Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDTBT THCS Số 1 Xã Khoen On_SKKN loại A cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 44 trang )


1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


KÍ HIỆU Ý NGHĨA
KH Kế hoạch
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
DTBT Dân tộc bán trú
GDĐT Giáo dục đào tạo
PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú
THCS Trung học cơ sở
TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
PGDĐT Phòng giáo dục đào tạo
BGH Ban giám hiệu
CLB Câu lạc bộ
HS Học sinh
GV Giáo viên
NDVN Nhân dân Việt Nam
CSVN Cộng sản Việt Nam
THPT Trung học phổ thông
BGD Bộ giáo dục
ĐT Đào tạo
BQL Ban quản lý
NGLL Ngoài giờ lên lớp










2
PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán
trú và quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán
trú, thống nhất tên gọi là trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) và học sinh
bán trú. Theo thông tư và Quyết định nêu trên, trường PTDTBT là trường chuyên
biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các
dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn nhằm
góp phần tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được cấp có thẩm quyền cho phép ở lại
trường để học tập trong tuần, do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Các biện pháp giáo dục tích cực mang lại nhiều lợi ích mong muốn của trẻ em,
giúp các em có tâm trạng vui vẻ lúc ở nhà, tinh thần thoải mái khi đến trường học tập
và vui chơi đạt kết quả tốt. Tinh thần thoải mái làm cho các em thân thiết với mọi
thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp, vui vẻ, yêu thích đến
trường và tích cực học tập.
Trong cuộc sống hiện nay, học sinh trung học phổ thông đang phải đối mặt với
biết bao thách thức và nguy cơ: Lối sống vô tâm, ích kỷ, khép mình, xu hướng gia
tăng về bạo lực học đường, dễ sa ngã trước những cám dỗ của đồng tiền, lối sống
không lành mạnh, nhiều tệ nạn xã hội Theo một số nghiên cứu của các nhà tâm lý
thì ở lứa tuổi này các em luôn có nhu cầu tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không

phân biệt nó là tốt hay xấu, điều đó càng bị cấm càng hấp dẫn. Đây cũng là giai đoạn
tuổi vị thành niên nên các em bắt đầu phát triển tình yêu nam - nữ, tò mò, nhiều
phương tiện thông tin đại chúng như phim ảnh, internet không lành mạnh đã dẫn đến
các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. Ở lứa tuổi này các em đang
chịu áp lực rất lớn từ phía bố mẹ, thầy cô trong học hành, thi cử dẫn đến dễ rơi vào
trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần. Các em hay thần tượng hóa một
số ngôi sao, một số người nổi tiếng, chưa định hình được nghề nghiệp phù hợp với
năng lực của mình vì vậy phần đa các em chưa đưa ra quyết định đúng đắn trong việc
lựa chọn ngành nghề, thích được khẳng định rằng mình đã lớn, thích bộc lộ cái tôi cá
nhân.
Đặc biệt hơn nữa với trình độ dân trí thấp và thiếu sự quan tâm động viên của
gia đình nên có những học sinh không quan tâm đến việc học và thường xuyên ngh

học, có những em khi gặp chuyện buồn không làm chủ được bản thân còn ăn lá ngón

3
tự tử. Nhiều em học sinh đến trường chưa biết cách chào hỏi thầy cô hoặc khi thầy cô
giáo hỏi không giám mạnh dạn trả lời.
Đối với các em học sinh ở trường bán trú còn nhiều em học sinh chưa có kỹ
năng sống, chưa biết cách tự chăm sóc bản thân (vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, nấu
ăn, dọn dẹp nhà cửa và làm các công việc trong gia đình )
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và đặc biệt là học sinh ở trường bán trú
là một trong năm nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi
đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung
học phổ thông nói chung và trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On nói riêng đã cụ
thể hóa việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh một cách toàn diện dưới nhiều hình
thức khác nhau tuy nhiên kết quả chưa được tốt, qua khảo sát còn nhiều học sinh
chưa có kỹ năng sống. Đây chính là lý do khiến tôi lựa chọn đề tài này và chia sẻ
cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm thực tế áp dụng : Một số biện pháp giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trường PTDTBT THCS Số 1 Xã Khoen On.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tiến hành nghiên cứu là: Toàn bộ học sinh các khối lớp tại trường
PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On – huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu .
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
tại trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On.
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 11/2010 của năm học 2010-2011 đến
tháng 1/2013 của năm học 2012-2013.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trong v
à ngoài
nhà trường: Giúp HS có kỹ năng sống.
Giúp các em học sinh mạnh dạn trong giao tiếp - ứng xử;
ứng phó với stress
tránh những suy nghĩ bồng bột, dại dột khi gặp ức chế hoặc khi suy sụp về tinh thần.
Giúp học sinh biết cách tự chăm sóc bản thân mình và chăm sóc những ngư
ời
thân của mình
Thu hút được học sinh đến trường, làm cho các em cảm nhận được rằng “M
ỗi
ngày học sinh đến trường là một ngày vui”. Nâng cao tỉ lệ chuyên cần của học sinh.
Phát triển toàn diện nhân cách của học sinh và nâng cao chất lư
ợng hai mặt giáo
dục của nhà trường.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các biện pháp đưa ra giáo dục được kỹ năng sống cho học sinh phù h
ợp với
điều kiện thực tế của đơn vị, phù hợp với đối tượng học sinh.


4
Đã thử nghiệm và áp dụng thành công tại đơn vị.
Thông qua các biện pháp góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua xây d
ựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực tại đơn vị.
Vận dụng hiệu quả việc giáo d
ục kỹ năng sống cho học sinh thông qua nhiều
hoạt động khác nhau trong và ngoài nhà trường đư
ợc cụ thể hóa bằng những hoạt
động cụ thể, có số liệu minh chứng và dẫn chứng cụ thể.

PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Kỹ năng sống.
Kỹ năng sống là những cách hành xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập v
ào môi
trường xung quanh (gia đình, lớp học ), giúp cá nhân
ứng phó một cách hiệu quả với
những yêu cầu, thách thức của cuộc sống thường ngày giúp họ hình thành các m
ối
quan hệ, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công h
ọc
đường và thành công trong cuộc sống.
2. Cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Ngày nay, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ mà đặc biệt là các em học
sinh là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, người giáo
viên giữ vai trò quyết định, đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục đã đề ra.
Đối với học sinh THCS và THPT, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm
sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được cái gì tốt,

cái gì xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn. Do đó,
người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các
em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản
thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh.
Người giáo viên ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đòi hỏi phải
nắm vững kiến thức kỹ năng sống để giáo dục các em học sinh. Tạo điều kiện để các
em cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình và với mọi
người. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi và bậc học mà người giáo viên có những biện
pháp giáo dục các em khác nhau. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận
thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính
tích cực.
Ngoài những giờ lên lớp, người giáo viên cần tranh thủ thời gian tìm hiểu học
sinh để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghe
những tâm tư, nguyện vọng của các em. Trong quá trình tìm hiểu, người giáo viên
phải chân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa học sinh và giáo viên; luôn lựa

5
chọn những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giáo dục các em có thêm kiến thức trong
cuộc sống.
Có nhiều hình thức giáo dục rèn luyện kỹ năng sống nhưng đều phải thông qua
các tương tác dưới dạng: Câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, thảo luận/giao nhiệm vụ
theo nhóm.
Các nhà tâm lý học cho rằng lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh lớn cần thiết
phải tìm cách phát triển các nhóm kỹ năng sống cốt lõi sau đây:
+ Kỹ năng tự nhận thức.
+ Kỹ năng giao tiếp, kết bạn.
+ Kỹ năng suy nghĩ tích cực, duy trì thái độ lạc quan.
+ Kỹ năng điều chỉnh nhận thức và hành vi.
+ Kỹ năng ứng phó với stress.
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi.
+ Kỹ năng tư duy, sáng tạo.
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực.
+ Kỹ năng thuyết trình.
+ Kỹ năng học bằng đa giác quan.
+ Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.
+ Kỹ năng ra quyết định.
+ Kỹ năng đặt mục tiêu.
+ Kỹ năng kiên định và từ chối.
+ Kỹ năng xác định giá trị.
+ Kỹ năng hành động.
Mô hình các trường PTDTBT nói chung và mô hình các trường Phổ thông dân
tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS) nói riêng chính là điều kiện để các em
đến trường được học tập, được sinh hoạt được vui chơi. Tại đây mái trường thực sự
đã trở thành ngôi nhà thứ hai của các em. Không còn khoảng cách giữa gia đình các
bạn có điều kiện, và gia đình các bạn không có điều kiện. Không còn khoảng cách
giữa dân tộc này với dân tộc kia. Một môi trường thật sự hòa đồng, một môi trường
mà nhiều em đã từng ao ước giờ mới trở thành hiện thực. Công tác bán trú dân nuôi ở
các trường PTDTBT THCS có ý nghĩa thật to lớn. Nó góp phần đào tạo lực lượng
đặc biệt của địa phương - lao động có trí tuệ ở vùng khó khăn.
Tóm lại, giáo dục kỹ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng
là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kỹ năng cho các em để các em có được
cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Để làm được điều đó, mỗi người giáo viên cần nêu
cao tinh thần trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là trong việc giúp

6
những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là
người có ích cho xã hội sau này.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Tình hình kinh tế xã hội.

1.1. Thuận lợi.
Xã có địa bàn tương đối rộng lớn, có dân số trẻ. Số lượng trẻ em đông là nguồn
nhân lực bổ sung dồi dào cho lực lượng lao động trong tương lai nhưng đồng thời
cũng đặt ra những thách thức về giáo dục, y tế, chăm sóc và tạo điều kiện thuận lợi
phát triển cho trẻ em.
1.2. Khó khăn.
Khoen On là xã vùng cao với 10 thôn bản ( Bản On, BảnMở, Bản Đốc, Bản
Sàng, Bản Chế Hạng, Bản Mùi 1, Bản Mùi 2, Bản Hua Đán, Bản Tà Lồm, Bản Noong
Quang) ; Địa hình xã Khoen On rất phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại hết
sức khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Dân số có 4.269 nhân khẩu; bao gồm 3
dân tộc anh em chung sống (Thái, H’Mông, Khơ Mú), trong đó dân tộc Thái chiếm
83,7%, dân tộc H’Mông chiếm 12,3%, dân tộc Khơ Mú chiếm 4%. Với số hộ nghèo
hiện tại của xã chiếm 47,1% (338/718 hộ), số hộ cận nghèo của xã là 18,8% (135/718
hộ).
Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, vẫn còn nhiều phong tục lạc hậu:
Lấy vợ, lấy chồng sớm, cúng ma, không cho con đi học hoặc bắt con nghỉ học sớm để
có người làm nương.
Là một xã vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, nằm cách trung tâm huyện hơn ba chục cây số, đường xá đi lại nhiều khó khăn,
địa bàn rộng hơn nữa lại nằm trong vùng di dân tái định cư của thủy điện Bản Chát,
Huội Quảng nên nhiều cám dỗ và các tệ nạn xã hội, điều kiện điện nước phục vụ cho
sinh hoạt còn nhiều thiếu thốn. Ảnh minh họa



Từ trung tâm huyện Than Uyên nhìn về phía xã Khoen On trập trùng bao núi đồi và đường
đi vào trường học đã đủ để những ai đã và chưa đến nơi đây cảm thấy được những khó khăn
vất vả của con người nơi đây.( Đường vào trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On)

7

Điều kiện phát triển của trẻ em tại xã Khoen On so với các nơi khác còn nhiều
hạn chế về cơ hội học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí cũng như các điều kiện khác.
2. Tình hình thực tế tại đơn vị trường.
2.1. Cơ sở vật chất của nhà trường.
* Khó khăn.
+ Đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn.
+ Lớp học, nhà ở của học sinh bán trú còn tạm.
+ Hiện nhà trường đang phải học nhờ cơ sở vật chất của trường Tiểu Học số 1 xã
Khoen On và chưa được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của
nhà trường.
Ảnh minh họa

Toàn cảnh nhà trường - lớp học của trường PTDTBT THCS Số 1 xã Khoen On
còn nhiều khó khăn và các phòng học đơn sơ và tạm bợ.


2.2. Đối với giáo viên.
* Khó khăn.
+ Đội ngũ giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm công tác còn ít.
+ Chưa có kinh nghiệm trong công tác giáo dục kỹ năng sống và tổ chức các hoạt
động trong nhà trường.
+ Đa số đội ngũ giáo viên là người miền xuôi lên công tác nên chưa am hiểu về
phong tục tập quán của người dân, bất đồng về ngôn ngữ nên khó khăn trong việc tổ
chức các hoạt động trong nhà trường.
+ Cán bộ giáo viên, nhân viên hầu hết bám trường bám lớp. Tuy nhiên CSVC nhà ở
của giáo viên còn tạm bợ, chưa đảm bảo.
2.3. Đối với học sinh.
* Khó khăn.
+ Đa số học sinh trước khi đến trường còn chưa có kỹ năng sống, thiếu kinh nghiệm
sống: Chưa biết cách tự bảo vệ bản thân, chưa biết cách giao tiếp với bạn bè, thầy cô


8
và với người khác; chưa biết cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở của mình; còn hay
nghỉ học sớm để lấy vợ lấy chồng theo phong tục tập quán cũ; Phân biệt đối xử và
xung đột giữa dân tộc này với dân tộc kia; học sinh người Thái không ở chung với
học sinh người H’Mông, Khơ Mú
+ Tỉ lệ chuyên cần của học sinh còn thấp: khoảng 80-85%.
+ Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm cao: khoảng 3-4%.
+ Nhiều học sinh chưa tự tin khi tham gia các hoạt động, các phong trào trong nhà
trường.
+ Học sinh nhà ở xa trường, địa hình đi lại hiểm trở, phải qua sông, suối, đồi núi xa
xôi. Bản xa nhất phải đi bộ 20 Km (Bản Noong Quang)
+ Phòng ở của học sinh bán trú chưa đảm bảo, chưa được đầu tư.
2.4. Ảnh hưởng của phong tục tập quán.
* Khó khăn
+ Còn nhiều phong tục và suy nghĩ chưa tiến bộ: Có gia đình còn bắt con em mình ở
nhà để làm việc giúp gia đình không cho đi học hoặc bắt con em mình lấy vợ, lấy
chồng sớm để có thêm nhân lực làm ruộng, nương. Một số lễ hội chơi pang, cúng ma,
cúng bản cũng ảnh hưởng nhiều đến học sinh, có những học sinh mải đi chơi nên
quên luôn cả việc học. Có nhiều trường hợp học sinh và người nhà bị ốm nặng không
đưa đi chữa trị tại bệnh viện mà lại đưa về nhà cúng ma khiến bệnh ngày càng trở nên
nặng.
+ Nhiều gia đình không cho con đi học hoặc bắt con nghỉ học sớm để có người làm
việc nhà.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn.
+ Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo cho việc dạy và học. Do đơn vị trường
đang nằm trong dự án di dân tái định cư của thủy điện Huội Quảng, Bản Chát .
+ Điều kiện điện, nước phục vụ cho học tập, làm việc và sinh hoạt của nhà trường
còn thiếu thốn.
+ Đại đa số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con, em mình.

+ Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo, còn nhiều khó khăn trong việc dạy,
học nên giáo viên chưa thực sự yên tâm công tác.
+ Trình độ dân trí của người dân còn thấp đồng thời gần các công trình, bị ảnh hưởng
bởi sức mạnh đồng tiền nên nhiều người dân và học sinh mải mê kiếm tiền, có nhiều
trường hợp mắc các tệ nạn xã hội: cờ bạc, trộm cắp
Từ đó; là một cán bộ quản lý phụ trách công tác bán trú, tôi đã chủ động, mạnh
dạn đề ra những biện pháp tích cực chỉ đạo để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại
trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On nhằm từng bước xây dựng hình thành mô

9
hình “Thân thiện - Tích cực” trong trường học.

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ngay từ đầu năm học trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On đã tổ chức đại
hội công nhân viên chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phù hợp với
năng lực của từng người.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ
GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực” đối với các trường DTBT nói chung và PTDTBT THCS số 1
xã Khoen On nói riêng đã cụ thể hóa việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh một
cách toàn diện dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như:
1. Rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống: thói quen và kỹ
năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội.
2. Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản
thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội; nhà trường cập
nhật thông tin về sức khỏe, thể chất và tinh thần của học sinh.
3. Rèn kỹ năng ứng xử văn hóa, ý thức chung sống thân thiện, giải quyết hợp
lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột, có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi
hành vi bạo lực, lạm dụng các hình thức trừng phạt học sinh.
4. Đối với các giáo viên chủ nhiệm – đội thiếu niên tiền phong cần:

- Tăng cường công tác chủ nhiệm lớp, công tác đội thiếu niên xây dựng biểu
điểm thi đua hàng tuần của lớp, của chi đội, liên đội để theo dõi các biểu hiện hành vi
của học sinh, kịp thời đánh giá nhận xét hàng tuần hàng tháng.
- Trang trí các câu khẩu hiệu động viên nhắc nhở học sinh làm việc tốt như:
“Bỏ rác đúng nơi qui định”, “Giữ môi trường xanh, sạch, đẹp”
- Bố trí phân công công tác vệ sinh chung: sân trường, nhà vệ sinh,
- Phân công chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, vườn rau… theo từng lớp.
- Thành lập đội cờ đỏ trực ban thi đua hàng ngày để kiểm tra, nhắc nhở việc
chấp hành nội qui, kỉ luật.
5. Đối với công tác bán trú.
- Giáo dục kỹ năng sống, tự chăm sóc bản thân cho học sinh bán trú.
- Tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh bán trú như: Học tối, lao động trồng
rau, văn nghệ, thể dục thể thao, nấu ăn bán trú
* Các biện pháp cụ thể đã tiến hành để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

1. Biện pháp thứ 1: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi
của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
1.1. Đổi mới tư duy, tự hoàn thiện các kĩ năng của một người giáo viên t
ừ đó tiến
10
hành đổi mới một cách tích cực, đúng đắn.
Việc giáo dục học sinh ở trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On không chỉ
giúp các em tiếp thu tốt các kiến thức trong SGK mà còn phải trang bị cho các em
đầy đủ những kĩ năng để có thể hiểu và giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc
sống. Điều đó cho thấy vai trò của người giáo viên hết sức quan trọng. Vì vậy người
giáo viên cần thực hiện tốt một số kĩ năng sau:
- Kĩ năng phát triển tư duy.
- Kĩ năng lập kế hoạch hành động.
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
* Kĩ năng phát triển tư duy: Qua thực tiễn, tôi nhận thấy ngày người giáo viên

cần phải có kĩ năng đặt câu hỏi, từ đó vận dụng linh hoạt vào thực tế giảng dạy với
mong muốn luôn kích thích sự phát triển tư duy học sinh.
* Với việc ứng dụng Công nghệ thông tin và kết hợp các phương pháp dạy học
đổi mới, tích cực, đã giúp giáo viên tổ chức được các hoạt động học tập đa dạng,
phong phú tạo được những hoạt động học tập hiệu quả cao, nhiều đồng chí giáo viên
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giúp cho người giáo viên giảng dạy
thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất, những tư liệu trực quan sinh động, đẹp
mắt có tính thực tế để áp dụng vào các bài học cho các lớp, từ đó giúp các em hiểu
sâu hơn các kiến thức, gắn kiến thức thu được không xa rời thực tiễn, các tiết học có
bài giảng điện tử ở lớp đã thu hút học sinh tham gia phát biểu, xây dựng bài tích cực
hơn.
Trong đơn vị nhà trường thì cán bộ quản lý và các tổ khối trưởng chuyên môn
phải là người luôn đi đầu trong công tác dạy – học ứng dụng công nghệ thông tin, từ
đó rút kinh nghiệm và vận dụng tại đơn vị nhà trường cho phù hợp, đúng đối tượng
học sinh, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.


Thầy giáo Đoàn Văn Đạt – HT nhà trường
với tiết dạy học ứng dụng CNTT
Thầy giáo Hoàng Quang Hưng – P.HT nhà
trường với tiết dạy học ứng dụng CNTT
Ban giám hiệu trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On đi đầu trong việc giảng
dạy ứng dụng công nghệ thông tin – Học sinh hào hứng, sôi nổi tiếp thu kiến thức.

* Đối với Ban giám hiệu nhà trường cũng như giáo viên cần phải xây dựng
11
được kế hoạch hoạt động trong những năm học luôn chủ động về việc thực hiện mục
tiêu, liệt kê rõ từng bước mình đã thực hiện thế nào, dự đoán những thử thách có thể
xảy ra, xác định rõ các nguồn tài nguyên để từ đó vận dụng linh hoạt những giải pháp
phù hợp và kịp thời. Chính vậy nên giúp cho công tác quản lý của đơn vị trường có

hiệu quả trong việc lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ, lịch báo giảng, kể cả các
kế hoạch liên lạc và phối hợp phụ huynh trong việc giáo dục học sinh.
Chính vì vậy, theo tôi người giáo viên phải luôn nhận thức một cách đúng đắn:
phải tự rèn luyện, hoàn thiện những kĩ năng về công nghệ, kĩ năng tư duy và sự cộng
tác… để từ đó vận dụng các phương pháp dạy học sao cho kích thích hứng thú say
mê học tập và khả năng sáng tạo của tất cả học sinh.
1.2. Nắm vững các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn
các phương pháp vào giảng dạy sao cho vừa đạt mục tiêu giáo dục, vừa phù hợp với
đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của cơ sở.
Chính việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực đã giúp giáo viên
từng bước hoàn thiện những kĩ năng sư phạm, từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo
trong công tác giảng dạy. Trong quá trình vận dụng những phương pháp dạy học tích
cực này, sự say mê học tập và những tiến bộ rõ rệt của học sinh chính là nguồn động
lực thúc đẩy người giáo viên luôn nỗ lực và phấn đấu không ngừng. Việc áp dụng
giảng dạy theo hướng chuyên môn hóa đã tạo mọi nhiều thuận lợi cho người giáo
viên nắm bắt được các đối tượng học sinh. Từ đó sẽ vận dụng những phương pháp
dạy học tích cực sao cho phù hợp, từng bước uốn nắn và tạo điều kiện để các em khắc
phục những mặt còn tồn tại đồng thời giúp các em phát huy tối đa khả năng của bản
thân.
1.3. Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm: Nhóm tích cực và trò chơi học tập
tích cực.
* Nhóm tích cực:
Với phương pháp nhóm tích cực mới cần hướng tới là làm sao cho các em phát
huy hết khả năng học tập theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo các em phải tự bộc
lộ mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới… và theo tôi thông qua
cách làm việc theo nhóm ở một số hoạt động thậm chí khi học sinh đã nắm được cách
làm việc theo nhóm thì các em có điều kiện hợp tác trao đổi, tự học lẫn nhau và có
trách nhiệm với các thành viên trong nhóm đặc biệt tự chiếm lĩnh kiến thức nếu giáo
viên tổ chức và hướng dẫn tốt.
Ở trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On, để học sinh có điều kiện hợp tác

trao đổi giúp đỡ lẫn nhau cùng giải quyết các nhiệm vụ mà thầy cô giáo giao cho, tạo
các lớp học cơ động thì người giáo viên thường chỉ đạo dùng biện pháp tổ chức học
12
nhóm như nhóm 2, 4, Các nhóm này có thể lựa chọn theo bàn, theo dãy, số thứ tự,
ngẫu nhiên, theo ý thích, bạn giúp bạn. Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có
quyền lựa chọn cách thực hiện nào tùy thích nhưng phải đạt hiệu quả và vai trò
hướng dẫn, tổ chức của người thầy là rất quan trọng.
* Trò chơi tích cực:
Bên cạnh các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo hiện nay.
Tôi cùng hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo áp dụng một số trò chơi học tập nhằm giảm
bớt sự nhàm chán trong tiết học và làm cho giờ học thêm phần lí thú, tích cực trong
học tập.
Trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt, không chỉ nhằm giúp các em giải
trí mà còn là hình thức giúp học sinh tự tiếp thu kiến thức thông qua trò chơi hoặc
củng cố những gì đã học.
Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ tập trung cao của người học. Những
kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn nếu được tổ chức
dưới hình thức trò chơi. Và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Hơn thế
nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm
tăng tình cảm của các em đối với môn học và cả thầy cô giáo của mình.
Qua việc vận dụng các trò chơi học tập kết hợp nhịp nhàng với các ph
ương
pháp giảng dạy cho thấy: học sinh ngày càng sáng tạo hơn trong học tập, trí tư
ởng
tượng của các em ngày càng phát triển phong phú.
1.4. Tích cực bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất
lượng hai mặt giáo dục của nhà trường.
*Giải pháp thực hiện:
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 1 tuần 2 buổi.
- Quản lí tốt việc phụ đạo học sinh yếu kém, việc phụ đạo học sinh yếu được tổ

chức riêng và lồng ghép trong từng tiết học và học buổi tối.
- Tổ chức dạy bổ trợ những kiến thức còn yếu, những kĩ năng còn hạn chế cho
học sinh vào các buổi học buổi tối, giúp các em củng cố, khắc sâu những kiến thức
còn chưa chắc chắn, góp phần nâng cao kết quả dạy và học của học sinh trong nhà
trường.
- Đối với học sinh ở bán trú: Lên kế hoạch cụ thể và phân công công việc cho
các giáo viên lên lớp buổi tối phụ đạo, bổ trợ kiến thức cho học sinh, đặc biệt là học
sinh ở bán trú đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục
- Phân công nhiệm vụ cho giáo viên hợp lý theo lịch nhà trường, đảm bảo việc
dạy phụ đạo học sinh buổi tối và bổ trợ kiến thức cho các em học sinh.
- Ban giám hiệu nhà trường kết hợp tốt với ban quản lý ban trú, các tổ chức
13
khác quản lý, giám sát, đôn đốc việc thực hiện được tốt, đảm bảo theo kế hoạch.



Cảnh buổi tối tại trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On – Học sinh tham
gia học tối nghiêm túc, đầy đủ.





Các thầy cô nhiệt tình dạy phụ đạo, bổ trợ kiến thức cho học sinh vào buổi tối các
ngày trong tuần theo lịch dạy buổi tối.


1.5. Tích cực tự học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao trình độ tay nghề
cho giáo viên.
- Tổ chức cho giáo viên tham gia có hiệu quả các buổi tập huấn về chuyên môn

nghiệp vụ cũng như các buổi sinh hoạt chuyên môn do Phòng GD&ĐT hay Sở
GD&ĐT tổ chức.
- Nối mạng Internet phục vụ cho giáo viên truy cập thông tin, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ cho học sinh học tập, tham gia các cuộc thi qua
mạng Internet.
- Tăng cường giao lưu học hỏi về chuyên môn: Trong năm học 2011 – 2012,
trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On đã tiến hành giao lưu chuyên môn với
14
trường THCS thị trấn Than Uyên. Buổi giao lưu chuyên môn đã thật sự bổ ích, giúp
cho nhà trường học hỏi được nhiều nội dung như về phương pháp, cách thức tổ chức
lớp… Đặc biệt, giúp các thầy cô cố gắng phấn đấu hơn để không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn của mình.




Thầy Phạm Quốc Tuấn – Giáo viên
trường THCS thị trấn Than Uyên (Tiết
dạy ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao)



Cô Ngô Thị Hoài – Phó hiệu trưởng trường
THCS thị trấn Than Uyên
(
Với tiết dạy môn
hóa học)




Giao lưu chuyên môn giữa trường THCS Thị Trấn Than Uyên và trường PTDTBT
THCS số 1 Khoen On – Năm học: 2011 - 2012





- Đánh giá chất lượng thực tế của giáo viên qua việc khảo sát chất lượng giáo
viên và tích cực dự giờ thăm lớp.

Khảo sát chất lượng giáo viên qua
hình thức trả lời các câu hỏi về ngành
giáo dục (như chủ để năm học, chuẩn
nghề nghiệp giáo viên, đạo đức nhà
giáo…) và phần phương pháp, kiến thức

Hình thức sinh hoạt chuyên môn phải
phong phú bằng nhiều hình thức, có triển
khai lí thuyết và phần thực hành trên lớp
(Dự giờ thăm lớp)


15
2. Biện pháp thứ hai : Tạo ý thức chấp hành kỉ luật trong nhà trường nói riêng và
ngoài xã hội nói chung .
* Giải pháp tiến hành:
Dựa trên các cơ sở khoa học trên, điều đầu tiên khi giáo viên chủ nhiệm nhận
lớp là tìm hiểu đặc điểm lớp học, rà soát đối tượng học sinh không ở bán trú và học
sinh ở bán trú, lập danh sách HS tìm hiểu điều kiện gia đình cũng như các kĩ năng
giao tiếp và khả năng nhận thức của từng học sinh, xếp loại học lực và hạnh kiểm của

học sinh thông qua học bạ và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước. Sau
đó, dựa trên những nội quy, quy định của nhà trường GVCN cùng các em xây dựng
những nội quy của lớp.
Phối hợp với gia đình học sinh để giáo duc học sinh một cách toàn diện.
GVCN cần phân loại học sinh, chia tổ, nhóm sao cho có sự đồng đều về giới
tính, học lực, hạnh kiểm và hoàn cảnh sống … Đội ngũ cán bộ lớp sẽ tích cực giúp
duy trì nề nếp và các nội quy đã đề ra sau đó tận dụng đội ngũ cán bộ lớp cũ, đặc biệt
chú trọng quan sát, nhận định theo kinh nghiệm kết hợp với việc cho các em bầu dân
chủ để tìm ra đội ngũ cán bộ lớp mới, làm việc hiệu quả và có uy tín với số học sinh
trong lớp.
Khi đã có bộ khung tổ chức lớp, GVCN cùng các em thảo luận đưa ra những
quy định, nội quy của lớp sau đó phân công trách nhiệm của từng thành viên.
+ Lớp trưởng theo dõi chung giữ sổ theo dõi thi đua, quản lí lớp trong các giờ
tự quản.
+ Lớp phó học tập phụ giúp lớp trưởng khi được yêu cầu và giữ sổ theo dõi
(theo dõi điểm 10).
+ Lớp phó văn nghệ phụ trách văn nghệ, vệ sinh.
+ Các tổ trưởng theo dõi các mặt thi đua của tổ bạn, nếu thành viên trong tổ
bạn phạm lỗi thì báo cho lớp trưởng để ghi vào sổ theo dõi.
+ Các tổ phó phụ giúp các tổ trưởng hoàn thành các nhiệm vụ theo dõi và quản
lí tổ của mình.
3. Biện pháp thứ 3: Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà
trường.
* Giải pháp tiến hành:
- BGH nhà trường chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong
nhà trường tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường, bám sát kế hoạch, nhiệm vụ
năm học.
- Sau mỗi một phong trào, giáo viên giúp học sinh đánh giá, phân tích những
việc được, chưa được, rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau và không quên chắt lọc
khen ngợi những cá nhân, tổ có hoạt động tích cực đạt kết quả.

16
- Các tổ chức đoàn thể: Đoàn, Đội, Công đoàn xây dựng kế hoạch và tổ chức
tốt các hoạt động bám sát kế hoạch hoạt động của nhà trường.
- Đoàn - Đội tổ chức một số hoạt động như phong trào “Nhặt được của rơi,
đem trả người mất”, “Vòng tay bè bạn”, phong trào thi hoa điểm tốt”, “Trang trí lớp
học thân thiện”, Mái nhà em yêu( bán trú) Các phong trào thi đua trong những ngày
lễ lớn, các phong trào rèn luyện đội viên … Cũng là cơ hội rất tốt giúp giáo viên khai
thác để phát triển các kĩ năng như đã nêu. Để giúp các em phát huy tối đa khả năng
của bản thân.
Ảnh minh họa

(Cuộc thi trang trí lớp học thân thiện – chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11)




Điều kiện cơ sở vật chất, phòng ở của các em học sinh bán trú còn nhiều khó khăn, phòng
ở tạm . Tuy nhiên các em học sinh bán trú trường PTDTBT THCS số 1 Xã Khoen On luôn
luôn gọn gàng, ngăn nắp, trang trí các căn phòng của mình thật đẹp, và luôn cố gắng, tích cực
học tập “vì một ngày mai lập nghiệp”

Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn,
phòng ở của các em học sinh là nhà tạm, tuy nhiên qua đợt phát động cuộc thi trang
trí mái nhà em yêu (Phòng ở bán trú), trang trí lớp học thân thiện đã thực sự thấy
được sự sáng tạo, năng động của các em khi trang trí phòng ở bán trú sạch đẹp và vẫn
cố gắng học tập tốt trong điều kiện thực tế tại nhà trường
17
- Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ phù hợp với nội dung chủ điểm hàng
tháng, hàng tuần đặc biệt chú trọng vào các ngày lễ lớn như: Ngày nhà giáo Việt
nam: 20/11, Ngày thành lập quân đội NDVN: 22/12, Ngày thành lập Đảng CSVN:

3/2, Ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3, Ngày thành lập Đội 15/5, Sinh nhật Bác:
19/5
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh, các trò chơi
dân gian, các cuộc thi (rung chuông vàng, hội thi tiếng hát dân ca )
Trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On thường xuyên tổ chức cho học sinh
toàn trường tham gia vào các hoạt động văn nghệ theo chủ điểm của từng tháng do
đồng chí tổng phụ trách đội lên kế hoạch, có phân công tổ chức và thực hiện tương
đối nghiêm túc và hiệu quả nhằm thu hút học sinh đến trường, mạnh dạn hơn trong
giao tiếp với bạn bè và các thầy cô giáo, tạo môi trường học tập dân chủ thân thiện.

Ảnh minh hoạ




HS toàn trường hăng hái, tích cực tham gia vào các hoạt động, giao lưu, sinh hoạt theo
chủ điểm từng tháng, nhằm thu hút học sinh và tạo sân chơi lành mạnh

18



Trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” theo
chủ điểm tháng, tạo sân chơi bổ ích đối với học sinh trong nhà trường.




Nhân dịp kỉ niệm 29 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Cụm trường Khoen On
long trọng tổ chức lễ kỉ niệm với sự tham gia của các vị đại biểu, các đồng chí lãnh đạo

các ban ngành, giáo viên, học sinh trong cụm trường và đông đảo phụ huynh học sinh.
19





Các hoạt động tập thể của trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On thu hút được
sự tham gia nhiệt tình, vui vẻ, phấn khởi của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà
trường và thu hút được đông đảo học sinh và phụ huynh học sinh.



Hội thi tiếng hát dân ca của học sinh trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On tạo
không khí vui tươi phấn khởi, thể hiện rõ sự vô tư, hồn nhiên trong HS.

20
4. Biện pháp thứ tư: Tổ chức tốt các hoạt động bán trú trong nhà trường
* Tổ chức các hoạt động cho học sinh bán trú biết lao động và tự chăm sóc bản thân.
Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường, BGH nhà trường và ban
quản lý bán trú thường xuyên bám sát, lên kế hoạch tổ chức tốt các hoạt động của bán
trú trong nhà trường. Đây là điều quan trọng và cần thiết để huy động học sinh bán
trú tham gia học tập và ở bán trú đảm bảo về số lượng đầy đủ.
BGH nhà trường kết hợp với BQL bán trú xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt
các hoạt động trồng rau của học sinh bán trú, nhằm phát huy tính tự giác, cần cù,
chăm chỉ, biết lao động sản xuất và yêu quý thành quả lao động của chính mình.
Ảnh minh họa




Học sinh bán trú không quản xa xôi vất vả đến trường, ngoài giờ học các em còn
tích cực tham gia vào các hoạt động của bán trú: Lao động, trồng rau, phục vụ đời sống
hàng ngày dưới sự hướng dẫn của các thầy cô.


Trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On thực hiện tốt việc chăm sóc vườn rau
bán trú chính vì vậy không chỉ cung cấp rau xanh cho các bữa ăn hàng ngày của các
em học sinh mà còn bán được rau xanh.
Cụ thể
Năm Tháng Bán cho cá nhân – đơn vị
Số lượng
(Kg) rau
xanh
Số tiền thu
được
11/2011

Bán rau cho thủy điện nậm
mở
30 Kg 150.000đ
12/2011

Bán rau cho giáo viên 25 Kg 125.000đ

Bán rau cho thủy điện nậm
mở
50 Kg 250.000đ
2011
3/2011 Bán rau cho giáo viên 40 Kg 200.000đ
21

11/2012

Bán rau cho thủy điện Bản
Chát
80 Kg 400.000đ
12/2012

Bán rau cho giáo viên 20 Kg 100.000đ
2012
3/2012
Bán rau cho người dân +
GV
40 Kg 200.000đ
10/2013

Bán rau cho giáo viên 45 Kg 225.000đ
2013
11/2013

Bán rau cho giáo viên 35 Kg 175.000đ
Tổng tiền bán rau thu được 1.825.000đ
- Số rau còn lại để dùng cho học sinh bán trú hàng ngày 15Kg/ngày/114 HS bán trú
- Số tiền bán rau thu được dùng để thưởng cho các phòng bán trú tốt, thưởng cho
những bạn học sinh có nhiều cố gắng, nhiệt tình trong thi đua bán trú.


VƯỜN RAU CỦA HS BÁN TRÚ TRƯỜNG PTDTBT THCS SỐ 1 KHOEN ON




22

Vườn rau của học sinh bán trú trường PTDTBT THCS số 1 Xã Khoen On là thành
quả của việc chăm sóc vườn rau hàng ngày của các em học sinh ở bán trú
( ảnh minh họa)

- Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bán trú là điều rất quan trọng, cần
có sự giúp sức của các thầy cô giáo nhiệt tình hướng dẫn, định hướng cho các em học
sinh thực hiện tốt việc tự chăm sóc bản thân mình, làm các công việc trong gia đình,
học tập và tốt lao động .

HS bán trú thu hoạch rau và được hướng
dẫn chuẩn bị cơm tối.

Nhân viên cấp dưỡng cùng các thầy cô
giáo chia cơm cho học sinh ở bán trú.


- Đảm bảo đủ nguồn nước sạch: Để có đủ nước cung cấp cho sinh hoạt hàng
ngày, thầy và trò trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On không quản vất vả khó
khăn, tìm và khai thông nguồn nước sạch, đào đường ống dẫn nước gần 2000 mét từ
khe suối xa xôi trong nhiều ngày liền. Kết quả: đủ nước dùng cho sinh hoạt hàng
23
ngày và chăm sóc vườn rau của bán trú, học sinh bán trú có đầy đủ nước để tắm giặt
và sinh hoạt hàng ngày; hạn chế việc các em học sinh ở bán trú ra sông tắm, giặt.
Đảm bảo an toàn về nguồn nước và an toàn tính mạng cho các em.


Cảnh dẫn nước về nhà trường từ khe suối cách trường học gần 2000 mét bằng
đường ống nước. Đến nay nhà trường đã có đủ nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt

hàng ngày.


- Bên cạnh địa hình núi non hiểm trở thì gia đình các em học sinh còn ở gần
nhiều sông, suối nên cần hướng dẫn học sinh biết cách tự bảo vệ mình chống đuối
nước, BQL bán trú tổ chức cho các em học sinh tập bơi ở vùng nước nông, rèn cho
học sinh có kỹ năng bơi lội khi qua sông, suối, đề phòng lũ lụt nơi sinh sống
- Việc giáo dục, chăm sóc sức khỏe học sinh bán trú được đặt lên hàng đầu,
nhà trường có tủ thuốc y tế và nhân viên y tế trực 24/24 chăm sóc sức khỏe cho học
sinh và nhân viên cấp dưỡng nấu cơm hàng ngày theo thực đơn đảm bảo sức khỏe
cho tất cả các em học sinh ở bán trú học tập tốt. Ngoài ra việc rèn luyện sức khỏe
hàng ngày cho các em học sinh là điều rất quan trọng giúp các em có tinh thần tự
giác, sức khỏe tốt, vui tươi và tích cực tham gia vào các hoạt động trong nhà trường.


Hình ảnh các em HS bán trú tập thể dục
buổi sáng, rèn luyện sức khỏe hàng ngày.

Các em Hs tham gia vào các trò chơi
tăng sự nhanh nhẹn, hòa đồng giữa các
HS.


Việc đảm bảo an toàn tính mạng và xử lý nhanh nhạy trước các tình huống bất
thường, hỏa hoạn là điều rất quan trọng, đặc biệt với trường PTDTBT khi sử dụng
bếp ga công nghiệp trong nấu ăn. Chính vì vậy nhà trường kết hợp với ban QLBT, tổ
24
chức đội tuyên truyền, hướng dẫn học sinh cách xử lý chữa cháy khi không may xảy
ra hỏa hoạn.



Thầy giáo Lò Văn Cường (Tổng phụ trách đội – P. Trưởng ban QLBT) hướng
dẫn học sinh và giáo viên trong nhà trường cách xử dụng bình xịt chữa cháy để dập tắt
ngọn lửa khi không may xảy ra hỏa hoạn.





Các em HS được hướng dẫn và trực tiếp thực hành sử dụng bình chữa cháy để
dập tắt ngọn lửa.


Trường PTDTBT THCS số 1 Khoen On là trường đặc biệt khó khăn nằm cách
xa trung tâm huyện nên việc đối mặt trước các tình huống bất ngờ, khó khăn là điều
rất dễ xảy ra chính vì vậy thầy và trò nhà trường đều phải tự rèn luyện, học hỏi và có
thể ứng phó, xử trí kịp thời hiệu quả.
Ngoài việc tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường, trường PTDTBT THCS
số 1 xã Khoen On còn thường xuyên tổ chức việc chiếu phim vào buổi tối cho học
sinh xem, qua các bộ phim nhằm giúp HS vùng sâu, vùng xa tiếp cận thêm với những
kiến thức bên ngoài, những kiến thức xã hội, đồng thời giáo dục đạo đức cho học sinh
qua các câu chuyện, các phim tư liệu lịch sử. Giúp học sinh luôn tự hào, giữ gìn và
phát huy truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng.
25




Trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On


tổ chức chiếu phim tư liệu, các bộ
phim lịch sử, truyền thống dân tộc với thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh
người dân và cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

5. Biện pháp thứ năm : Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, Hoạt động ngoài giờ
lên lớp (HĐNGLL )nhằm thu hút học sinh đến trường.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường không những củng cố,
hình thành các kiến thức khoa học mà là môi trường giúp học sinh hình thành, phát
triển các kiến thức xã hội và các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Đối với trường PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On đã xây dựng kế hoạch hoạt
động, tuần lễ sinh hoạt tập thể theo chủ điểm từng tháng và tích cực tổ chức các hoạt
động NGLL theo từng tháng, cụ thể như sau:
Tháng

Chủ đề Hình thức tổ chức
Đối tượng
tham gia
Ghi
chú
9
Mái nhà em yêu
Thi trang trí các phòng ở
bán trú sạch, đẹp.
Các phòng bán
trú

10
Rung chuông vàng
Tổ chức cuộc thi tìm
hiểu kiến thức giống

chương trình “rung
chuông vàng trên VTV3”

HS toàn trường


×