Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN kinh nghiệm tổ chức cho HS THCS đông lĩnh thực hành hiệu quả đối với các dạng bài trang trí ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 19 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xuất phát từ mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục toàn diện nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác dạy và học, để đạt được mục tiêu chung “Nâng cao tính
chủ động, phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh” của tất cả các
môn học trong nhà trường nói chung và môn mỹ thuật ở trường THCS nói riêng.
Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ, cơ bản hình thành nhân cách con người mới, có hiểu
biết trong cuộc sống và luôn khát khao vươn đến Chân – Thiện – Mĩ.
Mỹ thuật là một trong những môn học đặc thù, giữ vai trò quan trọng trong
giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông hiện nay. Đó là môn học về cái đẹp, khơi
dậy sự tư duy sáng tạo trong tâm hồn trong sáng, ngây thơ và đáng yêu của lứa tuổi
học sinh. Dạy nghệ thuật nói chung và dạy Mỹ thuật nói riêng không phải là đưa ra
một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lõi quan trọng là lối tư duy, tạo
điều kiện cho sự phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của các em.
Thực tế dạy – học Mỹ thuật ở trường THCS không phải nhằm đào tạo họa sĩ
hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho các em, chủ yếu
tạo điều kiện cho các em có kiến thức cơ bản về cái đẹp, được tiếp xúc, làm quen
và thưởng thức cái đẹp, biết tạo ra và vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày. Nhưng muốn học sinh có những cảm nhận, những cái nhìn đúng,
không lệch lạc thì cần truyền đạt vốn kiến thức thẩm mỹ cơ bản và hữu ích.
Mặt khác, hiện nay phương pháp dạy học truyền thống “ đọc chép” thụ
động không đáp ứng được lối tư duy sáng tạo, năng động và tích cực của học sinh.
Có một câu nói rằng: “Dù đã dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống
nước được”. Vấn đề học tập của học sinh cũng vậy. Dù có bắt được các em ngồi
ngay ngắn học tập nhưng nếu không thích thú, học sinh không thể học tốt được.
Chính vì vậy ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, người thầy cần biết tạo
hứng thú, tạo tâm thế học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động
có sức hút. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép.
1




Với mục tiêu và chương trình cụ thể, dạy học mĩ thuật ở trường THCS tập
trung vào 4 phân môn:
1.Vẽ theo mẫu
2.Vẽ trang trí
3.Vẽ tranh
4 .Thường thức mỹ thuật
Mỗi phân môn đều có vai trò riêng trong tổng thể bộ môn, có những mục
tiêu hướng tới riêng, có những phương pháp dạy học riêng nhằm thu hút sự say mê
hứng thú học tập sáng tạo của học sinh, nhưng qua thực tế công tác giảng dạy môn
mỹ thuật ở trường THCS Đông Lĩnh, tôi nhận thấy các yếu tố đó chưa đủ sức thu
hút học sinh vào các hoạt động học tập, sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình dạy học,
tôi đã áp dụng một số cách thức tổ chức giờ học vào trong các hoạt động dạy học
và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài
nghiên cứu: "KINH NGHIỆM TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THCS ĐÔNG LĨNH,
THÀNH PHỐ THANH HÓA THỰC HÀNH CÓ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC DẠNG BÀI
TRANG TRÍ ỨNG DỤNG "
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trong chương trình Mỹ thuật THCS, nội dung dạy học của phân môn Vẽ
trang trí chiếm một vị trí khá quan trọng và được phân bố đều cho tất cả các khối
6-7-8-9
Trong đó, những bài học trang trí cơ bản như trang trí hình vuông, hình chữ
nhật, trang trí đường diềm, tìm hiểu về màu sắc và cách pha màu... chiếm một thời
lượng rất khiêm tốn (5/30 tiết) và chủ yêu tập trung ở lớp 6. Những bài trang trí
còn lại đều thuộc trang trí ứng dụng, ví dụ: Trang trí lọ hoa, trang trí bìa lịch, trang
trí đĩa tròn... (lớp 7); trang trí quạt giấy, trình bày bìa sách, trang trí lều trại... (lớp
8); trang trí hội trường, tạo dáng và trang trí túi xách, tạo dáng và trang trí thời
trang (lớp 9)... với mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Có những bài trang trí ứng

dụng tưởng như chỉ là trang trí đơn giản như trang trí nhãn vở, trang trí chữ, trang
trí lọ hoa... nhưng thực chất là những bài trang trí rất hữu ích, gắn liền với đời sống
sinh hoạt và học tập của học sinh.
2


Vì vậy, mục đích chính của sáng kiến kinh nghiệm này là: sử dụng hiệu quả
các phương pháp dạy học, đồ dùng dạy học, tạo mọi cơ hội (kể cả yêu cầu, ép buộc
– giao nhiệm vụ) để mọi học sinh được tham gia vào các hoạt động học tập, chú
trọng vào các phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành, bồi dưỡng tình cảm bạn
bè, ý thức trách nhiệm đối với tập thể, với nhóm...
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Học sinh các khối 6-7-8 trường Trung học sơ sở Đông Lĩnh, thành phố
Thanh Hóa. (khối 9 học Mỹ thuật vào học kỳ 2).
- Các bài vẽ trang trí thuộc lĩnh vực trang trí ứng dụng trong nội dung
chương trình Mỹ thuật cấp THCS của Bộ GD&ĐT.
- Các phương pháp dạy học Mỹ thuật THCS nói chung và các phương pháp
dạy Vẽ trang trí nói riêng.
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, so sánh, liệt kê, đối chiếu, xử lý số liệu
- Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm đã làm tốt công tác này.
- Phương pháp tổng hợp....
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.


CƠ SỞ LÝ LUÂN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang trí là một nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối, đậm
nhạt, màu sắc trên mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên sản phẩm hay hình
thể đẹp hợp với nội dung, yêu cầu của từng loại.
Tiếp xúc với môn học trang trí ta thường bắt gặp các thuật ngữ: trang trí,
trang hoàng, trang điểm, trình bày, bố cục, sắp xếp, hoá trang, thiết kế mỹ thuật…
Tất cả các thuật ngữ trên đều có đặc điểm chung là tạo nên cái đẹp. Tuy
nhiên không có cái đẹp chung chung, cái đẹp phải có riêng cho từng loại, từng nội
dung và có mức độ yêu cầu khác nhau. Do vậy sử dụng đúng thuật ngữ là một điều
3


cần thiết bởi mỗi thuật ngữ đều biểu hiện cho một mức độ của nội dung trang trí
không như nhau.
- Trang trí: là dùng để gọi cho trang trí các hình cơ bản (đường diềm, hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn…) hoặc các trang trí khác như: trang trí sân khấu,
trang trí nội thất...
- Trang hoàng: dùng cho đại hội, đám cưói, lớp học, phòng ở (ví dụ: không
ai nói trang hoàng đám ma bởi bản thân trang hoàng nó đã hàm chứa cái đẹp lộng
lẫy, tưng bừng ...)
Như vậy, trang trí được dùng cho tên một phân môn của mỹ thuật ở trường
học phổ thông, được học sinh thích thú học tập vì nó gắn liền với cuộc sống, học
tập, vui chơi của các em. Trang trí không chỉ giúp cho học sinh tạo ra cái đẹp muôn
màu, muôn vẻ mà còn phát triển khả năng suy nghĩ, tìm tòi để luôn có cái mới, cái
khác, cái lạ…. Học trang trí, các em được rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển phẩm
chất của người lao động, lao động sáng tạo không ngừng.
Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh,
quốc phòng. Những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát
triển của sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là về chất lượng giảng dạy, đào tạo. Cùng với

nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về Đức - Trí - Thể , thì yếu tố
thẩm mỹ cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời
sống của mỗi con người và của toàn xã hội.
Giảng dạy mỹ thuật ở trường THCS cũng nhằm mục tiêu trên. trong quá
trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi
có cách cảm nhận suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm
nhận lôgic và khoa học tạo nên một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm
nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những
nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào bài
vẽ. Vì vậy, bài vẽ học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm xúc và tình cảm mới
lạ. Nhưng mỗi lứa tuổi, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người mỗi đổi thay.
4


Là người giáo viên dạy mỹ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh đễ
có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực sự đam mê của các em.
Đồng thời cũng có những phương pháp dạy học, những cách thức tổ chức giờ học,
tổ chức từng hoạt động sao cho sinh động, cuốn hút, tạo mọi điều kiện để tất cả học
sinh cùng được tham gia vào quá trình học tập. Đúng như định hướng đổi mới
phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trên thực tế giảng dạy nhiều năm qua, tôi nhận thấy một điều rằng: với những
bài trang trí cơ bản như trang trí hình vuông, trang trí hình chữ nhật, hình tròn,
đường diềm... học sinh làm bài rất tốt, đáp ứng được yêu cầu bài học. Nhưng với
những dạng bài trang trí ứng dụng thì kết quả bài vẽ không được khả quan, nhất là

với những bài trang trí ứng dụng đòi hỏi học sinh phải quan sát, tư duy nhiều như
tranh cổ động, trình bày bìa sách, trang trí lễ hội, thời trang... Có chăng kết quả chỉ
là sự sao chép, chắp vá một khuôn mẫu cụ thể nào đó. Thực trạng này đã khiến tôi
suy nghĩ rất nhiều, làm thế nào để học sinh cảm thấy hứng thú với lĩnh vực trang
trí ứng dụng - một lĩnh vực nghệ thuật đầy tính sáng tạo và thực tiễn? Phương pháp
truyền đạt tốt đã đủ sức hút đối với học sinh chưa? Đồ dùng dạy học với hình thức
đẹp và có chất lượng liệu đã đủ sức khơi gợi sự sáng tạo trong mỗi học sinh...?
Quá trình hướng dẫn học sinh thực hành, người giáo viên phải thực hiện như thế
nào để có thể thu hút mọi đối tượng học sinh vào hoạt động...?
Với bộ môn mỹ thuật hiện nay, giáo viên giảng dạy mỹ thuật còn thiếu, ít có
cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi mỗi trường chỉ có một giáo viên.
việc trao đổi và thảo lụân gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mối
được đưa vào gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của con người,
luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm
5


mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cho nên
việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu
khách quan, không chỉ là đối với người lớn, mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa
tuổi trong xã hội.
Chính vì những trăn trở trên mà tôi đã có những khảo nghiệm, đổi mới, điều
chỉnh và áp dụng vào trong quá trình giảng dạy của mình một phương pháp, một
cách thức tổ chức mới cho học sinh được thỏa sức sáng tạo trong các bài trang trí
ứng dụng.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Để có cái nhìn tổng quan về sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã áp dụng
đồng thời một số giải pháp/phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn
Về các loại đồ dùng dạy học:

Đó là: Mẫu vật thật: khăn trải bàn, lọ hoa, bìa sách... để học sinh dễ quan sát, dễ
hiểu...
Tranh ảnh, bài vẽ, hình minh họa: khắc sâu kiến thức cho học sinh...
Yêu cầu: Đồ dùng dạy học phải phù hợp với nội dung bài học, có tính thẩm mỹ và
được trình bày sạch sẽ, khoa học. (hiện nay đồ dùng dạy học chủ yếu do giáo viên
tự sưu tầm, tự làm, một số ít do học sinh sưu tầm và mang đến lớp).
Về các phương pháp dạy học được áp dụng trong quá trình thực hiện
sáng kiến kinh nghiệm:
- Phương pháp trực quan.- Phương pháp quan sát.- Phương pháp vấn đáp.Phương pháp gợi mở - Phương pháp nêu vấn đề.- Phương pháp trò chơi.- Phương
pháp luyện tập.- Phương pháp làm việc theo nhóm...
Khảo sát: Để nắm bắt tình hình, ngay từ đầu năm học 2016-2017, tôi đã thực hiện
một khảo sát nhỏ đối với học sinh khối 7 và 8 trường THCS Đông Lĩnh như sau:
- Khối 7: Tiết 7: Bài 5: Tạo dáng và trang trí lọ hoa
- Khối 8: Tiết 1: Bài 4: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh

6


Lý do chọn 2 bài này: Đây là hai bài trang trí ứng dụng ở mức độ đơn giản, có nhiều hình ảnh minh họa
trong sách giáo khoa và dễ thực hiện trong khuôn khổ thời gian của một tiết học. Kết quả bài vẽ thu được như sau:
XẾP LOẠI BÀI VẼ
KHỐI

TỔNG SỐ

LỚP

BÀI VẼ

ĐẠT YÊU

CẦU

Khối 7

72

50

69%

22

31%

Số lượng bài vẽ đẹp, có
chất lượng, nổi bật: 1

Khối 8

70

53

76%

17

24%

Số lượng bài vẽ đẹp, có

chất lượng, nổi bật: 1

TỶ LỆ

CHƯA ĐẠT
YÊU CẦU

TỶ
LỆ

GHI CHÚ

Trong quá trình quan sát học sinh làm bài cũng như thu bài và chấm, tôi rất
băn khoăn: đây là hai bài trang trí ứng dụng ở mức độ đơn giản, nhưng chất lượng
bài lại không cao, số lượng bài vẽ đẹp, có thể sử dụng cho tiết trưng bày cuối năm
rất ít... Vì sao vậy? Khi thực hiện các bài vẽ trang trí ứng dụng có mức độ cao hơn
thì kết quả sẽ như thế nào? Do bài giảng chưa hay? Do phương pháp dạy học chưa
phù hợp? Do đồ dùng trực quan chưa sinh động ...? Do địa bàn trường ở khu vực
nông thôn nên sự quan sát của học sinh đối với vấn đề còn nhiều hạn chế? Do thời
gian thực hành trên lớp quá ngắn, không đủ để các em thể hiện ý tưởng của mình?
Hay do cách thức tổ chức cho học sinh thực hành của giáo viên chưa phát huy
được hết sự say mê sáng tạo của học sinh...? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra... Sau
nhiều thời gian trăn trở suy nghĩ, tôi đã mạnh dạn áp dụng những thay đổi như sau
vào các bài dạy trang trí ứng dụng sau này:
Thông thường, với một tiết dạy Mỹ thuật – phân môn Vẽ trang trí – giáo
viên sẽ thực hiện các bước lên lớp như sau (phần phân chia thời gian cho các hoạt
động chỉ mang tính tương đối):
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét (khoảng 10-15 phút)
- Giáo viên giới thiệu vấn đề cần tìm hiểu qua kênh hình (tranh ảnh, video...)
-Tổ chức cho học sinh tìm hiểu vấn đề theo từng nhóm nhỏ (có thể chia

nhóm theo tổ trong lớp hoặc theo đặc điểm vị trí ngồi của học sinh)

7


- Các nhóm quan sát vấn đề qua các kênh hình, qua kênh thông tin trong
sách giáo khoa, thảo luận thông qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu vấn đề mà giáo viên
đưa ra.
- Các nhóm cử đại diện trình bày nội dung, sau đó giáo viên nhận xét, giải
thích và đi đến kết luận của vấn đề.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ (khoảng 5 -10 phút)
- Phần hướng dẫn cách vẽ ở các bài trang trí thường giống nhau về các bước
cơ bản, nhưng những dạng bài trang trí ứng dụng sẽ khác nhau ở chỗ: tùy
theo từng đồ vật được trang trí và mục đích sử dụng của nó mà có sự hướng
dẫn trang trí cụ thể hơn để học sinh dễ hình dung, dễ hiểu.
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh có thể trình bày ý định của mình: trang
trí cái gì, để trang trí được sẽ làm như thế nào? Sau khi tóm tắt các ý kiến
của học sinh, giáo viên hướng dẫn cách làm trực tiếp trên hình minh họa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (khoảng 20-25 phút)
- Để gợi ý cho học sinh trước khi làm bài, giáo viên yêu cầu học sinh quan
sát một số bài vẽ của các học sinh lớp trước về nội dung này.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, mỗi học sinh thể hiện bài vẽ
của mình trên giấy hoặc vở thực hành. Giáo viên bao quát lớp và gợi ý cho học
sinh trong quá trình làm bài.
Hoạt động 4: Củng cố bài (khoảng 5 phút)
- Giáo viên có thể yêu cầu các nhóm tự chọn từ 1 đến 2 bài mà mình cho là
đẹp và treo lên bảng (giáo viên cũng có thể chủ động lựa chọn bài vẽ để treo bảng
theo mục đích cần nhận xét, nhắc nhở của mình).
- Giáo viên nêu tiêu chí nhận xét bài và yêu cầu học sinh nhận xét, xếp loại,
sau đó giáo viên tổng hợp ý kiến, nhấn mạnh những vấn đề cần điều chỉnh trong

bài vẽ, dặn dò tổng kết giờ học.
Một số bài vẽ dạng trang trí cơ bản của học sinh
Trang trí đường diềm:
8


Trang trí hình vuông, hình tròn:

Một số bài vẽ dạng trang trí ứng dụng của học sinh
Tạo dáng và trang trí lọ hoa:

Trang trí đĩa tròn :

9


Trang trí chậu cảnh:

Trang trí quạt giấy:

Trang trí túi xách:

Trang trí bìa sách:

Cách làm này đã phần nào có sự đổi mới trong phương pháp dạy học, học
sinh đã được tham gia và các hoạt động học tập (trao đổi, tìm hiểu vấn đề, trình
bày vấn đề và kết luận vấn đề). Ở phần thực hành, học sinh làm việc cá nhân, qua
quan sát trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, với những dạng bài trang trí ứng
dụng, hiệu quả bài vẽ không cao, thời gian thực hiện bài vẽ trên lớp thường ít nên
cuối giờ hầu hết học sinh không hoàn thành bài tập và thường phải để về nhà làm

tiếp (có chăng chỉ một số đối tượng học sinh khá giỏi mới hoàn thành bài vẽ bằng
chì). Chính sự ngắt quãng về thời gian đã hạn chế phần nào sự hứng thú sáng tạo
trong học tập của học sinh, vì vậy những bài vẽ chỉ mang tính thủ tục, chất lượng
bài vẽ không cao, lại càng khó để tìm ra vài bài nổi bật... Mặt khác, cũng chính vì
sự không hoàn thành bài vẽ trên lớp mà phần củng cố bài thường dễ bị bỏ ngỏ,
hiệu quả bài dạy vì thế chưa rõ rệt...
10


Triển khai Sáng kiến kinh nghiệm:
(Tôi đã áp dụng phương pháp này vào một bài dạy cụ thể. Từ đó có thể liên hệ
việc áp dụng phương pháp đối với các bài vẽ trang trí khác).
Tiết 28 (Lớp 7):

BÀI 28: VẼ TRANG TRÍ:

Trang trí đầu báo tường
Để giờ học đạt kết quả cao, yêu cầu cả phía giáo viên và học sinh phải chuẩn
bị đồ dùng trực quan, đồ dùng học tập đầy đủ và chu đáo.
- Về giáo viên: Các đầu báo tường, tờ báo tường được trang trí đẹp trên sách
báo; bài vẽ trang trí đầu báo tường của học sinh lớp trước; hình minh họa cách vẽ;
các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài, giấy A2 hoặc A3 để học sinh vẽ theo nhóm...
- Về học sinh: Sưu tầm các hình ảnh đầu báo tường trên sách báo, tập chí; đọc
trước nội dung bài trong SGK; chuẩn bị đồ dùng học tập: chì, tẩy, màu vẽ…
Giờ học được tiến hành như sau :
+ Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp: Vào những dịp đặc biệt như kỷ niệm các
ngày lễ lớn của đất nước, của đơn vị, của các tổ chức... chúng ta thường thấy có những tờ báo có kích thước lớn,
được trang trí đẹp mắt, nội dung hay và rất phong phú...

HĐ CỦA GV VÀ HS


NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1:
GV gợi ý để HS tìm hiểu về ý nghĩa của

I. Quan sát và nhận xét
- Báo tường là số báo đặc biệt, ra đời

tờ báo tường

chào mừng các ngày lễ lớn của đơn

? Em hiểu báo tường là gì?

vị, của đất nước...

? Tờ báo tường thường hay ra mắt vào
những thời gian nào?
GV giới thiệu 1 tờ báo tường hoàn chỉnh:
? Tờ báo tường gồm mấy phần? Phần nổi
bật nhất ở đâu?
GV kết luận và nhấn mạnh vai trò của
đầu báo: là bộ mặt của tờ báo -> vì vậy
trình bày đầu báo đẹp và sinh động là
một yêu cầu quan trọng của tờ báo...
11


GV cho HV quan sát một số đầu báo có


- Tờ báo tường gồm 2 phần chính:

sự sắp xếp và trang trí khác nhau, tổ chức đầu báo và phần nội dung báo
cho HS tìm hiểu về đầu báo tường theo

- phần nổi bật nhất của tờ báo là

nhóm: mỗi nhóm 4 HS (2 bàn quay lại

đầu báo

với nhau; mỗi lớp khoảng 8-10 nhóm và

- Đầu báo tường thường có:

2 nhóm cùng tìm hiểu 1câu hỏi)

-> Tên tờ báo (kích thước to, màu

Nhóm 1: ? Đầu báo tường gồm có

sắc nổi bật...),

những phần nào? Cách trình bày theo

-> Tên đơn vị, số báo... và dòng

chủ đề của các số báo ?


chữ thể hiện nội dung tờ báo,

Nhóm 2: ? Cách sắp xếp các thông tin

-> Hình minh họa, biểu trưng phù

trên đầu báo? Thông tin nào được trình

hợp với nội dung chủ đề của báo.

bày nổi bật nhất? ý nghĩa của từng

VD:...

thông tin; hình minh họa trên đầu báo?
Nhóm 3: ? Các kiểu chữ được sử dụng
trên đầu báo ? Kích thước của tên báo?
Nhóm 4: ? Màu sắc của đầu báo?
HS ổn định theo nhóm, cử nhóm trưởng
và thư ký; Các nhóm quan sát đầu báo
tường thảo luận và cử đại diện trả lời

GV kết luận và phân tích trên đầu
báo; HS quan sát và ghi chép nội
dung bài học.
Hoạt động 2:

II. Cách trang trí đầu báo tường

GV nêu ra một số chủ đề của báo: chào


- Xác định chủ đề tên báo và các

mừng 8/3; 26/3; 30/4... ở mỗi chủ đề

hình ảnh minh họa, những yếu tố

GV nêu gợi ý một vài hình ảnh có ý

trang trí

nghĩa liên quan và tên báo
GV yêu cầu các nhóm lựa chọn cho mình
một tên đầu báo, chủ đề báo và nêu lên
12

- phác thảo các mảng tên báo
hình minh họa số báo tên đơn vị...


các phương án thực hiện đầu báo
Các nhóm nghe và trình bày phương
án thực hiện của nhóm mình
GV treo hình minh họa cách trang trí
đầu báo và hướng dẫn cách trang trí đầu
báo tường; HS quan sát và ghi chép

- Kẻ chữ và vẽ các hình ảnh
minh họa


- Vẽ màu (có thể dùng giấy cắt dán)
Hoạt động 3:

GV tổ chức cho HS thực hành dưới dạng
trò chơi: GV phát giấy A2/A3 cho các
nhóm; yêu cầu tất cả HS làm việc như
đã phân công theo nhóm: mỗi nhóm

III. Bài tập

thực hiện một đầu báo tường .

Trang trí đầu báo tường của lớp

GV cho HS quan sát một số bài vẽ đầu

nhân dịp 20/11;26/3 hoặc 30/4.

báo tường của HS các năm trước. Các
nhóm ổn định và phân công công việc
cho từng thành viên.
GV gợi ý HS có thể phác thảo một vài bố
cục để lựa chọn; Các nhóm quan sát bài
vẽ và làm bài.

+ Củng cố bài: GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
mình

13



Giáo viên cùng học sinh treo các sản phẩm của nhóm mình lên bảng: Sau đó
lần lượt các nhóm cử đại diện trình bày vài nét về sản phẩm của nhóm mình, các
nhóm khác sẽ có ý kiến: có thể đặt câu hỏi hoặc có thể nhận xét theo gợi ý hướng
dẫn của giáo viên (về cách sắp xếp bố cục, cách khai thác nội dung hình ảnh, về
cách lựa chọn kiểu chữ, về màu sắc và xếp loại), giáo viên nhận xét chung và phân
tích các yếu tố... và xếp loại theo tiêu chí: cứ một yếu tố trên đạt yêu cầu thì đạt 5
điểm (điểm tối đa là 20 điểm) tùy theo mức độ thực hiện để trừ điểm trên tinh thần
động viên khích lệ học sinh là chính. Như vậy, bài vẽ nào có điểm số cao nhất sẽ là
bài xếp loại A và nhóm đó sẽ chiến thắng, được tuyên dương tại lớp và các thành
viên trong nhóm sẽ được cộng điểm vào bài vẽ ở nhà. Giáo viên có thể phân tích
và định hướng những nhận xét tốt để có được 2 nhóm cùng chiến thắng , chỉ có 1
nhóm có bài vẽ thấp điểm hơn sẽ chịu phạt bằng cách cả nhóm hát đồng ca 1 bài
hát tặng cả lớp. sau đó giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thể hiện bài tập theo ý
tưởng riêng của mình, tiết sau giáo viên sẽ cùng học sinh chấm bài, những học sinh
thuộc nhóm giờ trước xếp loại A sẽ được cộng thêm điểm. Ở phần này giáo viên
cùng học sinh treo các sản phẩm của nhóm mình lên bảng: Sau đó lần lượt các
nhóm cử đại diện trình bày vài nét về sản phẩm của nhóm mình, các nhóm khác sẽ
có ý kiến: có thể đặt câu hỏi hoặc có thể nhận xét theo gợi ý hướng dẫn của giáo
viên (về cách sắp xếp bố cục, cách khai thác nội dung hình ảnh, về cách lựa chọn
kiểu chữ, về màu sắc và xếp loại), giáo viên nhận xét chung và phân tích các yếu
tố... và xếp loại theo tiêu chí: cứ một yếu tố trên đạt yêu cầu thì đạt 5 điểm (điểm
tối đa là 20 điểm) tùy theo mức độ thực hiện để trừ điểm trên tinh thần động viên
khích lệ học sinh là chính. Như vậy, bài vẽ nào có điểm số cao nhất sẽ là bài xếp
loại A và nhóm đó sẽ chiến thắng, được tuyên dương tại lớp và các thành viên
trong nhóm sẽ được cộng điểm vào bài vẽ ở nhà. Giáo viên có thể phân tích và
định hướng những nhận xét tốt để có được 2 nhóm cùng chiến thắng , chỉ có 1
nhóm có bài vẽ thấp điểm hơn sẽ chịu phạt bằng cách cả nhóm hát đồng ca 1 bài
hát tặng cả lớp. sau đó giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thể hiện bài tập theo ý


14


tưởng riêng của mình, tiết sau giáo viên sẽ cùng học sinh chấm bài, những học sinh
thuộc nhóm giờ trước xếp loại A sẽ được cộng thêm điểm
GV nhận xét về mức độ hoàn thành bài vẽ, xếp loại, công bố các nhóm đã
chiến thắng và tổng kết giờ học.
+ Hướng dẫn về nhà:
Mỗi HS làm một đầu báo tường vào giấy A3 hoặc A4
Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài 29 sgk, sưu tầm tranh ảnh về các hoạt
động ATGT và chuẩn bị ĐDHT.
2.4. HIỆU QUẢ

Sau một thời gian áp dụng những thay đổi như trên, tôi nhận thấy kết quả
học tập của học sinh thật khả quan, chất lượng các bài vẽ trang trí ứng dụng đã
được nâng lên rõ rệt, có nhiều bài đẹp, có chất lượng, học sinh tỏ ra thích thú và
tích cực trong học tập.
Việc chia lớp thành các nhóm nhỏ sẽ tạo điều kiện cho học sinh hoạt động
tốt hơn, không lộn xộn, lúng túng trong quá trình tìm hiểu nội dung bài cũng như
Làm
bài tập.
Mặt khác sẽ hạn chế được một số em có tư tưởng ỷ lại, không chịu tham gia
làm bài mà vẫn có điểm số khi đánh giá cho điểm cả nhóm
Vì câu hỏi thảo luận cũng sẽ được chia nhỏ cho các nhóm hoặc có thể 2
nhóm cùng tìm hiểu một vấn đề để có sự so sánh khi cần thiết.
Bên cạnh đó giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dưới dạng tổ chức
một trò chơi, nêu yêu cầu và thể lệ của trò chơi: Các thành viên trong nhóm trao
đổi nhanh để tự tìm ra tên báo tường của nhóm mình, cùng pháo thảo bố cục tờ báo
và sau đó phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm cùng thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, các thành viên sẽ quan sát nhau để cùng góp ý điều

chỉnh các chi tiết nếu cần. Đồng thời quan sát tiến độ các nhóm thực hiện mà điều
chỉnh tiến độ nhóm mình cho hợp lý. Với sự phân công và hợp tác như vậy, các

15


thành viên trong nhóm sẽ ý thức được nhiệm vụ của mình, cùng nhắc nhau làm
việc, như vậy công việc sẽ sớm hoàn thành.
Ví dụ: Bài vẽ nhóm 1 được xếp loại A; em C là thành viên của nhóm 1 có
bài vẽ ở nhà đạt 8 điểm sẽ được cộng thêm 1 điểm là 9 điểm -> xếp loại giỏi.
Ở trên lớp, với cách tổ chức làm bài tập theo nhóm như vậy đã tạo được một
không khí thi đua sôi nổi giữa các nhóm với nhau, nó không chỉ cuốn hút những
học sinh khá giỏi với mong muốn thể hiện mình mà qua đó những học sinh yếu
cũng có cơ hội tham gia vào quá trình học tập một cách có hiệu quả. Kết quả công
việc được trình bày và thẩm định ngay tại lớp đã tạo sự hứng khởi rất lớn cho học
sinh, hình thức tổ chức dưới dạng trò chơi đã tạo nên không khí sôi nổi trong giờ
học, học sinh cảm thấy bài học thật nhẹ nhàng đơn giản và có mong muốn tham
gia vào học tập hơn.
Cụ thể: Lớp 7: Tiết 28: Bài 28: Vẽ trang trí: Trang trí đầu báo tường.
Lớp 8: Tiết 25: Bài 25: Vẽ trang trí: Trang trí lều trại.
Kết quả thu được như sau:
ĐẠT YÊU

XẾP LOẠI BÀI VẼ
TỶ LỆ
CHƯA ĐẠT

TỶ LỆ

KHỐI


TỔNG SỐ

LỚP

BÀI VẼ

Khối 7

72

65

90%

7

10%

Số bài vẽ đẹp, có chất
lượng, nổi bật: 9

Khối 8

70

64

91%


6

9%

Số bài vẽ đẹp, có chất
lượng, nổi bật: 8

CẦU

GHI CHÚ

YÊU CẦU

Một số bài vẽ Trang trí lều trại của học sinh lớp 8A trường THCS Đông Lĩnh

16


Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy, bản thân tôi
cũng tự rút ra cho mình một số những kinh nghiệm như sau:
Để khuyến khích học sinh sáng tạo, giáo viên phải không ngừng đổi mới,
sáng tạo trong mỗi giờ học, sao cho học sinh cảm thấy mỗi giờ học chính là một sự
trải nghiệm thú vị, không thể bỏ lỡ.
Đồ dùng trực quan phải luôn luôn đầy đủ, khoa học và có tính thẩm mỹ cao;
khai thác lợi thế của công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu,
máy tính) trong giảng dạy nhưng không lạm dụng các yếu tố này. Ngôn ngữ của
hội họa là những gì thực tế, hiện hữu trước mắt chứ không phải là những gì trình
chiếu trên mày hình.
Giáo viên lưu ý, quan tâm đến những học sinh/nhóm học sinh có tư tưởng
ngại vẽ những dạng bài này, để tìm hiểu nguyên nhân, quan tâm động viên, gợi ý

cho các em bắt nhịp kịp với tinh thần học tập chung của cả lớp.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN

Mục đích của môn Mỹ thuật ở trường phổ thông chủ yếu là giáo dục thẩm
mỹ cho học sinh là chính, cung cấp cho các em những kiến thức mỹ thuật phổ
thông, cơ bản thông qua các bài học hằng ngày, góp phần tạo điều kiện cho các em
được tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống và
qua đó biết vận dụng những hiểu biết của mìn
Trong quá trình giảng dạy lấy hoạt động thực hành của học sinh là hoạt động
chính nhằm phát huy tính tích cực tự giác trong học tập của học sinh, tạo điều kiện
cho tất cả học sinh đều được suy nghĩ, sáng tạo theo khả năng của mình.
Để thực hiện được điều đó, trong điều kiện nhà trường hiện nay chưa có
phòng thực hành chức năng, các điều kiện phục vụ học tập còn thiếu và chưa đồng
17


bộ, học sinh rất thích vẽ tranh nhưng kỹ năng thực hành chưa nhiều, các thao tác
còn chậm, sự quan sát thực tế còn nhiều hạn chế, người giáo viên ngoài ý thức
thường xuyên sưu tầm và sử dụng đồ dùng dạy học còn phải có những phương
pháp tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng và phù hợp trong giờ học, nhất là
phần thực hành làm bài tập, làm sao cho mọi học sinh đều được tham gia và hoạt
động sáng tạo.
Với những bài trang trí ứng dụng, điều này lại càng cần thiết. Học sinh
không chỉ học kiến thức qua cách làm việc cùng nhau, các em còn được bồi dưỡng
tinh thần lao động tập thể, vì tập thể mà cố gắng trong công việc của mình thêm
nữa, các em được học hỏi lẫn nhau, những gì còn băn khoăn thắc mắc sẽ được giải
quyết.Và với
sáng kiến kinh nghiệm này, những vấn đề trên đã được giải quyết một cách cơ
bản.

3.2. KIẾN NGHỊ
- Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thế giới dường như
phẳng hơn, các kênh thông tin đa dạng hơn với nhiều cách tiếp cận hơn, nhưng tất
cả đều kém hiệu quả nếu giáo viên không có phương pháp truyền tải hợp lý đối với
từng dạng bài học.
- Phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu) đã giúp giáo viên rất nhiều trong
quá trình giảng dạy, tranh ảnh bản đồ được trình chiếu thu hút rất nhiều sự chú ý
của học sinh... nhưng đối với trường THCS Đông Lĩnh, toàn trường có 2 máy
chiếu, các giáo viên phải chia nhau sử dụng, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
giảng dạy và hiệu quả bài dạy.
- Quá trình học sinh hoạt động không tránh khỏi ồn ào, ảnh hưởng đến các
lớp bên cạnh, vì vậy, có được phòng học bộ môn phù hợp với đặc trưng bộ môn
vẫn là mơ ước của thầy và trò nơi đây.
Mỗi kết quả thu được đều có một sự cố gắng nỗ lực nhất định, vì thế để có
kết quả giảng dạy tốt, người giáo viên phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo để tìm ra
những hướng đi mới phù hợp với từng dạng bài học, từng đối tượng học sinh.
18


Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để mỗi kinh nghiệm
giảng dạy có thể phát huy hiệu quả một cách thiết thực giúp học sinh học tập tốt
hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Đông Lĩnh, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Xác nhận của nhà trường

CAM KẾT KHÔNG COPY

Người thực hiện


HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Liên

Hoàng Thu Hiền

19



×