Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17 ôn tập chương của môn lịch sử 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.34 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH

TRƯỜNG THCS ĐỊNH TIẾN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẰM
PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯ DUY LOGIC CỦA
HỌC SINH KHI HỌC BÀI 17 ÔN TẬP CHƯƠNG –
MÔN LỊCH SỬ 7

MỤC LỤC
Nội dung
A. Mở đầu

Trang

Người thực hiện: Trịnh Thị Hồng
1
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Định Tiến
1

I. Lý do chọn đề tài

II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu

MỤC LỤC



SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch2sử
2
3


YÊN ĐỊNH, NĂMMỤC2019LỤC


A. Mở đầu

2

I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu

2
3
3
4

B. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
III. Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Giải pháp:
2.Biện pháp thực hiện:

3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
C. Kết luận.
I. Kết luận
II. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến của các năm

5
5-6
6
6
7-17
17-18
18
18
19
20
21

A. MỞ ĐẦU
1


I. Lí do chọn đề tài:
Lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về quy luật hoạt động, phát triển
của xã hội loài người. Lịch sử cung cấp cho thế hệ trẻ những hiểu biết về quá
khứ, thông qua bài dạy lịch sử người thầy có thể giúp học sinh hiểu được sự
phát triển của xã hội loài người, sự hưng thịnh, suy vong của một quốc gia cũng
như những giá trị lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay lịch sử của nhân loại.
Trên cơ sở đó, người thầy có thể giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất

nước, niểm tự hào, tự tôn dân tộc, tiếp thu những giá trị, tinh hoa văn hóa của
nhân loại để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc.
Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp- chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử
Việt Nam đã viết: Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ
bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong
giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần
xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…
Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội nói: “Có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy
các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc như thế
nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Còn chúng ta, nếu không quan tâm đến
lịch sử là có tội với tổ tiên…”.
Vì thế lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư
duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn lịch sử
có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học
sinh, góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là
hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước
vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa
mở cửa cho tương lai.
Để làm được điều đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đã tổ chức nhiều lớp chuyên đề về
đổi mới phương pháp dạy học, nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng
dạy. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có rất nhiều phương pháp dạy
học khác nhau, song điều cơ bản là làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ
động, tự học và sáng tạo của học sinh là quan trọng nhất.
Tuy nhiên việc dạy và học lịch sử có một số khó khăn nhất định. Lịch sử là
một môn học mà đặc trưng của nó chỉ toàn là những sự kiện, ngày tháng, địa
danh…Nó không thể đem ra thí nghiệm, so sánh một cách cụ thể như Hoá học,
Vật lý, ngôn ngữ lại không mượt mà, xúc cảm như Văn học… Cho nên, hiện
nay bộ môn lịch sử vẫn chưa được nhiều giáo viên chú trọng đầu tư nên hiệu

quả giờ học chưa cao, giờ học vẫn còn nặng nề, khô khan, khó gây hứng thú cho
người học, người nghe.
Bên cạnh đó thì lịch sử cũng có những thuận lợi nhất định. Môn lịch sử là
môn học tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động của con người, về sự tồn tại, phát
triển của xã hội loài người, nghiên cứu về lịch sử. Do đó, có thể nói là do con
người tạo ra cho nên nó sẽ mang những đặc điểm nhất định như tính bất ngờ, bí
mật, sự hồi hộp, gay cấn, sáng tạo, ý nghĩa…của những diễn biến sự kiện, hiện
2


tượng hay vấn đề lịch sử. Do đó, người thầy khi dạy lịch sử phải biết phát huy,
biến thuận lợi đó thành sức mạnh, ưu thế của mình khi lên lớp. Phải lôi cuốn, tạo
hứng thú học tập và sự yêu thích môn học cho học sinh. Có vậy chúng ta mới
nâng cao được chất lượng dạy và học bộ môn.
Nắm rõ về những khó khăn và thuận lợi đó, bản thân tôi luôn cố gắng tìm
tòi, suy nghĩ để tìm cách đổi mới việc dạy và học nhằm gây sự hứng thú, thu hút
các em, làm cho các em đều yêu thích giờ học của mình. Với cấu tạo của
chương trình lịch sử lớp 7 sau mỗi chương đều có tiết ôn tập. Hơn nữa, là học
sinh lớp 7 lứa tuổi rất năng động, thích thể hiện, muốn khẳng định mình trước
thầy cô và các bạn nên hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt một số kĩ năng, góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong nhà trường hiện nay cũng như
khơi dậy trong học sinh niềm yêu thích, say mê môn lịch sử. Để làm được điều
đó mỗi giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn, hình thành cho các em hệ thống kiến thức, kỹ năng tổng hợp
là một việc làm khó, đòi hỏi người thầy phải thực hiện thường xuyên, liên tục
không ngừng nghỉ. Đặc biệt trong các tiết ôn tập chương hoặc ôn tập cuối năm.
Từ thực tế đó, bản thân tôi đã suy nghĩ và tìm cách đổi mới phương pháp
dạy học, áp dụng một số kỹ năng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, năng
lực tư duy lo gic của học sinh khi học tiết ôn tập lịch sử và thấy hiệu quả. Chính
vì thế tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học nhằm

phát huy tính tích cực, năng lực tư duy logic của học sinh khi học bài 17 ôn
tập chương của môn lịch sử 7”. Với hy vọng đây là một cách dạy học hiệu quả
trong các tiết ôn tập giúp các em tích cực, chủ động và ngày càng yêu thích môn
học lịch sử hơn.
II. Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi muốn giới thiệu tới các đồng
nghiệp- những người cùng chuyên môn với tôi tham khảo thêm một số kỹ năng
khi dạy các bài ôn tập, bởi đây là dạng bài tổng hợp, khó thiết kế và thường khô
khan. Mặt khác, các kiến thức trong bài ôn tập thường đã dạy trước đó, học sinh
có thể còn nhớ nhưng ngại trả lời, nếu giáo viên không biết cách khái quát, khai
thác và đưa ra những hình thức tổ chức phù hợp nhằm phát huy tính tích cực,chủ
động của học sinh thì sẽ khó gây được sự hứng thú trong môn học, tiết học sẽ
trở nên nhàm chán và kém hiệu quả.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Có thể nói, đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến
thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện
được nhiệm vụ này, trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học
sinh để các em say mê, yêu thích và sau đó là tự giác học tập. Qua thử nghiệm,
tôi thấy cách dạy này có nhiều ưu điểm, phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong các tiết ôn tập. Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẻ kinh
nghiệm này cho đồng nghiệp với hy vọng sẽ đem lại hiệu quả cao trong các tiết
ôn tập.
Nội dung nghiên cứu là bài 17 ôn tập chương và đối tượng là học sinh 2
lớp 7A và 7B.
3


IV. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phát vấn.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm, cặp đôi.
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM I. Cơ sở lý luận:
Hiện nay, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đang
được ngành giáo dục quan tâm hàng đầu. Việc áp dụng, thử nghiệm các phương
pháp dạy học mới cũng đã được thực hiện trong các trường học, tuy nhiên mức
độ còn chưa đồng bộ, còn nặng về phương pháp cũ. Sử dụng phương pháp dạy
học mới trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng nhằm “phát huy
tính tích cực, chủ động, năng lực tư duy logic của học sinh”, “bồi dưỡng phương
pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Vì thế,
giáo viên cần mạnh dạn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để gây hứng
thú trong học tập cho các em và đem lại hiệu quả cao.
Đặc trưng của môn lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại một
cách độc lập, khách quan với ý nghĩa của con người. Vì thế, dạy học lịch sử là
tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử” đó cho người học thông qua những chứng
cứ, vật chất, dấu vết lịch sử để lại. Mục đích cuối cùng là giúp cho người học có
thể hình dung được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh
thời gian, không gian lịch sử nhất định. Vậy để thực hiện mục đích đó, ngoài
việc cung cấp kiến thức cho các em trên lớp, giáo viên nên hướng dẫn để các em
tự tìm ra kiến thức, mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau và tự
các em chuyền tải thông tin đó đến cho bạn bè. Khi đó các em sẽ càng say mê
tìm tòi, nghiên cứu dần dần hình thành ở các em niềm yêu mến môn học là
nhiệm vụ rất to lớn nhưng đầy vẻ vang của người giáo viên.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1. Thực trạng chung của môn học:
Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ,

qua môn học các em có những hiểu biết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, để
từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người.
Mặc dù có vai trò chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ
trẻ. Nhưng hiện nay, việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình
và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn lịch sử, xem nhẹ và
coi đây là một môn phụ. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính
xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ quá
nhiều sự kiện khô khan, lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá
khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận
dụng vào thực tế. Chính vì thế đã có những nhận thức sai lệch về vị trí, chức
4


năng của bộ môn lịch sử trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng
bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ
bản, nhớ sai, nhớ nhầm, lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều
trường hiện nay.
2.Về phía giáo viên:
Trên đây là thực trạng chung của bộ môn khoa học lịch sử, một bộ môn
thường gắn liền với những sự kiện lịch sử, những con số khô khan và khó nhớ.
Song cơ bản không phải do bản thân môn lịch sử mà do quan niệm, phương pháp
dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy
lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận
thức được đây là bộ môn khoa học, cần phải có sự học tập, nghiên cứu nghiêm
túc. Giáo viên chưa tái hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học
sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh
làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Vấn để đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin hay sử dụng
đồ dùng, phương tiện trực quan vào dạy học còn chưa thường xuyên, liên tục. Do
đó chất lượng giờ dạy còn chưa cao.Trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ

chú ý bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng
những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động. Đặc biệt là các
tiết ôn tập, giáo viên thường nêu qua loa vì cho rằng các kiến thức này đã học rồi
nên không chú trọng đầu tư soạn giáo án, điều này vô tình khiến học sinh càng
thêm chán nản, giờ học không hiệu quả.
Trước thực tế đó, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên dạy bộ môn lịch sử
nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, kích thích
sự hứng thú học tập cho học sinh, khắc phục lối dạy truyền thống, lấy giáo viên
là trung tâm. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên không ngừng nghiên
cứu, tìm tòi và đưa ra cách dạy hay, phải thay đổi phương pháp dạy học, đưa ra
một số kỹ năng nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn
tập nhằm khắc sâu thêm kiến thức môn học. Đồng thời giúp các em tích cực, chủ
động, tự tin và yêu mến môn học hơn.
Trong năm học 2017- 2018, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh hai lớp 7
khi đổi mới phương pháp dạy học, chưa áp dụng một số kỹ năng nhằm phát huy
tính tích cực chủ động, năng lực tư duy logic của học sinh vào bài học với nội
dung khảo sát dưới dạng một bài kiểm tra trắc nghiệm lịch sử. Kết quả đạt được
như sau:
Lớp
Sĩ số Xếp loại
Giỏi
Khá
SL
%
SL
%
7A
36
2
5,6

9
25
7B
35
3
8,6
11
31,4
Tổng 71
5
7,0
20
28,2
III. Giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện:
1. Giải pháp:

Trung bình
SL
%
18
50
16
45,7
34
47,9

Yếu
SL
7
5

12

%
19,4
14,3
16,9

5


Bài 17 thuộc tiết 31 theo phân phối chương trình lịch sử 7 là một bài ôn tập
chương II và III. Đây là một dạng bài khó bao gồm kiến thức của cả hai chương
từ thời Lý đến thời thời Trần, Hồ (1009-1407). Với lượng kiến thức nhiều mà
thời giai lại hạn chế. Do đó, giáo viên không thể sử dụng việc miêu tả, tường
thuật hay thuyết trình để dạy lại lịch sử. Tiết ôn tập đòi hỏi giáo viên phải có
những kỹ năng, phương pháp tổng hợp cao hơn so với những tiết cung cấp kiến
thức mới. Thông thường lâu nay giáo viên chưa khai thác và phát huy hết tác
dụng của dạng bài này. Phần lớn chúng ta mới chỉ làm một công việc đơn giản là
ôn lại, liệt kê lại những kiến thức đã học trong các chương, phần mà chưa chú ý
đến việc rèn luyện hệ thống tư duy, kỹ năng học tập lịch sử cho học sinh.
Xuất phát từ đặc điểm đó, tôi đã tiến hành đưa ra những giải pháp cho việc
thực hiện đề tài như sau:
- Giải pháp thứ nhất: Xác định nội dung ôn tập và những kỹ năng cần luyện cho
học sinh.
- Giải pháp thứ hai: Chọn đồ dùng, phương tiện trực quan cần thiết và phù hợp
cho tiết học.
- Giải pháp thứ ba: Xác định phương pháp dạy học phù hợp, định hướng thiết kế
kiểm tra, đánh giá.
2. Biện pháp thực hiện:
2.1. Xác định nội dung ôn tập và những kỹ năng cần luyện cho học sinh.

Bài 17 – Ôn tập chương II và chương III là một bài có lượng kiến thức ôn
tập rất nhiều, gồm 7 bài. Trong thời lượng 45 phút, để thực hiện được mục tiêu
bài học thì tôi không thể tiến hành một cách dàn trải bằng cách điểm lại từng sự
kiện, hay dạy lại kiến thức cho học sinh. Do đó, tôi đã xác định những nội dung
chính cơ bản cần ôn tập và luyện những kỹ năng cho học sinh như sau :
* Những nội dung chính:
- Thời Lý- Trần, nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào?
(thời gian, lực lượng xâm lược).
- Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống quân xâm lược
Mông- Nguyên thời Trần.
+ Thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cuộc kháng chiến. +
Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến.
+ Những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng
chiến.
+ Một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của
dân tộc.
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lich sử của cuộc kháng chiến thời Lý - Trần.
* Các kỹ năng cần luyện:
+ Kỹ năng khái quát, hệ thống hóa kiến thức, lập bảng thống kê (thông qua
phương pháp thảo luận nhóm).
+ Kỹ năng tư duy, suy luận logic (thông qua các bài tập dưới dạng trò chơi “ai
trả lời nhanh”).
+ Kỹ năng nhận biết các nhân vật, sự kiện lịch sử gắn với các câu nói nổi tiếng
thời Lý, Trần (thể hiện dưới dạng trò chơi “giải mã ô chữ”).
6


+ Kỹ năng phân tích, nhận định lịch sử (tổ chức trò chơi miếng ghép lịch sử)
2.2 Xác định đồ dùng, phương tiện trực quan cần thiết, phù hợp cho tiết
học.

Từ việc xác định được những kỹ năng cần luyện và nội dung cơ bản của tiết
học, tôi đã tiến hành xác định những đồ dùng, phương tiện trực quan cần thiết
cho tiết học như sau:
Ở phần trả lời câu hỏi: Câu hỏi thứ nhất: Thời Lý – Trần, nhân dân ta đã
phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào?
Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi này, giáo viên có thể trình chiếu một
số hình ảnh liên quan đến các cuộc xâm lược mà nhân dân ta phải đương đầu ở
thời Lý, Trần như: Hình 21(SGK) Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như
Nguyệt; Hình 29(SGK) Hình vẽ quân Mông Cổ; Hình 30: Lược đồ diễn biến
cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ(1258); Hình 31: Lược đồ
diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên(1285); Hình 32:
Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên (12871288); Hình 33: Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
Từ các hình ảnh về các trận chiến với quân giặc, học sinh có thể dựa vào các
lược đồ này để trả lời câu hỏi thứ nhất trong phần nội dung chính của bài ôn tập.
2.3: Xác định phương pháp dạy học phù hợp, định hướng thiết kế kiểm tra,
đánh giá.
Từ việc xác định được những nội dung chính của bài ôn tập, tôi thấy cần
phải xác định được phương pháp dạy học sao cho phù hợp nhằm khái quát hóa
kiến thức và luyện các kỹ năng học tập bộ môn cho học sinh. Trong một thời
gian ngắn 45 phút, giáo viên rất khó có thể thực hiện hết được yêu cầu đề ra của
tiết học. Do vậy, tối quyết định chọn cách giải quyết là đưa ra những bài tập
dưới dạng trò chơi ở nhiều hình thức khác nhau để phát huy tính tích cực,chủ
động của học sinh. Với phương pháp này vừa tạo nên tính tích cực, chủ động,
mạnh dạn trong suy nghĩa và hành động. Đồng thời giúp các em khắc sâu kiến
thức mà không cảm thấy nặng nề, nhàm chán, từ đó các em sẽ yêu thích môn
học hơn.
Để phát huy tốt, hiệu quả của trò chơi trả lời câu hỏi dưới các dạng bài tập,
tôi kết hợp với một số đồ dùng, phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông
tin và một số phương pháp như phân tích, giải thích, nêu vấn đề, thảo luận
nhóm, cặp đôi…. là những phương pháp chính, chủ đạo của tiết dạy.

3. Tiến hành thực hiện:
Trong đề tài này, tôi không trình bày theo trình tự của một giáo án mà xin
phép được cắt ngang từng nội dung của tiết ôn tập theo các kỹ năng tôi đã rèn
luyện cho học sinh trong tiết học.
Tôi xin thiết kế bài học như sau:
3.1 Luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, lập bảng thống kê.
Câu hỏi 1: Thời Lý, Trần nhân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc
xâm lược nào?
Giáo viên nêu câu hỏi học sinh suy nghĩ trả lời.
HS: Thời Lý: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)
7


Thời Trần: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên
(1258-1285)
GV: Nguyên nhân nào thúc đẩy quân Tống và quân Mông Nguyên xâm lược
nước ta?
HS trả lời: * Quân Tống:
- Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước.
- Muốn mở rộng lãnh thổ và biến nước ta thành quận, huyện của Trung
Quốc.
* Quân Mông –Nguyên:
- Muốn khẳng định sức mạnh của mình làm nước khác phải lo sợ.
- Thôn tính các nước nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ.
GV nhận xét và chốt ý: Từ xa xưa, các triều đại phong kiến phương Bắc (Trung
Quốc) luôn có âm mưu xâm lược nước ta, muốn biến nước ta thành quận, huyện
của Trung Quốc, nhưng kết qủa đều bị thất bại.
Sang thế kỷ XIII, quân Mông Cổ hùng mạnh và hiếu chiến đem quân
đi xâm lược và làm bá chủ ở nhiều nước châu Á, châu Âu.
Năm 1257, vua Mông Cổ tiến hành xâm lược Nam Tống, nhằm xâm

chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để thực hiện được âm mưu đó, vua Mông Cổ cho
quân xâm lược Đại Việt, sau khi chiếm được Đại Việt sẽ làm bàn đạp tấn công
tiêu diệt Nam Tống.
Ở câu hỏi thứ 2: Diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý,
chống Mông – Nguyên thời Trần, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập dưới
dạng hoàn thành các sự kiện lịch sử về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc
của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý và quân xâm lược
Mông – Nguyên thời Trần.
Thời gian
Tháng 10 năm 1075
Cuối năm 1076
Tháng 1/1077
Cuối mùa xuân 1077
Tháng 1/1258
Ngày 29/1/1258
Cuối tháng 1/1285
Tháng 5/1285
Cuối tháng 12/1287
Cuối tháng 1/1288
Đầu tháng 4/1288

Sự kiện

Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên nhận xét và đánh giá cho
điểm đối với những học sinh trả lời đúng.
ĐÁP ÁN
8


Thời gian

Tháng 10 năm 1075
Cuối năm 1076
Tháng 1/1077
Cuối mùa xuân 1077
Tháng 1/1258
Ngày 29/1/1258
Cuối tháng 1/1285
Tháng 5/1285
Cuối tháng 12/1287
Cuối tháng 1/1288
Đầu tháng 4/1288

Sự kiện
Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản tấn công đất Tống, thực
hiện phương châm “tấn công trước để tự vệ”
Quân Tống gồm 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa
chiến cùng 20 vạn dân phu do Quách Quỳ chỉ huy tiến
vào nước ta.
Quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào
nước ta, bị quân ta chặn đánh.
Lý Thường Kiệt mở trận lớn tấn công vào trận tuyến của
địch, quân địch thua to. Cuộc kháng chiến chống Tống
kết thúc thắng lợi.
3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy
tiến vào nước ta, bị quân ta chặn đánh.
Quân Mông Cổ thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ kết
thúc thắng lợi.
Khoảng 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến
vào nước ta.

Quân nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân địch ở
Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương và tiến vào giải phóng
Thăng Long.
Quân Nguyên ồ ạt tấn công Đại Việt lần thứ ba.
Thoát Hoan chia quân làm 3 đạo tiến vào chiếm đóng
Thăng Long.
Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa mai phục và
bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.

Giáo viên kết luận: Như vậy với khoảng thời gian rất ngắn giáo viên có thể giúp
các em hệ thống được kiến thức về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
thời Lý, Trần. Ưu điểm của kỹ năng này là hệ thống nhanh, tất cả các học sinh
đều được làm việc, giúp các em tích cực hơn trong các tiết ôn tập.
3.2 Luyện kỹ năng tư duy, suy luận logic thông qua các bài tập, câu đố.
Tôi xin xây dựng một số bài tập dưới dạng trò chơi “ai trả lời nhanh hơn”.
Bài tập 1:
Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ: Hình 21(SGK) Lược đồ trận chiến
tại phòng tuyến Như Nguyệt và nêu câu hỏi:
GV: Quan sát lược đồ và cho biết đây là trận chiến chống quân xâm lược nào?
Năm nào?
HS: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, giai đoạn thứ 2 năm 10761077.
GV: Đường lối đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống là gì?
HS: Tiến công trước để tự vệ, buộc địch phải đánh theo cách của ta.
GV: Câu nói nào chứng tỏ ta tiến công trước để tự vệ?
9


HS: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của
giặc”
GV: Câu nói nổi tiếng trên là của ai?

HS: Lý Thường Kiệt.
GV: Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến
chống Tống là gì?
HS: + Chủ động đánh giặc, tấn công trước để tự vệ.
+ Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ và làm nhụt chí xâm lược của
quân giặc bằng cách đêm đêm cho người vào ngôi đền đọc vang bài thơ thần bất
hủ “Nam quốc sơn hà”
+ Chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề
nghị “giảng hòa” trong thế thắng.
GV: Tinh thần đoàn kết đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống quân Tống là
gì?
HS: Sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc
thiểu số miền núi.
GV: Những tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Tống là những
ai?
HS: Lý Thường Kiệt cùng các tướng: Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Lý Kế
Nguyên…
GV: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Tống?
HS: Nguyên nhân:
+ Sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh.
* Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của quân Tống.
Khẳng định nền độc lập, tự chủ của nhân dân Đại Việt.
Tương tự như vậy tôi xin xây dựng bài tập 2 đối với cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Mông- Nguyên của nhà Trần.
Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 29, 30,31,32,33(SGK) và nêu
câu hỏi:
GV: Các hình ảnh trên nói về quân xâm lược nào?
HS: Quân xâm lược Mông- Nguyên.

GV: Quân Mông- Nguyên đã có mấy lần xâm lược nước ta?
HS: có 3 lần xâm lược nước ta.
GV: Em hãy kể tên các lần kháng chiến chống quân Mông –Nguyên của nhà
Trần.
HS: + Cuộc kháng chiến lần 1 chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258
+ Cuộc kháng chiến lần 2 chống quân xâm lược Nguyên năm 1285.
+ Cuộc kháng chiến lần 3 chống quân xâm lược Nguyên năm 1287-1288
GV: Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông
–Nguyên là gì?
HS: Nhân dân Thăng Long cả 3 lần đều thực hiện chủ trương “vườn không nhà
trống”.
10


GV: Tinh thần đoàn kết đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống quân MôngNguyên là gì?
HS: Nhân dân theo lệnh triều đình thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”,
tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc.
GV: Tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên là ai?
HS: Trần Quốc Tuấn
GV: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Mông – Nguyên?
HS: Nguyên nhân:
+ Sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của các tướng lĩnh.
Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của đế chế Mông –Nguyên.
Khẳng định nền độc lập, tự chủ của nhân dân Đại Việt.
3.3: Luyện kỹ năng nhận biết các nhân vật, sự kiên lịch sử gắn với các địa
điểm, câu nói nổi tiếng.
Ở phần này GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi để rèn luyện kỹ năng nhận biết

các sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với các địa điểm, câu nói nổi tiếng bằng một
trò chơi “giải mã ô chữ”.
Học sinh có quyền lựa chọn một ô chữ hàng ngang bất kỳ, mỗi câu hỏi gắn
với một dãy ô chữ hàng ngang, trong dãy chữ đó sẽ có một chữ là chìa khóa của
ô chữ hàng dọc. Nếu không trả lời đúng, ô chữ hàng ngang đó sẽ không được
mở, các em khác sẽ không được lựa chọn vào dòng chữ hàng ngang này. Học
sinh có quyền trả lời ô chữ hàng dọc khi chưa hết các ô chữ hàng ngang.
Sau đây trò chơi xin phép được bắt đầu.
Câu 1: gồm 7 chữ cái: Quân lính nhà Trần đã thích lên tay hai chữ gì để thể
hiện quyết tâm giết giặc Nguyên?
Câu 2: gồm 9 chữ cái:
Câu nói: “Đầu thân chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là của ai?
Câu 3: gồm 6 chư cái: Trận đánh tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn
Hổ diễn ra ở đâu?
Câu 4 gồm 8 chữ cái: Năm 1282 nhà Trần mở hội nghị này để bàn kế đánh
giặc?
Câu 5 gồm 11 chữ cái: Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên?
Câu 6 gồm 9 chữ cái: Tác giả hai câu thơ sau:
“Mênh mông một dải Bạch Đằng
Nghìn thu soi sáng giống nòi quang vinh”
Câu 7 gồm 6 chữ cái: Toa Đô bị chém đầu trong trận đánh nào?
Câu 8 gồm 7 chữ cái: Năm 1285, trong hội nghị nào các bô lão đồng thanh hô
“Đánh”?
Câu 9 gồm 4 chữ cái: Tên công chúa nhà Trần dâng cho Thoát Hoan làm kế
hoãn binh?
Câu 10 gồm 6 cái: Ở thế kỷ XIII, lãnh thổ của đế quốc này kéo dài từ bờ Địa
Trung Hải đến Thái Bình Dương?
11



Câu 11 gồm 7 chữ cái: Tháng 1/1285, Trần Hưng Đạo cho quân lui từ biên giới
về đâu để tránh thế giặc mạnh?
Câu 12 gồm 12 chữ cái: Trận thắng oanh liệt kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần?
Sau khi trả lời xong các câu hỏi hàng ngang, giáo viên hướng dẫn các em tìm
từ chìa khóa với gợi ý:
Là một nhân vật gắn với 2 câu thơ: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu
vàng”
Nếu học sinh chưa trả lời được giáo viên có thể đưa ra gợi ý thứ hai: là người
đã sáng lập ra Thiền phái Trúc lâm trên núi Yên Tử.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12

ĐÁP ÁN CỦA TRÒ CHƠI “ GIẢI MÃ Ô CHỮ”
Câu 1: gồm 7 chữ cái:
12



Đáp án:
SÁT THÁT
Câu 2: gồm 9 chữ cái:
Đáp án:
TRẦN THỦ ĐỘ
Câu 3: gồm 6 chữ cái
Đáp án:
VÂN ĐỒN
Câu 4 gồm 8 chữ cái:
Đáp án:
BÌNH THAN
Câu 5 gồm 11 chữ cái:
Đáp án:
TRẦN HƯNG ĐẠO
Câu 6 gồm 9 chữ cái:
Đáp án:
HỒ CHÍ MINH
Câu 7 gồm 6 chữ cái:
Đáp án:
TÂY KẾT
Câu 8 gồm 7 chữ cái:
Đáp án:
DIÊN HỒNG
Câu 9 gồm 4 chữ cái:
Đáp án:
AN TƯ
(An Tư công chúa là con gái út của Trần Thái Tông, là em của Trần Thánh
Tông. Đầu năm 1285 quân đội nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm, vây hãm
Thăng Long, tình thế quân ta bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng hy sinh, nhiều tôn

thất nhà Trần đã quy hàng. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung được sai đi sứ để
làm chậm tộc độ tiến quân của quân Nguyên nhưng không có kết quả. Trong lúc
đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy,
Thượng Hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến mỹ nhân kế, tức sai
người dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa)
Câu 10 gồm 6 cái:
Đáp án:
MÔNG CỔ
Câu 11 gồm 7 chữ cái:
Đáp án:
VẠN KIẾP
Câu 12 gồm 12 chữ cái:
Đáp án:
SÔNG BẠCH ĐẰNG.
1
2

S

Á T

T R

3
V

4

B


5
6

T

H
Â

Â
Ì

Á
N

N

N

H

T

T

H

Đ

Ô




Đ



N

T

H

A

N

T R

Â

N

H

Ư

N

G


Đ

H Ồ

C

H

Í

M

I

N

H



O

13


7
T

8
9


D

10

I

Ê

N

A

N

T

M

11

V Ạ
12

S

Â

Ô N


Y
H





T

N

G

Ư

Ô

N

N

K
G

K

G

C


I
B






P
C

H

Đ



N

Trả lời câu hỏi tìm từ chìa khóa.
Đáp án:
TRẦN NHÂN TÔNG
(Sinh ngày 7/12/1258. Là con trai trưởng của Trần Thánh Tông. Trần Nhân
Tông được truyền ngôi vào năm 1278 khi chưa đầy 20 tuổi – là vị Hoàng đế thứ
ba của Hoàng triều Trần nước Đại Việt.Vị Vua trẻ anh minh sớm phải đương
đầu với hiểm họa xâm lược của đế quốc Mông –Nguyên hùng mạnh từ phương
Bắc. Do vậy, ngay sau khi lên ngôi Trần Nhân Tông đã triển khai nhiều biện
pháp nhằm nâng cao sức mạnh kinh tế và ổn định chính trị xã hội của Đại
Việt.Năm 1285 nhà Nguyên đem quân sang xâm lược nước ta, ông đã cùng
Thượng hoàng Thánh Tông và Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã đánh bại

được cuộc xâm lược của quân Mông –Nguyên. Cảm hững trước sự chiến thắng
của dân tộc, ông đã làm hai câu thơ lưu lại: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thưở vững âu vàng”
(Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu)
Sau khi đất nước yên bình, Ông đã bắt tay vào công cuộc xây dựng đất
nước và thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo đối với Chiêm
Thành. Năm 1293 ông nhường ngôi cho con và làm Thái Thượng hoàng. Sau
này già ông lên núi yên tử tu hành và là người áng lập ra Thiền phái Trúc lâm
trên núi Yên Tử).
3.4: Luyện kỹ năng phân tích, nhận định lịch sử.
Bài tập 1:
Giáo viên kẻ bảng đưa ra một số thông tin, sự kiện lịch sử đã được cắt rời,
yêu cầu học sinh sắp xếp các nội dung, sự kiện sao cho phù hợp (trò chơi miếng
ghép lịch sử).
Năm 1009; Lý Chiêu Hoàng; Lý Công Uẩn lên ngôi; bộ hình thư- bộ luật
thành văn đầu tiên của nước ta; năm 1010; Vị vua cuối cùng của nhà Lý; Trần
Cảnh lên ngôi; chức Thái Thường Hoàng; năm1226; Bình ngô đại cáo;năm
1042; Trường Đại học đầu tiên của nước ta; năm 1400; dời đô từ Đại La về
Thăng Long; được đặt đầu tiên dưới triều Trần; Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ; bóp
14

G


nát quả cam; Trần Thủ Độ; ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất
Bắc;Quốc Tử Giám; Nguyễn Trãi; Trần Quốc Toản; Đầu thần chưa rơi xuống đất
xin bệ hạ đừng lo; Trần Bình Trọng;
Năm 1009
Bộ hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

Vị vua cuối cùng của nhà Lý
Chức Thái
Hoàng
Năm1226

Thường

dời đô từ Đại La về Thăng Long
Năm 1400
Trần Bình Trọng
Bóp nát quả cam
Quốc Tử Giám
Trần Thủ Độ
Bình ngô đại cáo
ĐÁP ÁN
Năm 1009
Năm 1042
Lý Chiêu Hoàng
Chức Thái Thượng
Hoàng
Năm1226
Năm 1010
Năm 1400
Trần Bình Trọng
Trần Quốc Toản
Quốc Tử Giám
Trần Thủ Độ
Nguyễn Trãi

Lý Công Uẩn lên ngôi

Bộ hình thư - bộ luật thanh văn đầu tiên của nước ta;
Vị vua cuối cùng của nhà Lý
được đặt đầu tiên dưới triều Trần
Trần Cảnh lên ngôi
Dời đô từ Đại La về Thăng Long
Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ
Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất
Bắc
Bóp nát quả cam
Trường Đại học đầu tiên của nước ta
Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo
Bình ngô đại cáo

Bài tập2: Sắp xếp các dữ kiện lịch sử cho sẵn vào bảng sao cho đúng.
Nhà Lý; Thăng Long (Hà Nội); quân Mông – Nguyên; Hồ Quý Ly; 1009-1225; Trần
Cảnh; Lý Công Uẩn; Đại Việt; quân Tống; Tây Đô(Thanh Hóa) Nhà Trần; Đại Việt; quân Minh; 1400-1407; Thăng
Long (Hà Nội); Đại Ngu; Trần

Cảnh; 1226-1400; Nhà Hồ.
Triều đại

Thời gian

Vị
vua Quốc hiệu
sáng lập

Kinh đô

Chống

quân xâm
15


lược

ĐÁP ÁN
Triều đại

Thời gia

Vị

vua Quốc hiệu

Kinh đô

sáng lập
Nhà Lý

1009-1225

Lý Công Đại Việt
Uẩn

Nhà Trần

1226-1400

Trần Cảnh


Đại Việt

Nhà Hồ

1400-1407

Hồ Qúy Ly

Đại Ngu

Thăng
Long(Hà
Nội)
Thăng
Long(Hà
Nội)
Tây
Đô(Thanh
Hóa)

Chốn
g
quân xâm
lược
Quân Tống
Quân
Mông

Nguyên

Quân Minh

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Mặc dù thời gian dành cho môn Lịch sử trong nhà trường rất hạn chế chỉ
có 1 đến 2 tiết một tuần. Song qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng
cao hiệu quả giờ học, giúp học sinh phát huy được tính chủ động, tích cực trong
học tập thì giáo viên phải có sự thay đổi trong phương pháp dạy. Việc áp dụng
luyện một số kỹ năng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong
tiết ôn tập môn lịch sử là việc làm hết sức cần thiết, hữu ích. Bởi đặc trưng của
tiết ôn tập là khó dạy, ôn tập lại những kiến thức cũ, nếu giáo viên không thay
đổi cách dạy, thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm chám, kém hiệu quả mà tiết học lại
nặng nề. Với một số bài tập dưới dạng các trò chơi xoay quanh những kiến thức
đã học sẽ giúp các em hăng say tìm hiểu, trả lời các câu hỏi, làm tăng tính tích
cực, chủ động trong việc ôn lại kiến thức. Từ đó, sẽ giúp các em ham học và
không còn cảm giác ngại học môn lịch sử.

* Kết quả khảo sát chất lượng tiết học lịch sử khi đã áp dụng đề tài
(Thời điểm tiến hành khảo sát cuối học kỳ I – năm học 2018-2019)
16


Lớp

Sĩ số

7A
36
7B
35
Tổng 71


Giỏi
SL
12
9
21

%
33,3
25,7
29,6

Xếp loại
Khá
SL
%
16
44,5
17
48,6
33
46,5

Trung bình
SL
%
8
22,2
9
25,7

17
23,9

Yếu
SL
0
0
0

%
0
0
0

Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào
nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động. Chất
lượng học sinh đạt khá giỏi trong hai lớp tăng lên, số lượng học sinh trung bình
trở lên chiếm đa số và đặc biệt số lượng học sinh yếu, kém giảm mạnh.
Với cách dạy này giáo viên đã phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và
đích cuối cùng không chỉ là kết quả học tập của học sinh mà còn góp phần hình
thành nhân cách, năng lực của các em sau này.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
So sánh kết quả khảo sát trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm đề
tài ta thấy: có sự chuyển biến rất rõ trong học sinh. Số học sinh giỏi- khá tăng
lên, số học sinh yếu, kém không còn. Điều này cũng cho thấy đề tài của tối bước
đầu đã có kết quả tốt.
Qua thời gian áp dụng giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng,
hiệu quả bộ môn thì giáo viên phải tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, đặc
biệt đối với môn lịch sử. Với cấu tạo chương trình bộ môn lịch sử 7 có nhiêu tiết

ôn tập sau mỗi chương, nhiều tiết bài tập nên rất thích hợp cho việc thiết kế bài
dạy theo phương pháp tổ chức trò chơi, luyện một số kỹ năng nhằm phát huy
tính tích cực,chủ động khả năng tư duy logic trong học tập của học sinh. Với
cách làm này, giáo viên sẽ củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành và rèn luyện
được những kỹ năng cơ bản cho các em. Đồng thời tạo thêm niềm vui, động lực,
kích thích các em yêu mến môn học hơn.
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, tôi chỉ xin đưa ra một số mẹo nhỏ như
trên để góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm của người thầy khi lên lớp
nhằm giúp các em học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn và cảm thấy yêu thích
môn lịch sử hơn, góp phần đưa các em trở thành những con người có ích cho xã
hội sau này.
II. Kiến nghị:
1. Đối với giáo viên:
Để tiến hành soạn giảng tiết ôn tập hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải có sự
chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học cần thiết, thiết kế giáo án điện tử để tiện
cho việc ôn tập. Mặt khác, giáo viên phải bám sát chương trình tiết ôn tập, đưa
ra nội dung, các bài tập, trò chơi và các kỹ năng phù hợp để củng cố được kiến
thức cơ bản cho học sinh.
17


Bản thân mỗi giáo viên cũng phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu để
tìm ra những bài tập phù hợp, những kỹ năng cần thiết khi ôn tập.
Một số lưu ý đối với giáo viên khi tiến hành ôn tập, cần có sự khích lệ,
động viên, khen thưởng học sinh tích cực và tạo điều kiện đối với những học
sinh chưa mạnh dạn để lớp học vui vẻ, thoái mái, sôi nổi nhưng không ồn ào làm
ảnh hưởng đến lớp khác.
2. Đối với học sinh:
Cần tích cực chủ động trong học tập, say mê tìm hiểu và làm các bài tập
nhằm khắc sâu kiến thức và tăng thêm sự yêu thích môn học.

Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá
trình giảng dạy, với kinh nghiệm còn ít nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và
hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, quý thầy cô giáo,
các đồng nghiệp để bản thân được học hỏi thêm nhằm phát huy tốt hơn giờ dạy
lịch sử và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Định Tiến, ngày 10 tháng 4 năm 2019.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Trịnh Thị Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


1. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử - Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo khoa lịch sử 7
- Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách giáo viên lịch sử 7

- Nhà xuất bản giáo dục

4. Thiết kế bài giảng lịch sử 7


- Nhà xuất bản giáo dục

5. Tư liệu lịch sử 7

- Nhà xuất bản giáo dục

6. Phương pháp dạy học lịch sử.

- Nhà xuất bản giáo dục

7. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS- NXB Giáo dục 2007
8. Tài liệu tập huấn “đổi mới phương pháp dạy học”, chương trình phát triển
trung học 2010.

DANH MỤC
19


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ X ẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Hồng
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Định Tiến.
TT Tên đề tài SKKN

Năm
học
đánh
giá
xếp loại


1

Cấp đánh giá
Kết
quả
xếp loại
đánh
giá
(Phòng,Sở,Tỉnh) xếp loại
(A, B, C)
Một số phương pháp ôn tập Cấp Phòng
B
lịch sử 8 phần chiến tranh
thế giới thứ hai
Sử dụng bản đồ tư duy
Cấp Phòng
B
trong dạy học bài “Đảng
Cộng Sản Việt Nam ra đời”
lịch sử 9.
Sự kết hợp kiến thức liên
Cấp Phòng
C
môn trong dạy học bộ môn
lịch sử lớp 6.

2011-2012

4


Sự kết hợp kiến thức liên
Cấp Phòng
môn trong dạy học bộ môn
lịch sử 6 bài “Từ sau Trưng
Vương đến trước Lý Nam
Đế”.

B

2016-2017

5

Sử dụng phương pháp dạy Cấp Phòng
học tích cực và tích hợp kiến
thức liên môn để dạy tốt bài
“Đời sống kinh tế, văn hóa
thời Lý” môn lịch sử 7

B

2017-2018

6

Đổi mới phương pháp dạy
học nhằm phát huy tính
tích cực, năng lực tư duy
logic của học sinh khi học

bài 17 ôn tập chương của
môn lịch sử 7

A

2018-2019

2

3

Cấp Phòng

2012-2013

2014-2015

20


21



×