Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh cách khai thác nghệ thuật ngôn từ qua các đoạn trích giảng truyện kiều trong chương trình ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.33 KB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chon đề tài:
“Truyện Kiều ” từ khi ra đời đến nay, trải qua thời gian trên một trăm năm
mà vấn đề nghiên cứu phê bình tác phẩm này vẫn chưa bao giờ có thể coi là kết
thúc. Bởi các đóng góp của Nguyễn Du về vấn đề giá trị nhân đạo cũng như về
mặt phản ánh hiện thực qua tác phẩm. Theo Hoài Thanh: “Truyện Kiều là “ một
tiếng kêu thương”, “một bản tố cáo”, “một giấc mơ”. “Truyện Kiều là đỉnh cao
của thơ ca cổ điển dân tộc, trong tác phẩm đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài
học kinh nghiệm bổ ích cho việc sáng tạo nghệ thuật ngày nay.”[4]
Văn học là loại hình ngơn ngữ, lấy ngơn ngữ là chất liệu, là phương tiện
biểu hiện đặc thù. Giảng dạy văn học xét đến cùng là giảng dạy ngôn ngữ văn
học. Khi tìm hiểu “Truyện Kiều”, người giáo viên cần đặc biệt chú ý phân tích
ngơn ngữ của truyện. Nhưng với u cầu của chương trình phổ thơng và một số
tiết quy định, giáo viên không thể tham lam đi vào việc phân tích quá nhiều từ
ngữ mà phải biết chọn lọc. Do đó, khi phân tích, người thầy cần tập trung vào
những từ ngữ có ý nghĩa biểu hiện tính cách nhân vật cũng như chủ đề cơ bản
của tác phẩm với giá trị nghệ thuật tối ưu. Chính vì vậy, việc tìm hiểu giá trị của
các từ ngữ trong “Truyện Kiều” ngày càng có những điều mới mẻ, giúp ta nâng
cao được trình độ cảm thụ từ ngữ, cảm thụ tác phẩm cho học sinh.
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong
hoạt động học tập cùng với những băn khoăn, trăn trở qua nhiều năm dạy văn,
với mong muốn học sinh có sự rung động tinh tế, lâu bền với các tác phẩm văn
học thông qua việc cảm thụ các từ ngữ “đắt” trong tác phẩm đã thôi thúc tôi
quyết định chọn đề tài : “Hướng dẫn học sinh cách khai thác nghệ thuật ngôn từ
qua các đoạn trích giảng “Truyện Kiều” trong chương trình ngữ văn 9” cho
sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong trường phổ thông trung học cơ sở hiện nay, học sinh nói chung và
học sinh lớp 9 nói riêng, trình độ cảm thụ văn học chưa cao. Các em chưa trang
bị được cho mình vốn sống, vốn văn hố, sử dụng từ ngữ trong nghệ thuật diễn


đạt còn yếu, chưa tự mình cảm thụ được giá trị nghệ thuật của từ ngữ trong các
tác phẩm văn học. Đăc biệt, trong chương trình ngữ văn 9, các em được tiếp xúc
với nhiều tác phẩm văn học cổ. Vì vậy, việc rèn luyện để học sinh cảm nhận
được giá trị nghệ thuật của các từ ngữ trong các tác phẩm là rất cần thiết và quan
trọng. Chính vì lẽ đó, ở đề tài này tôi xin đề cập đến một vài biện pháp giúp học
sinh cảm thụ được giá trị một số từ ngữ nghệ thuật trong “Truyện Kiều” . Từ đó,
học sinh có thể tự mình phân tích tác phẩm để thấy rõ giá trị và hạn chế của tác
phẩm đó.
1.3. Đối tượng nghiên cứu – khảo sát, thực nghiệm
- Phần văn học trung đại lớp 9.
- Học sinh lớp 9 trường THCS Thọ Ngọc - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh
Hoá
1


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc tài liệu tham khảo.
- Nghiên cứu về từ ngữ nghệ thuật, về giải pháp giúp học sinh cảm thụ giá
trị của một số từ ngữ nghệ thuật trong “Truyện Kiều”.
- Áp dụng nội dung nghiên cứu vào dạy - học.
- Rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy ở các đối tượng học sinh khác nhau.
1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Giới thiệu phạm vi đề tài:
Hướng dẫn học sinh cách khai thác nghệ thuật ngơn từ qua các đoạn
trích giảng “ Truyện Kiều” trong chương trình Ngữ văn 9.
- Kế hoạch nghiên cứu:
Năm học 2015-2016 đến năm học 2016 – 2017.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Nói đến văn chương là nói đến nghệ thuật của ngơn từ, trong đó nhà văn

là “người nghệ sĩ ngôn từ”[ 5]- như Mac-xim Gooc-ki đã khẳng định: Từ là yếu
tố quan trọng nhất của văn học. Các yếu tố ngữ âm chỉ có mặt hình thức , nếu
không thông qua nghĩa của từ, của câu thì tác dụng gợi ý, gợi cảm sẽ hết sức hạn
chế. Do góp phần đắc lực vào việc xây dựng hình tượng văn học, ngơn ngữ phải
biểu hiện thành những hình tượng ngơn từ.
Trong các tác phẩm văn học thì từ chính là chất liệu, phương tiện để xây
dựng nên những hình tượng nghệ thuật. “Thiên tài ở chỗ dùng từ xác đáng ”[2]nói như vậy, Để có được những tác phẩm để đời, người nghệ sĩ đã phải khổ công
lao động vất vả. Nguyễn Tuân- người được xem là bậc thầy của nghệ thuật ngơn
từ cũng đã từng nói rất hay, rất thấm thía về cái khổ cơng của người luyện chữ
ấy: “Đêm thanh vắng cịn gì dễ sợ bằng trang giấy cứ trắng nguyên cho tới gần
hết đêm…Thấy nguyền rủa bè lũ hình tượng chữ nghĩa nó cứ bè nhau từ giã
mình, mình bỗng chốc là kẻ cùng đường bên sông chữ quạnh vắng thê lương”.
Như vậy, qua ngôn từ, ta cảm được “cái tâm”, “cái tài ” của nhà văn trước hiện
thực cuộc sống. Vậy lẽ nào ta khơng khai thác, tìm hiểu nó mà chỉ hiểu cái nghĩa
“tường minh” chờn vờn bên ngồi cịn xem nhẹ cái nghĩa “hàm ý” sâu xa để rồi
học tác phẩm mà học sinh lại chẳng hiểu tác phẩm nói gì hay sao?
Trên cơ sở đó, giáo viên xác lập cho học sinh cách khai thác nghệ thuật
ngôn từ qua các đoạn trích giảng “Truyện Kiều” trong chương trình Ngữ văn 9.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong chương trình ngữ văn 9, các em được tiếp xúc với nhiều tác phẩm
văn học cổ. Vì vậy, việc rèn luyện để học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật
của các từ ngữ trong các tác phẩm là rất cần thiết và quan trọng. Chính vì lẽ đó,
ở đề tài này tơi xin đề cập đến một vài biện pháp giúp học sinh cảm thụ được
giá trị một số từ ngữ nghệ thuật trong “Truyện Kiều”. Từ đó, học sinh có thể tự
mình phân tích tác phẩm để thấy rõ giá trị và hạn chế của tác phẩm đó.

2


2.3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu

2.3.1. Chương trình học:
“Truyện Kiều” là sự kết tinh của thiên tài văn học Nguyễn Du, là một tập
đại thành về ngôn ngữ. Thế nhưng trong phân phối chương trình THCS mơn
Ngữ văn lớp 9, 2011-2012, thực hiện theo sự điều chỉnh nội dung dạy học môn
Ngữ văn cấp THCS của Bộ GD- ĐT chỉ 6 tiết dành cho việc giảng dạy tác phẩm
kiệt xuất này: Hai tiết- giới thiệu về tác giả và tác phẩm; bốn tiết cịn lại là các
đoạn trích giảng “Chị em Thuý Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng
Bích”. Với số tiết ít ỏi này, học sinh mới chỉ nắm bắt được những nét chính về
nội dung và một phần rất nhỏ về nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh chưa cảm
nhận được một cách đầy đủ và sâu sắc giá trị của các từ ngữ nghệ thuật đặc sắc
trong “Truyện Kiều”.
2.3.2. Đối tượng môn học
Với học sinh lớp 9, trình độ tiếp thu kiến thức có tốt hơn so với học sinh
lớp 6,7,8. Tuy nhiên, ở các đoạn trích giảng của “Truyện Kiều”, các em hầu như
chỉ học thuộc thơ và hiểu từ ngữ trong tác phẩm rất mơ hồ.Nếu như người giáo
viên không giúp học sinh cảm thụ được giá trị của các từ ngữ thì học sinh sẽ
không cảm nhận được tác phẩm một cách trọn vẹn.
2.3.3. Đặc điểm tình hình địa phương
Trường THCS Thọ Ngọc được đặt trên địa bàn của xã Thọ Ngọc - xã bán
sơn địa của huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hố. Người dân chủ yếu làm nơng
nghiệp, việc quan tâm đến con em minh còn hạn chế. Bản thân các em mất nhiều
thời gian giúp gia đình cơng việc, các em cịn ham chơi, nhác học, nhác đọc ...Vì
vậy vốn ngôn ngữ của ác em là vô cùng nghèo nàn. Trên thực tế đó, cá nhân tơi đã
ln quan tâm đến việc sưu tầm, đọc thêm tài liệu để bổ sung nội dung bài giảng
đồng thời nâng cao kiến thức, năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh để các em
có thể vận dụng tốt hơn cách sử dụng từ trong khi nói và viết.
2.4. Biện pháp thực hiện
Khai thác văn bản qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ là một phương pháp
hay, nếu làm có hiệu quả nó sẽ có tác dụng làm tăng khả năng khám phá, cảm
thụ những cái hay cái đẹp của ngôn từ. Qua đó sẽ dần dần hình thành cho học

sinh những hứng thú, say mê học mơn văn hơn. Khi đó học sinh sẽ khơng cịn
thụ động tiếp nhận những kiến thức thầy cô truyền đạt lại mà bị cuốn hút vào
những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và hướng dẫn. Từ đó học sinh sẽ
chủ động tham gia vào q trình nhận thức và có những ý kiến cá nhân của mình
về các vấn đề được đặt ra trong tác phẩm, các em sẽ tự mình khám phá những
chân trời kiến thức mới.
Chính vì vậy, trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp
giúp học sinh cảm thụ giá trị của một số từ ngữ nghệ thuật qua các đoạn
trích giảng “Truyện Kiều” trong chương trình Ngữ văn 9.
3


2.4.1. Trau dồi vốn hiểu biết cho học sinh:
*Xét về mặt trang bị “ vốn”, phần trang bị vốn thứ nhất ( vốn sống, vốn văn
hóa) trong văn học cho học sinh nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng là trang bị
tri thức văn hóa…
Như chúng ta đã biết, mỗi tác phẩm đều ra đời trong những hoàn cảnh
nhất định một đi khơng trở lại. Vì vậy để học sinh nắm được các từ ngữ trong
“Truyện Kiều” một cách chính xác và đầy đủ nhất, giáo viên cần giúp các em
hiểu rõ hơn thời đại tác giả Nguyễn Du sống, biến cố lịch sử nào ảnh hưởng đến
cuộc đời ơng từ đó ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác thơ văn của tác giả ra sao?
Cụ thể:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thời đại Nguyễn Du sống (cuối thế
kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX):
+ Xét trên bình diện hệ thống các sự kiện, bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt
Nam thời Lê Mạc, Nguyễn Sở đầy rẫy những bất ngờ. Tính chất và quy mơ của
những xung đột khơng thể dung hịa. Giai cấp phong kiến tham bạo, tranh bá Đế
vương, chém giết tàn bạo lẫn nhau. Cuộc đối đầu giữa hai dòng họ: Trịnh ở
Đàng Ngoài và Nguyễn ở Đàng Trong kéo dài hơn hai thế kỷ có lúc gây ra cái
họa “nồi da nấu thịt, cốt nhục tương tàn”[1]

+ Ở Đàng Ngoài, phủ chúa lấn át cả cung vua, củng cố thế lực và ăn chơi thỏa
sức. Việc mua quan bán tước được chấp nhận. Kiêu binh, chưa một thời nào có,
gây họa cho xã tắc, kỷ cương. Cịn ở Đàng Trong chính quyền triều Nguyễn
được thiết lập với nhiều chính sách chuyên chế tàn bạo. Ngay trong tổ chức và
cơ cấu cồng kềnh của nó đã ni dưỡng và mở đường cho tệ nạn tham ô. Theo
nhận xét của Lê Q Đơn thì bọn chúng “coi vàng bạc như cát, thóc gạo như
bùn”.[1]
Nhìn chung ở cả Đàng Trong và Đàng Ngồi, giai cấp phong kiến đã tự
đào hố chơn mình do kết quả của hai cách cai trị: cắt đất, tranh quyền và hà
hiếp, bóc lột nhân dân. Vì vậy đây còn là thời đại bùng nổ của các cao trào nông
nhân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của anh hùng áo vải
Quang Trung – Nguyễn Huệ, đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị, thống
nhất đất nước, đánh thắng quân Thanh xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc.
Có thể nói thời đại Nguyễn Du sống là thời đại xã hội phong kiến khủng
hoảng trầm trọng “giống như một tia nắng cuối chiều”. Do vậy mà những gắng
gỏi dù rất kiệt xuất như phong trào Tây Sơn cũng chỉ là “một tia chớp lóe lên
rồi hồng hơn từ từ bng xuống”. Đó là một xu thế khách quan khơng gì đảo
ngược được. [2]
Từ việc giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về thời đại Nguyễn Du
sống, tơi giải thích cho các em thấy được: Bối cảnh xã hội với nhiều biến động
dữ dội, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại ấy là cơ sở sâu xa làm xuất hiện những
quan niệm mới về dân sinh, xã hội, con người, trong đó có trào lưu nhân đạo
chủ nghĩa. Điều này lý giải vì sao “Truyện Kiều” có giá trị đề cao con người, đề
cao cuộc sống trần tục và địi giải phóng con người, đồng thời chống lại các thế
lực phong kiến trà đạp hạnh phúc của con người, tình cảm con người.
- Về cảnh đời Nguyễn Du:
4


+ Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm 1765 âm lịch, mất ngày 10 tháng 8

năm 1820. Tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Ông sinh ra trong một gia đại đình q tộc, một dịng họ nổi tiếng về tước
vị và văn chương. Cha và anh Nguyễn Du đều làm đến chức Tể tướng thời Hậu
Lê. Dịng họ của Nguyễn Du có nhiều người làm văn viết sách.
+ Tuy xuất thân trong một gia đình đại quý tộc nhưng do biến động xã hội,
gia đình này cũng thăng trầm sa sút. Bản thân Nguyễn Du 10 tuổi đã mồ côi
cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du phải sống với anh là Nguyễn Khản nên
cuộc đời ông đã trải qua những năm tháng gian truân, trôi dạt, vất vả, long
đong. Do đó vốn sống của nhà thơ trở nên phong phú, rất có ích cho sáng tác
văn học.
+ Tâm trạng của Nguyễn Du rất phức tạp, ông muốn “phù Lê chống Tây Sơn
nhưng không thành. Năm 1776, ơng có ý định vào Nam giúp Nguyễn Ánh
nhưng bị bắt giam ba tháng rồi được tha. Sau ông có ra làm quan dưới triều
Nguyễn (thời Gia Long) nhưng tâm trạng luôn u uất “Rụt rè sợ hãi, chỉ vâng
vâng dạ dạ cho qua chuyện” (lời của Gia Long quở trách Nguyễn Du).
Ông đã từng làm quan giám khảo trường thi Hương, từng đi xứ sang
Trung Quốc. Vào ngày 10 tháng 8 năm 1820, ông đột ngột mất trong một nạn
dịch ghê gớm chết hàng vạn người. Trải qua “ bao cuộc bể dâu”, tiếp xúc với
những cảnh đời bi thảm trong cuộc sống và qua sách vở, Nguyễn Du chỉ giữ lại
cho mình một trái tim yêu thương vô hạn đối với con người và cuộc sống.
- Về xuất xứ lai lịch của Truyện Kiều:
+ Nguyễn Du viết truyện Kiều vào đầu thế kỷ XIX (1805 -1809) dựa vào tiểu
thuyết Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc.
+ Truyện Kiều là tên thường gọi căn cứ vào hình tượng của nhân vật trung
tâm. Còn ý đồ sáng tác của Nguyễn Du có lẽ gửi vào tên gốc ban đầu “Đoạn
trường Tân Thanh” ( tiếng nói mới về nỗi đau như đứt từng khúc ruột).
Giúp học sinh nắm được hoàn cảnh ra đời của “Truyện Kiều” là bước đầu
người giáo viên giúp em hiểu được ý tình của tập truyện Nôm này và các em
cũng thấy được tài năng sáng tạo kiệt xuất của Nguyễn Du. Từ một cuốn tiểu

thuyết viết bằng văn xuôi (gồm 20 hồi) của Trung Quốc, ông đã tái tạo thành
một truyện thơ Nôm của Việt Nam. Ơng chuyển chủ đề “Tình và Khổ” của Kim
Vân Kiều truyện sang chủ đề “Tài và mệnh” trong truyện Kiều. Với cảm hứng
nhân đạo cao xuất phát từ cuộc sông Việt, con người Việt, “ Truyện Kiều” xứng
đáng là sáng tác văn chương đích thực, là tập “ đại thành ngôn ngữ” của Nguyễn
Du [1].
* Trang bị phần vốn thứ hai đó là vốn tri thức ngơn ngữ ; tri thức về các
ước lệ nghệ thuật văn chương qua giờ văn học (về “ Truyện Kiều”).
- Trước hết giáo viên qua giờ dạy văn học (về “ Truyện Kiều”) cung cấp cho học
sinh vốn từ phong phú, cho học sinh cảm nhận thấy đúng, hợp và sâu sắc các từ
ngữ nghệ thuật trong tác phẩm (hiểu giá trị nhiều mặt của từ), từ đó biết được
cách dùng từ của tác giả trong tác phẩm.
Ví dụ : để chỉ nước mắt của Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã
dùng rất nhiều từ ngữ cùng với sắc thái nghĩa chung : nước mắt của người đẹp
5


nhưng xét mức độ ở mỗi hoàn cảnh khác nhau. Khi nhấn mạnh người đẹp khóc
thảm thiết, nhà thơ dùng : “ mạch tương” (“ Chưa xong điều nghĩ dạt dào mạch
tương”), khi người đẹp đau khổ mà vẫn đẹp nhưng âu sầu, nhà thơ lại viết :
“ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”. Và khi đau đớn vì giận mình đã giết
chồng (Từ Hải) với nỗi buồn đau bao trùm thì nước mắt của nàng Kiều lại là
“Dịng thu như xối cơn sầu” [2].
Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”, cái tài của Nguyễn Du là đã đảo
ngược một cách dùng từ thông dụng : biến “ điểm trắng” thành “trắng điểm”,
chỉ thay đổi một chút đó thơi, cơng việc đơn giản mà ngồi Nguyễn Du không
ai làm được. Trong sáng tạo thơ ca, người ta có thể “ chết” vì một từ mà cũng
có thế “ sống” vì một từ là thế. Nếu viết “ điểm trắng” thì khơng sai, ý thơ, âm
điệu thơ khơng hề thay đổi. Nhưng đó là cách viết “ non tay”, cách vẽ tranh của
nghệ nhân bắt chước mà chưa có cái “ thần”. Viết “ trắng điểm” tạo nên yếu tố

bất ngờ, cành lê như đem vào màu trắng, màu sắc của sự tinh khơi bằng bàn tay
vơ hình của tạo hóa. Nó đang chăm chút tơ điểm, khơng cầu kì trau chuốt mà
rất ý nhị. “ Điểm” ở đây là điểm xuyết, nghĩa là thêm vào, chỉ một chút thơi mà
gương mặt của cành lê khơng cịn là chính nó. “ Trắng điểm” và “ điểm trắng”
chỉ hơn nhau một sự lung linh nho nhỏ mà đã là hai thế giới rất xa nhau. Đọc
hai câu thơ tuyệt bút của Nguyễn Du : “ Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê
trắng điểm một vài bông hoa”, tuy không tả mặt biển mà ta cứ
như dập dờn, say giữa những con sóng đung đưa cỏ xanh hoa trắng. Mùa xuân
đối với một năm giống như bông hoa phong nhụy mơ màng, ấp ủ biết bao, hy
vọng biết bao, nó là một nụ cười chúm chím, một thứ “ hương thầm”.
Hay trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân ”, với ngơn ngữ giàu chất tạo
hình, Nguyễn Du đã tái hiện cảnh lễ hội trong tiết thanh minh và hoạt cảnh du
xuân bằng một loạt từ ghép là danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân), động
từ (sắm sửa, dập dìu), tính từ (gần xa, nơ nức) và cách nói ẩn dụ “ nơ nức yến
anh”…làm hiện lên trước mắt người đọc động thái tâm trạng của những đoàn
người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én chim oanh bay ríu rít, những người đi
quét tước, sửa sang phần mộ, viếng mộ người thân.
Trong đoạn trích này, giáo viên cũng cần chú ý đến hệ thống từ láy mà tác
giả sử dụng để phân tích cho học sinh thấy rõ. Những từ láy “ tà ta ”, “ thanh
thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng
con người. Đặc biệt, hai chữ “ nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật,
diễn tả sự xúc động đến rưng rưng “ Thiệt lịng mình cũng nao nao lịng người”
(Truyện Kiều). Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang
còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh “ nao
nao” như báo trước ngay sau lúc này thôi Thúy Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên,
sẽ gặp chàng thư sinh “ phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng. Bi kịch và hạnh
phúc cùng đến với Thúy Kiều ở buổi “ thanh minh trong tiết tháng ba”.
Trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, giáo viên cần chỉ rõ cho học
sinh thấy dụng ý dùng từ của Nguyễn Du. Hai chữ ” khóa xuân” cho thấy nàng
Kiều đang bị giam lỏng. Chữ “ xuân” mang nhiều hàm nghĩa : nói về Thúy

Kiều, gửi cả tuổi thanh xuân, xuân sắc của nàng. Hay ở câu thơ “ Tấm son gột
rửa bao giờ cho phai”, “ tấm son” có thể đó là chỉ tấm lòng nhớ thương Kim
6


Trọng khơng bao giờ ngi qn, hoặc cũng có thể là tấm lòng trong trắng của
Kiều bị dập vùi hoen ố biết bao giờ gột rửa.
Rõ ràng Nguyễn Du đã rất hiểu được giá trị của mỗi từ mình dùng trong
từng văn cảnh, vì vậy sức gợi cảm của nó càng đạt đến đỉnh cao.
Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã nhận xét : Nguyễn Du có tài lột tả cái
thần của nhân vật chỉ bằng một từ tiêu biểu như từ “ Lẻn” khi miêu tả Sở Khanh
(Một tên chuyên lừa gạt kiếm lời) ; từ “ Ngây” khi miêu tả Hồ Tôn Hiến (Một
tên quan dâm ô bỉ ổi) hay từ “ Tót” với Mã Giám Sinh (Một tên bn người vơ
lương hèn hạ). Đó là những chữ “ báu”, những “ Nhãn tự” ngôn từ “ Truyện
Kiều” mà người giáo viên cần đi sâu phân tích để dẫn dắt học sinh tìm hiểu tác
phẩm.
Đặc điểm lớn nhất trong sự kết hợp vận dụng hệ thống từ ngữ dân tộc và
hệ thống từ ngữ Hán – Việt cùng sự phát triển có tính quy luật về phương diện
sử dụng ngôn ngữ trong “ Truyện Kiều ” là số lượng “ có tính áp đảo” của ngơn
ngữ dân tộc và sự Việt hóa hệ thống từ ngữ Hán – Việt cũng như điển cố thi liệu
Trung Quốc. Trong đoạn trích “ Kiểu ở lầu Ngưng Bích”, ta thấy những thi liệu,
điển cố được Nguyễn Du sử dụng ở đây đã xác định hai mối quan hệ tình cảm
khác biệt của Kiều. Với Kim Trọng là “ dưới nguyệt chén đồng”, “ tấm son gột
rửa” ; cịn khi nói về cha mẹ lại là “ quạt nồng ấp lạnh”, “ sân Lai”, “ gốc tử”.
Cũng là nỗi nhớ thương nhưng Thúy Kiều nhớ về Kim Trọng khác khi nhớ về
cha mẹ, chứng tỏ Nguyễn Du khơng chỉ có sự cảm thơng lạ lùng đối với nỗi
lịng nhân vật mà cịn có “ kì tài diệu bút” để thể hiện hợp lí và tinh tế những
cung bậc sắc thái tình cảm vô cùng đa dạng, phong phú của đời sống tâm hồn
con người.
Đây là cơ sở giúp giáo viên khi dạy một tiết văn bản cần phải biết lựa

chọn từ ngữ mà tập trung phân tích để từ đó có khả năng gây hứng thú, rung
cảm đối với học sinh và đồng thời cũng tác động tới sự lĩnh hội nhận thức của
các em.
Ngoài ra, người giáo viên cũng cần chú ý giúp học sinh có những hiểu
biết nhất định về các ước lệ nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật văn học.
Chẳng hạn : Để gợi tả vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều
hình tượng nghệ thuật ước lệ. Hình ảnh ước lệ “ làn thu thủy” - làn nước mùa
thu dợn sóng – gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh,
linh hoạt. Cịn hình ảnh ước lệ “ nét xn sơn” - nét núi mùa xuân xanh tươi –
lại vẽ lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Thực ra, bút pháp ước
lệ nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thơng qua sự phán đốn, trí
tưởng tượng chứ khơng miêu tả cụ thể, tỉ mỉ. Bên cạnh đó, Nguyễn Du cịn sử
dụng ý thơ cổ : “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành” (Thơ của Lí Diên Niên
đời Hán : “ Nhất cố khuynh nhân thành – Tái cố khuynh nhân quốc”) nhưng bức
chân dung Thúy Kiều khơng vì thế mà bị khn vào cơng thức, sáo mòn. Bởi lẽ,
những danh từ “ làn, nét”, những động từ “ ghen, hờn”, những tính từ “ thắm,
xanh” và lối tiểu đối đã tạo ra những đường nét đậm đà màu sắc khiến người đọc
có thể hình dung mơt dung nhan rực rỡ và có hồn.
Qua giờ văn học, người giáo viên còn cần giúp các em cảm nhận được tác
dụng của các thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm.
7


Trong “ Truyện Kiều”, Nguyễn Du sử dụng thành ngữ “ kiến bò miệng
chén” rất nhuần nhụy – bởi đưa nó vào thành thơ lục bát :
“ Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén còn bò đi đâu”
Người đọc thấy thật tự nhiên mà cảm nhận ý của câu thơ vẫn thật hàm
súc, gợi cảm.
Trong đoạn trích “ Kiểu ở lầu Ngưng Bích”, để khắc họa tâm trạng Thúy

Kiều, tác giả đã sử dụng những tứ thơ mang phong cách thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam. Tâm tư của Kiều được biểu đạt qua chiều dài của thời gian và khoảng cách
của không gian như “ rày trông mai chờ”, “ tựa cửa hôm mai”, “ cách mấy
nắng mưa”, “ chân trời góc bể”. Những cụm từ này đã tăng thêm sức nặng biểu
cảm cho câu thơ, làm cho lời độc thoại nội tâm của Kiều thêm chân thành, tha
thiết.
Như thế, qua giờ dạy văn học, giáo viên có thể trao đổi cho các em những
hiểu biết cơ bản về cách sử dụng từ ngữ nghệ thuật, cách cảm nhận nó, địi hỏi
các em phải có những rung động. Đó là cơ sở để các em cảm thụ được tác phẩm
văn học.
2.4.2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ giá trị từ ngữ nghệ thuật cho học sinh :
Bồi dường năng lực cảm thụ giá trị từ ngữ nghệ thuật cho học sinh là bồi
dưỡng sức nhạy cảm nghệ thuật cho các em. Sức nhạy cảm nghệ thuật là thói
quen phát sinh và phát triển giao tiếp với nghệ thuật. Nếu giao tiếp nhiều thì sức
nhạy cảm sẽ lớn. Muốn học sinh nhạy bén với từ ngữ nghệ thuật cần cho các em
tiếp xúc nhiều với nghệ thuật ngôn từ.
Trong giờ văn học, học sinh tiếp xúc với văn bản nghệ thuật có sự hướng
dẫn của giáo viên, nếu tổ chức tốt sẽ rèn luyện được việc cảm thụ nghệ thuật ở
mức độ cao.
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ giá trị từ ngữ nghệ thuật còn là việc hướng
dẫn học sinh cảm thụ văn học nghệ thuật nói chung cũng như cảm thụ giá trị
nghệ thuật của từ ngữ nói riêng. Trong giờ văn học, để làm được điểu này, giáo
viên phải chỉ ra được từ ngữ trong “ Truyện Kiều” có ý nghĩa thẩm mĩ nhất định.
Có nghĩa là khơng chỉ giảng để học sinh hiểu mà cịn phải bình để học sinh cảm.
Vì nhận thức nghệ thuật là cảm xúc và cảm thụ. Người giáo viên hướng dẫn học
sinh biết cách chắt lọc vài ba yếu tố trong tác phẩm gây thành ấn tượng đậm
nhất, lay động mình sâu xa nhất, nắm lấy nó rồi bình. Ấn tượng càng sâu đậm,
ám ảnh bao nhiêu thì bình càng dễ truyền cảm bấy nhiêu. Có thể nói, bình tác
động chủ yếu vào rung cảm thẩm mĩ nơi tâm hồn người đọc, thực chất là bộc lộ
sự rung động, say mê, sự cảm kích, cảm phục của mình trước áng văn, bài thơ,

trước tâm hồn và nét bút tài hoa của tác giả ; bộc lộ sự đánh giá, đề cao chân
thành và sâu sắc về giá trị các bình diện nào đó của tác phẩm hoặc tác giả. Ngọn
nguồn của lời bình bao giờ cũng là sự đồng cảm. Tiếng nói của người bình là
tiếng nói tri ân. Chính vì vậy, bình giúp học sinh cảm thụ văn bản bằng lời lẽ
nghệ thuật. Từ đó học sinh trực tiếp cảm thụ và rung cảm đến mức sâu sắc.
Khi dạy tiết 32 và 33 “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tơi đã chuẩn bị lời bình
về tám câu thơ cuối của đọan trích. Tơi nhận thấy học sinh trong lớp lắng nghe
8


một cách chăm chú và mê say. Phải mất vài giây sau khi kết thúc lời bình thầy
trị mới chuyển sang được nội dung khác của tiết dạy. Lời bình đó là : “ Tám
câu thơ dựng lên bốn bức tranh buồn được bắt đầu bằng hai tiếng “ buồn
trông”. Đây là một trong những đoạn tả cảnh ngụ tình thành công nhất trong
“ Truyện Kiều”. Nhưng cái hay của đoạn thơ là ở bút lực của thiên tài Nguyễn
Du tạo nên nhiều tầng ý nghĩa phong phú. Cánh buồn thấp thống nơi cửa bể
chiều hơm gợi lên một cảnh đời lưu lạc, một nỗi nhớ nhà, cô đơn. Cánh “ hoa
trôi man mác” giữa “ ngọn nước mới sa” cũng là tâm trạng và số phận vô định
của Thúy Kiều. “ Nội cỏ dầu dầu” giữa “ chân mây mặt đất” vơ cùng rộng lớn
xa xăm hay chính là tâm trạng bi thương, tương lai mờ mịt của nàng Kiều. Và
thiên nhiên dữ dội “ gió cuốn mặt duềnh”, “ ầm ầm tiếng sóng” như nói lên
tâm trạng hãi hùng và cuộc sống đầy đe dọa bao quanh nàng…Phải chăng đó
cũng là lời dự báo về quãng đời tủi nhục, cơ cực mà nàng sẽ phải trải qua trong
mười lăm năm lưu lạc”.
2.4.3. Bài giảng minh họa :
Tiết 28 : Chị em Thúy Kiều
(Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
Đây là một giáo án mẫu mà tôi đã soạn và thực hiện việc đổi mới theo
cách khai thác nghệ thuật ngôn từ nhằm tạo nên sự hứng thú trong việc Đọc –
Hiểu – Cảm văn của học sinh.

Trọng tâm của tiết dạy : Ngoài việc giúp học sinh cảm nhận được bức
chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều qua bút
pháp khắc họa tài hoa, độc đáo của Nguyễn Du, giáo viên còn cần giúp học sinh
thấy được một số biện pháp nghệ thuật về từ ngữ như ẩn dụ, tượng trưng, dùng
từ sáng tạo để làm nổi bật chân dung từng nhân vật.
Trong bài giảng, giáo viên thể hiện phương pháp dạy theo đặc trưng bộ môn,
từng bước giúp học sinh cảm thụ được một số từ ngữ nghệ thuật trong đoạn trích.
Cụ thể :

Phương pháp
- So sánh để làm rõ nghĩa của từ đó trong
câu thơ, đoạn trích giảng.
Kết hợp giảng với bình một số từ “ đắt”.
- Liên hệ so sánh với các phần khác, tác
phẩm khác, tác giả khác có liên quan.
- Hướng dẫn học sinh qua một số bút
pháp nghệ thuật khác có trong bài giảng.
(Bút pháp cá thể hóa nhân vật).

Mục đích
- Học sinh thấy được giá trị
nghệ thuật của từ. Cảm nhận
được đó là từ ngữ nghệ thuật
(kiểm tra độ nhạy cảm của học
sinh).
- Học sinh hiểu và cảm nhận
được cái hay của từ ngữ nghệ
thuật.
- Học sinh vận dụng kiến thức
đã có và được cung cấp thêm

vốn từ, tri thức văn hóa để cảm
nhận đúng và hay các từ ngữ
nghệ thuật.
- Học sinh thấy được vai trò
của các từ ngữ, biện pháp nghệ
9


thuật nếu dùng có chọn lọc.
TIẾT 28: CHỊ EM THÚY KIỀU
(Trích “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn
trích trong “ Truyện Kiều”.
*Trọng tâm :
1. Kiến thức :
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân
vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du : ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của con người
qua một đoạn trích cụ thể.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dõi diến biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ
điển của Nguyễn Du trong văn bản.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức biết cách khai thác nghệ thuật ngơn từ trong
đoạn trích.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Soạn giáo án.

- Văn bản “ Truyện Kiều”.
- Tài liệu về nghệ thuật “ Truyện Kiều”.
- Máy Projector.
Học sinh :
- Nắm kỹ phần giá trị “ Truyện Kiều”, đặc biệt là giá trị nghệ thuật.
- Soạn bài “ Chị em Thúy Kiều”.
- Tài liệu tham khảo về tác phẩm.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Giới thiệu bài:
Một trong những giá trị nghệ thuật đặc sắc của “ Truyện Kiều” là nghệ
thuật tả người của Nguyễn Du. Đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” chúng ta học
hơm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nữa về nghệ thuật tả người của ơng.Đoạn
trích nằm ở phần đầu của truyện (từ câu 15 đến câu 38).
Hoạt động của thầy

Hoạt động

Nội dung cần đạt

của trò
* Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu chung về văn bản.
Căn cứ vào kiến thức đã
học về Truyện Kiều (tóm

I. Tìm hiểu chung:
1. Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần
đầu của truyện (từ 15 đến

10


tắt tác phẩm) cho biết vị trí
của đoạn trích?
* Giáo viên hướng dẫn
cách đọc, đọc mẫu 8 câu
đầu rồi gọi học sinh đọc
tiếp.
Nhận xét cách đọc.
Giáo viên chọn 1 hoặc 2
chú thích để giải nghĩa.
( ?) Theo em, đoạn trích có
thể chia bố cục như thế
này ?
Ý chính của từng phần
trong bố cục đó ?
Cịn cách chia nào khác ?
Giáo viên thống nhất bố
cục.

(?) Để tả (kể) về hai chị

câu 38).
2.Đọc, giải thích từ khó.
+ Học sinh đọc
văn bản

+ Học sinh trả


*Cách đọc:
Giọng vui tươi, trân
trọng, trong sáng.
*Giải thích từ khó
(Sách giáo khoa).
3.Bố cục: Ba phần

lời theo sự- - 4 câu đầu: Giới thiệu chung
chuẩn bị bài ở
về vẻ đẹp của hai chị em.
nhà:
- 16 câu tiếp: Vẻ đẹp riêng
- Bốn phần?
của mỗi người.
- Ba phần?
- - 4 câu cuối: Cuộc sống của
2 chị em.
Chặt chẽ như một cốt

+

Học sinh

truyện.
II.Tìm hiểu chi tiết văn
bản:

em, tác giả đã dùng những
hình ảnh nào?
(?) Vậy em hiểu “ả tố nga”

là gì?
“ả”: Cơ, “tố nga”: Người
đẹp.
(?) Nguyễn Du đã dùng
biện pháp gì để tả?
*Giáo viên gợi mở và giải
thích
“Ước”: Quy ước.
“Lệ”: đẹp
“Ước lệ”: Quy ước chung
cái đẹp.
Vậy ước lệ bằng cách nào?
(Tìm hiểu “Mai cốt cách,
tuyết tinh thần” như thế
nào?)
* Giáo

viên giải thích:

phát hiện rồi
trả lời “Hai ả
tố nga”
Hai
người
con gái xinh
đẹp
+ Học sinh suy
nghĩ, phân tích
và trả lời
-


Học sinh giải
thích theo chú
giải SGK.
(Vóc
dáng
thanh cao, tâm
hồn
trong
trắng).

1.Vẻ đẹp chung của hai
chị em Thúy Kiều, Thúy
Vân:

Ước lệ, tượng trưng (Đặc
điểm nổi bật của văn thơ
trung đại).

Dùng ẩn dụ, nhân hóa (Lấy
vẻ đẹp của thiên nhiên làm
chuẩn mực).
11


“Mai”: một trong bốn loài
tứ quý mà người xưa dùng
để so sánh với vẻ đẹp cao
sang, quý phái của con
người (Tùng – cúc – trúc –

mai).
Thành ngữ “Mỗi người một
vẻ” được dùng với ý nghĩa
gì?
Qua cách tả đó, em cảm
nhận được vẻ đẹp của hai
chị em như thế nào?
*Giáo viên: Chi tiết “mỗi
người một vẻ” có tác dụng
hé mở (vẻ riêng ấy là gì?)
tạo cảm hứng cho người
đọc.
*Gọi học sinh đọc 4 câu
tiếp rồi trả lời:
Để miêu tả chân dung Thúy
Vân, tác giả đã dùng những
từ ngữ, hình ảnh nào?
Dựa vào những từ ngữ
chọn lọc và có sức gợi ấy,
em hãy diễn tả vẻ đẹp của
Thúy Vân?
( Vậy bút pháp nghệ thuật
nào được Nguyễn Du dùng
để tả Thúy Vân? Em có
nhận xét gì về cách tả? Qua
cách tả ấy ta có hình dung
được vẻ đẹp của Thúy Vân
khơng?
*Giáo viên:
Tại sao Nguyễn Du

dùng từ “thốt” mà khơng
dùng từ “nói”? đây là tín
hiệu nghệ thuật mà tác giả
đã lựa chọn kỹ phù hợp với

-

+ Học sinh
thảo luận
nhóm nhỏ (hai học sinh) rồi phát biểu.
- Thành ngữ: “Mười phân vẹn
mười”
Khẳng định vẻ đẹp tao
nhã, gợi cảm và hoàn mĩ
của Thúy Vân, Thúy Kiều.
+Học
sinh 2. Vẻ đẹp riêng của Thúy
Vân – Thúy Kiều
a. Chân dung Thúy Vân:

phát hiện từ
ngữ
(Trang trọng, khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở
nang,
cười, thua,
thốt, - - Từ ngữ: “Trang trọng khác
nhường)
vời”
+ Học sinh Chọn lọc, có sức gợi.
dựa vào chú

thích SGK để
diễn tả:
(Khuôn
mặt
đầy đặn, tươi
sáng
như trăng rằm,lông
mày- - Ước lệ, tượng trưng: ẩn dụ,
thanh
mảnh nhân hóa, liệt kê.
như nét ngài,
*Vẻ đẹp
*Vẻ đẹp
nụ cười tươi
của thiên
của Thúy
như hoa, tiếng
nhiên:
Vân
nói trong như
+ Ẩn dụ,
(Khn
ngọc, tóc đen
liệt kê:
mặt, miệng
12


vẻ đẹp của Thúy Vân cho
ta cảm nhận cử chỉ e lệ,

dun dáng của nàng. Khi
nàng cất tiếng nói thì mọi
người xung quanh đều
muốn lắng nghe bởi nàng
nói đấy mà như “ngọc nói”.
Đó chính là tài của ơng khi
sử dụng từ.

(?) Cảm nhận của em về
chân dung Thúy Vân? Qua
đó gợi cho em nhớ tới
những tiêu chuẩn nào của
xã hội phong kiến khi đánh
giá về vẻ đẹp của người
phụ nữ chuẩn mức? Dự
cảm của em về cuộc đời
của Thúy Vân sau này?
*Chuyển ý: Vẻ đẹp của

hơn
mây, da
trắng
hơn
tuyết).

Trăng, hoa,
ngọc, mây,
tuyết
+ Nhân
+Học sinh liên

hóa: Thua,
hệ với phần nhường
(1) để trả lời Ước lệ
cá nhân.
theo hướng
+ Học
sinh cụ thể, chi
khác nhận xét, tiết.
bổ sung.
(Ta dễ dàng
hình
được
dung
Vân).

Vẻ đẹp
đoan trang,
phúc hậu.

dung
chân
Thúy

Thúy Vân như vậy, cịn
Thúy Kiều thì sao? Chúng
ta cùng tìm hiểu.
Học sinh nêu

?) Miêu tả Thúy Kiều, tác
giả miêu tả những nét nào?

Từ ngữ nào trong hai câu
thơ đầu của phần này đã
cho ta cảm nhận được vẻ
đẹp của Thúy Kiều khác
hẳn Thúy Vân?
(?) Khi miêu tả nhan sắc

cười, tiếng
nói, màu
tóc, làn da)

*Tóm lại:
Chân dung Thúy Vân được
tạo nên bởi sự hòa hợp, êm
đềm với xung quanh, được
thiên nhiên chấp nhận (một
vẻ đẹp chuẩn mực)
Dự cảm Thúy Vân sẽ có
một cuộc đời bình lặng,
sn sẻ.

cảm nhận
riêng: người
phụ nữ chuẩn
mực trong xã
hội phong
kiến:
Công – dung –
ngôn – hạnh
b. Chân dung Thúy Kiều:

- Từ ngữ khái quát:
“Sắc sảo, mặn mà” : Sắc, tài

của Thúy Kiều, tác giả tập
13


trung tả những nét nào?
( Từ ngữ biểu hiện?)
( Hãy diễn tả cách hiểu
của em về những hình ảnh
đó.

+ HS phát hiện
rồi trả lời:
“...Càng sắc
sảo, mặn mà,
so bề tài sắc
lại là phần
hơn”.

*Nhan sắc:

* Giáo viên bình nâng cao:
Bút pháp ước lệ, tượng
Ở đây, Nguyễn Du tả
trưng:
chấm phá theo kiểu điểm
- “ Làn thu thuỷ, nét xuân
nhấn cốt để nêu bật cái

sơn”
“thần” của vẻ đẹp Thúy + Học sinh
( Đôi mắt trong như nước
Kiều. Bởi đôi mắt là cửa sổ thảo luận
mùa thu, nét lông mày tựa
tâm hồn. Đôi mắt của Kiều nhóm(2hs)
dáng núi mùa xn): một
là đơi mắt biết nói.
và trả lời:
đơi mắt có hồn, một đơi mắt
“Làn thu thủy,
Qua đơi mắt ta có thể thấy
đa sầu, đa cảm.
nét xn sơn
vẻ đẹp tâm hồn của nàng.
Hoa ghen thua
Tất cả những tinh anh đều
Kiêu sa.
Vẻ đẹp
thắm, liễu hờn
gửi vào đôi mắt.
kém xanh”.
trừu tượng, Cuốn hút mãnh
( Mức độ sắc đẹp của
khó tả
liệt
Kiều được tác giả miêu tả +Học sinh
Có một khơng
diễn
tả:

qua nghệ thuật nào? Giá trị
hai.
(Đơi
mắt
của
diễn tả của nó?
Kiều trong
→ Một trang tuyệt thế
như
làn
nước
*Giáo viên liên hệ mở rộng:
giai nhân.
Nguyễn Du đã dùng điển mùa thu, ẩn
tích để ca ngợi vẻ đẹp của dưới hàng lơng
Kiều. Đó là một điển tích ở mày thanh
đời Hán. Khi ca ngợi về sắc thoát, tươi tắn
đẹp của một mĩ nhân, Lí như dáng núi
mùa xuân tràn
Diên Niên đã viết:
đầy sức sống).
“ Nhất cố khuynh nhân thành
Tái cố khuynh nhân quốc”
Nghĩa là: Quay lại nhìn
* Tài hoa:
một lần thì làm nghiêng
+Học
sinh
- Trí tuệ: Trời phú
thành người. Ngoảnh lại

nhìn một lần nữa thì làm phân tích, nêu - Sự kết hợp đa tài qua phép
liệt kê và hệ thống từ ngữ chỉ
nghiêng nước người. Nó nhận xét.
mức độ tuyệt đối.
gợi cho ta liên tưởng đến
cái liếc mắt của Điêu
Tài:
Mức độ:
Thuyền; một chút nũng nịu
+ Thi-họa- +Pha nghề+ Học sinh trả
của Dương Quí Phi.....
14


Những người đã làm đổ
bao thành trì và triều đại
phong kiến Trung Quốc.

lời.

( “Sắc đành địi một”, cịn
tài thì “họa hai”. Theo cách
kể và tả của Nguyễn Du thì
Kiều có những tài gì? Từ
ngữ nào đánh giá về mức
độ tài năng của nàng?

+ Học sinh tự
cảm nhận.


* Giáo viên mở rộng: Tiếng
đàn của nàng được
cảm nhận:
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới xa nửa vời.

Tiếng khoan như gió thoảng
ngồi, Tiếng mau sầm sập như trời
đổ mưa.
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn
sầu.

Phải chăng chàng Kim
hơm nào cũng “ ngơ ngẩn
lịng” khơng chỉ vì tiếng
đàn của nàng hay mà cịn
cảm nhận được “cung bạc
mệnh” từ lúc ấy rồi. Và quả
thật, cuộc đời nàng đã trải
qua mười lăm năm đoạn
trường.
( Cảm nhận của em về
bức chân dung của Thúy
Kiều? Qua đó, em có dự cảm
gì về cuộc đời của nàng?
* Giáo viên liên hệ:
Ca dao xưa có câu:

+ Học sinh trả

lời.
+Học sinh nêu
nhận xét

ca-ngâm.
đủ mùi-lầu(Thơ-vẽnghề riênghát-đánh
ăn đứt.
đàn).
+Soạn nhạc +Tự tay
“Thiên bạc “lựa”.
mênh”.
→ Tài hoa tuyệt đỉnh.
(Tự tay lựa một khúc nhạc
sầu thương, bi thảm→ Như
một định mệnh).

+ Học sinh tự
cảm thụ.
+ Học sinh
thảo
luận
nhóm (6 học
sinh) và trả lời
+ Học sinh
làm bài tập.

* Tóm lại:
Bức chân dung Thúy Kiều
có đủ: nhan sắc - trí tuệ tâm hồn. Vẻ đẹp của Kiều
khơng tạo sự hịa hợp với

xung quanh (Vượt quá
chuẩn mực).
→ Sự đố kị (Dự cảm về
cuộc đời đầy sóng gió).

“ Một vừa hai phải ai ơi!
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”

Hoặc chính Nguyễn Du đã
mở đầu “Truyện Kiều”
bằng hai câu:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét
nhau”.

( Nhận xét của em về nếp
sống của Thúy Kiều, Thúy
Vân được kể và tả qua bốn

3. Cuộc sống của hai chị
em:
- Gia phong, nền nếp.
- Êm đềm, bình lặng.
15


câu thơ cuối này?
( Qua việc tìm hiểu, phân
tích trên, em có nhận xét gì
về nghệ thuật tả người của

Nguyễn Du?
( Qua đoạn trích, em thấy
thái độ của tác giả thể hiện
như thế nào?
* Giáo viên có thể giải
thích và so sánh:
- Cảm hứng “nhân văn”:
Biểu hiện cái đẹp (sự
trân trọng, nâng niu).
- Cảm hứng “nhân đạo”:
lòng yêu thương con người.
- Giá trị “nhân bản”: mang
đậm tính dân tộc.
* Bài tập 1.
Ta thấy thúy Kiều là nhân
vật chính của tác phẩm lại
là chị của Thúy Vân, tại sao
tác giả tả Vân trước?
Có ý kiến cho rằng đó là
nghệ thuật địn bẩy. Em có
đồng ý khơng hay có ý kiến
khác?
* Bài tập 2.
Giáo viên chiếu văn bản
đọc thêm rồi gọi học sinh
đọc và trả lời câu hỏi:
So sánh điểm giống và
khác nhau giữa hai văn bản

→ Có đức hạnh.

III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
Bút pháp ước lệ, tượng
trưng (Lấy vẻ đẹp của thiên
nhiên để gợi tả vẻ đẹp của
con người) qua phép ẩn dụ,
nhân hóa, liệt kê.
→Nghệ thuật tả người bậc
thầy của Nguyễn Du.
2. Nội dung:
Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng
của con người.
→Thể hiện rõ sự trân trọng
về cái đẹp đồng thời là biểu
hiện cảm hứng nhân văn sâu
sắc của Tố Như.
IV. Luyện tập:
* Bài tập 1.
Định hướng:
Ý kiến cho rằng tả Vân
trước(dùng Vân để làm nổi
bật Kiều) - điều này đúng.
Song có lẽ coi việc tả theo
thứ tự ấy là một sự chuyển
tiếp nghệ thuật thì hợp lí
hơn chăng? Như thế sẽ cảm
thấy Vân khơng bị “xúc
phạm” vì mình chỉ là “nền”
làm Kiều nổi bật.
* Bài tập 2.

Mục đích để so sánh điểm
giống và khác nhau về cách
xây dựng nhân vật của
Nguyễn Du với Thanh Tâm
Tài Nhân.
Định hướng:
- Giống: Về nội dung (Xây
dựng chân dung hai chị em
Thúy Kiều).
- Khác:

Nguyễn Du

Thanh Tâm
Tài Nhân
16


+ Thơ trữ +Văn xi.
tình.
+
Phương + Kể.
thức: Tả....
4. Củng cố:
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” cho ta thấy rõ nghệ thuật tả người đặc sắc
của Nguyễn Du: Ước lệ, tượng trưng. Đoạn trích tiếp theo “Cảnh ngày xuân” lại
giúp các em hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh, tả tình bậc thầy của ông.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lịng đoạn trích. Nắm được nội dung và nghệ thuật chính.
- Soạn bài “Cảnh ngày xuân”.

2.5. Kết quả thực hiện:
Sau khi tiến hành thực nghiệm giảng dạy qua một tiết văn bản, tôi nhận
thấy: Với các tiết dạy trước đây, các em tham gia giờ học thiếu sơi nổi, có nhiều
em tỏ ra thơ ơ, thậm chí có tâm lí “ngại” khi phải tiếp cận những tác phẩm văn
học trung đại như “Truyện Kiều”. Nhưng do được giáo viên tìm hiểu sâu về từ
ngữ nghệ thuật trong “Truyện Kiều” nên trình độ cảm thụ, phân tích tác phẩm
của các em được nâng lên một bước rõ rệt. Các em học tập chủ động, sáng tạo,
mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ những cảm nhận của mình. Niềm hứng thú học
văn được thể hiện ngay trong thái độ học và qua việc làm bài của các em. Từ
chỗ lười học văn nay các em đã không ngại học, cảm thấy yêu thích hơn những
giờ học văn. Những bài cảm thụ của các em đã đỡ nhạt nhẽo, vơ cảm hơn. Ví dụ
như em Nguyễn Thị Chinh lớp 9A đã viết đoạn văn - làm bài tập về nhà rất
hay, chứng tỏ em đã cảm nhận được từ ngữ nghệ thuật trong đoạn trích một cách
ý thức từ bài giảng của Thấy. Em đã cảm nhận về cách dùng từ “Thốt” của
Nguyễn Du trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” như sau :
Với ngòi bút miêu tả tinh tế, Nguyễn Du không chỉ thành công trong việc
tôn lên bức chân dung rực rỡ của Thúy Vân mà còn làm cho người đọc ngưỡng
mộ trước phẩm cách của nàng. Chỉ với một câu thơ “Hoa cười ngọc thốt đoan
trang” mà cụ thể là từ “thốt” thôi cũng đủ để cho ta cảm nhận được điều ấy.
Nguyễn Du không viết “Hoa cười ngọc nói đoan trang”, nếu dùng từ “nói” thì
ý nghĩa của câu đã giảm đáng kể, không mang sắc thái biểu cảm.Còn từ “thốt”
đã phần nào hé mở phẩm cách của Thúy Vân. Nàng là con nhà “phong lưu”
nên luôn chứa ẩn nét e dè, duyên dáng, mỗi lời Thúy Vân nói ra ta cảm giác
như là đều đã được suy nghĩ, cân nhắc cẩn thận nên nó khơng chỉ đúng, khơng
chỉ hay mà cịn q giá như ngọc như ngà. Thế mới thấy cái tinh tế, kỹ càng của
Nguyễn Du trong việc dùng từ. Quả không hổ danh bậc thầy ngôn ngữ [3].
Hay như em Lê Thị Lan Anh lớp 9A cũng đã có những cảm nhận khá
sâu sắc về vẻ đẹp của Thúy Kiều:
“Chị em Thúy Kiều” là đoạn trích nằm trong phần mở đầu Truyền Kiều
của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Qua đoạn trích, người đọc cảm nhận được

vẻ đẹp tài hoa của nang Kiều. Bút lực của ông đã dành cho nhân vật Thúy
17


Kiều một sự ưu ái. Nếu qua những câu thơ trước, ta đã tưởng rằng Vân là
“tuyệt thế giai nhân” thì đến với Thúy Kiều, nhan sắc tuyệt mỹ ấy bỗng trở
nên mờ nhạt, chỉ với phông nền làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy nhất từ trước tới
nay. Và việc miêu tả Vân trước, Kiều sau cũng là cả một dụng ý nghệ thuật,
nhà thơ muốn vận dụng thủ pháp “đòn bẩy” để làm nổi bật lên tấm chân dung
nàng Kiều muôn phần rực rỡ:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Nếu tả ThúyVân nhà thơ tập trung vào gợi hình để cho độc giả có thể
hình dung ra nàng rõ nét nhất thì đến Kiều chỉ cịn là gợi vẻ. Nguyễn Du muốn
gợi tả, muốn khơi gợi hết tất cả những thần thái ẩn sâu dưới nhan sắc của
người con gái tuyệt trần kia và nét đẹp ông đã chọn để gửi gắm tất cả những
“lời vàng ý ngọc” của mình chính là đơi mắt: “Làn thu thủy, nét xn sơn” kiều diễm vô cùng!
Chắc hẳn mỗi chúng ta không ai có thể bắt con tim của mình ngừng xao
xuyến nếu một lần nhìn sâu vào đơi mắt ấy, nó trong sáng như làn nước mùa
thu với hàng lông mày thanh thoát, tươi đẹp như dáng núi mỗi độ xuân về.
Nước mùa thu trong, lắng lặng, có thể nhìn thấu tận dưới sâu hay nó cũng như
ánh mắt nàng Kiều long lanh, sâu thẳm muôn phần quyến rũ. Dường như cái
thần, cái sắc, cái tình, cái mặn mà kia cũng từ ánh mắt mà ra, gợi chiều sâu đa
sầu đa cảm, gợi cái buồn mênh mang mà sâu sắc. Ngòi bút của Nguyễn Du lại
tiếp tục sử dụng thủ pháp ước lệ lấy thiên nhiên để “đo” nhan sắc khiến vẻ đẹp
của Kiều vượt trội hơn hẳn mọi vẻ đẹp. Nó khiến tạo vật phải ghen tuông và
hờn giận. Quả thật,. Ta thật khâm phục trước bút pháp điêu luyện trong nghệ
thuật tả người của bậc thầy Nguyễn Du [3].

Kết quả cụ thể như sau:(Kết quả của bài kiểm tra – Bài tập 1+2 phần luyện tập
Thời gian
- Năm học

2015-2016
(Chưa thực
nghiệm)
2016-2017
(Áp dụng
thực
nghiệm)

Lớp

9A (37
học sinh)
9B(38học
sinh)
9A (32
học sinh)
9B (28học
sinh)

Điểm dưới
TB

Tỉ lệ %
Điểm TB
Điểm khá


Điểm giỏi

SL
6

%
16.2

SL
21

%
56.8

SL
8

%
21.6

2

%
5.4

8

21.1

22


58.1

7

18.2

1

2.6

1

3.1

12

37.5

12

37.5

7

21.9

2

7.1


14

50.0

8

28.6

4

14.3

Ghi chú

Kết quả chưa
cao
Tỉ lệ dưới
TB giảm, tỉ
lệ khá giỏi
tăng hẳn

3. Kết luận và kiến nghị
Qua tìm hiểu và thực nghiệm, tôi nhận thấy thực tế học sinh THCS nói
chung và học sinh lớp 9 nói riêng, các em có thể cảm nhận được giá trị của các
từ ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Nếu giáo viên biết cách hướng dẫn,
18


khơi gợi bằng những phương pháp tích cực, hữu hiệu thì học sinh sẽ từng bước

biết cảm nhận được cái hay của từ ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học, bồi
dưỡng dần cho các em sức nhạy cảm với từ ngữ nghệ thuật để cảm nhận về tác
phẩm văn học một cách chủ động. Có như vậy, chúng ta mới làm cho học sinh
yêu văn, thích học văn hơn và tạo cho các em năng lực biết thẩm bình, suy
ngẫm, đón nhận tác phẩm văn chương với niềm vui được thức tỉnh bằng những
cảm xúc tinh tế, những khát vọng và tình yêu cuộc sống.
Trên đây chỉ là những suy ngẫm và trải nghiệm nhỏ của tôi trong việc
hướng dẫn học sinh khai thác nghệ thuật ngôn từ qua các đoạn trích giảng trong
Truyện Kiều. Tuy đã cố gắng nhiều song bài viết của tôi không tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và các bạn
đồng nghiệp để tôi ngày một hoàn thiện hơn trong phương pháp giảng dạy và có
điều kiện tiếp tục nghiên cứu vấn đề này một cách sâu hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Bùi Văn Trung

19


MỤCLỤC
Trang
1. Mở đầu ……………………………………………….....................1
1.1.Lý do chọn đề tài ………………………….……………………
1.2.Mục đích nghiên cứu…………………………….…………….....1
1.3.Đối tượng nghiên cứu - khảo sát, thực nghiệm…………………..1

1.4..Phương pháp nghiên cứu………………………………………...2
1.5..Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu…………………………….…..2
2. Nội dung………………………………………………….................2
2.1.Cơ sở lý luận…………………………………………………… ..2
2.2.Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 2
2.3.Thực trạng vấn đề nghiên cứu………………………………….....3
2.3.1.Chương trình học……………………………………………......3
2.3.2.Đối tượng mơn học …………………………………………......3
2.3.3.Đặc điểm tình hình địa phương …………………………….......3
2.4.Biện pháp thực hiện ………………………………………..............3
2.4.1.Trau dồi vốn hiểu biết cho học sinh ………………………........4
2.4.2.Bối dưỡng năng lực cảm thụ giá trị từ ngữ nghệ thuật cho
học sinh ……………………...........................................................8
2.4.3.Bài giảng minh hoạ ………………………………………..........9
2.5.Kết quả thực hiện …………………………………………............17
3. Kết luận và kiến nghị …………………….......................................18

..1

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa, sách giáo viên Văn học lớp 9 ( Tập 1)- NXB Giáo dục.
[2]. Giảng văn Truyện Kiều – Đặng Thanh Lê – NXB Giáo dục 1997.
[3]. Một số bài viết của học sinh.
[4]. Kỉ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du”- NXB Khoa học - xã hội - 1971
[5]. Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường – Phan Trọng Luận – NXB
Giáo dục Hà Nội 1997.


21



×