Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng đông bắc việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.14 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian vừa qua, người dân ở khu vực nông thôn vùng
Đông Bắc đã dần dần được tiếp cận với du lịch nông thôn – loại hình
được xem là khá mới mẻ ở Việt Nam. Theo đó, mỗi địa phương có
một số điểm du lịch tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này và
các địa phương đó thông qua sự hỗ trợ từ phía chính quyền cùng các
tổ chức quốc tế tài trợ đã bắt đầu thành công trong việc thu hút du
khách trong và ngoài nước. Từ đó, kéo theo sự hưởng ứng của người
dân sở tại vào các hoạt động phục vụ du khách khi chỉ tính riêng năm
2018, có 1.290 hộ dân tham gia vào phát triển loại hình du lịch này ở
khu vực Đông Bắc (chiếm 31,6% trong tổng số hộ dân của khu vực).
Con số này tuy chưa lớn song đã chứng tỏ hiệu ứng và tiềm năng
phát triển du lịch nông thôn trong tương lai tại khu vực.
Tuy vậy, bên cạnh những thành công trong việc thay đổi nhận
thức của người dân thì việc phát triển hơn nữa loại hình du lịch này
còn gặp phải một số trở ngại khi người dân khi tham gia vào phát
triển DLNT chưa được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản
về đón tiếp, quản lý và phục vụ du khách. Thêm nữa, họ còn chưa
được hướng dẫn về cách làm vệ sinh từ trong gia đình cho đến cảnh
quan xung quang như đường làng ngõ xóm,… Ngoài ra, cơ chế phân
chia lợi ích giữa các bên liên quan vẫn chưa thực sự rõ ràng. Chính vì
vậy, sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT hiện chỉ mang
tính chất tượng trưng, thụ động và quá trình chuyển biến từ sự tham
gia bị động sang chủ động, từ chưa tham gia cho đến tham gia tích
cực cần phải được sự chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ, chính
quyền địa phương bởi quan niệm phát triển DLNT không chỉ dừng
lại ở việc tạo ra những lợi ích kinh tế, mà còn gắn vào việc bảo tồn,
gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa – lịch sử tại khu vực nông thôn và
người ta tin rằng sự tham gia của người dân đóng vai trò then chốt


trong việc duy trì phát triển du lịch nông thôn.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận, thực tiễn hiện nay về sự cần
thiết cho sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT, tác giả
quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của người dân
trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt
nam” để làm rõ nội dung, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự


2
tham gia của họ trong phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam
trong những năm tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận án nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản
lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua các nội
dung lập kế hoạch phát triển DLNT; Xây dựng cơ cấu tổ chức quản
lý DLNT; Tổ chức thực hiện các hoạt động DLNT; Xúc tiến &
Quảng bá và Kiểm soát DLNT; Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT
vùng Đông Bắc Việt nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp
nhằm tăng cường sự tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT
tại vùng Đông Bắc trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn về DLNT, phát
triển DLNT và sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển
DLNT.
- Đánh giá nội dung và mức độ tham gia của người dân trong
quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân trong quản lý phát triển DLNT tại vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của
người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tham gia của người
dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam.
Nghiên cứu các hộ dân tham gia và chưa tham gia trong quản lý phát
triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích các nội dung chủ
yếu sau:
Thứ nhất, nội dung tham gia của người dân trong quản lý phát
triển DLNT dựa trên các khía cạnh lập kế hoạch phát triển DLNT; Xây
dựng cơ cấu tổ chức quản lý DLNT; Tổ chức thực hiện các hoạt động
DLNT; Xúc tiến & Quảng bá và Kiểm soát DLNT;


3
Thứ hai, phân tích và đánh giá mức độ tham gia của người dân
trong quản lý phát triển DLNT;
Thứ ba, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh đến
sự tham gia của người dân tại vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua
lợi ích có được; rào cản, quan điểm của người dân và chính sách của
Nhà nước.
Thứ tư, đề xuất những giải pháp tăng cường sự tham gia của
người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn.
 Phạm vi về không gian
Luận án tiến hành nghiên cứu trên địa vùng Đông Bắc Việt
Nam. Bao gồm 7 tỉnh (Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng,

Lạng Sơn, Bắc Giang và Tuyên Quang). Mẫu điều tra người dân và
các cán bộ quản lý được thu thập tại các địa điểm có hoạt động
DLNT.
 Phạm vi về thời gian
Luận án sử dụng nguồn số liệu thứ cấp trong khoảng thời gian
từ năm 2016 đến năm 2018. Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề
xuất đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Số liệu sơ cấp được
thực hiện điều tra năm 2018.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thứ nhất, luận án đã hoàn thiện một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về DLNT, sự tham gia của người dân trong quản lý phát
triển DLNT, phân tích tầm quan trọng sự tham gia của người dân
trong hoạt động quản lý phát triển DLNT.
- Thứ hai, luận án góp phần xây dựng khung phân tích về sự
tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông
Bắc Việt Nam.
- Thứ ba, luận án tiến hành phân tích thực trạng tham gia vào
quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam; đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân. Thông qua
phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến, luận án đã chứng
minh 4 yếu tố được đưa vào phân tích đều có ảnh hưởng đến sự tham
gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT khu vực Đông Bắc.
Từ đó, cho thấy ý nghĩa và đóng góp lớn trong việc nhìn nhận vai trò
của người dân, khuyến khích người dân tham gia tích cực hơn, giúp
cân bằng lợi ích và làm hài hòa mối quan hệ giữa các bên liên quan.
- Thứ 4, căn cứ vào quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch
nông thôn vùng Đông Bắc trong thời gian tới, kết hợp với những vấn


4

đề còn tồn tại và kết quả phân tích mô hình SWOT về du lịch nông
thôn, luận án đề xuất 02 nhóm giải pháp và 03 nhóm khuyến nghị
nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển
du lịch nông thôn vùng Đông Bắc đến năm 2030, tầm nhìn năm
2035.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục TLTK và phụ lục, luận án
được kết cấu thành 5 chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người
dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng tham gia của người dân trong quản lý
phát triển du lịch nông thôn tại vùng Đông Bắc Việt Nam.
Chương 5: Giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân
trong quản lý phát triển du lịch nông thôn tại vùng Đông Bắc Việt Nam.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài về sự tham gia của
ngƣời dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về DLNT nói chung
và sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT nói
riêng đã được nhiều tác giả quan tâm phân tích. Trong các nghiên
cứu đó, lý thuyết về DLNT như khái niệm, xu hướng phát triển
DLNT được trình bày khá chi tiết. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng
phương pháp nghiên cứu khác nhau, các công trình đã chứng minh
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong
phát triển DLNT ở mỗi không gian nghiên cứu khác nhau, cụ thể như
sau: Cevat Tosun và cs (1989); Pretty (1995); Garrod (2003); Wen
Jun Li (2005); Tosun (2000); Michael M. (2009); Tulay Cengiz và cs

(2011); Latkova and cs (2011); Sirivongs and Tsuchiya (2012);
Bengi Ertura và cs (2012); Sook-Fun Fong và cs (2014); Mastura
Jaafar và cs (2005); Rasoolimanesh M. S (2017).
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc về sự tham gia của
ngƣời dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn


5
Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có một số công trình
nghiên cứu về DLNT và sự tham gia của người dân trong quản lý
phát triển DLNT. Bằng việc kết hợp sử dụng phương pháp phân tích
định tính và định lượng, các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của DLNT
và phân tích các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn ở các không gian khác
nhau: Nguyễn Quốc Nghi và cs (2012); Nguyễn Việt Hà (2012); Bùi
Thị Thu Vân (2015); Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2017).
1.3. Đánh giá chung về kết quả của các công trình khoa học đã
nghiên cứu có liên quan đến luận án
Trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm qua đã có một số
công trình thực hiện nghiên cứu về sự tham gia của người dân và cộng
đồng địa phương vào hoạt động quản lý phát triển DLNT, du lịch cộng
đồng. Do việc nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện thời gian và
không gian khác nhau nên các yếu tố trong mỗi mô hình đưa ra có thể
trùng nhau hoặc không trùng nhau và từ đó, cho ra các kết quả nghiên
cứu không giống nhau.
1.4. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN

2.1. Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong quản lý phát
triển du lịch nông thôn
2.1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn
2.1.1.1. Khái niệm du lịch nông thôn
2.1.1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn
2.1.1.3. Các loại hình du lịch nông thôn
2.1.1.4. Các bên liên quan tham gia vào du lịch nông thôn
2.1.2. Quản lý Phát triển du lịch nông thôn
2.1.2.1. Khái niệm quản lý phát triển du lịch nông thôn
Phát triển DLNT là sự tăng lên về quy mô, số lượng các DN,
cơ sở kinh doanh lưu trú và hộ dân gắn với sự chuyển dịch cơ cấu du
lịch góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động
hoạt động trong lĩnh vực DLNT.
Quản lý phát triển DLNT là sự tác động có mục đích nhằm đạt


6
được kết quả và hiệu quả cao thông qua quá trình lập kế hoạch phát
triển DLNT; Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý DLNT; Tổ chức thực
hiện các hoạt động DLNT; Xúc tiến & Quảng bá và Kiểm soát
DLNT
2.1.2.2. Vai trò của quản lý phát triển du lịch nông thôn
2.1.2.3. Các nguyên tắc quản lý phát triển du lịch nông thôn

2.1.3. Sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch
nông thôn
2.1.3.1. Khái niệm sự tham gia của người dân
Sự tham gia của người dân vào quản lý phát triển DLNT là
một quá trình khi người dân thực hiện một, một số hoặc các bước
trong nội dung lập kế hoạch; xây dựng cơ cấu tổ chức; tổ chức thực hiện

các hoạt động DLNT; xúc tiến quảng bá và kiểm soát sự phát triển của
DLNT với mục đích tạo ra lợi ích cho bản thân và cộng đồng.
2.1.3.2. Vai trò của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông
thôn
2.1.3.3. Nội dung tham gia của người dân trong quản lý phát triển du
lịch nông thôn
a, Lập kế hoạch phát triển du lịch nông thôn
b, Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý du lịch
c, Tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch nông thôn
e, Xúc tiến và quảng bá
f, Kiểm soát
2.1.3.4. Mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển du
lịch nông thôn
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn
2.1.4.1. Cơ sở lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn
2.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn
a, Lợi ích có được khi tham gia du lịch nông thôn
b, Rào cản gặp phải khi tham gia vào DLNT
c, Quan điểm của người dân về quyết định tham gia
d, Chính sách hỗ trợ của nhà nước
2.2. Kinh nghiệm tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn


7
2.2.1. Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia của người dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn trên thế giới

2.2.1.1. Du lịch nông thôn tại Indonesia
2.2.1.2. Du lịch nông thôn tại Trung Quốc
2.2.1.3. Du lịch nông thôn tại Nhật Bản
2.2.1.4. Du lịch nông thôn tại Thái Lan
2.2.2. Kinh nghiệm về sự tham gia của người dân trong quản lý
phát triển du lịch nông thôn tại Việt Nam
2.2.2.1. Làng cổ Đường Lâm - Thành phố Hà Nội
2.2.2.2. Làng Bồ Dương, Xã Hồng Phong, tỉnh Hải Dương
2.2.2.3. Làng Đông Hòa Hiệp, tỉnh Tiền Giang
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về sự tham gia của người dân
trong quản lý phát triển DLNT từ các nước trên thế giới và Việt Nam
Qua nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý
phát triển DLNT ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa
phương trong nước cho thấy dù đối với các nền kinh tế phát triển hay
đang phát triển thì vai trò của người dân là hết sức quan trọng. Chính
phủ và chính quyền địa phương cần có những chính sách và bước đi
phù hợp nhằm hỗ trợ sự phát triển của DLNT và tăng cường sự tham
gia của các bên liên quan nói chung và người dân nói riêng trong phát
triển loại hình du lịch này. Chính vì thế, việc học hỏi những kinh
nghiệm đi trước từ nước bạn và các tỉnh, từ đó vận dụng phù hợp với
điều kiện cụ thể và đặc điểm riêng có của DLNT tại tỉnh là rất cần
thiết. Trong đó cần đặc biệt chú ý:
- Cần nhận thức rõ vai trò của người dân trong quản lý phát
triển du lịch nông thôn
- Có chủ trương chính sách phù hợp của nhà nước
Bên cạnh đó, gắn kết quy hoạch phát triển DLNT vào chính
sách phát triển du lịch chung của tỉnh, cụ thể như sau:
- Tập trung vào đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên
quan đến du lịch nông thôn.
- Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du

lịch để phát triển DLNT.
- Đảm bảo tối đa sự công bằng và minh bạch về phân chia lợi
nhuận giữa các thành viên cộng đồng.
- Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nông thôn theo
hướng mỗi địa phương một sản phẩm đặc thù


8
- Phát triển du lịch nông thôn với bảo tồn các giá trị định
hướng bền vững
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phƣơng pháp tiếp cận
3.1.1. Tiếp cận kế thừa
3.1.2. Tiếp cận điển hình
3.1.3. Tiếp cận có sự tham gia
3.1.4. Tiếp cận cá biệt
3.2. Khung phân tích về sự tham gia của ngƣời dân trong quản lý
phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
3.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
3.3.3.1. Phương pháp phân tích SWOT
3.3.3.2. Phương pháp so sánh
3.3.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
3.3.3.4. Phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA)
3.4. Kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự

tham gia của ngƣời dân trong quản lý phát triển DLNT vùng
Đông Bắc
3.4.1. Yếu tố lợi ích
3.4.2. Yếu tố rào cản
3.4.3. Yếu tố quan điểm của người dân
3.4.4. Yếu tố chính sách của Nhà nước
3.4.5. Yếu tố dự định tham gia của người dân
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch nông thôn
3.5.2. Chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân


9
Chƣơng 4
THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN VÙNG
ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
4.1. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông
Bắc Việt Nam
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.3. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
4.2. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
Việt Nam
4.2.1. Thông tin chung về các điểm du lịch và sản phẩm du lịch
nông thôn vùng Đông Bắc
4.2.2. Thực trạng các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn
vùng Đông Bắc
4.2.3. Các cơ sở và hộ dân tham gia kinh doanh du lịch nông thôn
4.2.4. Số lượng du khách đến khám phá du lịch nông thôn

4.2.5. Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch nông thôn
4.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn
4.2.7. Những khó khăn trong phát triển du lịch nông thôn vùng
Đông Bắc
4.3. Thực trạng tham gia của ngƣời dân trong quản lý phát triển
du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
4.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
4.3.2. Nội dung tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch
nông thôn
4.3.2.1. Tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động quản lý phát triển
DLNT
4.3.2.2. Tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch, quy hoạch
4.3.2.2. Tham gia của người dân vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức
4.3.2.3. Tham gia của người dân vào quá trình tổ chức thực hiện du
lịch nông thôn


10
4.3.2.4. Tham gia của người dân vào quá trình xúc tiến và quảng bá
du lịch
4.3.2.5. Tham gia của người dân vào quá trình kiểm soát du lịch
4.3.3. Mức độ tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch
nông thôn
4.3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người
dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
4.3.4.1. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn
a, Yếu tố lợi ích có được từ việc tham gia vào hoạt động quản lý phát triển
du lịch nông thôn
b, Yếu tố rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn

c, Yếu tố quan điểm người dân về quản lý phát triển du lịch nông thôn
d, Yếu tố chính sách của Nhà nước về quản lý phát triển du lịch nông thôn
4.3.4.2. Kết quả phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng
Đông Bắc
a, Kiểm định độ tin cậy của thang đo
b, Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Bảng 4.23. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến
Biến quan sát
Lợi ích
Rào cản
Quan điểm
Chính sách của
Nhà nước
Sự tham gia

3,787
3,852
4,227

Phƣơng sai
trích
57,343
58,149
60,390

Chấp nhận
Chấp nhận
Chấp nhận


0,855

3,212

80,311

Chấp nhận

0,764

3,448

68,968

Chấp nhận

KMO

Eigenvalue

0,866
0,856
0,907

Ghi chú

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)
c, Phân tích hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu trong
mô hình



11
Bảng 4.25. Kiểm định tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các
biến độc lập
LI
RC
Pearson Correlation
1
-.054
LI
Sig. (2-tailed)
.245
N
473
473
Pearson Correlation -.054
1
RC
Sig. (2-tailed)
.245
N
473
473
Pearson Correlation .103*
-.113*
QD
Sig. (2-tailed)
.025
.014
N

473
473
Pearson Correlation .145** -.091*
CS
Sig. (2-tailed)
.002
.047
N
473
473
Pearson Correlation .525** -.253**
DD
Sig. (2-tailed)
.000
.000
N
473
473
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

QD
.103*
.025
473
-.113*
.014
473
1
473

.251**
.000
473
.247**
.000
473

CS
.145**
.002
473
-.091*
.047
473
.251**
.000
473
1
473
.252**
.000
473

DD
.525**
.000
473
-.253**
.000
473

.247**
.000
473
.252**
.000
473
1
473

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
d, Phân tích mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng tới sự
tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn
Bảng 4.26. Phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hƣởng tới sự tham
gia của ngƣời dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn
Hệ số chƣa chuẩn
Hệ số đã
hóa
chuẩn hóa
Mô hình
t
Sai số
B
Beta
chuẩn
(Constant) 2.316
.215
10.786
Lợi ích
.400
.031

.481
12.951
Rào cản
-.176
.033
-.199
-5.385
1
Quan
.120
.032
.142
3.728
điểm
Chính
.106
.031
.129
3.372
sách
a. Biến phụ thuộc: Dự định tham gia trong tương lai

Sig.

Thống kê cộng
tuyến
Độ chấp
VIF
nhận


.000
.000
.000

.973
.982

1.028
1.019

.000

.925

1.082

.001

.919

1.088

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)
e, Phân tích so sánh sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn theo đặc điểm nhân khẩu học
 Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo giới tính


12
Kết quả ở phụ lục 4.1 cho thấy tại cột kiểm định sự cân bằng

của giá trị bình quân (t-test for Equality of Means), các yếu tố kiểm
định có sig > 0.05 thể hiện rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du
lịch nông thôn theo giới tính. (Phụ lục 4.1)
 Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo độ tuổi
Trong kết quả phân tích ANOVA, ta nhận thấy sự tham gia của
người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn không sự khác biệt
ở nhóm độ tuổi khác nhau. (Phụ lục 4.2)
 Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo dân tộc
Kết quả ở phụ lục 4.3 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch
nông thôn theo dân tộc. Điều này cho thấy không có sự chênh lệch
trong quan điểm hay sự tham gia vào phát triển du lịch nông thôn giữa
người dân tộc Kinh với nhóm các dân tộc thiểu số.
 Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo trình độ học vấn
Tại cột kiểm định sự cân bằng của giá trị bình quân (t-test for
Equality of Means) ta thấy các yếu tố kiểm định có sig > 0.05 cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham gia của
người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn theo trình độ
học vấn. (Phụ lục 4.4)
 Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo số lượng thành
viên hộ
Phụ lục 4.5 cho thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham
gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn theo số lượng thành
viên hộ (sig < 0.05). Trong đó, về cơ bản những hộ gia đình có số
lượng thành viên đông (từ 7 đến 9 người) thể hiện sự đồng tình
lớn nhất với quan điểm “Tôi tham gia xây dựng cơ cấu tổ chức du
lịch tại địa phương”, “Tôi tham gia tổ chức thực hiện hoạt động
DLNT” và “Tôi tham dự kiểm soát và quản lý DLNT tại địa
phương”. Điều này cho thấy phần lớn các gia đình có đông thành

viên sẵn sàng tham gia vào các nội dung khác nhau từ xây dựng cơ
cấu tổ chức đến tổ chức thực hiện và kiểm soát, quản lý các hoạt
động phát triển DLNT tại địa phương bởi đó sẽ là cơ hội tạo việc làm
giúp họ nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.
 Phân tích so sánh sự tham gia của người dân theo thu nhập hộ
Kết quả cho thấy về cơ bản không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về sự tham gia vào quản lý phát triển du lịch nông thôn theo


13
thu nhập hộ gia đình (sig > 0.05). Ngoại trừ quan điểm “Tôi tham gia
tổ chức thực hiện hoạt động DLNT” có sig < 0.05 ở những nhóm hộ
có thu nhập cao (Trên 4 triệu). Như vậy, những hộ gia đình có điều
kiện kinh tế khá ở địa phương đã nhận thức được rõ ràng về lợi ích và
vai trò, từ đó tham gia nhiều hơn cùng cộng đồng trong phát triển
DLNT tại địa phương. (Phụ lục 4.6)
4.4. Đánh giá chung về sự tham gia của ngƣời dân trong quản
lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
4.4.1. Những mặt đạt được
Số lượng người dân đã tham gia và có dự định tham gia vào
hoạt động quản lý phát triển DLNT ở khu vực Đông Bắc có xu
hướng ngày càng tăng và sự tham gia của người dân được đánh giá
theo các mức độ khác nhau, từ việc thờ ơ không tham gia, sau đó là
sự quan tâm, tham gia mang nhưng mang tính hình thức và cuối cùng
là chủ động tham vào các bước quan trọng trong quá trình phát triển
DLNT. Cụ thể như sau:
Đối với hoạt động lập kế hoạch, quy hoạch: Người dân đã
nhận thức được vai trò của việc tham gia vào các hoạt động quản lý
phát triển DLNT, chủ động đề xuất các ý tưởng, thu thập thông tin,
phát hiện không gian lãnh thổ du lịch mới nhằm cung cấp thông tin

hỗ trợ cho chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch.
Đối với hoạt động xây dựng cơ cấu tổ chức: Người dân được
tham gia vào các cuộc họp bàn về chủ trương, chiến lược phát triển
DLNT, được bầu cử, ứng cử vào các vị trí quản lý DLNT, được
thông qua và biểu quyết về các vấn đề có liên quan đến phát triển
DLNT tại địa phương.
Đối với hoạt động tổ chức thực hiện DLNT: Người dân chủ
động trong việc lên ý tưởng phát triển sản phẩm DLNT. Hình
thành ý thức trong việc xây dựng môi trường cảnh quan lưu trú, vệ
sinh môi trường, trưởng thành hơn từ những trải nghiệm thông qua
việc tham quan các mô hình thực tế, từ việc trực tiếp phục vụ
khách du lịch tại nhà.
Đối với nội dung xúc tiến & quảng bá: Người dân đã hình
thành ý thức và chủ động trong việc cung cấp và quảng bá sản phẩm,
dịch vụ DLNT thông qua chính chất lượng sản phẩm dịch vụ DLNT
và sự phản hồi của khách du lịch.
Phần lớn người dân đã nhận thức được lợi ích về mặt kinh tế,
văn hóa và xã hội khi tham gia vào phát triển DLNT là yếu tố quan


14
trọng và tác động mạnh đến việc quyết định tham gia của người dân
ở hiện tại và tương lai. Ngoài ra, người dân cũng đánh giá cao các
chính sách hỗ trợ của nhà nước để khuyến khích hơn nữa sự tham gia
của họ trong phát triển loại hình du lịch rất có tiềm năng của địa
phương.
4.4.2. Những vấn đề còn tồn tại
Số lượng người dân chủ động tham gia vào các bước trong
quản lý phát triển DLNT còn hạn chế, đặc biệt họ mới chỉ tham gia
vào bước đầu tiên là lập kế hoạch phát triển ở mức thu thập dữ liệu

tài nguyên, đề xuất ý tưởng, thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu phát triển và
xây dựng kế hoạch thực hiện ở mức độ còn thấp.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt về nhận thức khi tham gia
vào các hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn của người dân
tại các tỉnh trong vùng nghiên cứu, điều này là hệ quả của sự khác
nhau về trình độ học vấn, giới tính ảnh hưởng đến nhận thức của
người dân tại khu vực.
Vai trò của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc
gắn kết và phối hợp với người dân nhằm quản lý phát triển DLNT tại
vùng chưa được quan tâm dẫn đến việc kiểm soát những ảnh hưởng
của phát triển loại hình du lịch này giữa những tác động từ kinh tế,
xã hội và môi trường còn lỏng lẻo.
Rào cản của sự phát triển DLNT tại khu vực có ảnh hưởng đến
nhận thức cũng như thái độ của người dân khi tham gia vào DLNT.
4.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam nói chung
và các tỉnh vùng Đông Bắc nói riêng đã chủ trương phát triển đa dạng
các loại hình du lịch, tuy nhiên DLNT và sự tham gia của người dân
chưa thực sự phát triển và được quan tâm bởi các nguyên nhân được
trình bày sau đây:
Thứ nhất, chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để
phát triển du lịch nông thôn, cụ thể là chưa có một khung lý thuyết
chung cho các khái niệm về loại hình du lịch này.
Thứ hai, DLNT tuy phát triển song chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có của nó.
Thứ ba, do phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên
các tài nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu
quả và bền vững.



15
Thứ tư, chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp ủy, chính
quyền các cấp và người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông
thôn để họ sẵn sàng tham gia và phát triển hoạt động.
Thứ năm, nông dân là những người đưa di sản sinh thái và văn
hóa của mình tham gia vào hoạt động DLNT song trên thực tế lại thu
được khá ít lợi ích từ hoạt động này. Sự gắn kết và cơ chế phân chia
lợi ích giữa các bên liên quan nhằm phát triển DLNT chưa chặt chẽ
làm giảm hiệu quả hoạt động phát triển DLNT tại khu vực.
Chƣơng 5
GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG SỰ THAM GIA CỦA
NGƢỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
5.1. Bối cảnh phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam
5.2. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch nông thôn
vùng Đông Bắc
5.2.1. Quan điểm phát triển
5.2.2. Mục tiêu phát triển
5.2.3. Định hướng phát triển
5.3. Giải pháp nhằm tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân trong
quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc
5.3.1. Nhóm giải pháp được xây dựng dựa trên kết quả phân tích mô
hình nghiên cứu
5.3.1.1. Tăng cường lợi ích của du lịch nông thôn
Cần có sự hỗ trợ ban đầu đối với những người mới tham gia
làm du lịch, như: tư vấn đầu tư, tư vấn kỹ thuật sản xuất - kinh
doanh, tổ chức tập huấn, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức,
kỹ năng,... giúp họ có các kỹ năng cần thiết để cung cấp các sản
phẩm du lịch cộng đồng một cách tốt nhất.

Chính quyền địa phương cần nghiên cứu để đưa nông dân
tham gia nhằm tạo thêm giá trị mới bằng chính tài nguyên “nông
thôn” của họ để phát triển các dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch để
trực tiếp phục vụ cho các khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí,…
Xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác tài nguyên du lịch
trên địa bàn nông thôn là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa
với phương thức đa dạng hóa chủ thể tham gia.


16
Khai thác hiệu quả tài nguyên phát triển du lịch cần quan tâm chia
sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, bảo đảm phát triển bền vững.
5.3.1.2. Nâng cao nhận thức của người dân về du lịch nông thôn
Nâng cao nhân thức của người dân về du lịch nông thôn được
thực hiện thông qua các phương pháp như:
- Thăm từng hộ, chuyện trò và lắng nghe tâm tư của người dân
- Nói chuyện bằng cách thảo luận nhóm
- Tổ chức các chương trình tập huấn cho người dân
Phương pháp giáo dục tuyên truyền là các cách tác động vào
nhận thức của người dân nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt
tình của họ trong thực hiện công việc. Cụ thể như sau:
- Tuyên truyền về lợi ích của du lịch nông thôn trong các mặt kinh
tế, xã hội, môi trường và trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ
những di sản văn hóa địa phương.
- Ngoài ra, để nâng cao nhận thức của người dân cần thực hiện
đẩy mạnh quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong
nước như đài phát thanh, đài truyền hình địa phương.
5.3.1.3. Hoàn thiện chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển du lịch
nông thôn
Nhà nước cần hoàn thiện việc quy hoạch du lịch cho từng địa

phương và tăng cường quản lý nhà nước để thực hiện các quy hoạch
đã được phê chuẩn, tránh tình trạng làm ăn manh mún, làm cho du
lịch nông thôn kém tính bền vững.
Đối với những địa phương đã có tiềm năng rõ rệt để phát triển
du lịch nông thôn, phải ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
phụ trợ để thu hút được nhiều khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú,
tăng mức chi tiêu và khả năng quay trở lại của khách du lịch.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý dịch vụ du lịch, mở các
lớp cho cán bộ chính quyền các địa phương nâng cao nhận thức về
phát triển du lịch, xây dựng các quy ước của các làng nghề trong khai
thác du lịch.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành
chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển du
lịch. Bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể đầu tư trong nước và
nước ngoài, giữa cá nhân với tập thể, tổ chức.


17
Xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát
triển du lịch; thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích,
thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng
nghề... phục vụ phát triển du lịch.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch nhằm tạo điều
kiện thuận lợi nhất để cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động
du lịch.
Cần có các nghiên cứu cơ bản về từng vùng nông thôn trong kế
hoạch phát triển của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát
triển du lịch, thực hiện xã hội hóa công tác bảo tồn, tôn tạo di tích,
thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng

nghề... phục vụ phát triển du lịch.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du
lịch, đưa chương trình đào tạo phát triển du lịch nông thôn vào các cơ
sở đào tạo.
Tăng cường mở rộng thị trường và tuyên truyền quảng bá cho
các chương trình du lịch nông thôn được xây dựng trên cơ sở bảo
đảm quan hệ giữa khai thác và phát triển bền vững tài nguyên, kết
hợp phát triển du lịch với phát triển nông thôn, kết hợp yếu tố truyền
thống với yếu tố hiện đại.
Ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, việc phát triển mô hình du lịch
nông thôn cần có sự tham gia của các nhà đầu tư hỗ trợ phát triển hạ
tầng cơ sở nhằm hình thành nên mối liên kết giữa người dân và các
doanh nghiệp lớn, tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp tham
gia các hoạt động kinh tế dựa vào du lịch.
5.3.1.4. Hạn chế những rào cản trong phát triển du lịch nông thôn
Cần công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển du lịch để các cộng đồng dân cư trong
vùng chủ động tham gia.
Cần xem xét đến các yếu tố chính để phát triển du lịch nông
thôn, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc văn
hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; sự tham gia của
cộng đồng và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của du lịch
nông thôn; phát huy vai trò của các bên liên quan khác như: Các công
ty lữ hành, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức xã hội; nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch với việc nâng cao giá trị và sự khác biệt của
các sản phẩm hướng tới từng nhóm đối tượng du khách đặc thù.


18
Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần tổ chức các diễn

đàn để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến các quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch trên địa bàn.
Thông qua sự tham gia của cộng đồng địa phương để phát triển
những ngành nghề và lễ hội truyền thống, khách du lịch được tham
quan, trải nghiệm với cộng đồng cư dân nông thôn.
Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn,
du lịch có trách nhiệm ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các làng
còn bảo lưu các giá trị truyền thống, hỗ trợ ngân sách trong công tác
bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, tôn vinh các nghệ nhân,
khuyến khích đóng góp từ thu nhập du lịch của các doanh nghiệp cho
hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về văn hóa, sinh thái.
Các doanh nghiệp lữ hành cùng chính quyền địa phương kiến
nghị lên cơ quan quản lý cấp trên tháo gỡ các rào cản phát triển du
lịch nông thôn về chất lượng nguồn nhân lực du lịch địa phương, kiến
thức và kinh nghiệm của người dân và những người làm công tác du
lịch,…
5.3.2. Nhóm giải pháp khác
5.3.2.1. Tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia phát triển
du lịch nông thôn
Cần công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển du lịch để các cộng đồng dân cư trong
vùng chủ động tham gia.
Cần duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường
xuyên, giúp cho các thành viên cộng đồng và các bên liên quan thấy
được họ chính là chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình ra quyết
định cho đến quá trình thực hiện các dự án du lịch.
Cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia
đầu tư phát triển du lịch ở chính nơi họ sinh sống, để vừa thu hút các
nguồn vốn đầu tư vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập.
Cần có sự hỗ trợ ban đầu đối với những người mới tham gia

làm du lịch, như: tư vấn đầu tư, tư vấn kỹ thuật sản xuất - kinh
doanh, tổ chức tập huấn; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức,
kỹ năng... giúp họ có các kỹ năng cần thiết để cung cấp các sản phẩm
du lịch cộng đồng một cách tốt nhất.


19
5.3.2.2. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho
người dân
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch
đối với lao động địa phương, đặc biệt đối tượng là đồng bào dân tộc
tại chỗ bằng các chính sách hỗ trợ trong đào tạo, hướng nghiệp dạy
nghề, vận động các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch ưu tiên
sử dụng nguồn lao động này.
Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm thông qua các hội
nghị, hội thảo khoa học, hội chợ du lịch ở các nước, các địa phương
có ngành du lịch phát triển.
Nhân rộng mô hình “Mỗi người dân là một hướng dẫn viên,
niềm nở với khách du lịch” nhằm tạo bước chuyển biến mới, góp
phần nâng cao sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững du lịch vùng
trong thời gian tới.
Khảo sát đội ngũ cán bộ, nhân viên và người dân tham gia hoạt
động kinh doanh du lịch trên địa bàn, từng địa phương.
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động
DLNT gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc
tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về ngoại ngữ, kỹ năng, kiến
thức, thái độ phục vụ du khách theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề,
thân thiện; tăng cường kết nối với các công ty lữ hành thiết kế các tua,
tuyến nhằm thu hút du khách để khai thác tiềm năng và lợi thế trong phát
triển du lịch.

5.3.2.3. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm và dịch
vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ở
vùng Đông Bắc
Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các dịch vụ du lịch.
Thông qua sự tham gia của cộng đồng địa phương để phát triển
những ngành nghề và lễ hội truyền thống, làm hàng thủ công mỹ
nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương... để khách du lịch
được thưởng thức và mua sản phẩm.
Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn,
du lịch có trách nhiệm ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các làng
còn bảo lưu các giá trị truyền thống; hỗ trợ ngân sách trong công tác
bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống, tôn vinh các nghệ nhân;
khuyến khích đóng góp từ thu nhập du lịch của các doanh nghiệp cho
hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về văn hóa, sinh thái.


20
5.3.2.4. Tăng cường thực hiện các chương trình xúc tiến phát triển
du lịch
- Thứ nhất, trước khi đưa vào khai thác loại hình này vào một
địa phương cụ thể, cần có sự điều tra tỉ mỉ, chi tiết, nghiên cứu tất cả
các loại tài nguyên du lịch có thể đưa vào trong hoạt động du lịch và
quan trọng nhất là phải chọn ra tài nguyên nào là thế mạnh trọng tâm,
để lấy đó làm địa điểm chính mà ở đó sẽ phản ánh được nét dặc trưng
nhất cảnh sắc và con người địa phương.
- Thứ hai, lựa chọn, xác định sức thu hút riêng ở từng địa
phương, tạo cơ sở để tổ chức khai thác và quản lý, phát triển tài
nguyên DLNT ở từng địa phương như: Mức độ hấp dẫn của tài
nguyên DLNT của từng địa phương, thời gian khai thác các tài
nguyên, môi trường, sức chứa từng vùng, độ bền vững, khả năng tiếp

cận, điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng, giao thông, khả
năng phát triển, hiệu quả và lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch mang
lại, coi trọng mối liên kết giữa loại hình du lịch này với các loại hình
du lịch khác trong cùng một địa phương (nếu có) để phát triển toàn
diện và hoàn toàn các loại hình bằng cách kết hợp, hỗ trợ qua lại
nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách du lịch.
Thứ ba, tăng cường, đẩy mạnh mở rộng thị trường và tuyên
truyền quảng bá cho các chương trình DLNT trên tất cả các phương
tiện truyền thông có thể nhằm tạo thành thương hiệu đặc trưng để lại
ấn tượng sâu sắc.
5.3.2.5. Một số loại hình và hình thức du lịch đặc biệt cần có trong hoạt
động DLNT
DLNT là loại hình mà khách đến ở nhà nông dân, cùng
sinh hoạt và vui chơi với họ, tham gia các hoạt động văn hoá và
đi thăm các thắng cảnh trong vùng. Có các loại hình, hình thức
tham khảo cụ thể sau, có thể giúp DLNT phát triển tốt và chuyên
nghiệp: Nhà khách; Nhà đón tiếp trẻ em; Trại hè; Trạm dừng chân;
Nhà nghỉ; Nhà sàn vui chơi; Hiệu ăn nông thôn; Nhà bảo tàng nông
dân; Nhà bảo tàng phong tục nông thôn; Các làng nghề; Lễ hội nông
thôn, DLNT.
5.3.2.6. Phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, xây
dựng cơ chế phân chia lợi ích giữa các chủ thể khi tham gia hoạt
động DLNT
Từ kết quả nghiên cứu thực địa và kết quả khảo sát cho thấy, mô
hình hợp tác trong phát triển DLNT sẽ được xác định gồm hợp tác bên


21
trong và hợp tác bên ngoài. Theo đó, việc xây dựng mối quan hệ liên kết
không chỉ liên kết theo chiều ngang hay liên kết theo chiều dọc mà

phải là tổng hợp của các liên kết để tạo ra mối liên kết theo chuỗi,
liên kết mạng. Những liên kết này sẽ được chia thành liên kết trong
và liên kết ngoài.
5.3.2.7. Hình thành các cụm liên kết phát triển DLNT, tuyến, điểm
DLNT các tỉnh trong vùng Đông Bắc
Để phát triển du lịch vùng, các địa phương cần có chính sách
khuyến khích các DN lữ hành xây dựng những tour du lịch mới nhằm
thu hút khách quốc tế đến. Cần phối hợp tạo điều kiện để các hãng lữ
hành nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc
nhằm nâng cao hơn sức cạnh tranh cho ngành du lịch tại các địa
phương.
Mỗi tỉnh cần tìm ra lợi thế riêng, tạo sản phẩm riêng để phát
huy thế mạnh của liên kết vùng.
Cần coi trọng vấn đề quảng bá, xúc tiến du lịch và thực hiện
các chương trình quảng bá, xúc tiến tổng thể nhằm xây dựng hình
ảnh cho các tuyến, điểm liên kết vùng, điều này vừa tạo ra hiệu quả
trong công tác quảng bá, xúc tiến, đồng thời tiết kiệm được chi phí.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực dựa trên đặc điểm của từng
khu vực để có sự chuẩn bị phù hợp với nhu cầu nhân lực, đặc biệt
nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi vùng.
Cần hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong bảo vệ môi trường tại các
điểm du lịch, bảo đảm thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững, tránh
tác động tiêu cực từ con người trong khai thác, kinh doanh du lịch.
5.4. Kiến nghị
5.4.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
5.4.2. Kiến nghị với Tổng Cục du lịch
5.4.3. Kiến nghị với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh thành
KẾT LUẬN
Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển
DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua phân tích nội dung, mức

độ và ảnh hưởng của các yếu tố đến dự định tham gia trong tương lai
của người dân nhằm đề xuất giải pháp phù hợp và có tính khả thi
trong những năm tới có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực
tiễn đối với các tỉnh trong vùng Đông Bắc nói riêng và tầm nhìn


22
chiến lược đến cả vùng nói chung. Theo đó, luận án đã tập trung giải
quyết được một số vấn đề như sau:
1. Luận án đã tổng quan được 13 công trình nghiên cứu nước
ngoài và 04 công trình nghiên cứu trong nước có liên quan về sự
tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT, tiếp cận theo
hướng các vấn đề nghiên cứu. Qua đó, luận án đã chỉ ra được những
thành công và hạn chế của các công trình nghiên cứu, đồng thời đã
chỉ ra “khoảng trống” như sự hạn chế của các nghiên cứu thưc hiện
phân tích sự tham gia của người dân vào quản lý phát triển DLNT;
việc nghiên cứu một cách toàn diện về quá trình phát triển DLNT từ
lập kế hoạch phát triển DLNT; Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý
DLNT; Tổ chức thực hiện các hoạt động DLNT; Xúc tiến & Quảng
bá và Kiểm soát & Quản lý DLNT chưa được nhiều tác giả quan tâm
và trong tổng số các yếu tố được tổng quan thì yếu tố chính sách Nhà
nước được xem là yếu tố mới khi chưa có tác giả nào đề cập trong
các nghiên cứu của mình.
2. Luận án đã hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
DLNT, sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT và
nội dung phát triển DLNT thông qua kết luận từ tổng quan tài liệu
nghiên cứu. Luận án cũng chỉ ra được kinh nghiệm tăng cường sự
tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT ở một số quốc
gia trên thế giới (Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan) và các
địa phương ở Việt Nam (Hà Nội, Hải Dương, Tiền Giang). Từ đó, rút

ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản nhằm tăng cường sự tham gia
của người dân tại vùng Đông Bắc Việt Nam.
3. Luận án đã làm rõ phương pháp nghiên cứu, thể hiện qua
các nội dung: Xây dựng câu hỏi nghiên cứu, khung phân tích, quy
trình nghiên cứu, cách thức thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin và
phương pháp phân tích thông tin. Đồng thời sử dụng hai phương
pháp phân tích định tính (Thảo luận nhóm với đối tượng cán bộ quản
lý và người dân) nhằm hiệu chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng và
phương pháp định lượng (phân tích nhân tố khám phá (EFA)) nhằm
chứng minh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới sự tham gia của
người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc. Đó là các
yếu tố lợi ích có được khi tham gia vào quản lý phát triển DLNT, rào
cản khi tham gia vào quản lý phát triển DLNT, quan điểm của người
dân về quản lý phát triển DLNT và chính sách của Nhà nước trong
quản lý phát triển DLNT.


23
4. Luận án đã tiến hành phân tích thực trạng phát triển các
DLNT tại các tỉnh Đông Bắc theo các khía cạnh về số lượng du
khách đến với tỉnh, số lượng cơ sở và doanh thu dịch vụ lưu trú tại
tỉnh. Luận án đã thực hiện phân tích nhân tố khám phá và phân tích
mô hình hồi quy đa biến, từ đó, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến sự tham gia của người trong quản lý phát triển
DLNT vùng Đông Bắc là lợi ích có được khi tham gia vào quản lý
phát triển DLNT, rào cản khi tham gia vào quản lý phát triển DLNT,
quan điểm của người dân về quản lý phát triển DLNT và chính sách
của Nhà nước trong quản lý phát triển DLNT. Đồng thời, luận án đã
chứng minh được lợi ích có được khi tham gia vào quản lý phát triển
DLNT tác động mạnh nhất đến sự tham gia của người dân tại khu

vực. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những mặt đạt được, những
vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế làm căn cứ để
xây dựng giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân vào
hoạt động quản lý phát triển DLNT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2035.
5. Trên cơ sở phân tích điều kiện thực tế của tỉnh kết hợp với
quan điểm, định hướng phát triển DLNT và kết quả phân tích mô
hình SWOT về DLNT vùng Đông Bắc, luận án đề xuất 04 nhóm giải
pháp từ mô hình nghiên cứu như hoàn thiện chính sách của Nhà
nước; Tăng cường lợi ích của DLNT; Hạn chế những rào cản và nâng
cao nhận thức của người dân, 07 nhóm giải pháp khác (Tạo cơ hội,
điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia quản lý phát triển DLNT;
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người
dân; Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm và dịch vụ
độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ở vùng
Đông Bắc; Tăng cường thực hiện các chương trình xúc tiến phát triển
du lịch; Một số loại hình và hình thức du lịch đặc biệt cần có trong
hoạt động DLNT; Phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các bên liên
quan, xây dựng cơ chế phân chia lợi ích giữa các chủ thể khi tham
gia hoạt động DLNT và hình thành các cụm liên kết phát triển
DLNT, tuyến, điểm DLNT tại các tỉnh trong vùng Đông Bắc) cùng
03 nhóm khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân
trong quản lý phát triển DLNT.
Bên cạnh những thành công, luận án vẫn còn tồn tại một số
hạn chế như mới chỉ nghiên cứu dựa trên 1 khía cạnh từ sự tham gia
của riêng người dân tại địa phương. Trong khi các bên liên quan đến


24
DLNT bao gồm các đối tượng khác như chính quyền địa phương, nhà

cung ứng dịch vụ du lịch,… Bên cạnh đó, luận án chưa đưa vào phân
tích và chứng minh tổng hợp tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến sự
tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông
Bắc Việt Nam. Tác giả kỳ vọng hạn chế này sẽ được nghiên cứu ở
luận án tiếp theo.



×