Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 193 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG THỊ THÚY NGA

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LƯƠNG THỊ THÚY NGA

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS Nguyễn Thị Kim Dung
2. TS Đặng Văn Thái

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Lương Thị Thúy Nga


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

7

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

7

1.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục
nghiên cứu

23


CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

28

2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến luận án

28

2.2. Đạo đức Hồ Chí Minh

34

2.3. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên

44

CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

64

3.1. Khái quát Đại học Thái Nguyên và đặc điểm sinh viên Đại học
Thái Nguyên

64

3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học
Thái Nguyên từ năm 2007 đến năm 2018

70


3.3. Một số vấn đề đặt ra

102

CHƯƠNG 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

109

4.1. Nhân tố tác động và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
cho sinh viên Đại học Thái Nguyên

109

4.2. Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh
cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay

121

KẾT LUẬN

148

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

151


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên

71

Bảng 3.2. Những phẩm chất sinh viên rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh

72

Bảng 3.3. Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên

73

Bảng 3.4. Đặc điểm của sinh viên hiện nay

91

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức

88


Biểu đồ 3.2. Học bổng của sinh viên Đại học Thái Nguyên

94

Biểu đồ 3.3. Đạo đức của sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay

98

Biểu đồ 3.4. Hiệu quả giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Đại học Thái Nguyên

101


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam một di sản
tinh thần vô cùng to lớn và q giá, đó là một hệ thống quan điểm tồn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng
về đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức xuất phát từ truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại,
vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với
những chuẩn mực giá trị đúng đắn đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã
hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, Hồ Chí
Minh cịn là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Tư tưởng
đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho các thế hệ
người Việt Nam học tập và noi theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng và sự nghiệp của Người
còn mãi với thời gian, còn mãi với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên
thế giới. Lãnh tụ Cuba, Phiđen Catxtơrơ đánh giá rằng: “Đồng chí Hồ Chí
Minh thuộc lớp người đặc biệt mà cái chết là mầm mống của sự sống và là
nguồn cổ vũ đời đời bất diệt...” [106, tr.27]. Đối với dân tộc Việt Nam, tư
tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có giá trị to lớn trong tiến trình
phát triển của đất nước. Trong thời kì đổi mới, Đảng đã có những Chỉ thị, Nghị
quyết về nghiên cứu học tập, làm theo tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, như Chỉ thị 06-CT/TW (2006), Chỉ thị 03-CT/TW (2011) và đặc
biệt là Chỉ thị 05-CT/TW (2016) về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo
đức của Người chính là trở về với truyền thống văn hoá quý báu, trở về với
những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


2
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, rèn
luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người ln đánh giá cao vị trí, vai trị của thế hệ
trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Người từng nói: “Non
sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [94, tr.35]. Chính vì thế,
trong “Di chúc”, Người khơng qn căn dặn Đảng ta “bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [105, tr.612].
Đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh niên sinh viên đóng một vai trị rất
quan trọng. Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hồi bão, ln khát
khao vươn tới cái đẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức cho thế hệ đi
trước, dìu dắt thế hệ đi sau. Sự chuyển đổi từ mơ hình quản lý kinh tế theo cơ
chế tập trung quan liêu bao cấp sang mơ hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị
trường và mở rộng hợp tác quốc tế đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã

hội, trong đó có đạo đức, nhân cách của thanh niên sinh viên. Bên cạnh sự xuất
hiện những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành mạnh thì một số giá
trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai
một. Vì vậy, cùng với sự chủ động, tự giác xây dựng nền kinh tế thị trường và
mở rộng hợp tác quốc tế, việc tăng cường giáo dục đạo đức mới nói chung và
giáo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng là vấn đề rất quan trọng và
cấp thiết, là chiến lược của Đảng để phát huy những ảnh hưởng tích cực, ngăn
ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, nhân cách của sinh viên, giúp họ trở
thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế thừa trung thành sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển giáo dục, đào tạo của đất
nước, Đại học Thái Nguyên luôn coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo ra
nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước nói chung, của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nói riêng. Bên cạnh


3
những thành quả đạt được thì đạo đức sinh viên Đại học Thái Nguyên còn bộc
lộ những hạn chế như: sống thực dụng, coi trọng vật chất hơn tinh thần, cá
nhân chủ nghĩa, chỉ biết mình khơng quan tâm đến mọi người, ăn chơi, đua đòi,
sa vào các tệ nạn xã hội… Việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cũng còn nhiều
bất cập, thể hiện qua chủ thể giáo dục, nội dung giáo dục, mơi trường giáo dục.
Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp
thiết cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và khách quan thực trạng
đạo đức và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, qua đó tìm ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng,

tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học
Thái Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên
ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh và nội
dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Trên cơ sở đó vận dụng
vào đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo đức Hồ
Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên - sinh viên, chỉ
ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục
nghiên cứu.
- Nêu lên một số khái niệm cơ bản liên quan để định hướng nghiên cứu.
- Hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung đạo đức Hồ Chí Minh.


4
- Phân tích, làm rõ nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên,
từ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đến nội dung và phương
pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.
- Vận dụng nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên vào
đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái
Nguyên; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.
- Dự báo những nhân tố tác động đến giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
sinh viên và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
Đại học Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên; Thực trạng, giải
pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh là
một nội dung lớn, luận án tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên nói chung và vận dụng vào giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng.
- Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu 07 trường đại học, thuộc Đại học Thái
Nguyên bao gồm: Đại học Sư phạm, Đại học Nông Lâm, Đại học Y Dược, Đại
học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học
Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Khoa học.
- Về thời gian: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái
Nguyên từ năm 2007 đến năm 2018. Tác giả lấy mốc 2007 là thời điểm sau khi
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW (7/11/2006) về “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.


5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về giáo dục đạo đức nói chung
và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án tuân thủ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình triển khai, luận án cịn sử
dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên
ngành như:

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng phương pháp logic,
lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa...
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của một số
nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây
dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát thực trạng.
Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra
(01 mẫu cho sinh viên và 01 mẫu cho cán bộ, giảng viên). Mẫu phiếu điều tra
cho sinh viên gồm 19 tiêu chí, mẫu phiếu điều tra cho cán bộ, giảng viên gồm 9
tiêu chí. Tác giả tiến hành khảo sát ở 07 trường Đại học, với 1.650 phiếu cho
sinh viên và 110 phiếu cho cán bộ, giảng viên. Kết quả thu được 1.501 phiếu
của sinh viên hợp lệ (trả lời đầy đủ 19 tiêu chí) và 101 phiếu của cán bộ, giảng
viên hợp lệ (trả lời đầy đủ 9 tiêu chí). Để phân tích, tổng hợp số liệu điều tra
khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê và phần
mềm SPSS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần làm rõ hơn đạo đức Hồ Chí Minh và nội dung giáo
dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên.


6
- Luận án cung cấp các cứ liệu, luận chứng để các trường đại học nghiên
cứu đề ra chủ trương và xây dựng kế hoạch trong công tác giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập đạo đức Hồ
Chí Minh trong các trường đại học ở nước ta.
- Luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ở Đại học Thái Nguyên nói riêng và các trường

đại học trong cả nước nói chung, để đẩy mạnh cơng tác giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra được khái niệm “Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên”.
- Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy ý nghĩa, giá trị lý luận to lớn
của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng đối
với xã hội.
- Nghiên cứu đưa ra nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên, một đối tượng cụ thể trong xã hội.
- Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại
học Thái Nguyên, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong giáo
dục đạo đức để có giải pháp kịp thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí
Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, giúp cho các cấp ủy
Đảng, các tổ chức, đoàn thể nâng cao nhận thức, tích cực, chủ động trong
cơng tác giáo dục đạo đức, góp phần ổn định tình hình chính trị, tư tưởng
trong nhà trường.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Nghiên cứu đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng trong tư tưởng, sự
nghiệp của Hồ Chí Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Vì vậy, đã có rất

nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Trong cuốn “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Truyền thống dân tộc và
nhân loại” của Vũ Khiêu (chủ biên) [78], các tác giả chỉ ra những nhân tố ảnh
hưởng đến sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tư tưởng đạo đức của
dân tộc, tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Phật giáo, chủ nghĩa tam dân của Tơn
Trung Sơn, lịng nhân ái cao cả của Thiên chúa giáo và chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong đó, các tác giả khẳng định giá trị đạo đức của Chủ nghĩa Mác - Lênin có
vai trị quan trọng nhất với sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của Thành Duy [20]. Các tác
giả đã trình bày có hệ thống về nguồn gốc, nội dung và giá trị tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh. Về nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đó là
sự tiếp thu có chọn lọc truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, tư tưởng
đạo đức tiến bộ của nhân loại (phương Đông và phương Tây) mà đỉnh cao là tư
tưởng đạo đức Mác - Lênin. Về nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, các tác giả đã
trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua từng
thời kỳ cách mạng, trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc. Qua đó khẳng định giá trị sâu sắc của đạo đức Hồ Chí
Minh và sự cần thiết phải vận dụng, quán triệt tư tưởng, tấm gương đạo đức
của Người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Bàn về nội dung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, tác
giả Thành Duy trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện” [21], đã đề cập đến quan niệm của Hồ


8
Chí Minh về chuẩn mực đạo đức mới đối với tất cả các tầng lớp nhân dân, từ
các cụ phụ lão đến các cháu thiếu niên, nhi đồng; từ cán bộ đảng viên đến các
chiến sĩ trong quân đội, công an nhân dân; từ cơng nhân, nơng dân đến trí thức;
cả nam giới và nữ giới...
Nghiên cứu về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Thế

Thắng có cuốn “Tìm hiểu tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh” [134].
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, tác
giả đã bổ sung, cụ thể hóa, hệ thống hóa và hồn thiện thêm nội dung cơ bản về
nguồn gốc, bản chất tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và sự vận dụng
tư tưởng đó trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Điểm nổi bật trong cuốn sách là
tác giả đã làm rõ tính chất cách mạng trong đạo đức Hồ Chí Minh qua việc
phân tích sự khác nhau giữa đạo đức cũ và đạo đức mới, tính kế thừa và đổi
mới trong đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Ngồi những chuẩn mực đạo đức
cách mạng cơ bản như: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính,
chí cơng vô tư, tác giả nêu những chuẩn mực khác như: nhân, nghĩa, trí, dũng,
tín; học tập khơng mệt mỏi; đồn kết, đồn kết, đại đồn kết; bốn phương vơ
sản đều là anh em. Với cách tiếp cận như vậy, tác giả đã làm sáng tỏ nội dung
đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.
Đề cập đến phạm trù đạo đức cơ bản, tác giả Hoàng Trung trong cuốn
“Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Qua các phạm trù mà Người đã sử dụng”
[146], đã phân tích làm rõ nội dung những phạm trù đạo đức cơ bản mà Hồ Chí
Minh đã sử dụng bao gồm: thiện - ác, hạnh phúc, nhân - nghĩa, trung - hiếu,
cần - kiệm - liêm - chính - chí cơng vơ tư, trí - dũng. Tác giả lý giải vì sao Hồ
Chí Minh lại sử dụng các phạm trù ấy và nêu lên ý nghĩa lý luận, thực tiễn của
việc kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công
cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước (mã số KX.02.01):
“Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam” thuộc chương
trình khoa học và cơng nghệ cấp Nhà nước KX.02 về “Nghiên cứu tư tưởng Hồ


9
Chí Minh”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí
Minh và con đường cách mạng Việt Nam” [60]. Cuốn sách gồm ba phần với 10
chương. Đặc biệt, trong phần thứ hai, chương VII, các tác giả đã đề cập đến nội

dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức gồm: vị trí, vai trò của đạo đức
cách mạng; những chuẩn mực đạo đức chung và đối với từng đối tượng, phù
hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của đối tượng đó. Đồng thời,
các tác giả đề cập đến con đường, phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vấn đề đạo đức Hồ Chí Minh được tác giả Phạm Văn Khánh đề cập trong
hai cuốn sách. Cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh tỏa sáng trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam” [76], đã tập hợp những bài viết của mình về một số nội dung
cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh được vận
dụng trong thực tiễn cách mạng Việt Nam và giai đoạn hiện nay. Về đạo đức
Hồ Chí Minh, tác giả khẳng định tầm quan trọng của đạo đức đối với người
cách mạng; nội dung tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ,
đảng viên là suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, ln
đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Tác giả cũng phân
tích, làm rõ bồi dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với chống chủ nghĩa cá
nhân, yêu cầu xây dựng đạo đức cách mạng là tu dưỡng đạo đức suốt đời, nói
và làm đi đơi với nhau, nêu gương đạo đức cách mạng, xây dựng đạo đức mới
đi liền với chống biểu hiện phi đạo đức. Cuốn “Thấm nhuần tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh” [77]. Phạm Văn Khánh đã phân tích, làm rõ nguồn gốc hình
thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc, gia đình, kết hợp với đạo đức của nhân loại và đạo đức của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, tác giả khẳng định đạo đức của chủ nghĩa
Mác - Lênin có vai trị quan trọng đối với sự hình thành tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh. Về nội dung đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả chỉ ra vị trí, vai trị của
đạo đức đối với mỗi con người, tấm gương yêu nước, thương dân, trọng dân,
tận tụy phục vụ nhân dân, làm gương và nêu gương của người đảng viên. Tác


10
giả nhấn mạnh vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức của đảng viên là thực hành

tiết kiệm, bài trừ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng
các thế hệ cách mạng trong đó có thanh niên trở thành những người vừa có
đức, vừa có tài.
Song Thành là một tác giả có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị về Hồ
Chí Minh. Liên quan đến đạo đức Hồ Chí Minh có ba cơng trình sau: Tong
cuốn “Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng lỗi lạc” [126], tác giả đã làm sáng tỏ thêm
những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuốn sách gồm 20 chương
được chia làm ba phần lớn. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức được
trình bày ở Chương 13. Tác giả làm rõ nguồn gốc hình thành đạo đức Hồ Chí
Minh là sự kế thừa những tư tưởng đạo đức của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh
hoa đạo đức nhân loại bao gồm tư tưởng tích cực của Nho giáo và tư tưởng đạo
đức phương Tây, tiếp thu tư tưởng đạo đức học Mác - Lênin. Trong đó, tác giả
khẳng định “Hồ Chí Minh cùng với Mác - Lênin đã làm một cuộc cách mạng
trên lĩnh vực đạo đức”. Tác giả phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí
Minh về đạo đức thể hiện ở vai trò của đạo đức khi coi đạo đức là gốc của
người cách mạng, là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện
Đảng cầm quyền, là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Trình
bày quan điểm Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức của con người Việt
Nam đó là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ
tư; u thương con người, sống có tình có nghĩa; có tinh thần quốc tế trong
sáng. Ngun tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức là xây đi đôi với chống; nêu
gương người tốt, việc tốt; bồi dưỡng ý thức đạo đức gắn liền với thực hành và
rèn luyện đạo đức trong thực tiễn; coi trọng quá trình tự giáo dục, tự rèn
luyện... Trong cuốn “Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất” [128], tác giả Song
Thành đã khẳng định Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa của thế kỉ XX với sự
nghiệp văn hóa phong phú, đồ sộ. Trong đó, tác giả đã dành chương 6 để bàn
về văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh với những nội dung cụ thể như: chỉ ra vai trị
của văn hóa đạo đức đối với sự phát triển của xã hội và con người; quán triệt tư



11
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa đạo đức mới; chỉ ra
những nội dung cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây
chính là những chỉ dẫn có giá trị đối với việc tìm hiểu, nghiên cứu và học tập
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn “Bác Hồ - Tấm gương đạo đức sáng
ngời” [129], đã đề cập đến nội dung tấm gương Hồ Chí Minh qua bảy chun
đề, góp phần làm rõ những phẩm chất cần có của mỗi cán bộ, đảng viên trên cả
ba lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, phong cách theo tấm gương Hồ Chí Minh.
Trong đó, tác giả khẳng định tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: cần, kiệm,
giản dị, coi khinh sự xa hoa, đời tư trong sáng, đức khiêm tốn phi thường; lịng
nhân ái, khoan dung, tình u thương sâu sắc với con người; biểu tượng của
khát vọng hịa bình, hữu nghị, tinh thần quốc tế trong sáng; tấm gương suốt đời
tự học và rèn luyện để trở thành bất tử.
Nhằm cung cấp tài liệu phục vụ Cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả Lê Q Đức có cuốn “Hồ Chí Minh nói
về đạo đức cách mạng” [57], đã làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng như vai trò, nội dung, chuẩn mực đạo đức cơ bản, những
nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân và xây
dựng nền đạo đức mới dưới dạng câu trích được tuyển chọn từ bộ Hồ Chí Minh
tồn tập.
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” [19] do Đinh Xuân Dũng
chủ biên. Cuốn sách gồm ba phần. Trong phần một, các tác giả tập hợp một số
bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu về đạo
đức Hồ Chí Minh. Phần hai, các tác giả trích dẫn một số bài nói, bài viết tiêu
biểu của Hồ Chí Minh về đạo đức, trong đó thể hiện những quan điểm cơ bản
của Hồ Chí Minh về đạo đức như: khẳng định vai trò của đạo đức cách mạng,
nêu những phẩm chất đạo đức cơ bản và những yêu cầu xây dựng nền đạo đức
mới. Phần ba, các tác giả chọn lọc một số mẩu chuyện về tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh do những người gần gũi với Hồ Chí Minh và các nhân chứng lịch
sử kể lại, đã được đăng tải trên sách, báo.



12
Viết về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác giả Trần Viết Hoàn trong
cuốn “Đạo đức Bác Hồ - Tấm gương soi cho muôn đời” [68], đã thể hiện lịng
kính u sâu sắc đối với Hồ Chí Minh qua 33 bài viết. Với ngôn ngữ mộc mạc,
giản dị, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc, tác giả giúp chúng ta hiểu thêm về
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người vơ cùng vĩ đại nhưng rất bình dị, gần
gũi, thân thương. Tấm gương đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh trở thành tài
sản vơ giá và nguồn sức mạnh to lớn cho dân tộc Việt Nam.
Hai tác giả Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu có cuốn “Giá trị cơ bản về
tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh” [108]. Các tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng bao gồm: vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng, về
các chuẩn mực đạo đức cách mạng, về những nguyên tắc đạo đức cách mạng.
Các tác giả nhấn mạnh giá trị tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tính thiết thực
của việc học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Bùi Đình Phong có cuốn“Văn hóa, đạo đức trong tư tưởng Hồ
Chí Minh” [115]. Cuốn sách là tập hợp những bài viết của tác giả đăng trên các
tạp chí chuyên ngành đề cập đến văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh. Vấn đề đạo
đức Hồ Chí Minh được tác giả đề cập đến với nội dung về đặc trưng, bản chất
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay.
Trong cuốn “Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” [1], tác giả Hồng Anh đã nêu bật tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như
suốt đời trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư,
khiêm tốn, giản dị; u thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng, thủy
chung; đồng thời, đưa những lời dạy, tư tưởng, đạo đức của Người lan tỏa, đi
sâu vào đời sống xã hội, vào mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi tập thể.
Tác giả Hồng Chí Bảo trong cuốn sách “Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh”

[11], đã làm rõ văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu văn hóa đạo đức,
khẳng định đạo đức Hồ Chí Minh khơng chỉ là tư tưởng của Người về đạo đức


13
mà còn là thực tiễn đời sống đạo đức của Người, làm rõ quan điểm của Hồ Chí
Minh về vai trò của đạo đức, chuẩn mực đạo đức cơ bản, phương pháp rèn
luyện đạo đức. Đồng thời, tác giả nêu ra quan điểm của Người về những yêu
cầu xây dựng đạo đức đối với từng đối tượng cụ thể trong xã hội.
Khẳng định Hồ Chí Minh là một con người vĩ đại, tác giả Trần Văn Giàu
có cuốn sách “Hồ Chí Minh - vĩ đại một con người” [62]. Cuốn sách chia làm
ba phần chính và một phần phụ lục. Đặc biệt, trong phần thứ ba có tiêu đề “Vĩ
đại một con người”, tác giả đã khái quát đạo đức Hồ Chí Minh là trung với
nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu, hi sinh vì dân, vì nước; kiên trì bất
khuất, khiêm tốn giản dị; thương yêu, quý trọng, nâng đỡ con người, thấu tình
đạt lý, u trẻ, kính già, trọng phụ nữ. Với những nội dung trên, người đọc hiểu
rõ hơn về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đạo đức là một yếu tố trong nhân cách Hồ Chí Minh đã được đề cập đến
trong cuốn sách“Nhân cách Hồ Chí Minh” của tác giả Mạch Quang Thắng
[132]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã chỉ ra những đặc trưng nhân cách
đạo đức, nhân cách trí tuệ Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc trưng nhân cách đạo
đức Hồ Chí Minh là lịng nhân ái cao cả, tâm trong sáng, đấu tranh giải phóng
con người, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Từ đó, các tác giả giúp người đọc hiểu thêm về nhân cách Hồ Chí Minh - một
nhân cách vĩ đại.
Qua hơn 30 bài viết trong cuốn “Tỏa sáng tư tưởng và đạo đức Hồ Chí
Minh” [90], tác giả Văn Thị Thanh Mai đã nêu bật tư tưởng, đạo đức và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình đấu tranh thực hiện khát
vọng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đặc biệt,
tác giả có một số bài viết liên quan trực tiếp đến tư tưởng, tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh như: Từ Cần kiệm liêm chính (1949) đến Thực hành tiết kiệm
chống tham ơ, lãng phí, chống bệnh quan liêu (1952); Giá trị lý luận của tác
phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - Nhìn từ góc
độ xây dựng Đảng; Hồ Chí Minh - Một tấm gương mẫu mực về nâng cao đạo


14
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Hồ Chí Minh và những lời dặn về
đạo đức người làm tướng.
Tác giả Phạm Ngọc Anh chủ biên hai cuốn sách nghiên cứu về đạo đức
Hồ Chí Minh. Cuốn “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh qua
tác phẩm Đạo đức cách mạng” [3] là tập hợp những bài viết về tư tưởng đạo
đức cách mạng của Hồ Chí Minh qua nghiên cứu tác phẩm “Đạo đức cách
mạng”. Thông qua những bài viết này, các tác giả làm rõ giá trị lý luận và giá
trị thực tiễn của tác phẩm, từ đó vận dụng vào nâng cao chất lượng việc học
tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Nhân cách đạo
đức Hồ Chí Minh - Giá trị và sức lan tỏa” [4] đã làm rõ những giá trị căn cốt
của nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh và sức lan tỏa của nhân cách đạo đức Hồ
Chí Minh trong các đối tượng dân cư, từ thiếu niên, nhi đồng, thanh niên đến
người chiến sĩ quân đội, công an nhân dân, từ đội ngũ trí thức, nhà báo, thầy
thuốc đến văn nghệ sĩ, sức sống trong hiện tại và tương lai của nhân cách đạo
đức Hồ Chí Minh. Với những nội dung trên, cuốn sách đã khai thác những giá
trị cốt lõi và phong phú nhất về nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh.
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện
nay” [119], đã khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng, từ vai trị của đạo đức đến những chuẩn mực đạo đức cách
mạng và nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Từ đó, tác giả làm rõ sự vận
dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong xây dựng Đảng về
đạo đức. Đây là sự kế thừa những kết quả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về

đạo đức trước đó và phát triển theo sự nghiên cứu riêng của tác giả.
Giáo sư Vũ Khiêu có khá nhiều cuốn sách nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí
Minh. Về đạo đức Hồ Chí Minh có hai cuốn sách tiêu biểu. Cuốn “Hồ Chí
Minh - Ngơi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” [79]. Đây là cơng trình
chun khảo tập hợp những kết quả nghiên cứu công phu trong nhiều năm
cũng như những trải nghiệm của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ


15
Chí Minh. Trong đó, tư tưởng đạo đức, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là
những tư tưởng lớn, được coi là điểm nổi bật của cuốn sách. Nội dung cuốn
sách gồm năm phần. Trong đó, tác giả dành phần thứ hai của cuốn sách để viết
về Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức. Xoay quanh vấn đề này, tác giả phân tích
những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Đồng thời, tác giả chỉ ra sự vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp của nhân dân ta hiện nay và những tiêu chí để học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuốn sách “Học tập đạo đức Bác Hồ”
[80] tập trung đi sâu khái quát về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc
khẳng định Hồ Chí Minh là tấm gương sáng mãi về rèn luyện đạo đức, đồng
thời, chỉ ra một số nội dung nổi bật về tấm gương đạo đức của Người như lòng
yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư; xác định lý
tưởng cho cuộc sống là vì dân, vì nước. Đặc biệt, tác giả tiếp cận nội dung cơ
bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh theo cách rất mới là tiếp cận tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện trong những nhiệm vụ chiến đấu, lao động,
học tập, trong tình cảm gia đình, trong tình bạn, tình đồng chí, tình bạn quốc tế.
Với mỗi nhiệm vụ, khía cạnh, quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức được
thể hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đó. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nêu
bật những vấn đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
sự nghiệp của nhân dân ta hiện nay.
Tác giả Mạch Quang Thắng trong cuốn “Góp phần tìm hiểu tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh” [133], đã khẳng định tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh là những giá trị văn hóa bất diệt của dân tộc Việt Nam. Tác
giả chỉ ra đạo đức Hồ Chí Minh là là lịng nhân ái, trung với nước, hiếu với
dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, tinh thần quốc tế trong sáng và phải
suốt đời tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Để góp phần triển khai Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, tác giả Bùi Đình
Phong viết cuốn “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” [118]. Tác giả khái quát 10 nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có


16
tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Tác giả nêu lên quan niệm của Hồ Chí
Minh về vị trí, vai trò của đạo đức, những phẩm chất đạo đức cơ bản và những
phẩm chất rèn luyện đạo đức gắn liền với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để
cán bộ, đảng viên học tập và noi theo.
Ngoài các sách, nghiên cứu về đạo đức Hồ Chí Minh cịn có nhiều bài viết
trên các tạp chí khoa học chuyên ngành ở các khía cạnh như:
Nghiên cứu về giá trị, nội dung của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có một
số bài viết như: “Những giá trị tư tưởng đạo đức và phong cách của Chủ tịch
Hồ Chí Minh” của Đào Duy Tùng [148]; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong hệ chuẩn mực của thời đại mang tên Người” của Đỗ Huy [74]; “Tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Đặng Xuân Kỳ [81]; “Tính cách mạng trong
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Vũ Văn Thuấn [135]; “Xây và chống
trong rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Trần Quang Nhiếp
[107]; “Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức - một nguyên tắc cơ bản
của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Song Thành [127]; “Đạo đức mới đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau” của Trịnh Đình Huy [75];
““Xây” và “Chống” trong tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của
Bùi Đình Phong; “Về đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân” của Nguyễn Tùng
Lâm [83]; “Quan điểm “đức là gốc” theo tư tưởng của Hồ Chí Minh” của
Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Cơng Vượng [155]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo

đức cách mạng” của Nguyễn Viết Anh [7]; “Chữ Cần của Hồ Chí Minh - Từ
lời nói đến hành động” của Phan Thị Minh Tuyết [152]... Trong các bài viết
nói trên, các tác giả đã làm nổi bật giá trị to lớn của đạo đức Hồ Chí Minh và
khẳng định đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đạo đức hành động, là sự
thống nhất giữa tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng
thời, nêu lên vai trị của đạo đức trong quan niệm của Hồ Chí Minh và chỉ ra
các phẩm chất đạo đức cần rèn luyện là: trung với nước, hiếu với dân; cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; lịng nhân ái; tinh thần quốc tế trong sáng;
làm rõ những yêu cầu, nguyên tắc để giáo dục, rèn luyện đạo đức mới như: nói


17
đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, xây đi đơi với chống... Trong đó, các tác
giả nhấn mạnh quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức cách mạng cần
kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Nghiên cứu về tấm gương đạo đức Hồ Chí có một số bài viết như: “Đạo
đức Hồ Chí Minh - Một kiểu mẫu về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động”
của Hồng Chí Bảo [10]; “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Mạch Quang
Thắng [131]; “Học tập và làm theo Hồ Chí Minh về nói đi đơi với làm” của Bùi
Đình Phong [116]; “Hồ Chí Minh - Tấm gương đạo đức sáng ngời” của Hồng
Chí Bảo [12];… Trong những bài viết này, các tác giả đã khẳng định giá trị của
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ ra sự cần thiết, nội dung học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Đề cập đến sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng trong giai đoạn hiện nay, có các bài viết như: “Tinh thần
cách mạng của đạo đức Bác Hồ - Ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới”
của Nguyễn Ngọc Long [87]; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo
dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường” của Hồng Trung [145];
“Hồ Chí Minh với giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng” của Phạm Lã Quý
Đô [56]; “Nhận thức và thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư theo

tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bùi Đình Phong [114];
“Rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Huệ [72]; “Giáo dục đạo
đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Trần Minh Đức [58]; “Tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - nền tảng tinh thần cho xây dựng nền đạo đức
mới trong hiện tại và tương lai ở Việt Nam” của Lý Việt Quang [121]... Các
tác giả đã chỉ ra, bên cạnh những quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung
đạo đức cách mạng, Người còn chú trọng đến công tác giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng. Để xây dựng đạo đức Việt Nam mới, Hồ Chí Minh nêu ra
những nguyên tắc và phương pháp cơ bản để định hướng cho sự rèn luyện của
mỗi người và định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, các tác giả


18
cũng đề cập đến việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong giai
đoạn hiện nay.
Đạo đức Hồ Chí Minh qua tác phẩm Di chúc được nhiều nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu thể hiện trong các bài viết: “Giáo dục, rèn luyện đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của
Nguyễn Hữu Cát, Mạc Văn Nam [15]; “Đạo đức cách mạng trong Di chúc của
Hồ Chí Minh yếu tố nền tảng cho năng lực lãnh đạo của Đảng” của Nguyễn
Vũ Tiến [139]; “Di chúc - sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh” của Lê Thị Thu
Hồng [70]... Trong các bài viết này, các tác giả phân tích, khẳng định các quan
điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng mà nội dung cốt lõi của đạo đức
cách mạng đó là trung với nước, hiếu với dân; u thương con người; cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Đồng thời, các
tác giả khẳng định vấn đề đạo đức cách mạng trong Di chúc của Hồ Chí Minh
ln có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Vì đạo đức cách
mạng là yếu tố nền tảng để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ta, đáp ứng
được yêu cầu phát triển đất nước và dân tộc.

1.1.2. Nghiên cứu giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên sinh viên
Liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho thanh niên sinh viên có một số đề tài khoa học cấp Bộ như: Đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên ở trường Đại học Vinh
hiện nay” [22], tác giả Thái Bình Dương đã làm rõ nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng và vận dụng vào việc giáo
dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Đại học Vinh hiện nay. Đề tài
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận
dụng trong thực tiễn cách mạng hiện nay” của Trần Văn Hải [65]. Tác giả đã
trình bày tương đối có hệ thống những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên và vận dụng vào công tác
giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thanh niên. Đề tài “Phương thức giáo dục tư


19
tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên, thiếu niên” do Phạm Hồng Chương làm
chủ nhiệm [17]. Đề tài này đi sâu nghiên cứu làm rõ những nội dung, phương
thức, phương châm giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có giáo dục đạo
đức cho thanh niên, thiếu niên và từ đó đưa ra những phương thức cụ thể về
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay.
Một số cuốn sách nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của thanh
niên, nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên như:
Văn Tùng có cuốn sách “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
thanh niên” [149]. Tác giả đã bước đầu trình bày một số luận điểm cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung, phương châm, phương pháp giáo
dục, bồi dưỡng thanh niên. Trong đó, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh
niên được tác giả đề cập đến với nội dung gồm: giáo dục lí tưởng cách mạng,
giáo dục những phẩm chất đạo đức cơ bản như trung với nước, hiếu với dân;
cần, kiệm, liêm, chính; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng.
Đồng thời, tác giả nêu ra các phương pháp nhằm giáo dục đạo đức cách mạng
cho thanh niên như: nói đi đơi với làm, xây đi đôi với chống, tu dưỡng đạo đức,

thông qua phong trào thi đua...
Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” [38],
tác giả Đồn Nam Đàn đã phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên. Trong đó, tác giả đã đi sâu
nghiên cứu quan điểm giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh, bao gồm: giáo dục
chính trị, đạo đức, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, quân sự, sức khỏe, thể chất;
giáo dục lao động, nghề nghiệp; giáo dục nhân cách, pháp luật, thẩm mỹ. Trong
tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, tác giả đã nêu những nội dung
cơ bản cần giáo dục cho thanh niên là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với
Đảng và hiếu với nhân dân; thực hiện tốt phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư, khiêm tốn, giản dị; ln tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sức
mạnh và trí tuệ của tập thể, của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống lại những
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.


20
Đề cập đến vai trò thanh niên, tác giả Trần Thị Quy Nhơn có cuốn “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam”
[110]. Tác giả đã phân tích, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của
thanh niên trong cách mạng và quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư
tưởng của Người về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước hiện nay. Trong đó, tác giả nhấn mạnh thanh niên muốn
phát huy tốt vai trị của mình cần tích cực học tập và rèn luyện theo những
phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng.
Cuốn sách “Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống - mấy vấn đề lí
luận và thực tiễn” do Lê Văn Tích [138]. Cuốn sách gồm 4 chương. Trong đó,
các tác giả nhấn mạnh việc giáo dục các giá trị đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh
viên là một việc rất quan trọng và cần thiết; chỉ ra cách thức quan trọng nhất để
đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào sinh viên là thơng qua vai trị của nhà trường,
qua mơn học, đặc biệt là mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Kim Dung tuyển chọn và biên soạn cuốn sách “Giáo dục, bồi
dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay theo tư
tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh” [18]. Cuốn sách đề cập đến nhiều bài viết của
các tác giả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ và thế hệ trẻ học tập, làm theo tư tưởng, tấm
gương, đạo đức Hồ Chí Minh.
Hai tác giả Dỗn Thị Chín, Lê Thị Thảo đồng chủ biên cuốn sách “Giáo
dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” [16]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã khái quát tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
và tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện
nay. Trên cơ sở phân tích đặc điểm sinh viên Việt Nam và những ưu điểm,
hạn chế trong công tác giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, các tác giả đã đề xuất phương hướng và một số


×