Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ Văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.96 KB, 126 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM








BÙI THỊ THANH TÂM



HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TỰ HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10













LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC











Thái Ngun - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />
ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






BÙI THỊ THANH TÂM


HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TỰ HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10







Chun ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt


MÃ SỐ: 60.14.01.11






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC




Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Hồn








Thái Ngun - 2013


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> i


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai cơng bố ở bất cứ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn:




Bùi Thị Thanh Tâm



XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUN MƠN














Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> ii








LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trọng Hồn - người
thầy đã tận tình giúp đỡ em trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cơ trong khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học trường ĐHSP Thái Ngun đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong q
trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT n Lập
(huyện n Lập, tỉnh Phú Thọ), những người thân trong gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong suốt thời gian qua.
Thái Ngun, ngày…tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn:
Bùi Thị Thanh Tâm









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> iii







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> iv

MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv
MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

5. Phương pháp nghiên cứu 13

6. Đóng góp của luận văn 14

7. Cấu trúc của đề tài 14
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 15

1.1. Cơ sở lí luận 15

1.1.1. Dạy học tự học 15

1.1.2. Truyện Kiều và những điểm cần lưu ý khi dạy học Truyện Kiều 34

1.2. Cơ sở thực tiễn 39

1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi hướng dẫn học sinh tự học các
đoạn trích Truyện Kiều 39

1.2.2. Khảo sát thực trạng dạy học các đoạn trích Truyện Kiều trong
chương trình Ngữ văn 10 ở trường trung học phổ thơng 41

Chương 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH
TRUYỆN KIỀU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 60

2.1. Giới thiệu khái qt các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình
Ngữ văn 10 (hiện hành) 60

2.1.1. Đoạn trích Trao dun 60


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> v

2.1.2. Đoạn trích Nỗi thương mình 60

2.1.3. Đoạn trích Chí khí anh hùng 60

2.1.4. Đoạn trích Thề nguyền 61
2.2. Những căn cứ để xây dựng cách thức hướng dẫn học sinh tự học các
đoạn trích Truyện Kiều 61

2.2.1. Đặc điểm nhận thức, tâm lí và khả năng tổ chức hoạt động học tập
của học sinh trung học phổ thơng 61

2.2.2. Định hướng dạy học của lí luận dạy học hiện đại 63

2.2.3. Đặc điểm của bài học 64

2.3. Một số cách thức hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều 65

2.3.1. Hướng dẫn học sinh tự học thơng qua hệ thống câu hỏi trong tiến
trình bài học 65

2.3.2. Xây dựng hình thức tổ chức hoạt động của học sinh 76

2.3.3. Hướng dẫn học sinh tự học bằng việc đa dạng hóa các hình thức
luyện tập sáng tạo 86

2.4. Điều kiện để thực hiện các cách thức hướng dẫn tự học mà luận văn
đề xuất 90


2.4.1. Về phía giáo viên 90

2.4.2. Về phía học sinh 90

Chương 3. THIẾT KẾ VÀ DẠY THỰC NGHIỆM 92
3.1. Mục đích thực nghiệm 92

3.2. Đối tượng thực nghiệm 92

3.3. Nội dung thực nghiệm 92

3.4. Cách thức thực nghiệm 92

3.5. Bài soạn thực nghiệm Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của
Nguyễn Du 93

3.5.1. Nội dung bài soạn 93

3.5.2. Thuyết minh thiết kế 107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> vi

3.6. Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm 109

3.6.1. Biệp pháp đánh giá 109

3.6.2. Hướng đánh giá 109
3.6.3. Kết quả thực nghiệm và đối chứng 110


3.6.4. Nhận xét, đánh giá 111

3.7. Kết luận chung về thực nghiệm 111

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ
THPT Trung học phổ thơng
GV Giáo viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
NXB Nhà xuất bản


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Con người tự học sáng tạo – vấn đề cốt lõi của chiến lược giáo dục
thời đại
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỉ của những cuộc cách mạng khoa

học, kĩ thuật, hội nhập và phát triển. Xu thế tồn cầu hóa tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia (tạo cơ hội để tiếp cận xu thế
mới, tri thức mới, những mơ hình giáo dục hiện đại, tranh thủ những nguồn
lực bên ngồi, tạo cơ hội để phát triển giáo dục) nhưng cũng đem lại khơng ít
những khó khăn, thách thức (nguy cơ tụt hậu xa hơn, những khoảng cách kinh
tế, tri thức, giáo dục ngày càng gia tăng). Đối với nước ta, những khó khăn
càng lớn hơn nữa. Việt Nam mới bước vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, nghĩa là phải thực hiện 2 cuộc cách mạng cùng một lúc để từ nền văn
minh nơng nghiệp tiến lên văn minh cơng nghiệp và tiến thẳng đến nền văn
minh trí tuệ. Xuất phát điểm của ta về kinh tế, khoa học và cơng nghệ còn rất
thấp, vốn đầu tư cho sự nghiệp đổi mới còn hạn chế (đầu tư cho giáo dục bình
qn đầu người chỉ mới bằng 1/10 mức trung bình, 1/100 mức cao của thế giới
(2002)). Dân tộc ta phải giải quyết một bài tốn cực kì khó khăn: “Làm thế nào
để tăng tốc độ phát triển nhanh và bền vững từ một đất nước nghèo?”.
Đứng trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra phương hướng
phát triển của đất nước. Đó là khơi dậy và phát huy nội lực, trên cơ sở đó thu
hút ngoại lực. Nội lực hàng đầu chính là nội lực ở con người Việt Nam. Định
hướng này đã đặt ra u cầu mới cho Giáo dục. Giáo dục khơng phải đào tạo
ra những con người “thừa hành và thừa hành sáng dạ” như thời kì xã hội
trước mà giáo dục phải hướng tới tạo ra những con người tự chủ, năng động,
sáng tạo, những con người mới của thế kỉ mới.
Luật Giáo dục 2005 đã đưa ra u cầu cụ thể cho giáo dục thời đại.
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 2

sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (điều 5 trang 13 - 14).
Trong từng giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước lại vạch ra những
hướng đi sát thực.
Phân tích tình hình, nhận định những thuận lợi, khó khăn của đất nước,

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Quyết định số 711/QĐTTg ngày
13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) đưa ra nhiệm vụ cụ thể sau:
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng
lực tự học của người học”. Điều đó cho thấy rõ ràng Đảng và Nhà nước ta đã
coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốt có vị trí cực kì quan trọng trong
chiến lược giáo dục đào tạo của đất nước. Như vậy, khi xã hội càng phát triển
u cầu đối với mỗi cá nhân càng cao. Vai trò của Giáo dục và Đào tạo nói
chung và Giáo dục phổ thơng nói riêng có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong
việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước. Muốn đào tạo được con người tự
chủ, năng động và sáng tạo thì phương pháp giáo dục cũng phải hướng vào khơi
dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm việc một cách tự chủ, năng
động và sáng tạo ngay trong lao động và học tập ở nhà trường.
1.2. Dạy học hướng vào hoạt động tự học của HS là vấn đề mấu chốt, căn
bản của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Xã hội lồi người đã có thời kì rất trì trệ, tri thức khoa học được coi như
những chân lí bất biến. Giáo dục khi đó bằng lòng với việc đào tạo những con
người “thừa hành”, những con người biết nghe theo lời dạy của cha ơng.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế kỉ của khoa học kĩ thuật, cơng
nghệ thơng tin, thế kỉ của bùng nổ tri thức khoa học. Nhiều thơng tin nhanh
chóng trở nên lạc hậu và nhiều thơng tin mới xuất hiện, phát triển theo cấp độ
nhân. Con người khơng thể lĩnh hội kịp nếu chỉ tiếp thu thụ động. Giáo dục
theo lối truyền thống trở thành lực cản cho xã hội. Đổi mới phương pháp dạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 3

học được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Như lời của GS. Phan Trọng Luận
đã kêu gọi: “Nhất thiết chúng ta phải đi tiếp, khơng phải chỉ vì đó là con
đường đã đi hoặc đang đi của các nước tiên tiến mà còn là đòi hỏi cấp thiết
mấy chục năm nay của đời sống sư phạm nước ta” [33, tr.277]. Phương pháp
dạy học mới phải có tác dụng phát huy vai trò chủ động của chủ thể học sinh,

tích cực hóa hoạt động học tập của người học, làm cho học sinh độc lập suy
nghĩ, kích thích tư duy sáng tạo. Để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của
người học, có nhiều biện pháp khác nhau, trong đó cốt lõi là hướng dẫn tự
học. Tự học là con đường đúng đắn người HS cần thiết phải đi trong hành
trình tìm kiếm chân lí. Có hình thành và phát triển, bồi dưỡng cho HS năng
lực tự học thì mới đem lại hiệu quả cho Giáo dục Đào tạo. Dạy học hướng
vào việc phát triển năng lực tự học cho HS được coi là chìa khóa vàng để giải
quyết bài tốn nghịch lí giữa sự vơ hạn của lượng thơng tin tri thức và giới
hạn của tuổi học đường.
Đổi mới phương pháp dạy học cần được hiểu một cách đúng đắn, khơng
phải là tăng hoặc giảm một số thủ pháp, biện pháp đã coi là đổi mới. Thực
chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát triển năng lực tự học cho
HS, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Có như vậy HS
mới nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới. Nó
giúp HS hiểu rõ bản chất sự việc một cách sâu sắc nhất. Một người HS tuy có
đủ điều kiện để học tập (thầy giỏi, tài liệu hay, phương tiện hỗ trợ hiện đại…)
vẫn khơng thể thành cơng nếu khơng có nỗ lực tự học, tự giác, sáng tạo. Tự
học là con đường khẳng định, con đường sống, con đường thành đạt cho
những ai có ý chí và khát vọng vươn lên.
1.3. Dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học các đoạn trích Truyện Kiều nói
riêng chưa thốt khỏi guồng quay của lối dạy học truyền thống
Do nhiều ngun nhân mà thực tiễn việc dạy học tự học ở phổ thơng nói
chung còn gặp rất nhiều khó khăn. Đối với dạy học Văn lại càng khó khăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 4

hơn nữa. Trong đó khơng thể khơng nói đến việc dạy học các tác phẩm văn
học trung đại. Văn học trung đại với những đặc điểm của nó (lấy văn học dân
gian làm nền tảng, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ văn học Trung
Hoa, Ấn Độ và các nước lân cận). Những khoảng cách văn hóa, khoảng cách
tiếp nhận, sự am hiểu còn hạn chế của GV, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và

kinh nghiệm sống còn non kém của HS THPT đã khiến cho việc dạy của thầy,
học của trò gặp khơng ít những khó khăn. Dạy học các đoạn trích Truyện
Kiều khơng nằm ngồi những điều vừa nói trên.
Việc tìm ra những cách thức dạy học tự học phù hợp cho từng bài học cụ
thể là cơng việc rất có ý nghĩa. Làm tốt cơng việc này khơng chỉ hồn thành
mục tiêu bài học trước mắt mà còn góp phần thực hiện mục tiêu lâu dài đó là
đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo.
Xuất phát từ lí do về mặt lí luận và thực tiễn trên, chúng tơi quyết định
chọn đề tài Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong
chương trình Ngữ văn 10. Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi hi vọng sẽ
đóng góp thêm ý kiến để việc dạy học các đoạn trích Truyện Kiều phù hợp
và đạt hiệu quả hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Hướng dẫn HS tự học các đoạn trích Truyện Kiều là một hướng nghiên
cứu phù hợp với xu thế đổi mới, hiện đại hóa phương pháp dạy học văn hiện
nay. Hướng nghiên cứu này đi sâu vào một khái niệm lí luận là “Tự học” và
vận dụng vào dạy học các đoạn trích Truyện Kiều. Đến nay chưa có một cơng
trình nghiên cứu khoa học nào cụ thể như thế được cơng bố. Tuy nhiên, xung
quanh vấn đề mà đề tài đi sâu tìm hiểu, khai thác đã có nhiều cơng trình cơng
trình khoa học, nhiều bài báo, nhiều chun luận bàn đến với những khía cạnh
khác nhau. Đó chính là những tư liệu tham khảo, những gợi ý rất cần thiết để
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 5

Trong phần lịch sử vấn đề chúng tơi sẽ lần lượt điểm lại tình hình nghiên
cứu việc dạy các đoạn trích Truyện Kiều theo hướng tích cực hóa hoạt động
người học cũng như tình hình nghiên cứu khái niệm tự học.
2.1. Vấn đề tự học
Tự học khơng phải là một vấn đề mới. Vấn đề này đã được đề cập đến
trong các sách báo, tạp chí, các tài liệu nghiên cứu của các chun ngành…

2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề tự học đã được các nhà giáo dục nổi tiếng thế giới quan tâm từ rất
lâu dưới các phương diện và góc độ khác nhau như phát huy tính tích cực,
tính độc lập, tính tự giác, tính sáng tạo của người học của các tác giả: Xơcrat
(469 – 399 TCN), người phương Tây, Khổng Tử (511 – 479 TCN), người
phương Đơng.
Xơcrat đã đưa ra quan niệm rất nổi tiếng: Giáo dục phải giúp con người tự
khẳng định chính mình. Từ đó ơng u cầu cần phải để cho người học tự suy
nghĩ, tự tìm tòi, cần giúp người học tự phát hiện thấy sai lầm của mình và tự
khắc phục những sai lầm đó.
Khổng Tử trong q trình dạy học trò ln đề cập đến rèn tính sáng tạo,
tích cực cho người học. Ơng đưa ra u cầu đối với học trò “Cử nhất ngung
bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (Đưa cho 1 góc phải tìm ra được 3
góc còn lại nếu khơng sẽ khơng dạy nữa). Ơng đề cao tinh thần tự học, học
phải đi đơi với hành: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi” (Học
mà khơng suy nghĩ thì sự học hẹp hòi, suy nghĩ mà khơng học thì mung lung
bất định).
Hai ơng đã có những tư tưởng tiến bộ, vượt thời đại. Tuy nhiên những tư
tưởng đó chưa phải là phổ biến thời bấy giờ.
Thế kỉ XVII, J.A. Comenxki (1592 – 1670) đề cập đến vấn đề: “Đánh
thức năng lực nhạy cảm, phán đốn của người học”, tìm ra phương pháp cho
GV giảng ít hơn, HS học nhiều hơn. Trên cơ sở đó ơng đề ra một số ngun
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 6

tắc dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS: Ngun tắc tơn trọng đặc
điểm đối tượng, ngun tắc đi từ cái chung đến cái riêng, ngun tắc đảm bảo
tính trực quan trong dạy học. Những gợi ý của Comenxki là cơ sở để lí luận
dạy học ngày nay xây dựng hệ thống các ngun tắc dạy học: Đảm bảo sự
thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng; Đảm bảo tính vừa sức chung và
tính vừa sức riêng trong dạy học.

Thế kỉ XIX, C.D. Usinxkin (1824 – 1870) cũng đã đánh giá cao năng lực
tự học, tự tìm tòi, sáng tạo: “Cần giáo dục cho học sinh biết định hướng cho
mơi trường xung quanh, biết hành động một cách sáng tạo, biết tự mình nâng
vốn học vấn và tự phát triển bản thân” và trong dạy học khơng nên dồn tất cả
tính tích cực vào cơng tác dạy của người GV, còn HS thì lại thụ động mà cần
phải làm cho HS tích cực ở mức độ cao nhất. Như vậy tầm quan trọng của
việc tự học đã được khẳng định rõ ràng.
Vào những năm gần giữa thế kỉ XX, do sự phát triển của xã hội, u cầu
đổi mới phương pháp dạy học trở nên bức thiết. Vì thế vấn đề tự học được
quan tâm sâu sắc.
Brune (nhà Giáo dục Mĩ) cho rằng: “Học tập phải được hình thành như
hành vi khám phá. Kiến thức thu được bằng con đường tự khám phá là kiến
thức vững chắc, đáng tin cậy nhất”.
Nhà sư phạm Roger Galles nói cụ thể hơn. Theo ơng thì phải: “Cần làm
sao để đòi hỏi ở người HS một sự sáng tạo cá nhân…để làm sao GV đưa HS
đến sự khám phá độc lập những tình huống khác nhau để khơi dậy ở trẻ tinh
thần tự nghiên cứu”. Nền Giáo dục phương Tây đã chuyển mạnh sang hướng
cá biệt hóa từ những kết quả nghiên cứu này.
Tsunesaburo Makiguchi – Một nhà cải cách giáo dục Nhật Bản nghiên
cứu dạy học từ góc độ chiến lược giáo dục thì cho rằng: “Truyền đạt tri thức
khơng phải và khơng bao giờ là mục đích của giáo dục. Mục đích của giáo
dục là hướng dẫn q trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 7

học sinh”. Giáo dục được xem như một q trình GV hướng dẫn HS nhận
thức và tự phát triển. Vì thế mối quan tâm hàng đầu của ơng là đào tạo những
GV có thể làm người hướng dẫn hiệu quả cho HS chứ khơng phải là những
người truyền thụ nhiều “mảnh tri thức chết”.
Năm 1986, Sharma và R. Ahmed đã nghiên cứu hoạt động tự học như là
một hình thức tổ chức dạy học bằng cách dạy phương pháp cho người học.

Người ta có thể dạy cho người học theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo
điều kiện, hồn cảnh, tính chất đặc thù của mơn học và nội dung u cầu của
bài học. Dù tn theo hình thức nào đều phải thực hiện 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: GV thiết kế bài tập và cung cấp nguồn tài liệu cần thiết
cho bài tập cùng những chỉ dẫn cụ thể cho người học về việc phải làm gì để
hồn thành bài tập.
- Giai đoạn 2: GV tổ chức cho người học tự nghiên cứu, tự làm bài tập
với sự hỗ trợ của những thơng tin có sẵn.
- Giai đoạn 3: GV làm việc với người học trên lớp theo hình thức cá
nhân hay tập thể bằng các cách khác nhau: thảo luận, xêmina, củng cố ơn tập,
xây dựng bài giảng, kiểm tra đánh giá, tự kiểm tra, đánh giá.
Có thể thấy các tác giả đã nhìn nhận tự học ở góc độ mới, tự học như là
một phương pháp để đem lại hiệu quả cao cho dạy học. Vào những năm cuối
thế XX, cuốn Rèn luyện trí tuệ để thành đạt (xuất bản lần đầu tiên tại Pháp,
tháng 8/1994) tuy khơng trực tiếp đề cập đến vấn đề tự học nhưng tác giả ln
đề cao việc GV giúp HS phát huy óc sáng tạo, năng lực tìm tòi, nghiên cứu,
phát hiện vấn đề. Ý kiến tác giả đặt ra được đơng đảo xã hội lúc bấy giờ quan
tâm, đặc biệt là ngành Giáo dục.
Vấn đề tự học còn được đề cập đến trong những hội thảo quốc tế như Hội
thảo quốc tế đón chào thế kỉ XXI (có tên “Kết nối hệ thống tri thức trong một
thế giới học tập”). Hội thảo có sự tham gia của gần 400 nhà giáo dục thuộc
18 quốc gia được tổ chức vào tháng 12/2000 tại Manila (Philippines). Hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 8

thảo đã cho thấy mối quan tâm của xã hội đối với giáo dục trong xã hội ngày
nay. Một trong những nội dung chính được bàn luận sơi nổi tại hội thảo này là
các con đường và cách thức dạy học nhằm giúp người học chiếm lĩnh hệ
thống tri thức và tự phát triển cá nhân.
Nhìn chung, qua nghiên cứu các quan điểm, tư tưởng bàn về dạy học và
tự học của các tác giả, chúng tơi nhận thấy: Tự học là vấn đề quan trọng với

tất cả mọi người. Vấn đề tự học của HS được các tác giả trên thế giới quan
tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như: Phát huy tính tích cực, chủ động của
người học, dạy học chương trình hóa, dạy học phân hóa, dạy phương pháp
học cho người học… nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục. Tuy nhiên, dù ở
góc độ nào thì bản chất của tự học ln được khẳng định là sự nỗ lực bằng
chính nội lực của HS dưới sự dẫn dắt của GV.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề tự học và dạy học theo hướng tự học cũng đã thu hút
được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, nhà giáo
dục, các thầy cơ và đơng đảo người học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cốt lõi của học là tự học”. Thành
cơng của việc tự học đã được Người chứng minh bằng cuộc đời khơng ngừng
nỗ lực học tập vươn lên của chính bản thân mình. Bác thấy được cái căn bản
cốt lõi của sự học để từ đó u cầu phải có phương pháp giáo dục phù hợp.
Khi xã hội sang giai đoạn mới, xuất phát từ u cầu của chiến lược phát
triển con người và những đòi hỏi bức bách của cơng cuộc cải cách giáo dục
nước ta, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Học sinh học nhiều,
nhớ nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó khơng phải là điều chủ yếu.
Điều chủ yếu là dạy học sinh suy nghĩ, sáng tạo…Chúng ta phải xem lại cách
giảng dạy văn trong nhà trường phổ thơng của ta. Khơng nên dạy như cũ thì
khơng những việc dạy văn khơng hay mà việc đào tạo con người mới cũng
khơng có kết quả. Vì vậy dứt khốt chúng ta phải có cách dạy khác, phải dạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 9

cho HS biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc và diễn đạt sự suy nghĩ đó bằng
cách của mình thế nào cho tốt nhất”. Lời phát biểu của cố Thủ tướng tuy đã
cách nay hơn 40 năm nhưng vẫn còn ngun giá trị cho việc gợi mở, tìm tòi
cách thức dạy học mới.
Đầu những năm 80 của thế kỉ trước, Vụ Giáo dục phổ thơng soạn thảo bản
Hướng dẫn phát huy tính chủ động và sáng tạo của HS trong việc dạy học

mơn Văn. “Hướng dẫn…” đưa ra u cầu dù chuyển biến nội dung hay
phương pháp như thế nào thì cũng đều phải theo hướng phát huy tinh thần chủ
động, sáng tạo của HS trong học tập. Trên tinh thần đó, rất nhiều tài liệu nghiên
cứu chun ngành phương pháp dạy học Văn tiếp tục đi sâu về vấn đề này.
G.S. Phan Trọng Luận trong cuốn Phương pháp dạy học Văn cũng đã
dành một dung lượng khá lớn để bàn về dạy học tự học. Theo ơng “tự học là
chuyện cũ mà mới”, là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Ơng khẳng định
“tự học là chìa khóa vàng cần được mài sáng thêm trong giai đoạn cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thế kỉ XXI” và “Đề cao tự học trong
bối cảnh hiện nay của đất nước và thế giới đang bước vào thế kỉ XXI là cách
nhìn vừa thực tế vừa có ý nghĩa chiến lược”.
Sau nhiều năm đổi mới dạy học Văn mà chưa thu được hiệu quả như
mong muốn, trong cuốn Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp dạy
học văn, PGS.TS. Nguyễn Huy Qt đã phân tích những ngun nhân cản trở
việc đổi mới phương pháp dạy học văn. Trong đó ngun nhân thứ nhất được
đề cập đến đó là: Trình độ yếu kém và tinh thần tự học tập của HS chưa cao.
Và vấn đề mấu chốt của đổi mới khơng phải là thay một số bước hoặc một số
thao tác lên lớp một cách gượng ép, thiếu linh hoạt. Vấn đề cốt lõi của đổi
mới phương pháp dạy học Văn là ở chỗ người GV khéo léo, linh hoạt phối
hợp sử dụng các phương pháp để tích cực hóa hoạt động của người học, rèn
luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu cho người học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 10

Vấn đề tự học còn được đề cập đến trong những tạp chí nghiên cứu giáo
dục. Bài viết của Nguyễn Kỳ “Biến q trình dạy học thành q tự học” (Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục số 288 (tháng 3/1996)). Theo ơng “tự học là nội lực
ở người học cho nên xã hội hóa giáo dục cốt lõi là xã hội hóa tự học”.
Gần đây nhất là bài viết của Đặng Thành Hưng có tên “Bản chất và điều
kiện của tự học” đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục. Bài viết bàn về vấn đề
tự học. Tác giả phân tích những cách giải thích và biện hộ sai lầm về vấn đề

tự học đồng thời nêu lên bản chất của tự học. Cuối cùng tác giả trình bày
những điều kiện tự học và việc giáo dục năng lực tự học cho HS.
Viết về vấn đề tự học một cách bài bản và thành chun luận lớn là
Nguyễn Cảnh Tồn.
Năm 1999, Nguyễn Cảnh Tồn viết cuốn Luận bàn về kinh nghiệm tự
học. Trong đó tác giả đã khẳng định khả năng tự học là một tài ngun q
giá của một dân tộc, của một đất nước, của lồi người. Phải tiếp tục đấu tranh
chống lại việc học thụ động, ỷ lại, khơi dậy mạnh mẽ khả năng tự học.
Năm 2001, Nguyễn Cảnh Tồn cùng với một số tác giả cho xuất bản
cuốn sách Q trình dạy - tự học. Đây là một cơng trình nghiên cứu cơng
phu về dạy tự học. Các tác giả đề cập tới nhiều vấn đề như vai trò của tự học,
các hình thức dạy tự học, dựa trên cơ sở lí luận và thực tế từ đó thiết kế bài
học cụ thể đối với từng mơn học.
Ngồi ra phải kể đến một số luận văn Thạc sĩ giáo dục về vấn đề tự
học như:
- Luận văn của Hồng Thị Lan: Hình thành năng lực tự học cho học
sinh THPT qua việc dạy các bài văn học sử về tác gia, năm 2002.
- Luận văn của Trần Thị An: Hình thành năng lực tự học tác phẩm văn
chương cho học viên trường Trung cấp dạy nghề, năm 2005.
- Luận văn của Nguyễn Thị Thu Hà: Những biện pháp phát triển năng lực
tự học về văn học sử cho học sinh THPT ở miền núi phía Bắc, năm 2011.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 11

- Luận văn của Phạm Thái Linh Ngọc: Biện pháp hướng dẫn học sinh
tự học các bài ca dao trong chương trình lớp 10 THPT, năm 2012.
2.2. Tình hình nghiên cứu về vấn đề dạy học các đoạn trích Truyện Kiều
trong sách Ngữ văn 10
Truyện Kiều là một tác phẩm lớn và giàu ý nghĩa nên việc tổ chức,
hướng dẫn HS khai thác các vẻ đẹp của tác phẩm và đoạn trích là vấn đề ln
được đặt ra và có nhiều nhà sư phạm dày cơng nghiên cứu.

GS. Đặng Thanh Lê trong Giảng văn Truyện Kiều đã đưa ra hướng phân
tích Truyện Kiều theo cách tiếp cận thi pháp học và ngơn ngữ học. Trong đó
tác giả nêu ra các cách thức để tiến hành như xác lập hệ thống cấu trúc đoạn
trích theo đặc điểm thể loại, vấn đề giới thiệu vị trí đoạn trích. Mặt khác cũng
xác định tính chất của hình tượng nhân vật theo thể loại. Từ đó dẫn đến phân
tích nhân vật theo đặc trưng thi pháp cổ điển, tập trung vào phân tích ngơn
ngữ của tác phẩm. Phần sau tác giả giới thiệu bài phân tích các đoạn trích
giảng được học trong chương trình.
Cuốn Dạy học Truyện Kiều – Những vấn đề cần bàn (Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội năm 2007) của nhà giáo Lê Xn Lít là một cơng trình
cơng phu về dạy học kiệt tác này. Tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu nhiều
năm về Truyện Kiều từ đó đưa ra những gợi ý cho việc dạy và học các đoạn
trích Truyện Kiều.
Cùng với các cơng trình nghiên cứu trên, hiện nay cũng đã có rải rác các
bài báo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ quan tâm tìm hiểu việc dạy học các
đoạn trích Truyện Kiều.
- Luận án tiến sĩ giáo dục của Nguyễn Thanh Sơn: Con đường nâng cao
hiệu quả dạy học tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cho HS phổ thơng
miền núi Hòa Bình, năm 2002.
- Luận văn thạc sĩ giáo dục của Hồng Thị Thanh Mai: Dạy học một số
đoạn trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ở THPT theo hướng lịch sử phát
sinh, năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 12

- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành Long: Hướng dẫn tìm hiểu những
sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du trong các đoạn trích Truyện Kiều ở SGK
Ngữ văn 10, năm 2011.
Các luận văn đã vận dụng một số phương pháp khác nhau để hướng dẫn
HS tìm hiểu các đoạn trích Truyện Kiều. Đây sẽ là những tài liệu bổ ích cho
chúng tơi trong q trình nghiên cứu của mình.

2.3. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu trên, chúng tơi nhận thấy các nhà
nghiên cứu đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự học, cũng như việc vận
dụng các phương pháp khác nhau vào dạy học các đoạn trích Truyện Kiều
nhằm đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở cái nhìn
khái qt, chưa đào sâu, tồn diện, vấn đề vận dụng lí thuyết về dạy học tự
học vào giảng dạy các tác phẩm cụ thể thì chưa có cơng trình nào đề cập đến.
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu,
chúng tơi sẽ đi sâu vào việc vận dụng lí thuyết về dạy học tự học vào dạy học
các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra cơ sở khoa học của việc hướng dẫn HS tự học trong dạy học nói
chung, dạy học văn nói riêng.
- Đưa ra những ý kiến đề xuất (những giải pháp khoa học) mong góp
thêm một tiếng nói vào việc dạy học Truyện Kiều ở THPT. Từ đó góp phần
vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn ở phổ thơng hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng hoạt động tự học của HS THPT
(qua một số trường).
- Thiết kế thực nghiệm và đề ra những biện pháp phát huy tính tích cực
và nâng cao hiệu quả trong hoạt động dạy học tự học nói chung, dạy học các
đoạn trích Truyện Kiều nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hướng dẫn HS tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ
văn 10.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động dạy và tự học của GV và HS đối với các đoạn trích Truyện
Kiều ở trường phổ thơng.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, hệ thống hóa các tài liệu lí luận về tự
học và hướng dẫn tự học. Phát hiện và khai thác những khía cạnh mà các
cơng trình nghiên cứu trước đây đã đề cập tới. Trên cơ sơ đó, chúng tơi xây
dựng những luận điểm, luận cứ cho đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn chúng tơi sử dụng các phương pháp sau đây:
5.2.1. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát các giờ dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trường
phổ thơng. Từ đó xem xét thực tế dạy học cũng như thái độ của HS đối với
mỗi bài học. Qua quan sát có được những thơng tin cần thiết để góp phần
hồn thiện đề tài nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp khảo sát
Tiến hành khảo sát bài soạn ở nhà của HS, giáo án của GV, khảo sát tiến
trình dạy học và hiệu quả sau giờ học của các đoạn trích Truyện Kiều. Trên
cơ sở khảo sát chúng tơi đưa ra những luận cứ, luận chứng về thực trạng dạy
học các đoạn trích Truyện Kiều. Từ đó mạnh dạn đề xuất cách giải quyết
mang tính khả thi nhất, phù hợp với tinh thần đổi mới dạy học theo hướng
hiện đại ngày nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 14

5.2.3. Phương pháp đàm thoại
Trò chuyện với GV và HS về tình hình dạy học các đoạn trích Truyện
Kiều để lấy ý kiến làm luận chứng xác thực cho đề tài.
5.3. Phương pháp thực nghiệm
Ứng dụng những tiền đề lí luận, và xem xét thực trạng dạy học, chúng tơi
tiến hành thiết kế và dạy thực nghiệm bài học đoạn trích Truyện Kiều.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho GV và HS khi dạy và học các đoạn
trích Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10. Tác giả luận văn mong
muốn góp một tiếng nói vào nâng cao hiệu quả dạy học các đoạn trích này nói
riêng và đổi mới phương pháp dạy học nói chung. Phù hợp với u cầu của xã
hội hiện nay.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hướng dẫn học sinh tự học các đoạn trích Truyện Kiều trong
chương trình Ngữ văn 10
Chương 3: Thiết kế và dạy thực nghiệm



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 15

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Dạy học tự học
1.1.1.1. Tự học
* Khái niệm tự học
Khái niệm tự học đã được nói đến từ rất lâu. Chúng ta có thể trích dẫn
hàng trăm, hàng nghìn câu danh ngơn về tự học: Lênin nói “Học, học nữa,
học mãi”, Hồ Chí Minh nói “lấy tự học làm cốt”, Einstein nói “kiến thức chỉ
có được qua tư duy của con người”. Và trong đời sống văn hóa, khoa học
trong và ngồi nước, xưa và nay cũng có thể dẫn ra khơng biết bao nhiêu tấm
gương tự học của các danh nhân chính trị, nhà văn hóa hay nhà khoa học lớn

thành nhân và thành danh phần mà quan trọng là nhờ tự học.
Vấn đề tự học ngày nay càng được quan tâm hơn nữa. Lịch sử nhân loại
đã bước sang kỉ ngun mới, kỉ ngun của thơng tin tri thức. Thơng tin và tri
thức được coi là tài sản vơ giá, là quyền lực tối ưu của mỗi quốc gia. Tình
hình đó tác động đến những quan niệm về giáo dục. Giáo dục được xem là
chìa khóa vàng để mỗi người, mỗi quốc gia tiến bước vào tương lai. Là ngành
sản xuất mà lợi nhuận của nó khó có thể đong đếm được. Giáo dục khơng chỉ
có chức năng chuyển tải những kinh nghiệm lịch sử xã hội của thế hệ trước
cho thế hệ sau, mà quan trọng là trang bị cho mỗi người phương pháp học tập,
tìm cách phát triển năng lực nội sinh, phát triển tư duy nội tại, thích ứng với
xã hội học tập thường xun, học tập suốt đời. Để làm được điều đó, tự học
được xem là giải pháp tối ưu nhất. Các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục đặc
biệt quan tâm, đi sâu khai thác vấn đề tự học.
Trước hết cần xem xét khái niệm học:
Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Học tập là một q trình tự điều khiển
tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong và bằng cách đó mà hình
thành cấu trúc tâm lí mới, phát triển nhân cách tồn diện” [41, tr.36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu /> 16

Theo Nguyễn Cảnh Tồn thì: “Học tập là một qua trình phát triển nội
tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị
của mình bằng cách thu nhận, xử lí và biến đổi thơng tin từ bên ngồi thành
tri thức bên trong con người mình” [48, tr.64]. Nhưng có hai cách học cơ bản:
“Một là cách học có phần bị động, từ ngồi áp vào như kiểu hình thành phản
xạ cổ điển(Classical conditioning) của Pávlop; Hai là cách học chủ động, tự
bản thân mình tạo nên phản xạ có điều kiện, như kiểu hình thành phản xạ tác
động (Operant conditioning) của B.F. Skiner” [48, tr.112].
Nhìn chung, mặc dù quan niệm về học có chỗ khác nhau nhưng các tác
giả đều thống nhất: Học cốt lõi phải là tự học, học chỉ có hiệu quả khi chủ thể
thực sự chủ động, tích cực tự học. Việc học sẽ trở nên vơ nghĩa nếu bản thân

người học chỉ là khách thể thụ động, chịu sự tác động sư phạm của người dạy.
Muốn học có hiệu quả đòi hỏi người học tiến hành hoạt động của mình bằng
cả ý chí và năng lực trí tuệ để hướng tới làm thay đổi chính mình.
Nghiên cứu lí luận dạy học, các tác giả đặc biệt quan tâm đến khái niệm tự học.
Tự học (self – learning) là học với sự tự giác và tích cực ở mức độ cao.
Trong tập bài giảng chun đề Dạy tự học cho sinh viên trong các trường
trung học chun nghiệp và Cao Đẳng, Đại học, GS.TSKH Thái Duy Tun
viết: “Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng kĩ xảo, là tự
mình động não suy nghĩ sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân
tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri
thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của
nhân loại, biến nó thành hiểu biết của chính bản thân người học”.
Tác giả Nguyễn Kì ở tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 7/1998 cũng bàn
về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra
tri thức, kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là
tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu xử lí các tình huống,
giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…tự học thuộc q trình cá
nhân hóa việc học”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

×