Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo biên giới quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.24 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Mở đầu

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm


3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

6

nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng
để giải quyết vấn đề

7

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

11

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận

13
13

3.2. Kiến nghị

13

Tài liệu tham khảo

15


1


Đề tài
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CỦA HỌC SINH
TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO BIÊN GIỚI
QUỐC GIA
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Biên giới quốc gia là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm, có vị trí chiến
lược quan trọng, là tuyến đầu, cửa ngõ của một quốc gia. Bảo vệ chủ quyền toàn
vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển đảo, vùng trời của Tổ quốc là một nội
dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Chủ quyền biển đảo biên giới có hòa bình, ổn
định và phát triển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, định
hướng chế độ và phát triển của đất nước.
Nước ta có bờ biển dài khoảng 3.260 km (tương đương với chiều dài
biên giới trên đất liền), bao gồm vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu
km2 với nhiều đảo, quần đảo gần bờ, xa bờ. Tổng cộng các đảo ven bờ biển
nước ta là khoảng trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, hợp thành một hệ thống với tổng
diện tích khoảng 1636 triệu km2. Biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với
quốc gia dân tộc và mối quan hệ giữa đất liền với biển khơi ngày càng được
khẳng định là mối quan hệ không thể tách rời, không thể xem nhẹ. Biển ngày
càng được tận dụng và khai thác triệt để. Chính vì lẽ đó mà biển đã được xác
định là hướng phòng thủ chiến lược của nước ta.
Đảng và nhà nước ta luôn xác định, vùng biển nước ta có vị trí chiến
lược rất quan trọng về kinh tế, chính trị và QP - AN, mà trước hết là tiềm năng
kinh tế to lớn về dầu khí, hải sản, các khoáng sản quan trọng, tiềm năng về giao
thông vận tải, du lịch … Việc làm chủ và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới

quốc gia trên biển là phục vụ đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước, đánh bại mọi âm mưu xâm lấm chiếm, xâm lược của bất cứ kẻ
thù nào là nhiệm vụ rất quan trọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình biên giới biển của nước ta vẫn còn tồn
tại một số mặt hạn chế cơ bản như kinh tế xã hội phát triển chưa gắn với củng
cố, QP – AN, công tác bảo vệ biên giới trên biển còn gặp nhiều khó khăn bất
cập. Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa các quốc gia diễn ra ngày càng
phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn và có tác động tiêu cực đến sự ổn định
lãnh thổ và công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Vì vậy, tăng cường bảo vệ an ninh BGQG trên biển vững chắc, lâu
dài, toàn diện, là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Là trách nhiệm của mọi công dân Việt Nam Từ
đó đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao trình độ nhận thức lý luận, ý thức trách
nhiệm của mỗi công dân đặc biệt là thế hệ trẻ.
Là một giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng trong nhà
trường THPT, đứng trước tình hình bất ổn ở biển đông như hiện nay, tôi luôn ý
thức được trách nhiệm của mình là làm thế nào để giảng dạy cho học sinh nhà
2


trường về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia một cách sâu sắc nhất để từ
đó các em xác định được trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ
chủ quyền và biên giới quốc gia, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài :
“ Một số giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo
vệ chủ quyền biển đảo biên giới quốc gia”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề bảo vệ chủ quyền BGQG trên biển, từ đó đề xuất một
số số giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh nhà trường trong việc
bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối 11 trường THPT Hậu Lộc 4, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu liên quan
đến Chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên biển, các quan điểm của Đảng
về chủ quyền biên giới quốc gia trên biển và mục tiêu, nội dung chương trình
môn giáo dục quốc phòng trong trường THPT nhằm xây dựng cơ sở lí luận của
đề tài.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, thu thập các số liệu
nhằm nhận định khách quan thực trạng nhận thức của học sinh các trường THPT
đặc biệt là học sinh trường THPT Hậu Lộc 4 về ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền biên giới quốc gia trên biển trong giai đoạn hiện nay.
1.4.3. Phương pháp toán học thống kê: Thống kê, so sánh, xử lý các số
liệu thu thập được để đánh giá kết quả của đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm biên giới quốc gia trên
biển.
Theo Luật Biên giới quốc gia, “BGQG trên biển của Việt Nam được
hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh
hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam, được xác
định theo công ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
quốc gia hữu quan.”
Như vậy, BGQG trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc
gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
BGQG trên biển của quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định
lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài
phạm vi lãnh hải của quốc gia, BGQG trên biển là đường ranh giới phía ngoài
của lãnh hải bao quanh đảo.
2.1.2.Khái niệm bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.

Bảo vệ biên giới quốc gia trên biển là thực hiện tổng thể các biện pháp để
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc
gia trên khu vực biên giới quốc gia trên biển; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
3


Do vị trí địa lý và chính trị, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam, việc xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia luôn là một vấn đề đặc
biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển đất nước. Xây dựng và bảo vệ
biên giới quốc gia trên biển là một nội dung quan trọng của xây dựng và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm
chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong hòa bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ
thống chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng tuần
tra, giữ gìn nguyên vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. BĐBP, Hải
quân, Cảnh sát biển là lực lượng chuyên trách, trong đó BĐBP làm nòng cốt
trong bảo vệ biên giới quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp
bảo vệ biên giới quốc gia được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu:
Thường xuyên, tăng cường và cao.
2.1.3. Cơ sở pháp lý về biên giới quốc gia trên biển, phạm vi và chủ
quyền các vùng biển của Việt Nam
Theo Luật Biên giới quốc gia, cơ sở pháp lý của Việt Nam đối với biên
giới quốc gia trên biển như sau:
Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ
trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh
hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
các quốc gia hữu quan.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì các quốc
gia ven biển có các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia như
sau: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng
thềm lục địa.
Là một quốc gia ven biển, chúng ta đã ký kết và phê chuẩn Công ước
Luật biển năm 1982 nên Việt Nam cũng có những vùng biển như đã nêu trên.
Trong những tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định rất rõ phạm vi, chế độ pháp lý, quyền hạn
và nghĩa vụ của mình trên các vùng biển đó.
Nội thủy
Là vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy
của nước CHXHCN Việt Nam.
Như vậy, nội thủy bao gồm toàn bộ vùng nước phía trong đường cơ sở để
tính lãnh hải tiếp giáp với bờ, vùng nước thuộc những cảng ở biển, vùng nước ở
các cửa vịnh có cửa rộng không quá 14 hải lý mà bờ vịnh thuộc một quốc gia
duy nhất. Việc hoạch định biên giới nội thủy giữa Việt Nam và các quốc gia
4


láng giềng có bờ biển tiếp giáp hay đối diện được xác định bằng điều ước quốc
tế giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan, phù hợp với pháp luật và thực tiễn
quốc tế.
Nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền của một quốc gia và đặt dưới
chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển.
Lãnh hải
Là một vùng biển mang nội dung pháp lý chủ quyền lãnh thổ và tiếng

Anh đã diễn đạt chính xác nội dung này. “ Territorial sea” (có nghĩa là vùng biển
mang tính chất lãnh thổ. Vì thế đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi
là biên giới quốc gia trên biển.
Lãnh hải của nước ta là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với
nội thủy của nước ta và có chiều rộng là 12 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ lục
địa Việt Nam và thuộc về chủ quyền hoàn toàn của nước ta trên biển. Ranh giới
bên ngoài của lãnh hải là biên giới trên biển của nước ta, đường này chạy song
song với đường cơ sở và cách đường cơ sở 12 hải lý.
Lãnh hải của các đảo, quần đảo xa bờ, của quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các
đảo hay quần đảo đó.
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Là vùng nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó các quốc gia
ven biển thực hiện thẩm quyền có tính riêng biệt… Phạm vi của vùng tiếp giáp
lãnh hải không được vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sơ.vùng tiếp giáp lãnh
hải nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, có quy chế của một vùng đặc biệt, không
phải là một vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia cũng không phải là vùng biển
có quy chế tự do biển cả.
Vùng đặc quyền kinh tế.
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp
liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng. Theo đó, các quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các
quyết định thích hợp của Công ước điều hành”. Vùng đặc quyền kinh tế không
mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Thềm lục địa
Bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc
gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó
cho đến bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.
Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra

ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của
rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải không đến 200 hải
lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.”
Theo cấu trúc tự nhiên, thềm lục địa Việt Nam bao gồm 4 phần:
- Thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ.
- Thềm lục địa khu vực miền Trung.
5


- Thềm lục địa khu vực phía Nam.
- Thềm lục địa khu vực Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
2.1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ biên giới quốc gia
trên biển
Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm bảo vệ biên giới quốc gia của ông cha ta;
xuất phát từ tình hình thực tiễn của Việt Nam, vấn đề bảo vệ biên giới quốc gia
đã được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hóa bằng các quan điểm cơ bản sau:
Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc.
Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý,
kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển đảo.
Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo,
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững
chắc trên biển.
Giải quyết các bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, tôn
trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tranh chấp chủ quyền trên khu vực
Biển Đông giữa các nước trong khu vực diễn ra rất phức tạp, vậy nên Đảng ta đã
xác định: Việc giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ vững chắc Trường
Sa, Hoàng Sa cũng như các quyền lợi của nước ta trên biển là một nhiệm vụ

trọng yếu, là một trong những địa bàn chiến lược của quốc phòng – an ninh.
Một số nước thể hiện rõ ý đồ chiến lược, âm mưu “thôn tính Trường Sa,
độc chiếm Biển Đông”. Họ ra sức đẩy mạnh các hoạt động tuần tiễu, trinh sát,
thăm dò, khảo sát và khai thác tài nguyên, vi phạm quyền tài phán quốc gia của
Việt Nam bằng các hình thức ngày càng tinh vi hơn. Tham vọng độc chiếm Biển
Đông, thôn tính Trường Sa và chiến lược giành giật “biên giới mềm” của một số
nước lớn bằng cách tăng cường hoạt động quân sự, ngoại giao, leo thang về yêu
sách chủ quyền. Các loại tội phạm, xâm phạm trái phép, buôn lậu ma túy, chất
nổ…trên tuyến biến giới biển, đảo ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt hơn.
Vì vậy, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và quản lý tình hình
biên giới biển trong giai đoạn hiện nay của nước ngày càng trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết.
Qua lý luận và thực tiễn cho thấy ý thức của nhân dân nói chung và học
sinh trong các trường THPT nói riêng, về nhiệm vụ bảo vệ quyền lãnh thổ và
BGQG trên biển hiện nay còn nhiều hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu
cầu đề ra. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhận
thức về nhiệm vụ bảo vệ BGQG nói chung, bảo vệ BGQG trên biển nói riêng
của học sinh trong các nhà trường còn chưa cao, việc cập nhật những vấn đề
mới về BGQG trên biển của Giáo viên giáo dục quốc phòng trong nhà trường để
truyền đạt cho học sinh còn nhiều hạn chế. Trước tình hình trên, yêu cầu đặt ra
đối với Giáo viên giáo dục quốc phòng trong các nhà trường là phải nâng cao
6


nhận thức và trình độ về mọi mặt, có kiến thức hiểu biết sâu rộng về kinh tế,
chính trị, pháp luật, chính sách dân tộc, tôn giáo… Tham mưu cho lãnh đạo nhà
trường, áp dụng vào chương trình chính khóa và ngoại khóa ngoài giờ của bộ
môn để học sinh nhà trường nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi người trong việc
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng nói chung và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên

giới quốc gia trên biển.
Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung kiến thức trong các môn Địa
Lý, Lịch Sử và Giáo dục Quốc phòng – An ninh có đề cập đến vấn đề biển, đảo,
về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, song nội dung về chủ quyền biển
đảo chưa nhiều; chưa đảm bảo để thực hiện được quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về việc “ Phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý,
bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam”; và việc giao nhiệm vụ
“ Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ
đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015”.
Đa số học sinh và cha mẹ các em đều coi môn giáo dục quốc phòng là môn
phụ nên chưa chú trọng trong quá trình học tập, chủ động tiếp thu kiến thức.
Nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia có trong chương
trình lớp 11 nhưng hàm lượng cũng ít, chưa đáp ứng yêu cầu về chủ quyền biển
đảo trong giai đoạn hiện nay.
Giáo viên giảng dạy trong các nhà trường nhiệt tình trách nhiệm nhưng
cũng chưa thường xuyên cập nhật tin tức, thời sự về biển đảo để cung cấp thêm
thông tin cho học sinh, chính vì vậy mà nhận thức của học sinh về chủ quyền
biển đảo còn chưa sâu sắc.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
Trong quá trình giảng dạy, để nâng cao chất lượng tiết dạy “Bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh lớp
11, ngoài những nội dung chính của bài tôi đã cung cấp thêm một số giải pháp
chính của sáng kiến như sau:
2.3.1. Tích hợp vào bài dạy những các quan điểm của Đảng về bảo vệ
biên giới quốc gia trên biển
Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, điều đầu tiên là cần
phải quán triệt cho học sinh hiểu các quan điểm của Đảng về vấn đề bảo vệ biên
giới quốc gia trên biển trong giai đoạn hiện nay. Đảng lãnh đạo toàn diện và

xuyên suốt, nên chỉ có nắm vững được các quan điểm của Đảng thì mới có được
thái độ và những hành động đúng đắn trong việc bảo vệ BGQG trên biển.
Yêu cầu học sinh cần phải tích cực trau dồi những kiến thức về pháp luật.
Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ BGQG trên biển.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của bản thân mình đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có lòng yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa. Có bản lĩnh
chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cách mạng và lối sống đẹp; có
ước mơ, hoài bão khát vọng đưa đất nước vươn lên; có tri thức, sức khỏe, kỹ
7


năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, tích
cực tham gia xây dựng Đảng; đấu tranh kiên quyết bài trừ những tiêu cực, tệ nạn
xã hội, những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch.
Cần rèn luyện cho học sinh một lập trường, tư tưởng đúng đắn, vững
vàng, kiên định. Cảnh giác trước những âm mưu, xúi giục phản động, gây chia
rẽ của kẻ thù. Luôn có thái độ tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng.
Tham gia vào các tổ chức xã hội, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, từ đó chủ động tham mưu với các cấp Đảng, cấp chính quyền trong vấn
đề thanh niên với bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.
Nâng cao ý thức phối hợp, giúp đỡ các lực lượng chức năng đấu tranh
phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, BGQG, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực BGQG trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
2.3.2. Cung cấp cho học sinh một số kiến thức về lịch sử xác lập và
thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và
thực thi chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII.
Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hòa bình, phù hợp
với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Chúng ta có đầy đủ các bằng

chứng pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh sự thật hiển nhiên này
qua các giai đoạn lịch sử có liên quan.
- Trước năm 1884.
+ Nhà nước Đại Việt thời Chúa Nguyễn đã xác lập và thực thi chủ quyền
tại Hoàng Sa (Suốt trong ba thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX; một tổ
chức của Nhà nước Việt Nam: Đội Hoàng Sa, là bằng chứng hùng hồn về xác
lập và thực thi chủ quyền của Đại Việt ở Đàng Trong đối với Hoàng Sa. Đội
Hoàng Sa ra đời ở Cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi).
+ Nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn chống Hải tặc và bảo vệ biển Đông
(1771 – 1801). Trong thời gian từ năm 1771 đến năm 1801, gần như lúc nào
cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngoài biển Đông, từng khu vực đều
có lực lượng do Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh hoặc quân Tây Sơn làm chủ)
- Với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại, Cộng Hòa Pháp tiếp tục
khẳng định, quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa trong thời
kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945).
- Lợi dụng Việt Nam đang lo đối phó với sự trở lại của thực dân Pháp và
lo kháng chiến chống Pháp, quân Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân của
CHND Trung Hoa đã tiến hành chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa (1946 – 1956).
- Quân Pháp rút khỏi Việt Nam sau khi thua trận ở Điện Biên Phủ, buộc
Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ và trong thời kỳ đất nước Việt Nam bị chia cắt
khiến Trung Quốc; Đài Loan; Philippines tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và
Trường sa thuộc quyền quản lý, bảo vệ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
(1956 – 1975).
8


2.3.3. Tăng cường ngoại khóa ngoài giờ nhằm giáo dục học sinh hiểu
rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền biên giới
quốc gia trên biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xác định

rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, tình hình thế giới còn
có nhiều biến động khó lường, tình hình trong nước và các tuyến biên giới vẫn
còn nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp. Nước ta tiếp tục phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế
ngày càng sâu rộng bên cạnh việc chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức
kinh tế thế giới WTO. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi do thành quả của sự
nghiệp đổi mới của đất nước và xu thế thời đại mang lại, nước ta cũng đang
đứng trước những thách thức lớn không thể xem thường. Cùng với những tác
động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường và của quá trình toàn cầu hóa, chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ cách mạng nước ta. Chúng tăng cường các thủ
đoạn kích động, lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, tuyên truyền, kích động,
lôi kéo các phần tử bất mãn, những quần chúng nhẹ dạ, cả tin, trình độ văn hóa
thấp, non yếu về nhận thức chính trị để tổ chức, tuyên truyền, phát triển đạp trái
pháp luật, kích động di dân tự do, vượt biên trái phép,… hòng gây chia rẽ khối
đoàn kết các dân tộc, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước, làm cho tình hình an ninh, chính trị ở khu vực biên giới biển ngày
càng phức tạp.
Trước tình hình đó, trách nhiệm của giáo viên, là cần phải tuyên truyền
cho học sinh thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ
quyền BGQG trên biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để học
sinh có nhận thức đúng về tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng biên
giới quốc gia trong giai đoạn cách mạng mới, để học sinh thấy rõ tầm quan trọng
và ý nghĩa chiến lược của xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia trên biển trong
giai đoạn hiện nay, tự hào về truyền thống dựng nước, đánh giặc giữ nước,
những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của ông cha ta bảo vệ biên giới, thấy
được ý nghĩa thiêng liêng của bảo vệ Tổ quốc; từ đó mỗi người sẽ thấy rõ được

trách nhiệm và vinh dự của mình khi tham gia bảo vệ Tổ quốc nói chung và
tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển nói
riêng. Từ đó các em là những hạt nhân đi đầu trong công tác tuyên truyền về bảo
vệ biên giới quốc gia trên biển. Phải tuyên truyền từ trong chính bản thân gia
đình, dòng họ, những người thân, bạn bè, hàng xóm của mình. Từ đó, họ sẽ trở
thành những hạt nhân, tạo thành một phong trào tích cực, mọi người sẽ cùng
tuyên truyền cho nhau, giáo dục nhau, cùng nâng cao ý thức và trách nhiệm đối
với biên giới quốc gia trên biển của đất nước.
2.3.4. Động viên, khích lệ học sinh không ngừng học tập, nâng cao
trình độ nhận thức về mọi mặt. Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp
9


luật của Nhà nước. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ
quân sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn
sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Xây dựng và bảo vệ BGQG trên biển là nhiệm vụ quan trọng của đất
nước, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Thế hệ trẻ, là những
chủ nhân tương lai của đất nước, càng phải thấy rõ được trách nhiệm của mình
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt,
xây dựng và củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự
cường, nâng cao ý thức bảo vệ XHCN. Thông qua học tập, nhận thức và trách
nhiệm của thế hệ trẻ về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
sẽ được nâng cao.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà thế giới hội nhập, đất nước chúng ta
cũng nằm trong xu thế chung đó, thì việc học tập và nâng cao trình độ của học
sinh, sinh viên, thế hệ trẻ là vô cùng cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội thì cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa.” Chỉ có không ngừng học

tập và nâng cao trình độ về mọi mặt, thì chúng ta mới có thể tiếp thu được
những thành tựu khoa học công nghệ, những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Từ
đó, mới đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết, cũng chính là thế hệ trẻ
đang tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của cha ông, hun đúc cho bản thân
lòng tự hào dân tộc, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ biên giới quốc gia
trên biển.
Thông qua học tập, thế hệ trẻ có thể nắm vững và hiểu rõ những chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về biên giới quốc gia trên
biển, xác định cho mình lập trường, tư tưởng kiên định, vững vàng. Đấu tranh
kiên quyết bài trừ những tiêu cực, tệ nạn xã hội, những quan điểm sai trái, phản
động của các thế lực thù địch.
Học sinh, sinh viên cần tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trau dồi đạo
đức cách mạng, rèn luyện sức khỏe, từ đó xây dựng thế hệ trẻ toàn diện về tri
thức và đạo đức. Góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói
chung và bảo vệ quốc gia trên biển nói riêng.
Bên cạnh việc không ngừng học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, thế hệ
trẻ hiện nay cần nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, mà
trước hết là thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ Luật quốc phòng, Luật nghĩa vụ
quân sự, Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cần phải có một thái độ tự giác chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó, thế hệ
trẻ cần đấu tranh phòng và chống hành vi thiếu tôn trọng pháp luật, vi phạm
pháp luật, hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Việc
chấp hành pháp luật chính là trách nhiệm cơ bản của công dân. Chỉ có nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, an ninh trật tự mới có thể được đảm bảo, các đường
10


lối và chính sách về quốc phòng, về bảo vệ biên giới quốc gia trên biển mới có

thể được đảm bảo.
Bên cạnh đó, thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước luôn phải
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm
chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao.
Thanh niên, thế hệ trẻ cần phải thấy được trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
quân sự là nhiệm vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân
Việt Nam, vì vậy mọi công dân đến tuổi nhập ngũ phải có trách nhiệm làm tròn
nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Tại Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự
quy định: “Công dân nam, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ
tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Tuyệt đối không có các hành vi
trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc thực hiện nghĩa vụ của
thế hệ trẻ chính là phát huy truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách
mạng của dân tộc, góp phần xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy
và hiện đại, tăng cường quốc phòng, bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững
chắc biên giới quốc gia trên biển trong giai đoạn hiện nay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Những giải pháp trên tôi đã tham mưu cho ban chuyên môn nhà
trường áp dụng ở trường THPT Hậu Lộc 4, tỉnh Thanh Hóa, bước đầu đã được
đội ngũ giáo viên của nhà trường và học sinh hưởng ứng tích cực. Đề tài có tính
khả thi cao, giúp GV môn GDQP tạo được hứng thú cho học sinh trong việc học
tập bộ môn nói chung và phần bảo vệ biên giới quốc gia trên biển đồng thời
nâng cao được ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của đất nước, xây dựng cho học sinh động cơ và thái độ học tập
đúng đắn để lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đáp ứng được
mục tiêu của cấp học đề ra.
Trang bị được cho học sinh một số kiến thức về biển, đảo của Việt Nam;

đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cung cấp cho học sinh biết những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với từng vùng biển và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuyên truyền và giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao
ý thức đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam; góp phần bảo
vệ, gìn giữ môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.
Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho học sinh; không để bị các thế
lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng về vấn đề tranh chấp trên biển Đông,
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để làm
mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
11


Kết quả thực nghiệm đối với học sinh trường THPT Hậu Lộc 4
Trong năm học 2016 – 2017 tại trường THPT Hậu Lộc 4, tôi đã sử dụng
phương pháp này để tổ chức ngoại khóa và giảng dạy cho học sinh các lớp 11
trong bộ môn GDQP - AN, kiểm tra đánh giá nhận thức về chủ quyền biên giới
quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển đảo, đạt kết quả như sau:
Kết quả của các lớp thực nghiệm:
TT

Lớp

Sĩ số

>=8

6.5-<8


01
02
03

11A7
11A8
11A6

39
40
45

10
17
10

26
21
31

5-<6.5
4
2
4

3.5-<5

< 3.5

0

0
0

0
0
0

Kết quả của các lớp đối chứng:
TT

Lớp

Sĩ số

>=8

6.5-<8

5-<6.5

3.5-<5

< 3.5

1
2
3

11A1
11A2

11A3

39
37
41

6
5
1

27
25
30

6
7
10

0
0
0

0
0
0

Nhìn vào kết quả trong năm học vừa rồi có thể đi đến kết luận rằng trong
quá trình giảng dạy cũng như trong tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa
cho học sinh, nếu giáo viên chủ động lồng ghép, sưu tầm tư liệu, tích hợp nội
dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào từng tiết dạy, với những hình ảnh minh

họa sinh động sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn,
học sinh sẽ hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tập và kết quả mang lại tốt
hơn.
Ngoài những kết quả đó, việc sử dụng các phương pháp trong sáng kiến
để giảng dạy cũng như trong tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ giúp cho học
sinh phát huy được tính tích cực, tính tự học, chủ động, sáng tạo và biết làm chủ
kiến thức của mình, khắc phục thói quen học tập thụ động.

12


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Thời gian qua, khi tình hình tranh chấp ngày càng gia tăng và diễn biến
ngày càng phức tạp về chủ quyền của một số nước trên biển Đông, trong đó có
Việt Nam. Vấn đề về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Chúng ta cần cung cấp cho học sinh những điều luật, cơ sở pháp lý
nền tảng để các em nhận thấy rõ rằng vùng biển đó, quần đảo đó là thuộc chủ
quyền của Việt Nam. Điều này không chỉ để các em tin tưởng mà quan trọng là
cung cấp cho các em những kiến thức vững vàng để kể cả khi các em rời mái
trường THPT, các em có thể tự tin trả lời, giải thích với người khác về chủ
quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Để nâng cao được ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ biên
giới quốc gia nói chung và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng theo tôi người
giáo viên giáo dục quốc phòng cần đảm bảo được một số bài học sau:
Người GV giáo dục quốc phòng luôn có tinh thần tự học, tự rèn, nâng cao
trình độ lí luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt
động, phải quan tâm đến công tác dạy - học, đổi mới phương pháp dạy học và
phương pháp giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn trong công cuộc xây dựng
đất nước hiện nay.

Để các giải pháp trên được thực hiện có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo thống
nhất từ BGH nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên, học sinh cùng các tổ chức
đoàn thể trong và ngoài nhà trường, chính vì vậy người GV GDQP cần chủ động
xây dựng kế hoạch chuyên môn ngay từ đầu năm, tham mưu cho BGH nhà
trường chỉ đạo phối hợp thực hiện, như vậy những giải pháp của bộ môn mới
được thực hiện đồng bộ và thu được hiệu quả cao.
Khi vận dụng các giải pháp mỗi GV cần khéo léo, linh hoạt, khuyến khích
động viên học sinh tích cực tìm tòi tài liệu, không áp dụng một cách máy móc,
cứng nhắc, đơn điệu có như vậy công tác giảng dạy và giáo dục mới đạt được
hiệu quả giáo dục cao nhất.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với nhà trường:
Tôi đã đưa ra 4 giải pháp trong môn giáo dục quốc phòng – an ninh nhằm góp
phần nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển
đảo thiêng liêng của đất nước. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và
áp dụng các giải pháp sau:
Tham mưu cho BGH nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa
hướng về biển, đảo như: Thi đố vui để học; thi văn nghệ hát về biển, đảo; thi vẽ
tranh chủ đề biển, đảo; thi tìm hiểu kiến thức về biển, đảo theo hình thức thi
viết hoặc thi kể chuyện; thi hùng biện về chủ đề biển, đảo... nhằm tuyên truyền,
giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh.
3.2.2. Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Bộ chỉ huy quân sự:
Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cần phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh Thanh Hóa tổ chức những lớp bồi dưỡng cho giáo viên giáo dục quốc
13


phòng về tình hình biển đảo trong giai đoạn hiện nay để giáo viên nắm tin tức tài
liệu một cách chính thống khi tổ chức tuyên truyền và giáo dục cho học sinh.
Cần tăng cường thêm về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học trực quan cho

các trường để GV tổ chức các giờ giảng sinh động hơn, học sinh tiếp thu bài
giảng một cách tốt nhất từ đó các em chủ động học tập và nâng cao ý thức trách
nhiệm cũng như tình yêu với biển đảo quê hương.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Đình Phong

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đặng Đình Quý (2005), Tranh chấp Biển Đông, luật pháp, địa chính trị và
hợp tác quốc tế, NXB Thế Giới.
2. Ban Biên giới – Bộ Ngoại giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản về
Luật Biển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
3. Báo Điện tử Đảng cộng sản (2009), Công ước về luật biển 1982.
4. Biên phòng Việt Nam (2007), NXb Quân đội nhân dân.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Giáo dục quốc phòng – An ninh 11, NXB
Giáo dục.
6. Bộ Tư lệnh Hải quân (2001), Bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình

mới.
7. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, Luật Biển Việt Nam 2012.
8. Giáo trình GDQP Đại học (2005), NXB Quân đội nhân dân.
9. Luật Biên giới quốc gia (2004), NXB Chính trị quốc gia.
10. Quân chủng Hải quân (2008), Một số vấn đề về chủ quyền biển, đảo Việt
Nam, NXB Quân đội nhân dân.
11. Vụ Giáo dục Quốc phòng (2012), Biển, đại dương và chủ quyền biển, đảo
Việt Nam, NXB Giáo dục.

15



×