TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
====== ======
BÀI THẢO LUẬN
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ TÀI:
SỨ DUNGHJ MÔ HÌNH AD.AS ĐỂ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI
KHÓA ĐẾN SẢN LƯỢNG, VIỆC LÀM VÀ GIÁ CẢ. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (5 NĂM)
Giáo viên : Hà Thị Cẩm Vân
Nh óm : 2
Hà Nội, 2011
I. Mô hình tổng cung và cầu
1.Mô hình tổng cầu và tổng cung hay còn gọi là mô hình AD-AS là mô hình dùng để giải
thích hai biến số. Biến số thứ nhất là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được đo bằng
GDP thực tế. Biến số thứ hai là mức giá được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI hay chỉ số
điều chỉnh GDP.
2. Tổng cầu của nền kinh tế
Khái niệm
Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước(GDP) mà các
tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.
Trong nền kinh tế mở thì tổng cầu bao gồm 4 nhân tố:
C: Tiêu dùng của các hộ gia đình
I: Đầu tư của doanh nghiệp
G: Chi tiêu của chính phủ
NX: Xuất khẩu ròng
Phương trình
Phương trình đường tổng cầu trong một nền kinh tế mở có dạng: AD = C + I + G + NX
Đường tổng cầu
2
Độ dốc của đường tổng cầu
Đường tổng cầu dốc xuống. Được giải thích bởi ảnh hưởng của giá đối với tiêu dùng, đầu
tư, xuất khẩu ròng:
Mức giá và tiêu dùng(Hiệu ứng Pigou): với mức giá thấp, lượng tiền mà các hộ gia đình
nắm giữ có giá trị hơn, các hộ gia đình cảm thấy giàu có hơn nên họ chi tiêu nhiều hơn
trước => tăng tiêu dùng.
Mức giá và đầu tư (hiệu ứng Keynes): Với mức giá thấp các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn
để tiêu dùng. Nên họ cho vay số tiền thừa, làm lãi suất giảm => kích thích đầu tư.
Mức giá và xuất khẩu ròng(Hiệu ứng tỷ giá hối đoái): với mức giá thấp, làm cho hàng trong
nước rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn
chế nhập khẩu=>tăng xuất khẩu ròng.
=>Kết luận: Cả ba hiệu ứng này đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa giá và sản
lượng hàng hóa. Hay: đường tổng cầu dốc xuống.
Đường tổng cầu dịch chuyển
Đường tổng cầu sẽ dịch chuyển khi có sự thay đổi về lượng tổng cầu tại mỗi mức giá.
3.Tổng cung của nền kinh tế
Khái niệm
3
Tổng cung là lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường. Nó thể hiện mối
quan hệ giữa mức giá chung và khối lượng hàng hóa được cung ứng.
Tổng cung dài hạn - ASLR
Tổng cung ngắn hạn - AS
Tổng cung dài hạn - ASLR
Đường tổng cung về hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn (ASLR) thẳng đứng tại mức sản
lượng tự nhiên.
Cung hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn phụ thuộc vào công nghệ, khối lượng tư bản, lực
lượng lao động sẵn có.
Cung hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn không phụ thuộc vào mức giá trong nền kinh tế.
Tổng cung ngắn hạn - AS
4
Đường tổng cung ngắn hạn - AS
Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên.
Phương trình cơ bản về đường tổng cung gắn hạn: Y = + α ( P - P
e
)
Y: sản lượng
: sản lượng tự nhiên
α: số dương
P
e
: mức giá kỳ vọng
P: giá thực tế
Kết luận rút ra từ phương trình:
Đường tổng cung có độ dốc dương.
Vị trí của đường tổng cung phụ thuộc vào P
e
. Vì đường tổng cung ngắn hạn cắt đường tổng
cung dài hạn ở P
e
. Do đó khi P
e
tăng thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển lên trên và sang
trái.
Tham số α đo lường phản ứng của sản lượng với chênh lệch giữa giá cả thực tế và giá cả kỳ
vọng.
α = 0: đường tổng cung có dạng thẳng đứng.
α rất lớn: đường tổng cung gần như nằm ngang.
Một số mô hình giải thích về đường tổng cung ngắn hạn:
Mô hình tiền lương cứng nhắc.
Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân.
Mô hình thông tin không hoàn hảo.
5
Mô hình giá cả cứng nhắc.
4.Cân bằng cung cầu
Được xác đinh bởi giao điểm cua 3 đường. Tổng cung dài hạn ASLR , tổng cung ngắn
hạn AS vá tổng cầu AD
Cân bằng thị trường sẽ thay đổi khi các yếu tố ảnh hưởng đến cung va cầu thay đổi. Có 3
trương hợp làm thay đỏi trạng thái cân bằng.
• Cung không thay đỏi nhưng cầu thay đổi,
• Cầu không đổi nhưng cung thay dổi
• Cả cung va cầu đêu thay đổi
Nhà nước phai có chinh sách để nền kinh tế ở trạng thái cân bằng để có nền kinh tế toàn
dụng nhân công ko lạm phát
II. Chính sách tài khóa
1. Chính sách tài khóa:
Các nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động, đều từng trải qua các thời kỳ
tăng trưởng nóng, lạm phát cao và tỉ lệ thất nghiệp thấp hoặc chậm tăng trưởng, lạm phát
thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao. Vì vậy, các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách
của Chính phủ mới xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn về các chính sách để bình ổn nền
kinh tế - được gọi là chính sách ổn định. Hai chính sách ổn định quan trọng nhất là chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
6
Chính sách tài khóa là những nỗ lực của chính phủ nhằm tác động lên định hướng
phát triển của nền kinh tế thông qua việc thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa.
Trong ngắn hạn, chính sách tài khóa chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu về hàng hóa
và dịch vụ. Chính phủ có thể lựa chọn thay đổi chi tiêu hoặc thuế hoặc đồng thời cả chi tiêu
và thuế để mở rộng hay cắt giảm tổng cầu nhằm bình ổn nền kinh tế.
2. Mục tiêu và các loại chính sách tài khóa:
Chính sách tài khoá nhằm thực hiện 4 mục tiêu:
=> Tăng trưởng sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
=> Ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát
=> Tạo công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động
=> Cân bằng cán cân thương mại.
Chính sách tài khoá liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách nhà nước với
hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khoá cơ bản:
- Chính sách mở rộng (lỏng): Là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ
và/hoặc giảm thuế.
- Chính sách thu hẹp (thắt chặt): Là chính sách giảm chi tiêu chính phủ và/hoặc giảm
thuế.
III. Tác động của chính sách tài khóa đến sản lượng, việc làm và giá cả thông
qua mô hình AD – AS
- Xét trong nền kinh tế đóng có: T = tY; C = C+MPC.YD; I = I; G = G
Mô hình tổng cầu:
AD = C+I+G
= C+I +G+(1-t)MPC.Y
Sản lượng cân bằng khi AD=Y
Yo=1.(C+I+G)/1-(1-t)MPC
Đặt m’=1/1-(1-t)MPC =>Y
0
=m’(C+I+G)
Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa đưa nền kinh tế về trang thái cân bằng tại
điểm E
0
(Y
0
,P
0
)
1. Tài khóa lỏng
7