Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Thảo luận TÌNH HUỐNG 5 và TÌNH HUỐNG 6 Quản trị chiến lược tmu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.22 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ – LUẬT
---------

BÀI THẢO LUẬN
TÊN HỌC PHẦN : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
MÃ LỚP HỌC PHẦN : H2004SMGM0111

TÌNH HUỐNG 5 và TÌNH HUỐNG 6

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt
Nhóm thực hiện

: 06

Hà Nội – 2020


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

51

Đỗ Thị Thư

52

Mã SV


17D160154

Công việc

Đánh giá

Thuyết trình, hỗ trợ NT

A

Lê Thị Minh Thư 18D160051
(NT)

Phân việc, mở đầu-kết
luận, tổng hợp W+ sửa bài

A

53

Lê Hoài Thương

18D120343

Làm Word

B

54


Trịnh Thị
Thương

Hồng 18D180108

Làm Word

B+

55

Võ Thị Thương

18D120283

Làm Word, nêu ý kiến

B+

56

Đỗ Thị Thủy

18D150283

Làm Word

B

57


Nguyễn Hoài Thúy

18D250104

Làm Word

B

58

Nguyễn Thị Thúy

18D160260

Làm Word

B

59

Phạm Minh Thúy

17D150381

Làm PP

60

Mai Lê Thùy (TK)


18D110190

Làm Word, hỗ trợ NT

A


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, các mô hình và chiến lược kinh doanh mới đang bắt
đầu tái định hình cấu trúc cạnh tranh của ngành hàng không trong khu vực châu Á một
cách nhanh chóng.Hàng không được xem là một trong những ngành có rào cản tương
đối cao. Một số ngành hàng không trên thế giới đã phải ngừng hoạt động vì áp lực
cạnh tranh đến từ đối thủ, nguồn vốn cao, ...
Tuy nhiên Vietjet Air - một hãng hàng không tư nhân giá rẻ cả Việt Nam đã và
đang làm rất tốt vị thế của mình trong ngành hàng không nước nhà. Vietjet Air được
xem là 1 trong những hãng hàng không tư nhân nổi bật, với độ tăng trưởng đội bay
không ngừng với tổng 51 máy bay vào cuối năm 2017 và vận hành 17 triệu lượt khách
cùng với mức độ tăng trưởng trong năm 2016 là 22%. Đây được coi là trường hợp
hiếm hoi mà một doanh nghiệp tư nhân có thể tồn tại bền vững và thậm chí là tăng
trưởng mạnh mẽ trong môi trường “khó sống”, nơi một ngành tuy không có nhiều đối
thủ cạnh tranh nhưng áp lực thải loại lại lớn đến như vậy. Vậy Vietjet Air đã có những
lợi thế cạnh tranh gì để có thể cạnh tranh với các hãng hàng không khác?Và trong
tương lai những lợi thế cạnh tranh này có mang lại lợi tích cho Vietjet Air? Đề tài “
Lợi thế cạnh tranh của Vietjet Air” sẽ giải đáp những thắc mắc này.
I. Lợi thế cạnh tranh của Vietjet Air
1.1. Giới thiệu về công ty Vietjet Air

1.1.1.Quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Aviation Joint Stock Company), là
hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới,
chi phí tiết kiệm & linh hoạt và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa
chọn. Không chỉ vận chuyển hàng không, Vietjet còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng
hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại
điện tử tiên tiến. VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C,
Sovico Holdings và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí
Minh (HDBank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD
tại thời điểm góp vốn). Vietjet đã trải qua nhiều dấu mốc phát triển quan trọng:





Tháng 12/2007: Được cấp giấy phép hoạt động.
Ngày 05/12/2011: Mở bán vé máy bay đợt đầu tiên.
Ngày 25/12/2011: Thực hiện chuyến bay đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh đi Hà Nội.
Ngày 10/2/2013: VietjetAir chính thức mở đường bay đi Bangkok, Thái Lan.
4








Ngày 26/6/2013: VietJetAir thành lập liên doanh hàng không tại Thái Lan.
Ngày 23/10/2014: Vinh dự nhận giải Top 10 hãng hàng không giá rẻ tốt nhất Châu Á.

Ngày 31/01/2015: Chào đón hành khách thứ 10 triệu của hãng.
Ngày 23/5/2016: Hoàn tất đặt mua 100 máy bay Boeing 737 MAX200.
Ngày 08/11/2017: Nhận chứng chỉ nhà khai thác mới tại Thái Lan và công bố đường

bay Đà Lạt-Băng Cốc.
• Ngày 16/3/2018: Vietjet công bố kế hoạch mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và
Australia.
1.1.2. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi
-

Tầm nhìn :
Trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và
thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp hàng tiêu dùng trên
nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin dùng.

-

Sứ mệnh:
+ Khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong nước, khu vực và
quốc tế.
+ Mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không.
+ Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt
Nam và quốc tế.
+ Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang
trọng và những nụ cười thân thiện.

-

Giá trị cốt lõi:
An toàn – Vui vẻ – Giá rẻ – Đúng giờ

Hiện nay Vietjet đang khai thác mạng đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt
Nam và hơn 30 điểm đến trong khu vực tới Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar,
Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, khai thác đội tàu bay hiện
đại A320 và A321 với độ tuổi bình quân là 3,3 năm.Vietjet là thành viên chính thức
của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn khai thác
IOSA. Văn hoá An toàn là một phần quan trọng trong văn hoá doanh nghiệp Vietjet,
được quán triệt từ lãnh đạo đến mỗi nhân viên trên toàn hệ thống.
1.1.3. Mô hình hoạt động

-

Vietjet Air chuyên cung cấp dịch vụ hàng không giá rẻ, hướng vào phân khúc khách
hàng bình dân giá rẻ. Vietjet Air có một số hoạt động kinh doanh phổ biến mang tính
chuẩn mực như :
5


+ Hoạt động “sale and lease back” (bán và cho thuê lại) nhằm tận dụng được
dòng tiền hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh.
+ Tiết giảm chủng loại máy bay cũng như trọng tâm khai thác loại máy bay thân
hẹp đời mới nhất nhằm tiết kiệm chi phí đào tạo nhân viên vận hành, chi phí bảo
dưỡng nói chung cũng như tối ưu chi phí nhiên liệu.
+ Tăng tần suất sử dụng máy bay để tối đa hiệu suất sử dụng tài sản.
+ Tiết giảm các trang thiết bị không cần thiết trên máy bay và tăng cường hoạt
động bán các suất ăn và đồ lưu niệm để tăng thu nhập ngoài hoạt động cốt lõi.
+ Tăng cường hoạt động bán vé trực tiếp tại sân bay hoặc trên website thay vì
phải tốn kém chi phí vận hành số lượng lớn các chi nhánh phân phối vé.
-

Hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái xoay quanh ngành nghề hàng không.

Vietjet Air theo đuổi mô hình “Consumer Airline” (Hãng hàng không người tiêu
dùng), đó là xây dựng nên một hệ thống sinh thái toàn diện để có thể đáp ứng đầy đủ
chỗ nhu cầu của khách hàng từ trước khi bước chân lên máy bay cho tới sau khi không
còn ngồi trên máy bay nữa. Bao gồm các hoạt động:
+ Hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách.
+ Hoạt động cung cấp dịch vụ đặt trước khách sạn - resort
+ Dịch vụ mua sắm quần áo du lịch thậm chí là các dịch vụ tài chính liên quan
như: mua bảo hiểm cá nhân và thanh toán chậm khi mua vé để kích thích nhu cầu đi
máy bay
1.2. Các nguồn lực và năng lực chủ yếu của Vietjet

1.2.1. Nguồn lực:
-

Nguồn lực hữu hình:
+ Địa điểm thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có mức tăng trưởng
ngànhhàng không cao nhất thế giới.
+ Tài chính: VietJet Air được thành lập từ 3 cổ đông lớn là Tập đoàn
T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành phố
Hồ Chí Minh (HDBank).
Có doanh thu từ các dịch vụ phụ trợ là nhân tố quan trọng tạo nênthành công của
hầu hết các hãng hàng không giá rẻ (LCC). Đây cũng là yếu tố đã giúpVietJet nhanh
chóng có lợi nhuận
6


+ Chi phí:


Hiện tại Vietjet Air đang thuộc nhóm có chi phí hoạt động tương đối thấp so với mặt

bằng chung. Với chỉ số CASK – exfuel (chi phí vận hàng không tính chi phí nhiên liệu
trên một đơn vị ghế cung ứng) đạt 2,42 US cent trong năm 2016 và đã được tiết giảm
hơn 7% về chỉ còn 2,25 US cent sau một năm hoạt động đến cuối 2017.



Vietjet đang được hưởng lợi thế chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp vì có đội tàubay mới.
+ Cơ sở vật chất hiện đại tiên tiến:



Vietjet là một trong những hãng hàng không sở hữu dòng máy bay Airbus A321 hiện
đại và mới nhất của Airbus. Đây là loại máy bay có khoang hànhkhách rộng nhất trong
các loại máy bay với sức chứa lên đến 230 hành khách.



Mạng lưới bay rộng mở: Hiện tại, hãng đã khai thác mạng đường bay phủ khắpcác
điểm đến tại Việt Nam và hơn 30 điểm đến trong khu vực. Gồm các chuyến bay
tới:Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản,Hong Kong, …
+ Yếu tố con người:



Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm vượt trội trẻ trung, năng
động và nhiệt huyết.

-


Nguồn lực vô hình:
+ Danh tiếng:



Vietjet được công nhận là “Hãng hàng không giá rẻ của thị trường nội địa cũng như
khu vực Đông Nam Á” và là “Hãng hàng không chuyên cung cấp dịch vụ giá rẻ”.



Nổi trội lên phong trào“ Hãng hàng không Bikini”.



Slogan của công ty là “ Bay là thích ngay”. Hãng đã xây dựng được một thương hiệu
mạnh và được nhận diện tốt ở Việt Nam nhờ công tác truyền thông tốt mạng lưới phân
phối qua các công ty lữ hành ở địa phương, đây là yếu tố quan trọng vì hầu hết ở người
Việt vẫn mua vé qua đại lý thay vì đặt trực tiếp trên Internet.
+ Công nghệ: Ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến là bước đột phá của Vietjet
so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Ví dụ: Vietjet đã tiến hành hình thức
mua vé qua website để vừa tiết kiệm chi phí vận hành số lượng lớn các chi nhánh phân
phối vé vừa là ưu thế cho khách hàng trong khâu đặt vé.
1.2.2. Năng lực chủ yếu của Vietjet được chứng minh qua hoạt động kinh doanh
hiệu quả:
7


- Năng lực lãnh đạo:Trong tình hình kinh tế thế giới rơi vào giai đoạn khó khăn
hay áp lực cạnh tranh từ các đối thủ lớn đầu ngành là những lý do các hãng hàng
không tư nhân đưa ra để lý giải cho sự thất bại của mình. Thế nhưng Vietjet đã thay

đổi hoàn toàn suy nghĩ đó bằng cách: Hãng đã tăng trưởng đội bay không ngừng với
tổng 51 máy bay vào cuối năm 2017 và vận chuyển hơn 17tr lượt khách, tăng trưởng
22% so với năm 2016. Đây là một trường hợp hiếm hoi mà một doanh nghiệp tư nhân
có thể tồn tại bền vững và thậm chí tăng trưởng mạnh mẽ trong môi trường “khó
sống”, nơi một ngành tuy không có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng áp lực thải loại lại
lớn đến như vậy. Vì thế, thị phần của Vietjet đã tăng lên 43% vào cuối năm 2017, trở
thành hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất.
- Năng lực định vị đúng lợi thế cạnh tranh dẫn đầu chi phí thấp được thị trường
chào đón nồng nhiệt, bên cạnh đó là các chiến lược Marketing ấn tượng với thương
hiệu “Hãng hàng không bikini” mà chúng ta vẫn thường thấy trên các phương tiện
truyền thông đã làm cho mức độ thân thiện của thương hiệu Vietjet Air tăng lên nhanh
chóng
- Năng lực quản trị chi phí và tiết giảm giá thành cung ứng dịch vụ, cạnh tranh về
giá thành được chứng minh bằng thành quả: Hiện tại Vietjet đang thuộc nhóm có chi
phí hoạt động tương đối thấp so với mặt bằng chung.
- Năng lực định hướng tương lai:Để mở rộng ra các thị trường thế giới thuận lợi
hơn, Vietjet đã định hướng rất rõ về kế hoạch mua hơn 200 máy bay đời mới nhất từ
Airbus và Boeing trong 5 năm tới.Lập kế hoạch chiến lược theo đuổi mô hình
“Consumer Airline” đó là xây dựng một hệ sinh thái toàn diện để có thể đáp ứng đầy
đủ chuỗi nhu cầu của hành khách.
1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Vietjet
1.3.1. Hiệu suất vượt trội


Tập trung vào các chiến lược R&D
Chính Vietjet Air là nhân tố quan trọng làm thay đổi cấu trúc cạnh canh tranh của
ngành hàng không nội địa trong gần một thập kỷ qua với thị phần tăng trưởng nhanh
chóng đạt gần 10% sau 1 năm hoạt động đầu tiên và đến nay đã trở thành người dẫn
đầu với thị phần hơn 43%. Không khó để thấy rằng ở một nền kinh tế cận biên tăng
trưởng nhanh với thu nhập trung bình hàng năm quanh con số 3.000 USD thì các

8


phương tiện đi lại tiết kiệm chi phí sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của đại đa số người
dân khi họ muốn di chuyển quãng đường xa mà lại tiết kiệm được thời gian một cách
tối đa. Vietjet Air định vị đúng lợi thế cạnh tranh dẫn đầu chi phí thấp đã được thị
trường chào đón nồng nhiệt, đó là chưa kể đến chiến lược marketing ấn tượng với
thương hiệu “Hãng hàng không bikini” mà chúng ta vẫn thường thấy trên các phương
tiện truyền thông đã làm cho mức độ nhận diện thương hiệu Vietjet Air tăng lên nhanh
chóng.
Bức tranh tăng trưởng của Vietjet Air sẽ chưa hoàn thiện nếu không nhắc đến
chiến lược phát triển các chuyến bay quốc tế trong khu vực lân cận. Kể từ chuyến bay
đầu tiên từ Tp. Hồ Chí Minh đến Bangkok, Thái Lan trong năm 2013, đến nay Vietjet
đã nhanh chóng nâng lên tổng cộng 44 chuyến quốc tế rộng khắp khu vực Đông Nam
Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc, các quốc gia có lượt khách du lịch đến Việt
Nam tăng trưởng khá đều đặn trong nhiều năm qua. Đây vẫn là nhóm khách du lịch có
tiềm năng lớn và chiến tỷ trọng cao nhất trong xu hướng khách hàng nước ngoài đến
Việt Nam nhiều năm gần đây. Nếu nhìn lại, số tuyến bay quốc tế trong năm 2017 đã
tăng gấp đôi so với 2016, trong khi các tuyến nội địa đã dần được phủ kín và hầu như
không tăng mạnh nữa, có thể thấy rằng trục tăng trưởng của Vietjet Air không hề bị
giới hạn chỉ ở thị trường nội địa và đang được định vị mở rộng ra các thị trường nước
ngoài với tốc độ khá nhanh. Đến năm 2018 là 105 đường bay, bao gồm 39 tuyến nội
địa rộng khắp Việt Nam và 66 tuyến quốc tế phủ khắp các địa điểm nổi tiếng ở Châu Á
như Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung
Quốc, Thái Lan, Vietjet cũng đã đưa tàu bay sang khai thác tại các thị trường Oman,
Pakistan, Ấn Độ, Dubai và Doha. Việc đẩy mạnh phát triển mạng bay quốc tế mang lại
lợi ích kép cho hãng do có thể tăng nguồn thu bằng ngoại tệ đồng thời giá nhiên liệu
máy bay tra nạp tại các thị trường quốc tế có thể thấp hơn 20% so với nội địa, giúp
tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.



Khả năng quản trị chi phí và tiết giảm chi phí giá thành dịch vụ
Vietjet đang định hình các chuẩn mực hoạt động kinh doanh của phân khúc
hàngkhông giá rẻ đầy tiềm năng ở Việt Nam mà các doanh nghiệp cần phải học hỏi
theo, cụ thể như:
+ Hoạt động “Sale & lease back” nhằm tận dụng được dòng tiền hỗ trợ cho hoạt
độngkinh doanh.
9


+ Tiết giảm chủng loại máy bay cũng như trọng tâm khai thác loại máy bay thân
hẹp đời mới nhất nhằm tiết kiệm chi phí đào tạo nhân viên vận hành, chi phí bảo
dưỡng nói chung cũng như tối ưu chi phí nhiên liệu.
+ Tăng tần suất sử dụng máy bay để tối đa hiệu suất sử dụng tài sản.


Tính kinh tế theo quy mô
Phần còn lại không nhỏ trong tổng chi phí vận hành là chi phí nhiên liệu trên một
đơn vị ghế cung ứng - CASK fule của Vietjet hiện vẫn tương đối cao so với mặt bằng
chung, đạt quanh 1.47 US cent.
Thế nên để chiến lược mở rộng ra các thị trường trên thế giới thuận lợi hơn,
nhóm quản trị của Vietjet Air đã định hướng rất rõ về kế hoạch mua hơn 200 máy bay
đời mới nhất từ Airbus và Boeing trong 5 năm tới.
+ Đặc biệt là dòng máy bay B737 Max 200 được đánh giá là có khả năng tiết
kiệm nhiên liệu nhất so với thời điểm hiện tại.
+ Theo kế hoạch, Vietjet Air sẽ giảm dần số lượng chủng loại máy bay A320 đời
cũ và bắt đầu khai thác chủng loại máy bay mới B737 MAX 20 từ năm 2019 và sẽ đạt
gần 30 chiếc thuộc chủng loại này cho tới cuối năm 2020.
+ Vietjet Air đang định hình chiến lược phát triển rộng ra dần và vận chuyển số
lượng khách lớn hơn ở các thị trường đầy tiềm năng lân cận nữa chứ không phải riêng

thị trường nội địa.
1.3.2. Chất lượng vượt trội
Trong mô hình hàng không chi phí thấp, Vietjet Air tiếp tục với lợi thế cạnh tranh
về chi phí thấp. Với giá vé thấp và thay vào đó là bán các dịch vụ cộng thêm như hành
lý, suất ăn, chọn chỗ ngồi, dịch vụ ưu tiên,… cho những người thực sự có nhu cầu. Vì
vậy, có thể tin rằng doanh thu phụ trợ của Vietjet Air còn nhiều dư địa để tăng trưởng
mạnh trong thời gian tới khi số lượng khách chuyên chở tiếp tục tăng trưởng, nhu cầu
phát sinh của khách hàng ngày càng đa dạng.
Hãng Theo đuổi mô hình “Consumer Airline” – xây dựng một hệ sinh thái toàn
diện để có thể đáp ứng đầy đủ chuỗi nhu cầu của hành khách từ khi bước chân lên máy
bay cho tới khi không còn ngồi trên máy bay nữa.
Với việc tăng bay các chuyến quốc tế, mặt bằng thu nhập của hành khách Vietjet
Air sẽ tăng lên, đặc biệt nguồn thu từ ngoại tệ cũng dần tăng lên trong cơ cấu dòng tiền
10


thu của hãng hàng không này. Bên cạnh đó là sự phong phú và chất lượng dịch vụ phụ
trợ như phí hành lý, hành lý quá cước, chỗ ngồi, phí hủy và thay đổi chuyến bay và các
dịch vụ trên máy bay. Dựa vào văn hóa và chiến lược khác nhau, các hãng hàng không
có thể mở rộng các dịch vụ khác như vận chuyển trẻ em đi một mình hay thú nuôi...
Với hệ sinh thái khách hàng và nền tảng công nghệ, Vietjet Air sẽ không chỉ bán các
sản phẩm liên quan đến chuyến bay mà còn bán cho khách hàng mua vé nhiều loại
hình sản phẩm đa dạng khác như khách sạn, bảo hiểm, hàng tiêu dùng, dịch vụ tài
chính.
Vietjet Air coi trọng việc xây dựng độ nhận biết thương hiệu và uy tín cao trong
việc cung cấp dịch vụ có chất lượng cao.Việc chất lượng sản phẩm cao không những
cho phép hãng hàng không này đặt ra mức giá cao hơn mà còn giảm bớt chi phí sản
xuất.
1.3.3. Sự đổi mới vượt trội
Sự xuất hiện của Vietjet Air đã thổi một làn gió mới vào thị trường hàng không

Việt Nam.Các tàu bay của VietjetAir mang sắc đỏ - vàng của đất nước Việt Nam đầy
năng động. Hãng cũng tiên phong sơn lên thân tàu bay biểu tượng của du lịch Việt
Nam thay cho sự cam kết đồng hành cùng ngành du lịch nước nhà.
Năm 2017, Vietjet trở thành hãng hàng không đầu tiên trong khu vực Đông Nam
Á vận hành thiế hệ tài bàu mới nhất của Airbus là A321NEO.Được trang bị động cơ
thế hệ mới nhất GTF của Pratt & Whitney với các cải tiến khí động lực và thiết kế
khoang hành khách tối ưu.
1.3.4. Đáp ứng khách hàng vượt trội
Vietjet Air định vị đúng lợi thế cạnh tranh dẫn đầu chi phí thấp đã được thị
trường chào đón nồng nhiệt, thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi vé 0
đồng hấp dẫn.
Từ quan điểm của Vietjet Air, giấc mơ “Consumer Airline” sẽ không giới hạn chỉ
ở hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, mà còn là hoạt động cung cấp
dịch vụ đặt trước khách sạn –resort, dịch vụ mua sắm quần áo du lịch, mà thậm chí là
các dịch vụ tài chính liên quan như mua bảo hiểm cá nhân và thanh toán trả chậm khi
mua vé để kích thích nhu cầu đi máy bay từ việc liên kết với HD bank. Đây sẽ là bước
đi mới nhất trên con đường trở thành một "Consumer Airline", cung cấp mọi dịch vụ
mà khách hàng mong muốn của Vietjet".Nhờ nền tảng công nghệ hiện đại, hãng hàng
11


không thế hệ mới Vietjet đang hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Consumer Airline”:
Luôn tạo ra xu hướng tiêu dùng mới, gia tăng tiện ích cho người dùng.Mục tiêu sau
cùng của Vietjet Air trong việc theo đuổi chiến lược này đó là xây dựng lên một hệ
sinh thái toàn diện để có thể đáp ứng đầy đủ chuỗi nhu cầu của hành khách từ trước
khi bước chân lên máy bay cho tới sau khi không còn ngồi trên máy bay nữa.
II. Đánh giá LTCT của Vietjet Air
2.1.Cơ hội :
-


Chính sách hội nhập kinh tế phát triển:
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng ở khu vực và thế giới, quan hệ với các nước
trong khu vực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các nước ASEAN. Bên cạnh đó chúng ta
còn quan hệ với một số quốc gia tạo thuận lợi cho hàng không phát triển như châu Âu,
châu Á…

-

Du lịch và lượng khách quốc tế tăng
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn với bạn bè quốc tế. Vào cuối năm 2017,
Vietjet Air đã tăng trưởng đội bay không ngừng với tổng số 51 máy bay và vận chuyển
hơn 17 triệu lượt khách, tăng trưởng 22% so với năm 2016

-

Công nghệ phát triển



Năm 2017, Vietjet được trang bị động cơ thế hệ tàu bay mới nhất GTF của Pratt &
Whitney với các cải tiến khí động lực và thiết kế khoang hành khách tối ưu, sẽ giảm
tiêu thụ nhiên liệu ít nhất là 16% trong thời gian đầu, tiết giảm tiếng ồn tới 75% và
lượng khí thải ra môi trường tới 50% theo công bố của nhà sản xuất.



Tiếp cận các dòng máy bay tiên tiến hơn. Theo kế hoạch, Vietjet Air sẽ giảm dần số
lượng chủng loại máy bay A320 đời cũ và bắt đầu khai thác chủng loại máy bay mới
B737 MAX 200 từ năm 2019 và sẽ đạt gần 30 chiếc thuộc chủng loại này cho tới cuối
năm 2020. Với việc sử dụng dòng máy bay này, Vietjet Air có thể tiết giảm chi phí

nhiên liệu, định hình chiến lược rộng dần và vận chuyển số lượng khách lớn hơn ở các
thị trường đầy tiềm năng lân cận chứ không riêng thị trường nội địa.
12


-

Các nhà cung ứng cho Vietjet đều là các thương hiệu lớn trong lĩnh vực hàng không
với bề dày kinh nghiệm, đầy đủ năng lực phục vụ, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn, chuẩn
mực của ngành hàng không như Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam- Nhà quản
lý và khai thác Cảng hàng đầu Việt Nam, nhà cung cấp xăng JET A1....Trong đó phải
kể đến có tập đoàn Sovico Holding đứng sau đóng vai trò điều phối quan trọng.
2.2.Thách thức:

-

Chính sách “Mở cửa bầu trời” tạo thuận lợi cho các hãng hàng không quốc tế thâm
nhập vào thị trường vận tải hàng hóa xuất khẩu của nước ta. Chỉ trong vòng các năm
gần đây, số lượng hàng không có mặt tại Việt Nam tăng lên rất nhanh, tạo áp lực cạnh

-

tranh lớn với Vietjet Air.
Vietjet Air đang phải cạnh tranh gay gắt, mất dần thị phần khi các doanh nghiệp khác
tham gia như: VietNam Airlines, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, VietStar,…Đã có

-

không ít lo ngại về sự khốc liệt trên thị trường hàng không.
Năm 2016, quyết định đặt hàng 100 chiếc máy bay 737 MAX từ Boeing của Vietjet,

điều này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn đối với Vietjet Air.Việc sử dụng 2
loại máy bay thân hẹp là không phổ biến đối với một hãng hàng không giá rẻ như

-

Vietjet.
Bên cạnh đó, hiện tại Vietjet có khoảng 200 máy bay. Trong nước, Vietjet Air đang ở
thế độc tôn, nhưng với việc lượng khách nội địa sắp bão hòa, họ không thể sử dụng hết
100 máy bay. Còn nếu mở rộng ra quốc tế, cụ thể là Đông Nam Á, rõ ràng cả AirAsia
và Lion đều không dễ xơi.
III. Dự báo và nhận định tính bền vững
3.1. Xu hướng cạnh tranh ngành hàng không VN trong tương lai
Trong những năm gần đây, các mô hình và chiến lược kinh doanh mới đang bắt
đầu tái định hình cấu trúc cạnh tranh của ngành hàng không trong khu vực Châu Á
một cách nhanh chóng. Nếu trong quá khứ, các hãng hàng không giá rẻ chỉ được vận
hành hạn ở các tuyến ngắn nội địa hoặc từ các sân bay thứ cấp, còn tuyến dài hơn mặc
nhiên lại được khai thác bởi các hãng hàng không quốc gia truyền thống. Thì ngày nay
đặc biệt ở các quốc gia, xu hướng tư nhân hóa và các chính sách cởi mở trong hoạt
kiểm soát ngành hàng không một thời từng thuộc nhóm ngành quan mật thiết tới an
13


ninh quốc gia đã được nới lỏng dần khuyến khích sựtham gia của các hãng hàng không
tư nhân hoạt động hiệu quả hơn để cùng phát triển ngành một cách đầy đủ tổng thể
nhất, cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển trong đó có Việt Nam.


Đầu tiên là về giá và chất lượng các hãng với việc nhu cầu khách hàng ngày càng
tăng cao
Mạng đường bay của các hãng hàng không trong nước đã mở rộng rất nhanh với

sự tham gia của 5 hãng hàng không Vietnam Airlines, Viejet, Jetstar, Bamboo Airways,
Vasco có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường hàng không. Việt Nam đang trở thành
trung tâm kết nối thế giới với mức độ hội nhập rất sâu.Chính mức độ hội nhập này là
kéo hàng không tăng trưởng vừa là sức ép với hàng không Việt Nam, cùng với nhu cầu
dịch chuyển của con người ở các phân khúc khác nhau.

Với nhu cầu như trên vừa là một cơ hội lớn nhưng cũng đồng thời là một thách
thức cho việc cạnh tranh trong ngành hàng không. Một thực tế khác đang diễn ra trong
ngành hàng không đó là chúng ta đang còn thiếu các tuyến bay thẳng quốc tế và nội
địa đến những địa điểm du lịch nổi tiếng, giá vé máy bay còn khá cao dẫn tới giá tour
trọn gói tăng theo, đây cũng là nhân tố hạn chế sự phát triển của du lịch.Theo các
chuyên gia hàng không, lợi thế cạnh tranh sẽ nghiêng về bên nào quản lý chi phí hiệu
quả để đưa ra mức giá vé hợp lý và dịch vụ tốt nhất.

14


Có thể thấy, sự phát triển của mô hình hàng không giá rẻ đã đóng một vai trò
quan trọng trong quá trình mở rộng thị thường, khiến cho chi phí du lịch hàng không
hợp túi tiền hơn. Điều này, giúp hàng không giá rẻ liên tục tăng trưởng nhanh hơn mức
trung bình toàn ngành và thị phần theo đó được gia tăng tại cả thị trường đã phát triển
và mới nổi.
Với triển vọng thuận lợi của du lịch Việt Nam cùng việc mở rộng mạng đường
bay quốc tế mạnh mẽ trong thời gian qua, mảng phụ trợ và vận tải quốc tế được kỳ
vọng sẽ tiếp tục phát triển và là động lực chính cho sự tăng trưởng của các hãng hàng
không trong thời gian tới... Đưa ra đánh giá về mô hình cạnh tranh của ngành vận tải
hàng không Việt Nam, mức độ cạnh tranh trong ngành vận tải hàng không Việt Nam
thấp hơn mức trung bình thế giới.Số lượng các hãng hàng không cạnh tranh trực tiếp
trong ngành vận tải tại thị trường Việt Nam thấp hơn so với các quốc giá khác. Thực
chất sự cạnh tranh chỉ diễn ra giữa hai đơn vị Vietnam Airlines và VietjetAir. Việc tồn

tại chỉ 2 đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ tạo lợi thế cho các hãng hàng không nội địa
duy trì hoạt động. Và khách hàng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhất khi có nhiều
chuyến bay có mức giá phù hợp với thu nhập của chính mình.


Đa dạng hóa ngành hàng không và mở rộng đường bay.
Trước sự náo nhiệt trên phân khúc đường bay ngắn do các hãng hàng không giá
rẻ tạo ra, phân khúc đường bay dài cũng bắt đầu nhộn nhịp trở lại khi cuộc đua sở hữu
đường bay dài nhất giữa các hãng hàng không đang có dấu hiệu ngày càng trở nên sôi
nổi. Việc khai thác thêm nhiều đường bay và các đường bay dài cũng được chú trọng
hơn, nó sẽ tạo ra nhiều hiệu quả và lợi thế giúp các doanh nghiêp cạnh tranh được trên
thị trường.
Xu thế phát triển của hàng không giá rẻ là thấy rõ trên toàn thế giới, đặc biệt là
tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh như vậy, các
hãng hàng không truyền thống muốn tồn tại buộc phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh
tranh, đồng thời kiểm soát thật tốt chi phí. Một trong những chiến lược quan trọng là
chuyên môn hóa, tập trung phục vụ đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

15


Cụ thể là, nhóm đối tượng khách có nhu cầu sản phẩm chất lượng tốt, có khả
năng chi trả từ mức khá trở lên, phải được phục vụ bởi sản phẩm có chất lượng tương
xứng với giá tiền bỏ ra.Đồng thời, cũng không thể bỏ qua phân khúc giá rẻ đang ngày
càng phát triển như một xu thế tất yếu.Muốn phát triển phân khúc giá rẻ, phải có sản
phẩm giá rẻ, với giá thành cạnh tranh phục vụ.Thực tế trên thế giới, không ít các hãng
hàng không truyền thống nổi tiếng thế giới sở hữu những thương hiệu giá rẻ để cạnh
tranh tại phân khúc này.



Phát triển công nghệ ứng dụng vào ngành hàng không
Trong thời gian tới, các hãng hàng không và sân bay sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào
các ứng dụng cung cấp cho hành khách những dịch vụ thiết thực, chẳng hạn cập nhật
hành trình di chuyển của hành lý ký gửi. Phần lớn những người tham gia khảo sát cho
rằng họ chắc chắn sẽ sử dụng dịch vụ theo dõi tình trạng hành lý ký gửi nếu hãng hàng
không cung cấp thông tin cập nhật kịp thời.
Trong những năm gần đây, các hãng hàng không và các sân bay đã đầu tư rất
nhiều cho những cải tiến mới trên các website của họ, kể cả việc kết hợp hoạt động
của website song hành cùng ứng dụng di động. Khá nhiều hành khách cảm thấy thoải
mái trong việc sử dụng các dịch vụ tra cứu nhanh nền tảng mà phần thiết kế đã được
cải tiến.Một số hãng hàng không còn tăng cường thêm nhiều kênh di động mới giúp
hành khách dễ dàng tiếp cận những thông tin, dịch vụ của hãng hàng không trên các
trang mạng xã hội. Trong thời gian tới, các hãng hàng không và sân bay sẽ vẫn tiếp tục
đầu tư vào các ứng dụng cung cấp cho hành khách những dịch vụ thiết thực, chẳng hạn
cập nhật hành trình di chuyển của hành lý ký gửi. Phần lớn những người tham gia
khảo sát cho rằng họ chắc chắn sẽ sử dụng dịch vụ theo dõi tình trạng hành lý ký gửi
nếu hãng hàng không cung cấp thông tin cập nhật kịp thời. Vì vậy việc cập nhập công
nghệ mới và cải thiện sẽ giúp thu hút phần lớn khách hàng và sự hài lòng của họ.
3.2. Nhận định về tính bền vững của lợi thế cạnh tranh VietjetAir



Định vị
Đối tượng khách hàng mục tiêu của VietJet là khách hàng trẻ trung, năng động,
muốn du lịch khắp mọi nơi để khám phá, là những đối tượng mới đi máy bay lần đầu,
16


có thu nhập tầm trung. Chính vì thế ngay từ đầu họ đã tự định vị mình là “hãng hàng
không giá rẻ”. Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của VietJet là một

thành công lớn bởi tại thời điểm mới ra mắt, VietNam Airline là hãng máy bay lớn chỉ
dành cho những người có thu nhập cao, với sự ra đời của VietJet khiến cho việc di
chuyển bằng máy bay không còn quá xa vời. Đặc biệt, trào lưu “xách vali lên và đi”
ngày càng phát triển trong thời gian gần đây trong giới trẻ - những người không có thu
nhập cao khiến cho VietJet Air ngày một trở nên gần gũi và dần chiếm lĩnh thị trường
nội địa.
Slogan “Bay là thích ngay”, VietJet đem đến trải nghiệm với các chuyến bay
“vừa túi tiền” nhất, các chuyến bay 0 đồng, đội ngũ tiếp viên trẻ trung, năng động và
xinh đẹp.


Chiến lược về giá
Với xu hướng hàng không giá rẻ tiếp tục lên ngôi, được dự báo sẽ tiếp tục dẫn
dắt thị trường hành khách hàng không vươn tới tầm cao mới giúp hàng không giá rẻ
liên tục tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình toàn ngành và thị phần theo đó được
gia tăng tại cả thị trường đã phát triển và mới nổi. Vietjet Air định vị đúng lợi thế cạnh
tranh dẫn đẩu chi phí thấp sẽ vẫn tiếp tục được thị trường chào đón trong thời gian tới.



Hoạt động quốc tế của Vietjet Air sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những
năm tới
Vietjet sẽ hưởng lợi khi càng có nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam.Hoạt
động nội địa của hãng sẽ được lợi bởi những điểm đến của khách du lịch Việt Nam
được trải đều ra trên cả nước. Hoạt động quốc tế của Vietjet cũng sẽ được hưởng lợi
khi Vietjet có khả năng tiếp cận 8 trên 10 thị trường nguồn (nước xuất phát của khách
du lịch nước ngoài) lớn nhất của Việt Nam với những máy bay thân hẹp của mình.
Vietjet đã và đang điều hành các chuyến bay đến Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan
và Campuchia – tất cả đều ở trong nhóm 10 thị trường nguồn của ngành công nghiệp
du lịch đang phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Vietjet hiện tại đã có các điểm đến đa

dạng ở cả Hàn Quốc và Đài Loan, Trung Quốc, thị trường nguồn có quy mô và tốc độ
phát triển bậc nhất, hiện tại đang được Vietjet phục vụ rất nhiều đường bay theo hình
thức thuê bao, và trong tương lai sẽ phục vụ cả các chuyến bay theo lịch trình.



Chiến lược đa dạng hóa ngành sẽ tiếp tục phát triển và mang lại hiệu quả kinh
doanh cho Vietjet Air
17


Việc trở thành cổ đông chiến lược của các hãng xăng dầu lớn ở Việt Nam để tích
hợp dấn các hoạt động kinh doanh để hoàn thiện chuỗi giá trị trong ngành vận tải của
mình bằng cách tác động đến nguồn nhiên liệu đầu vào nhằm chủ động hơn trong công
tác cung cáp xăng JET A1 cho đội bay và tiết kiệm giảm chi phí nhiên liệu.
Trong chiến lược đa dạng hóa ngành, với quan điểm của Vietjet Air với giấc mơ
“Consumer Airline”.Sẽ không giới hạn ở dịch vụ cung cấp vận chuyển hành khách mà
còn cung cấp dịch vụ đặt trước khách sạn - dịch vụ mua sắm quần áo du lịch, thậm chí
là các dịch vụ tài chính liên quan như mua bảo hiểm cá nhân và thanh toán trả chậm
khi mua vé.Mục tiêu là xây dựng hệ sinh thái toàn diện để đáp ứng đầy đủ chuỗi nhu
cầu của khách hàng.
Ngoài ra để mang đến dịch vụ tốt hơn khi bay, đa dạng hóa hàng hóa kinh doanh,
VietJet đang làm việc với nhiều đơn vị bán lẻ trong đó có Walmart. Với những chặng
bay quốc tế, VietJet Air đã ký kết với Japan Airlines và thỏa thuận với Mỹ và Hàn
Quốc. Vietjet muốn tham gia phân khúc này, sẽ phải tìm cách khác biệt về dịch vụ, để
bù đắp cho những khoản đắt đỏ, như cung cấp dịch vụ tới sân bay địa phương tại San
Jose hay Orange County, California – nơi có lượng lớn người Việt sinh sống.
Với thu nhập của người tiêu dùng không ngừng tăng lên thì những dịch vụ cao
cấp hướng tới những khác hàng có nhu cầu cao như vậy là rất cần thiết. Nó không chỉ
góp phần tạo ra doanh thu lợi nhuận cho công ty mà còn giúp bắt kịp xu hướng thị

trường, cạnh tranh với các hãng khác.
KẾT LUẬN
Từ một hãng hàng không non trẻ sau nhiều hoạt động Vietjet Air đã vươn lên
mạnhmẽ, tỏ rõ vị thế với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines tại thị trường nội
địa.Với mô hình hàng không giá rẻ, thâm nhập thị trường bằng cách cạnh tranh trực
tiếp giá rẻ, đã hạ thấp mặt bằng vé đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng.
Đối với một ngành công nghiệp theo chu kì chịu ảnh hưởng của chi phí nhiên
liệu, chưa kể đến khủng hoảng như khủng bố và dịch bệnh, hàng không giá rẻ nắm bắt
chính xác đặc điểm ngành vận tải hàng không, nhắm vào việc duy trì lợi thế cạnh tranh
bằng cách không ngừng cắt giảm chi phí, mở rộng doanh thu thông qua các loại hình
dịch vụ mới và tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Vietjet Air được dự báo sẽ tiếp tục dẫn
dắt thị trường hành khách hàng không vươn tới tầm cao mới.

18


TÌNH HUỐNG 6: Chiến lược phát triển của tập đoàn Vingroup

MỤC LỤC

19


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp đang gặp phải rất nhiều những khó khăn
trong vấn đề lựa chọn các chiến lược phát triển sao cho phù hợp với chính mình. Thì
với vai trò là đầu tàu trong các doanh nghiệp Vingroup đã thể hiện cho chúng ta thấy
được một doanh nghiệp mang tầm cỡ quốc tế đã xoay sở vấn đề đó như thế nào trong
thời gian gần đây.
Là một tập đoàn có tầm ảnh hưởng số 1 Việt Nam hiện nay, Vingroup mang trong

mình sứ mệnh kiến tạo những tinh hoa mới mẻ đến với con người và làm thay đổi diện
mạo truyền thống trong nhiều lĩnh vực tại thị trường VN. Vậy Vingroup đã và đang lựa
chọn cho mình những loại hình chiến lược phát triển nào? Bài thảo luận này sẽ phân
tích rõ những chiến lược phát triển mà doanh nghiệp đang triển khai trong những năm
gần đây.

I.

Giới thiệu qua Vingroup

I.1.

Giới thiệu chung
Đất nước ta ngày càng phát triển và có xu hướng vươn ra để bắt kịp các nước
trên thế giới. Hàng loạt các đô thị với những công trình có quy mô lớn, trang thiết bị
hiện đại, thiết kế đẹp mắt ra đời. Trong đó, tập đoàn Vingroup đã góp phần quan trọng
vào sự thay đổi diện mạo đó
Tập đoàn Vingroup – Công ty CP (thường được gọi tắt là “Tập đoàn Vingroup”)
được thành lập vào tháng 8 năm 1993, tên ban đầu là Technocom. Lĩnh vực ban đầu
mà doanh nghiệp này hoạt động chính là thực phẩm. Đánh dấu thành công của doanh
nghiệp là tạo nên thương hiệu nổi tiếng Mivina. Năm 2012 sáp nhập 2 công ty
Vinpearl và Vincom, chính thức hoạt động dưới mô hình tập đoàn với tên gọi Tập đoàn
Vingroup. Người đứng đầu tập đoàn là ông Phạm Nhật Vượng - chủ tịch hội đồng
quản trị.

20


I.2.


Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Vingroup là công ty Technocom, một công ty chuyên sản xuất mì
gói thành lập năm 1993 tại Ukraina. Từ những năm 2000, qua 2 công ty cổ phần
Vincom và Vinpearl, tập đoàn Technocom đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực du
lịch khách sạn, bất động sản, chứng khoán và thương mại tài chính.
Công ty Cổ phần Vincom (Vincom) tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại
Tổng hợp Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 03/5/2002 tại Hà Nội.
Vincom hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kinh doanh dịch vụ Bất
động sản, Trung tâm thương mại.
Công ty Cổ phần Vinpearl (Vinpearl) tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát
triển Du lịch Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25/07/2001 tại
Nha Trang - Khánh Hòa. Vinpearl hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh
dịch vụ du lịch, bất động sản.
– 9/2009, Tập đoàn Technocom tại Việt Nam đổi tên thành Tập đoàn Vingroup,
chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội.
– 1/2012: Sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom, nâng tổng số
vốn điều lệ lên gần 5.500 tỷ đồng và thông qua chiến lược xây dựng và phát triển Tập
đoàn với 4 nhóm thương hiệu: Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du lịch – giải
trí),Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ),Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao)
và hoạt động với tư cách pháp nhân mới: Tập đoàn Vingroup.
- 7/1/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, là bệnh viện theo
mô hình bệnh viện khách sạn.
– 1/2013: Vingroup trở thành thành viên sáng lập của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
– 4/2013: Chính thức gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với thương hiệu
Vinschool- Hệ thống trường học liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông.
– 7/2013: Khai trương siêu trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City
– Quần thể TTTM – Vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu Á.
– 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKC (nay là Kids World) - Hệ thống trung tâm
mua sắm, tư vấn giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em Vingroup chính thức gia
nhập thị trường bán lẻ.


21


– 11/2013: Ra mắt thương hiệu Vinhomes, đánh dấu bước ngoặt chiến lược quan
trọng trong tiến trình quy hoạch, xây dựng, phát triển dòng sản phẩm BĐS nhà ở dịch
vụ hạng sang, đồng thời hình thành hệ tiêu chuẩn dịch vụ đẳng cấp và hoàn toàn khác
biệt của Tập đoàn Vingroup.
– 1/2015: Thành lập VinDS, công ty vận hành các chuỗi bán lẻ đồ thể thao
(Sports World), giày dép (ShoeCenter), mỹ phẩm (BeautyZone) thời trang (Fashion
MegaStore).
– 2/9/2017: Thành lập VINFAST, công ty có ngành nghề đăng ký hoạt động là
sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc, sản xuất phụ tùng và bộ phận
phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe, đóng tàu và cấu kiện nổi, đóng thuyền,
xuồng thể thao và giải trí, sản xuất đầu máy xe lửa, xe điện và toa xe.
– 6/2018: Vingroup công bố triển khai kế hoạch sản xuất các thiết bị điện tử, khởi
điểm là điện thoại thông minh với thương hiệu Vsmart có công ty quản lý là VinSmart
với số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
Trong năm 2018, Vingroup còn tham gia lĩnh vực giáo dục đại học với thương
hiệu VinUni, công bố tham gia lĩnh vực dược phẩm thương hiệu VinFa, tham gia lĩnh
vực sản xuất điện tử thông minh và trí tuệ nhân tạo. Gần đây là khai trương công trình
Landmark 81 tòa nhà “top 10” dự án cao nhất thế giới.
1.3. Lĩnh vực hoạt động
- Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu
Á. Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ; Công
nghiệp; Thương mại dịch vụ.
- Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, sau khi thành lập,
Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu như:
Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp)/ Vincom (Hệ thống
TTTM đẳng cấp)/ Vinpearl (Khách sạn, du lịch)/ Vinpearl Land (Vui chơi giải trí)/

Vinmec (Y tế)/ Vinschool (Giáo dục)/ VinEcom (Thương mại điện tử)/ Vincom Office
(Văn phòng cho thuê)/

Vinmart (Kinh doanh bán lẻ)/ Vinfashion (Thời trang)/

Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp)/ Almaz (Trung tâm Ẩm thực và Hội nghị Quốc tế)/
VinPro (Bán lẻ Điện máy)/ VinEco (Nông nghiệp)/ VinDS (Chuỗi cửa hàng bán lẻ).

22


- Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu
chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất
cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu
hướng tiêu dùng.
- Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào
là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Với những thành tựu
đã đạt được, Vingroup đang được đánh giá là một trong những Tập đoàn kinh tế tư
nhân hùng mạnh, có chiến lược phát triển bền vững và năng động, có tiềm lực hội
nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và thế giới.
1.4. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi và mục tiêu dài hạn
1.4.1. Tầm nhìn

Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ
sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
1.4.2. Sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt.”
-

Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ cao cấp với chất lượng quốc tế

và am hiểu bản sắc địa phương; mang tính độc đáo và sáng tạo cao. Bên cạnh giá trị
chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp
văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu chính đáng của khách hàng.

-

Đối với cổ đông và đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển; cam kết trở thành
“Người đồng hành số 1 của các đối tác và cổ đông; luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp
dẫn và bền vững.

-

Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo
và nhân văn; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân
viên.

-

Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào
các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân và niềm tự
hào dân tộc.
23


1.4.3. Giá trị cốt lõi: Tín - Tâm - Trí – Tốc - Tinh - Nhân.
• Tín

- Vingroup đặt chữ tín lên vị trí hàng đầu, lấy chữ tín làm vũ khí cạnh tranh và
bảo vệ chữ TÍN như bảo vệ danh dự của chính mình.
- Vingroup luôn cố gắng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi, nỗ lực hết mình để

đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác; đặc biệt là
các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện.
• Tâm
- Vingroup đặt chữ tâm là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh
doanh. Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội
ở tiêu chuẩn cao nhất.
- Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi
ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu; nỗ lực mang đến cho khách hàng
những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất; coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo
thành công.
- Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện; hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và
chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.


Trí
- Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển, nhằm tạo ra giá trị
khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm – dịch vụ.
- Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm; khuyến khích tìm tòi, ứng dụng
những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào quản lý, sản xuất; luôn chủ
động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.
- Vingroup đề cao chủ trương về một “Doanh nghiệp học tập”, không ngại khó
khăn để học, tự học và “vượt lên chính mình”.
• Tốc
- Vingroup lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và lấy
“Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi
và thích ứng nhanh…” làm giá trị bản sắc.
- Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định “Vinh quang thuộc về người
về đích đúng hẹn”. Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu
đoảng” để tự răn mình.




Tinh
24


- Vingroup có mục tiêu là: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những
sản phẩm - dịch vụ tinh hoa; mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và
góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa.
- Vingroup mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và
Tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của
mình.
- Vingroup quan niệm: Hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh,
săn chắc và không có mỡ dư thừa. Chúng ta “Chiêu hiền đãi sĩ” và “Đãi cát tìm vàng”
mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả
năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp.
• Nhân
- Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà
đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn.
- Vingroup luôn coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; xây dựng
môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; thực hành các
chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng
cho tất cả CBNV.
1.4.4. Mục tiêu dài hạn
-

Mang lại cho thị trường Việt những sản phẩm và dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.

-


Con người tinh hoa, sản phẩm/dịch vụ tinh hoa, cuộc sống tinh hoa, xã hội tinh hoa:
Với mong muốn mang đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu chuẩn
quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh
vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu
dùng.

-

Giá trị thương hiệu và uy tín đảm bảo, thu hút khách thuê đẳng cấp và khách hàng cao
cấp.

-

Bán sản phẩm với số lượng và mức giá tốt hơn tại các dự án mới, tập trung vào phân
khúc khách hàng trung - cao cấp ở Việt Nam.

25


×