Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN kinh nghiệm cách phòng tránh chấn thương trong giảng dạy thể dục thể thao ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.65 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỈM SƠN
****************

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM
CÁCH PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG GIẢNG
DẠY THỂ DỤC THỂ THAO Ở TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: Cù Thị Kim Quang
Chức vụ: Tổ trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn – Bỉm Sơn
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Thể dục

BỈM SƠN, NĂM 2017


MỤC LỤC
TT
1

NỘI DUNG

TRANG

Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài


2
3

1.3 Đối tượng - Thời gian nghiên cứu

3

1.4 Phương pháp nghiên cứu
2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề “Chấn thương trong giảng dạy thể
dục thể thao ở trường THCS”
Thực trạng về vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2 chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao ở trường THCS
hiện nay
a.Về học sinh

4
5

5

b.Về giáo viên

6

c.Về cơ sở vật chất


6

d.Về chương trình

6

2.3 Một số giải pháp áp dụng để phòng tránh và xử lý chấn thương
trong tập luyện TDTT
a.Công tác tham mưu

8
8

b.Công tác giảng dạy

9

c.Công tác tổ chức các cuộc thi đấu

13

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Công tác phối hợp phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm và các
giáo viên bộ môn khác để giáo dục thể chất cho học sinh
3

4

14

15

Kết luận,kiến nghị
a. Kết luận
b. Kiến nghị

15
16

1. Mở đầu:

1


1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

* Lý do chọn đề tài: Chúng ta đều thừa nhận với nhau rằng: Sức khoẻ là vốn
quý giá nhất của con người, không có sức khoẻ thì khó có thể làm được điều gì.
Arixtốt, nhà triết học Hy Lạp đã từng nói: ‘Không cái gì làm tiêu hao và phá
huỷ con người hơn là sự ngưng trệ vận động’. Bác Hồ cũng đã từng khẳng
định: ‘Giữ gìn Dân chủ, xây dựng Nước Nhà, gây đời sống mới việc gì cũng
cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả
nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khoẻ mạnh tức là làm cho cả nước
mạnh khoẻ ‘(Sức khoẻ và thể dục; Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Giáo
dục Hà Nội 1984, tập 4 trang 122).
Đối với việc đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước - vấn
đề giáo dục thể chất và thể thao học đường càng thực sự quan trọng. Nó góp
phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và
thể chất. Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con

người phát triển toàn diện, không ngừng phát triển về trí tuệ, trong sáng về
đạo đức lối sống mà còn phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo
cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp các
ngành trong đó có Giáo dục đào tạo, Y tế và thể dục thể thao. Thấy được vai
trò của việc tập luyện thể dục thể thao đối với đời sống con người, trong chương
trình Giáo dục Trung học cơ sở các buổi ngoại khoá, các trò chơi hay các cuộc
thi về thể thao để giúp học sinh có ý thức rèn luyện sức khoẻ, có hứng thú, đam
mê với thể thao - một nét văn hoá của đời sống dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là trong luyện tập thể dục thể thao chấn thương
- kẻ thù của sức khoẻ - luôn rình rập và đe doạ con người. Thực tế đã chứng
minh có nhiều người bị chấn thương trong tập luyện và thi đấu dẫn đến sự giảm
sút về sức khoẻ, thể lực hoặc phải chia tay với bộ môn mà mình yêu thích thậm
chí còn phải đánh đổi cả tính mạng, và như thế là đi ngược lại với mục đích tập
luyện thể dục thể thao.
Ở trường THCS, một nơi mà các đối tượng cần được rèn luyện về thể chất
rất hiếu động và có tính hiếu kỳ, các em muốn thử sức mình ở các lĩnh vực và
các nội dung mới lạ thì vấn đề phòng tránh và xử lý chấn thương trong tập luyện
thể dục thể thao lại càng được quan tâm hơn hết.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu nội dung của đề tài giúp bản thân nhận thấy rằng: Muốn đảm
bảo sức khoẻ học tập bộ môn thể dục không xảy ra chấn thương đòi hỏi học sinh
phải hiểu được tại sao phải tập luyện TDTT thường xuyên một cách có hệ thống
2


và đúng phương pháp khoa học. Nắm được cơ chế biến đổi năng lượng hoạt
động của cơ thể trong tập luyện và nghỉ ngơi để từ đó có thái độ đúng đắn trong
rèn luyện thân thể.
Mục đích chính của đề tài: Giảm thiểu tới mức tối đa các chấn thương

thường gặp ở học sinh để biết cách phòng tránh trong các giờ học thể dục.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đề tài tôi cần nghiên cứu và áp dụng
là:”Kinh nghiệm cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện TDTT ở
trường THCS. Hy vọng đây là lời giải đáp cho những băn khoăn, vướng mắc
của một số giáo viên giảng dạy ở trường THCS hiện nay.
1.3. ĐỐI TƯỢNG - THỜI GIAN:

- Đối tượng: Học sinh THCS
- Thời gian: Thực hiện trong 2 năm: Năm học: 2015- 2016
Năm học: 2016 - 2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng
các phương pháp sau đây:
a. Đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan:
Trong qúa trình nghiên cứu đề tài tôi đọc nhiều tài liệu khác như:
- Giáo trình sinh lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.
- Giáo trình sinh lý học thể dục, thể thao.
- Giáo trình sinh lý học lứa tuổi.
- Sách huấn luyện điền kinh.
Qua quá trình tìm hiểu về các đặc điểm tâm sinh lý, hoạt động lứa tuổi
học sinh THCS và giúp tôi hiểu rõ nhiệm vụ cần phải giải quyết, tìm ra các
phương pháp tập luyện hiệu quả có tác dụng nhằm giáo dục cách phòng tránh
chấn thương trong tập luyện TDTT cho các em.
b. Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm và phỏng vấn:
Điều tra quan sát quá trình học tập môn thể dục của các em đặt ra các câu
hỏi cho giáo viên dạy thể dục và học sinh trường THCS Lê Quý Đôn để từ đó có
nhận định, đánh giá đúng về tình trạng và điều kiện học tập, giảng dạy.
c. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Khi nghiên cứu đề tài tôi tiến hành thực nghiệm trên số học sinh của lớp
7b, 7c tiến hành theo phương pháp tự đối chiếu.

Thực hiện các bài tập trong 5 tuần sau đó lấy kết quả so sánh đối chiếu
trước thực nghiệm và sau khi tiến hành áp dụng bài tập. Thông qua đó làm sáng
tỏ hiệu quả đạt được của bài tập.
d. Phương pháp toán thống kê trong thể dục, thể thao:

3


Sử dụng phương pháp này trong thể dục thể thao, để đánh giá, xử lý số
liệu đã thu nhập được,
2. NỘI DUNG: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ “CHẤN THƯƠNG TRONG TDTT”:

Thể dục là bộ phận của sự nghiệp giáo dục nhằm giúp cho sự phát triển hài
hoà cơ thể, nâng cao thể lực và sức khoẻ con người. Thể thao là những hoạt
động nhằm nâng cao thể lực con người, thường được tổ chức thành các hình
thức trò chơi, thi đấu theo những quy tắc nhất định (theo từ điển tiếng Việt)
Như vậy thể dục thể thao là bộ môn vận động và cơ thể con người trong
luyện tập thể dục thể thao là cơ thể vận động. Lý luận về giáo dục thể chất đã
chỉ rõ: “Bộ máy vận động của cơ thể gồm xương, dây chằng và cơ là thần kinh
điều khiển hoạt động của cơ trong đó xương, dây chằng và cơ và bộ phận ngoại
vi trực tiếp thực hiện các động tác” và “các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, máu
đảm bảo cung cấp oxi và vận chuyển các chất dinh dưỡng để cung cấp năng
lượng cho bộ máy vận động của cơ thể hoạt động” chúng chịu sự điều khiển
chung của hệ thần kinh trung ương.
Ở học sinh cấp 2 đang trong lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi cơ thể phát triển sức
mạnh nhưng vẫn chưa đầy đủ và đang dần dần được hoàn thiện. Tất cả các bộ
phận của cơ thể về trạng thái cũng như chức năng đều chưa bằng được người
lớn hơn nữa đến cuối cấp học sinh vào tuổi dậy thì nên còn có những biến đổi
mất cân đối tạm thời giữa các cơ quan, hệ thống trong cơ thể. Bộ não của các em

trong lứa tuổi này đang trong thời kỳ hoàn chỉnh, tế bào thần kinh còn đang non
yếu, hoạt động của thần kinh chưa được ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Vì
vậy khi tập luyện các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian quá dài, nội
dung nghèo nàn hình thức hoạt động đơn điệu, thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và
dễ phân tán sức chú ý.
Ở tuổi này nhìn chung bắp thịt của các em mảnh dẻ, phát triển chậm hơn sự
phát triển của xương chủ yếu phát triển mạnh về chiều dài , từ 15 đến 16 tuổi
bắp thịt dần dần phát triển chiều ngang. Mặt khác các cơ co và cơ to phát triển
nhanh hơn các cơ duỗi và cơ nhỏ ...Hơn nữa tim và phổi của lứa tuổi này đang
trong tình trạng phát triển chậm và chưa hoàn chỉnh, các ngăn đựng túi phổi
đang còn nhỏ, các cơ hô hấp phát triển còn non ...
Tuy nhiên các động tác vận động bẩm sinh của con người vốn rất hạn chế,
phần lớn các động tác vận động là phản xạ có điều kiện. Tức là được hình thành
trong quá trình sống, do tập luyện.
Giáo dục thể chất là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ,
hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi
thọ của con người. Trong quá trình giáo dục thể chất, hình thái và chức năng các
4


cơ quan trong cơ thể được từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố
chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn. Giáo
dục thể chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện năng lực vận
động của con người.
Chấn thương là tình trạng thương tổn ở một bộ phận cơ thể do tác động từ
bên ngoài (theo từ điển tiếng Việt).
Chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao là những trạng thái thương tổn
ở một bộ phận cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe con người do các lỗi trong tập
luyện thể dục thể thao gây ra.
Hiểu và nắm một cách vững chắc các vấn đề vừa nêu trên chúng ta sẽ biết

cách phòng tránh hoặc xử lý kịp thời các chấn thương trong tập luyện thể dục
thể thao, giúp cho việc bảo vệ sức khoẻ, thể lực của học sinh, từ đó các em có
thể tiếp tục tham gia tập luyện thể dục thể thao cũng như tham gia vào mọi hoạt
động khác trong học tập và trong đời sống. Không để chấn thương trong tập
luyện thể dục thể thao xảy ra, đó là hạnh phúc của giáo viên, học sinh, của gia
đình và xã hội.
2.2- THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN THỂ
DỤC THỂ THAO Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY.

a. Về học sinh:
Càng ngày học sinh càng yêu thích tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt khi tổ
chức các cuộc thi các em tham gia một cách hào hứng, tích cực. Một số em đạt
thành tích cao trong một số bộ môn như đá cầu, đá bóng, cầu lông trong tập
luyện và thi đấu một số em đã chú ý đến trang phục như quần áo thể thao, dày
ba ta… cũng như sức khoẻ để không ảnh hưởng đến tập luyện đồng thời biết
quan tâm lo lắng tới điều kiện tập luyện để không gây ra chấn thương.
Học sinh phần lớn rất hiếu động, ham mê thể thao nhưng thường tham gia
tập luyện, thi đáu một cách nóng vội, tuỳ tiện, ngẫu hứng. Đặc điểm tâm lý của
lứa tuổi dậy thì thể hiện rất rõ trong tập luyện, muốn tự khẳng định minh nên
nhiều khi bốc đồng, một số học sinh đã ăn uống quá nhiều trước và sau khi tập
luyện, trong khi tập luyện nhiều em đã không tuân thủ đúng nội quy.
Học sinh ở địa bàn chúng tôi chủ yếu là học sinh con gia đình công nhân
viên chức, một số học sinh là con gia đình nông thôn, điều kiện kinh tế cũng còn
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc ăn mặc đúng trang phục tập luyện một cách
đồng loạt là rất khó. Những điều ấy đã góp phần làm gia tăng chấn thương trong
khi tập luyện, thi đấu.
b) Về Giáo viên:
Giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình được đào tạo bài bản về chuyên môn và có
trình độ đạt chuẩn. Tuy nhiên việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và bộ phận
5



y tế nắm vững tình trạng sức khỏe của học sinh chưa được chú trọng. Công tác
tham mưu trong việc bố trí giờ dạy trên thời khoá biểu của nhà trường cũng
chưa được hợp lý.
c) Về cơ sở vật chất:
Từ khi triển khai chương trình mới, cơ sở vật chất cho bộ môn thể dục đã
được tăng cường nhưng về địa điểm sân bãi, điều kiện tập luyện cũng chưa thật
đảm bảo.
Ví dụ: Học sinh tương đối đông, có lúc 2 lớp có tiết thể dục, sân bãi hẹp,
chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh, khi trời nắng thì quá bụi, khi mưa xuống bãi
trượt, lầy. Đặc biệt cán bộ y tế tại trường không có, việc khám sức khoẻ định kỳ
cho học sinh còn nhiều khó khăn.
d) Về chương trình:
Chương trình mới tăng cường tính thực hành, số lượng tiết dạy lý thuyết rất
ít. Vấn đề “chấn thương trong tập luyện TDTT” chỉ học trong 2 tiết ở lớp 7. Các
nội dung như chạy, nhảy, ném bóng là những nội dung đòi hỏi có thể lực, kỹ
thuật và đó là những nội dung dễ gây ra chấn thương nếu công tác chuẩn bị
không tốt và quy trình thực hiện không đúng dễ xảy ra chấn thương.
Hoặc việc bố trí thời khoá biểu của các trường tiết 5 (buổi sáng), tiết 1 (Buổi
chiều). Thêm vào đó quy cách sân bãi chưa đúng kích cỡ, số lượng cát ít. Đấy
cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra chấn thương.
Từ thực trạng trên dẫn đến hậu quả khi tập luyện TDTT ở trường chúng tôi
trong các năm trước đây đã xẩy ra những chấn thương tuy rằng không nặng
nhưng đó cũng là bài học cảnh tỉnh cho giáo viên bộ môn ở trường nói riêng và
các trường nói chung.
Cụ thể là:
Năm học
Số lớp
Số học sinh

Số bị chấn thương
2014 - 2015
13
545
1 (xây xát ngoài da)
2015 - 2016
14
594
Không
2016 - 2017
15
648
Không
Và chúng tôi đã thống kê các loại chấn thương thường gặp trong tập luyện
TDTT ở trường chúng tôi (và ở các trường lân cận) là:
1 - Xây xát ngoài da
2 - Choáng, ngất.
3 - Bong gân.
4 - Tổn thương khớp và sai khớp.
5. Gãy tay hoặc gãy chân.

6


Xuất phát từ thực tế này chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề giảm thiếu chấn
thương tối đa làm thế nào để cải thiện tình hình thực tế. Có lẽ đó là nỗi trăn trở
của nhiều đồng nghiệp có lương tâm, trách nhiệm.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ PHÒNG TRÁNH VÀ XỬ LÝ CHẤN
THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN TDTT.


Như đã trình bày ở trên, chúng tôi thấy chấn thương xảy ra do rất nhiều
nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Bởi vậy không chỉ cải thiện tình hình bằng một vài giải pháp đơn lẻ mà tiến
hành đồng bộ cả một hệ thống giải pháp. Cũng phải nói rằng các giải pháp này
không phải như liều thuốc của các vị tiên hễ dùng là khỏi. Nhưng dẫu sao giảm
được một trường hợp chấn thương cho học sinh cũng là điều đáng quý. Sau đây
chúng tôi xin trình bầy các giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện.
a. Công tác tham mưu:
Vào đầu năm học, giáo viên bộ môn thể dục đã họp để thống nhất một số ý
kiến tham mưu cho lãnh đạo trường. Cụ thể là:
* Những đề xuất với Ban giám hiệu:
- Việc xếp thời khoá biểu: Không xếp giờ thể dục vào các tiết 5 đối với khối
buổi sáng và tiết 1 đối với khối buổi chiều, hạn chế bố trí 2 lớp học thể dục cùng
lúc để có đủ sân bãi tập luyện. Cũng không xếp hai tiết thể dục của cùng một lớp
vào buổi hay các buổi liền kề nhau mà nên rải đều trong tuần.
- Về mua sắm, tu bổ cơ sở vật chất: Mua thêm một số dụng cụ dạy học còn
thiếu, san đắp, là phẳng hoặc trồng cỏ trên mặt sân, bố trí các hố nhảy hợp lý.
Mua một số thuốc men để sơ cứu khi có chấn thương xẩy ra.
- Việc phối hợp với cán bộ y tế, giáo viên chủ nhiệm để khám sức khỏe đầu
năm học và sức khỏe định kỳ cho học sinh.
* Với phụ huynh học sinh:
Tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh trang bị giày và trang phục
thể thao cho học sinh. Nếu không thể mua quần áo thể thao thì chí ít các em
cũng có những trang phục có độ co giãn, dễ vận động và thấm hút mồ hôi.
Ngoài ra qua cuộc họp phụ huynh cũng đề xuất phụ huynh nhắc nhở học sinh
thường xuyên tập luyện thể dục thể thao ở nhà để đảm bảo đúng nguyên tắc hệ
thống.
b. Công tác giảng dạy:
Khi được giao nhận lớp giảng dạy, vào đầu năm học giáo viên thể dục phải
có bảng theo dõi kết quả kiểm tra sức khoẻ của bộ phận y tế giao lại đồng thời

phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm được một số tình hình khác liên quan
7


đến tình trạng sức khoẻ và thể lực của từng học sinh. Bên cạnh đó phải dạy tốt
chương I “Phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao” ở lớp 7
cho học sinh. Muốn dạy tốt bài này giáo viên phải nắm chắc các chấn thương
thường gặp và cách phòng tránh qua sách giáo viên thể dục 7 và sách tham khảo
có liên quan đến vấn đề này.
Với các khối lớp không được bố trí nội dung này thì giáo viên cũng nên
nhắc lại để các em nhớ, đặc biệt những nội dung xác suất chấn thương xẩy ra
lớn nhất thiết giáo viên phải lưu ý để học sinh có ý thức đề phòng. Chẳng hạn
khi dạy nội dung “chạy”, giáo viên cần chỉ rõ cho các em đề phòng các chấn
thương có thể xẩy ra là choáng, ngất, trật khớp.
Dù dạy thành các tiết riêng hay lồng ghép vào bài mới thì người giáo viên
cũng cần giúp học sinh nắm các chấn thương thường gặp, cách phòng tránh và
cách xử lý khi chấn thương xẩy ra. Sau đây là một số chấn thương thường gặp
mà tôi đã giải thích cho học sinh:
* Trạng thái choáng ngất:
Choáng ngất có biểu hiện mặt tái, chóng mặt, buồn nôn, mạch chậm và yếu,
chân tay bủn rủn thậm chí ngất đi.
Lý do choáng: Có thể do thể lực yếu, do thời tiết quá nắng hoặc do dừng lại
đột ngột sau khi chạy tương đối nhanh, sự co bóp của cơ thể đẩy máu về tim bị
gián đoạn làm cho não bị thiếu máu, do máu tụ ở chi dưới nhiều.
Cách đề phòng: Thực hiện đúng nguyên tắc tập luyện, không dừng lại đột
ngột, sau khi về đích nên tiếp tục chạy nhẹ nhàng, ngừng vận động dần dần.
Nếu xẩy ra choáng cần cho người bị nạn nằm ngửa, đầu thấp hơn thân mình,
có thể cho thở các chất kích thích để kích thích tim và phổi. Nếu ngất cần hô hấp
hoặc xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
* Hạ đường huyết:

Hạ đường huyết là trạng thái bệnh lý do hàm lượng đường trong máu bị
giảm xuống dưới mức bình thường tối thiểu. Thường gặp trong chạy việt dã,
bóng đá hoặc một số môn khác mà người tập luyện không đánh giá hết khả năng
của mình nên đã cố thực hiện một hoạt động quá sức về thời gian hoặc cường độ
… Dấu hiệu chính của hạ đường huyết là chân tay run rẩy, vô lực, da tái, hoa
mắt, mồ hôi ra nhiều, chóng mặt, mạch đập nhanh nhưng hơi yếu, đồng tử giãn,
cảm giác đói cồn cào, tri giác giảm sút, động tác rối loạn, trong các trường hợp
nặng có thể ra mô hôi lạnh, mất các phản xạ và co giật, áp huyết hạ.

8


Đề phòng hạ đường huyết bằng cách: Ăn uống đủ lượng cho phép trước khi
tập luyện và thi đấu, tiếp thêm đường trên cự ly chạy (nếu các cuộc thi đấu kéo
dài).
Nếu đã xảy ra hiện tượng hạ đường huyết xử lý bằng cách: Cho uống nước
đường, nước gừng. Trường hợp ngất cần được cấp cứu ngay (tiêm glucôza,
thuốc trợ tim).
* Say nắng, say nóng:
Say nắng, say nóng xảy ra do mặt trời chiếu trực tiếp vào cơ thể với cường
độ mạnh và do cơ thể bị quá nóng. Biểu hiện của say nắng, say nóng là cảm thấy
mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, sốt, ù tai, hoa mắt, rối loạn hoạt động tim mạch và
hô hấp, có thể bị ngất.
Đề phòng say nắng, say nóng bằng cách: Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng mát,
có bóng râm, cởi bỏ bớt quần áo, để nạn nhân nằm đầu cao, sau đó chườm lạnh,
khi cần phải kích thích hoạt động của tim và hô hấp nhân tạo.
* Xây xát nhẹ ngoài ra:
Xây xát nhẹ ngoài da do không cẩn thận trong tập luyện. Xây xát có thể làm
trầy da, rớm máu.
Đề phòng xây xát bằng cách chú ý tập luyện đúng quy định, cẩn thận trong

từng động tác.
Nếu xây xát xẩy ra nên vệ sinh chỗ xây xát bằng nước ấm và oxi già, băng
bó để giữ vệ sinh cho vết thương.
* Chấn thương nặng:
Chấn thương nặng xẩy ra cũng do nguyên nhân như không tuân thủ các
nguyên tắc tập luyện, không đảm bảo yêu cầu an toàn về trang thiết bị đường
chạy không đảm bảo bằng phẳng, dụng cụ tập luyện không đúng quy định; phân
nhóm sức khoẻ không đúng, ý thức kỷ luật của học sinh kém, vi phạm các quy
định và luật thi đấu có các hành vi xấu trong tập luyện và thi đấu, không chú ý
khi thực hiện các động tác chấn thương nặng có nhiều loại như: Chảy máu, chấn
thương kín không rách da, giãn và đứt dây chằng, sai khớp, gãy xương.
Đề phòng các chấn thương nặng bằng cách khắc phục các nguyên nhân trên
một cách triệt để.
Cấp cứu các chấn thương nặng bằng cách:
+ Máu chảy nhiều: Cầm máu bằng cách ấn đè lên động mạch phía trên vết
thương hoặc co gấp khớp nếu mấu chạy ở tứ chi và cuốn ga rô cầm máu. Với vết
thương máu chảy ít thành từng giọt chỉ cần băng chặt vết thương và vô trùng,
sau đó nâng cao bộ phận bi thương lên là đủ để làm cho máu ngừng chảy.
+ Chấn thương kín không rách da (bầm, đập):
9


Do va chạm vào các vật cứng hay bị chèn ép các vật nặng: Nên chườm lạnh
lên vùng bị chấn thương để hạn chế chảy máu trong, cần để nạn nhân nằm yên
và có thể băng chặt vùng bị thương, không được chườm nóng vết thương trong
khoảng 24h đầu, vì chườm nóng có thể gây chảy máu. Cũng không nên sử dụng
xoa bóp ngay khi bị chấn thương.
+ Giãn và đứt day chằng do làm những động tác mạnh, đột ngột vượt quá
biên độ bình thường của khớp, khi gidãn đứt dây chằng khớp thường đau, sưng
to rất nhanh, hoạt động bị hạn chế rõ rệt. Trong trường hợp này cần chườm lạnh

và bất động khớp.
+ Sai khớp: Tức là có sự sai lệch bề mặt tiếp xúc của khớp làm cho khớp bị
biến dạng, hoạt động của khớp bị mất hoàn toàn, khớp sưng tấy và rất đau.
Trong trường hợp này cũng cần chườm lạnh và cố định chỗ bị thương rồi nhanh
chóng chuyển đến y tế, không được tự ý phục hồi lại khớp.
+ Gãy xương: Là các chấn thương có tổn thương cố định cứng. Khi gãy
xương cần bất động bộ phận bị thương bằng cách băng cố định cứng. Khi không
có nẹp có thể cố định người bị thương bằng cách băng cố định vào thân hình hay
vào chi bình thường. Không được sờ nắn vào khu vực gãy xương và nên chuyển
ngay đến bệnh viện.
Trên đây là một số kiến thức về chấn thương thường gặp trong TDTT mà tôi
trang bị cho mình để cung cấp cho học sinh. Sở dĩ phải nhắc nhở nhiều lần về
việc phòng tránh chấn thương cho học sinh là vì như đã nói ở trên, học sinh
trung học cơ sở thường xem thường những vấn đề này, cậy vào sức mình. Mặt
khác giáo dục thể chất ở trường chỉ trong một lượng thời gian có hạn, các em
còn phải luyện tập thêm ở nhà nên trang bị những kiến thức ấy sẽ giúp học sinh
biết tự bảo vệ mình khi tập luỵên mà không có người hướng dẫn. Có thể không
nói hết được tất cả các vấn đề (vì thời gian các tiết học hạn chế) nhưng những
chấn thương cơ bản và cách phòng tránh chúng ta điều không thể không nói với
học sinh.
Vẫn biết “mọi lý thuyết chỉ là màu xám” song thiếu đi cái “màu xám”này thì
làm mọi việc quả chẳng dễ chút nào. Vấn đề là ở chỗ vận dụng nó như thế nào
trong một giờ lên lớp. Trong một tiết lên lớp những điều cần làm để hạn chế
chấn thương mà chúng tôi đã thực hiện là:
*Xem lại kết quả khám sức khoẻ lần gần nhất của học sinh lớp đó đang tập
luyện, quan sát sắc mặt, cử chỉ từng em hoặc nghe lớp trưởng báo cáo cho để
phát hiện ra những em có biểu hiện sức khoẻ không tốt từ đó mà đề ra mức độ
luyện tập của các em này một cách vừa sức.

10



* Kiểm tra lại sân bãi, trang thiết bị tập luyện. Nếu thấy không đảm bảo cần
chọn phương án phù hợp hơn để tránh chấn thương.
* Nhắc nhở các em cần thực hiện đúng nguyên tắc tập luyện và lưu ý các em
về các chấn thương hay xẩy ra khi thực hiện các nội dung đang luyện tập.
* Khi bắt đầu buổi tập nhất thiết phải tiến hành khởi động cho tốt để đưa cơ
thể thích nghi dần với trạng thái vận động. Trong phần cơ bản của buổi tập tôi
hướng dẫn học sinh tập từ nhẹ đến nặng và từ đơn giản đến phức tạp dần. Nhắc
học sinh dùng bảo hiểm trong có người hướng dẫn hoặc không có bảo hiểm.
Trước khi kết thúc buổi tập hoặc sau khi thi đấu nhất thiết phải tiến hành hồi
tĩnh để đưa cơ thể từ trạng thái động về trạng thái bình thường bằng một số động
tác thả lỏng.
* Nếu trong tiết học có chấn thương xẩy ra tôi thực hiện theo những cách xử
lý mà mình đã biết và kịp thời chuyển học sinh bị chấn thương sang trạm y tế để
chữa trị, lập tức báo ngay cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm cũng như liên
hệ với phụ huynh học sinh để khắc phục hậu quả.
Nếu là tiết kiểm tra cần chú ý thêm vì nhiều học sinh do áp lực tâm lý nên
rất dễ rơi vào chấn thương, cần phát hiện để củng cố, động viên những em này
giúp các em có tâm thế tốt khi tham gia kiểm tra. Một số khác do lo sợ thiếu
điểm hoặc không có điểm kiểm tra nên dù tình trạng sức khoẻ không tốt vẫn
tham gia dự kiểm tra. Để tránh xẩy ra chấn thương hoặc các sự cố khác nên linh
động cho các em dự kiểm tra vào những tiết sau.
* Khi tập luyện ở trường, ở nhà hoặc bất cứ một nơi nào đó bản thân tôi đã
hướng dẫn cho học sinh biết tự sơ cứu cho mình cũng như cho các bạn. Sau đó
tuỳ theo chấn thương xảy ra nặng hoặc nhẹ để các em biết tự xử lý: Sơ cứu tại
chỗ sau đó gọi cho gia đình mang đi viện v.v...
Trong giảng dạy cũng không nên quá cứng nhắc thực hiện nội dung chương
trình mà bất chấp cả những lúc thời tiết không thuận lợi. Đối với những ngày
thời tiết không thuận lợi (mưa, bão) nên dạy các nội dung lý thuyết chung hoặc

lý thuyết chuyên môn. Đó cũng là một cách phòng tránh những chấn thương
đáng tiếc có thể xẩy ra.
c. Công tác tổ chức các cuộc thi đấu:
Trong giáo dục thể chất, ngoài luyện tập chúng tôi còn tổ chức thi “Hội khỏe
Phù Đổng” cấp trường hoặc các cuộc thi khác cho học sinh. Thể thao trong thi
đấu là thể thao đỉnh cao, khát vọng của người thi đấu là rất lớn và đồng hành với
nó là các chấn thương. Bởi vậy trong thi đấu thể thao nhất thiết phải kiểm tra
sức khoẻ học sinh trước khi tham gia thi đấu. Kiên quyết không đưa những vận
động viên có vấn đề về sức khoẻ hay không tập luyện thường xuyên vào thi đấu.
11


Ngoài việc phải chuẩn bị tốt các khâu như sân bãi, dụng cụ, cần mời thêm cán
bộ y tế để hỗ trợ và hướng dẫn xử lý chấn thương khi cần thiết.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Công tác phối hợp phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ
môn khác để giáo dục thể chất cho học sinh.
Như đã nói ở trên, ngoài giờ thể dục chính khoá, cần phối hợp với các đoàn
thể và các bộ môn khác để giáo dục thể chất cho học sinh thông qua hoạt động
thể dục giữa giờ hay thông qua bộ môn ngoài giờ lên lớp. Những giáo viên này
không được đào tạo bài bản, kiến thức để phòng tránh chấn thương trong tập
luyện còn hạn chế vì vậy nên có các cuộc giao ban, bàn bạc trao đổi về vấn đề
này để giảm bớt những chấn thương có thể xảy ra.
Kết quả:
Qua gần hai năm nghiên cứu, đúc rút và áp dụng tôi thấy tình trạng chấn
thương được cải thiện rõ rệt. Học sinh tập luyện thể dục thể thao tích cực và
hiệu quả hơn, tình trạng chấn thương trong tập luyện của học sinh ở trường giảm
rõ rệt. Giáo viên cũng cần thấy yên tâm trong giảng dạy. Năm học 2015 - 2016
chúng tôi cũng đã triển khai nhiều nội dung thể thao trong HKPĐ cho các em

như thi chạy, nhảy xa,cao cầu lông,bóng bàn,các môn võ,cờ vua …; và chọn học
sinh dự thi cấp thị, cấp tỉnh và các cuộc thi đã thành công tốt đẹp nhà trường
được xếp thứ nhất toàn thị với 69 giải cấp thị, 29 giải cấp tỉnh và không có chấn
thương xảy ra. Năm học 2016 -2017 ngoài các giờ học thể dục chính khoá
chúng tôi còn tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường cho học sinh, tổ chức giao
hữu: Cầu lông, thi kéo co giữa các lớp mặc dù tỉnh không tổ chức thi học sinh
giỏi TDTT song chúng tôi vẫn cho tuyển chọn HSG để bồi dưỡng tập luyện năm
học kế tiếp sau sẽ có học sinh giỏi đạt thành tích cao hơn .
Cụ thể là:
Năm học

Lớp

Số học sinh tham gia tập luyện

Số bị chấn thương

2014 - 2015
2015 - 2016
2016 - 2017

13
14
15

594
610
648

0

0
0

3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:

a. Kết luận:
Giáo dục thể chất là một chức năng vĩnh hằng của xã hội, ngay từ khi mới
có xã hội loài người và nó sẽ tồn tại mãi mãi với tư cách là một trong những
điều kiện tất yếu của sản xuất xã hội và đời sống con người.

12


Giáo dục thể chất sẽ giúp học sinh “biết rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh
và bảo vệ sức khoẻ. Biết sử dụng hợp lý về thời gian để giữ cân bằng giữa hoạt
động trí lực và thể lực, giữa lao động và nghỉ ngơi (mục C – mục tiêu cụ thể Chương trình THCS - Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo
Dục năm 2002). Như vậy tham gia gia tập luyện thể dục thể thao là để rèn luyện
sức khỏe và việc đề phòng chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao cũng là
nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cho người tập. Tập luyện TDTT và phòng tránh
chấn thương trong tập luyện TDTT phải luôn được xem là người bạn đồng hành
trong quá trình thực hiện mục tiêu của việc giáo dục thể chất.
- Giáo viên thể dục phải đặt trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp lên trên
hết, xem học sinh như con em mình, đau cùng nỗi đau của nạn nhân bị chấn
thương trong tập luyện, lo nỗi lo của gia đình và xã hội về sức khoẻ của thế hệ
trẻ và hiểu biết tường tận vấn đề để giải quyết chúng một cách hợp lý nhất.
- Trong quá trình giảng dạy chúng ta phải đặc biệt chú ý giáo dục cho các
em về những đặc điểm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng cho các
em lòng ham thích và những thói quen tốt trong luyện tập: Lành mạnh, khẩn
trương, nề nếp trật tự nghiêm túc, tự giác, tập luyện có suy nghĩ v.v... Hướng dẫn
các em tập luyện toàn diện đồng thời chú ý khai thác và bồi dưỡng những em có

năng khiếu đặc biệt. Đối với các em nữ cần khuyến khích động viên khéo léo để
phát huy khả năng sức lực của các em.
b. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Để phòng tránh chấn thương trong giảng dạy TDTT đạt hiệu quả cần:
- Phối hợp một cách đồng bộ giữa Ban giám hiệu, tổng phụ trách, giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên TD, cán bộ y tế. Tất cả phải cùng nhằm đến mục đích bảo
vệ sức khoẻ cho học sinh.
- Bố trí thời khoá biểu thật hợp lý không có tiết 5 học vào (buổi sáng), tiết 1
học vào (buổi chiều) để đảm bảo tính khoa học cũng như học sinh học tập đạt
hiệu quả cao hơn
- Đảm bảo quy cách hố nhảy cũng như độ xốp (có cát dày hoặc đệm mút).
***
Trên đây là kinh nghiệm phòng tránh chấn thương trong tập luyện thể dục
thể thao của bản thân đã được đúc rút, áp dụng có hiệu quả tại trường, được sự
đóng góp của bạn bè đồng nghiệp trong trường nên có tính khả thi cao, không
khó thực hiện đối với bất kỳ một trường nào.
Tuy nhiên một phần do năng lực bản thân, một phần khác do đề tài mới
được thể nghiệm ở phạm vi hẹp (một trường hợp) nên không tránh khỏi những
13


thiếu sót. Mong được sự góp ý chân tình của bạn bè đồng nghiệp và sự chỉ giáo
của hội đồng khoa học để tôi hoàn thiện tốt hơn nữa đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn./.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Bỉm sơn, ngày 11 tháng 04 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết,không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Cù Thị Kim Quang

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SKKN THỊ XÃ BỈM SƠN

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
***********
1. Sức khoẻ và giáo dục, Hồ Chí Minh toàn tập, NXBHN – 1984
2. Văn kiện hội nghị ban chấp hành TW II khoá VIII.
3. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB GD 1995.
4. Chương trình THCS – Môn TD, Âm nhạc, Mỹ thuật, NXB GD 2002.
5. Sách giáo viên thể dục 7, NXBGD 2003.

15



×