụ giải
trí về đêm tại thành phố Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến
ngày 30/05/2020. Xem xét thực trạng dịch vụ giải trí về đêm tại thành phố Huế
dựa trên số liệu thứ cấp trong giai đoạn các năm 2017, 2018, 2019; các số liệu sơ
cấp có được do điều tra khách du lịch là giới trẻ được thực hiện trong các tháng
2, 3, 4 năm 2020.

- Phạm vi không gian: Đề tài này được thực hiện trong phạm vi thành phố Huế
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về nhu cầu của giới trẻ đối với dịch vụ giải trí về
đêm tại thành phố Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra giới trẻ đến Huế thông qua bảng hỏi.
Quy trình điều tra gồm 2 bước:
 Bước 1: Thiết kế bảng hỏi.
 Bước 2: Hoàn chỉnh bảng hỏi và tiến hành phát bảng hỏi.
Bảng hỏi được phát online cho đối tượng điều tra.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

- Số liệu thứ cấp: Thông tin về tổng lượt khách đến Huế, lượt khách lưu trú, doanh
thu và cơ cấu khách du lịch nội địa và quốc tế đến Huế qua 3 năm 2017 đến 2019
được thu thập từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, những nguồn như sách, báo,
internet, các tài liệu, sách và giáo trình của Khoa Du lịch – Đại học Huế.
4.2.Phương pháp phân tích và xử lí số liệu qua phần mềm SPSS
4.2.1. Thang đo nghiên cứu
Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ:
1
Rất không

2
Không mong

mong muốn


muốn

3

4

Bình thường

Mong muốn

5
Rất mong
muốn

Giá trị khoảng cách = (Maximun – Minimun)/n = (5-1)/5 = 0.8
Ý nghĩa các mức như sau:
1,00 – 1,08: Không mong muốn
1,81 – 2,60: Ít mong muốn
2,61 – 3,40: Bình thường
3,41 – 4,20: Mong muốn
4,21 – 5,00: Rất mong muốn
4.2.2. Phân tích thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu. Sử dụng phương pháp này để mô tả các thuộc tính của nhóm khảo sát như: giới
tính, độ tuổi, nghề nghiệp,...
4.2.3. Kiểm định Independent-Samples T-Test và Oneway ANOVA
 Kiểm định Independent-Samples T-Test
Đánh giá sự khác biệt về ý kiến đánh giá của giới trẻ có giới tính khác nhau về nhu
cầu đối với dịch vụ giải trí về đêm tại thành phố Huế.

Các bước khi thực hiện kiểm định Independent-SamplesT-Test bao gồm:
Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của 2 biến tổng thể là như nhau”.
Bước 2: Thực hiện kiểm định Independent-Samples T-Test
Bước 3: Tìm giá trị Sig tương ứng với kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng
thể Levene đã tính được:


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

- Nếu Sig ≤ 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là khác nhau, ta sẽ sử dụng kết
quả kiểm định t ở phần Equal variances not assumed.
- Nếu Sig > 0.05 thì phương sai giữa 2 nhóm đối tượng là không khác nhau, ta sẽ sử
dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed.
Bước 4: So sánh giá trị Sig của kiểm định t được xác định ở bước 3 với xác suất :
- Nếu Sig > 0.1 thì ta chấp nhận giả thuyết Ho
- Nếu Sig ≤ 0.1 thì ta bác bỏ giả thuyết Ho
 Kiểm định ANOVA
Kiểm định One – way ANOVA để xem xét sự khác biệt về ý kiến đánh giá của giới trẻ
có độ tuổi, vùng miền, nghề nghiệp khác nhau về nhu cầu dịch vụ giải trí về đêm tại
thành phố Huế.
Kiểm tra sự đồng nhất giữa các phương sai: Giả thiết:


H0: không có sự khác biệt về phương sai (phương sai đồng nhất)



H1: có sự khác biệt về phương sai (phương sai không đồng nhất) Với độ tin cậy


95%, (α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0,05)
Nếu Sig. ≤ 0,05: bác bỏ H0, chấp nhận H1, có nghĩa là phương sai không đồng nhất ->
không kiểm định ANOVA (-)
Nếu Sig. > 0,05: bác bỏ H1, chấp nhận H0, có nghĩa là phương sai đồng nhất
-> phân tích ANOVA
Sig. <= 0,01: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao (***)
0,01 < Sig. <= 0,05: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình (**)
0,05 < Sig. <= 0,1: Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê thấp (*)
Sig. > 0,1: không có ý nghĩa về mặt thống kê (ns)
5. Kết cấu đề tài
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung và kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản phẩm dịch vụ.
Chương 2: Đánh giá nhu cầu của giới trẻ về các sản phẩm, dịch vụ giải trí về đêm tại
Huế.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ giải trí phục vụ du lịch Huế
về đêm.
Phần III. Kết luận và kiến nghị


Khóa luận tốt nghiệp


GVHG: Th.S Quản Bá Chính

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. HỆ THỐNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN
ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và khách du lịch
1.1.1.1.

1.1.1.
Du lịch
Khái niệm

Về khái niệm của du lịch, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chung. Chính vì
vậy, tùy vào góc độ tiếp cận khác nhau, người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau:
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization - WTO), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư”. [9]
Theo điều 3 của Luật du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian
không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.[10]
Mặc dù, chưa có một khái niệm thống nhất về du lịch nhưng có thể hiểu du lịch là
sự di chuyển của con người từ vùng này đến vùng khác nằm ngoài nơi cư trú thường

xuyên của họ để thỏa mãn về nhu cầu vật chất hay tinh thần.
1.1.1.2.

Các loại hình du lịch

Hiện nay các loại hình du lịch có thể phân chia theo nhiều loại tiêu chí khác nhau:
1.1.1.2.1. Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
 Du lịch quốc tế


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

 Du lịch nội địa
1.1.1.2.2. Theo mục đích chuyến đi









Du lịch chữa bệnh
Du lịch nghỉ ngơi giải trí
Du lịch thể thao
Du lịch văn hóa
Du lịch công vụ (MICE)

Du lịch tôn giáo
Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương
Du lịch quá cảnh

1.1.1.2.3. Theo môi trường tài nguyên
 Du lịch thiên nhiên
 Du lịch văn hóa
1.1.1.2.4. Theo cách thức tổ chức của chuyến đi
 Du lịch theo đoàn
 Du lịch cá nhân/ lẻ
 Du lịch bụi ba lô
1.1.1.2.5. Theo phương tiện giao thông được sử dụng






Du lịch bằng mô tô – xe đạp
Du lịch bằng xe ô tô
Du lịch bằng tàu hỏa
Du lịch bằng tàu thủy
Du lịch bằng máy bay

1.1.1.2.6. Theo phương tiện lưu trú được sử dụng
 Du lịch ở khách sạn (Hotel)
- Du lịch ở khách sạn ven đường (Motel) – khách sạn ở bên lề những chặng đường
dài dành cho khách du lịch đi bằng ô tô
 Du lịch ở lều, trại (Camping)
 Du lịch ở trong nhà trọ

1.1.1.2.7. Theo vị trí địa lí của nơi đến du lịch


Khóa luận tốt nghiệp






GVHG: Th.S Quản Bá Chính

Du lịch nghỉ núi
Du lịch nghỉ biển, sông, hồ
Du lịch thành phố
Du lịch đồng quê

1.1.1.2.8. Theo phương thức hợp đồng
 Du lịch trọn gói
 Du lịch từng phần
1.1.1.2.9. Theo độ dài chuyến đi
 Du lịch ngắn ngày
 Du lịch dài ngày
1.1.2.
Khách du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Theo điều 3 Luật du lịch Việt Nam 2017: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc
kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”[10].
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) du khách có những đặc trưng sau:
-


Là người đi khỏi nơi cư trú của mình.
Không đi du lịch với mục đích làm kinh tế.
Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên.
Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm du lịch khoảng 30, 40, 50,…dặm tùy theo

quan niệm hay quy định của từng nước.
1.1.2.2. Phân loại
 Khách du lịch quốc tế
Năm 1963 tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Rome, Uỷ ban thống kê
của Liên Hợp Quốc: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và
sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn”.[11]
“Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm, ghé thăm một quốc gia
khác quốc gia cư trú thường xuyên, với mục đích tham quan, giải trí, thăm viếng, nghỉ
ngơi với thời gian không quá 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải có giấy phép gia hạn và
không được làm bất cứ việc gì để nhận được thù lao do ý muốn của khách hoặc là do ý
muốn của nước sở tại. Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước
đến tham quan để về nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác.” ( Nguồn


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

“Tuyên bố Lahay về du lịch” của Hội nghị liên minh Quốc hội về du lịch năm 1989).
[12]
Tuy nhiên, Luật du lịch Việt Nam 2017 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào Việt Nam du lịch.”[10]
 Khách du lịch nội địa

UNWTO đã đưa ra nhận định về khách nội địa như sau: “Khách du lịch nội địa là
những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch, thăm viếng một nơi khác nơi cư
trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ cho một mục đích nào đó
ngoài mục đích hành nghề kiếm tiền tại nơi viếng thăm”.
Đối với Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam” (điều 10, Luật du lịch 2017).
[10]
1.2. Nhu cầu du lịch
1.2.1.

Khái niệm và đặc điểm của nhu cầu du lịch

a. Khái niệm nhu cầu du lịch
Trong quá trình đi du lịch, con người có nhiều nhu cầu khác nhau, trong đó nhu cầu
chủ đạo là nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu khám phá những điều mới lạ ở nơi đến, muốn
thỏa mãn nhu cầu này cho khách du lịch, cần phải có phương tiện vận chuyển, cơ sở
lưu trú, nơi phục vụ ăn uống và mua sắm... Vì thế nhu cầu du lịch được TS Nguyễn
Văn Đính (Nguyễn Văn Đính, trích dẫn bởi Phan Thị Dung, 2010) định nghĩa là “một
loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát
triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự
khẳng định nhận thức, giao tiếp)”.
TS Nguyễn Văn Lưu (Nguyễn Văn Lưu, trích dẫn bởi Phan Thị Dung, 2010) cũng
khẳng định tính đa dạng đặc biệt của nhu cầu du lịch: “Nhu cầu du lịch là một loại nhu
cầu đặc biệt và mang tính xã hội cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên để đến với thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác, là nguyện vọng


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính


cần thiết của con người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng để được nghỉ ngơi
giải trí, hồi phục sức khỏe và tăng cường hiểu biết”.
Tổng hợp các khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa khái quát sau:
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn được rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của con
người tới một nơi khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu cụ thể về tâm sinh lý thông qua
việc cảm nhận các giá trị vật chất và tinh thần của điểm đến.
b. Đặc điểm nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch luôn biến đổi phát triển cùng với điều kiện sống, đặc biệt là điều
kiện kinh tế. Ở các quốc gia phát triển, tổng thu nhập quốc dân cao, số ngày nghỉ được
tăng lên đã tạo điều kiện cho người dân đi du lịch và tiêu dùng nhiều hơn. Nhu cầu du
lịch còn phụ thuộc vào không gian, thời gian tiêu dùng và đặc điểm cá nhân của du
khách (lứa tuổi, thu nhập, tôn giáo, cá tính ...)
Nhu cầu có tính chu kỳ, đặc biệt là nhu cầu sinh lý. Khi nhu cầu được thỏa mãn, sau
một khoảng thời gian nhất định nó lại được lặp lại. Các nhu cầu thiết yếu như ăn uống,
nghỉ ngơi trong du lịch có tính chu kỳ rõ hơn so với các nhu cầu tinh thần.
Khi nhu cầu du lịch gặp đối tượng có khả năng đáp ứng sự thỏa mãn của nó (Công
ty du lịch có uy tín, dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch phù hợp nhu cầu), nó sẽ trở
thành động cơ thúc đẩy hành động đi du lịch.
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu tổng hợp, vừa mang tính sinh học vừa mang
tính xã hội. Scitovsky (Scitovsky, 1976 trích dẫn bởi Phan Thị Dung, 2010) viết: Con
người đi du lịch một là để tăng cường hưng phấn qua các kỳ nghỉ mới lạ, hai là để
giảm bớt sự kích động khi bị stress. Ông cho rằng người ta cần có nhu cầu cả về sự an
toàn và cả về sự mới lạ khi đi du lịch. Nếu một môi trường được biết là có nhiều điều
mới lạ nhưng không an toàn, người ta sẽ cố gắng tránh hoặc rút lui khỏi môi trường
đó. Mặt khác, nếu cá nhân tiếp nhận một môi trường quá quen thuộc, dù rất an toàn thì
họ cũng sẽ nhanh chóng chán ngấy và tìm kiếm một nơi khác.
Đôi khi nhu cầu có thể không được con người nhận thức (tiềm ẩn). Khi nhu cầu
được con người nhận thức, nó trở thành mong muốn, khát vọng sở hữu những sản



Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ. Với mỗi nhu cầu có thể làm xuất hiện một
vài mong muốn khác nhau. Nhiệm vụ của người làm marketing là giúp khách hàng
nhận ra nhu cầu tiềm ẩn của chính bản thân họ.
1.2.2.

Phân loại nhu cầu trong du lịch

Theo sách Tâm lý du khách của tác giả Phan Thị Dung, 2010 ; căn cứ vào những
xuất phát điểm khác nhau ta có thể phân loại nhu cầu theo 3 cách sau :
Cách 1: Theo các dịch vụ du lịch, người ta chia nhu cầu của khách du lịch thành 4
loại:
-

Nhu cầu vận chuyển
Nhu cầu lưu trú và ăn uống
Nhu cầu tham quan giải trí
Nhu cầu mua sắm và sử dụng các dịch vụ bổ sung

Cách 2: Theo đối tượng được thỏa mãn, người ta chia nhu cầu thành hai loại : nhu cầu
tâm lý (tinh thần) và nhu cầu sinh lý.
Các nhu cầu tinh thần
- Nhu cầu tăng cường hiểu biết về điểm đến (tìm hiểu lịch sử, văn hóa, động vật,
-

thực vật...)

Nhu cầu khám phá những điều mới lạ
Nhu cầu vui chơi giải trí
Nhu cầu thưởng thức cái đẹp (nhu cầu thẩm mỹ)
Nhu cầu giao tiếp

Các nhu cầu sinh lý
- Nhu cầu nghỉ ngơi, chăm sóc và phục hồi sức khỏe
- Nhu cầu ăn uống
Cách 3: Theo tháp nhu cầu của Maslow, các nhu cầu được xếp theo thứ tự tăng dần từ
nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Sự chuyển động tiến lên của nhu cầu không
chỉ do sự thỏa mãn các nhu cầu thấp hơn mà còn do những sự thay đổi tiến lên về nghề
nghiệp. Các nhu cầu đó bao gồm :


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

- Nhu cầu sinh lý cơ bản: Nhu cầu ăn uống, nhu cầu lưu trú, nhu cầu nghỉ ngơi,
giảm bớt căng thẳng, nhu cầu chữa bệnh ...
- Nhu cầu an toàn: Biểu hiện ở tâm lý sơ lạc đoàn, nhu cầu đóng bảo hiểm du lịch,
sự lựa chọn điểm đến có tình hình chính trị ổn định. Để được an toàn, du khách
cần có những bản đồ và bản hướng dẫn du lịch bằng tiếng Anh, có thiết bị an
toàn trên các phương tiện vận chuyển ...
- Nhu cầu quan hệ xã hội: Nhu cầu thăm người thân, nhu cầu được giao tiếp với
những người thuộc nền văn hóa khác nhau, thể hiện tình cảm của mình đối với
các thành viên trong gia đình ...
- Nhu cầu được tôn trọng và ngưỡng mộ: Nhu cầu thể hiện tầm quan trọng của
mình đối với những người khác, muốn được tiếp đón long trọng và phục vụ tận
tình, muốn được giới thiệu đúng chức danh và học vị của mình, mặc những bộ

trang phục sang trọng, lựa chọn những khách sạn hạng nhất và gọi những món ăn
đắt tiền ...
- Nhu cầu tự thể hiện: Muốn khám phá và thể hiện khả năng của bản thân khi hát
karaoke, kể chuyện hoặc sáng tác thơ trên đường đi; muốn được tự mình cùng
nhà bếp chế biến một món ăn độc đáo cho mọi người; muốn là người chiến thắng
trong các trò chơi, cho thêm tiền người phục vụ và tham gia các hoạt động từ
thiện...
Theo TS Đinh Thị Vân Chi (Đinh Thị Vân Chi, trích dẫn bởi Phan Thị Dung, 2010)
nếu xét theo sản phẩm du lịch, nhu cầu của du khách bao gồm nhu cầu về dịch vụ và
nhu cầu về hàng hóa. Cụ thể như sau :
Nhu cầu về dịch vụ
- Nhu cầu về dịch vụ chính (ăn uống, lưu trú, di chuyển) : đây là những dịch vụ
chính bởi không có chúng thì chuyến đi không thể thực hiện được. Tuy nhiên
chúng lại thuộc bậc thấp của tháp nhu cầu nên chỉ là điều kiện để thực hiện
chuyến du lịch chứ không phải mục đích chính của chuyến đi.
- Nhu cầu về dịch vụ đặc trưng (tham quan, thưởng thức thiên nhiến, cảm thụ văn
hóa) đây là mục đích chuyến đi. Đối với du lịch thuần túy, những nhu cầu về dịch
vụ đặc trưng thường là những nhu cầu tinh thần.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHG: Th.S Quản Bá Chính

- Nhu cầu về dịch vụ bổ sung (thông tin, liên lạc, giải trí, chăm sóc sức khỏe và sắc
đẹp...). Đây là những nhu cầu phát sinh cùng với chuyến đi, mà do điều kiện xa
gia đình nên du khách phải thực hiện tại điểm du lịch. Thông thường chúng mang
tính chất nhất thời nên cần được đáp ứng kịp thời. Tuy là bổ sung nhưng những
dịch vụ này càng hoàn thiện, tăng khả năng thu hút các điểm du lịch.
- Nhu cầu về hàng hóa

- Nhu cầu về hàng lưu niệm: Nhu cầu mua hàng lưu niệm xuất hiện ở mọi du
khách bởi ai cũng muốn lưu lại những kỉ niệm về vùng đất mình đã tới. Hơn nữa,
ai cũng muốn có những món quá độc đáo tặng người thân khi trở về.
- Nhu cầu về hàng hóa có giá trị kinh tế với du khách: Trong chuyến du lịch du
khách có thể kết hợp mua sắm những mặt hàng chất lượng cao (hoặc giá rẻ hơn)
so với nơi cư trú của họ. Mục đích mua sắm có thể để phục vụ cho bản thân, làm
quà cho người thân hoặc thu chênh lệch giá nhằm tiết kiệm một phần chi phí

-

chuyến đi.
1.2.3.
Một số biện pháp kích cầu trong du lịch
Sử dụng các biện pháp khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo
Nâng cao chất lượng sản phẩm và sáng tạo ra những sản phẩm du lịch mới
Khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tiềm ẩn
Thiết kế đổi mới các chương trình du lịch
Xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí và các cơ sở lưu trú theo phong
Cách kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống riêng biệt và độc đáo của địa
phương
Tổ chức lễ hội du lịch theo chủ đề hoặc theo từng địa phương
1.3. Tổng quan về dịch vụ giải trí
1.3.1.

Một số quan điểm, khái niệm về giải trí

Theo Từ điển Wikipedia tiếng Việt trích từ Đinh Thị Vân Chi., Nhu cầu giải trí của
thanh niên., H. Nhà xuất bản Sự thật, 2003 “Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời
gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều
kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ”.[39-40;4]

Theo tác giả Đoàn Văn Chúc, có bốn dạng hoạt động mà con người phải thực hiện,
đó là:


Hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các cá nhân
và của cả xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi người.


Khóa luận tốt nghiệp



GVHG: Th.S Quản Bá Chính

Hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội như chăm sóc con cái, chăm
sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè… Đó là nghĩa vụ cá nhân của mỗi người.



Hoạt động thuộc đời sống vật chất của con người như nấu nướng, ăn uống, nghỉ
ngơi, vệ sinh cá nhân… Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu vật chất của mỗi người.



Hoạt động thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ
thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo… Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu
tinh thần của mỗi người.

Giải trí là dạng hoạt động cuối cùng trong số bốn dạng hoạt động trên. Nó mang tính
chất tự do hơn các dạng hoạt động còn lại.[224-225;5]

Tổng hợp lại từ các ý trên, đề tài nghiên cứu đưa ra khái niệm về giải trí như sau:
“Giải trí là là một hoạt động thiết yếu của con người, thường để thưởng thức vui chơi
hoặc để đem lại niềm vui và sự vui vẻ cho con người trong cuộc sống. Đối với khách
du lịch họ thường bị thu hút bởi những hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn, đây cũng
được xem là một trong những yếu tố quan trọng để khách du lịch đưa ra những quyết
định khi đi du lịch”
1.3.2.

Các dịch vụ vui chơi giải trí

Loại hình vui chơi giải trí sử dụng tài nguyên tự nhiên: các hoạt động vui chơi giải
trí được hình thành dựa trên việc khai thác và sử dụng các thành phần, các yếu tố của
tài nguyên tự nhiên như địa hình, khí hậu, cảnh quan, sinh vật…Một số hoạt động giải
trí điển hình như leo núi, cắm trại, dã ngoại, câu cá, xem các loài vật, các trò chơi công
viên nước…
Loại hình vui chơi giải trí sử dụng tài nguyên nhân văn: loại hình này khai thác, sử
dụng các yếu tố, thành phần của tài nguyên nhân văn như các truyền thống văn hóa,
các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến
trúc, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể… để phục vụ mục đích giải trí của du
khách. Một số hoạt động giải trí thuộc loại này như các lễ hội truyền thống, các buổi
biểu diễn nghệ thuật, các hoạt động trưng bày, triển lãm, tham quan các di tích…


×