Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh trường PTDTBT THCS sơn lư quan sơn thanh hóa”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.16 KB, 21 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời kì cách mạng 4.0, sự phát triển mạnh về kinh tế, xã hội và sự
giao lưu của các nền văn hóa…Từ đó thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh có nhiều sự
biến đổi tích cực lẫn tiêu cực. Mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ của
công nghệ thông tin với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đã và đang tác động
mạnh vào đời sống thế hệ trẻ làm cho thế hệ trẻ có nhiều nhận thức, việc làm
lệch lạc xa rời các đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc. Điều đó được thể
hiện ở tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, sự trung thực, đoàn kết,
yêu thương…bị giảm sút. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến điều này là do các em
chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kĩ năng sống, giá trị sống; các em chưa
phải đương đầu với những thách thức của cuộc sống; chưa đủ bản lĩnh nói
“không” với cái xấu; dễ bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng đua đòi…
Từ thực trạng trên, thì việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện KNS cho học
sinh bậc THCS nói chung và học sinh trường PTDTBT THCS Sơn Lư là một
trong những nội dung thiết thực. Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải
được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế
toàn cầu hóa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc trung học cơ sở cần phải
được giáo dục một số giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục giá trị sống,
rèn luyện kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là
những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình
thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám
phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị
lôi kéo, kích động,…Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống
cho thế hệ trẻ là rất cần thiết.
Là một cán bộ quản lí ở trường THCS qua các đợt tập huấn của Sở
GD&ĐT Thanh Hóa; Phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn; chương trình phát triển
vùng Quan Sơn; qua thực tiễn công tác tôi đánh giá cao vai trò của việc trang bị
kiến thức về kĩ năng sống, giá trị sống để hình thành giá trị đạo đức cho học
sinh. Vì vậy, đã tổ chức các buổi truyền thông về kĩ năng sống, giá trị sống cho
giáo viên và học sinh. Qua các buổi truyền thông giáo viên đã lồng ghép nội


dung về kĩ năng sống, giá trị sống vào các bài học; học sinh có nhiều sự chuyển
biến về nhận thức đối với cuộc sống. Để nội dung trang bị kiến thức về kĩ năng
sống, giá trị sống cho học sinh chuyển hóa thành việc làm cụ thể của học sinh
nhà trường cần có sự chung tay, hợp tác giữa gia đình và xã hội. Trong đó, nhà
trường giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp giữa gia đình và xã hội.
Xuất phát từ thực trạng của học sinh và vai trò của giáo dục kiến thức kĩ
năng sống, giá trị sống. Tôi chọn đề tài “Giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống
cho học sinh trường PTDTBT THCS Sơn Lư- Quan Sơn- Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Kiến thức
Hiểu rõ hơn một số vấn đề lý luận liên quan đến giá trị và kỹ năng sống:
Thế nào là giá trị sống? Hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị là gì? Hiểu rõ
hơn về một số giá trị bản sắc của dân tộc Việt Nam.
1


Mối quan hệ giữa giá trị bản sắc và giá trị có tính nhân loại. Hiểu được bản
chất của một số giá trị như hoà bình, trách nhiệm, yêu thương, giản dị…
Xây dựng được các qui trình tiến hành các hoạt động giáo dục giá trị và kỹ
năng sống.
Kỹ năng
Người học vận dụng được những kiến thức được trang bị và kinh nghiệm của
bản thân để hình thành các hoạt động trong đời sống hàng ngày.
Người học có thể tuyên truyền trong cộng đồng về những vai trò của giá trị
và kỹ năng sống.
Thái độ:
Người học cảm nhận được ý nghĩa của kĩ năng sống, giá trị sống đối với bản
thân, tự đánh giá lại mình, có những điều chỉnh tích cực về tư duy và hành vi.
Người học có nguyện vọng mong muốn mang những điều tốt đẹp đến cho
mọi người.

3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung kiến thức về kĩ năng sống và giá trị sống phù hợp với chuẩn mực
của xã hội.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh trường PTDTBT THCS Sơn Lư- Quan
Sơn- Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi(Trước và sau buổi truyền thông).
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại.
- Phương pháp thử nghiệm tác động.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Giá trị sống.
Giá trị là cái đã làm cho một khách thể nào đó có ích, có nghĩa, đáng quý đối
với chủ thể, được mọi người thừa nhận. Giá trị là cái mà con người dùng làm cơ
sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái mà con
người dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo
đức, trí tuệ, tài năng. Giá trị cũng là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự
thật, điều thiện của một xã hội; tính chất quy ra được thành tiền của một vật
trong quan hệ buôn bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượng biến
thiên.
Giá trị sống là quá trình cá nhân chiếm lĩnh lấy những giá trị do con người
sáng tạo ra, đồng thời góp phần tạo nên những giá trị mới thông qua trải nghiệm
của bản thân trong quá trình tích cực hoạt động thực tiễn phù hợp với những
điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể nhất định và trình độ phát triển nhân cách của
mình; kích thích mọi hành động tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể không
ngừng vươn tới và vận dụng chúng trong mối quan hệ của mình với thế giới
xung quanh, đặc biệt là với người khác.
2



Hiện nay ở nước ta cũng như thế giới người ta đã tổng kết những giá trị sống
đích thực trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội thành 12
giá trị sống đó là: Giản dị, hòa bình, hạnh phúc, hợp tác, khiêm tốn, khoan dung,
tự do, yêu thương, trách nhiệm, trung thực, đoàn kết, tôn trọng.
Sự hình thành và phát triển giá trị sống gắn liền với sự phát triển nhân cách;
sự phát triển lứa tuổi; sự phát triển văn hóa của cá nhân; quá trình giáo dục và tự
giáo dục.
Giá trị sống định hướng và thúc đẩy hành động; giúp cá nhân thích ứng trong
những hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau…
Giáo dục giá trị sống là quá trình tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học
sinh để chiếm lĩnh được các giá trị xã hội, hình thành nên hệ thống giá trị của
bản thân phù hợp với sự mong đợi và yêu cầu chung của toàn xã hội.
1.2 Kĩ năng sống
Kĩ năng là khả năng giúp con người có thể thực hiện được một hành vi cụ
thể. Kĩ năng có thể học hỏi được, các kĩ năng đều có thể diễn giải ra thành các
bước tuần tự.
Kĩ năng sống là những khả năng thực hiện các hành vi có tính thích nghi và
tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách
thức của cuộc sống hàng ngày.
Như vậy: Nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững
chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu, chúng ta sẽ không biết cách sử
dụng nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi cho bản thân và cho xã hội.
Không có nền tảng giá trị sống, chúng ta sẽ không biết cách tôn trọng bản thân
và người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì
tình đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi
thay.
Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi
những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống,

đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị
sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất. Những giá trị sống tích
cực giúp chúng ta ổn định, vững chãi giữa những biến động của cuộc đời, có thể
sẽ không dễ dàng gì nhưng ta vẫn vượt qua được.
Các kỹ năng sống trọng yếu là các kỹ năng cá nhân hay xã hội giúp học sinh
truyền đạt những điều họ biết (Kiến thức), những gì họ suy nghĩ hay cảm nhận
(Thái độ) và những gì họ tin (Giá trị) trở thành khả năng thực tiễn về những gì
cần làm và làm như thế nào. Học sinh phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng
việc nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của KNS vào cuộc sống
của học sinh phổ thông, sẽ giúp nâng cao năng lực để có được sự lựa chọn lành
mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích
những thay đổi tích cực trong cuộc sống . Chính vì vậy trước khi hình thành
KNS nào đó, học sinh cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn
của mình
đối với các giá trị. Có thể hiểu kỹ năng sống là biểu hiện những giá trị sống
trong hoạt động và giao tiếp hàng ngày và ngược lại với kỹ năng thể hiện giá trị
3


bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị Kỹ năng
sống giúp người ta học tập, làm việc hiệu quả hơn; giao tiếp, ứng xử với mọi
người thân thiện, vui vẻ, hợp tác thành công hơn, biết tự điều chỉnh bản thân làm
việc tốt, tránh việc xấu...
Giá trị sống là cái định hướng, thúc đẩy cá nhân hành động, kỹ năng sống
giúp cá nhân hành động hiệu quả, tạo ra sự thống nhất, nhất quán giữa nhận thức
và hành động, giữa động cơ và hành vi, giữa nội dung và hình thức.
1.3 Vai trò của việc học tập Kĩ năng sống- Giá trị sống.
Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, đòi hỏi phải coi trọng nhân tố
con người, coi trọng cả đức- trí- thể - mỹ. Trong sự phát triển tâm lực - trí lực thể lực thì tâm lực đóng vai trò nền tảng, bệ phóng cho sự phát triển của trí lực
và thể lực và đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Từ cơ sở lí luận về giá trị

sống, kĩ năng sống mối quan hệ giữa giá trị sống và kĩ năng sống, những yếu tố
ảnh hưởng đến giá trị sống của học sinh THCS, có thể thấy học sinh THCS cần
chú trọng, quan tâm nhận thức về giá trị sống, kỹ năng sống là hết sức cần thiết
và cấp bách, nâng cao nhận thức giá trị sống, kỹ năng sống là một nhiệm vụ
thiết yếu trong tu dưỡng và rèn luyện của học sinh, nhằm trở thành những con
người có đủ phẩm chất, nhân cách, năng lực và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Học tập Giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống để các em biết cách tôn
trọng bản thân và người khác, biết cách hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn
kết, thích ứng trước những đổi thay của cuộc sống.
Học tập Giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống để các em biết tạo lập cuộc
sống hạnh phúc cho bản thân và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Từ đó,
thấy cuộc sống của mình mang nhiều ý nghĩa.
Học tập Giá trị sống làm nền tảng cho kĩ năng sống, để các em biết cách sử
dụng những kĩ năng sống mang lại lợi ích cho bản thân trong sự hài hoà với lợi
ích của gia đình và xã hội.
Ở những nơi đã tiến hành học Giá trị sống, nhất định kỷ luật nhà trường
được tôn trọng hơn, ý thức học tập tốt hơn: Học sinh chăm làm bài tập, đi học
đúng giờ, trong lớp giữ trật tự nghe thầy cô giảng bài, đoàn kết với bạn, quan hệ
Thầy – Trò thân thiết, … Về nhà, các em biết thể hiện tình yêu thương, sự tôn
trọng, có trách nhiệm với bản thân và mọi người trong gia đình. Đặc biệt khi
trong mỗi các em có được những “Đức tâm” thì đó là gốc rễ của mọi vấn đề, nó
là nơi khởi nguồn của một cuộc sống lành mạnh, lương thiện, vui tươi, biết hy
sinh và biết cống hiến, biết tôn trọng những gì mình đang có và phấn đấu vì
những điều tốt đẹp trong tương lại, biết sống vì mọi người và vì cộng đồng.
Giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh trường
THCS còn là một vấn đề hết sức quan trọng để từng bước nâng cao chất lượng
đạo đức, từ đó thúc đẩy kết quả học tập của nhà trường, đẩy mạnh hơn nữa sợi
dây liên kết giữa gia đình nhà trường và xã hội, từng bước thực hiện có chiều
sâu phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “ Nhà

trường - văn hóa, nhà giáo - mẫu mực, học sinh - thanh lịch” thực hiện có hiệu
quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
4


2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống- giá trị sống
2.1. Thuận lợi:
- Bộ GD - ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy theo hướng dẫn dễ áp dụng,
dễ triển khai các phương pháp dạy học tích cực, tăng thực hành…
- Sở GD - ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm
tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng
- Với trường:
+ Một số HS của trường có điều kiện kinh tế, có tố chất, nắm bắt nhanh
những thay đổi của xã hội (theo hướng tốt xấu ngang nhau).
+ Trường luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện
các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ, của Ngành.
+ Hoạt động chuyên môn - Đổi mới phương pháp,
+ Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề…
+ Hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng
trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…
- Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc giáo dục giá trị sống, rèn luyện
kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên nhiệt huyết của trường đều rất trăn trở, làm
thế nào để giáo dục giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để đưa
trường trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho PHHS về mọi mặt.
2.2. Khó khăn:
- Về phía học sinh: các em được gia đình nuông chiều quá trở thành các thói
quen xấu, khó thay đổi. Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các
em thiên lệch về kiến thức.
- Về phía giáo viên:
+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.

+ Một số còn lúng túng khi vận dụng chưa thực sự khởi động, chưa gương
mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội
+ Chưa thực sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất
vững.
- Tóm lại giáo dục giá trị sống, rèn luyện KNS ở trường THCS là việc làm
nhằm giúp cho HS có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò
giỏi, trở thành người có ích cho gia đình cho xã hội.
Hiên nay cac trương THCS đa va đang chu y đên viêc giáo dục giá trị sống,
ren ky năng sông cho hoc sinh thông qua cac chương trinh giao duc lông ghep,
tich hơp trong cac tiêt day chinh khoa cua cac môn hoc va thông qua cac hoat
đông ngoai khoa va cac tiêt hoc tâp ngoai giơ trên lơp. Cac tiêt hoc va bô môn
giao duc công dân ngay cang đươc quan tâm. Vơi yêu câu giáo dục giá trị sống,
ren ky năng sông cho hoc sinh phai đam bao cac yêu tô: Giup hoc sinh y thưc
đươc cac gia tri cua ban thân trong môi quan hê xa hôi, giup hoc sinh hiêu biêt
vê thê chât, tinh thân cua ban thân minh; co hanh vi, thoi quen ưng xư co văn
hoa, hiêu biêt, châp hanh va tôn trong phap luât.
Tinh trang chưa hiểu các giá trị sống và thiếu kỹ năng sống đang khiên cac
em trong đô tuôi hoc THCS găp nhiêu lung tung trong viêc giai quyêt cac vân đê
cua ban thân dân đên tinh trạng thiêu tư tin, khung hoang vê tâm ly. Chinh vi
5


nhiêu hoc sinh, vi chưa hiểu các giá trị sống và thiếu kỹ năng sống đa trơ thanh
nan nhân cua nhưng tê nan xa hôi, thanh nhưng hoc sinh không ngoan, thanh
ngươi con hư cua gia đinh, thâm tri con dân đên vi pham phap luât ơ tuôi vi
thanh niên.
2.3 Kết quả khảo sát tình hình học sinh trường PTDTBT THCS Sơn Lư
về kiến thức kĩ năng sống- giá trị sống.
a. Khảo sát về kĩ năng sống
BẢNG KIỂM KHẢO SÁT HIỂU BIẾT HỌC SINH VỀ KĨ NĂNG SỐNG.

Câu 1: Khi đang lắng nghe người khác nói, bạn thường:
A. Khoanh tay trước ngực
B. Hơi nghiêng người về phía trước và đứng đối diện với người
nói C. Đứng tựa lưng, cách xa người nói
Câu 2.Theo em cách ứng phó nào dưới đây, cách ứng phó nào là tích cực
khi bị căng thẳng?
A. Tâm sự với bạn thân.
B. Đi chơi điện tử.
C. Chơi thể thao.
D. Trốn học, bỏ học.
E. Nghe nhạc.
F. Gào thét, bỏ ăn.
Câu 3. Theo em những việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác với những
người xung quanh?
A. Biết phân công nhiệm vụ cho nhau.
B. Việc của ai, người nấy làm.
C. Làm thay công việc cho người khác.
D. Khi thực hiện công việc chung, luôn bàn bạc với mọi người.
E. Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.
F. Để người khác làm, còn mình thì chơi.
Câu 4. Những việc em nên làm khi có quyết định sai lầm.
A.Suy nghĩ, cân nhắc lí do bị thất bại. B.Tham khảo ý kiến người lớn.
C. Đổ lỗi cho người khác.
D. Nhờ người khác quyết định
giúp.
Câu 5. Kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta điều gì?
A. Sống có mục đích, có kế hoạch.
B. Biết hành động theo mục tiêu đã đặt ra.
C. Đưa chúng ta đến với thành công.
D. Cả 3 ý trên

Câu 6: Theo em để hạn chế tình huống căng thẳng chúng ta cần phải làm
gì?
……………………………………………………………………………………
Câu7. Để kiểm tra mức độ chính xác của thông tin chính thức, đáng tin cậy.
Em cần kiểm tra qua ai, bằng cách nào?
……………………………………………………………………………………
Câu 8. Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
……………………………………………………………………………………
Kết quả
Lớp Số lượng
Tốt
Khá
TB
Không đạt Ghi chú
6


6
49
2
6
20
21
7
54
4
8
17
25
8

36
5
8
13
10
9
28
4
6
10
8
Tổng
167
15
28
60
64
b. Khảo sát về giá trị sống.
BẢNG KIỂM KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ GIÁ TRỊ SỐNG
Câu 1. Tuổi đời của chúng ta nên đo đếm bằng số năm ta sống hay bằng sự
trưởng thành?
…………………………………………………………………………………….
Câu 2. Giữa nói và làm, cuộc sống của bạn đang nghiêng về bên nào hơn?
…………………………………………………………………………………….
Câu 3. Tại sao có những điều làm bạn hạnh phúc lại không mang đến hạnh
phúc cho nhiều người khác?
…………………………………………………………………………………….
Câu 4. Kỷ niệm hạnh phúc nhất thời thơ ấu của bạn là gì? Tại sao kỷ niệm
đó lại đặc biệt với bạn?
…………………………………………………………………………………….

Câu 5. Bạn có sẵn lòng đánh đổi 10 năm tuổi thọ cuộc đời lấy sự giàu có,
hấp dẫn và nổi tiếng hay không?
…………………………………………………………………………………….
Câu 6. Giả sử bạn đang đi ăn trưa với 3 người mà bạn rất ngưỡng mộ và
trân trọng. Họ đều đang chỉ trích bạn thân của bạn bằng những lời khó chịu và
không công bằng, trong khi không hề hay biết về mối quan hệ thân thiết giữa 2
người. Bạn sẽ làm gì?
…………………………………………………………………………………….
Câu 7. Em hiểu như thế nào là giá trị sống? Nêu một số giá trị sống cốt lõi
trong cuộc sống hàng ngày?
…………………………………………………………………………………….
Câu 8. Điều gì bạn rất muốn làm nhưng lại không thực hiện? Nguyên nhân
nào khiến bạn không thể làm điều đó?
…………………………………………………………………………………….
Kết quả
Lớp Số lượng
Tốt
Khá
TB
Không đạt Ghi chú
6
49
3
8
18
20
7
54
5
9

17
23
8
36
4
9
15
8
9
28
4
5
13
6
Tổng
167
16
31
63
57
3. Giáo dục kĩ năng sống- giá trị sống cho học sinh
3.1 Giáo dục kĩ năng sống.
3.1.1 Khái niệm kĩ năng sống- phân loại kĩ năng sống

7


- Kĩ năng sống là những khả năng thực hiện các hành vi có tính thích nghi và
tích cực, nó giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những đòi hỏi và thách
thức của cuộc sống hàng ngày.

- Phân loại kĩ năng sống: có nhiều quan điểm phân loại kĩ năng sống. Tuy
nhiên qua nghiên cứu tài liệu thì kĩ năng sống được phân loại như sau:
+ Nhom ki năng nhân thưc: Nhân thưc ban thân; Xac đinh điêm manh, điêm
yêu cho ban thân; Xây dưng kê hoach cho ban thân; Khăc phuc kho khăn đê đat
đươc muc tiêu; Ren ki năng tư duy tich cưc va sang tao.
+ Nhom ki năng xa hôi: Ki năng giao tiêp băng ngôn ngư; Ki năng giao tiêp
không lơi; Ki năng thuyêt trinh va noi trươc đam đông; Ki năng tư chôi; Ki năng
diên đat cam xuc va phan hôi; Ki năng hơp tac; Ki năng lam viêc nhom; Ki năng
vân đông va gây anh hương; Ki năng ra quyêt đinh.
+ Nhom ki năng quan li ban thân: Ki năng lam chu cam xuc; Ki năng vươt
qua lo lăng, sơ hai; Ki năng khăc phuc tưc giân Ki năng quan ly thơi gian, nghi
ngơi tich cưc, giai tri lanh manh.
3.1.2 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh a. Mục tiêu về giáo dục kĩ năng sống.
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức
là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học,
trong đó các kĩ năng là một thành phần quan trọng. Học sinh không chỉ cần có
kiến thức, mà còn phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình
huống, hoàn cảnh của cuộc sống. Giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường
phổ thông nhằm các mục tiêu sau:
Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Hình
thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực. Loại bỏ những
hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động
hằng ngày.
Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình; phát
triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
b. Nguyên tắc và quy trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà
trường phổ thông cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
* Tương tác
Nhiều KNS được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học

và những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn
đề...), thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường.
Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, HS có dịp thể hiện các ý
tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại
những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì
vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo
cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả.
* Trải nghiệm
KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình
huống thực tế. HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói
về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống
8


đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với
điều kiện thực tế.
* Tiến trình
Giáo dục KNS không thể hình thành trong "ngày một, ngày hai" mà đòi hỏi
phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là
một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó
nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: thay
đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay
đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.
* Thay đổi hành vi
Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị,
thái độ và hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con
người là một quá trình khó khăn. Có thời điểm người học lại quay trở lại những
thái độ, hành vi hoặc giá trị trước.
* Thời gian và môi trường giáo dục
Giáo dục KNS cần thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường

giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng
vào các tình huống "thực" trong cuộc sống. Giáo dục KNS được thực hiện mọi
lúc, mọi nơi trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo
dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô giáo, là bạn cùng học hay các thành viên
trong cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện
trong các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác.

9


Tương tác

Thời gian
môi
trường
giáo dục

Trải
nghiệm

Nguyên
tắc Giáo
dục KNS

Thay đổi
hành vi

Tiến trình


Nguyên tắc giáo dục kĩ năng
sống c. Các bước giáo dục kĩ năng sống

Khám
phá

Thực

Kết nối

hành/
luyện tập

Mô tả quá
Các bước

Mục đích

trình
thực hiện

Vận dụng

Vai trò của
GV và HS/
Gợi ý một số
KTDH

1. KhámKích thích HS tựGV (cùng với GV đóng vai trò
phá

tìm hiểu xem các em HS) thiết kế hoạt lập
đã biết gì về những động (có tính chất khởi

kế hoạch,
động, đặt
10


khái niệm,
kiến
thức, kĩ năng... sẽ
được học.
Giúp
GV đánh
giá/xác định
xem
HS đã biết gì, có
kinh
nghiệm gì, có
kĩ năng gì có liên
quan đến bài mới.

2. Kết nối

Giới thiệu thông tin,
kiến thức và kĩ năng
mới thông qua việc
tạo "cầu nối" liên
kết giữa cái "đã
biết" với cái "chưa

biết". Cầu nối này sẽ
kết nối kinh nghiệm
hiện có của HS với
bài học mới.

3. Thực hành/
Luyện tập

Tạo cơ hội cho
người học thực hành
vận dụng kiến thức
và kĩ năng mới vào
một bối cảnh/hoàn
cảnh/điều kiện có ý
nghĩa.
Định hướng để
HS thực hành đúng
cách.
Điều chỉnh những
hiểu biết và kĩ năng
còn sai lệch.

trải nghiệm).
GV
(cùng với
HS) đặt các câu
hỏi nhằm gợi lại
những hiểu biết
đã có liên quan
đến bài học mới.

GV giúp HS xử
lí/phân tích các
hiểu biết hoặc trải
nghiệm của HS,
tổ chức và phân
loại chúng.
GV
giới thiệu
mục tiêu bài học
và kết nối chúng
với các vấn đề đã
chia sẻ ở bước 1.
GV
giới thiệu
kiến thức và kĩ
năng mới.
Kiểm tra
xem
kiến thức và kĩ
năng mới đã được
cung cấp
toàn
diện và chính xác
chưa.
Nêu ví dụ khi
cần thiết.
GV
thiết
kế/chuẩn bị hoạt
động mà theo đó

yêu cầu HS phải
sử dụng kiến thức
và kĩ năng mới.
HS làm việc
theo nhóm, cặp
hoặc cá nhân để
hoàn thành nhiệm
vụ.
GV giám sát tất
cả mọi hoạt động

câu hỏi, nêu vấn
đề, ghi chép...
HS cần chia sẻ,
trao đổi, phản hồi,
xử lí thông tin,
ghi chép...
Một số kĩ thuật
dạy học chính:
động não, thảo
luận, chơi
trò
chơi tương tác,
đặt câu hỏi,...
GV
nên đóng
vai trò của người
hướng
dẫn
(facilitator);

HS
là người phản hồi,
trình bày quan
điểm/ý kiến, đặt
câu hỏi/trả lời.
Một số kĩ thuật
dạy học:
thảo
luận theo nhóm,
người học trình
bày, khách mời,
đóng vai, sử dụng
phương tiện dạy
học đa chức năng
(chiếu
phim,
băng, đài, đĩa...).
GV
nên đóng
vai trò của người
hướng
dẫn
(facilitator),
người hỗ trợ.
HS đóng vai trò
người thực hiện,
người khám phá.
Một số kĩ thuật
dạy học:
đóng

kịch ngắn, viết
luận, mô phỏng,
hỏi/đáp, trò chơi,
11


và điều chỉnh khi thảo luận nhóm/
cần thiết.
tranh luận...
GV
khuyến
khích HS thể hiện
những điều các
em suy nghĩ hoặc
mới lĩnh
hội
được.
4. Vận dụng
Tạo cơ hội cho HS
GV
(cùng với
GV đóng vai
tích hợp, mở rộng
HS) lập kế hoạch trò người hướng
và vận dụng kiến
các hoạt động đối dẫn
và người
thức và kĩ năng có
với nhiều
môn đánh giá.

được vào các tình
học/lĩnh vực học HS đóng vai trò
huống/bối cảnh mới. tập đòi hỏi HS người
lập
kế
vận dụng
kiến hoạch, người sáng
thức và kĩ năng tạo, thành viên
mới.
nhóm, người giải
HS làm việc quyết vấn
đề,
theo nhóm, cặp người trình bày
và cá nhân để và người
đánh
hoàn thành nhiệm giá.
vụ.
Một số kĩ thuật
GV và HS cùng
dạy học: dạy học
tham gia hỏi và hợp tác, làm việc
trả lời trong suốt nhóm, trình bày
quá trình tổ chức cá nhân, dạy học
hoạt động.
dự án...
GV có thể đánh
giá kết quả học
tập của HS tại
bước này.
d. Cách tiếp cận giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường

phổ thông
Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện
thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không
chỉ là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động
giáo dục mà còn theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và
kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải
nghiệm KNS trong quá trình học tập.
e. Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kĩ năng sống của học sinh
- Mục đích đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện KNS của HS nhằm các mục đích
sau:
12


Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
KNS cho phù hợp; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động
viên, khích lệ và những khó khăn không thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn,
giúp đỡ; nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục KNS cho HS.
Tạo cơ hội cho HS có thể tham gia đánh giá và tự đánh giá; nhận ra sự
tiến bộ cũng như những nhược điểm tồn tại về KNS của bản thân, khuyến khích,
thúc đẩy việc học tập, rèn luyện KNS của các em.
Tạo cơ hội cho cha mẹ HS và cộng đồng tham gia vào quá trình đánh giá
KNS của HS, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
- Nội dung đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện KNS của HS chủ yếu tập trung
vào đánh giá thái độ, kĩ năng, hành vi thể hiện KNS trong các tình huống thực
của cuộc sống hoặc trong các tình huống mô phỏng/giả định. Tuy nhiên, trong
một số bài, một số trường hợp cụ thể, còn cần đánh giá cả nhận thức của HS về
bản chất, các biểu hiện, cách thực hiện và ý nghĩa của kĩ năng sống ở mức độ
phù hợp với từng lứa tuổi.

- Hình thức đánh giá
Đánh giá KNS của HS bao gồm cả đánh giá tổng kết (đánh giá sau mỗi
giai đoạn học tập, rèn luyện, cụ thể ở đây là đánh giá cuối học kì và cuối năm
học) và đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập, rèn
luyện).
Hình thức đánh giá sau mỗi học kì, mỗi năm học là nhận xét và xếp loại.
Các nhận xét và xếp loại này cần được dựa trên các kết quả đánh giá thường
xuyên trong cả học kì hoặc năm học.
Kết quả học tập, rèn luyện KNS của HS THCS được xếp thành bốn mức:
A: Tốt
C: Đạt yêu cầu
B: Khá
D: Chưa đạt yêu cầu.
- Lực lượng tham gia đánh giá
Lực lượng tham gia đánh giá thường xuyên kết quả học tập, rèn luyện
KNS của HS gồm: GV chủ nhiệm, GV bộ môn và HS.
Lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện KNS cuối học kì
và cuối năm học của HS là GV chủ nhiệm.
- Thời điểm tổ chức đánh giá
Thời điểm tổ chức đánh giá KNS của HS rất linh hoạt: có thể vào đầu tiết
học, có thể vào cuối tiết học hoặc trong quá trình dạy học, có thể sử dụng và nên
sử dụng luôn một trong số những hoạt động dạy học của tiết dạy để vừa chuyển
tải nội dung môn học, vừa đánh giá KNS của HS.
Tuy nhiên cần lưu ý là khác với đánh giá kiến thức, kĩ năng môn học,
trong đánh giá KNS, thường không đánh giá HS cả lớp cùng một lúc mà mỗi lần
chỉ đánh giá KNS của một nhóm HS, thậm chí chỉ một vài HS, tuỳ theo công cụ
đánh giá được sử dụng.
- Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá một số kĩ năng sống
Việc đánh giá KNS của HS cần dựa trên các tiêu chí đánh giá và thang
đánh giá cụ thể.

13


Để đảm bảo tính khả thi, các tiêu chí đánh giá được lựa chọn phải là
những tiêu chí cơ bản nhất, có thể quan sát được, lượng hoá được và không đòi
hỏi nhiều thời gian, công sức của GV và HS.
Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá một số KNS đối với HS Trung học
xem thêm trong Tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Một số công cụ đánh giá: Trình bày miệng; Nghiên cứu tình huống;
Đóng vai ; Trắc nghiệm (Trắc nghiệm khách quan); Tự đánh giá; Quan sát;
Phỏng vấn, sử dụng bảng kiểm…
Ví dụ: Có thể sử dụng công cụ "Nghiên cứu tình huống" để đánh giá
những KNS chủ yếu sau: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; Kĩ năng tư
duy phê phán.; Kĩ năng xác định giá trị.
Có thể sử dụng công cụ này theo các bước sau:
GV giới thiệu tình huống.
Chia HS thành các nhóm và phát phiếu xác định và giải quyết vấn đề cho
các nhóm: HS làm việc nhóm, xác định vấn đề và giải quyết vấn đề theo yêu
cầu.
Thu phiếu ghi kết quả làm việc của các nhóm và đánh giá KNS của HS theo các
tiêu chí và thang đánh giá cụ thể phù hợp với KNS và lứa tuổi HS.
Trong tình huống này vấn đề cần giải quyết là:……………………………
Có những giải pháp nào cho vấn đề này? Phân tích kết quả khi thực hiện
mỗi giải pháp(tích cực và tiêu cực, giá trị, cảm xúc của bản thân…
Giải pháp
Phân tích giải pháp
Tích cực
Tiêu cực
Giá trị
1. ………………

2. ………………
3. ………………
Giải pháp tối ưu là:……………………………………………………….
3.2 Giáo dục giá trị sống.
3.2.1. Khái niệm giá trị sống- sự hình thành giá trị sống của mỗi cá
nhân
Giá trị sống là quá trình cá nhân chiếm lĩnh lấy những giá trị do con người
sáng tạo ra, đồng thời góp phần tạo nên những giá trị mới thông qua trải nghiệm
của bản thân trong quá trình tích cực hoạt động thực tiễn phù hợp với những
điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể nhất định và trình độ phát triển nhân cách của
mình; kích thích mọi hành động tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể không
ngừng vươn tới và vận dụng chúng trong mối quan hệ của mình với thế giới
xung quanh, đặc biệt là với người khác.
Các giá trị sống cần thiết, không thể thiếu đối với lứa tuổi vị thành niên:
- Giàu tình yêu thương
- Trung thực
- Biết quan tâm đến người khác
- Ham học hỏi
- Siêng năng
- Sống tôn trọng luật pháp
14


- Yêu hòa bình
- Biết nhận lỗi và biết tha thứ
- Chấp nhận thử thách và luôn vượt khó…
Giá trị sống có tính ổn định tương đối nhưng không bất biến: giá trị sống
được hình thành trong quá trình phát triển của mổi cá nhân, nhưng giai đoạn vị
thành niên (9 đến 18 tuổi) là giai đoạn có ý nghĩa nhất.
Giá trị sống tùy thuộc vào sự trải nghiệm, sự nhận thức của mỗi cá nhân.

Có sự khác nhau về giá trị sống giữa cá nhân này với cá nhân khác.
Giá trị sống không phải là tri thức được chuyển tải theo cách thông
thường.
Giáo dục giá trị sống hiệu quả khi HS được trải nghiệm thực tế, trải
nghiệm xúc cảm... dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.
Học sinh luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn
mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng
lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó... Cần tìm ra những hình thức
phù hợp nhất với lứa tuổi HS... để giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS.
Hiện nay, nhiều học sinh nói chung và học sinh trường PTDTBT THCS
Sơn Lư nói riêng có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, sống buông thả…
một phần có nguyên nhân về sự thiếu hụt các giá trị sống. Vậy nên những
khoảng trống về giá trị của học sinh cần được gia đình, nhà trường bù đắp.
3.2.2. Nguyên tắc trong giáo dục giá trị sống.
Giáo dục giá trị sống qua những câu chuyện... cảm động. Giáo
dục giá trị sống qua những câu hỏi... Tự vấn chính mình?
Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và sự
tranh luận.
Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm thực tế.
Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm xúc.
3.2.3. Phương pháp giáo dục giáo dục giá trị sống.

15


a. Các bước giáo dục giá trị sống
- Xây dựng bầu không khí dựa trên nền tảng các giá trị: có sự thấu hiểu
lẫn nhau để tất cả mọi người đều cảm nhận được tình yêu thương, thấy mình có
giá trị, được tôn trọng và an toàn… Bằng cách lắng nghe tích cực; đưa ra quy
tắc hợp tác; khơi dậy cảm giác vình yên và tôn trọng; kỉ luật dựa trên các giá trị.

- Xây dựng các yếu tố hỗ trợ khám phá các giá trị: tiếp nhận thông tin, suy
ngẫm, khám phá các giá trị qua thực tế cuộc sống
- Thảo luận: Chia sẻ, đi sâu vào khám phá trải nghiệm và hiểu biết, đồng
cảm.
- Khám phá các ý tưởng: Thảo luận rộng hơn; Tự suy ngẫm; Chia sẻ theo
nhóm nhỏ; Lập bản đồ tâm trí các giá trị và phản giá trị.
- Thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị một cách sáng tạo: Vẽ; Trình
diễn nghệ thuật; Sáng tác thơ, bài hát.
- Phát triển kỹ năng: làm các bài tập; hoạt động theo cặp hoặc theo nhóm;
thực hành các kỹ năng.
- Đóng góp cho xã hội, môi trường: Khuyến khích ước mơ, hoài bão
đóng góp cho xã hội, môi trường.
- Đưa các giá trị vào thực tế cuộc sống của cá nhân: hành xử dựa trên nền
tảng các giá trị.
b. Một số phương pháp giáo dục giá trị sống
- Giáo dục giá trị sống qua các câu truyện cảm động
- Giáo dục giá trị sống qua câu hỏi tự vấn chính mình.
- Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và sự
tranh luận.
- Giáo dục giá trị sống bằng các trải nghiệm thực tế.
- Giáo dục giá trị sống bằng các trải nghiệm về cảm xúc.
16


- Thành lập các Câu lạc bộ giáo dục giá trị sống.
c. Đánh giá kết quả giáo dục giá trị sống
- Dựa vào nhận thức của học sinh thông qua các bài kiểm tra.
- Dựa vào các hoạt động của học sinh theo các chuẩn mực của xã hội quy
định…
4. Giáo án minh họa

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ “YÊU THƯƠNG”
CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTBT THCS SƠN LƯ
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: hiểu được được khái niệm của giá trị yêu thương
- Kĩ năng: xem và cảm nhận được các giá trị yêu thương thông qua hình
ảnh, câu truyện, tình huống và clip.
- Thái độ: sau truyền thông hình thành các hoạt động phù hợp với các
chuẩn mực của xã hội
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các câu truyện, clip, tranh ảnh… về giá trị yêu thương
- Máy chiếu, hệ thống hỗ trợ âm thanh, giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh.
Tham khảo trước một số câu truyện về giá trị yêu thương.
III. Lên lớp
- Tổ chức trò chơi: Con cần
Chia học sinh làm 4 đội chơi
Giáo viên: Con cần……….Học sinh: cần gì………Giáo viên: yêu cầu 1
đồ vật gì đó. Học sinh: các đội mang đồ vật theo yêu cầu của giáo viên.(5 lần)
Đội nhất được thưởng 1 tràng vỗ tay của các đội
Đội thua: hát 1 bài cho cả lớp nghe
- Vào bài: giáo viên nói về vai trò của giá trị sống đối với học sinh trong
cuộc sống hàng ngày.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Nêu cảm xúc sau khi xem các clip
Cho học sinh xem clip về người mẹ
Clip về tình yêu thương của người cha
?Cảm xúc của các em sau khi xem

clip
Chốt: Cha, mẹ luôn dành cho các con
những gì tốt đẹp nhất có thể.
Hoạt động 2:
?Hãy liệt kê những người mà mình
yêu thương nhất.
? Hãy ngạch tên 3,4,5,6,7 người
Học sinh liệt kê
? Các em nhận ra điều gì trong bài tập
này
Học sinh ngạch bỏ
Chốt: tình yêu thương của bản thân
17


dành cho các người thân của mình
luôn lớn lao. Khi ở các điều kiện hoàn
cảnh khác nhau mà phải lựa chọn thì
bất cứ ai lựa chọn đó thật là khó. Tình
yêu thương gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp.
Hoạt động 3:
Học viên xem clip về 1 người ốm
? Hãy tưởng tượng khi mình ốm đau
đến mức hôn mê. Khi mở mắt ra
người đầu tiên nhìn thấy đó là ai
Chốt: chúng ta nên chân trọng các giá Học sinh tưởng tượng.
trị thực của cuộc sống. Hiện tại không Học sinh liệt kê
ít mọi người đi theo các giá trị ảo của
XH mà quên đi các giá trị đích thực

trong gia đình và người thân.
Cho học viên xem các giá trị
ảo. Chốt:....
Hoạt động 4:
Hãy cho biết bố, mẹ mong muốn điều
gì ở bản thân
? Muốn mong muốn đó thành hiện
thực bản thân cần làm gì(ước mơ)
? Muốn thực hiện ước mơ chúng ta
cần làm gì
? Các hành động hướng vào học sinh
đó là những hoạt động nào
Nhấn mạnh thêm việc thích làm và
việc phải làm, tránh quá chú ý vào
những việc không đâu của người
khác.
Hoạt động 5:
?Hãy nêu 1 việc mà bản thân đã mắc
lỗi với bố, mẹ, người thân mà mình
chưa được thổ lộ ra ngoài
Chốt: những việc làm sai của bản thân
bất kì ai trong đời rồi cũng sẽ mắc
phải. Tuy nhiên điều quan trong qua
mỗi lần sai làm chúng ta phải biết hối
lỗi và sửa chữa và tuyệt đối không
nên để ở trong lòng.
Hoạt động 6: Tổ chức trò chơi cá
lớn, cá bé.

Học sinh liệt kê những mong

muốn của cha, mẹ

Ước mơ không hành động là mơ ước

Học sinh: nêu những lỗi đã mắc
mới cha mẹ.

Học sinh: thực hiện trò chơi

18


Cách chơi: toàn bộ học sinh đứng dậy.
Khi MC nói cá lớn thì dang tay, cá bé
thì khoanh tay trước ngực
Mời những người sai chơi trò chơi
bắt sâu(bịt mắt và lấy băng dính dán
trên người bạn chơi) hoặc xếp hàng
nối đuôi nhau(luồn tay ra sau xếp
Học sinh: đặt tên bức tranh
thành hàng).
Hoạt động 5: Quan sát tranh.
?Hãy đặt tên cho bức tranh
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng
mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ
hơn cha
Học sinh ghép
Hoạt động 6:
? Hãy ghép các từ thành cụm từ hoàn

chỉnh “Đi” và “Về”
Chốt: chúng ta có rất nhiều nơi để đi
những nơi về thì rất ít. Đó là những
nơi bình yên nhất trong cuộc đời đó là
gia đình, quê hương.
Hoạt động 7:
Nói đồng thanh:
Con cảm ơn bố mẹ
Con yêu bố, mẹ
Con xin lỗi bố, mẹ
GV: cho HS nghe bài hát “Mẹ yêu”
GV: nhận xét buổi truyền thông.
Tuyên dương những học sinh có hoạt
động tích cực
5. Hiệu quả của đề tài.
Sau 2 năm học 2017- 2018; 2018- 2019 sử dụng phương pháp giáo dục kĩ
năng sống và giá trị sống sống đã đem lại những kết quả khả quan qua việc sử
dụng bảng kiểm nêu ở phần thực trạng. Đó là:
5.1 Về kĩ năng sống
Lớp Số lượng
Tốt
Khá
TB
Không đạt Ghi chú
6
49
12
10
31
6

7
54
10
20
26
8
8
36
8
13
12
3
9
28
6
9
11
2
Tổng
167
36
52
80
19

19


5.2 Về giá trị sống
Lớp

Số lượng Tốt
Khá
TB
Không đạt Ghi chú
6
49
15
19
10
5
7
54
10
15
22
7
8
36
10
13
10
3
9
28
7
9
10
2
Tổng
167

32
56
52
17
Ngoài ra giáo dục giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trường
PTDTBT THCS Sơn Lư tăng tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo
nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.
Chính nhờ việc chú trọng đến giáo dục giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống của
nhà trường đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong
học tập, học sinh nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi những kiến thức liên quan
đến bài học để liên hệ áp dụng vào thực tiễn, qua đó phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Các em cảm thấy rất vui và biết thêm nhiều kiến
thức. Nhờ đó các em biết tự chăm sóc bản thân cũng như quan tâm hơn đến mọi
người xung quanh. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và
nâng cao chất lượng giáo dục xem học sinh là trung tâm, góp phần tạo điều kiện
cho việc hoàn thiện nhân cách học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Từ đó kết quả chất lượng học tập của nhà trường nâng cao.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Giáo dục Kĩ năng sống,giá trị sống cho học sinh THCS nói chung và học
sinh trường PTDTBT THCS Sơn Lư nói riêng là hình thành nên cho học sinh
những giá trị sống để học sinh sống tốt đẹp hơn, những kĩ năng giúp các em
sống hòa nhập tốt với cộng đồng, môi trường và xã hội, làm việc chất lượng,
hiệu quả hơn, đem lại lợi ích trước hết cho học sinh, đồng thời cho gia đình, nhà
trường và xã hội. Nguồn nhân lực là yếu tố thành công của mọi hoạt động, bởi
vậy việc xây dựng đội ngũ là một trong những biện pháp hết sức quan trọng.
Qua tìm hiểu, điều tra thực tế cho thấy giáo viên nhà trường đều cho rằng giáo
dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết, nhưng việc làm này còn
mới với các nhà trường. Nhiều giáo viên cũng chưa được trang bị những kiến
thức và kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động. đồng thời khơi dậy trong họ ý

thức trách nhiệm của người thầy “Dạy chữ phải kết hợp với dạy người”.
Là một cán bộ quản lý, trong tôi luôn ấp ủ một điều là làm thế nào để giáo
dục được giá trị sống cho các em? Giáo dục giá trị sống cho những đối tượng
nào? Sau nhiều đắn đo suy nghĩ và kiểm nghiệm thực tế tôi lên kế hoạch về việc
triển khai chuyên đề của mình.
2. Đề xuất.
2.1. Đối với nhà trường.
- Cần phải tổ chức học tập nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước
về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày
20


nay, xóa bỏ tư tưởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”. Cần xử lý một cách
bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, không xem nhẹ
chức năng nào, có như vậy thì nhà trường mới có những định hướng đúng đắn
trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường;
- Có kế hoạch chỉ đạo Đoàn Thanh niên; Đội TNTP Hồ Chí Minh; giáo
viên chủ nhiệm; giáo viên bộ môn… lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giá trị
sống thông qua các buổi sinh hoạt tập thể; sinh hoạt lớp; các bài học; các hoạt
động ngoại khóa…
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo.
- Tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên về giáo dục kĩ năng sống, giá
trị sống;
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và giám sát việc thực hiện của các nhà
trường về việc giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống của học sinh.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc rút kinh nghiệm
trong quá trình truyền thông đến học sinh về kĩ năng sống và giá trị sống ở
trường PTDTBT THCS Sơn Lư. Để đề tài được hoàn thiện hơn rất mong nhận
được sự quan tâm, góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Sơn Lư, ngày 26 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh
nghiệm của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Đoàn Hữu Trí

21



×