Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

SKKN đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THPT nhìn từ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 43 trang )

I- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
“Hỡi sông Hồng, tiếng hát bốn nghìn
năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
Chưa đâu, và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào bể bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
Những ngày tôi sống đây là những ngày đẹp hơn tất cả
Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn...”
Thế giới luôn thay da đổi thịt, chuyển động từng ngày.
Những gì bạn biết hôm nay, ngày mai lại trở thành đã cũ. Và thêm một ngày mới
lại xuất hiện điều kỳ diệu mới. Những gì nhà thơ Chế Lan Viên viết trong “Tổ
quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” thật đúng với thời điểm này - thời điểm đặt ra
cho chúng ta bao nhiêu cơ hội, cùng bao nhiêu thách thức; là động lực để ta
vươn dậy sánh vai cùng bạn bè bốn bể năm châu. Có hay không, đó là một thực
tế. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời như là một phần tất yếu của cuộc
sống. Thế nhưng có một mâu thuẫn đáng bàn là, năm 2020, chương trình Sách
giáo khoa mới lại bắt đầu phổ cập và đội ngũ giáo viên THPT lại còn phải tiếp
tục chèo chống con đò đưa lớp lớp thế hệ học sinh đón đầu cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ tư đang đến gần. Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra bức
thiết từng ngày: Một xu thế tự động hóa – mỗi công dân đều tất bật với công
cuộc đổi mới. “Đổi mới phương pháp dạy học” chính là xu thế tất yếu của thời
đại. Giáo viên 4.0 phải bứt phá bản thân mình trong “bình cũ rượu mới”, đào tạo
thế hệ học trò 4.0 để bắt nhập với thời cuộc. Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên
cứu nào bàn sâu về việc đổi mới phương pháp dạy học Văn ở nhà trường THPT
như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất nhìn từ thành tựu cuộc cách mạng 4.0. Là
một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Văn ở nhà trường THPT, tôi luôn băn
khoăn, suy nghĩ, tìm tòi đổi mới cách dạy học của mình sao cho phù hợp nhất
với đối tượng học sinh để các em phát triển được nhiều nhất năng lực tự học,


chủ động đến với chân lí. Chọn đề tài này là một vấn đề cấp thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Chúng ta cũng biết rằng, những lĩnh vực hiện nay của ta đang hoạt động trong
không gian của 4.0: Viễn thông, hệ thống mạng, camera tự động ... Những
doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ in 3D, công ty FPT chuẩn bị cho ra mắt
“xe ô tô tự vận hành”... Còn trong đời sống hàng ngày, những gì chúng ta đang
sử dụng cũng là sản phẩm của cuộc Cách mạng này: Ti vi thông minh, máy giặt
thông minh, điện thoại thông minh, máy ảnh thông minh, nhà hiệu bộ thông
minh... Vì vậy, con người – những chủ nhân của hiện tại và tương lai không
thể... kém thông minh và hiểu biết được! Muốn vậy, con người phải tự rèn cho
mình nhiều kỹ năng để thích ứng với những đổi mới. Và đổi mới phương pháp

1


dạy học Văn chính là một biện pháp tốt nhất để rèn năng lực, phẩm chất cần
thiết cho học sinh dưới tác động của cuộc Cách mạng này.
Vậy cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì? Dùng thuật ngữ này có ý nghĩa gì?
Nó đóng vai trò thế nào đến sự phát triển công nghệ thế giới và Việt Nam? Làn
sóng này tác động thế nào đến tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống con
người, và ảnh hưởng sâu sắc thế nào đến nền giáo dục Việt Nam nói chung và
việc dạy học bộ môn Ngữ Văn nói riêng?... Đó là những vấn đề then chốt mà
chúng ta cần suy nghĩ và cũng là mục đích mà đề tài muốn hướng tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ
Văn cho học sinh THPT dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Từ vấn đề dạy và học môn Ngữ Văn thực tế ở trường phổ thông nhìn từ thành
tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, người viết nhận xét, đánh giá và rút

ra hướng đi mới cho bản thân.
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế:
- Bắt đầu từ tuần học thứ 2 của trường, chúng tôi đều tiến hành phương pháp dạy
học theo yêu cầu phát triển năng lực người học; sau khi tiếp nhận công văn của
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa. Giáo án đổi mới, được phê duyệt
cẩn thận; nội dung tinh giản, cấu trúc đề ra Cho các bài Kiểm tra tra thường
xuyên và định kỳ chỉnh chu hơn, có ma trận kèm theo cấp độ phân hóa người
học: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp, Vận dụng cao. Chúng tôi tiến hành
chấm, chữa bài cẩn thận và đối sánh. Định kỳ vào các tuần 3, 8, 13, 18, 23, 27 ,
32...
1.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu:
- Để có thể dạy theo yêu cầu phát triển năng lực của học sinh, chúng tôi tiến
hành thống kê, so sánh với các tiết dạy của đồng nghiệp theo phương pháp cũ và
mới; giữa các tiết dạy của chính mình trong hai lớp khác nhau So sánh đối tượng
HS các năm, chúng tôi tìm rõ nguyên nhân yếu kém. Ví dụ: Năm học 2018 –
2019, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã khảo sát học lực môn Văn.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Điểm mới của đề tài lần này là chỉ những yêu cầu bức thiết của Cuộc Cách
mạng Công nghiệp 4.0 đối với một giáo viên Ngữ Văn ở trường THPT, những
đổi mới hiệu quả thiết thực đối với giờ dạy Văn hiện nay trên cơ sở nâng cao,
phát huy năng lực người học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
kinh nghiệm
Đến với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thế giới của “kết nối thành công”con người biết trước ước mơ! Có ba thế giới luôn tồn tại xung quanh chúng ta:
Thực - Ảo – Thực qua phương tiện ảo(trí tuệ nhân tạo).Đó là thế giới của tốc độ,
thế giới thứ ba, con người phải phát triển được năng lực. Thứ nhất là năng lực
tình cảm. Theo Giáo sư Trần Văn Nhung, Con Người cần có Trái Tim Nhân
2



Hậu! Năng lực thứ hai là kỹ năng Ngoại ngữ và Tin học. Năng lực thứ ba được
phát triển nhờ hai năng lực kể trên, đó là năng lự kết nối các loại hình văn bản;
kết nối ảo và phát huy tối đa tốc độ. Công cụ minh họa đưa con người đến nhiều
cách hiểu khác nhau(đó là phần mềm dạy đọc Văn; kỹ năng đọc diễn cảm...).
Thông thường, chúng ta cần giảng bài cho học sinh trong thời gian 45 phút thì
giờ đây, chúng ta chỉ cần dành 1/3 thời gian, còn 2/3 giáo viên giao nhiệm vụ
hướng dẫn học sinh tự làm, tự nghiên cứu và tìm ra chân lí. Giáo viên gợi mở,
đồng cảm, chia sẻ. Học sinh sẽ hình thành phẩm chất, năng lực môn học ở cả
bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết thành thạo các loại văn bản(văn bản hành chính –
công vụ, nghệ thuật hay báo chí). Viết Nghị luận xã hội, học sinh được bộc lộ
chính kiến của bản thân; không nhất thiết phải viết dài dòng, lê thê; cần phân
biệt được đâu là thông tin chính thống, không chính thống... Vậy, “Cách mạng
Công nghiệp 4.0” là gì?
2.1.1.Khái niệm Cách mạng Công nghiệp 4.0:
Đây là thuật ngữ dùng để phân biệt với những cuộc Cách
mạng trước đó: Cách mạng 0.0: Sự chuyển đổi từ “vượn” thành người(Cách
mạng) nhờ sự phát minh ra lửa. Con người vận động não để tồn tại. Cách mạng
Công nghiệp lần thứ nhất(từ 1784) khi loài người phát minh ra động cơ hơi
nước, làm biến đổi đời sống. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai(từ 1870), loài
người phát minh ra động cơ điện, đem lại cuộc sống văn minh hơn. Cách mạng
Công nghiệp lần thứ ba(từ 1969), con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử
[12]. Ví dụ: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet là kết quả của cuộc
Cách mạng này.
Cuộc Cách mạng này được nhen nhóm từ những năm 2000
và đến nay đã có sự bùng nổ to lớn. Đây là cuộc Cách mạng thứ tư nghiên cứu
về công nghệ số, Inernet với mục đích biến thế giới thực thành một thế giới số.
Kỹ thuật sử dụng máy giặt Aqua(Nhật Bản) cũng “automatic”(tự động). Máy
ảnh M. cũng chỉ cần ấn nút; mọi việc còn lại M. sẽ làm nốt. Đến ngay cả điện
thoại di động cũng vậy; vào khoảng năm 2000 vẫn chỉ là những chiếc máy bàn

thì giờ đây là những chiếc máy điện thoại di động thông minh, chỉ cần bấm,
vuốt, nói – tất cả sẽ được thực hiện như ý muốn!... Cách mạng Công nghiệp lần
thứ tư mở ra một kỷ nguyên mới.
2.1.2. Bản chất, hệ quả của các cuộc Cách mạng Công nghiệp:
2.1.2.1. Cách mạng Công nghiệp 1.0:
Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất xuất hiện ở Đức
năm 1784 và diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu hế kỷ XIX, thay đổi từ
sản xuất chân tay sang sản xuất cơ khí nhờ phát minh ra động cơ hơi nước. Từ
“con người chỉ đủ ăn” chuyển đổi thành “một xã hội phồn vinh” là cả một quá
trình. Theo ThS. Vũ Văn Trà- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải
Phòng, “Web 1.0: (1997-2003): Thời kỳ chỉ biết đọc Web.
Giáo dục 1.0: đặc trưng bởi sự chuyển kiến thức từ Thầy sang Trò (thầy đọc - trò
chép)[14].
3


2.1.2.2. Cách mạng Công nghiệp 2.0:
Tên gọi Cách mạng công nghiệp 2.0 – dùng để chỉ Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (xuất hiện ở các nước
Xã hội chủ nghĩa). Cho đến khi đại chiến thế giới lần thứ nhất xảy ra, với thay
đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy với năng
lượng điện. Web 2.0: (2004-2006): Thời kỳ giao tiếp không đồng bộ với nhau.
Giáo dục 2.0: Dạy và Học không có sáng tạo[14].
2.1.2.3. Cách mạng Công nghiệp 3.0:
Cách mạng công nghiệp 3.0 (Xã hội công nghệ) là thuật ngữ dùng để chỉ Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 1970 với sự ra đời của
sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet. Một xã hội văn
minh ra đời. Chúng ta hiện nay đang sống trong thời kỳ quá độ của 3.0. Web 3.0:
(2007-2011): Thời kỳ trợ giúp biết mọi thứ về bản thân và truy cập thông tin để
trả lời cho mọi vấn đề.

Giáo dục 3.0: Tự học theo digital media, social media, lúc này đã xuất hiện
phương pháp học tương tác (interactive learning)[14].
2.1.2.4. Cách mạng Công nghiệp 4.0:
Cuộc Cách mạng này xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo. Cách mạng 4.0 là
sự kết hợp của ba yếu tố: Vật lý, Kỹ thuật số và sinh học. Theo Tiến sỹ Lê Thẩm
Dương, “đây là sự đột ngột của tư duy, của não. Bởi vậy, tất cả mọi cấp, mọi
ngành đều phải học. Định hướng 15 năm nữa, ta sẽ làm gì, ta không biết trước.”
[9]Trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là một trong những công nghệ “đầu tàu”
của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 khi nó hiện diện ở mọi lĩnh vực
trong đời sống, xã hội. Mặc dù được đưa vào nhóm quốc gia có tiềm năng,
nhưng việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển AI đang là thách thức lớn đối với
Việt Nam. Nếu nắm bắt được xu thế, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung
tâm nghiên cứu về AI của khu vực và thế giới[1] . Còn theo tác giả Vũ Văn Trà,
Web 4.0 (2012): Thời kỳ đa số tham gia Web; khách hàng sử dụng điều hành
đám mây (os); mua-bán qua Internet; Smart PC, Smartphone, bảng thông minh...
công nghệ lướt web... Giáo dục 4.0: thay đổi hành vi của người học cùng với các
năng lực song hành, kết nối và tưởng tượng (parallelism, connectivism và
visualization)[14].
Thế nhưng, Cuộc Cách mạng Công nghiệp càng tiệm cận, ta càng cảm
thấy lo ngại. Tâm lí người Việt Nam thích bình yên, ngại sự thay đổi, dẫu biết
rằng “thay đổi” mới là “đang sống”, “đang trưởng thành”, “phát triển”. Cuộc
Cách mạng này hàm chứa sự thay đổi lớn lao, toàn diện. Lúc này, các quốc gia
đang ở đỉnh cao, còn chúng ta mới chỉ bắt đầu(!)“Thời đại 4.0, giáo dục Việt
đang đâu đó ở giai đoạn… 2.0”(Theo tác giả Lê Thu- Nguồn: Báo Dân trí) .
Theo tác giả, Nếu thử so sánh với tương quan của thời đại (hiện là cách mạng
công nghiệp 4.0), trình độ phát triển giáo dục nước nhà đang chậm hẳn 2 giai
đoạn. Với cuộc Cách mạng này, chỉ cần “số hóa”, “rô bốt hóa” nền sản xuất, các
công ty đã có cơ hội... Nhiều nước đã lên kế hoạch quan tâm và lập chiến lược
cho mình. Ví dụ: Trung Quốc đưa ra chiến lược “Made in Chiner 2025”, mục
4



tiêu biến người Trung Quốc thành “những người khổng lồ”(Đến 2020, mỗi năm
cả nước sẽ cung cấp 100.000 rô bốt ra thị trường). Đức có chiến lược “Nhà cung
cấp sản xuất hành đầu”(2011). Hàn Quốc “là một trong những quốc gia quyết
tâm đi đầu trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0... trọng tâm là khai thác và
thu hút các ý tưởng... ”[2] đến nay đã có ô tô thông minh, bệnh viện thông minh,
đường phố thông minh, bến xe buýt thông minh...cũng có kế hoạch riêng trong
năm 2018 này! Còn Xingapo, đảm bảo phát triển vững bền Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư, dành 450.000.000 đô- la trong ba năm tới(“Chiến lược xây
dựng Quốc gia thông minh của Xingapo”) để phát triển đời sống (Dẫn chứng từ
nguồn thông tin thời sự cập nhật trên chương trình VTV1, thứ 7 và chủ nhật
hàng tuần).
Việt Nam đứng trước nỗi lo: Những gì là thế mạnh(ưu điểm) của mình hôm
qua, hôm nay không còn phù hợp nữa! Tất cả các lĩnh vực khác của ta đều đáng
báo động. Ta thường tự hào nước mình có lực lượng lao động dồi dào ư, trẻ ư?
Tài nguyên thiên nhiên giàu có ư? Giỏi về lao động thủ công ư? Nguy cơ thất
nghiệp là không tránh khỏi. Ông Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia Kinh tế cũng
đã khẳng định: “Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm thay đổi cả cơ cấu, phương
thức sản xuất...Ngày càng giảm dần những bộ phận lao động giản đơn...”[4].
“Công nghiệp 4.0 có thể mang lại cho kinh tế Việt Nam một cơ hội hiếm để bứt
phá và Việt Nam đang có sự chuẩn bị tích cực cho cơ hội này”[6]. “Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) sẽ mang đến cho các nền kinh tế, trong đó
có Việt Nam, cơ hội bứt phá nhảy vọt. Làm thế nào để Việt Nam nắm bắt được
cơ hội này, nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nhóm 100 chuyên gia tham gia
Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018 đã cùng hiến
kế”[9]. Và lúc ấy: “Lao động phổ thông sẽ bị triệt tiêu”[10], cần phải “Hướng
nghiệp cho con trong thời đại công nghiệp 4.0”[10] bằng cách tự xác định cho
mình hiện tại có 5 người thầy cơ bản: Người thầy trên lớp; người thầy Thần
tượng, bản thân mình, bạn bè mình, kiến thức ở sách vở và tài liệu Internet.

Theo Tiến Sỹ Lê Quang Huy: Thuật ngữ CMCN 4.0, hay CMCN lần thứ 4 được
nêu ra lần đầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016. Theo đó, cuộc cách mạng
này sẽ làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, thay đổi
lối sống, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp của chúng ta và không giống
với bất kỳ điều gì mà chúng ta đã trải qua do tốc độ lan tỏa, phạm vi ảnh hưởng
và sự tác động mang tính hệ thống của nó”[12]. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng
triển khai thành tựu cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 một cách “khôn ngoan”.
[16].
Cách mạng công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ mang lại những lợi ích rất lớn.
Tuy nhiên, với những quốc gia có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, lao
động giá rẻ như Việt Nam, tác động của cuộc cách mạng này trong giai đoạn đầu
có thể sẽ là rất tiêu cực. Cụ thể, những công nghệ năng lượng hay vật liệu mới,
in 3D sẽ ảnh hưởng lớn đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên, khi thế giới

5


không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các hoạt động khai thác tài nguyên
thiên nhiên. Các con số thống kê cho thấy, 20 năm tới đây, 70-75% những công
việc đơn giản, thủ công trong các ngành nghề này có thể sẽ bị thay thế. Điều này
có thể khiến vài chục triệu lao động truyền thống bị mất việc[3]. Và
“Cách mạng 4.0 sẽ triệt tiêu lao động giản đơn, nhất là người lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp và thủ công”[5].
Với tác động như vậy, trong thời đại công nghiệp này đòi hỏi cần phải đào
tạo ra những con người có “năng lực tư duy, sáng tạo, đổi mới, có kỹ năng phân
tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định” dựa
trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu... họ phải học cách điều khiển máy
móc, trở thành những ông chủ thông minh trong công nghệ.
Ở nước ngoài, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển, họ nắm khá rõ xu
hướng của cuộc CMCN 4.0 từ nhiều năm qua, theo đó họ đầu tư rất nhiều.(..) Để

Việt Nam có thể thành công trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, chúng ta rất cần
các công ty lớn đầu tư nhiều cho phát triển, cùng với đó là ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất. Đối với những người Việt ở nước
ngoài muốn cống hiến, Chính phủ cần tạo lập môi trường tốt để họ thỏa sức sáng
tạo[5].
2.1.3.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 với nền giáo dục Việt Nam
Thế kỷ XXI, ngành Giáo dục và Đào tạo đứng trước những thách thức
mới. Trong xu thế hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế, để thích ứng với
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, nhiều cấp ngành đều thấy lo ngại vì khó có
thể dự đoán được những kỹ năng mà thị trường lao động mới sẽ cần trong tương
lai. Hiện tại, “Giáo dục của Việt nam không theo kịp với thế giới”[16].
Theo giới chuyên gia, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi nền
kinh tế thế giới với 10 ứng dụng công nghệ thông tin quan trọng”[14] (Xem:
Hình 1- Phần Phụ lục- trang 21).
Theo đó, giáo dục 4.0 được hiểu là một môi trường mà ở đó mọi người có
thể cùng dạy học ở mọi nơi, mọi lúc với các thiết bị kết nối để tạo ra việc học
tập được cá thể hóa. Môi trường mới này biến đổi tổ chức giáo dục thành một
môi trường tạo sản phẩm sáng tạo mang tính cá thể với thành tựu lĩnh hội kiến
thức và năng lực đổi mới, sáng tạo riêng của từng cá nhân trong môi trường này.
“Có thể nói sự sáng tạo, đổi mới chính là nền tảng của giáo dục 4.0. Các yếu tố
trong môi trường mới này linh động và có mối liên quan mật thiết. Việc sắp xếp
các yếu tố khác nhau trong hệ sinh thái hướng tới mục tiêu giáo dục là rất quan
trọng. Đây còn được gọi là cuộc cách mạng số”[14]
Cũng theo ThS. Vũ Văn Trà- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng,
cần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; nhằm đáp ứng
yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của Quốc gia... cách mạng công nghiệp
6





×