Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

Nghiên cứu sự ủng hộ của người dân địa phương đối với sự phát triển du lịch tại phường thủy biều thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 139 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà



Sau bốn năm học tập tại giảng đường Khoa du
lòch- Đại học Huế và sau 3 tháng thực tập tại
Công ty Thai Thu Marketing, tôi đã chuẩn bò cho
mình các kiến thức vững chắc, chuẩn bò hành
trang bước vào tương lai, đồng thời đã nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với
đề tài “ Nghiên cứu sự ủng hộ của người dân
đòa phương trong phát triển du lòch tại phường
Thủy Biều- thành phố Huế”.
Để hoàn thành nghiên cứu đề tài này,
ngoài nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều người.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
Quý thầy, cô giáo đang công tác tại Khoa du lòchĐại học Huế, truyền đạt các kiến thức kó năng
cần thiết cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập
tại Khoa. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô
Bạch Thò Thu Hà, người đã luôn nhiệt tình, quan
tâm, hướng dẫn tận tình cho tôi từ lúc đònh
hướng đề tài cho đến khi tôi hoàn thành đề tài
này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn cô.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban
lãnh đạo Công ty TNHH truyền thông và giải trí
Thái Thu đã tạo điều kiện cho tôi được học tập
và làm việc trong môi trường chất lượng này.
Cảm ơn các anh chò nhân viên trong công ty đã


luôn giúp đỡ và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình làm việc tại đây.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên và đồng
hành cùng tôi trong suốt chặng đường qua.
Mặc dù đã có những cố gắng song khóa
luận không thể tránh khỏi những thiếu sót.
1
SVTH: Hồ Thị Thu Un

1

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
Quý thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Hồ Thò Thu Uyên

2
SVTH: Hồ Thị Thu Un


2

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu được
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Thu Uyên

3
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

3

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

4
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

4

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

: Ban quản lý

CDĐP

: Cộng đồng địa phương

CQĐP

: Chính quyền địa phương

Cs.


: Cộng sự

DASTA

: Cục phát triển các vùng du lịch bền vững
(Development Designated Areas for Sustainable
Tourism Administration).

DLCĐ

: Du lịch cộng đồng

DLDVCĐ

: Du lịch dựa vào cộng đồng

JICA

: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

SPSS

: Phần mềm thống kê cho các ngành khoa học xã hội
(Statistical Package for the Social Sciences)

SET

: Social Exchange Theory (Lý thuyết trao đổi xã hội)


WHO

: Tổ chức Y Tế Thế Giới

WWF

: Tổ chức Bảo Tồn Thiên nhiên Thế Giới

5
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

5

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ- SƠ ĐỒ

6
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

6

Lớp: K50-KTDL



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

7
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành nền
kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới và nó được ví như “ngành công
nghiệp không khói”. Du lịch là một trong những ngành phát triển mạnh chiếm tỉ
trọng lớn trong thu nhập của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó đó Việt Nam.
Đem lại nhiều tác động tích cực như: góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cơ
sở vật chất kĩ thuật, nâng cấp các di sản văn hóa, khuyến khích phát triển kinh tếxã hội, giao lưu văn hóa và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các khu vực, các
quốc gia, thông qua đó góp phần bảo vệ và giữ gìn thế giới. Bên cạnh những
đóng góp tích cực của ngành du lịch về mặt kinh tế và xã hội thì cũng kéo theo
những tác động tiêu cực lên môi trường và các vấn đề xã hội. Chính điều này đặt
ra yêu cầu phát triển du lịch theo hướng bền vững, trong đó: đảm bảo cân bằng lợi
ích về mặt kinh tế, xã hội quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, phát triển du lịch bền
vững đang là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch hiện nay.

Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và
văn hóa phong phú. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có
những tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận và có tiềm năng, triển
vọng. Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam. Thừa thiên Huế cũng đang
từng bước khẳng định vị thế- là một trong những trung tâm du lịch lớn của Miền
Trung. Nghị quyết Ban chấp hành Trung Ương Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát
triển dịch vụ du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm
2030 đã xác định mục tiêu chung là tập trung phát triển ngành kinh tế mũi nhọn,
phấn đấu đến năm 2020 đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu
trong khu vực đến năm 2030 xây dựng TTH trở thành một điểm đến ngang hàng
với các thành phố di sản văn hóa thế giới, năm 2020 thu hút 5,1 triệu lượt khách
trong đó quốc tế đạt 2,5 triệu lượt khách, năm 2030 thu hút hơn 12 triệu lượt khách
trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt. Phấn đấu đưa du lịch, dịch vụ đóng góp vào GDP
địa phương ngày một tăng, năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55% .
8
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

Để du lịch được phát triển mạnh mẽ, không thể phủ định được vai trò vô
cùng quan trọng đó chính là sự ủng hộ của người dân địa phương cũng như chính
quyền tại địa phương đó. Bởi các bên liên quan luôn là nhân tố chủ chốt và sâu
sắc đến các bước tiến trong sự phát triển của một điểm đến du lịch. Khi địa
phương trở thành điểm đến du lịch, một mặt, chất lượng cuộc sống của người dân
bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều khía cạnh khác nhau. Điều này

được phản ánh qua sự gia tăng số lượng người tại địa phương, tăng việc sử dụng
đường sá, cùng những hiệu ứng khác nhau về kinh tế- xã hội và định hướng việc
làm. Mặt khác, du lịch dựa nhiều vào thiện chí của người dân địa phương nên sự
hỗ trợ của họ là rất cần thiết cho sự thành công và sự phát triển bền vững của
ngành kinh tế này (Jurowski, 1994) về mặt thương mại, văn hoá – xã hội, chính
trị và kinh tế (Gursoy và Rutherford, 2004). Sự thành công của bất kỳ dự án du
lịch nào cũng đều bị ảnh hưởng và dẫn đến kết quả xấu nếu quá trình phát triển
không được lên kế hoạch chu đáo và không nhận được sự ủng hộ từ phía người
dân (Gursoy và cs., 2002). Như vậy, người dân là đối tượng chính chịu ảnh
hưởng, đồng thời là nhân tố đóng vai trò chủ chốt của sự phát triển du lịch tại địa
phương. Do đó, tìm hiểu vấn đề về sự ủng hộ của người dân đối với phát triển du
lịch là rất quan trọng và cần thiết đối với chính quyền địa phương, những người
hoạch định chính sách, cũng như đối với các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh ngành du lịch được lựa chọn là ngành kinh tế mũi nhọn
của thành phố Huế, nhiều chính sách, định hướng được đưa ra nhằm khai thác
các tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, với bản sắc văn
hóa truyền thống của vùng đất cố đô, vùng nông thôn ven thành phố và vùng cao
của các đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy
gần như khá nguyên vẹn. Nằm vùng ven TP Huế, phường Thủy Biều có 147 ha
chuyên canh cây thanh trà của hơn 1.000 hộ dân. Nơi đây còn có nhiều nhà
rường cùng lối kiến trúc xưa tồn tại hàng trăm năm. Trong đó, có 7 nhà đang nằm
trong đề án bảo vệ nhà vườn của TP Huế. Dịch vụ nhà nghỉ homestay, du lịch
cộng đồng đã có 6 hộ tham gia với các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng… tiềm năng
9
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

khách đến tham quan Thủy Biều theo tour du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng
là rất lớn.
Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển bền vững thì không thể không kể đến
sự ủng hộ của người dân. Người dân địa phương là gốc rễ của một điểm đến du
lịch. Họ có vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của du lịch địa
phương. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu sự ủng hộ
của người dân địa phương đối với sự phát triển du lịch tại Phường Thủy Biềuthành phố Huế” với mong muốn tìm hiểu sự ủng hộ của người dân đối với việc
phát triển du lịch. Từ đó, góp phần nâng cao sự ủng hộ của người dân và góp phần
phát triển du lịch Phường Thủy Biều nói riêng và tỉnh thừa Thiên Huế nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu mức độ ủng hộ của người dân Phường Thủy Biều đối với phát
triển du lịch. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự hỗ trợ của người dân
trong việc phát triển du lịch, và đưa ra một số chính sách phát triển du lịch phù
hợp với sự phát triển của Phường Thủy Biều.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng và sự tham

-

gia của cộng đồng địa phương trong du lịch.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự ủng hộ của người dân địa phương

-


trong phát triển du lịch tại Phường Thủy Biều- thành phố Huế.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, đẩy mạnh sự đồng
thuận của người dân địa phương vào phát triển du lịch tại Phường Thủy Biềuthành phố Huế.
3. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra

-

Đề tài cần tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
Những nhân tố nào quyết định đến sự ủng hộ của người dân địa phương khi tham

-

gia vào các hoạt động phát triển du lịch tại Phường Thủy Biều?
Nhận thức của người dân đối với những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch
tại địa phương như thế nào?

10
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

Làm thế nào để nâng cao sự ủng hộ và sự tham gia của cộng đồng địa phương địa
trong phát triển du lịch tại Phường Thủy Biều?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là sự ủng hộ của người dân đang sinh sống, làm việc
tại Phường Thủy Biều đối với việc phát triển du lịch.
Đối tượng khảo sát: người dân địa phương đang sinh sống tại Phường
Thủy Biều
4.2. Phạm vi nghiên cứu

-

Phạm vi không gian:
Đối tượng người dân đang sinh sống tại Phường Thủy Biều, thành phố Huế
Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu từ 01/02/2020 đến 30/04/2020
Số liệu thứ cấp: được thu thập trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019
Số liệu sơ cấp: thông qua phiếu điều tra người dân đang sinh sống tại Phường
Thủy Biều từ 01/03/2020 đến 01/04/2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Điều tra bảng hỏi

a) Thiết kế bảng hỏi:
 Gồm 2 phần:

Phần 1: Nội dung chính những ý kiến của người dân về những tác động của
du lịch đối với Phường Thủy Biều- thành phố Huế
Phần 2: Thông tin cá nhân.
Tất cả các biến quan sát trong các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn lưu trú đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 là rất không đồng ý đến 5
là rất đồng ý). Ngoài ra, trong bảng hỏi còn có sử dụng các loại thang đo định
danh và thang đo xếp hạng theo thứ tự.
b) Xác định kích thước mẫu
- Hình thức điều tra: thông qua bảng hỏi

- Phương pháp điều tra: chọn mẫu ngẫu nhiên
- Cách tính: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho
tham khảo về kích thước mẫu dự kiến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA
thì kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu
phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger,
2006).
11
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

Công thức tính cỡ mẫu theo đó được đưa ra như sau:
n = 5*m
Trong đó: m là số lượng biến quan sát trong phân tích nhân tố khám phá
EFA Số lượng biến quan sát trong phân tích nhân tố củađề tài là 24 biến , theo
công thức trên thì đề tài cần có cỡ mẫu tối thiểu là 120.
Để đảm bảo tính khách quan và dự phòng trường hợp bảng hỏi bị bỏ nhỡ
hoặc không hợp lệ, tổng số lượng bảng hỏi dự kiến được phát ra là 130.
5.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
Số liệu được thu thập sẽ được tổng hợp, làm sạch, mã hóa và xử lý trên máy
tính với phần mềm phân tích thống kê SPSS 22.0 ở độ tin cậy 95%. Đề tài tiếp
tục tiến hành xử lý, phân tích số liệu và viết báo cáo dựa trên các phương pháp
-

phân tích sau:

Thống kê mô tả ( Descriptive): Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá

-

trị trung bình (Mean), bảng chéo (Crosstab).
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis): Các thang đo đều
được đánh giá độ tin cậy, qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp
trong mô hình nghiên cứu.
Hair (2009) đưa ra quy tắc đánh giá như sau :
• α < 0,6: Thang đo nhân tố là không phù hợp
• α = 0,6 - 0,7: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới hoặc mới đối với
người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu
• α = 0,7 - 0,8: Chấp nhận được
• α = 0,8 - 0,95: Tốt
• α >= 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét các biến quan sát có
thể có hiện tượng “trùng biến”, biến này nên được loại bỏ.
Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation
phải lớn hơn 0,35. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,35
thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá để đảm bảo độ tin cậy của thang đo

-

(Johnson và các cộng sự, 1994;).
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis): Việc tiến hành phân
tích nhân tố được thực hiện với phương pháp trích các yếu tố (phương pháp mặc
định là rút trích các thành phần chính - Principal components analysis), phương
pháp xoay nhân tố Varimax; phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)

12
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên


Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát; và điểm dừng khi trích
-

yếu tố có Eigenvalue là 1.
Phân tích phương sai một chiều (Oneway - ANOVA): Phân tích sự khác biệt trong
đánh giá giữa các nhóm đối tượng khác nhau theo các biến độc lập: độ tuổi, trình

-

độ văn hóa, mức thu nhập (bình quân hằng tháng).
Quy ước mức ý nghĩa P:
• “-”: Trong kiểm định Levene: Sig. < 0,05: Phương sai các nhóm khác nhau
• Ns: Sig. ≥ 0,05: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm
• *: 0,01 ≤ Sig. < 0,05: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm
• **: 0 ≤ Sig. < 0,01: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao giữa các nhóm
Kiểm định Independent Samples T-Test: Phân tích sự khác biệt qua kiểm định giả
thuyết về trị trung bình đánh giá của 2 tổng thể độc lập với nhau về: giới tính

-

(nam và nữ), nơi thường trú (trong làng và ngoài làng).
Phân tích tương quan Pearson: được tiến hành để kiểm tra mối quan hệ giữa mọi


-

cặp biến trong phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy: nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài được thực hiện bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích sự ủng hộ của người dân địa phương trong phát triển
du lịch tại Phường Thủy Biều- thành phố Huế.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sự ủng hộ của người dân địa
phương tại Phường Thủy Biều- Thành phố Huế.

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Khái niệm về cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng.
1.1.1.1. Khái niệm cộng đồng
Khái niệm “cộng đồng” xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước thuộc
địa của Anh, và đến năm 1950, khái niệm này đã được Liên Hợp Quốc công nhận
và khuyến khích các nước sử dụng rộng rãi trong “phát triển cộng đồng”. Đến

13
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

nay, định nghĩa về cộng đồng vẫn được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã
hội đưa ra và là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa:
Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với
phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng
đồng đó. Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường
sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm.
Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc
hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas đưa ra khái niệm: “
Du lịch cộng đồng là một loại hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân
địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ
đem lại nền kinh tế địa phương”.
Viện nghiên cứu phát triển Miền Núi ((Mountain lnstitues) đưa ra khái
niệm du lịch dựa vào cộng đồng như sau:
“ Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch
đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững và dài hạn. Du lịch cộng đồng
khuyến khích tham gia của người dân địa phương trong du lịch và cơ chế tạo các
cơ hội cho cộng đồng”.
“ Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng ( chủ) và
khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại lợi ích kinh tế,
bảo tồn cho cộng đồng và địa phương”.
Theo báo cáo của APEC về du lịch cộng đồng: “ Du lịch cộng đồng
( CBT) là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo
trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến CBT nhằm vào mục tiêu thu hút sự
tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du
lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho
cộng đồng. Các sáng kiến CBT còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và
văn hóa văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên”

Tóm lại, với mục tiêu nghiên cứu của đề tài thì khái niệm DLCĐ được
hiểu theo quan điểm của Viện nghiên cứu và Phát triển nông thôn Việt Nam
(2012): “DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp
tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường
14
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương
(phong cảnh, văn hoá…) DLCĐ dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du
lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa
khác nhau. DLCĐ thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông
thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2. Khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng
Từ thập niên của những năm 1950 và 1960, phát triển cộng đồng là một
chủ đề quan trọng được thế giới quan tâm, cụ thể là sự liên quan của cộng đồng
địa phương vào quá trình đưa ra quyết định. Chính điều này đã mang lại một
phong trào mới, hay đúng hơn là một sự tiếp cận mới trong du lịch vào năm
1970, du lịch cộng đồng, như là hoạt động chống lại tác động tiêu cực của mô
hình phát triển du lịch đại chúng trên thế giới.
Nhờ có du lịch dựa vào cộng đồng, cuộc sống người dân được cải thiện,
tạo thêm thu nhập, bảo tồn được nền văn hóa địa phương, cũng như môi trường
sống được người dân quan tâm. Dần dần loại hình du lịch này được phổ biến, đầu
tiên tại các nước Châu Phi, Châu Úc, Châu Mỹ vào những năm 1980 và 1990

thông qua các tổ chức phi chính phủ, hội Thiên nhiên thế giới. Sau đó, du lịch
cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nước Châu Á, trong đó có các nước khu
vực ASEAN.
Du lịch cộng đồng được WWF (2017) đã định nghĩa như sau: “Du lịch
dựa vào cộng đồng là một hình thức du lịch, ở đó cộng đồng địa phương có vai
trò quan trọng trong kiểm soát và liên quan đến hoạt động du lịch. Sự phát triển,
quản lý du lịch và tỉ lệ của những lợi ích còn lại thuộc về cộng đồng”. WWF cho
rằng khái niệm cộng đồng phụ thuộc vào “những cấu trúc xã hội và tổ chức” và
“cộng đồng phải giữ lại những cá nhân khởi xướng của cộng đồng”
Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng
đồng được định nghĩa: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được quản lý và có
bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường,
văn hóa và xã hội. Thông qua du lịch cộng đồng du khách có cơ hội tìm hiểu và
nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).
15
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập. Tác giả Trần
Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như sau: “DLCĐ là
hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế
cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du
khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương có dự án.”

Cùng quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển DLCĐ
trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006)
đã nhìn nhận : “Phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ
chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về
vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”
Bên cạnh nội dung xem xét phát triển du lịch cộng đồng là phương thức
góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến
(2012) còn đề cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về
du lịch cộng đồng: “Du lịch cộng đồng có thể hiểu là phương thức phát triển bền
vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong
các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp
tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa
phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt
động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi
trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng
cao và hợp lý của du khách.”
Từ những khái niệm đã nêu đi đến kết luận: du lịch dựa vào cộng đồng là
loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa
phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động
du lịch và thu được các loại ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu
trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
Nhìn chung, các khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng đều chứa đựng các
nội dung chủ yếu sau:

16
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL



Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

Du lịch dựa vào cộng đồng là du lịch bền vững, khách du lịch là người mang lại
lợi ích và cũng gây ra những tiêu cực về kinh tế, văn hóa, xã hội theo việc thụ
hưởng các giá trị về môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa khi đến với một

cộng đồng địa phương cụ thể.
 Cộng đồng địa phương là người hỗ trợ khách du lịch có cơ hội tìm hiểu và nâng
cao nhận thức của mình về tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng
đồng địa phương;
 Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, phúc lợi xã hội và
bảo tồn văn hóa bản địa; ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận
hành và thực hiện các hoạt động, từ đó cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm
chủ của mình.
1.1.2. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch
1.1.2.1. Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng
Tosun (2005) nhận định: sự tham gia của cộng đồng là một trong những
yếu tố quan trọng của công cuộc tìm kiếm thành công về sự bền vững trong
ngành du lịch, nhưng“rất khó để đưa ra một định nghĩa chung về sự tham gia của
cộng đồng”. Ông cho rằng không có sự thống nhất giữa các học giả về định nghĩa
của thuật ngữ này và mỗi nhà nghiên cứu cần định nghĩa và giải thích sự tham
gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch để thực hiện các mục tiêu cụ
thể của họ. Tranh luận về sự tham gia chủ yếu xoay quanh 2 quan điểm:
a) Quan điểm thứ nhất: sự tham gia là một quá trình
Theo Cohen và Uphoff (1977): Một quá trình tham gia của cộng đồng bao
gồm các hoạt động: ra quyết định, thực hiện, hưởng lợi/ chia sẻ lợi ích (benefits),

và đánh giá.
Theo Pretty (1995): Tham gia là một quá trình, trong đó các bên liên quan
tác động và chia sẻ quyền kiểm soát thông qua các chương trình phát triển và các
quyết định và nguồn lực mà ảnh hưởng đến họ.
Tác giả Tosun (2005) cho rằng: “Sự tham gia cho phép các cộng đồng địa
phương tại các điểm đến du lịch khác nhau ở mức độ phát triển khác nhau tham
gia vào quá trình ra quyết định phát triển du lịch bao gồm cả việc chia sẻ lợi ích
của việc phát triển du lịch và xác định các loại hình cũng như quy mô phát triển
17
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

du lịch tại địa phương” . Cũng theo tác giả này, mục đích chính của phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng là trao quyền cho cộng đồng sở tại.
Như vậy, quá trình tham gia có thể hoặc trong khuôn khổ một chương
trình, dự án hoặc một giai đoạn phát triển nào đó. Cộng đồng tham gia chỉ xảy ra
khi mọi người hoạt động phối họp để tư vấn, quyết định hoặc hành động về các
vấn đề, trong đó tốt nhất có thể được giải quyết thông qua một số hành động
chung. Sự tham gia này là trong các dự án phát triển, của các bên hưởng lợi, và
sự tham gia của các bên hưởng lợi theo hình thức nhóm là dấu hiệu của sự tham
gia của cộng đồng.
Ngoài ra, Aref (2011) còn cho rằng sự tham gia trong quá trình quản lý
bao gồm: tham gia trong hình thành ý tưởng (brainstorming), tham gia trong lập
kế hoạch (lập kế hoạch các nguồn lực tự nhiên ở địa phương), tham gia trong các

quyết định (kế hoạch chi tiêu để hỗ trợ và phát triển các điểm đến), tham gia vào
đầu tư và thu lợi nhuận: lợi ích của cộng đồng từ việc tham gia quản lý, đầu tư
vào các cửa hàng và dịch vụ - kinh doanh cá thể, tham gia vào các hoạt động đã
được quy hoạch, tham gia vào đánh giá kết quả, tham gia vào việc tiếp cận thông
tin du lịch.
Do tham gia là một quá trình gồm nhiều giai đoạn khác nhau, dựa trên
quan điểm khác nhau và trong các bối cảnh khác nhau mà các tác giả đưa ra các
lý do để cộng đồng tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình hoặc toàn
bộ quá trình đó.
b) Quan điểm thứ hai: sự tham gia là một công cụ, tức là: người dân tác động lên
các nguồn lực để tạo ra sản phẩm. Người dân chỉ là để những người khác (trong
hoặc ngoài địa phương) sử dụng để tạo ra các dịch vụ, sản phẩm. Người dân chỉ
tham gia vào quá trình thực hiện khi đã có các quyết định của người khác trước
đó, làm và hưởng lợi từ việc làm đó (giống như làm thuê). Quan điểm này không
được các học giả ủng hộ.
Sở dĩ có sự khác biệt quan điểm về sự tham gia này là do sự khác biệt về
mục tiêu mà các nhóm khác nhau theo đuổi. Qua phân tích quan điểm về sự tham
gia của cộng đồng trên đây, tác giả luận văn cũng đồng ý quan điểm tham gia là
một quá trình.
18
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

Từ sự kế thừa các điểm chung và các điểm khác biệt trong các định nghĩa

của các nhà nghiên cứu được trình bày trên đây, tác giả đúc rút cách hiểu về sự
tham gia CĐĐP trong phát triển du lịch như sau: Sự tham gia của CĐĐP trong
phát triển du lịch là một quá trình. Quá trình này được bắt đầu từ khi nhận thức
được vai trò, lợi ích của du lịch đối với chính bản thân và địa phương họ, và thể
hiện bằng việc thực hiện các hoạt động du lịch của chính họ theo các hình thức,
mức độ, và thời gian khác nhau.
1.1.2.2. Tầm quan trọng sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch
Taylor (1995) cho rằng cộng đồng nên tham gia vào quá trình ra quyết
định để họ nhận thức được nguồn vốn xã hội đến mức trở thành một phần của ý
thức xã hội của điểm đến. Hơn nữa, nếu người dân đồng tình với các mục đích và
mục tiêu du lịch đặt ra cho khu vực của họ, họ sẽ đều hài lòng với kết quả và điều
này giúp đạt được du lịch bền vững.
Tosun và Timothy (2003) đã đưa ra 7 luận điểm về sự tham gia của cộng
(1)

đồng trong phát triển du lịch:
Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quan trọng để thực hiện các kế hoạch và

(2)
(3)
(4)
(5)

chiến lược du lịch;
Sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững;
Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sự hài lòng của du khách;
Sự tham gia của cộng đồng giúp các chuyên gia lập các kế hoạch du lịch tốt hơn;
Sự tham gia của cộng đồng góp phần phân bổ chi phí và lợi ích công bằng giữa

(6)

(7)

các thành viên trong cộng đồng;
Sự tham gia của cộng đồng có thể giúp đáp ứng các nhu cầu của địa phương;
Sự tham gia của cộng đồng đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa tại các điểm đến du
lịch.
Ngoài ra, khi nói về vai trò của sự tham gia của người dân/ CĐĐP trong
phát triển nói chung, Paul (1987) đã đưa ra một vài lý do cho sự tham gia của

(1)

cộng đồng trong các dự án phát triển:
Người dân địa phương có kinh nghiệm và biết cái gì nên làm, không nên làm và

(2)

tại sao;
Người dân địa phương tham gia vào các dự án có thể làm tăng sự cam kết của họ
với dự án;

19
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà


(3)

Việc tham gia của người dân địa phương có thể phát triển các kỹ năng quản lý và

(4)

kỹ năng chuyên môn và do đó làm tăng cơ hội việc làm cho họ;
Việc tham gia của người dân địa phương giúp tăng các nguồn lực sẵn có cho các

(5)

chương trình;
Việc tham gia của người dân địa phương là cách để đem lại "sự học tập xã hội"
cho cả các nhà hoạch định và người hưởng lợi. "Học tập xã hội" cũng có nghĩa là
phát triển sự họp tác giữa các chuyên gia và người dân địa phương, trong đó, các
nhóm học hỏi lẫn nhau.
Tổ chức y tế thế giới (WHO), 2002 [trích trong Paul, 1987] cho rằng sự
tham gia của người dân trong lập kế hoạch và ra quyết định là một nhân quyền do
các quá trình và quyết định được tạo ra dựa trên sự quan tâm chung.
1.1.3. Sự vận dụng lý thuyết trao đổi xã hội trong nghiên cứu sự ủng hộ
người dân đối với phát triển du lịch tại Phường Thủy Biều- Thành phố Huế
1.1.3.1. Khái quát lý thuyết trao đổi xã hội
Cho đến nay, đã có nhiều lý thuyết phổ biến có thể giúp giải thích các tác
động của du lịch và sự hỗ trợ, tham gia của CĐĐP vào phát triển du lịch. Đó là:
 Lý thuyết công bằng dựa trên sự so sánh giữa cái mất đi (chi phí) và cái nhận
được (lợi ích) của mỗi cá nhân trong một tổ chức, trên cơ sở đó, các cá nhân này
sẽ so sánh với nhau, hài lòng hay không hài lòng và điều chỉnh mức độ tham gia
trong tương lai;
 Lý thuyết các bên liên quan đề cập đến lợi ích, vai trò của các bên liên quan
trong đó có CĐĐP và mối liên hệ giữa chúng trong phát triển du lịch;

 Lý thuyết cam kết với cộng đồng (community commitment) hay lý thuyết cam
kết với tổ chức (organizational commitment) thể hiện sự gắn bó của cá nhân với
tổ chức/ cộng đồng của họ
 Lý thuyết trao đổi xã hội (SET): là một lý thuyết tổng quan liên quan đến sự trao

đổi các nguồn lực vật chất hay phi vật chất giữa các cá nhân hoặc các nhóm. Các
mối quan hệ mà trong đó một cá nhân hoặc một nhóm hành động theo một cách
nhất định đối với người khác để nhận được một phần thưởng (ví dụ như: lợi ích
hay lợi nhuận) được gọi là mối quan hệ trao đổi. Lợi ích không chỉ bằng tiền, mà
có thể là những cái được về xã hội hoặc tâm lý (Aref, 2010)
Theo Searle (1991), mô hình để giải thích SET bao gồm năm yếu tố chính:
20
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

(1) Hành vi được dự đoán dựa trên sự nhận thức về tính hợp lý. Đó là, hành
vi càng dẫn đến lợi ích thì các cá nhân càng hành động theo cách đó. Tuy nhiên,
một cá nhân nhận được liên tục một lợi ích, giá trị lợi ích đó càng ngày càng ít đi,
và sẽ tìm các lợi ích thay thế thông qua các hành vi khác từ các nguồn lực khác
(2) Các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Một trong những đặc
tính cơ bản của trao đổi xã hội là có đi có lại. Theo đó, mọi sự cho đi từ người
này sang người khác đều liên quan đến các kỳ vọng được nhận lại. Sự nhận lại có
thể được ngay lập tức hoặc sau đó. Sự kỳ vọng của một sự nhận lại công bằng sẽ
điều chỉnh cái cho đi ban đầu. Mỗi cá nhân trong các mối quan hệ sẽ trao các lợi

ích cho người khác, miễn là việc trao đổi là công bằng và các đơn vị trao đổi là
quan trọng đối với các bên liên quan. Trao đổi giữa hai cá nhân phải được coi là
công bằng cho cả hai bên để mối quan hệ được tiếp tục. Điều này cho thấy rằng
nó không phải chỉ quan trọng là để đáp lại một cách công bằng, mà là một cái gì
đó (không nhất thiết phải bằng vật chất) nhưng được coi là quan trọng cho những
người khác
(3) Trao đổi xã hội được dựa trên nguyên tắc công bằng. Trong mỗi trao đổi
nên có một chuẩn mực về hành vi điều chỉnh công bằng. Đó là, việc trao đổi phải
được xem là công bằng khi so sánh trong bối cảnh rộng lớn hơn. Khái niệm về
công bằng vượt quá vốn chủ sở hữu của sự đóng góp giữa hai chủ thể. Mỗi người
so sánh lợi ích của mình với lợi ích của những người khác mà cũng tham gia trong
trao đổi này và những gì họ nhận được là tương xứng với sự đóng góp của họ
(4) Các cá nhân sẽ tìm cách tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phỉ của họ
trong các mối quan hệ trao đổi. Điều quan trọng là phải hiểu rằng khái niệm chi
phí không chỉ là tài chính mà nó còn là thời gian và năng lượng đầu tư vào mối
quan hệ.
(5) Các cá nhân tham gia vào mối quan hệ trên tinh thần cùng có lợi hơn là
ép buộc. Các cá nhân nhận thức rằng nếu họ bị ép vào một hoạt động nào đó, có
thể họ sẽ chấm dứt sự tham gia do động cơ là từ bên ngoài và kết quả là không ổn
định bằng những người tự do lựa chọn các hoạt động. Như vậy, sự ép buộc nên
được giảm thiểu.
21
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà


1.1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu về sự ủng hộ của người dân địa phương
trong phát triển du lịch theo thuyết trao đổi xã hội
 Ở lĩnh vực du lịch, sự ủng hộ của người dân được xây dựng dựa trên những đánh

giá của họ về các lợi ích (hoặc tác động tích cực) và chi phí (hoặc tác động tiêu
cực) của du lịch. Trong trường hợp nhận thấy các kết quả tích cực từ du lịch cao
hơn các tác động tiêu cực thì người dân sẵn sàng ủng hộ các hoạt động du lịch tại
địa phương. Cũng trên quan điểm này, một trong những ứng dụng đầu tiên của lý
thuyết trao đổi xã hội trong nghiên cứu du lịch là nghiên cứu của Perdue và các
cộng sự (1990) về các cộng đồng thôn ở Colorado. Mô hình nghiên cứu này bắt
đầu với đặc điểm của người dân và các lợi ích cá nhân mà họ nhận được từ phát
triển du lịch, và dẫn đến nhận thức về tác động của du lịch của người dân. Nhận
thức của người dân về các tác động của du lịch và về tương lai của cộng đồng
quyết định sự ủng hộ của người dân đối với sự tăng cường phát triển du lịch .

Hình 1.1: Mô hình nhận thức của người dân
Nguồn: Perdue và các cộng sự ( 1990)
Mô hình của Perdue và các cộng sự (1990) đã đóng góp cho lý thuyết
bằng việc đưa vào các biến mới: sự ủng hộ các rào cản đối với phát triển du lịch,
22
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà


sự ủng hộ các loại thuế du lịch đặc biệt, và nhận thức về tương lai cộng đồng.
Ngoài ra, mô hình đã lấp khoảng trống lý thuyết thông qua việc đưa vào biến
trung gian lợi ích cá nhân từ du lịch và đánh giá thái độ của nguời dân đối với du
lịch bằng cách phân biệt hai nhóm: nhóm nguời dân nhận đuợc những lợi ích từ
du lịch và nhóm những nguời dân không nhận những lợi ích từ du lịch. Tuy
nhiên, các tác động tích cực và tiêu cực từ du lịch thì không cụ thể .
 Dyer và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá nhận thức
của người dân địa phương về tác động của du lịch và những nhận thức này ảnh
hưởng như thế nào đến việc ủng hộ phát triển du lịch tại khu vực bờ biển
Sunshine, Queensland, Úc. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng mô hình lý
thuyết sự ủng hộ du lịch từ các nghiên cứu ở Bắc Mỹ và châu Âu (Dyer và cộng
sự. 2007) vào điều kiện thực tế ở Úc là phù hợp và có ý nghĩa. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra 5 nhóm nhân tố nhận thức về tác động gồm: tác động kinh tế tích cực,
tác động kinh tế tiêu cực, tác động xã hội tích cực, tác động xã hội tiêu cực, và
tác động văn hóa tích cực.

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu nhận thức của người dân về tác động du lịch
23
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

-

Nguồn: Dyer và cộng sự (2007)

Nhận thức của người dân đối với tác động kinh tế tích cực sẽ ảnh hưởng cùng

-

chiều với sự ủng hộ của người dân.
Nhận thức của người dân đối với tác động kinh tế tiêu cực sẽ ảnh hưởng trái

-

chiều với sự ủng hộ của người dân.
Nhận thức của người dân đối với tác động xã hội tích cực sẽ ảnh hưởng cùng

-

chiều với sự ủng hộ của người dân.
Nhận thức của người dân đối với tác động xã hội tích cực sẽ ảnh hưởng trái
chiều với sự ủng hộ của người dân.
- Nhận thức của người dân đối với tác động văn hóa tích cực sẽ ảnh hưởng
cùng chiều với sự ủng hộ của người dân.
Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra mô hình nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng
chỉ có nhận thức lợi ích kinh tế và nhận thức lợi ích văn hóa có tác động lớn nhất

đến sự ủng hộ của người dân địa phương đối với phát triển du lịch.
 Trong nghiên cứu “Thái độ và sự tham gia của người dân địa phương trong phát
triển du lịch tại vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn, Việt Nam” của bà Phạm Minh
Hương (2013) đã đề xuất mô hình nghiên cứu thái độ, sự tham gia của người dân
địa phương trong du lịch ở Ba Bể, Việt Nam .Mô hình này dựa trên mô hình của
Perdue và các cộng sự (1990) nói trên. Theo đó, nhận thức về các tác động du
lịch của người dân ảnh hưởng tới sự hỗ trợ và tham gia du lịch, đến lượt nó, nhận
thức này bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: lợi ích cá nhân từ du lịch và sự cam kết

với cộng đồng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra là: nhận thức về các tác động tích cực
và tiêu cực về môi trường ảnh hưởng đáng kể đến cả thái độ và sự tham gia của
người dân địa phươmg. Tuy nhiên, nhận thức về các tác động tiêu cực về kinh tế
lại không ảnh hưởng.

24
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Bạch Thị Thu Hà

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu thái độ và sự tham gia của
người dân địa phương
Nguồn: Phạm Minh Hương, 2013
1.1.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Lý thuyết trao đổi xã hội được coi là một lý thuyết trực quan logic, là một
công cụ hữu ích cho các học giả để phân tích sự ủng hộ, và sự tham gia của
người dân đối với phát triển du lịch. Việc phát triển một điểm du lịch hấp dẫn và
phát triển, trước hết cần có sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương,
vì chính họ là nơi tạo một nguồn năng lượng để phát triển điểm đến du lịch.
Lý thuyết trao đổi xã hội được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu
về nhận thức, thái độ, hay sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch, giúp
giải thích mối quan hệ giữa nhận thức về các tác động du lịch của CĐĐP và sự
tham gia của họ trong phát triển du lịch. Theo đó:
+ Sự ủng hộ của người dân chủ yếu được phản ánh thông qua suy nghĩ của
họ về những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch tại địa phương. Những tác

động này sẽ ảnh hưởng đến sự ủng hộ của họ đối với việc phát triển du lịch tại
địa phương.
Kế thừa quan điểm hợp lý của các tác giả đi trước, tác giả cũng dựa trên nền
tảng Lý thuyết trao đổi xã hội để nghiên cứu sự ủng hộ của người dân địa phương
25
SVTH: Hồ Thị Thu Uyên

Lớp: K50-KTDL


×