Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn rau hữu cơ kim long, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 124 trang )


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Khánh Hà


Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin được gửi tới
Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô giáo Khoa Du
lòch - Đại học Huế đã truyền đạt những kiến
thức bổ ích giúp tôi hoàn thành khóa luận
này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ThS. Đinh Thò Khánh Hà, là giáo
viên trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể
cán bộ, nhân viên làm việc tại Công Ty Du Lòch
Kết Nối Huế đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
khóa luận.
Do năng lực bản thân và thời gian còn hạn
chế, bài khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của quý
thầy cô và các bạn.

2.
3.



4.

2
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung
Lớp: K50-TCSK

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Khánh Hà

Huế, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Trần Thò Cẩm Nhung

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài khơng trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Huế, ngày 15 tháng 6 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Cẩm Nhung

2.
3.


4.

3
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung
Lớp: K50-TCSK

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Khánh Hà

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ.................................................................................ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

2.
3.

WTTC


Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới

DLCĐ

Du lịc cộng đồng

DLCĐ
CĐĐP
VQG
TNDL
RHC
HTX
NN
WWF
HDV

Du lịc cộng đồng
Cộng đồng địa phương
Vườn quốc gia
Tài nguyên du lịch
Rau hữu cơ
Hợp tác xã
Nông nghiệp
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
Hướng dẫn viên

4.

4
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

Lớp: K50-TCSK

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Khánh Hà

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.
3.

4.

5
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung
Lớp: K50-TCSK

5


Khóa luận tốt nghiệp

2.
3.

4.


GVHD: ThS. Đinh Thị Khánh Hà

6
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung
Lớp: K50-TCSK

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Khánh Hà

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.
3.

4.

7
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung
Lớp: K50-TCSK

7


Khóa luận tốt nghiệp

2.

3.

4.

GVHD: ThS. Đinh Thị Khánh Hà

8
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung
Lớp: K50-TCSK

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Đinh Thị Khánh Hà

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

2.
3.

4.

9
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung
Lớp: K50-TCSK

9



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ngành Du lịch được xem là ngành Kinh tế mũi nhọn, ngành công
nghiệp không khói có nhiều đóng góp cho sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội.
Tính đến năm 2018, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15,5 triệu, tăng 2.7
triệu so với năm 2017, trong khi khách du lịch nội địa tăng 6.8 triệu so với năm
2017. Đóng góp trực tiếp của du lịch Việt Nam vào GDP là 294,660 tỷ đồng, đạt
6.7% tổng GDP năm 2018; dự báo sẽ tiếp tục tăng 7.7% mỗi năm trong giai đoạn
2018 – 2028, đạt 203,748 tỷ VND vào năm 2028. (WTTC,2018)
Theo Murphy (1983), Taylor (1995) và Asley (2006), du lịch dựa vào cộng
đồng (DLDVCĐ) được xem là một hình thái hoàn hảo của sự phát triển du lịch
bền vững, trong đó, người dân địa phương được tham gia vào các dự án phát
triển du lịch và thực tế các dự án này đem lại lợi ích lớn cho họ. Hơn nữa, đây
còn được xem là loại hình ít gây hại đến môi trường, văn hóa, xã hội. Vì thế, hiện
có nhiều địa phương ở Việt Nam lựa chọn loại hình DLDVCĐ để phát triển du
lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta cũng bộc lộ một số hạn
chế như: vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương trong điều kiện khai
thác phục vụ du lịch vẫn còn hạn chế; nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng còn
chưa có điểm nhấn để thể hiện bản sắc độc đáo của cộng đồng địa phương; điều
kiện vệ sinh môi trường ở nhiều điểm du lịch cộng đồng chưa thực sự đảm bảo
để đáp ứng phục vụ khách du lịch; vấn đề phân phối, chia sẻ lợi ích từ hoạt động
cung cấp dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng còn nhiều bất cập; nhân
lực cho phát triển du lịch cộng đồng hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu…
Du lịch cộng đồng – loại hình du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên, môi trường
tại điểm du lịch vì sự phát triển du lịch bền vững, đồng thời khuyến khích, tăng
cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc tổ chức các hoạt động du
lịch, từ đó tạo sinh kế bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ; du lịch dựa
vào cộng đồng còn đặc biệt tạo sự hấp dẫn tới khách quốc tế từ những sản phẩm
du lịch bản địa của khu du lịch. Với những lợi thế nổi bậc đó, phát triển du lịch


SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
10


dựa vào cộng đồng trong giai đoạn hiện nay được xem là công cụ hữu hiệu giải
quyết những tác động tiêu cực mà du lịch mang lại, hướng đến sự phát triển bền
vững, dài hạn.
Trong chiến lược phát lược du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 việc đa
dạng các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng xác
định du lịch cộng đồng là một trong những thế mạnh của địa phương. Thừa Thiên
Huế là tỉnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch dựa vào
cộng đồng, nơi đây hội tụ những điều kiện cần thiết về tài nguyên văn hóa, tài
nguyên tự nhiên, cơ sở hạ tầng, thông tin du lịch, các dịch vụ du lịch, nhân lực du
lịch… để trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch cộng đồng
như làng Thanh Thủy (Thanh Toàn), xã Thủy Biều, huyện Nam Đông, xã A
Roàng - huyện A Lưới, làng cổ Phước Tích… tuy nhiên hiện nay sự khai thác và
phát triển loại hình này tại tỉnh Thừa Thiên Huế chưa tương xứng với tiềm năng
thế mạnh vốn có. Một số địa phương có tiềm năng phát triển loại hình này chưa
được đầu tư để phát triển, trong đó có phường Kim Long, thành phố Huế. Du lịch
ở Kim Long đang ngày càng phát triển, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước đến tham quan. Đặc biệt là du lịch cộng đồng Nhà vườn Kim Long
đang được chính quyền địa phương đầu tư để phát triển. Bên cạnh đó, nhận thấy
vườn rau hữu cơ Kim Long là nơi có đầy đủ vẻ đẹp của một làng quê Việt Nam
yên bình, không khí trong lành mát mẻ. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch cộng đồng, đưa khách vào tham quan mô hình. Tuy nhiên, du lịch ở đây vẫn

mang hình thức tự phát, chưa được chú trọng đầu tư để phát triển.
Xuất phát từ những lý do thiết thực trên, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn rau hữu cơ Kim
Long, thành phố Huế ’’
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về du lịch dựa vào cộng đồng, đề tài
khảo sát tiềm năng và nghiên cứu thực trạng phát triển phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại vườn rau hữu cơ Kim Long, thành phố Huế. Từ đó, đưa ra các giải pháp phát
triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng cho vườn rau hữu cơ Kim Long.
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
11


2.2. Mục tiêu cụ thể

− Hệ thống hóa cơ sở lý luận và các vấn đề liên quan về du lịch dựa vào cộng đồng.
− Khảo sát tiềm năng phát triển và ý kiến của người dân địa phương về phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng tại vườn rau hữu cơ Kim Long, thành phố Huế.

− Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng
đồng tại vườn rau hữu cơ Kim Long, thành phố Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn rau
hữu cơ Kim Long, thành phố Huế.

Khách thể điều tra:

− Các hộ dân tại vườn rau hữu cơ Kim Long, thành phố Huế
− Chính quyền địa phương tại phường Kim Long, thành phố Huế
3.2. Phạm vi nghiên cứu

− Về nội dung: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về du lịch dựa vào
cộng đồng, đề tài khảo sát tiềm năng phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng
đồng tại vườn rau hữu cơ Kim Long, thành phố Huế. Từ đó, đề xuất giải pháp
phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng cho vườn rau hữu cơ Kim Long,
thành phố Huế.

− Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại vườn rau hữu cơ Kim Long, thành phố Huế.

SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
12


− Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian từ
2013 đến 2018; và tiến hành khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp trong khoảng thời
gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2019.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận: Đề tài được tiếp cận theo hướng nghiên cứu phát triển sản
phẩm dựa trên nhu cầu tham gia của người dân địa phương.

SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung


5.

Lớp: K50-TCSK
13


4.2. Phương pháp nghiên cứu:

− Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Tìm kiếm và tiến hành chọn lọc những nội dung đáp ứng yêu cầu nghiên
cứu từ sách, báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu liên quan ở trong và ngoài
nước; Tiến hành phân tích lý luận của các nhà nghiên cứu theo các nhóm quan
điểm khác nhau và tổng hợp các quan điểm hay nội dung lý thuyết phù hợp với
cách tiếp cận của nghiên cứu.

− Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: Sưu tầm, thu thập các dữ liệu, số liệu từ sách, báo, tạp chí,
internet, các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước,... liên quan đến nội
dung đề tài.
Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra thực địa tại vườn
rau hữu cơ Kim Long, thành phố Huế: so sánh đối chiếu những thông tin, số liệu
thứ cấp thu thập được với tình hình thực tiễn.

− Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân:
Phỏng vấn sâu được tiến hành với các chủ hộ của vườn rau hữu cơ Kim
Long và chính quyền địa phương. Ưu tiên chính của phỏng vấn sâu là thể hiện
sâu sắc hơn về suy nghĩ, thái độ của người trả lời về một số vấn đề có thể đạt
được với các cuộc phỏng vấn. Thực tế là, các phỏng vấn được thực hiện có thể
khám phá một số chủ đề và sắc thái làm phong phú thêm dữ liệu.

5. Cấu trúc đề tài
Đề tài có kết cấu gồm các phần: phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu,
phần kết luận và kiến nghị. Trong đó, phần nội dung chính của đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch dựa vào cộng đồng.

SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
14


Chương 2: Hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn
rau hữu cơ Kim Long, thành phố Huế.
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn rau
hữu cơ Kim Long, thành phố Huế.

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm về tổ chức xã hội đã được nhiều nhà nghiên
cứu đưa ra khái niệm với nhiều ngữ nghĩa khác nhau:
Trước tiên, khái niệm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm vi
địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó.
Theo Keith và Ary (1998):

“A community is a group of people, offen living in the same geographic area,
who identify themselves as belonging to the same group.The people in a
community are often related by blood or marriage, and may all belong to the
same religious or political group, class or caste”.
Tạm dịch:
“Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự
xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng
thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm
tôn giáo, một tầng lớp chính trị.” Khái niệm này nhấn mạnh các yếu tố khu vực
địa lý là yếu tố quan trọng tạo nên tập thể bên cạnh yếu tố huyết thống, tôn giáo,
chính trị. Mặc dù, cộng đồng có thể có nhiều yếu tố chung nhưng sẽ trở nên rất

SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
15


phức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất. Cộng đồng có thể bao gồm
nhiều nhóm khác nhau như người giàu và người nghèo, người định cư lâu và
người mới định cư….
Theo Schmink (1999) có định nghĩa cộng đồng là: “Tập thể các nhóm
người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa
phương”.
Theo Fichter (1973,tr.79-80), cộng đồng là một tập thể người nhất định trên một
lãnh thổ bao gồm 4 yếu tố :
+ Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này
đôi khi được gọi là tương quan đối mặt, tương quan thân mật.

+ Có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm và cảm xúc khi cá nhân
thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể.
+ Có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả
và có ý nghĩa.
+ Có ý thức đoàn kết với mọi thành viên trong tập thể.
Theo từ điển Tiếng Việt (2005,tr.192), cộng đồng có nghĩa là: “Toàn thể
những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một
khối trong sinh hoạt xã hội”. Khái niệm cộng đồng chỉ nhiều đối tượng có những
đặc điểm tương đối khác về quy mô, đặc tính xã hội. Nói đến khái niệm cộng
đồng có thể là những khối tập hợp người, các liên minh rộng lớn như cộng đồng
thế giới, cộng đồng Châu Âu… Nhỏ hơn, cộng đồng có thể là một kiểu/hạng xã
hội, căn cứ vào những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo…
Nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là
gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có đặc tính xã hội chung về lý tưởng
xã hội, lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng
(2000,tr.15-16)
Như vậy, có thể hiểu cộng đồng: “là tập hợp những người cùng sống và
sinh hoạt trên một địa bàn nhất định có quyền sử dụng tài nguyên tại địa bàn đó,
có chung đặc điểm tâm lý, tình cảm gắn bó, hệ giá trị chuẩn mực, điều kiện sống.
Cộng đồng bao gồm các tổ chức xã hội được thiết lập bởi chính cộng đồng để
đại diện cho quan điểm và hoạt động của họ. Họ là những người sống, sinh hoạt
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
16


và lao động cố định, lâu dài, không bao gồm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp từ

nơi khác đến làm việc hay kinh doanh”.
1.1.1.2. Du lịch cộng đồng
Quan niệm về du lịch dựa cộng đồng được đưa ra khác nhau do vị trí của
du lịch dựa vào cộng đồng tùy theo góc nhìn và các quan điểm nghiên cứu.

Theo Nicole Hausler và Wolffgang Strasdas (2000,tr.36) cho rằng:
“Du lịch cộng đồng là một hình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là
người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ
du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. Qua đó cho thấy quan niệm trên
nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du
lịch ngay trên địa bàn quản lý. Từ định nghĩa này, Nicole và Wolfgang chú trọng
đến vai trò và lợi ích kinh tế du lịch cộng đồng đem lại cho người dân địa
phương.
Theo khái niệm trong tiêu chuẩn của ASEAN về du lịch cộng đồng, về mặt
quốc tế, kinh tế du lịch chủ yếu dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh
nghiệp này cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch tới tham quan. Du
lịch cộng đồng là một loại hình du lịch tìm kiếm cơ hội trao quyền cho cộng
đồng trong việc quản lý mức độ tăng trưởng của du lịch và đạt được những mục
tiêu có liên quan tới phúc lợi và phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi
trường. Vì thế, DLCĐ không chỉ bao gồm mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp
du lịch và cộng đồng địa phương để phân bổ lợi ích cho cả hai bên, mà còn bao
gồm cả việc cộng đồng giúp đỡ doanh nghiệp du lịch và ngược lại, doanh nghiệp
cũng hỗ trợ cộng đồng phát triển để cải thiện phúc lợi tập thể. Như vậy, du lịch
cộng đồng sẽ trao quyền cho cộng đồng địa phương để xác định và đảm bảo
tương lai của nền kinh tế, xã hội tại địa phương thông qua các hoạt động có thu
phí dịch vụ và thường là việc tổ chức trình diễn, kỷ niệm các truyền thống, phong
tục và lối sống tại địa phương; bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và văn hóa; nuôi
dưỡng sự tương tác công bằng, có lợi giữa cộng đồng chủ và khách. DLCĐ cũng
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung


5.

Lớp: K50-TCSK
17


phục vụ các thị trường tiềm ẩn ví dụ như du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa, du
lịch sinh thái, du lịch nông thôn, hướng tới các sản phẩm và dịch vụ địa phương
để phân chia đều các lợi ích kinh tế từ các hoạt động mới nổi trong du lịch.
Theo Hsien Hue Lee, Đại học cộng đồng Hsin-Hsing, Đài Loan(tr.17):
“Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách
vì sự phát triển bền vững lâu dài. Đồng thời khuyến khích sự tham gia của người
dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng”.
Theo REST - Thái Lan (1997,tr.14) đưa ra khái niệm:
“ Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về môi
trường, xã hội và văn hóa. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu quản lý tài
nguyên các hoạt động du lịch. Vì sự phát triển của cộng đồng và cho phép du
khách nâng cao nhận thức cũng như học hỏi từ cộng đồng về những giá trị văn
hóa, cuộc sống đời thường của họ”.
Tại Hội thảo “Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng”
được Tổng cục Du lịch tổ chức tại Hà Nội năm 2003 đã xác định: “Phát triển du
lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững,
nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ
lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và các
tổ chức quốc tế”.
Ngoài ra còn nhiều định nghĩa khác về du lịch cộng đồng tuy nhiên đa số
các hướng tiếp cận đều chú ý đến tính bền vững của hoạt động du lịch.
Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về du lịch cộng đồng đã được đề cập.
Tác giả Trần Thị Mai (2005,tr.47) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như
sau: “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm

mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi
trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án”.
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch cộng đồng, nhà nghiên cứu
Võ Quế (2006,tr.34) đã rút ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là phương thức
phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
18


phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ
phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”.
Bên cạnh nội dung xem xét phát triển du lịch cộng đồng là điều kiện góp
phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến
(2012,tr.30) trong “Du lịch cộng đồng” còn đề cập đến việc tham gia của cộng
đồng địa phương, với cách nhìn về du lịch cộng đồng: “…là phương thức phát
triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ
yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận
được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, của
chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận
thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài
nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có
chất lượng cao và hợp lý của du khách”.
Có thể khái quát, du lịch cộng đồng là: “Một mô hình phát triển du lịch,
trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách

du lịch. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra.
Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu
nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo của địa
phương”.
1.1.1.3. Du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch dựa vào cộng đồng nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du
lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch dựa vào cộng
đồng còn khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và
cần có cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng địa phương.
Thuật ngữ “Du lịch dựa vào cộng đồng” (Community-based tourism)
được bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi
một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp
với khám phá tự nhiên. Thông thường các hoạt động du lịch này thường được tổ
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
19


chức ở những khu vực rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã, có hệ sinh thái
đa dạng… nhưng còn hẻo lánh, thưa thớt dân cư. Điều này dẫn đến việc khách du
lịch gặp khó khăn rất nhiều về vấn đề giao thông, điều kiện sinh hoạt, thông tin,
dịch vụ lưu trú hay các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác. Khi đó,
khách du lịch cần sự hỗ trợ của người dân bản xứ: dẫn đường, cung cấp đồ ăn,
chỗ ngủ… Khách du lịch đã đưa ra cách gọi đầu tiên đó là “những chuyến du lịch
có sự hỗ trợ của người dân bản xứ”. Đó chính là tiền đề cho khái niệm du lịch
dựa vào cộng đồng sau này.

Du lịch dựa vào cộng đồng không chỉ có sự tương tác giữa khách và chủ
mà còn có sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía và tạo các lợi ích kinh tế, bảo
tồn cho cộng đồng địa phương và môi trường. (Học viện nghiên cứu núi,
Malaysia 2002)
Du lịch dựa vào cộng đồng đã và đang được áp dụng không chỉ ở các nền
kinh tế phát triển như Canada, Australia mà cũng được áp dụng ở các nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam, Lào. Có rất nhiều dự án phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng trong khu vực APEC nhưng các dự án này chủ yếu là dự án thực hiện
một lần do các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đề xuất và quản lý thực hiện.
Du lịch dựa vào cộng đồng được thống nhất tại cuộc họp Bộ trưởng du
lịch lần đầu tiên năm 2000 tại Hàn Quốc và được trình bày tại Hiến chương về du
lịch của APEC. Hiến chương thừa nhận vai trò quan trọng của du lịch trong việc
phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa của nền kinh tế thành viên trong tổ
chức APEC. Hiến chương nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch dựa vào cộng
đồng thông qua các nhận định sau (Hiến chương về du lịch của APEC,2000 ):

− Du lịch dựa vào cộng đồng là động lực quan trọng tăng cường cơ hội
kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

− Là phương tiện hữu ích để cân bằng lợi ích kinh tế giữa các vùng miền
trong nền kinh tế, đặc biệt là vùng nông thôn.

− Là cầu nối giữa lĩnh vực nhà nước và tư nhân.
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
20



Du lịch dựa vào cộng đồng cần được tiếp cận theo một cách có hệ thống, từ việc
nghiên cứu tính ổn định của cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch đến việc
đảm bảo tất cả thành viên trong cộng đồng được tham gia vào thực hiện dự án
đồng thời tham gia vào việc kiểm soát và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến
cuộc sống của họ.
Được đề cập đến trong các diễn ngôn phát triển trên thế giới từ những năm 70
TK XX DLDVCĐ bắt đầu được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam từ những năm 90
TK XX. Khái niệm DLDVCĐ được Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) định
nghĩa: “Du lịch dựa vào cộng đồng là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa
phương làm chủ, tham gia vào quá trình phát triển và quản lý, và phần lớn các
lợi ích sẽ thuộc về cộng đồng”.
Ở góc độ văn hóa xã hội, DLDVCĐ được giải thích như là hình thức du
lịch mang tính môi trường, xã hội và văn hóa bền vững. Nó được quản lý và làm
chủ bởi cộng đồng, vì cộng đồng, với mục đích giúp cho khách du lịch tăng thêm
vốn nhận thức và hiểu biết về cộng đồng và cuộc sống của người dân địa
phương. DLDVCĐ không đặt ra câu hỏi: “bằng cách nào để kiếm được lợi
nhuận nhiều hơn từ du lịch” mà là “bằng cách nào du lịch đóng góp vào quá
trình phát triển cộng đồng”.
Khái niệm “Du lịch dựa vào cộng đồng” (CBT - Community-BasedTourism) được hiểu như là một loại hình du lịch mà trong đó, mọi hoạt động của
nó gắn liền với cộng đồng địa phương. Mục đích lớn của DLDVCĐ là tạo điều
kiện cho người dân được tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần cải thiện thu
nhập và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó,
DLDVCĐ cũng đề cao đến vấn đề bảo vệ tài nguyên nhằm hướng đến sự phát
triển du lịch bền vững.
Hay nói một cách khác, du lịch dựa vào cộng đồng là: “loại hình du lịch
mang đến lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi
trường và cung cấp cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.(PGS. TS Bùi Thị Tám – Báo cáo


SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
21


tổng hợp “Nghiên cứu, thử nghiệm một số tour du lịch đầm phá dựa vào cộng
đồng”, 2010)
Có thể nói, DLDVCĐ là sự trao quyền và tham gia của người dân địa
phương vào quản lý và triển khai các hoạt động du lịch với mục đích giúp du
khách khám phá những trải nghiệm độc đáo về sự đa dạng văn hóa của cộng
đồng địa phương, tăng cường giao lưu văn hóa, khám phá thiên nhiên, làng nghề
truyền thống, trải nghiệm cuộc sống lao động thường ngày của người dân địa
phương. Với việc tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, không gian sinh kế
của người dân địa phương được mở rộng, họ có thêm cơ hội để có thêm việc làm,
tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức văn hóa xã hội qua
giao lưu, tiếp xúc với khách du lịch, đồng thời giúp người dân địa phương ý thức
hơn về giá trị văn hóa của cộng đồng mình, góp phần vào việc duy trì bảo quản
văn hóa truyền thống địa phương.
Ở Việt Nam, vấn đề lưu giữ bản sắc dân tộc để phát triển du lịch đã được
bàn luận không ít. Các diễn ngôn chính sách luôn nhấn mạnh việc gắn phát triển
du lịch với việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đặc thù văn
hóa địa phương cụ thể như các giá trị văn hóa ẩn chứa trong phong tục tập quán,
lễ hội, trong các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Đây cũng là vấn đề chủ yếu
được quan tâm trong các nghiên cứu, nhận định về phát triển du lịch gắn với bản
sắc văn hóa dân tộc.
Xét về bản chất, du lịch dựa vào cộng đồng là một loại hình du lịch do
chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi

ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du
khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…). Mô hình du
lịch dựa vào cộng đồng tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống của
người dân bản địa với những sinh hoạt rất đời thường và những món ăn dân dã
đậm chất địa phương. Ngoài ra, mô hình du lịch bền vững này góp phần thúc đẩy
các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo ra sinh kế đồng thời khuyến khích vai trò
của người dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và

SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
22


bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa cũng như các di sản thiên
nhiên tại địa phương.
Có thể hiểu, du lịch dựa vào cộng đồng: “là hoạt động du lịch bền vững
dựa vào cộng đồng địa phương mang lại cho du khách những trải nghiệm về văn
hóa của cộng đồng, cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch như
khai thác, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên và cộng đồng phải được hưởng
lợi từ hoạt động du lịch để từ đó giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện thu nhập và nâng
cao chất lượng cuộc sống”.
1.1.1.4. Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là một tiến trình kinh tế và xã hội
dựa trên sự tham gia chủ động của CĐĐP. Phát triển du lịch có thể dẫn đến
những vấn đề nảy sinh cho cộng đồng, tuy nhiên nếu có định hướng và quy
hoạch rõ ràng thì việc phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về những hệ quả có thể xảy ra, cơ hội của cộng đồng, trao quyền

quyết định cho cộng đồng, tập huấn cho CĐĐP về việc quản lý điều hành, cung
cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ tốt hơn cho cộng đồng, thiết lập cơ chế
quản lý mạnh hơn trong cộng đồng và tinh thần tương thuộc lẫn nhau.
Theo UNWTO (1983) Phát triển du lịch: “là một phần trong chiến lược
phát triển chung bao gồm việc cải thiện hệ thống giáo dục, bảo tồn văn hóa. Một
chương trình bảo vệ điểm du lịch với sự tham gia của CĐĐP cũng được quan
tâm thường xuyên”. Vì thế, việc phát triển du lịch tại một địa phương hoặc một
khu vực nên khuyến khích sự tham gia chủ động của người dân địa phương. Nếu
những tác động của phát triển du lịch tới người dân địa phương được tính đến thì
cần thiết lập một mô hình phát triển cộng đồng và giáo dục cộng đồng trước khi
thực hiện dự án.
Phát triển du lịch gắn liền với cộng đồng sẽ giúp cho kinh tế xã hội của cộng
đồng phát triển, cộng đồng có thể cung ứng nhiều sản phẩm nông nghiệp, công
nghiệp, thủ công nghiệp, nguồn nhân lực, cùng nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch cũng như kết cấu hạ tầng. Phát triển DLDVCĐ một mặt
giúp phát huy lợi thế các nguồn lực phát triển du lịch tại nơi hoặc gần nơi cộng
SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
23


đồng sinh sống nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp
ứng các nhu cầu du lịch phong phú, chất lượng cao và hợp lý của du khách; mặt
khác, phát triển DLDVCĐ còn bao hàm cả góc độ cầu du lịch nhằm xây dựng,
thực thi các chính sách cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm xã hội hóa
cầu du lịch ở cộng đồng. Bên cạnh đó, điều kiện tiếp cận của điểm đến còn là khả
năng du khách có thể truy cập và biết về điểm đến, tìm hiểu được những tiện

nghi, địa điểm của điểm đến thông qua hệ thống thông tin liên lạc, thông tin về
điểm đến giúp du khách có được những tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn điểm
đến. Các thủ tục hành chính, yêu cầu thị thực về điều kiện du lịch của điểm đến
và các dịch vụ kèm theo cũng là một trong những yếu tố liên quan đến khả năng
tiếp cận điểm đến.
Các điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng:
Nguồn lực bên trong

− Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao
− Về phía cộng địa phương phải có sự tham gia rộng rãi và hiệu quả. Họ đều là
những người có ý thức trách nhiệm giữ gìn và am hiểu về tài nguyên du lịch.

− Có sức hút với thị trường khách du lịch.
Điều kiện bên ngoài

− Có các cơ chế, chính sách hợp ý, tạo môi trường thuận lợi để phát triển du lịch và
sự tham gia của cộng đồng .

− Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, các tổ chức cá nhân về nguồn nhân lực, tài
chính và kinh nghiệm phục vụ du lịch, và của các công ty lữ hành về công tác
tiếp thị.
Các yếu tố quyết định sự thành công của DLCĐ bao gồm:

SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

5.

Lớp: K50-TCSK
24



− Thái độ cư xử giữa cộng đồng và du khách.
− Khả năng tiếp cận điểm du lịch.
− Khả năng cung ứng các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống và đi lại.
− Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có sức hút lớn.
− Công tác quảng bá du lịch.
Thái độ ứng xử
giữa cộng đồng và
du khách

Khả năng tiếp
cận điểm DL

Du lịch cộng đồng

Khả năng cung
ứng các dịch vụ

Công tác quảng
bá, xúc tiến DL

SVTH: Trần Thị Cẩm Nhung

Tài nguyên DL
phong phú, đa
dạng

Yếu tố khác

5.


Lớp: K50-TCSK
25


×