Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thử nghiệm phân lập và tạo dòng nguyên bào sợi từ mô phôi thai người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 100 trang )

Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
EGFD


TIỀN VĂN SẾN


THỬ NGHIỆM PHÂN LẬP VÀ TẠO DÒNG
NGUYÊN BÀO SI
TỪ MÔ PHÔI THAI NGƯỜI


KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KHOA HỌC.
NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC.
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC – Y DƯC.



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BS. TRẦN CÔNG TOẠI
BS. NHAN NGỌC HIỀN




THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 7/2004
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
2

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
1. LƯC SỬ NUÔI CẤY TẾ BÀO. ..........................................................5
2. LƯC SỬ NUÔI CẤY NGUYÊN BÀO SI.........................................6
2.1. Ở VIỆT NAM : ..............................................................................6
2.2. SƠ LƯC VỀ KINH NGHIỆM NUÔI CẤY
NGUYÊN BÀO SI TRÊN THẾ GIỚI ........................................6
3. CÁC NGUỒN MÔ DÙNG ĐỂ NUÔI CẤY NGUYÊN BÀO SI.......12
3.1. Ở GIAI ĐOẠN PHÔI THAI ........................................................12
3.2. Ở GIAI ĐOẠN SAU SINH...........................................................12
3.3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – TÍNH CHẤT CHỨC NĂNG
CỦA NGUYÊN BÀO SI. ............................................................13
3.3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA NGUYÊN BÀO SI .......13
3.3.2. CHỨC NĂNG CỦA NGUYÊN BÀO SI.........................14
3.3.3. KHẢ NĂNG BIỆT HÓA VÀ TÁI BIỆT HÓA
CỦA NGUYÊN BÀO SI...................................................15
3.3.4. NGUYÊN BÀO SI – ĐẦU MỐI TẠO RA MỢ,
SẸO VÀ SỰ VIÊM. .............................................................17
3.3.5. KHẢ NĂNG GÓP PHẦN SỬA CHỬA VẾT THƯƠNG,
TÁI TẠO MÔ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA NGUYÊN BÀO ..19
3.3.6. NGUYÊN BÀO SI - SẢN XUẤT NHÂN TỐ

TĂNG TRƯỞNG, CẢM ỨNG BIỆT HÓA.........................23
3.3.7 NGUYÊN BÀO SI - CHỨC NĂNG TIẾP LIỆU,
CHẾ TIẾT COLLAGENE, LÀM GIÁ THỂ THU NHẬN
TẾ BÀO MẦM....................................................................24
3.4. SỰ LIÊN HỆ GIỮA NGUYÊN BÀO SI VÀ TẾ
BÀO TRUNG MÔ. ..............................................................25
4. TRỨNG LÀM TỔ BÌNH THƯỜNG ......................................................26
5. TRỨNG LÀM TỔ BẤT THƯỜNG (LẠC CHỖ)...................................27
6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY SƠ CẤP........................................29
7. PHƯƠNG PHÁP CẤY CHUYỀN – TẠO DÒNG, THU NHẬN
VÀ LƯU TRỮ DÒNG TẾ BÀO MỤC TIÊU. .....................................30
7.1. CẤY CHUYỀN TẾ BÀO..............................................................30
7.2. TẠO VÀ THU NHẬN DÒNG TẾ BÀO MỤC TIÊU
TRÊN MÔI TRƯỜNG THẠCH BẰNG VÒNG RINGS. .............31
7.3. BẢO QUẢN TẾ BÀO.................................................................32
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
3

7.4. HOẠT HÓA TẾ BÀO.................................................................32
8. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NUÔI CẤY..........32
8.1 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ BỔ SUNG.............................32
8.2 YẾU TỐ BỀ MĂT CỦA CHAI NUÔI - GIÁ THỂ.......................33
8.3 YẾU TỐ VẬT LÝ. ........................................................................34
8.3 .1. ÁP SUẤT THẨM THẤU...................................................34
8.3 .2. NHIỆT ĐỘ ........................................................................34
8.3.3. TÍNH NHỚT ........................................................................35
8.3 .4 ÁP LỰC SỨC CĂNG BỀ MẶT VÀ SỰ TẠO BỌT...........35
8.4. YẾU TỐ HÓA HỌC. .....................................................................35
8.4.1. OXYGEN ..............................................................................35

8.4.2. CO
2
........................................................................................36
8.4.3. PH ................................................................................36
8.4.4. DUNG DỊCH ĐỆM .................................................................37
8.5. MÔI TRƯỜNG TỦ NUÔI............................................................37
9. TỈ LỆ MÔI TRƯỜNG VỚI MẬT ĐỘ TẾ BÀO ĐEM NUÔI,
LƯNG MÔ ĐEM CẤY . .....................................................................38
10. MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY.................................................................38
10.1. MÔI TRƯỜNG ............................................................................38
10.2 MỘT VÀI LOẠI MÔI TRƯỜNG THƯỜNG ĐƯC SỬ DỤNG
TRONG NUÔI CẤY TẾ BÀO VÀ MÔ ĐỘNG VẬT.................39
11. TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN BÀO SI. .....................41

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
1. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU.................................................................43
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................43
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................43
2.2. CÁC MỤC TIÊU CẦN KHẢO SÁT .............................................43
3. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM......................................................................44
4. CÁC QUI TRÌNH CHÍNH ĐƯC SỬ DỤNG
TRONG TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM...................................................45
4.1. VÔ TRÙNG DỤNG CỤ HÓA CHẤT ...........................................45
4.2. VÔ TRÙNG NƠI TẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ..............................45
4.3. CÁC QUY TRÌNH CHUNG XỬ LÝ MẪU THÍ NGHIỆM..........46
4.4. CÁC QUY TRÌNH CỤ THỂ CHO NUÔI CẤY
(CÁC PROTOCOLS).....................................................................48
4.5. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU MÔ THÍ NGHIỆM.........................54
4.6. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHỌN NGUỒN MÔ MỤC TIÊU....55
4.7. TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ MẪU MÔ THÍ NGHIỆM..................55

4.8. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP,
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
4

MÔI TRƯỜNG ĐỂ LOẠI TRỪ....................................................56
4.9. CÁC YẾU TỐ CẦN NGHIÊN CỨU. ...........................................56
4.10. SỐ LẦN THÍ NGHIỆM. ..............................................................57
4.11. KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU. .............................57
4.12. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU. ............................................57

5. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU. ............................................................58
5.1. THIẾT BỊ..................................................................................... 58
5.2. DỤNG CỤ..................................................................................... 59
5.3. HOÁ CHẤT ............................................................................... 61

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.
I. KẾT QUẢ..............................................................................................63
1. KẾT QUẢ GHI NHẬN TRONG
CÁC ĐT NUÔI CẤY ..............................................................................63
1.1. KẾT QUẢ NUỐI CẤY SƠ CẤP...................................................63
1.2. KẾT QUẢ NUÔI CẤY THỨ CẤP – CẤY CHUYỀN..................65
1.3. HÌNH ẢNH GHI NHẬN ĐƯC TRONG
CÁC ĐT NUÔI CẤY.................................................................66
2. SỐ LIỆU VÀ HÌNH ẢNH GHI NHẬN ĐƯC
SAU KHI CẤY CHUYỀN .....................................................................68
2.1. BẢNG SỐ LIỆU, VÀ HÌNH ẢNH (NGÀY 14/6) ..........................68
2.2. BẢNG SỐ LIỆU, VÀ HÌNH ẢNH (NGÀY 15/6) .........................69
2.3. BẢNG SỐ LIỆU, VÀ HÌNH ẢNH (NGÀY 16/6) .........................71

2.4. BẢNG SỐ LIỆU, VÀ HÌNH ẢNH (NGÀY 17/6) .........................72
2.5. BẢNG SỐ LIỆU, VÀ HÌNH ẢNH (NGÀY 18/6) .........................74
2.6. BẢNG SỐ LIỆU, VÀ HÌNH ẢNH (NGÀY 21/6).........................75
II. BÀN LUẬN...........................................................................................76
1. SO SÁNH BẢNG SỐ LIỆU TRÊN CÙNG MÔI TRƯỜNG............76
2. SO SÁNH BẢNG SỐ LIỆU GIỬA CÁC MÔI TRƯỜNG..............79
3. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA CÁC LOẠI
MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỢNG ĐẾN KẾT QUẢ NUÔI ..............81
4. LÝ DO LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT LUẬN
MÔI TRƯỜNG TỐI ƯU TRONG BA MÔI TRƯỜNG
SỬ DỤNG......................................................................................82
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
5

5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT
Section 1.01 QUẢ TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM................................................85
6. NHỮNG THUẬN LI TRONG
TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM .........................................................86
7. SO SÁNH HÌNH DẠNG CÁC LOẠI TẾ BÀO
DẠNG NGUYÊN BÀO SI..........................................................87

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN ..........................................................................................93
II. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................94




Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến

Trang
6

1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi có con người tồn tại, cho đến khi con người nhận thức được sự
tồn tại của mình là loài duy nhất, được ban tặng khả năng tư duy sáng tạo vô tận
trong số các loài cùng tồn trong tự nhiên và sự tồn tại của mỗi người là duy nhất
và là thiêng liêng. Mỗi người sẽ không được lặp lại sự tồn tại của mình lần thứ
hai trong tiến trình lòch sử. Và do đó, bệnh tật-chết chóc và thiên tai là thứ đáng
kinh hãi trong suốt quá trình tồn tại của loài người từ thời sơ khai đến nay cũng
như trong cuộc đời của mỗi người. Theo xu hướng chung, lúc nào con người
cũng muốn tư duy, khám phá, và chinh phục thiên nhiên. Ngay cả những hiện
tượng sinh lý tự nhiên diễn ra trong chính bản thân con người của mình. Các hiện
tượng và vạn vật xung quanh đều trở thành đối tượng vô tận để con người tư duy
Con người không ngừng lao động sáng tạo, từ đời này sang đời khác.
Kết quả đáp lại cho những công lao lao động ngàn đời đó là một nền khoa học
tiên tiến và hiện đại.
Ngày nay, con người có một cuộc sống tiện nghi, có khả năng chế ngự
được thiên tai. Với nền khoa học tiên tiến, hiện đại, con người có thể sản xuất
hàng loạt công cụ để cải tạo thiên nhiên, sản xuất được lượng dư thừa các sản
phẩm phục vụ cho tiện ích. Trong thời đại thông tin điện tử, Công nghệ Thông
Tin giúp những con người cách xa nhau hàng vạn dặm có thể liên lạc và nhìn
thấy nhau.
Dù có tài ba đến đâu, dù là bất cứ ai cũng đều chòu chung số phận là:
tuân theo qui luật sinh lý chung (sinh, lão, bệnh, tử). Và đó là chân lý về sự tồn
tại của con người trên trái đất này, điều đó cũng như trái đất đã thể hiện sự tồn
tại của nó trong thái dương hệ này là phải quay xung quanh mặt trời theo một
quỹ đạo nhất đònh và có chu kỳ. Nhưng có lẽ giới hạn của chân lý về sự tồn tại
của mỗi người có giới hạn đó có nguy cơ bò sụp đổ khi mà Di Truyền Học đã có

thể can thiệp đến tận cùng nguồn gốc của sự sống.
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
7

Một khi Công Nghệ Sinh Học có bước đột phá, phát triển vượt bậc, có
thể tạo ra cơ quan thay thế, có thể sử dụng liệu pháp gen để chửa bệnh, có thể
sử dụng liệu pháp di truyền để cải thiện tuổi thọ của con người, thì lúc đó, bệnh
tật và chết chóc có lẽ, sắp sửa, sẽ không còn là nỗi kinh hoàng của bao người,
bao thế hệ. Nhiều người, nhiều nhà khoa học trên thế giới đang kỳ vọng về
những sự tốt đẹp đó. Mỗi người trong chúng ta có lẽ đều đang trong trạng thái
hoài nghi, bàng hoàng và lo lắng đến những điều may rủi, nhưng ít nhiều gì cũng
đều sẽ mong đợi điều đó xảy ra.
Theo xu hướng phát triển tri thức chung của thế giới, Công Nghệ Sinh
HọÏc là ngành khoa học phát triển kế tục ngành Công Nghệ Thông Tin , để có
thể phát triển mạnh mẽ thì ngành Công Nghệ Sinh HọÏc phải nhờ vào sự hỗ trợ
đắc lực của ngành Công Nghệ Thông Tin. Trong khi giới hạn và đỉnh cao của
Công Nghệ Thông Tin không ngừng được tiệm cận thì Công Nghệ Sinh HọÏc
đang chập chững bước đi.
Nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Bỉ, … đã có bề dầy kinh
nghiệm nghiên cứu và đầu tư cho Công Nghệ Sinh HọÏc trên nửa thế kỷ nay. Sử
dụng công nghệ nuôi cấy tế bào động vật cũng như nuôi cấy tế bào người để
phục vụ cho y học, sản xuất dược phẩm (insulin, interferon, …) và thử thuốc. Các
nghiên cứu nuôi cấy nguyên bào sợi người đã được thực hiện thành công tại các
nước như Mỹ, Pháp, Bỉ..qua nuôi cấy tế bào nước ối, nuôi cấy tế bào da, gai
nhau, mô thai sẩy... [Beechm Group Ltd, GB1525022]
Mọi thứ phải bắt đầu từ cái sơ khai nhất, từ không biết cho tới biết, từ
không có cho tới có, từ không thể cho đến có thể, nhất là đối với ngành khoa học
ngiên cứu cơ bản như: nuôi cấy tế bào động vật. Nuôi cấy tế bào người hầu như
chưa có thành tựu đáng kể ở Việt Nam.

Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
8

Tế bào nguyên bào sợi người là loại tế bào dễ dàng nuôi cấy nhất
so với các loại tế bào khác cùng loài. Vả lại, nó có tiềm năng ứng dụng vô cùng
phong phú, như:
+ Là loại tế bào tiềm năng, kém biệt hóa, có thể biệt hóa
thành tế bào xương, ứng dụng trong trong sản xuất vật liệu cấy
ghép.
+Sử dụng để nghiên cứu di truyền, sản xuất vacxin,…
+Sử dụng để thu nhận tế bào mầm.
Vì những lý do đó, nguyên bào sợi người được chọn làm đối tượng
nghiên cứu.
Tuy nhiên, gần đây, nhờ vào việc áp dụng qui trình nghiên cứu
của nước ngoài, ở Việt Nam mới bước đầu thành công trong nuôi cấy, tế bào
máu ngoại vi, tế bào ối…, nhưng những nghiên cứu về chuẩn hóa qui trình nuôi
cấy, phân lập và tạo dòng tế bào người vẫn chưa có nơi nào thực hiện nghiên
cứu thành công.(Ở Việt Nam)
Bắt nguồn từ những lý do đó, chúng tôi lao vào tập nghiên cứu:
Phương pháp nuôi cấy, phân lập và tạo dòng Nguyên Bào Sợi từ phôi thai
người. Thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau:










Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
9


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .
2..1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT.
Nghiên cứu nuôi cấy tế bào Nguyên Bào Sợi từ phôi thai người. Thử
nghiệm nuôi cấy, phân lập và tạo dòng nguyên bào sợi người từ phôi thai ngoài
lấy từ bệnh viện phụ sản Từ Dũ.
2.2. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT:
1./ Xây dựng qui trình nuôi cấy Nguyên Bào Sợi người từ phôi thai.
2 Đánh giá hiệu quả nuôi cấy Nguyên bào sợi người trên ba môi
trường: AMNIOMAX, EMEM, DMEM.
3./ Xác đònh những yếu tố liên quan đến quá trình nuôi cấy: biện pháp
vô trùng, liều lượng môi trường…
















Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
10


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.

1 . LƯC SỬ NUÔI CẤY TẾ BÀO. [15]

*. Giới thiệu chung về nuôi cấy.

Nuôi cấy mô được thực hiện vào đầu thế kỷ 20 (Harrison 1907, Carrel
1912) như là một phương pháp để nghiên cứu về đặc tính của tế bào động vật
một cách độc lập khỏi những biến đổi của hệ thống có thể xảy ra trong các thí
nghiệm ở điều kiện bình thường cũng như có xuất hiện stress. Cũng như tên gọi,
kỹ thuật này đầu tiên được thực hiện với các mẫu mô, và tốc độ tăng sinh của
chúng cha SSSäm. Bởi vì nuôi cấy những tế bào lúc mới bắt đầu là như vậy và
đây cũng là lãnh vực chủ yếu trong hơn 50 năm, tên gọi «nuôi cấy mô» vẫn được
dùng mặc dù lónh vực này đã được mở rộng từ thập niên 1950 khi sử dụng những
tế bào nuôi cấy tách rời.
Harrison đã chọn ếch là nguồn mô đầu tiên để nuôi cấy bởi vì nó là
động vật biến nhiệt, và do đó không cần phải nuôi ủ. Hơn nữa, sự tái tạo mô thì
phổ biến ở những động vật có xương sống bậc thấp, ông hi vọng rằng sự phát
triển của chúng sẽ dễ dàng hơn là với mô động vật có vú. Kỹ thuật của ông đã
gây nên một làn sóng chú ý về nuôi cấy mô in vitro, vài người thực hiện sau đã
theo ví dụ của ông để lựa chọn đối tượng. Sự thúc đẩy của y học buộc người ta
quan tâm đến các loài động vật ổn nhiệt có quá trình phát triển bình thường và
bệnh lý gần giống với con người. Ban đầu phôi gà được sử dụng nhiều nhưng sau

đó loài gặm nhấm dễ nuôi và thuần nhất về mặt di truyền đã được chọn làm đối
tượng nghiên cứu. Trong khi phôi gà có thể cho nhiều dạng tế bào trong nuôi cấy
sơ cấp, mô gặm nhấm thuận lợi trong việc tạo ra các dòng tế bào liên tục.
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
11

Từ sự xác đònh rằng những khối u của người có thể tạo nên dòng tế
bào liên tục (như Hela được Gey và cộng sự thiết lập năm 1952), khuyến khích
sự chú ý về mô của người, sau đó vào năm 1961, Hayflick và Moorhead thực
hiện những nghiên cứu về những tế bào bình thường có đời sống xác đònh.
Sự phát triển của nuôi cấy mô như là một kỹ thuật tinh vi hiện đại nhờ
vào sự cần thiết của hai nhánh chính nghiện cứu về y học: tạo vaccin kháng
virus và nghiên cứu về ung thư. Sự tiêu chuẩn hóa các điều kiện và các dòng tế
bào để sản xuất và thí nghiệm virus rõ ràng đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ
thuật nuôi cấy mô hiện đại, cụ thể là tạo ra một lượng lớn tế bào phù hợp cho
các phân tích sinh hóa. Cùng với sự phát triển của những kỹ thuật khác đã tạo
nên những sản phẩm môi trường và huyết thanh đáng tin cậy được thương mại
hóa, và kiểm soát tốt hơn về ngoại nhiễm với các kháng sinh và thiết bò làm
sạch không khí, làm nuôi cấy mô có thể được quan tâm rộng rãi.
2.. LƯC SỬ NUÔI CẤY NGUYÊN BÀO SI.

2..1. Ở Việt Nam :

Ở nước ta nói chung công việc nuôi cấy tế bào động vật còn khá mới
mẽ, nhất là nuôi cấy tế bào ở người vẫn còn sơ khai.
Ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Phòng Di Truyền Học đã và đang thực
hiện thành công việc nuôi cấy nguyên bào sợi trên môi trường AMNIOMAX-
TC100 từ nước ối: 15-16 tuần [15], thực hiện dòch vụ chẩn đoán di truyền trước
sinh. [Phòng Di Truyền, bệnh viện phụ sản Từ Dũ]

Ở Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sinh Lý
Động Vật, đang trên tiến trình nuôi cấy nguyên bào sợi từ da người bò bỏng.
2.2. Sơ lược về kinh nghiệm nuôi cấy nguyên bào sợi trên thế giới
[15]

Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
12

Ngoài môi trường dinh dưỡng cơ bản, nhu cầu chính yếu của tế bào
dạng nguyên bào sợi cũng như nguyên bào sợi là cần giá bám để mọc lan ra,
những tế bào này có tính linh động yếu và tính độc lập khi mật độ tế bào còn
thấp. Để hiện diện được, nó cũng như những tế bào biểu mô cần có sự cảm ứng
trực tiếp giữa tế bào với tế bào mới có thể sống sót và phát triển được tối ưu để
tạo thành cụm tế bào.
Ba nhóm protein chuyển biến màng chính yếu được thể hiện liên quan
đến tính cảm ứng giữa tế bào với tế bào, giữa tế bào với giá thể:
+ Phân tử cảm ứng gắn bám giữa tế bào với tế bào là: CAMs (độc
lập với Ca
2+
); và cadherins (phụ thuộc vào Ca
2+
) – nó thể hiện tương tác cơ bản
giữa các tế bào đồng loại. Tính tự cảm ứng như: những phân tử giống nhau thì
mọc đối ứng tương tác lẫn nhau. Điều này được phát hiện bởi: Edelman, 1986,
1988; bởi Rosenman và Gallatin, 1991.
+ Mối tương tác giữa tế bào và giá thể trong môi trường nuôi cấy
được thể hiện qua đoạn đính gắn (integrins)của tế bào, thụ thể của tế bào gắn
bám với những phân tử chất nền như là: fibronectin, laminin, collagen, những sợi
này sẽ liên kết với các tế bào tạo ra đường nối rõ ràng đặc hiệu, thường chứa

đựng trong những sợi này gồm có: RGD (arginine, glycine, aspartic acid). Điều
này được phát hiện bởi: Yamada, 1991. Mỗi đoạn đính (integrins) gồm có: tiểu
đơn vò α và tiểu đơn vò β. Cả hai sợi này đều có tính đa dạng cao, được sinh ra
nhiều đáng kể, tạo ra sự đa dang giữa các đoạn đính gắn (integrins).
+ Nhóm thứ ba của phân tử gắn bám tế bào là: sự chuyển biến
những proteoglycans màng, cũng dựa trên sự tương tác giữa các thành tố chất
nền với nhau, như là: tương tác với những proteoglycans khác hoặc callogen.
Nhưng không gắn đặc hiệu với sợi RGD (arginine, glycine, aspartic acid).
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
13

Có một số sự kiện chuyển biến proteoglycans màng có chức năng hoạt
động như là: cơ quan thụ cảm nhân tố tăng trưởng với ái lực yếu. Điều này được
phát hiện bởi: Klagsbrun và Baird, 1991.
Sự kiện không kết tụ của mô có nghóa là: thể hiện một sự gắn bám
thành lớp đơn trong nuôi cấy. Do trong quá trình tăng sinh có sự hiện diện của
protease tiêu hủy một số chất nền ngoại bào, và thậm chí có lẽ làm suy thoái sự
chuyển biến protein màng, mà protein màng đó sẽ cảm ứng với chất nền ngoại
bào. Khi đó, nó sẽ cho phép các tế bào tách biệt thành mỗi cái riêng rẽ.
Những tế bào ngoại bì và nội bì thường đề kháng với sự không kết tụ
hơn, có nghóa là: chúng có khuynh hướng mọc chồng chéo lên nhau, tạo ra dạng
tế bào phức hợp; hoặc chèn lấp lẫn nhau thành đám.
Trong khi những tế bào trung mô thì phụ thuộc vào sự tương tác với
chất nền hơn là sự liên kết gian bào. Vì lý do đó, nên dễ dàng mọc tách riêng
biệt ra thành lớp đơn. Chính vì lý do này, mà tế bào phải tái tổng hợp protein
chất nền trước khi chúng gắn bám; hoặc là phải được cung cấp một giá thể có
chất nền được lót bọc sợi liên kết.
Trong nuôi cấy sơ cấp, quan sát những tế bào lớp đơn, Hence đã lập ra
sự liên hệ giữa tỉ lệ mật độ và sự chuyển đổi của tế bào, liên quan đến cách sử

dụng chất nền để bám:
Trong nuôi cấy lớp đơn, nếu tế bào còn môi trường sử dụng và giá thể
để bám, thì chúng sẽ không khép kín sự tiếp xúc với những tế bào khác.
Trong trường hợp nuôi cấy lớp đơn, khi môi trường và không gian nuôi
cấy đã hết, nếu ủ để lâu hơn vài giờ thì những bước chọn lọc khuynh hướng phát
triển khác nhau sẽ xảy ra:
+ Những tế bào mà nó dễ dàng nhận cảm với giới hạn, mật độ phát
triển thì sẽ ngừng phân chia .
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
14

+Trong khi đó, bất cứ những tế bào nào mà nó bò chuyển dạng thì
sẽ không nhận cảm được giới hạn mật độ phát triển. Chúng sẽ có khuynh hướng
phát triển vượt bậc, phát triển quá qiới hạn.
+Khi giữ mật độ tế bào ở mức độ thấp, bằng cách tạo ra sự cấy
truyền thường xuyên, sẽ giúp ích cho việc giữ ổn đònh kiểu hình bình thường của
tế bào trong môi trường nuôi cấy, như là trường hợp nuôi nguyên bào sợi chuột
nếu cấy truyền thường xuyên giúp không rơi vào trạng thái dễ dàng chuyển
dạng. Khi mà mật độ tế bào ở mức độ quá cao thì tại thời điểm đó, ở nơi đó, sự
chuyển dạng tự phát sẽ làm cho tế bào có khuynh hướng phát triển quá giới hạn.
[Torado và Green, 1963]
Một vài diễn biến chức năng chuyên biệt được biểu hiện rõ ràng trong
nuôi cấy sơ cấp , đặc điểm này thể hiện khi nuôi cấy trở nên nhập dòng (các
dòng tế bào khác nhau hòa hợp cùng phát triển trên cùng môi trường nuôi cấy).
Ở giai đoạn này, nuôi cấy sẽ thể hiện trạng thái khép kín dày đặc nhất và vẫn
còn tình trạng đa dang về thể loại tế bào
Sau lần đầu tiên cấy truyền, nuôi cấy nguyên phát trở nên - được biết
gần như là một dòng tế bào, và có lẽ sẽ được nhân lên sau vài lần cấy truyền
nữa.

Và sau mỗi lần cấy truyền thành công, thành phần của quần thể, sẽ có
khả năng tăng sinh mạnh mẽ hơn. Hầu như nhanh hơn và tăng dần đến một mức
độ tối ưu nào đó, và rồi không tăng sinh nữa; hoặc các tế bào tăng sinh chậm
chạp lại. trong trường hợp này mật độ tế bào sẽ bò làm loãng ra và thưa đi. Và
điều này là sự kiện nổi bật nhất sau lần đầu tiên cấy truyền. Ở những vùng khác
nhau sẽ cho khả năng tăng sinh khác nhau . Và xu hướng là: những tế bào bò tổn
thương bởi trypsin sẽ có khuynh hướng chuyển dạng tế bào.
Mặc dù vậy, một sự chọn lọc dòng về kiểu hình và kiểu gen tiếp tục
được thực hiện trong môi trường nuôi. Bởi lẽ, sau cấy truyền lần thứ ba, chỉ các
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
15

loại tế bào điển hình có khả năng chòu đựng cao thì mới tăng sinh nhanh chóng
và mạnh mẽ.
Trong trường hợp có sự hiện diện của huyết thanh mà không có điều
kiện chọn lọc chuyên biệt, thì những tế bào thuộc trung mô được dẫn xuất từ mô
liên kết như: nguyên bào sợi và những nhân tố thuộc mạch máu thường phát
triển mạnh mẽ, tăng lên quá mức trong môi trường nuôi cấy. Từ những nghiên
cứu này đã đưa ra một số dòng tế bào rất hữu dụng như là:
+ W138: Nguyên bào sợi từ phổi phôi người.[15].
+ BHK21: Nguyên bào sợi chuột đồng con.[15].
Phần lớn các dòng tế báo có thể nhân lên không làm thay đổi hiện
trạng của tế bào, do có sự giới hạn số lượng thế hệ của tế bào. Bên cạnh đó,
chúng có thể chết hoặc nhân lên thành dòng tế bào liên tục. Khả năng một dòng
nào đó phát triển thành dòng tế bào liên tục có thể phản ánh khả năng biến đổi
di truyền của nó. Qua đó cho phép ta chọn lọc dòng tế bào theo trình tự cấy
truyền nối tiếp nhau.
Nguyên bào sợi người duy trì số lượng thể bội chỉnh áp đảo, đánh giá
thông qua tuổi đời nuôi cấy của chúng và không bao giờ cho ra dòng tế bào liên

tục. [15]
Trong khi đó, nguyên bào sợi của chuột và những tế bào nuôi cấy từ
những mô bướu của người và những động vật khác thì thường cho ra thể bội
không chỉnh; và song song điều đó, cho ra dòng tế bào liên tục trong nuôi cấy
với tần số hoàn toàn cao. Sự biến đổi trong nuôi cấy và cho ra dòng tế bào liên
tục phổ biến gọi là: “ sự chuyển dạng trong nuôi cấy thí nghiệm (in vitro
transformation)”.
Có nhiều loại tế bào không cho ra dòng tế bào liên tục. Trong số
những loại tế bào này có nguyên bào sợi người; là loại tế bào, bình thường, duy
trì thể bội chỉnh trong suốt tuổi đời thế hệ (thường khoảng 50 thế hệ). Khi hết
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
16

tuổi đời, tế bào nguyên bào sợi người sẽ ngừng phân chia, gọi là thời điểm biến
động. Mặc dù vậy chúng vẫn có khả năng duy trì sự tồn tại khoảng 18 tháng sau
đó, trong trường hợp được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.





Bảng 1: Các dòng tế bào nguyên bào sợi
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
17


Tên Hình thái Nguồn gốc Tuổi đời Mô Mức bội thể Tính chất Tham khảo từ
Dòng tế bào xác đònh

MRCS Nguyên bào sợi Phổi người Phôi thai
Bình
thường
Lưỡng bội thể
Mẫn cảm với
sự nhiễm
virút ở người
[Jacobs,1970]
MRC9 Nguyên bào sợi Phổi người Phôi thai
Bình
thường
Lưỡng bội thể
Mẫn cảm với
sự nhiễm
virút ở người
[Jacobs,1979]
WI138 Nguyên bào sợi Phổi người Phôi thai
Bình
thường
Lưỡng bội thể
Mẫn cảm với
sự nhiễm
virút ở người
[Hayflick và
Moorhead, 1961]
IMR90 Nguyên bào sợi Phổi người Phôi thai
Bình
thường
Lưỡng bội thể
Mẫn cảm với

sự nhiễm
virút ở người
[Nichols và cộng
sự, 1977]
Dòng tế Tế bào liên tục
A9 Nguyên bào sợi
Dưới da
chuột
Trưởng
thành
Ung thư Thể bội lẽ
Dẫn xuất từ
L929
[Littlefield, 1964]
BHK21,
C13
Nguyên bào sợi
Thận chuột
syrian
Mới sinh
Bình
thường

Chuyển
dạng bởi
virút
polyoma
[Macpherson và
Stoker, 1962]
CHOK1 Nguyên bào sợi

Buồng trứng
chuột đồng
trung quốc
Trưởng
thành
Bình
thường
Lưỡng bội thể
Kiểu nhân
đơn giản
[Puck và cộng sự,
1958]
STO Nguyên bào sợi Chuột Phôi thai
Bình
thường
Thể bội lẽ
Sử dụng làm
lớp đơn để
thu nhận tế
bào gốc phôi
[Bernstein,1975]
LS Nguyên bào sợi Chuột
Trưởng
thành
Ung thư Thể bội lẽ
Phát triển
trong dòch
huyền phù,
dẫn xuất từ
L929

[Paul và
Struthers]
S180 Nguyên bào sợi Chuột
Trưởng
thành
Ung thư Thể bội lẽ
Làm màng
sàn lọc trong
hóa trò liệu
ung thư
[Dunham và
Stewart,1953]
ST3-L1 Nguyên bào sợi
Chuột Thụy

Phôi tha
Bình
thường
Thể bội lẽ
Biệt hóa
thành tế bào
mỡ
[Green và
Kehinde,1974]
3T3 A31 Nguyên bào sợi
Chuột
BALB/c
Phôi tha
Bình
thường

Thể bội lẽ
Cảm ứng
tiếp xúc, sẳn
sàng chuyển
dạng
[ Aaronson
vàTodaro,1968]
NRK49F Nguyên bào sợi Chuột nước
Trưởng
thành
Bình
thường
Thể bội lẽ
Cảm ứng
phát triển
trong dòch
treo bởi
những nhân
tố chuyển
dạng
[Delarco và
Todaro, 1978]
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
18

3./ CÁC NGUỒN MÔ DÙNG ĐỂ NUÔI CẤY NGUYÊN BÀO SI.
[2],[7],[16]

Để nuôi cấy nguyên bào sợi người, ta có thể sử dụng mẫu mô từ nhiều

nguồn khác nhau ở trên cơ thể người, Ở đâu có mô liên kết thì ở đó có tồn tại
nguyên bào sợi. Mô liên kết đảm nhiệm chức năng chống đỡ cơ học cho mô
khác, trao đổi chất giữa máu và mô, tích lũy, dự trữ năng lượng, bảo vệ cơ thể
chống nhiễm khuẩn, tham gia vào sự tái tạo sau khi bò tổn thương.
Mô liên kết thực hiện chức năng nuôi dưỡng các mô khác. Tất cả các
chất từ máu đi tới tế bào của các mô đều thông qua mô liên kết.

3.1./ Ở giai đoạn phôi thai

Lấy từ:
+ Gai nhau.
+ Nước ối (giai đoạn từ 15–16 tuần là nhiều nguyên bào sợi nhất.)
+ Ở mô phôi thai ngoài hoặc mô phôi thai sẩy, trong giai đoạn dưới
12 tuần. Mô quan tâm là Trung mô: Trung bì cận trục, Trung bì trung gian, Trung
bì tấm bên ( lá thành, lá tạng ).

3.2./ Ở giai đoạn sau sinh
(hay ở người trưởng thành).
+ Mô phổi.[14]
+ Mô tim.[19]
+ Mô gan. [15]
+ Thanh mạc (màng bụng).[8]
+ Màng sụn, màng xương.[8]
+ Chất nền tủy xương.[22]
+ Thận.[15], [30]
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
19

Hình 1: Ảnh mô tả các đốt:

đốt xương, đốt cơ, đốt da.
+ Tử cung.[16], [30]
Nhưng ở đây ta chỉ quan tâm tới mô phôi thai ngoài dưới 12 tuần tuổi.
Vì đây là nguồn mô tìm năng nhất, chứa nhiều tế loại tế bào có nguồn gốc từ
trung mô, như các đốt phôi, trong đó có nguyên bào sợi với tỉ lệ rất cao.
*./ Sự tạo xương và sụn từ đốt phôi

Mỗi đốt phôi sẽ tiếp tục phân ra thành ba loại đốt: đốt phôi
xương, đốt phôi cơ và đốt phôi da. Phía trong cùng là đốt xơ (scleroderm), còn
gọi là đốt xương, sẽ tạo xương sống và xương sườn. Phía bên ngoài là đốt cơ-
da (dermomyotome) sẽ phân ra làm
đốt cơ (myotome) tạo cơ và đốt da
(dermatome) tạo hạ bì của da (căn bì).
Các tế bào trung mô nằm
rải rác trong lớp trung mô có khả năng
biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác
nhau như: nguyên bào sợi, nguyên bào
sụn, nguyên bào xương … .Cũng chính
trung mô (trung bì tấm bên) tạo ra: trung bì lá thành và trung bì lá tạng (thuộc
trung bì tấm bên). Một số trung mô vùng đầu có nguồn gốc mào thần kinh.
Các xương hình thành khởi đầu từ những mảnh trung mô có hình dạng
xương tương lai. Từ trung mô, các xương được tạo theo sự cốt hóa nội sụn hoặc
sự cốt hóa nội màng.

3.3./ Đặc điểm hình thái – tính chất chức năng của nguyên bào sợi
.[9]
3.3.1./ Đặc điểm hình thái của nguyên bào sợi:

Hình dạng của tế bào có thể bò thay đổi do những yếu tố vật lý (bề
mặt) nơi mà chúng gắn bám. Dưới kính hiển vi điện tử, nguyên bào sợi là những

tế bào non, ít biệt hóa. Nguyên bào sợi thường có dạng hình thoi, ít nhánh và
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
20


ngắn, kích thước không quá 20–25 micromet, nhân bầu dục hoặc hình cầu có
một hoặc vài hạt nhân. Nhân của nguyên bào sợi cô đặc được kéo dài ra. Bào
tương ưa base nhạt, lưới nội bào, ti thể phát triển. Nguyên bào sợi có khả năng
phân chia mạnh, tế bào có thể di động yếu nhờ siêu sợi actin và myosin ở ngoại
vi bào tương. Tế bào có những nhánh là chân giả dạng sợi.







3.3.2./ Chức năng của nguyên bào sợi.

Hình dáng cấu trúc vật lý của tế bào đem lại những chức
năng đặc biệt đối với việc tổng hợp và tiết ra các đại phân tử, đảm nhận nhiều
chức năng quan trọng trong cơ thể như:
+ Tổng hợp các chất như phân tử collagen, proteoglycans,
glycoprotein và sợi elastin bằng quá trình ngoại tiết để tạo sợi liên kết, tổng hợp
glycosaminoglycan, tổng hợp một phần glycoprotein.
+ Tham gia vào quá trình tái tạo.
+ Tạo tế bào sợi trưởng thành, tế bào mỡ, tế bào sụn, tế bào
xương.
Hình 2: Ảnh nguyên bào sợi được

nhuộm chất phát huỳnh quang.[26]
Hình 3: Ảnh nguyên bào sợi
được được phát họa.[31]
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
21

+ Khả năng thực bào của nguyên bào sợi rất thấp.

*./ Tế bào sợi trưởng thành là những tế bào đã biệt hoá, có dạng hình thoi dài, đ
ô








*./Khoảng đời: Nguyên bào sợi tồn tại 6 -7 tháng trong quá trình nghiên
cứu in vitro.[3]
3.3.3/ Khả năng biệt hóa và tái biệt hóa của nguyên bào sợi
.[31]









Đây là nguyên bào sợi đơn, bằng cách thay đổi hình dạng tế bào,
nó có thể tạo ra tất cả các thành phần của mô liên kết. Dòng tế bào gốc của
nguyên bào sợi cũng tham gia vào sản xuất ra những nguyên bào tạo xương của
mô xương, tạo ra tế bào mỡ của mô mỡ, tạo ra nguyên bào tạo sụn của mô sụn.
Nguyên bào sợi được nhìn thấy ở đây là phần mặt nổi, được nhìn từ trên xuống.
Hình 4: nh mô tả khả năng biệt hóa của nguyên bào sợi [10]

Hình 5: Nguyên bào sợi đơn[31]
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
22


Hình ảnh phác họa thể hiện rõ ràng hơn hình dạng tự nhiên của nó hơn là
quan sát trực tiếp trên kính hiển vi soi ngược. Những nguyên bào sợi bám đáy
thì trông giống như ở trên, thường có dạng que nhọn và đường viền không tuân
theo một dạng nhất đònh nào cả.(Hình 4)
Thông thường thì chúng được qui cho là có
dạng “hình sao”. Hãy để ý rằng, một số có
tế bào chất mở rộng thành nhánh và thành
dải dài. Những nhánh bào chất tiếp nối
với nhau bằng sợi collgen (bình thường
khó nhìn thấy được), và đóng vai trò chính
trong việc duy trì và sửa chửa những sợi
này.[Hình 17]

Tầm quan trọng của nguyên bào sợi chưa thể đánh giá hết được.
Chúng hiện diện ngay trong trạng thái phát triển bình thường, và cả lúc hàn gắn
và sửa chửa vết thương. Ngày ngày, chúng tham gia hoạt động sinh lý của các mô

và các cơ quan trong cơ thể. Nguyên bào sợi đảm nhiệm nhiều chức năng.
Nguyên bào sợi có thể khử biệt hóa để trở về trạng ở giai đoạn sớm trong tiến
trình phát triển của nó. Và sau đó, lặp lại sự biệt hóa đó (tái biệt hóa) để tạo ra
một số loại tế bào khác.
Ví dụ: nguyên bào sợi có thể thoái triển trong tiến trình tồn tại của
chúng, chuyển đổi cơ cấu và biệt hóa thành nguyên bào tạo xương, để góp phần
vào sản xuất xương, hoặc biệt hóa tạo nguyên bào tạo sụn, hoặc thậm chí khi
cần thiết chúng có thể chuyển thành tế bào mỡ.
Nguyên bào sợi trong mô lên kết có khả năng tạo sẹo khi có tổn
thương mô.
Hình 6 : Nguyên bào
sợi ghi nhận trong thí
nghiệm Đợt II, lần 2
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
23

Khi biệt hóa thành nguyên bào sụn , chúng không chỉ tạo ra các sợi
collogen và sợi elastin để đáp ứng cho loại mô sụn mà còn tạo ra chất nền rất
tốt. Dưới kính hiển vi thường, tế bào sẽ khó quan sát được rõ ràng một khi
chúng không được nhuộm chất nhuộm đặc hiệu; nhưng ở trạng thái vi ảnh dưới
kính hiển vi soi ngược,thỉnh thoảng chúng ta vẫn có thể nhận ra được nhân của
nó và có thể thấy được ranh giới rõ ràng của từng tế bào. Chất nhuộm đặc hiệu
sẽ làm nổi bật bào chất có tính axit tự nhiên của nó, làm cho ta dễ dàng xác đònh
được nguyên bào sợi dưới kính hiển vi quang học.
Sự can thiệp của nguyên bào sợi với hoạt động của chúng có thể gây
ra một số chứng bệnh lâm sàn nổi bậc như: gây bệnh thiếu vitamin C ở người
(bệnh Scurvy). Một khi thiếu vitamin C, nguyên bào sợi không tổng hợp được
sợi collalgen bằng con đường đặc hiệu, hậu quả gây ra một loạt các chứng bệnh
có liên quan, như: viêm loét da, thiếu máu, chứng phù thủng, viêm nướu răng,

gãy răng, chảy máu màng tuyến nhầy. Phục hồi lượng vitamin C cần thiết sẽ cho
phép nguyên bào sợi tự điều trò những chứng bệnh bất thường này.

3.3.4/ Nguyên bào sợi – đầu mối tạo ra mỡ, sẹo và sự viêm
.[30]
Thường thì các nhà khoa học cho rằng nguyên bào sợi – chỉ là những
tế bào mà nó hình thành nên cấu trúc mô cơ bản - và nó còn là khung giàn tạm
thời cho nhiều loại tế bào quan trọng khác leo bám. Không những thế, các nhà
khoa học thuộc trung tâm University of Rochester Medical Center đã khám
phá ra rằng: nguyên bào sợi đã được biệt hóa cao về chức năng và thể hiện vai
trò của chúng trong cách thức hình thành sẹo, tích luỹ mỡ và xuất hiện trong đáp
ứng viêm có hại, mà nó gây bất lợi ở người.
Kết quả nghiên cứu giúp ích rất nhiều cho bác só hiểu rõ tại sao ở một
số người bò bệnh sẹo hóa quanh vùng cơ quan nội tạng thiết yếu ảnh hưởng đến
sự sống còn [30]. Điều đó có thể dẫn đến chứng bệnh quan trọng ở một số cơ
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
24

quan như: mắt, phổi, tim, thận hay ở ruột. Điều này cũng giải thích sự lành hóa
vết thương.
Tiến só Richard P.Phipps nói:“Đây là chỉ là kết quả lần đầu tiên
chứng minh được rõ ràng rằng: chính các loại nguyên bào sợi người có thể phát
triển thành các loại tế bào tạo ra sẹo hay tạo ra mỡ”. Theo lời tác giả và các
giáo sư: ”Thực ra, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã thể hiện rằng: những
nguyên bào sợi đã chứng tỏ có khả năng giúp cho các nhà khoa học tạo ra một
công cụ chẩn đoán hữu dụng, mà đầu mối nghiên cứu đang được cung cấp từ
những chứng bệnh đang trong tình trạng nguy cấp hoặc những ai đang nằm mê
mang, la liệt bởi những vết thương bất thường”.
Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học thường cho rằng:

các tế bào nguyên bào sợi, tất cả đều giống nhau. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu
của P.Phipps bắt đầu khảo sát những tiểu quần thể nguyên bào sợi . Xem, lý do
nào khiến chúng có khả năng trở nên chuyên biệt hóa chức năng; và được gọi là:
nguyên bào tạo cơ hay nguyên bào tạo mỡ.
Nguyên bào tạo cơ: thường thì không thể hiện rõ ràng trong những
mô khỏe mạnh nhưng chúng trở nên hoạt động tích cực sau cuộc phẫu thuật
hoặc sau tổn thương. Khi rơi vào tình trạng không kiểm soát được nguyên bào
tạo cơ sẽ dẫn đến sự hóa xơ ở một số cơ quan như :gan, thận, phổi và tim.
Nguyên bào tạo mỡ : không có vai trò trong việc hình thành sẹo
nhưng lại phát triển tạo ra những tế bào mỡ và dẫn đến chứng bệnh ở mắt và
tích luỹ những mô mỡ có hại ở gan, lách và tuỷ xương.
Trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của P.Phipps điều khiển
thí nghiệm trên nguyên bào sợi lấy từ mô ở mắt và mô ở tử cung người [28].
Họ đã tách nguyên bào sợi ra và xử lý những tế bào này với những tác nhân kích
ứng.
Thử nghiệm và phân lập ngun bào sợi từ mô phơi người Tiền Văn Sến
Trang
25

Hình 7: Ảnh minh họa cho quá trình hàn gắn
xương có sự tham gia của nguyên bào sợi[12]
Các nhà khoa học này khảo sát cách mà tế bào có thể được chuyển
đổi để trở thành : hoặc tế bào sản xuất sẹo (Myofibroblast), hoặc tế bào sản xuất
mỡ (Lipofibroblast) .
Cuối cùng họ đã khám phá ra những thụ thể bề mặt và nhờ vào đó mà
bề mặt tế bào đã xác đònh được cách thức để nguyên bào sợi có tiềm năng
chuyển đổi và thực hiện chức năng chuyên hóa.
Thực tế cho thấy rằng những nguyên bào sợi mà nó biểu lộ thụ thể bề
mặt Thy-1, một loại protein liên quan đến sự phát triển chức năng, và có thể trở
thành nguyên bào cơ.

Trong trøng hợp ngược lại, những loại nguyên bào sợi mà bề mặt
không có thụ thể Thy-1 (CD90), sẽ có tiềm năng phát triển trở thành nguyên bào
tạo mỡ .[39]
P.Phipps nói, sắp tới, nhóm của ông ta sẽ cố gắng hoàn tất nguyên
cứu cách thức chuyển đổi tính chất của nguyên bào sợi. Họ hy vọng nghiên cứu
có thể dẫn tới tạo ra thuốc hoặc protein có khả năng đóng khoá thụ thể chấm dứt
việc tích luỹ mỡ hay tạo sẹo bất lợi.
3.3.5. Khả năng góp phần sửa chửa vết thương, tái tạo mô bò tổn
thương của nguyên bào
sợi. [12]
a./ Sửa chửa vết
đứt gãy đơn giản ở xương.
Gồm các
bước sau:
Bước 1:

Khối tụ máu
hình thành: Khi xương bò
gãy mạch máu trong chính

×