Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIEU LUAN TINH HUONG 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.69 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
Theo Nghị Quyết số 29/NQ – TW ngày 04 tháng 11 nam 2013 “ về đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại
hố trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế “, thì việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức hiện nay là
hết sức cấp bách nhằm đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển khơng
ngừng là một tất yếu. Việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng
u cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu
đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước. Và đổi mới
phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh là nhiệm vụ cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay. Để đổi mới phương pháp giảng dạy có hiệu
quả, Giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới
phương pháp giảng dạy. Với sự nhận thức đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm
và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn
học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người giáo viên trong
nhà trường.
Hoạt động sư phạm của giáo viên là tồn bộ hoạt động mang tính nghề
nghiệp của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh
ở trong và ngồi lớp đến việc thực hiện các qui định về chun mơn như:
thực hiện chương trình, kiểm tra và chấm bài học sinh, đảm bảo đầy đủ các
u cầu về hồ sơ chun mơn, tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chun
mơn, nghiệp vụ…và thực hiện các cơng việc chun mơn khác theo u cầu
của các cấp quản lý.
Để góp phần vào việc giảng dạy và học tập
ngày một nâng cao theo hướng phát triển mới.
Người cán bộ quản lý phải có kiểm tra. Qua kiểm

1


tra sẽ giúp cho Ban giám hiệu trường thu thập thông tin


mà còn là biện pháp để thúc đẩy, điều chỉnh
các hoạt động theo mục tiêu kế hoạch đề ra.
Đối với giáo viên soạn bài trước khi giảng dạy là một khâu chiếm khá
nhiều thời gian và là cơng đoạn rất quan trọng, một u cầu bắt buộc trong
hoạt động giáo dục của người thầy, vừa là để người dạy ơn lại kiến thức, hình
dung ra các bước trong tiến trình bài giảng, định hướng trước nội dung kiến
thức một cách chuẩn mực theo tính quy phạm riêng của ngành. Khi soạn bài,
bên cạnh kiến thức cơ bản được tích lũy qua những năm tháng được học hành,
đào tạo, đòi hỏi người thầy còn phải gửi gắm vào đó lối tư duy, sáng tạo riêng
và những trải nghiệm của bản thân, qua đó giúp người học có thể tiếp cận một
cách chính xác nhất những kiến thức khoa học.
Chính vì vậy, việc một giáo viên soạn bài sơ sài, khơng đúng mẫu
chun mơn quy định và khơng soạn bài theo chỉ đạo của lãnh đạo trường khi
lên lớp được xem như đã vi phạm quy chế chun mơn, cần phải có biện
pháp xử lí kịp thời, thích hợp.
Với trách nhiệm là Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Hồ B, xuất
phát từ thực tế đơn vị, tơi chọn đề tài “Xử lý tình huống kiểm tra hoạt động
sư phạm đối với giáo viên dạy tiếng Anh tại trường Tiểu học Tân hồ B,
huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh” để cùng tháo gỡ vướng mắc, góp phần
nâng cao nghiệp vụ cơng tác quản lí trường học nói chung và quản lí chun
mơn trường Trung Tiểu học Tân Hồ B nói riêng.
B. NỘI DUNG
1. Mơ tả tình h́ng:
1.1. Hồn cảnh ra đời của tình huống:

2


Trường Tiểu học Tân Hoà B là một trường nằm ở vùng đặc biệt khó
khăn của huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, trường được thành lập từ 5 năm

1995, có tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 25 đồng chí. Trường
có một chi bộ Đảng, có tổ chức Công đoàn cơ sở, có tổ chức Đoàn thanh niên
và các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, có tổng số 442 học sinh/ 15 lớp.
Theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học, trường Tiểu học Tân Hoà B
ngay từ đầu năm học việc tổ chức giảng dạy, học tập đã được quy ước tại Hội
nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Bộ phận chuyên môn
nhà trường quy định đối với giáo viên giảng tiếng Anh khi soạn giáo án phải
soạn đúng mẫu, soạn bài và giảng dạy bằng hai thứ tiếng Anh - Việt để học
sinh dễ tiếp thu bài và để tổ trưởng chuyên môn, Ban giám hiệu duyệt hồ sơ
giáo án được thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, khi Ban kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra hoạt động sư
phạm đối với thầy Nguyễn Phú Q, giáo viên dạy môn Anh văn thì phát hiện
thẩ soạn giáo án sơ sài, không đúng biểu mẫu và không đúng quy định của
chuyên môn trường, giáo án soạn không đủ, nộp duyệt không đúng thời gian
quy định đặc biệt là trong quá trình lên lớp giảng dạy không sử dụng một câu
tiếng Việt nào gây khó khăn cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Đồng thời
gây tâm lý lo sợ cho học sinh khi học môn Anh văn do thầy Q giảng dạy và
làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy bộ môn anh văn ở đơn vị.
Giáo viên Nguyễn Phú Q tốt nghiệp Cử nhân Anh văn chuyên ngành sư
phạm. Trong thời gian làm việc tại trường thầy Q luôn chấp hành tốt mọi chủ
trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy của
đơn vị, tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường phát động và có học
sinh giỏi môn anh văn cấp huyện. Tuy nhiên qua hoạt động kiểm tra thực tế
và kiểm tra hồ sơ thấy giáo viên Nguyễn Phú Q soạn bài không đúng mẫu,

3


soạn sơ sài khi lên lớp và không soạn bằng hai thứ tiếng theo quy định của
chuyên môn trường và trong quá trình giảng dạy trên lớp cô không sử dụng

bất kỳ câu nói nào bằng tiếng Việt để cho học sinh dễ hiểu bài, đến đây thấy
thầy Q vi phạm quy chế chuyên môn và không chấp hành chỉ đạo về chuyên
môn của Phó Hiệu trưởng chuyên môn.
Vì vậy, Ban kiểm tra nội bộ đã kết luận là giáo viên Nguyễn Phú Q vi
phạm quy chế chuyên môn và đề nghị Hiệu trưởng xem xét xử lý theo quy
chế làm việc của đơn vị.
1.2. Nội dung tình huống
Trường Tiểu học Tân Hoà B hằng năm đơn vị đã xây dựng được nề nếp
chuyên môn hiệu quả, cán bộ, giáo viên có chí vươn lên, nỗ lực không ngừng
trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, kiểm tra nội bộ của trường,
kiểm tra của PGD chưa một lần bị cấp trên phê bình, nhắc nhở về công tác
quản lí. Chính vì vậy, việc thầy Nguyễn Phú Q giáo viên giảng dạy môn tiếng
Anh soạn bài sơ sài, không đúng mẫu chuyên môn quy định và không soạn
bài theo chỉ đạo của lãnh đạo trường khi lên lớp, để Ban kiểm tra nội bộ của
trường kết luận vi phạm quy chế chuyên môn là một tình huống bất ngờ, gây
khó xử cho lãnh đạo nhà trường.
Sự việc cụ thể như sau: Thực hiện Kế hoạch số 20/KH- KTNB/THB
ngày 2 tháng 10 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Hoà B về
kiểm tra nội bộ trường học năm học 2019-2020.
Căn cứ Quyết định kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên được ban hành
ngày 15/5/2020, Ban kiểm tra nội bộ trường tiến hành kiểm hoạt động sư
phạm đối với giáo viên thầy Q.
Công tác kiểm tra được triển khai gồm dự giờ 2 tiết, kiểm tra chất lượng
học sinh và kiểm tra toàn bộ hồ sơ chuyên môn của giáo viên vào buổi chiều
4


cùng ngày. Qua dự giờ, công tác tổ chức dạy và học của giáo viên có vấn đề là
giáo viên rất ít sử dụng tiếng việt trong giảng giải. Sang buổi chiều, khi kiểm
tra hồ sơ, Ông Nguyễn Văn Đ, Phó hiệu trưởng trường học phát hiện hồ sơ

của giáo viên Q có vấn đề: Giáo viên Q soạn giáo án sơ sài, không đúng mẫu
chuyên môn quy định và không soạn giáo án bằng hai thứ tiếng Anh -Việt
theo chỉ đạo của Bộ phận chuyên môn trường, thời gian ký duyệt chậm trễ.
Từ thực tế trên, qua đợt kiểm tra, khi kết luận kiểm tra hoạt động sư
phạm đối thầy Q, Ban kiểm tra hoạt động sư phạm đề nghị Hiệu trưởng kết
luận là thầy Q chưa nghiêm túc trong việc thực hiện chỉ đạo của Phó Hiệu
trưởng chuyên môn về soạn giảng và có biểu hiện không chấp hành chỉ đạo
của lãnh đạo trường và vi phạm quy chế chuyên môn. Đề nghị Hiệu trưởng có
hình thức xử lý vi phạm quy chế chuyên môn của thầy Q theo Quy chế của
đơn vị và Thông tư số 43 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thanh tra
toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của
nhà giáo.
Do đó, bản thân với cương vị Phó Hiệu trưởng cần xử lí tình huống trên
như thế nào để vừa đảm bảo yêu cầu nghiêm túc của công tác kiểm tra vừa có
lí có tình và không ảnh hưởng đến quan hệ đồng nghiệp.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
Trên nguyên tắc “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực
hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân
chủ và kịp thời”, Tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng Trường Tiều học Tân
Hoà B đề ra mục tiêu xử lý tình huống.
2.1.Mục tiêu chung:
Nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường
Trường Tiều học Tân Hoà B, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh luôn đoàn kết
thống nhất cao trong công việc và thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
5


Giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết dứt điểm,
nhanh chóng, hiệu quả, thấu tình, đạt lý vụ việc khiếu nại bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của người khiếu nại, nhằm ổn định tâm lý giáo viên để

giáo viên yên tâm giảng dạy, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả giảng dạy
và học tập của đơn vị.
Bên cạnh đó kịp thời phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong việc thực
hiện nhiệm vụ công tác, thực hiện qui chế chuyên môn để có biện pháp giúp
đỡ, chấn chỉnh, khắc phục nghiêm túc và nâng cao ý thức trách nhiệm của
mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
của hoạt động giáo dục.
2.2.Mục tiêu cụ thể:
Qua việc xử lý tình huống, lãnh đạo nhà trường phải làm cho giáo viên
thấy được những khuyết điểm của mình trong công việc được giao và việc
chấp hành các quy định của ngành và của đơn vị.
Qua giải quyết tình huống trên, làm cho cán bộ, giáo viên và nhân viên
thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành luật pháp và các quy định
của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tự đánh giá lại công việc của bản thân mình để
có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Giúp cho lãnh đạo nhà trường có kế hoạch đẩy mạnh công tác kiểm tra
nội bộ. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên nhằm tăng
cường kỷ cương, nề nếp và ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực
trong các hoạt động của nhà trường.
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả tình huống:
3.1. Nguyên nhân của tình huống:
3.1.1. Nguyên nhân khách quan:

6


Thứ nhất, do lãnh đạo nhà trường trong quá trình quản lý, đặc biệt là Phó
Hiệu trưởng chuyên môn quản lý chưa chặt chẽ, chưa thực hiện đúng quy
định hàng tuần phải kiểm tra và dự giờ đột xuất giáo án giáo viên khi lên lớp
mà cuối tháng mới kiểm tra định kỳ nên mới xảy ra tình huống thầy Q soạn

bài sơ sài, không đúng mẫu quy định và không soạn bằng hai thứ tiếng. Bên
cạnh đó, bộ phận chuyên môn quy định về soạn giảng chỉ căn cứ tình hình
thực tế của trường mà không tìm hiểu về nghiệp vụ dạy tiếng ngoại ngữ ở các
lớp tập huấn.
Ngoài ra công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn
còn buông lỏng nên để giáo viên trong nhà trường vi phạm quy chế chuyên
môn và các quy định liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo.
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan thứ nhất là do lãnh đạo nhà trường tin tưởng thầy
Q vì thầy Q luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, quy chế của
trường và là một giáo viên có ý thức trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân
công.
3.2. Hậu quả của tình huống:
Từ tình huống giáo viên Q vi phạm quy chế chuyên môn của trường. Với
kết luận của ban kiểm tra nội bộ trường học, nếu xử lý không tốt, có hiệu quả
sẽ dẫn đến các hậu quả:
- Ban kiểm tra nội bộ của trường còn cứng nhắc, đưa ra kết luận kiểm
tra chưa mang tính thuyết phục cao gây mất lòng tin đối với giáo viên, ảnh
hưởng đến công tác kiểm tra nội bộ của trường.

7


- Thầy Q thiếu trách nhiệm trong công việc, nên thầy Q đã vi phạm quy
chế chuyên môn, đánh mất đi sự tin tưởng của lãnh đạo đơn vị, của bạn bè
đồng nghiệp. Không những thế, những hành vi thiếu trách nhiệm trong công
việc của giáo viên Q đã ảnh làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục dân tộc
tại đơn vị, hưởng xấu đến việc phát triển toàn diện của học sinh và làm ảnh
hưởng đến uy tín của trường .
4. Xây dựng các phương án giải quyết và chọn phương án tối ưu:

4.1. Cơ sở lý luận:
Về cơ sở pháp lý, căn cứ vào các văn bản Pháp luật có liên quan để giải
quyết tình huống trên như sau: Luật lao động; Luật giáo dục; Luật viên chức;
Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ Quy
định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên
chức; Thông tư số 41 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ
trường Tiểu học, căn cứ luật thi đua khen thưởng.
4.2. Xây dựng các phương án giải quyết:
Các phương án được xây dựng và lựa chọn để giải quyết tình huống cần
phải được căn cứ mục tiêu đã xác định. Vì vậy, tôi đề xuất các phương án giải
quyết như sau:
*Phương án 1:
Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi đua, quy chế khen
thưởng của trường. Họp Hội đồng thi đua khen thưởng của trường cắt toàn bộ
danh hiệu thi đua cuối năm đối với thầy Q.
Ưu điểm: Hiệu trưởng đưa ra hình thức xử lý cắt các danh hiệu thi đua
của thầy Q đối với việc vi phạm của thầy sẽ có tác dụng răn đe cao đối với
những giáo viên khác và giúp cho họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
8


tốt hơn. Kỷ cương, nề nếp của trường Trường Tiều học Tân Hoà B sẽ được
thực hiện nghiêm túc hơn.
Nhược điểm: Quyết định kỷ luật cắt thi đua thầy Q có thể hợp lý, nhưng
chưa thấu tình. Bởi đây là lần đầu tiên giáo viên Q vi phạm quy chế vì thực
hiện theo nội dung được tập huấn mà soạn giáo án sơ sài, không soạn giáo án
bằng hai thứ tiếng Anh - Việt. Thực tế, với hình thức xử lý như vậy có thể
giáo viên Q sẽ khắc phục khuyết điểm nhanh hơn nhưng cũng có thể nảy sinh
những biểu hiện tiêu cực, bất mãn, không tâm phục, khẩu phục. Nếu thực hiện
theo phương án này thì không chỉ làm thầy Q mà còn làm cho một số cán bộ,

giáo viên và nhân viên trong trường không đồng tình.
*Phương án 2: Hiệu trưởng tổ chức họp Ban kiểm tra nội bộ nhà
trường, chỉ rõ sai phạm của giáo viên Q góp ý phê bình, nhắc nhở giáo viên Q
không được tái phạm và tâm phục khẩu phục nhưng không có hình thức kỷ
luật mà cho thầy Q kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Ưu điểm: Phương án này phù hợp với tình hình thực tế của thầy Q. Hơn
nữa, do thầy Q lần đầu tiên vi phạm quy chế chuyên môn của trường. Hơn
nữa vi phạm này còn có nguyên nhân chủ quan, đó là do thầy Q ỷ lại vào
năng lực chuyên môn và là giáo viên dạy tiếng Anh duy nhất của đơn vị.
Nhược điểm: Xử lý theo phương án này sẽ dẫn đến các trường hợp tương
tự vì thiếu sự nghiêm minh của pháp luật và quy chế của ngành. Đồng thời
mang tính tình cảm, thiếu tính răn đe làm gương cho những cán bộ, giáo viên
và nhân viên khác trong nhà trường.
Giải quyết theo hướng này, sẽ tạo lên việc xử lý các trường hợp vi phạm,
khuyết điểm khác tương tự. Như vậy sẽ làm trái pháp luật và không thực hiện
đúng quy định của ngành.
9


*Phương án 3: Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp Hội đồng sư
phạm nhà trường, chỉ rõ sai phạm của thầy Q góp ý phê bình, nhắc nhở giáo
viên Q không được tái phạm, đồng thời Ban giám hiệu (mà trực tiếp là đồng
chí Phó hiệu trưởng) cũng thẳng thắn nhận khuyết điểm do không thực hiện
nghiêm túc công tác quản lí chuyên môn. Yêu cầu tổ chuyên môn, Ban chấp
hành công đoàn quan tâm giúp đỡ, động viên để giáo viên Q vượt qua khó
khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ưu điểm:Phương án này phù hợp với hoàn cảnh thầy Q. Mặt khác, đây
là lần đầu tiên giáo viên Q vi phạm quy chế nên có tình có lí, không tạo mặc
cảm cho người vi phạm, kéo mọi thành viên trong đơn vị xích gần nhau, tạo
được mối đoàn kết nội bộ tốt.

Nhược điểm: Xử lý theo phương án này có thể dẫn đến việc sửa chữa,
điều chỉnh có thể chậm hơn cách xử lí hành chính đơn thuần.
4.3.Lựa chọn phương án tối ưu
Sau khi phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi phướng án, căn cứ
vào các văn bản về pháp luật có liên quan như theo điểm 5 Điều 16 luật viên
chức quy định: “Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động
nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn
vị sự nghiệp công lập” thì giáo viên Duy đã vi phạm điều 16 của luật viên
chức. Hay theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức thì giáo viên Q có thể
bị kỷ luật khiển trách, nhưng cũng có thể bị mức kỷ luật cảnh cáo. Nhưng
theo Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2006 về tổ chức và
hoạt động của thanh tra Giáo dục, quy định tại điều 1: “Thanh tra giáo dục
thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước về Giáo dục, nhằm
đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử
10


lý vi phạm”. Như vậy, bên cạnh việc xử lý các vi phạm trong ngành giáo dục,
việc phát huy các nhân tố trong tập thể và mặt tích cực trong mỗi người cán
bộ, giáo viên và nhân viên đều phải được coi trọng và nghiệp vụ thanh tra của
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định hướng vai trò, vị trí, mục đích của thanh tra
giáo dục “Với đối tượng thanh tra, thanh tra giáo dục tác động tới ý thức,
hành vi con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm động viên, thúc đẩy việc
thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ sửa chữa sai sót, khuyết điểm”. Như
vậy để giúp giáo viên Q nâng cao tinh thần trách nhiệm vượt qua mọi khó
khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ban giám hiệu thẳng thắn nhận khuyết
điểm; yêu cầu soạn bài và dạy lại những tiết dạy chưa tốt; quan tâm giúp đỡ,
động viên để giáo viên Q vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ” là
phương án phù hợp nhất. Hay đây là phương án tối ưu để xử lý tình huống sai

phạm quy chế của giáo viên Nguyễn Phú Quốc.
5. Xây dựng kế hoạch thực hiện phương án tối ưu:
Khi nhận được đề nghị của Ban kiểm tra nội bộ thầy Q về kết luận kiểm
tra hoạt động sư phạm đối với cô. Với nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu
trưởng nhà trường phải kết hợp với hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn và ban
thanh tra nhân dân nhà trường lên kế hoạch giải quyết vụ việc theo các bước
sau:
Bước 1: Tổ chức họp Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban
thanh tra nhân dân và Ban kiểm tra nội bộ của trường. Hiệu trưởng bàn bạc
với hội nghị và quyết định thành lập tổ xác minh bản đề nghị của Ban kiểm
tra nội bộ và nội dung khiếu nại của giáo viên Thạch Thị Hoàng D bao gồm
các thành phần: Đại diện Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban
thanh tra nhân dân và tổ trưởng tổ Năng khiếu. Tổ có nhiệm vụ xác minh

11


trong học sinh, tổ Năng khiếu và hồ sơ kiểm tra của Ban kiểm tra nội bộ
trường học.
Bước 2: Tổ xác minh tiến hành xác minh các kênh thông tin và làm việc
với Cô D nghe nội dung phản ánh của cô. Yêu cầu cô D tường trình sự việc
một cách trung thực. Đồng thời hiệu trưởng trao đổi với chuyên viên phụ
trách tiếng dân tộc của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Long Phú để nắm
bắt chính xác nội dung chỉ đạo giảng dạy tiếng dân tộc trên bàn huyện.
Kết quả xác minh cho thấy cô D soạn giáo án, giảng dạy không sử dụng
song song hai thứ tiếng Khmer-Việt và có tính ỷ lại do bản thân cô có năng
lực trong công tác. Còn bản tường trình, cô D khẳng định cô soạn giáo án và
giảng dạy như vậy là đúng quy định và chỉ đạo của ngành về giảng dạy tiếng
dân tộc.
Tuy nhiên, qua trao đổi với chuyên viên phụ trách công tác dân tộc của

Phòng Giáo dục và Đào tạo thì trái ngược lại với bản tường trình của Cô D và
đúng với bản đề nghị của Ban kiểm tra nội bộ nhà trường là giáo viên giảng
dạy tiếng dân tộc nhất thiết phải soạn giáo án bằng hai thứ tiếng. Đồng thời
trong quá trình lên lớp giảng dạy tiếng dân tộc phải sử dụng song song hai thứ
tiếng để cả học sinh dân tộc Khmer và học sinh dân tộc Kinh dễ hiểu bài. Sau
khi xác minh xong và nhận bản tường trình của cô D, tiến hành tổng hợp kết
quả xác minh và tường trình, họp và đưa ra kết luận.
Bước 3: Hiệu trưởng xác định nội dung kết luận, tư vấn Chi bộ, Ban
giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban thanh tra nhân dân về phương án
xử lý. Tổ chức họp hội đồng sư phạm nhà trường để thông báo kết luận và
phương án giải quyết.
Bước 4: Căn cứ vào các văn bản luật pháp, căn cứ quy chế và kết luận
kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường THCS DTNT Long Phú và
12


qua ý kiến phân tích của các thành viên trong Hội đồng, Hiệu trưởng quyết
định hình thức xử lý là “tổ chức họp toàn trường, chỉ rõ sai phạm, góp ý phê
bình, nhắc nhở, Ban giám hiệu thẳng thắn nhận khuyết điểm; yêu cầu Cô
Thạch Thị Hoàng D soạn bài và dạy lại những tiết dạy chưa tốt; quan tâm
giúp đỡ, động viên để giáo viên D vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm
vụ”. Đồng thời, hiệu trưởng nhắc nhở hội đồng sư phạm trường rút kinh
nghiệm, bài học từ tình huống trên kết hợp làm công tác giáo dục tư tưởng
trong toàn trường.

13


C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận:

Công tác kiểm tra nội bộ, đặc biệt là cơng tác kiểm tra hoạt
động sư pham của nhà giáo hết sức quan trọng và cần thiết,
do đó là cán bộ quản lý phải hết sức chú trọng
đến công việc này vì qua kiểm tra hoạt động sự phạm giáo viên đã
giúp cho Hiệu trưởng có bức tranh tồn cảnh về năng lực nghề nghiệp, phẩm
chất đạo đức của giáo viên. Giúp Hiệu trưởng nhà trường có thơng tin đầy đủ,
chính xác về thực trạng hoạt động sư phạm của giáo viên trong đơn vị mình,
là cơ sở trong việc phân cơng, bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ
giáo viên một cách hợp lý.
Vì vậy, muốn đánh giá được hết các mặt hoạt
động trong nhà trường cần phải có tổ chức kiểm
tra, đánh giá xếp loại để phát hiện những nhân tố
tích cực nhằm bồi dưỡng và nắm được những hạn
chế để giúp đỡ uốn nắn sửa chữa kòp thời, từ đó
có hướng điều chỉnh các hoạt động trong nhà
trường ngày càng đi lên và hoạt động chuyên môn
ngày càng có hiệu quả cũng như chất lượng giáo
dục toàn diện của học sinh phù hợp với sự phát
triển hiện nay.
2.Khuyến nghị:
2.1. Đối với ngành giáo dục:

14


- Cần cụ thể hóa các văn bản liên quan đến hoạt động thanh tra: Thanh
tra giáo dục giúp Nhà nước phát hiện những vi phạm, tìm nguyên nhân khách
quan nhưng thực tế các văn bản luật pháp về thanh tra chưa đầy đủ, đồng bộ
và quy định chưa sát với thực tiễn cuộc sống; Chúng ta chỉ ban hành Luật
Thanh tra, thông tư hướng dẫn nhưng chưa cụ thể hóa từng lĩnh vực trong

công tác thanh tra còn mang tính chung chung. Từ đó Nhà nước chưa tạo
hành lang pháp lý cho sự nghiệp phát triển giáo dục và cần có những điều
chỉnh nhất định về chế định giáo dục và đào tạo trong công tác thanh tra.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên thanh tra và kiểm tra viên
trường học: Qua các cuộc thanh tra hoạt động sư phạm ở đơn vị, tôi nhận
thấy các lực lượng thanh tra viên này chưa được tập huấn, bồi dưỡng mà chỉ
làm theo khả năng của bản thân và yêu cầu của Thủ trưởng đặt ra, thiếu chủ
động, khi dự giờ tiết dạy chỉ có một thành viên là có chuyên môn góp ý sâu
về nội dung, còn lại chỉ góp ý chung về phương pháp, việc đánh giá đôi khi
chưa khách quan công bằng với đối tượng được kiểm tra dẫn đến mâu thuẩn
nội bộ bằng mặt nhưng không bằng lòng.
- Cần đưa hệ thống thông tin đến kiểm tra viên kịp thời : Khi kiểm tra
HĐSP giáo viên, kiểm tra viên cần nắm được thông tin về giáo viên được
thanh tra như về quá trình đào tạo,thâm niên, quá trình công tác. Tuy nhiên
trên thực tế, kiểm tra viên không nắm được thông tin về giáo viên được kiểm
tra mà vội kết luận kiểm tra dẫn đến việc kết luận kiểm tra không chính xác.
Bên cạnh đó, có một vài kiểm tra viên không nghiên cứu kỷ chương trình và
kế hoạch giảng dạy của giáo viên dẫn đến việc tranh luận căng thẳng giữa
kiểm tra viên và giáo viên.
2.2. Đối với Hiệu trưởng:

15


Hiệu trưởng cần quan tâm tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường
học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên đề và kiểm tra toàn diện
đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên. Sinh hoạt chuyên môn định kỳ đều
đặn và có chất lượng, đánh giá khach quan ưu khuyết điểm đối với các cán
bộ, giáo viên và nhân viên được kiểm tra. Xây dựng tiêu chí thi đua phù hợp
để cán bộ, giáo viên và nhân viên cố gắng phấn đấu.

2.3.Đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường: Cần
nắm vững nội dung các loại văn bản về luật pháp, nhất là các văn bản liên
quan đến ngành giáo dục, các quy định của ngành.
Long Đức, ngày 20 tháng 10 năm 2019
Người thực hiện

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục 2005;
2. Luật viên chức 2010;
3. Luật lao động 2012;
4. Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ
Quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra Giáo dục
4. Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ
Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức;
5. Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác
và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.
6. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường THCS THPT và PT
nhiều cấp học.
7. UBND tỉnh Sóc Trăng (2015), Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND
ngày 25/3/2015 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng quy định về công tác thi
đua khen thưởng trên địa bàn Tỉnh Sóc Trăng;


17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×