Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số biện pháp quản lý nhằm năng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong cán bộ giáo viên ở trung tâm GDTXDN hà trung tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.97 KB, 15 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là một nội dung không thể
thiếu được trong công tác quản lý trường học.Việc chú trọng đổi mới trong quản
lý công tác thi đua, khen thưởng vừa nhằm nâng cao chất lượng của công tác
này, đồng thời phát huy được sức mạnh to lớn của tình đoàn kết, thắt chặt hơn
mối quan hệ trong công việc giữa cán bộ với giáo viên, nhân viên; giữa đội ngũ
giáo viên với học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, nâng cao
chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, hoạt động thi đua, khen thưởng vẫn chưa trở thành động lực
thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục. Đối với Trung tâm GDTX&DN Hà
Trung, việc đổi mới công tác thi đua khen thưởng đang là một nhiêm vụ cấp
thiết. Bởi công tác thi đua khen thưởng ở Trung tâm còn nhiều bất cập và hạn
chế, còn nặng hình thức, thiếu cơ chế phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức
đoàn thể; hình thức tổ chức phong trào còn rập khuôn, thiếu tính sáng tạo; công
tác sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm còn hời hợt; khen thưởng còn mang tính
cào bằng, có tâm lý nhường nhau, thiếu sự kiểm tra, giám sát, xác minh để đảm
bảo khen “đúng người, đúng việc”, bình bầu còn nể nang, theo cảm tính. Giải
quyết được vấn đề này sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển chất lượng giáo
dục ở Trung tâm GDTX&DN Hà Trung. Để thi đua, khen thưởng trở thành động
lực thực sự thúc đẩy giáo dục phát triển, cần có sự nghiên cứu tìm kiếm những
biện pháp mang trong tính khả thi cao. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn
đề tài : Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác thi đua,
khen thưởng trong cán bộ, giáo viên ở Trung tâm GDTX&DN huyện Hà
Trung tỉnh Thanh Hoá, làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài này sẽ hướng
tới xác lập các biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động thi đua, khen
thưởng trong đội ngũ cán bộ-giáo viên ở Trung tâm GDTX-DN Hà Trung, từ đo
nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy sự phát triển giáo dục huyện nhà.
2. Mục đích nghiên cứu :
Đề xuất một số biện pháp quản lý về công tác thi đua, khen thưởng nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục ở Trung tâm GDTX&DN huyện Hà Trung.


3. Đối tượng nghiên cứu
3.1: Khách thể nghiên cứu là công tác thi đua, khen thưởng
3.2: Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng công tác thi đua khen thưởng ở Trung tâm GDTX&DN Huyện Hà Trung
tỉnh Thanh Hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm giải quyết nhiệm vụ thực trạng
của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

1


- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh
nghiệm
Ngày 11/6/1948, trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhấn mạnh: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan
trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục hàng ngày". Người nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước là thi
đua”.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để chỉ đạo, quản lý hoạt động
TĐKT như: Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc đổi
mới và tiếp tục đổi mới công tác TĐKT; Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 07/4/2014
của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước, phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 725/CT-TTg
ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động phong trào thi đua

yêu nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Luật TĐKT ngày 26/11/2003 và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT ngày 14/6/2005 được cụ thể
hóa trong Nghị định số 42/2010/NĐ - CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT, Luật bổ sung một số điều của
Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thực hiện khác.Bộ Nội Vụ ban hành
Thông tư số 02/2011 ngày 24 tháng 01 năm 2011 hướng dẫn thực hiện nghị định
số 42 của Chính phủ, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 42, Thông tư số 07/TTBNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị
định số 42/2010/NĐ- CP,Nghị định 65/2014/NĐ-CP, ngày 01/7/2014 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi đua,
khen thưởng, Thông tư 35/2015/TT -BGDĐT, ngày 31/12/2015 của Bộ giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục.
Một số khái niệm: Điều 3 Luật Thi đua - Khen thưởng, NXB CTQG, Hà
Nội -2003, các từ ngữ dưới đây hiểu như sau :
Thi đua là một hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá
nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và
khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân,
tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
Quản lý là gì? “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điểu khiển, hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích
đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý
luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho


2



bn thõn, cho t chc v cho c xó hi. Cũn Qun lý giỏo dc (v núi riờng
qun lý trng hc) l nhng tỏc ng cú h thng, cú mc ớch, cú k hoch,
hp quy lut ca ch th qun lý n tt c cỏc mt xớch ca h thng giỏo dc
nhm lm cho h vn hnh theo ng li v nguyờn lý giỏo dc ca ng, thc
hin c cỏc tớnh cht ca nh trng xó hi ch ngha Vit Nam, m tiờu im
hi t l quỏ trỡnh dy hc giỏo dc th h tr, a h giỏo dc ti mc tiờu d
kin, tin lờn trng thỏi mi v cht - (Trớch trong ti liu bi dng cỏn b
qun lý, cụng chc nh nc ngnh Giỏo dc v o to ca Hc vin qun lý
giỏo dc nm 2010).
B mỏy qun lý hot ng thi ua, khen thng chớnh l t chc qun lý
hot ng nh trng. Nú th hin qua vic ch th qun lý xõy dng cu trỳc
t chc ca b mỏy, b trớ nhõn s, xỏc nh c ch qun lý v gii quyt cỏc
mi quan h ca t chc cựng vi s phõn nh quyn hn, nhim v v chc
nng ca cỏc n v v cỏ nhõn ú, ng thi, t chc lao ng mt cỏch khoa
hc trờn c s vn dng sỏng to cỏc chc nng qun lý nh: k hoch, t chc,
ch o/lónh o, kim tra vo lnh vc qun lý hot ng thi ua. Cú th núi, b
mỏy qun lý cú vai trũ, v trớ rt quan trng, lm nờn cht lng, hiu qu hot
ng thi ua, khen thng Trung tõm GDTX&DN huyn H Trung.
Cú th núi mt cỏch khỏi quỏt, ni dung qun lý hot ng thi ua l phi
hng n vic to ng lc cho vic xõy dng cỏc ngun lc ỳng n v hp
lý, mt h thng t chc qun lý thi ua thớch ng v nng ng, phự hp vi
mụi trng thi ua tớch cc, nhm nõng cao cht lng giỏo dc khụng ch
ỏp ng yờu cu phỏt trin ca trung tõm m cũn úng gúp vo s phỏt trin KTXH a phng.
Túm li, nhng ni dung lý lun nờu trờn l c s xỏc lp cỏc bin
phỏp qun lý hot ng thi ua khen thng Trung tõm GDTX&DN H
Trung. Sau khi nm vng c s lý lun ca vic qun lý hot ng thi ua khen
thng ta cũn phi xem xột n thc trng qun lý hot ng thi ua khen
thng nh hng n cht lng dy v hc nh th no.
2. Thc trng qun lý hot ng thi ua Trung tõm GDTX&DN

H Trung ( trc khi ỏp dng SKKN).
2.1. c im
i ng CB-GV-CNV 38 i a s GV ó t chun v trờn chun. i
ng CBQL u t chun, ó qua lp bi dng QLGD.Cụng tỏc thanh tra, kim
tra, cỏc hot ng chuyờn mụn, ti chớnh, gii quyt khiu ni - t cỏo c lónh
o quan tõm ch o. Nh vy, cụng tỏc thanh tra, kim tra ó gúp phn khụng
nh trong vic nõng cao cht lng giỏo dc.
Nhỡn chung, cht lng giỏo dc ca Trung tâm khỏ tt v n nh nhiu
nm lin c đứng tp u trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa, tỷ
lệ đỗ tốt nghiệp trên 95%, cht lng giỏo dc ton din tng bc c
cng c v nõng cao. Tuy nhiờn, vi nm gn õy cht lng

3


mũi nhọn từ vị trí tốp đầu xuống vị trí tốp cuối, thậm chí có năm không có học
sinh nào đạt giải ( năm học 2013-2014, 2014-2015).
So với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cơ sở vật chất tuy đã được xây
dựng, tăng cường nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều phòng chức năng, xưởng thực
hành nghề. Đại bộ phận giáo viên đạt chuẩn nhưng vẫn còn 1 bộ phận giáo viên
lúng túng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa khai thác tốt hiệu quả
của thiết bị giáo dục. Tỉ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao. Một bộ phận học sinh
vẫn chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn nên lười học, đạo đức có phần sa
sút do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần là do phụ huynh học sinh chưa
quan tâm và sự tác động của các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội.
2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động thi đua, khen thưởng.
Qua điều tra tìm hiểu, hầu hết đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trung
tâm có nhận thức đúng về tầm quan trọng đối với hoạt động thi đua khen
thưởng. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có nhận thức thống nhất về sự cần
thiết đối với hoạt động thi đua, khen thưởng ở Trung tâm. Để đẩy mạnh hoạt

động thi đua, khen thưởng của đội ngũ giáo viên, nhất thiết phải bắt đầu từ việc
nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất về nhận thức giữa đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý về mục đích của hoạt động này.
Điều đó cũng phản ánh nhận thức về sự cần thiết đối với hoạt động thi đua,
khen thưởng của đội ngũ giáo viên chưa đi đôi với thực trạng hoạt động thi đua,
khen thưởng của đội ngũ giáo viên ở Trung tâm thời gian qua.
2.3. Các quy định về hoạt động thi đua, khen thưởng của đội ngũ
giáo viên
Các loại hình thi đua, khen thưởng mà đội ngũ giáo viên thực hiện là: day
tốt, học tốt; sáng kiến kinh nghiệm; làm đồ dùng dạy học…
Qua tìm hiểu thực tế, quy định về tổ chức và phân cấp quản lý còn có chỗ
bất cập. Chủ yếu đề tài sáng kiến kinh nghiệm là do giáo viên tự đề xuất nên
chưa đáp ứng mục tiêu của trung tâm. Phần lớn giáo viên thích làm đề tài cấp
trường vì thời gian rộng rãi, việc chấm và đánh giá có phần còn nể nang thiếu
nghiêm túc.
Thực tế, hoạt động giảng dạy trên lớp có nhiều thuận lợi hơn so với các
hoạt động khác. Hoạt động thi đua chưa thực sự là nhiệm vụ bắt buộc đối với
giáo viên. Quy định về nhiệm vụ tham gia hoạt động thi đua của đội ngũ giáo
viên chưa được quán triệt và chấp hành nghiêm túc. Quy định về chế độ khen
thưởng, trách phạt công minh, phù hợp trong hoạt động thi đua khen thưởng của
đội ngũ giáo viên chưa có. Do đó, hoạt động thi đua ở trung tâm chưa ngang tầm
với nhiệm vụ và yêu cầu. Một bộ phận giáo viên không thực hiện nhiệm vụ thi
đua nhưng chưa có biện pháp xử lý thích hợp. Mục tiêu thi đua của trung tâm
đặt ra chưa đạt được kết quả như mong muốn.
2.4. Tài chính và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thi đua khen
thưởng
Tài chính của nhà trường có được từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng

4



năm, ngoài ra không có nguồn thu nào khác. Tuy nhiên, kinh phí được cấp hàng
năm lại phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách của địa phương trong từng năm.
Kinh phí này lại thường được cân đối vào cuối năm. Vì vậy, có thể nói, nguồn
kinh phí được cấp chi thường xuyên cho hoạt động của nhà trường còn hạn hẹp,
khó chủ động, chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Do là một hoạt động bắt buộc đối
với đội ngũ giáo viên nên kinh phí cung cấp chỉ có tính chất hỗ trợ một phần
theo quy định chung, mặc dù rất ít ỏi. Mỗi phong trào thi đua được đánh giá và
xếp loại, mức khen thưởng kinh phí tối đa: loại xuất sắc (A) là 100.000đ; loại
khá (B) là 80.000đ; Giáo viên có học sinh giỏi cấp tỉnh : giải nhất 400.000đ, giải
nhì 300.000đ, giải ba: 200.000đ, giải khuyến khích: 100.000đ, học sinh tiên tiến
30.000đ, học sinh giỏi 50.000đ.
Đánh giá về mức độ đáp ứng của CSVC phục vụ cho hoạt động thi đua,
khen thưởng, có 3,57% ý kiến giáo viên cho rằng đầy đủ; 39,29% là tương đối
đầy đủ; 57,14% còn thiếu. Điều đó phản ánh CSVC và trang thiết bị của Trung
tâm vẫn trong tình trạng chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ hoạt động này.
Mặc dầu phải lo trước hết cho CSVC nhưng trong nguồn kinh phí hạn hẹp
của mình, nhà trường vẫn dành một phần cho hoạt động thi đua khen thưởng của
đội ngũ giáo viên. Việc làm đó cũng thể hiện phần nào sự quan tâm của nhà
trường đối với hoạt động này. Mức chi cho hoạt động thi đua khen thưởng từng
năm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng, quy mô các phong trào thi đua trong
năm nhà trường phát động mà giáo viên tham gia.
Kết quả điều tra, đánh giá về mức độ chi kinh phí phục vụ hoạt động thi
đua, khen thưởng cho thấy: có 26,43% ý kiến cho rằng tương đối đầy đủ;
73,57% ý kiến cho rằng còn thiếu. Với mức chi kinh phí cho hoạt động thi đua,
khen thưởng như vậy, một thực tế đã xảy ra:
- Giáo viên nào tham gia hoạt động thi đua khen thưởng với niềm say mê,
có trách nhiệm phải tự trang trải về kinh phí.
- Xu hướng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ ít chú ý về lý luận, tổng kết
kinh nghiệm với phạm vi hẹp, chi phí ít (cả thực nghiệm, thí nghiệm và điều tra)

đã xuất hiện, khiến cho chất lượng các đợt thi đua không cao.
- Động cơ tham gia hoạt động thi đua khen thưởng của một bộ phận giáo
viên có tính chất đối phó. Động lực tham gia vào hoạt động thi đua khen thưởng
ngoài trường không có.
Đó là một thực trạng rất cần được xem xét thấu đáo và có những biện
pháp phù hợp nhằm kích thích đội ngũ giáo viên tham gia có chất lượng hoạt
động này.
2.5. Bộ máy quản lý hoạt động thi đua khen thưởng
Hội đồng thi đua, khen thưởng do Giám đốc làm chủ tịch, các thành viên
khác là phó Giám đốc, chủ tịch công đoàn, các tổ trưởng, tổ phó, trưởng phó các
đoàn thể.
Ban thi đua có vai trò rất quan trọng trong tổ chức và quản lý hoạt động
thi đua, khen thưởng của Trung tâm. Tổ trực thuộc là bộ phận trực tiếp tổ chức

5


và quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng của giáo viên ở tổ mình. Giáo viên là
người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Các bộ phận này, đồng thời thực hiện sự chỉ
đạo trực tiếp từ Giám đốc.
Kế hoạch hoạt động thi đua, khen thưởng được xây dựng theo năm học.
Căn cứ vào quy định, với đội ngũ giáo viên hiện có và các phong trào thi đua,
danh hiệu thi đua để giáo viên đăng ký, lập kế hoạch hoạt động thi đua khen
thưởng của đơn vị mình gửi về phòng GD&ĐT. Trên cơ sở đó, phòng GD&ĐT
tổng hợp lại, bổ sung, hình thành nên kế hoạch hoạt động thi đua khen thưởng
cho đội ngũ giáo viên ở Trung tâm trong năm học.
Tuy nhiên kế hoạch thi đua, khen thưởng trong từng năm học của Trung
tâm đều có nhưng chưa cụ thể. Kế hoạch hoạt động thi đua khen thưởng của đội
ngũ giáo viên trong từng giai đoạn chưa xây dựng. Do đó, hoạt động thi đua
khen thưởng của đội ngũ giáo viên và quản lý hoạt động này ở nhà trường gặp

lúng túng, thiếu hệ thống, chưa có định hướng lâu dài.
2.6 Những khó khăn, hạn chế:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học( nhất là dạy nghề) tuy đã được đầu
tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, đẫn đến giáo viên không
có điều kiện đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ.
- Cơ cấu đội ngũ còn nhiều bất cập( thừa giáo viên văn hóa, thiếu giáo
viên dạy nghề), Phần đa là nữ, đang thời kỳ nuôi con nhỏ nên phần nào ảnh
hưởng đến hiệu quả công tác.
- Việc huy động, đảm bảo kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động của đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ, bị ràng buộc bởi thủ tục hành chính
phức tạp.
- Việc tổ chức phổ biến và triển khai ứng dụng các kết quả sáng kiến kinh
nghiệm chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức cả ở đội ngũ giáo viên cũng như
các cấp quản lý.
- Công tác quản lý chưa phát huy hết các tiềm lực sẵn có trong nhà
trường, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp từ các lực lượng, các mối quan hệ tác
động mạnh đến hoạt động thi đua-khen thưởng.
- Nhận thức về mục đích hoạt động thi đua khen thưởng của đội ngũ giáo
viên ở trung tâm giữa cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên chưa được thống nhất
cao. Việc tổ chức quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên
chưa được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.
- Năng lực và kinh nghiệm tham gia hoạt động thi đua khen thưởng của
đội ngũ giáo viên và quản lý hoạt động này của cán bộ quản lý còn bất cập, chưa
có biện pháp tháo gỡ kịp thời. Bộ máy quản lý hoạt động thi đua khen thưởng
vừa yếu, vừa thiếu; sự phối hợp tổ chức và giám sát giữa các bộ phận bị động,
thiếu chặt chẽ, chưa ngang tầm với nhiệm vụ.
- Các văn bản quy định về hoạt động thi đua khen thưởng của đội ngũ
giáo viên còn thiếu, chưa cụ thể hoặc tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc. Một số
quy định bị lạm dụng hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, chậm được điều


6


chỉnh, bổ sung. Các biện pháp hỗ trợ, khen thưởng chưa tạo được động lực
mạnh.
Tất cả các hạn chế đó đã có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thi đua,
khen thưởng của đội ngũ giáo viên cũng như hiệu quả quản lý hoạt động này của
trung tâm. Hoạt động thi đua, khen thưởng trong trung tâm hiện nay chưa đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
3. Các giải pháp quản lý hoạt động thi, đua khen thưởng đã sử dụng
để giải quyết vấn đề.
3. 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, công đoàn
viên về tầm quan trọng công tác thi đua khen thưởng:
- Đối với cán bộ quản lý: công tác quản lý hoạt động phong trào thi đua
khen thưởng có mối quan hệ hữu cơ đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên vì hiệu quả công tác quản lý giữa nhu cầu đào tạo và nhu cầu phát triển
giáo dục ở địa phương. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung quản lý
công tác thi đua – khen thưởng sẽ tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả thực
hiện nhiệm vụ đào tạo trong nhà trường
- Đối với giáo viên, mục đích của phong trào thi đua dạy tốt phải được
nhận thức trong mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động dạy với việc mở rộng nâng
cao tri thức, kỹ năng và rèn luyện nhân cách người thầy. Hoạt động thi đua phải
trở thành động lực để người thầy tự hoàn thiện, tự đổi mới trước yêu cầu và
nhiệm vụ đào tạo. Đây là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện, không thể lấy hoạt
động khác thay thế hoạt động thi đua. Có tác dụng to lớn và có ý nghĩa đến nâng
cao chất lượng đào tạo trong nhà trường và yêu cầu phát triển của địa phương.
- Hàng năm, bên cạnh nhiệm vụ triển khai nhiệm vụ năm học, Ban giám
đốc dành thời gian thích ứng để cho việc tổ chức triển khai kế hoạch thi đua,
khen thưởng. Với nội dung cụ thể, rõ ràng để đội ngũ giáo viên, công nhân viên
quán triệt, thực hiện một cách nghiêm túc. Những khó khăn, vướng mắc trong

hoạt động phong trào thi đua đã được đưa ra hội nghị, trao đổi tìm biện pháp
giải quyết. Giữa CB-GV và cán bộ quản lý để cùng chia sẻ, tìm đến sự đồng
thuận, đồng tình trong thi đua, khen thưởng và trong quản lý hoạt động này.
- Ngoài ra, Ban giám đốc thường xuyên chỉ đạo tổ chức các buổi sinh hoạt
tổ, trường có tính chất hội thảo để giáo viên trao đổi, cập nhật thông tin kịp thời
bảo đảm cho hoạt động thi đua, khen thưởng và công tác quản lý này đạt mục
tiêu đề ra.
3.2. Hoàn chỉnh các hệ thống văn bản thi đua, khen thưởng trong
Trung tâm.
Các văn bản định chế của Nhà nước, ngành, địa phương liên quan đến
công tác thi đua, khen thưởng là cơ sở pháp lý bảo đảm cho hoạt động thi đua,
khen thưởng và công tác quản lý theo đúng quy định. Trên cơ sở này Trung tâm
đã vận dụng cụ thể hoá, ban hành các văn bản cho đơn vị mình là nhằm hướng
tới điều chỉnh bổ sung những quy định còn thiếu hay chưa phù hợp vừa bảo đảm
tính pháp quy, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn (như ban hành quy chế thi đua

7


khen thưởng, bổ sung quy định về đánh giá giờ dạy, đánh giá xếp loại
CBGV,NV, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ tăng mức phần thưởng cho giáo viên
và học sinh, bổ sung quy chế dân chủ…).
- Nhiệm vụ tham gia phong trào thi đua yêu nước là tự nguyện không có
bắt buộc, nhưng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ bắt buộc,
quy định này vừa có tính động viên, khuyến khích. Trong công tác quản lý phải
lồng ghép hai mục tiêu này vừa đáp ứng nguyện vọng vừa đạt mục tiêu đề ra của
trung tâm.
Khen thưởng, xử phạt trong hoạt động thi đua, khen thưởng là một biện
pháp quản lý đã được bổ sung, nó thể hiện tính nghiêm minh, công bằng trong
quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng, tuỳ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ

mà xem xét các danh hiệu, xét nâng lương trước thời hạn, thi chuyển ngạch, bổ
nhiệm. Điều này đã thực sự có hiệu quả rõ rệt, trong 2 năm có 4 giáo viên được
tăng lương trước thời hạn, có một giáo viên được bổ nhiệm.
Trên cơ sở văn bản pháp quy hiện hành việc ban hành các văn bản thi đua,
khen thưởng trung tâm đã chú trọng đảm tính phù hợp về thực tiễn; giải quyết
hài hoà mối quan hệ giữa quyền lợi của đội ngũ giáo viên với mục tiêu phải đạt
được. Quy định này đã nhận được sự đồng thuận, đồng tình của đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Chất lượng hiệu quả thi
đua và công tác quản lý đã được nâng lên.
3.3. Hoàn chỉnh bộ máy quản lý thi đua, khen thưởng trong trung tâm
Trong quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng, bộ máy quản lý có vai trò
đặc biệt quan trọng. Cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động này có tác động trực tiếp
đến hiệu quả quản lý cũng như chất lượng hoạt động thi đua, khen thưởng: hoàn
thiện bộ máy thi đua là nhằm tiến tới hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt
động thúc đẩy hơn nữa phong trào thi đua, khen thưởng.
- Trong năm học 2015-2016, Trung tâm đã chỉ đạo làm tốt công tác phối
hợp quản lý giữa Ban giám đốc, công đoàn, Đoàn Thanh niên và các tổ trưởng
một cách chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất và tạo được sự đồng thuận cho hoạt
động thi đua. Tập trung phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ giữa các bộ phận
trong sự phối hợp, đồng thời quy định rõ nhiệm vụ chính giữa Ban giám đốc,
công đoàn, Đoàn Thanh niên và sự lãnh đạo của Đảng.
- Đội ngũ làm công tác thi đua trong trung tâm là kiêm nhiệm nên trung
tâm đã chỉ đạo phải chọn người có kinh nghiệm, có trách nhiệm, có uy tín để
tham mưu giúp chủ thể quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình. Trên thực tế, bộ
phận này trong năm học vừa qua đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp cho
hội đồng thi đua đưa ra những giải pháp thiết thực trong việc nâng cao chất
lượng của công tác thi đua khen thưởng ở trung tâm.
- Hàng năm, trong kế hoạch thi đua, khen thưởng, Giám đốc giao nhiệm
vụ cụ thể cho Ban thi đua xây dựng kế hoạch phát động thi đua, dự toán kinh
phí. Từ đó các tổ chức có điều kiện xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện vừa

bảo đảm yêu cầu đề ra vừa có được sự chủ động sáng tạo của các tổ, giáo viên,
và vai trò quản lý cấp tổ được phát huy.

8


Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được phân định, trung tâm quy định
rõ trách nhiệm và có trách nhiệm phối hợp trong chu trình quản lý phong trào thi
đua, khen thưởng. Khái quát bộ máy (Ban Thi đua như sau) sơ đồ:
Giám đốc

Công đoàn

Đoàn Thanh niên

Giáo viên

3.4. Đổi mới việc tổ chức, triển khai, đánh giá phong trào thi đua,
khen thưởng.
- Xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng theo chủ điểm, từng giai đoạn
là định hướng cơ bản, mục tiêu lâu dài, giúp cụ thể hoá từng năm học.
- Việc đánh giá xếp loại: để giảm bớt sự bất cập trong đánh giá, xếp loại
tất cả công việc, một số công việc được lượng hóa thành điểm cụ thể để tính
điểm xét thi đua giáo viên theo năm học, học kỳ và điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học .
3.5. Tăng cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ thi đua,
khen thưởng.
Chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua phụ thuộc nhiều vào nguồn
lực tài chính và cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác khen thưởng. Thời gian
qua, mặc dù đã có sự quan tâm nhưng tài chính và cơ sở vật chất vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu. Do đó, để tăng cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất,
Ban giám đốc đã tập trung chỉ đạo tốt các việc cụ thể như sau :
- Tăng cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thi
đua, khen thưởng thể hiện qua việc tăng kinh phí khen thưởng, tiến hành đầu tư
xây dựng cơ bản đủ các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, trung tâm hỗ trợ học
tập và mua sắm đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí trong và
ngoài nước; các trang thiết bị đồng bộ, từng bước hiện đại cho hệ thống phòng
thí nghiệm, phòng bộ môn, đảm bảo không chỉ phục vụ hoạt động giảng dạy và
học tập mà còn thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của đội ngũ giáo viên.
- Huy động các nguồn tài chính khác (học phí, tiết kiệm chi, tài trợ...) bổ
sung thêm vào nguồn kinh phí vốn hạn hẹp từ ngân sách nhà nước để tăng
cường nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất. Trung tâm đã làm tốt việc huy động
một số nguồn tài trợ của các cá nhân đầu tư cho công tác khuyến học khuyến tài
và xã hội hóa giáo dục ( trong năm học 2015-2016 tăng gần 70.000.000đ so với

9


các năm trước). Kinh phí đầu tư cho khen thưởng tăng cao, cụ thể : Mỗi phong
trào thi đua được đánh giá và xếp loại, mức khen thưởng kinh phí tối đa: loại
xuất sắc (A) là 500.000đ; loại khá (B) là 300.000đ; Giáo viên có học sinh giỏi
cấp tỉnh : giải nhất 1.000.000đ, giải nhì 800.000đ, giải ba: 600.000đ, giải khuyến
khích: 400.000đ, Giáo viên có học sinh giỏi quốc gia: giải nhất 2.000.000đ, giải
nhì 1.500.000đ, giải ba: 1.000.000đ, giải khuyến khích: 800.000đ, học sinh tiên
tiến: 50.000đ, học sinh giỏi: 100.000đ (số tiền thưởng tăng gấp 3 lần).
Trung tâm đã có kế hoạch đầu tư trong từng năm: tăng kinh phí hỗ trợ
hoạt động thi đua khen thưởng vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, vừa có tính
chất động viên, khuyến khích vừa thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của đội ngũ
giáo viên đạt hiệu quả.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng vừa đảm bảo

phục vụ cho hoạt động giảng dạy, vừa đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu (đặc
biệt trong năm 2013 mua sắm trang thiết bị dạy nghề trị giá 1.500.000.000đồng,
năm học 2015-2016 đã mua sắm toàn bộ bàn nghế cho học sinh và các thiết bị
dạy học khác như : máy vi tính, loa đài... )
3.6. Nâng cao năng lực tham gia hoạt động thi đua của đội ngũ giáo
viên và năng lực quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng cho cán bộ quản lý.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đều thấy cần thiết phải được bồi
dưỡng thêm về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm tham gia phong trào thi đua
và quản lý hoạt động này. Vì thế, nội dung nâng cao năng lực hoạt động thi đua
cho đội ngũ giáo viên và năng lực quản lý hoạt động này cho cán bộ quản lý,
Trung tâm đã tập trung chỉ đạo làm tốt các vấn đề sau:
- Tiếp tục tuyển chọn những giáo viên và cán bộ quản lý có thành tích và
khả năng trong tổ chức, hoạt động thi đua và quản lý hoạt động này để đưa đi
bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề (chuyên môn; quản lý
GD&ĐT) cho từng đối tượng, mời các giáo viên có uy tín, những người có kinh
nghiệm trong các hoạt động này đến báo cáo để đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý nâng cao trình độ hiểu biết, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm cho
hoạt động của mình.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tham gia hội
nghị, hội thảo, các lớp tập huấn... do các bộ phận trong và ngoài trung tâm tổ
chức.
- Giao nhiệm vụ cụ thể, đúng yêu cầu, phù hợp với khả năng của từng đối
tượng, để họ tự tìm tòi, học hỏi, nâng cao năng lực cho mình.
- Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thi đua, khen
thưởng và quản lý hoạt động này cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong
từng năm, trong từng giai đoạn phát triển với nội dung, cách thức và các biện
pháp cụ thể, cập nhật, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được mục tiêu đề ra.
- Tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch này nghiêm túc, đầy đủ, có
điều chỉnh kịp thời khi có sự thay đổi sẽ có tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu


10


quả các hoạt động này.
- Tổ chức phân công, phân nhiệm cụ thể, có kế hoạch kiểm tra đánh giá
việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trong từng năm học, từng giai đoạn cụ thể.
- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS sẽ thúc đẩy các phong trào thi đua của đội ngũ
giáo viên. Hoạt động thi đua của giáo viên không chỉ phục vụ đắc lực cho việc đổi
mới phương pháp giảng dạy mà còn nâng cao vị thế của người thầy.
- Thực hiện việc cân đối hợp lý giữa hoạt động giảng dạy với tham gia
hoạt động thi đua của đội ngũ giáo viên, tăng thời gian cho hoạt động nghiên
cứu. Coi nghiên cứu là điều kiện để tham gia giảng dạy tốt.
- Tăng cường tổ chức các hình thức thi đua và tổ chức trao đổi kinh
nghiệm, hội thảo, với các chuyên đề phù hợp, thiết thực với các phong trào thi
đua năng lực thích nghi ,hòa nhập của đội ngũ giáo viên và quản lý hoạt động
này của cán bộ quản lý.
Thực hiện kịp thời, công minh, nghiêm túc các chính sách, chế độ thi đua,
khen thưởng, đãi ngộ, động viên, khuyến khích đối với các giáo viên tích cực
trong hoạt động và xử lý nghiêm minh các giáo viên không hoàn thành nhiệm
vụ. Trong năm học vừa qua, việc làm này góp phần tạo nên động cơ đúng đắn
trong tổ chức hoạt động thi đua, khen thưởng tại trung tâm, từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục.
4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
Có thể nói, từ khi áp dụng SKKN vào tình hình thực tế của trung tâm,
chất lượng giảng dạy và giáo dục đã đạt được kết quả vượt trội. Từ chỗ mấy
năm gần đây chất lượng mũi nhọn đi xuống, có năm không có học sinh đạt giải,
thì trong năm học 2015-2016 khi sáng kiến được áp dụng đồng bộ thì kết quả

công tác thi đua khen thưởng và chất lượng giáo dục đã có bước tiến vượt trội.
Cụ thể :
- Thi giải toán bằng máy tính cầm tay cấp tỉnh: Trung tâm có 4 học sinh đi
thi và đạt 4 giải: 1 giải nhì, 2 giải 3 và 1 giải khuyến khích. Xếp thứ nhất toàn
tỉnh. Có 2 học sinh thi đậu và đội tuyển quốc gia.
- Thi các môn văn hóa cấp tỉnh: Trung tâm có 14 học sinh đi thi và đạt 11
giải: trong đó có 1 giải nhì, 1 giải 3 và 9 giải khuyến khích. Xếp thứ 4 toàn tỉnh.
- Kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia giải toán bằng máy tính cầm tay:
Trung tâm có 2 học sinh đạt giải: một giải nhất ( xuất sắc) và một giải 3 cấp
Quốc gia.
Đây là kết quả từ trước đến nay chưa từng có, nó có ảnh hưởng sâu sắc
đến phong trào giáo dục trong trung tâm, từ đó khẳng định các giải pháp của

11


SKKN đạt hiệu quả khả thi cao, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục
của trung tâm nói riêng và và giáo dục huyện Hà Trung nói chung.
- Kết quả về xếp loại hạnh kiểm:
TT

Năm học

2
3

2014-2015
2015-2016



số
205
226

XL Tốt
SL
Tỷ lệ
83
40,5%
111 49.1%
+7,6

XL khá
SL
Tỷ lệ
82
40,0%
65
28.8%
+11,2

XL TB
SL
Tỷ lệ
35
17,1%
44
19,5%
-1,2


XL yếu
SL
Tỷ lệ
5
2,4%
4
1,7%
-0,6

- Về xếp loại học lực:
TT

Năm học

1
2
3

2014-2015
2015-2016
Tăng giảm


số
205
226

XL giỏi
SL
Tỷ lệ

0
0%
1
0,4
+0,4

XL khá
SL Tỷ lệ
43
21,0%
45
20,0%

XL TB
SL
Tỷ lệ
134
65,4%
162
71,6%
+ 6,2

XL yếu
SL
Tỷ lệ
28
13,7%
18
8,0%
- 5,7


Bên cạnh đó, các phong trào thi đua trong trung tâm thực sự có bước
chuyển biến mạnh mẽ. Đặc biệt là phong trào thi đua dạy tốt học tốt, phong trào
viết SKKN, làm đồ dùng dạy học, phong trào Văn háo văn nghê, thể dục thể
thao…. Năm học 2013-2014, trung tâm có 6 giáo viên tham gia thi giáo viên
giỏi cấp tỉnh đạt 6/6 đồng chí. Hàng năm 100% CBGV viết SKKN và mỗi năm
có ít nhất 3 đến 5 SKKN xếp loại A gửi Sở GD&ĐT, nhất là trong ba năm gần
đây, Trung tâm là một trong những đơn vị đứng đầu thuộc khối GDTX có tỷ lệ
SKKN gửi và được Sở GD&ĐT xếp loại. Năm học 2014-2015 và 2015- 2016,
CBGV trung tâm tham gia tích cực các kỳ thi do huyện tổ chức và đạt được
nhiều kết quả: Giải ba cuộc thi “ cô giáo tài năng duyên dáng” do phòng
GD&ĐT tổ chức, đạt giải nhất môn cờ tướng, giải ba môn cầu lông do huyện tổ
chức và giải nhất thi cụm trong hội thi “báo cáo viên giỏi cấp huyện năm
2016”…
Như vây, có thể khẳng định rằng: Việc áp dụng SKKN đã có tác dụng rất
lớn đến chất lượng dạy và học tại trung tâm. Chất lượng học sinh được duy trì
và từng bước nâng lên, số học sinh giỏi cấp tỉnh và học sinh giỏi quốc gia tăng
cao, học sinh yếu giảm, nề nếp học sinh tương đối ổn định, trung tâm đạt chuẩn
về an ninh trật tự năm 2014, 2015. Công tác đào tạo nghề được chú trọng và đạt
hiệu quả, đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn, trên chuẩn phát huy được năng
lực và khả năng của mình, đoàn kết có tinh thần trách nhiệm trong công việc;
học sinh đi học chuyên cần, cố gắng vươn lên trong học tập, học sinh bỏ học
giảm; cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư và bổ sung thêm tạo điều kiện cho
việc giảng dạy nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Cảnh quan nhà trường
được cải thiện đáng kể, tạo môi trường giáo dục xanh-xạch-đẹp và thân thiện.
Có thể nói, các biện pháp quản lý đã đề xuất là hợp lý và mang tính hiệu
quả cao. Tổ chức thực hiện các biện pháp đó một cách đồng bộ, có hệ thống, đã

12



và đang góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thi đua, khen thưởng, đáp ứng
được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm và yêu cầu phát triển
KT-XH của địa phương trong thời gian tới.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động thi đua khen thưởng ở trung tâm chỉ có thể thành công khi
công tác tổ chức và quản lý hoạt động này được đẩy mạnh. Tầm quan trọng của
công tác tổ chức và quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng đã được khẳng định.
Vì thế, cần phải được nghiên cứu, xem xét thấu đáo nhằm đẩy mạnh và phát huy
hơn nữa tiềm lực của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp phát triển Giáo dục và
đào tạo huyện nhà.
Trong phạm vi của một SKKN, tôi trình bày được những vấn đề cơ bản
của lý luận, đồng thời phân tích, đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế,
những thuận lợi và khó khăn từ thực trạng hoạt động thi đua khen thưởng và
quản lý hoạt động này ở trung tâm thời gian qua, từ đó, xác lập được các biện
pháp quản lý có tính hợp lý và hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt
động thi đua khen thưởng ở trung tâm trong thời gian tới.
Hiệu quả và ảnh hưởng của SKKN này đối với phong trào giáo dục ở
trung tâm đang ngày càng được khẳng định.Với cương vị là người quản lý, chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động của trung tâm, tôi tin chắc rằng việc tổ chức thực
hiện các biện pháp mà SKKN đã nêu một cách đồng bộ, có hệ thống, sẽ góp
phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động thi đua, khen thưởng ở trung tâm,
đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và yêu cầu phát triển KT-XH
của địa phương trong thời gian tới.
2. Kiến nghị
Để kết quả của sáng kiến được phá huy tính khả thi tôi xin có một vài kiến
nghị sau đây:
* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các văn bản về chế độ, chính sách đối

với đội ngũ giáo viên cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đặc biệt là đối
với giáo viên các trung tâm GDTX&DN.
- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo khoa
học cấp toàn quốc về nghiệp vụ quản lý GD&ĐT cho cán bộ quản lý ở các trung
tâm.
- Đối tượng của trung tâm chủ yếu là học sinh đầu vào có học lực TB, yếu.
Vậy kiến nghị với Vụ giáo dục thường xuyên nghiên cứu nội dung thật phù hợp
với đối tượng.
* Đối với UBND Huyện :

13


- Tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên của trung tâm có thể
tham gia trực tiếp vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Có những chủ trương, chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất cho trung tâm để
đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Những giáo viên công tác giảng dạy ở
trung tâm phần nhiều so với những giáo viên ở các trường chính quy còn chịu
nhiều thiệt thòi.Cần có những chính sách ưu đãi như chế độ phụ cấp, chế độ
khen thưởng…để mọi người xóa sự mặc cảm, ranh giới an tâm giảng dạy. Có
như vậy chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn.
- Có cơ chế hỗ trợ trung tâm trong công tác tuyển sinh và công tác đào tạo
nghề.
- Có chủ trương, chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ
giáo viên, đặc biệt là giáo viên Trung tâm GDTX&DN có thể đóng góp nhiều
hơn nữa trong thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
Từ những kinh nghiệm của bản thân và thực tiễn trong công tác quản lý
tại trung tâm, tôi xin mạnh dạn nên lên những ý kiến của mình.Vì vậy bài viết
không tránh được hạn chế và thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô trong hội
đồng khoa học, các đồng nghiệp góp ý để bản thân học tập ít nhiều trên cương vị

quản lý chỉ đạo của mình./.
XÁC NHẬN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 5 năm
P. GIÁM ĐÔC
2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Vũ Thị Hoa

14



×