MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần thứ nhất. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
2
II. Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
2
Phần II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
3
II. Một số vấn đề khi khai thác Atlat.
III. Khai thác kiến thức địa lí tự nhiên Việt Nam qua Atlat.
3
1. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý qua Atlat.
4
2. Hướng dẫn cách khai thác các trang atlat trong phần học Địa lí tự nhiên
4
Việt Nam.
3. Một số câu hỏi vận dụng khai thác atlat và kiến thức của học sinh.
IV. Những kết quả đật được
8
17
Phần III. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Phần thứ nhất. MỞ ĐẦU
1
18
I. Lý do chọn đề tài:
Trong yêu cầu ôn luyện thi HSG môn địa lý THPT, cần đặc biệt chú ý đến việc
rèn luyện các kĩ năng làm việc với số liệu, biểu đồ, bản đồ đặc biệt là Atlat địa lí. Atlat
địa lí có thể coi là “cuốn sách giáo khoa” địa lí đặc biệt, mà nội dung của nó được thể
hiện chủ yếu bằng bản đồ. Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ cho chúng ta khai
thác để giảng dạy, học tập môn Địa lý. Phần lớn các câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi
địa lí các cấp đều đòi hỏi học sinh phải khai thác atlat địa lí nên đây là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả việc bồi dưỡng đội tuyển của giáo viên
và học sinh. Việc rèn luyện kĩ năng Atlat sẽ giúp học sinh phát triển tư duy địa lý,
tránh lối học thụ động, thuộc lòng vốn không hấp dẫn học sinh. Việc rèn luyện các kĩ
năng này giúp học sinh có được cách nhìn nhận sự kiện, hiện tượng, các quá trình địa
lý trong mối quan hệ tác động qua lại, biện chứng, từ đó không những có thể phân tích
tốt hiện trạng, mà có thể đưa ra các dự đoán xu thế phát triển của các sự vật, hiện
tượng địa lý trong tương lai.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh lớp 12 tôi xin
đưa ra một số kinh nghiệm của mình qua đề tài : “Hướng dẫn học sinh giỏi khai thác
Atlat khi học địa lí tự nhiên Việt Nam”.
II. Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ
năng sử dụng Atlat địa lý cho học sinh trong quá trình học tập ở bậc THPT. Đồng thời
giúp các em có được phương pháp làm việc với Atlat một cách tích cực nhất trong quá
trình học tập.
Đối tượng nghiên cứu là đội tuyển học sinh giỏi địa lí 12 của trường THPT
Chuyên Lào Cai.
Với đề tài này hy vọng rằng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các
em học sinh trong học tập môn Địa lý. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy cô, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn
2
Phần II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Dựa vào định hướng phát triển giáo dục với mục tiêu đào tạo nhân tài cho xã hội.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu về các đề thi HSG của Sở và Bộ giáo dục về môn địa lý mấy
năm gần đây. Tôi nhận thấy, hầu hết các đề thi đều giảm việc đòi hỏi học sinh học vẹt,
học thuộc lòng mà tăng nội dung thực hành, phân tích, so sánh, nhận xét biểu đồ, bảng
số liệu, lát cắt... Tức là cấu trúc đề thi bao quát toàn bộ nội dung chương trình phát
huy được tính tư duy sáng tạo của học sinh, tránh được học vẹt, học thuộc lòng.
Chính vì thế khi bồi dưỡng học sinh giỏi cần rèn luyện tư duy lo gic về một nội
dung địa lý, kĩ năng vẽ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, lát cắt địa lý... Từ cơ sở trên,
tích luỹ qua 1 số năm làm lãnh đội đội tuyển HSG của trường tôi rút ra một số kinh
nghiệm nhỏ về củng cố, phát triển kiến thức trong quá trình rèn luyện các kĩ năng khai
thác Atlat cho học sinh giỏi.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI KHAI THÁC ATLAT.
Kĩ năng khai thác bản đồ nói chung và khai thác Atlat địa lý Việt Nam nói riêng
là kĩ năng cơ bản của môn địa lý. Nếu không nắm vững được kĩ năng này thì rất khó
có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng địa lý đồng thời cũng rất khó
có thể tự mình tìm được các kiến thức địa lý khác.
Để cuốn Atlat địa lỳ Việt Nam trở thành trợ thủ đắc lực trong học tập, kiểm tra,
thi học kì, thi tốt nghiệp có hiệu quả.
* Học sinh cần phải nắm chắc các vấn đề sau:
- Biết rõ câu hỏi như thế nào thì có thể dùng Atlat.
- Nắm, hiểu và sử dụng tốt các kí hiệu, ước hiệu được trình bày trong Atlat: Giáo
viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ các kí hiệu chung theo từng mục như: Hành
chính (thủ đô, các thành phố…), các kí hiệu về tự nhiên như thang màu (độ cao, độ
sâu, nhiệt độ, lượng mưa, núi, đồng bằng, biển, ranh giới, hồ đầm….) ở trang bìa đầu
của cuốn Atlat.
- Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lý trên Bản đồ.
- Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ trong Atlat để bổ sung kiến thức về
địa lý cho bài học.
3
- Biết tìm ra mối quan hệ giữa các trang của Atlat để khai thác có hiệu quả
nhất.
- Biết cách đọc và hiểu một trang Atlat để vận dụng tốt vào bài làm (Nắm được
các vấn đề chung nhất của Atlat, tìm ra các nội dung chủ yếu của trang, tìm ra mối liên
hệ giữa các trang để khai thác tốt nội dung chủ yếu trên, phân tích và giải thích được
nội dung chủ yếu của Atlat).
- Biết cách trả lời bài thi có hiệu quả nhất (Đọc kĩ đề và tìm ra các câu trả lời, tìm
ra mối liên quan của các yêu cầu trên đối với các trang Atlat, sử dụng các dữ kiện nào
để trả lời tốt yêu cầu của bài).
* Đối với giáo viên
- Trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat cho học sinh nên đi từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp nhằm dẫn dắt học sinh từ biết sử dụng đến sử dụng
thành thạo và nhanh chóng.
- Để khai thác Atlat được tốt giáo viên nên yêu cầu học sinh có bước chuẩn bị
trước ở nhà những câu hỏi có liên quan đến Atlat bằng cách gợi ý một số câu hỏi để
học sinh tập trả lời trước rồi lên lớp thảo luận trình bày. Khi kiểm tra bài cũ cũng yêu
cầu học sinh dựa vào Atlat để trình bày.
- Giáo viên nên chú ý đến việc vận dụng Atlat trong các lần kiểm tra, đánh giá
nhằm kích thích sự hứng thú học tập địa lý của học sinh thông qua việc khai thác
Atlat..
III. KHAI THÁC KIẾN THỨC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM QUA ATLAT.
1. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý qua Atlat.
Thông thường khi phân tích hoặc đánh giá một đối tượng địa lý học sinh cần tái
hiện vốn tri thức địa lý đã có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat. Để trả lời bài
thi một cách có hiệu quả học sinh cần làm theo những bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề để tìm ra yêu cầu chính của đề bài.
Bước 2: Xác định đúng bản đồ cần sử dụng vào nội dung bài làm.
Bước 3: Sử dụng dữ kiện nào để trả lời tốt yêu cầu của chính của đề bài (hệ thống
kí hiệu, màu sắc, số liệu qua các biểu đồ…)
Bước 4: Phân tích nhận xét thông qua Atlat để trả lời các yêu cầu của đề bài.
4
2. Hướng dẫn cách khai thác các trang atlat trong phần học Địa lí tự nhiên Việt
Nam.
2.1- Trang hình thể.
Đọc 2 trang này, HS thấy được hình dạng chữ S của lãnh thổ, có bề dài dài, bề
ngang hẹp, trải qua các vĩ độ và kinh độ nào. Giáp với các quốc gia nào. Tỷ lệ của núi,
đồng bằng tương quan ra sao. Ngoài ra còn có các đảo và vùng biển rộng gấp 3 lần
diện tích đất liền.
2.2- Trang địa chất khoáng sản.
Ở trang này ta chỉ tập trung ở phần khoáng sản. Theo đó học sinh thấy được sự đa
dạng khoáng sản nước ta và tập trung nhiều ở vùng Trung du- miền núi Bắc Bộ. Xác
định được sự phân bố cụ thể từng loại khoáng sản.
Ví dụ: Than đá tập trung nhiều ở Quảng Ninh, ngoài ra còn có ở Thái Nguyên,
Sơn La, Hoà Bình, Quảng Nam (Phải phối hợp các trang 6, 2, 21). Lưu ý : để tìm mỏ
khí Lan Tây, Lan Đỏ phải xem thêm hình phụ lục ở dưới góc phải của trang 6.
Về việc vận dụng kiến thức đã học, học sinh hiểu thêm các loại mỏ thuộc năng
lượng (than, dầu khí), các loại mỏ thuộc kim loại đen, thuộc kim loại màu, thuộc phi
kim loại, các loại mỏ được xem là quan trọng ở nước ta có trữ lượng lớn hoặc có giá
trị kinh tế cao (dầu khí, than đá, quặng sắt, bôxit, thiếc, apatit, đồng, titan, đá vôi, xi
măng và sét cao lanh.. )
2.3- Trang khí hậu. Trang này gồm có 3 hình: Khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa.
a. Trang hình khí hậu chung cần lưu ý các điểm sau:
- Các miền khí hậu gồm : Khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn,
miền khí hậu phía Nam. Dùng kiến thức đã học, học sinh có thể hiểu được đặc điểm
ba miền khí hậu trên lần lượt là : có mùa đông lạnh, mưa nhiều vào mùa hạ; mưa tập
trung vào thu đông; mang tính cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một
mùa khô tương phản sâu sắc.
- Chú ý sử dụng biểu đồ nhiệt và lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như: Hà Nội, Đà
Nẵng, Đà Lạt, TP.HCM, để minh họa đặc điểm của 3 miền khí hậu trên.
- HS thấy được hướng gió mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), gió mùa mùa
Đông (chủ yếu là hướng Đông Bắc, nhưng lưu ý có trường hợp gió Đông chỉ qua lục
địa và trường hợp qua biển), hướng dẫn học sinh nhận xét gió Tây khô nóng .
5
- HS biết được hướng di chuyển và tần suất các cơn bão ở các tháng 6, 7, 8, 9, 10,
11, 12. Trong đó tháng 9 có tần suất cao nhất từ 1-3 cơn đến 1-7 cơn bão trên tháng và
hướng đi chủ yếu vào khu vực giữa của Bắc Trung bộ.
b. Ở hình nhiệt độ phản ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam và các tỉnh duyên hải từ Hoành
Sơn vào nam ( trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên).
+ Nhiệt độ trung bình tháng giêng: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở vùng Nam
Trung Bộ và Nam bộ.
+ Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh
duyên hải miền Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong năm.
c. Ở hình lượng mưa gồm có 3 hình: Lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa
từ tháng 11 – 4( mùa mưa ít ), tổng lượng mưa từ tháng 5 -10 ( mùa mưa nhiều).
+ Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Hà Giang. Giải thích dựa vào hướng gió qua biển kết hợp địa hình núi và ảnh hưởng
của các cơn bão.
+ Tổng lượng mưa từ tháng 11- 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam. Giải thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp địa hình Trường Sơn.
(lưu ý phân biệt ký hiệu gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông với dòng biển nóng và
lạnh có màu giống nhau nhưng đuôi mũi tên dầy, mỏng khác nhau).
+ Hình tổng lượng mưa tháng 5 -10: Những nơi mưa nhiều là Hà Giang, Lai
Châu, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau. Giải thích do nhận được gió mùa mùa hạ
nhiều hoặc vị trí đón gió mùa hạ.
2.4– Trang đất, thực vật và động vật. Trang này gồm 2 hình: Hình đất - thực vật và
hình Phân khu địa lý động vật.
a. Ở hình đất và thực vật: GV cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc một số loại đất
chính ở mỗi vùng kinh tế.
Ví dụ: Ở ĐBSCL chủ yếu là nhóm đất phù sa, gồm phù sa ngọt (màu xanh lá), đất
phèn (chiếm tỉ lệ lớn nhất), và đất mặn chủ yếu ở ven biển.
Ở Tây Nguyên gồm chủ yếu đất feralit trên đá badan và trên các loại đá khác.
Riêng thực vật ta có thể kết hợp nhận xét khi mô tả lát cắt địa hình.
b. Ở hình phân khu địa lý động vật:
6
Gồm 6 khu vực, mỗi khu vực có một số động vật chủ yếu. HS xem ghi chú bên
dưới để mô tả các loại động vật chủ yếu ở từng khu vực.
Ví dụ: khu Nam Bộ gồm các động vật như: cò, sếu đầu đỏ, đồi mồi; khu Nam
Trung Bộ gồm chủ yếu các loài khỉ, voi, bò tót, hươu, nai, lợn rừng…
2.5- Trang các miền tự nhiên. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ.
a. Đặc điểm của hướng núi và độ cao của núi.
Ví dụ:
Hướng núi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng TB-ĐN có độ cao
lớn (có đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3143m và nhiều đỉnh khác cao trên 2000m) và
thấp dần về phía Đông Nam.
b. Lát cắt địa hình.
Học sinh đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch kẻ A-B,
C-D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỉ lệ 1: 3.000.000.
Theo đó ta cần làm rõ các ý chính sau:
+ Hướng lát cắt.
+ Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỉ lệ ).
+ Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông, đồng bằng nào.
+ Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu, chạy dài bao nhiêu.
+ Ở mỗi loại địa hình có đất đai và thực vật gì, thuộc loại khí hậu gì. (phối hợp
trang 7 và 8).
Ví dụ: mô tả lát cắt A-B.
- Hướng lát cắt: Tây Bắc- Đông Nam từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông
Thái Bình.
- Hướng nghiêng địa hình: Cao ở Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam.
- Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn nguyên
Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, qua sườn phía Tây vùng núi Phia-Ya, rồi cắt ngang
sông Năng và qua đỉnh núi Phia- Bióc (1578m), qua phía Đông thị xã Bắc Kạn và
thượng nguồn sông Cầu của khu Việt Bắc.
Đường cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn và các vùng đồi núi xen
kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông Bắc rồi thấp dần về phía
7
đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát cắt đi qua các sông Thương, Lục
Nam, Kinh Thầy, Văn Úc của khu Đồng bằng Bắc Bộ.
3. Một số câu hỏi vận dụng khai thác atlat và kiến thức của học sinh.
Câu 1. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm vị trí
địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên việc phát
triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước.
Trả lời
1. Đặc điểm
Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm hai bộ phận: Phần đất liền và phần biển
rộng lớn với các đảo và quần đảo ở phía đông và nam. Phần lãnh thổ trên đất liền nước
ta có đặc điểm: Nằm ở rìa đông nam lục địa Á - Âu, phía bắc giáp Trung Quốc, Phía
Tây giáp Lào và Cam pu chia, phía đông và đông nam giáp biển Đông.
Giới hạn hệ toạ độ;
+ Điểm cực Bắc : ở vĩ tuyến 23 o23B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang.
+ Điểm cực Nam ở vĩ tuyến 8o34 B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau
+ Điểm cực Đông ở kinh tuyến 109 o24Đ tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thanh,
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
+ Điểm cực Tây ở kinh tuyến 102 o09 Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên.
2 Thuận lợi.
a. Đối với tự nhiên:
- Nằm ở vị trí rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương trong khoảng vĩ độ từ
23o23B đến 8o34 B. Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc, do
đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
với nền nhiệt ẩm cao, thảm thực vật của nước ta bốn mùa xanh tốt, khác hẳn với cảnh
quan hoang mạc của một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.
- Cũng do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, khu vực gió
mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh và
khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
8
- Nước ta giáp biển Đông, biển là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm, nên thiên
nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Biển Đông đã tăng cường tính ẩm cho
nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ phần đất liền.
- Nước ta nằm ở nơi giao thoa của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là
vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nên
có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là các nguồn năng lượng và kim
loại màu. Đây là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp trong đó có các ngành
công nghiệp trọng điểm và mũi nhọn.
- Nước ta nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư động vật và thực vật thuộc các
khu hệ sinh vật khác nhau, khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa
dạng.
- Vị trí và lãnh thổ nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên thành các
vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi,
ven biển và hải đảo.
b. Đối với việc phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng.
* Về kinh tế:
- Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của các tuyến
đường bộ xuyên Á nên có điều kiện để phát triển các loại hình giao thông. Thuận lợi
trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực . Việt
Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Cam pu chia và khu
vực Tây Nam Trung Quốc.
- Vị trí này có ý nhĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng
lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế
giới, thu hút đầu tư nước ngoài.
* Về văn hoá - xã hội.
- Việt Nam nằm ở nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau nên có nhiều nét
tương đồng về lịch sử, văn hoá – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong
khu vực, điều đó góp phần làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc . Đây cũng là điều kiện
thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với
các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
* Về quốc phòng:
9
- Nước ta ở vị trí quan trọng của vùng Đông Nam Á - một khu vực kinh tế năng
động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
- Biển Đông của nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công
cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
3. Khó khăn:
- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân mùa của khí hậu, thuỷ văn,
tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên thường xuyên xảy ra đã ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống.
- Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo
dài, hơn nữa Biển Đông lại chung với nhiều nước vì thế việc bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ của nước ta gặp nhiều khó khăn.
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình
thế vừa phải hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế
giới trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển.
Câu 2. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm về
hình dáng lãnh thổ nước ta. Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và
hoạt động giao thông vận tải.
* Đặc điểm hình dáng lãnh thổ nước ta.
- Lãnh thổ nước ta kéo dài và hẹp ngang. Lãnh thổ kéo dài từ 8o34 B - 23o23B và
hẹp ngang: Điểm cực Tây là 102o09 Đ, điểm cực Đông là 109o24Đ chỉ chênh nhau 7
kinh độ, nơi hẹp nhất là Bắc Trung Bộ.
- Đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài từ Móng Cái tới Hà Tiên, dài 3260Km.
* Ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên
- Hình dáng lãnh thổ tạo cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng mà điển hình
là sự phân há theo chiều Bắc – Nam:
+ Khí hậu: Miền Bắc mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông
lạnh, nhiệt độ trung bình từ 22-25oC, mùa đông có tháng thấp dưới 18 oC. Miền Nam
mang tính chất nhiệt đới điển hình: Nhiệt độ trung bình năm từ 26-29 oC, biên độ nhiệt
năm nhỏ.
+ Sinh vật: Miền Bắc có các cây trồng đa dạng, phong phú, có các cây trồng
nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Miền Nam chủ yếu phát triển các cây trồng nhiệt đới.
10
+ Sông ngòi: Lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngòi nước ta ngắn và nhỏ,
những hệ thống sông lớn thường bắt nguồn từ nước ngoài.
- Nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông.
+ Bờ biển kéo dài, đồng bằng nằm ở phía đông phần lãnh thổ làm cho nước ta
chịu ảnh hưởng mạnh của Biển Đông, kết hợp với yếu tố gió mùa làm cho thiên nhiên
nước ta có tính chất ẩm, không bị hoang mạc hoá như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á,
Tây Phi.
+ Biển Đông góp phần tạo nên cảnh quan miền duyên hải, hải đảo, làm cho thiên
nhiên nước ta thêm đa dạng. Nước ta còn chịu ảnh hướng của các cơn bão từ Biển
Đông.
* Tác động đến giao thông vận tải.
- Phát triển nhiều loại hình GTVT:
+ Ven biển là một đồng bằng gần như liên tục, thuận lợi cho việc xây dựng các
tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt.
+ Đường bờ biển kéo dài, ven biển có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho phát triển
giao thông đường biển, tạo mối giao lưu trong nước và quốc tế.
- Do lãnh thổ kéo dài nên việc tổ chức các mối giao thông xuyên Việt, các mối
liên kết khó khăn, nhất là vào các mùa mưa bão.
Câu 3 : Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự đa
dạng hoá của địa hình nước ta . Độ cao của địa hình nước ta đã ảnh hưởng đến sự phân
hoá đất như thế nào.
1. Phân tích sự đa dạng của địa hình đồi núi
Đồi núi nước ta chiếm ¾ diện tích của đất nước và có phân hoá đa dạng :
a. Vùng Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi ven biển tỉnh
Quảng Ninh, là vùng đồi núi thấp.
- Vùng nổi bật với các cánh cung lớn : Từ Tây Bắc xuống Đông Nam có các
cánh cung : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Ngoài ra có núi hướng Tây
Bắc- Đông Nam ( dãy Con Voi, Tam Đảo).
- Địa hình cao về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía nam và đông nam với
vùng đồi phát triển rộng. Các đỉnh núi cao trên 1500m : Pu Tha Ca (2274m), Kiều
11
Liêu Ti(2402m), Mẫu Sơn (1541m), PhiaUắc (1930m) và một số sơn nguyên (Đồng
Văn) ở phía bắc.
b. Vùng Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là vùng núi đồ sộ nhất nước ta với những dãy
núi cao, cao nguyên, khe sâu, địa hình hiểm trở
- Hướng núi TB-ĐN : dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao.
- Địa hình nghiêng từ TB-ĐN: Phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ
được coi là nóc nhà của Việt Nam với đỉnh Phan xi păng cao 3143m. Phía tây là các
dãy núi cao kế tiếp nhau. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên
đá vôi. Ngoài ra còn có các đồng bằng nhỏ, nằm giữa vùng cao (Mường Thanh, Than
Uyên, Nghĩa Lộ).
c. Vùng Trường Sơn Bắc
- Từ phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã, là vùng núi thấp, phổ biến là các
đỉnh núi cao có độ cao trung bình không quá 1000m, có một số đèo thấp.
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng TB ĐN cao ở hai đầu và
thấp giữa. Phía bắc là vùng núi tây Nghệ An, phía nam là vùng núi tây Thừa Thiên
Huế, ở giữa thấp trũng là vùng núi đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng
Trị . Mạch núi Bạch Mã phía nam đâm ngang ra biển.
d. Trường Sơn Nam : Gồm các khối núi và cao nguyên
Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung bộ đồ sộ với những đỉnh núi cao trên
2000m, Có hai sườn không đối xứng : sườn đông hẹp dốc, có nhiều nhánh núi đâm
ngang ra biển tạo nên các vũng, vịnh. Sườn tây thoải, có một số đèo rhấp.
Các cao nguyên nằm hoàn toàn về phía tây của Trường Sơn Nam, rộng lớn và có
tính phân bậc : Plây cu, Đăk Lăk ; Mơ Nông, Di Limh
e. Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi núi trung du Bắc bộ
Đông Nam bộ là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ đến ĐBSCL là
vùng gò đồi lượn sóng có độ cao từ 600 ( phía bắc), đến 20-100m (phía nam).
TDBB là vùng đồi thấp (dưới 200m) mang tính chuyển tiếp từ miền núi và đồng
bằng.
2. Ảnh hưởng của độ cao tới sự phân hoá đất :
12
Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao dưới 1000m chiểm 85%, trên
2000m chỉ 1%. Do vậy sự phân hoá đất có sự khác nhau :
- Ở vùng núi thấp, quá trình feralit diễn ra mạnh, đất feralit chiếm một diện tích
lớn ( 75% diện tích đất tự nhiên).
- Từ độ cao 500-600m đến 1600-1700m : nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng, quá
trình feralit yếu đi, quá trình tích luỹ mùn tăng lên, có đất mùn vàng đỏ trên núi ( đất
mùn feralit).
- Từ 1600-1700m quanh năm có mây mù lạnh ẩm, quá trình feralít chấm dứt hoàn
toàn, có đất mùn thô trên núi cao (đất mùn trên núi cao).
Câu 4 : Dựa vào atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy Trình bày đặc điểm
địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ ( sử dụng atlat trang 4, 5, 9)
Trả lời
* Khái quát: về vị trí của miền
Vị trí: Bắc giáp Trung Quốc, tây giáp vùng Tây Bắc, nam giáp vùng Bắc Trung
bộ, đông giáp vịnh Bắc bộ.
* Đặc điểm chung của địa hình :
- Gồm 2 bộ phận, đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích, đồng bằng phía nam 1/3
diện tích.
- Hướng nghiêng chung của địa hình: TB-ĐN
- Do vận động cuối Đệ Tam, đầu Đệ Tứ, nâng mạnh ở phía Tây và phía Bắc ,
trong khi phần phía đông nam và nam là vùng sụt lún.
Đặc điểm từng dạng địa hình
* Miền núi
- Đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn miền
- Đồi núi phân bố ở phía Bắc
- Đồi núi của miền chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình chủ yếu dưới
1000m, bộ phận núi có độ cao trên 1500 m chiếm tỉ lệ rất nhỏ, phân bố ở phía Bắc
( vùng sơn nguyên Hà Giang, sơn nguyên Đồng Văn).
- Hướng các dãy núi: Các dãy núi trong miền có hai hướng chính:
+ Hướng vòng cung là hướng chính của miền, thể hiện rõ nét qua cánh cung núi là
Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Hướng vòng cung của các cánh cung này
13
là do trong quá trình hình thành chịu tác động của khối núi Vòm Song Chảy ( hay khối
Việt Bắc). Cũng do càng về phía Đông , Đông Nam thì cường độ nâng yếu dần, nên
độ cao của các cánh cung này cũng giảm dần .
+ Hướng TB ĐN được thể hiện rõ nét qua hướng của của núi Con Voi. Hướng núi
của dãy Con Voi là do chịu tác động định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn.
Đặc điểm hình thái địa hình: Các khối núi trong miền chủ yếu là núi già trẻ lại,
các núi ở đây chủ yếu có đỉnh tròn, sườn thoải . Ngoài ra trong miền, đồi núi của miền
còn xuất hiện các dạng địa hình caxtơ, lòng chảo, các cánh đồng giữa núi.
* Miền đồng bằng.
- Miền đồng bằng của miền chiếm 1/3 diện tích.
- Đồng bằng phân bố ở phía nam, đông nam của miền, trong đó lớn nhất là
ĐBBB.
- Đồng bằng của miền có dạng tam giác châu điển hình ở nước ta với đỉnh là Việt
Trì và cạnh kéo dài từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
- ĐBBB được hình thành do hai hệ thống sông lớn nhất miền Bắc là hệ thống
sông Thái Bình và hệ thống sông Hồng.
- Địa hình đồng bằng trong miền bị chia cắt bởi một hệ thống đê, vì thế phàn đất
trong đê không được bồi đắp hàng năm, mặc dù không bị ngập nước trong mùa lũ,
nhưng đồng bằng vẫn có một số vùng địa hình trũng, thường xuyên ngập nước. Ngoài
ra ở rìa phía bắc và nam của đồng bằng còn xuất hiện dạng địa hình núi sót .
- Hướng mở rộng phát triển của đồng bằng: hàng năm đồng bằng vẫn tiến ra biển
ở phía đông nam với tốc độ khá nhanh (có nơi lên tới 100m) do lượng phù sa của các
sông mang theo lớn, thềm lục địa nông và mở rộng .
Câu 5: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh đặc điểm
địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
1. Khái quát vị trí giới hạn của hai miền
- Bắc và đông Bắc Bắc bộ nằm ở tả ngạn sông Hồng giáp Trung Quốc ở phía Bắc,
vịnh Bắc bộ phía đông và đông nam, giáp miền Tây Bắc ở phía tây và tây nam.
- Tây Bắc và Bắc Trung bộ giáp Trung Quốc ở phía Bắc, giáp miền Bắc và Đông
Bắc Bắc bộ ở phía Đông Bắc, biển Đông ở phía Đông, giáp Lào phía Tây.
2. Giống nhau
14
- Có đủ các các dạng địa hình: núi cao, đồi, đồng bằng, lục địa.
- Địa hình đều là những vùng được trẻ lại do vận động Tân sinh.
- Có dải đồng bằng ven biển mới được hình thành do phù sa sông, biển, do đó
nhìn chung hướng nghiêng của nền địa hình là thấp dần ra biển.
- Địa hình có sự phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi khá dày do
các vận động địa chất kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Đồng bằng hàng năm vẫn tiếp tục phát triển do những đồng bằng trẻ lại được
hình thành từ kỉ Đệ Tứ.
3. Khác nhau
* Đối với phần đồi núi
- Xét về độ cao địa hình thì miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ nhìn chung thấp hơn
so với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Nếu địa hình chung của miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ là dướ 500m còn Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ là trên 500m.
+ Vùng Bắc và Đông Bắc Bắc bộ chỉ có một bộ phận nhỏ núi cao trên 2000m ở
gần biên giới Việt Trung như Pu Tha Ca ( 2274m), Kiều Liêu Ti ( 2402), trong khi đó
vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000m ở Hoàng Liên
Sơn, Trường Sơn Bắc, như Phan xi păng (3143m), Phu Luông ( 2985), Rào Cỏ (2236).
Độ dốc và độ cắt xẻ của miền Tây Bắc và Bắc Trung bộcao hơn so với miền Bắc
và Đông Bắc Bắc bộ (qua lát cắt A-B ở , và C-D).
Giải thích
Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao hơn, độ dốc lớn hơn và độ cắt xẻ
cao hơn là do trong quá trình vận động địa chất của vỏ Trái Đất, miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ là một bộ phận của địa máng Việt –Lào do chịu tác động mạnh của hoạt
động nâng lên, còn vùng Bắc và và Đông Bắc Bắc bộ là ở rìa của khối nền Hoa Nam
vững chắc nên các vận động nâng lên ở đây yếu hơn.
- Hướng núi:
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ có hướng núi chủ yếu là các cánh cung mở rộng
về phía Bắc, quay bề lồi ra biển và chụm đầu lại ở khối núi Tam Đảo (Sông Gâm,
Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). Trong miền cũng có một số dãy núi chạy theo
hướng TB- ĐN đó là dãy núi Con Voi nằm sát tả ngạn sông Hồng.
15
+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ có các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng TBĐN như Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Trường Sơn Bắc.
Giải thích
Do trong quá trình hình thành lãnh thổ vùng núi phía Bắc và Đông Bắc Bắc bộ
chịu sự qui định hướng của khối nền cổ Vòm sông Chảy, nên có hướng là các cánh
cung, còn vùng Tây Bắc chịu sự qui định hướng của khối nền cổ Hoàng Liên Sơn,
Sông Mã, Pu Hoạt có hướng Tây Bắc ĐN, nên các dãy núi ở đây có hướng TBĐN.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một vùng đồi chuyển tiếp còn ở miền Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ, dạng địa hình này có xuất hiện nhưng sự chuyển tiếp rất đột
ngột.
Giải thích
Do tần suất tác động nâng lên ở tây Bắc và Bắc Trung bộ lớn, nên các dãy núi
cao, còn vùng Bắc và Đông Bắc Bắc bộ tần suất yếu và giảm dần nên xuất hiện vùng
trung du chuyển tiếp.
* Đối với phần đồng bằng.
- Miền Bắc và Đông Bắc có một đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn là ĐB BBộ (
hình thành từ vùng sụt lún do phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
bồi đắp), còn miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ là dải đồng bằng nhỏ hẹp và có xu
hướng hẹp dần khi vào Nam, do các dãy núi ăn ra sát biển, thềm lục địa nhỏ, phù sa
sông không nhiều.
- ĐBBB có tốc độ lấn biển lớn hơn so với đồng bằng ven biển ở Tây Bắc và Bắc
Trung bộ: ĐBBB hàng năm tiến ra biển 80-100 m, còn ở TB và BTB có tốc độ tiến ra
biển rất chậm do thềm lục đị hẹp, phù sa ít.
* Như vậy , ta có thể thấy được sự khác biệt hai miền.
- TB và BTB có địa hình cao hơn do chịu tác động mạnh hơn của vận động tạo
núi so với miền Bắc và ĐBBB. Cũng do vận động tạo núi ảnh hưởng tới hai miền
khác nhau mà TB và BTB có độ dốc, độ cắt xẻ lớn hơn miền Bắc và ĐBBB.
- Các hướng núi chính có sự khác biệt rõ nét trong khi ở Miền TB và BTB có
hướng TB-ĐN còn ở miền B và ĐBBB là các dãy núi hình vòng cung. Nguyên nhân
bới tác dụng định hướng của các mảng nền cổ.
16
- Tính chất chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc
bộ rất rõ nét trong khi ở miền TB và BTB lại không thể hịên rõ.
- Đồng bằng ở Bắc và Đông Bắc Bắc bộ rộng, phát triển nhanh hơn Tây Bắc và
Bắc Trung bộ do sông ngòi nhiều phù sa hơn, thềm lục rộng hơn.
IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong nhiều năm tham gia bồi dưỡng HSG khối 12 nhất là 2 năm gần đây, trực
tiếp làm lãnh đội đội tuyển địa lý của trường tôi đã thu được kết quả khá tốt. Các học
sinh tham gia kì thi HSG cấp tỉnh đều đạt giải từ giải nhất đến giải ba, không có giải
khuyến khích.
Về giải quốc gia: Năm học 2010-2011 số lượng đội tuyển là 4 học sinh đạt giải
quốc gia: 2 giải nhì và 2 giải ba. Năm hoạc 2011- 2012 có 5 học sinh đạt giải. Năm
học 2012-2013 số lượng đạt giải là 4 em: 2 giải ba và 2 giải khuyến khích.
17
Phần III. KẾT LUẬN
Việc dạy và học địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Đó
là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn
là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập rất hiệu
quả. Trong các kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi học sinh giỏi đều được sử dụng Atlat để làm
bài và khai kiến thức trong đó.
Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến
thức phong phú về bộ môn, muốn vậy giáo viên phải có ý thức tìm tòi, tích luỹ. Có
năng lực dạy học, có nhiệt huyết với nghề nghiệp, có kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy
học. Ngoài ra cần có sự quan tâm, tổ chức tạo điều kiện về cơ sở vật chất của lãnh đạo
nhà trường, có biện pháp động viên giáo viên và học sinh trong thời gian tập huấn học
sinh giỏi một cách kịp thời, có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bỗi dưỡng học sinh giỏi địa lí. GS.TS. Lê Thông (Chủ biên); PGS.TS. Nguyễn
Đức Vũ- PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ.
2. Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn địa lí. GS.TS. Lê Thông (Chủ biên);
PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ - Bùi Thị Nhiệm- Vũ Thị Hải Yến.
Lào cai tháng 5 năm 2013.
18