Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận tài chính quốc tế khủng hoảng tại venezuela và liên hệ với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.7 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết................................................................................................................... 4
I. Lạm phát.............................................................................................................................................. 4
1.

Khái niệm chung và tính hai mặt của lạm phát..................................................... 4

2.

Nguyên nhân gây ra lạm phát............................................................................................ 4

3.

Các cách đo lường lạm phát thường dùng................................................................ 5

II. Khủng hoảng kinh tế...................................................................................................................... 6
1.
2.

Khái niệm........................................................................................................................................ 6
Phân loại.......................................................................................................................................... 6

CHƯƠNG II: Nguyên nhân khủng hoảng tại Venezuela...................................................... 7
I. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế ở Venezuela............................................................ 7
1. Chủ nghĩa xã hội Bolivar............................................................................................................ 7
2. Căn bệnh Hà Lan............................................................................................................................ 9
II. Thực trạng khủng hoảng tại Venezuela.......................................................................... 11
CHƯƠNG III: Can thiệp của chính phủ Venezuela.............................................................. 14
1. Chính sách đổi tiền đồng nội tệ mới và đồng tiền điện tử Venezuele..........14


2. Giảm trợ cấp các ngành với hi vọng mang lại nguồn lợi cho chính phủ . 16

3. Tăng lương cơ bản....................................................................................................................... 18
CHƯƠNG IV: Bài học kinh nghiệm và liên hệ tới Việt Nam........................................... 20
1.

CĂN BỆNH HÀ LAN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM.........20

2. VẤN ĐỀ PHỤ THUỘC TÀI NGUYÊN, KHÔNG CHÚ TRỌNG SẢN
XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG................................................ 23
3. VAI TRÒ TƯ TƯỞNG LÃNH ĐẠO.......................................................................... 24


CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết
I.

Lạm phát.

1. Khái niệm chung và tính hai mặt của lạm phát.
Theo Wikipedia, trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một
cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại
tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng
hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua
trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị
tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu
tiên thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế
một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ
tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.
Giống như một vấn đề luôn có hai mặt, lạm phát cũng vậy. Tác động của lạm phát
đối với nền kinh tế luôn bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, khi kinh tế

chưa đạt đến mức toàn dụng (nói cách khác là việc đất đai, lao động, vốn, công nghệ…
chưa được khai thác hết) việc mức giá chung tăng lên sẽ kich thích các doang nghiệp
tăng đầu tư phát triển sản xuất mở rộng. Sản xuất mở rộng ra sẽ tạo được nhiều công ăn
việc làm, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập người dân. Thu nhập người dân
tăng sẽ tăng tổng cầu, tổng cầu lại tạo điều kiện co sản xuất phát triển. Có thể nói lạm
phát được xem như là một nhân tố kích thích kinh tế phát triền. Về mặt tiêu cực, tác
động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và
sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu
tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến
người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới. nếu lạm
phát tăng lên quá nhanh, đây sẽ là ngòi nổ cho khủng hoảng kinh tế.
Một ví dụ đơn giản của lạm phát, tại Venezuela mức giá của cốc cafe đã tăng
lên tới 1.400.000 bolivar từ 2.300 boliva trong vòng 12 tháng từ tháng 7/2017 đến
tháng 7/2018, tức là lạm phát hơn 60.000%, và còn đang tăng tốc rất nhanh. Đây là
một đất nước đang có tình trạng lạm phát vô cùng tồi tệ trên thế giới trong những
năm trở lại đây.
2. Nguyên nhân gây ra lạm phát
Có rất nhiều lý do khiến lạm phát xảy ra, nhưng thường có 3 nguyên nhân
chính: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cung tiền tệ tăng cao
và liên tục.


Lạm phát do cầu kéo chính là sự mất cân đối
trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính là do
tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không
tăng hoặc tăng không kịp
Lúc đầu nền kinh tế đạt ở mức cân bằng tại
điểm 1 .Khi các nhà hoạch định chính sách muốn có
một tỷ lệ thất nghiệp dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên , họ sẽ đưa ra những biện pháp nhằm đạt được

chỉ tiêu sản lượng lớn hơn mức sản lượng tiềm năng
(Yt > Yn).Từ đó sẽ làm tăng tổng cầu và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển đến AD2
nền kinh tế chuyển đến điểm 1’ .Lúc này sản lượng đã đạt tới mức Yt lớn hơn sản
lượng tiềm năng và mục tiêu của các nhà hoạch định chính sách đã thực hiện được .
Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nên tiền
lương tăng và đường tổng cung sẽ di chuyển đến AS2 ,đưa nền kinh tế từ điểm 1’
sang 2’ .Nền kinh tế quay trở về mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên nhưng ở một mức giá cả P2 > P1 .Lúc này tỷ lệ thất nghiệp lại cao hơn mục
tiêu ban đầu .Do đó các nhà hoạch định chính sách lại tìm cách làm tăng tổng cầu
.Quá trình này cứ tiếp diễn và đẩy giá cả trong nền kinh tế lên cao hơn
Lạm phát do chi phí đầy cũng gần tương tự như lạm phát do cầu kéo, nhưng phát
sinh từ phía cung do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Ví
dụ : Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và nếu
tiền lương tăng nhanh hơn năng xuất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên
.Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán
sẽ tăng lên ,công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước đẻ phù
hợp với chi phí sinh hoạt taưng lên điều đó tạo vòng xoáy lượng giá.
Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục, khi đó đồng tiền sẽ mất giá, làm
cho giá sản phầm tại cùng một mức sản lượng tăng lên, cung tiền tăng cũng làm
người dân có nhiều tiền hơn sẽ tăng tiêu dùng nhiều hơn, từ đó là đường tổng cầu
dịch chuyển sang phải. Trong khi đó đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang
trái. Tác động cũng giống như nguyên do cầu kéo, kết quả cuối cùng là chỉ có mức
giá tăng liên tục, còn tổng sản lượng là hầu như không thay đổi trong dài hạn. Điều
này chứng tỏ “Tiền nhiều lạm phát càng cao”
3. Các cách đo lường lạm phát thường dùng
Có rất nhiều cách để tính chỉ số lạm phát dựa vào các chỉ sô đi lường kinh tế
như: chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giá cơ bàn… nhưng hiện
nay các nhà kinh tế học vẫn dùng nhiều nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo lường sự tăng hoặc giảm giá của một giỏ cố định
hàng hoá và dịch vụ của theo thời gian, được mua bởi một "người tiêu dùng điển

hình". CPI đo giá của hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ
trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:


Tỷ lệ lạm phát =

+1−

∗ 100%

Ngoài ra còn có một số công thức khác nữa, ví dụ:
Tỷ lệ lạm phát = (log Po - log P-1) x 100%
Ví dụ, để có một góc nhìn vào tình trạng lạm phát của Venezuela,
Bloomberg đã tạo ra một "thước đo" đặc biệt: Chỉ số Bloomberg Cafe Con Leche.
Đúng như tên gọi, chỉ số này theo dõi mức giá của một thứ duy nhất. Đó là một cốc
cafe được bán ra tại một tiệm bánh ở Đông Caracas. Chỉ số gần đây chỉ ra mức giá
của cốc cafe đã tăng lên tới 1.400.000 bolivar từ 190.000 boliva trong vòng 3 tháng
thứ 4/2018 – 7/2018, theo công thức trên, ta dễ dàng tính được tỷ lệ lạm phát gần
mức 300.000%.
II.

Khủng hoảng kinh tế

1. Khái niệm
Trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác – Lênin, Karl Marx đã đưa ra đến
cho người đọc về khái niệm của khủng hoảng kinh tế như sau: “Khủng hoảng kinh tế
là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu
kì kinh tế”. Theo đó, khủng hoảng kinh tế muốn nói đến quá trình tái sản xuất tạm
thời đang bị suy sụp. Trong khoảng thời gian này, những xung đột giữa các tầng lớp

nhân dân trong xã hội ngày càng trở nên căng thẳng, nhưng đồng thời nó cũng chính
là một sự tái khởi động của một quá trình tích tụ tư bản mới.
2. Phân loại
Khủng hoảng kinh tế gồm 3 loại chính:
- Khủng hoảng thừa: đó chính là khu cung lớn hơn cầu, hàng hoá sản xuất
nhiều hơn mức nhu cầu của con người và các hoạt động đầu cơ của các “ông chủ lớn”
đã làm cho giá cả bị đẩy lên mức quá cao, mức giá bong bóng bất hợp lí. Đến một
thời điểm, bong bóng bị vỡ và dẫn tới giá của các loại hàng hoá quay trở lại sụt giảm
nghiêm trọng, nhà đầu tư mất tiền, người lao động thất nghiệp còn các doanh nghiệp
bị phá sản.
- Khủng hoảng thiếu: khủng hoảng thiếu xảy ra khi nguồn cung các sản phẩm
hàng hoá bị sụt giảm nghiêm trọng, trong khi nhu cầu tăng cao. Nguyên nhân dẫn tới
khủng hoảng thiếu có thể được kể đến như do tăng dân số, do thiên tai, thiếu kiệt
nguồn tài nguyên và sự hạn chế về năng lực sản xuất, công nghệ của các doanh
nghiệp. Người dân chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các cuộc khủng hoảng thiếu bởi lúc
này giá cả mọi mặt hàng hoá sẽ bị đẩy lên cao một mức khó chấp nhận được.
- Khủng hoảng nợ: là khi chính phủ ở một số nước hoặc trong phạm vi nhỏ hơn
là các doanh nghiệp không có khả năng trả được những món nợ đã mượn, lúc này ta
gọi đó là cuộc khủng hoảng nợ. Khủng hoảng nợ không quá nguy hiểm như khủng
hoảng thừa và khủng hoảng thiếu, bởi suy cho cùng nó chính là mối quan hệ cần giải
quyết giữa chủ nợ và con nợ


CHƯƠNG II: Nguyên nhân khủng hoảng tại
Venezuela
I. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế ở Venezuela.
1. Chủ nghĩa xã hội Bolivar
Chủ nghĩa Bolivar là một tập hợp các học thuyết chính trị mà hiện tại được
theo đuổi trong một số nơi ở Nam Mỹ, đặc biệt là Venezuela. Chủ nghĩa Bolivar được
đặt tên theo ông Simón Bolívar, một vị tướng của Venezuela trong thế kỷ 19, được

gọi là nhà giải phóng, mà đã dẫn đầu cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều nơi ở Nam
Mỹ. Chủ nghĩa Bolivar bao gồm 7 điểm chính: Độc lập dân tộc, Quyền tự chủ của
nhân dân, Công bằng xã hội, Giáo dục toàn dân, Chống tham nhũng, Chống chủ
nghĩa quân phiệt, Liên kết Mỹ Latinh.
Chủ nghĩa Bolivar lại đóng một phần quan trọng ở Nam Mỹ khi Hugo Chávez
lên nắm quyền ở Venezuela vào năm 1999. Tổng thống Chávez tự gọi mình là nhà
yêu nước Bolivar và áp dụng những tư tưởng của Bolivar theo cách ông suy diễn vào
những chính sách của chính quyền, gọi đó là một phần của cuộc cách mạng Bolivar.
Nó bao gồm hiến pháp 1999, đổi tên của Venezuela thành Cộng hòa Bolivar
Venezuela, và các ý tưởng khác như trường Bolivar, các nhóm sinh hoạt Bolivar và
trường đại học Bolivar Venezuela. Các điểm chính của Chủ nghĩa Bolivar của Chávez
là:
 Chủ quyền kinh tế và chính trị Nam Mỹ (chống chủ nghĩa đế quốc)
 Sự tham gia vào cơ sở chính trị của người dân thông qua phiếu bầu phổ thông
và trưng cầu dân ý (dân chủ có sự tham gia (Participative democracy))
 Kinh tế tự lập cánh sinh (trong thực phẩm, hàng tiêu dùng, v.v...)
 Thấm nhuần vào con người một nền đạo đức quốc gia có tinh thần yêu nước.
 Phân phối công bằng Nam Mỹ tài nguyên thiên nhiên rộng lớn
 Loại bỏ tham nhũng
Venezuela bắt đầu đi theo mô hình “chủ nghĩa xã hội Bolivar”, với những chính
sách kinh tế sai lầm, triệt tiêu sức cạnh tranh của nền kinh tế và đi tới chỗ khánh kiệt khi
giá dầu sụt giảm kéo dài. ... Cùng với việc “quốc hữu hóa” các mỏ dầu, năm 2005
Venezuela hoàn thành việc phân phối lại ruộng đất, xóa bỏ các điền trang lớn để chia đất
cho dân cày. Dưới thời ông Chavez, đầu tư cho giáo dục đã tăng từ 3,4% GDP trước đó
lên 5,1%; đầu tư y tế cũng tăng từ 1,6% lên 7,71%... Đến năm 2012, trong cuộc thi đua
để tái nhiệm Tổng thống nhiệm kỳ 3, Chávez cho công bố bản kế hoạch mới mang tên
"Chủ nghĩa xã hội Bolivar", với những sáng kiến mới để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa
Xã hội thế kỷ XXI. Nó bao gồm những mục tiêu cụ thể, chi tiết cho từng ngành, như
củng cố ngành chăn nuôi, tăng cường sản lượng lương thực lên 45%, khai thác dầu hỏa,
xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở, sản xuất công nghiệp,… Ngoài ra, bản kế hoạch

cũng đưa ra mục tiêu tăng cường sức mạnh quân sự, tham gia thúc đẩy một thế


giới đa cực,… Mục tiêu bao quát nhất của bản kế hoạch là "bảo đảm tính kế tục và
vững mạnh của Cách mạng Bolivar", làm cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở
thành một xu thế tất yếu, không thể thay đổi, đảo ngược. Nó tiếp tục những chương
trình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người nghèo, tăng cường sự kiểm
soát của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế và quốc hữu hóa những công ty, tập
đoàn thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu hỏa, xi-măng, thép,…
Nhờ giá dầu duy trì ở mức cao trong những năm từ 2005 đến 2014, ông
Chavez có được nguồn tài chính phong phú để “trợ giá” cho các mặt hàng nhu yếu
phẩm, có những mức trợ giá không tưởng như 1.000 lít xăng có giá chỉ 1 đô la Mỹ.
Năm 2003 chính phủ bắt đầu kiểm soát giá cả 400 mặt hàng lương thực thực phẩm;
theo đó thương nhân chỉ được bán theo giá quy định. Những biện pháp này làm cho
người nghèo dễ thở hơn và tỷ lệ ủng hộ ông ngày càng cao, giúp ông vượt qua được
các vụ đảo chính, phế truất... của phe đối lập.
Tuy nhiên thời hoàng kim qua mau. Thiếu sự đầu tư, ngành dầu mỏ Venezuela
quay đầu đi xuống: lúc ông Chavez lên nắm quyền, Venezuela khai thác 3,12 triệu
thùng dầu mỗi ngày song con số đó giảm còn 2,95 triệu thùng/ngày năm 2007, trong
số này nhà nước thu được lợi nhuận ở 1,4 triệu thùng; số còn lại được cho không
hoặc bán với giá vốn. Trong khi thu nhập từ dầu giảm dần thì chi tiêu công của chính
phủ lại tăng không ngừng, lên tới 50% GDP vào năm 2012. Thiếu tiền, Venezuela
phải bù đắp bằng cách in tiền, quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân, kiểm soát
ngoại hối, đồng thời tăng vay mượn trên thị trường tài chính thế giới.
Thách thức lớn nhất mà ông Chavez đối mặt là cuộc tổng đình công toàn quốc kéo
dài từ tháng 12-2002 đến tháng 2-2003, có sự tham gia của công nhân tập đoàn dầu khí
quốc gia PDVSA, làm các nhà đầu tư hoảng sợ và tháo chạy. Cuộc đình công khiến
Venezuela thiệt hại 13,3 tỉ đô la Mỹ, GDP 4 tháng đầu năm 2003 giảm 27% so với năm
trước. Để ngăn chặn tình trạng tháo chạy của dòng vốn, chính phủ của ông Chavez khôi
phục chính sách kiểm soát ngoại tệ đã bãi bỏ từ năm 1989, buộc các doanh nghiệp nhà

nước phải bán hết ngoại tệ cho ngân hàng trung ương. Từ đó ở Venezuela hình thành 2
thị trường ngoại hối: thị trường chính thức do nhà nước kiểm soát và thị trường chợ đen
có giá cao hơn nhiều lần. Doanh nghiệp, các nhà đầu cơ tiền tệ lợi dụng chênh lệch tỷ
giá này để trục lợi mà nhà nước không thể nào kiểm soát nổi: vào giữa năm 2012, tỷ giá
chính thức là 1 đô la Mỹ ăn 11 đồng Bolivar Fuerte (VEF) trong khi
ở chợ đen 1 đô la Mỹ ăn 20 VEF; hiện nay, sau nhiều lần phá giá, tỷ giá này đã lên
đến mức không tưởng tượng nổi: vào đầu tháng 7-2016, tỷ giá chính thức 1 đô la Mỹ
ăn 450 VEF nhưng ở chợ đen 1 đô la Mỹ đổi được tới 1050 VEF; lạm phát đạt mức
100%/năm vào năm ngoái và tăng nhanh phi mã. Vòng xoáy lạm phát - mất giá liên
tục diễn ra từ giữa năm 2012 đã đẩy kinh tế Venezuela vào suy thoái từ năm 2014 và
nay thì xuống tới đáy vực.


2. Căn bệnh Hà Lan.
2.1 Khái niệm.
Căn bệnh Hà Lan là những hậu quả không mong muốn xuất phát từ việc sử
dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý làm trì trệ nền kinh tế và ảnh
hưởng xấu đến phát triển bền vững trong tương lai. Vấn đề cốt lõi ở đây là tài nguyên
thiên nhiên
Có thể thấy rằng “ căn bệnh Hà Lan” là thuật ngữ dùng để phản ánh tình trạng suy
giảm mạnh của khu vực sản xuất khi một quốc gia tập trung khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên để xuất khẩu. Mở rộng ra, thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng giảm sút của
nền kinh tế do sự gia tăng dòng ngoại tệ nói chung như sự tăng nhanh giá tài nguyên
thiên nhiên xuất khẩu hay nguồn tài trợ từ nước ngoài, nguồn vốn FDI . Căn bệnh Hà
Lan là hiện tượng phổ biến thường xuyên xảy ra ở các nước đang phát triển .
2.2 Căn bệnh Hà Lan và cuộc khủng hoảng kinh tế Venezuela.
Từ lâu, Venezuela là một “cường quốc dầu mỏ” với trữ lượng dầu khí lớn hơn
cả Ả-rập Saudi. Venezuela là một trong 10 nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Dầu mỏ chiếm một nửa tổng sản lượng GDP 480 tỉ đô la Mỹ (tính theo sức mua
tương đương, PPP), 80% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa số thu ngân sách

hàng năm. Với GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 13.000 đô la Mỹ/người/năm,
Venezuela đứng vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình khá, xếp thứ 85 trên
thế giới.
Tuy tài nguyên dồi dào nhưng thể chế quản trị quốc gia kém đã biến Venezuela
thành một trường hợp điển hình của “căn bệnh Hà Lan”: nền kinh tế quốc gia phụ thuộc
hoàn toàn vào khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, các ngành nghề khác bị chèn ép không
phát triển được. Theo tài liệu của Wikipedia, đóng góp của các ngành công nghiệp
(ngoài dầu mỏ) vào GDP của Venezuela đã giảm từ mức 17,4% năm 1998 (thời điểm
ông Hugo Chavez lên làm tổng thống) xuống mức 14,2% năm 2012. Sự phụ thuộc ngày
càng lớn vào tài nguyên dầu mỏ của Venezuela đã được các chuyên gia kinh tế cảnh báo
là “một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà chính phủ Chavez phải đối mặt”.

Để kiểm soát nguồn tài nguyên dầu khí, từ đầu năm 2002 Venezuela thi hành
luật Dầu khí mới, theo đó tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA nắm giữ tối
thiểu 51% vốn tất cả các dự án dầu khí, tăng tỷ lệ tiền thuê mỏ mà tập đoàn nước
ngoài phải trả cho nhà nước Venezuela từ 16,5% lên 30% giá trị sản lượng. Đến năm
2007, chính phủ nắm toàn bộ quyền kiểm soát các mỏ dầu ở Đồng bằng Orinoco trung tâm dầu mỏ của Venezuela - và sau đó truất hữu quyền khai thác của các tập
đoàn dầu mỏ nước ngoài. Từ đó, nguồn lực quốc gia rơi vào tay các quan chức hành
chính thay vì các nhà quản trị doanh nghiệp, dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng,
chẳng hạn như lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ hoặc rơi vào túi tham nhũng, hoặc
được phân bổ vào các dự án “cải tạo xã hội” đầy tính chất dân túy thay vì tái đầu tư
để mở rộng sản xuất hoặc đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghiệp khác.


Một trong những hậu quả của tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ là Venezuela
gần như phải nhập khẩu toàn bộ hàng tiêu dùng, từ lương thực thực phẩm tới thiết bị.
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu khiến Venezuela rất dễ bị tổn thương trước những biến
động của thị trường, nhất là thị trường tài chính luôn chao đảo sau cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008.


2.3 Giá dầu mỏ suy giảm
Theo số liệu tới từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), dầu mỏ hiện
chiếm 95% lượng hàng xuất khẩu của Venezuela. Do đó, chỉ cần giá dầu biến động,
nền kinh tế nước này sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Trên thực tế, nền kinh tế
Venezuela đã nhiều lần phải đối mặt với cơn sốc giá dầu và diễn biến trở nên đặc biệt
tồi tệ trong những năm gần đây.

Kinh tế Venezuela chỉ duy trì được đà tăng trưởng ổn định từ thập niên 50 đến
khoảng đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 khi quốc gia này thống trị trong việc cung ứng
dầu. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 80, nguồn cung dầu mỏ trên thế giới trở nên đa
dạng hơn với những thế lực mới từ Trung Đông, giá dầu giảm mạnh, nền kinh tế
Venezuela đi xuống một cách nhanh chóng.
Sau cuộc khủng hoảng thừa nguồn cung dầu những năm 80, lợi nhuận từ dầu
của Venezuela giảm xuống đáng kể và cuộc chiến chống lạm phát bắt đầu. Lạm phát


chạm đỉnh năm 1989 (84,5%) và sau đó là năm 1996 (99,9%). Thiếu nguồn ngoại tệ
khi dầu mất giá, chính phủ bắt đầu phải in thêm tiền nhằm duy trì nền kinh tế.
Năm 1998, ông Hugo Chavez nhậm chức Tổng thống với mục tiêu xóa bỏ
nghèo đói và khôi phục lại thời kỳ hoàng kim của đất nước. Kế hoạch của ông
Chavez lại được thực hiện bằng cách thúc đẩy ngành công nghiệp dầu mỏ. Kế hoạch
ngay lập tức có hiệu quả khi giá dầu được phục hồi vào những năm 2000, nền kinh tế
phần nào được phục hồi cho tới lúc ông Chavez mất năm 2013.
Tuy nhiên, ngay khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, nền kinh tế của quốc
gia Nam Mỹ này nhanh chóng sụp đổ do thị trường dầu thô biến động mạnh. Giá dầu
thô trên thế giới đã giảm mạnh từ mức hơn 100 USD/thùng năm 2014 xuống có thời
điểm đáy 26 USD/thùng và hiện cũng chỉ giao động quanh mức 70 USD/thùng.
Trong khi đó, ở trong nước, các khoản đầu tư ít ỏi, trì hoãn thanh toán cho các
nhà cung cấp, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và chảy máu chất xám cũng tác động
nặng nề lên ngành dầu khí của Venezuela. Kết quả là, lượng dầu thô tại quốc gia này

đã sụt giảm mạnh, kết thúc năm 2017 chỉ ở mức 2.072 triệu thùng/ngày, mức thấp
nhất từ năm 2014 đến nay.
Sự sụt giảm trong sản xuất dầu mỏ đã ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu mỏ và qua
đó là cả nền kinh tế Venezuela.
II. Thực trạng khủng hoảng tại Venezuela.
Mặc dù có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng do quá phụ thuộc
vào việc xuất khẩu dầu mỏ nên nền kinh tế của Venezuela đã rơi vào suy thoái và dẫn
tới khủng hoảng khi giá dầu trên thế giới giảm mạnh vào năm 2014. Việc phụ thuộc
quá nhiều vào thu nhập từ dầu mỏ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống
thường ngày của người dân cùng với việc trợ cấp giá quá mức cho các mặt hàng này
cùng với giá xăng dầu đã khiến cho lượng tiền mặt dự trữ của chính phủ ngày càng
thâm hụt nghiêm trọng. Sản lượng dầu mỏ khai thác của Venezuela sụt giảm chỉ còn
2.034.800 thùng/ngày năm 2017 so với 3.120.000 thùng/ngày năm 1998. Để bù đắp
cho khoản thâm hụt của ngân sách, chính phủ Venezuela liên tục in thêm tiền mặt để
chi trả cho các khoản nợ nước ngoài cũng như để tiếp tục chính sách trợ cấp giá quá
hào phóng của mình. Hệ quả tất yếu của việc in thêm tiền mặt để bù đắp thâm hụt
ngân sách của chính phủ trong thời gian dài dẫn đến hệ lụy là tỷ lệ lạm phát gia tăng
ngày một nhanh theo tốc độ in tiền của chính phủ. GDP của Venezuela trong các năm
gần đây đều âm từ -3,89% (năm 2014) và -14,00%(năm 2017).
Với việc giá dầu duy trì ở mức thấp và lượng tiền mặt dự trữ suy giảm nghiêm
trọng từ 30 tỷ USD (2011) xuống còn 9,9 tỷ USD (tháng 7 năm 2017), việc kiểm soát giá
của chính phủ càng làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Chính phủ tiếp tục duy trì trợ cấp giá
lương thực thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực và thái độ không thân thiện của chính
phủ đối với các doanh ngiệp nước ngoài đã làm cho các tập đoàn đa quốc gia lớn như
Pepsi, General Motor và United chấm dứt hoạt động ở quốc gia này. Việc các


công ty nước ngoài dừng hoạt động của mình ở Venezuela làm cho tỷ lệ thất nghiệp
tăng cũng như giảm nguồn thu của chính phủ từ thuế thu nhập càng làm cho dự trữ
tiền mặt sụt giảm nghiêm trọng hơn.

Do từ lâu chính phủ Venezuela không chú trọng đến sản xuất lương thực
ở trong nước mà chủ yếu nhập khẩu lương thực từ các quốc gia xung quanh như Brazil,
Colombia và Mexico đã dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực xảy ra khi mà nguồn
thu ngoại tệ chính bị suy giảm. Khi chính phủ quốc hữu hóa các trang trại, công ty
Agropatria chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ hạt giống, phân bón và thuốc trừ sâu cho
nông dân. Khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào trong những năm Tổng thống Hugo Chavez
cầm quyền, mọi thứ đều ổn thỏa. Tuy nhiên, khi giá dầu bắt đầu suy giảm vào năm 2014,
mọi thứ đều trở nên khan hiếm. Người nóng dân không chỉ thiếu phân bón mà ngay cả
việc mua hạt giống để gieo trồng cũng trở nên khó khăn. Ngoài ra, việc lạm phát tăng
nhanh chóng cũng làm cho nông dân trở nên khó khăn trong việc mua các phụ tùng thay
thế cho các loại máy được sử dụng trong nông nghiệp. Đồng bolivar của Venezuela ngày
càng mất giá do siêu lạm phát ở nước này gây ra, điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá
của các loại phụ tùng ngày càng trở nên đắt hơn. Do nông dân phải bán lại nông sản theo
giá được chính phủ quy định nên thu nhập của họ phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng.
Việc không có các loại phân bón và thuốc trừ sâu kịp thời làm
ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng. Ngoài ra, nông dân Venezuela thường phải đặt hàng từ
nước ngoài các phụ tùng thay thế vì các cửa hàng phân phối đã đóng cửa hoặc không còn
hàng để bán và việc đợi phụ tùng đến được tay người đặt thường mất nhiều tháng.
Điều này có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng của vụ mùa do có thể bị quá thời
gian tốt nhất để gieo trồng do máy móc không hoạt động. Từ năm 2008 đến 2017, sản
lượng ngô đã giảm tới 60% tại các trang trại do thiếu sự quan tâm từ chính phủ. Theo
một cuộc khảo sát vào đầu năm 2018, người dân tại Venezuela giảm khoảng 11kg trong
năm 2017 và khoảng 90% người dân sống
trong tình trạng nghèo đói và ăn ít hơn 2
bữa một ngày do không đủ tiền để mua
thực phẩm. Giá tiền của 2,4kg thịt gà lên
tới 14.600.000 bolivars, tương đương với
2,22 USD trong khi 1kg gạo có giá lên tới
2.500.000 bolivars trong khi lương cơ bản
của người lao động chỉ là 5.200.000

bolivars/tháng.
Không chỉ thiếu thực phẩm, người dân Venezuela còn chịu tình trạng thiếu các
loại thuốc men và dịch vụ y tế. Các bệnh viện và
các cơ sở y tế khác thiết hụt các loại thuốc trầm
trọng do việc kiểm soát tiền tệ quá chặt làm giảm
nhập khẩu. Bệnh nhân thay vì phải đến các nhà
thuốc hay bệnh viện để mua thuốc thì họ lại tìm
đến thị trường chợ đen để tìm mua các loại thuốc
được buôn lậu từ Colombia hoặc được lén lút đưa
ra từ các bệnh viện. Ngoài việc thiếu các loại
thuôc cơ bản, thiếu các loại vaccine cũng là một
vấn đề lớn đối với người dân Venezuela. Khoảng


gần 1 triệu trẻ em tại đây không được tiêm phòng bệnh sởi và quai bị. Đây chỉ là một
vài trong số rất nhiều các căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như được
tiêm phòng đầy đủ. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại đây vào năm 2016 là 30% còn tỷ
lệ tử vong của phụ nữ khi sinh con là khoảng 65%. Rất nhiều người ở gần biên giới
với Colombia chọn cách sang bên kia biên giới để có thể tiếp cận được với các dịch
vụ y tế hay chỉ để tìm mua được các loại thuốc cần thiết. Tuy vậy, họ cũng không đủ
khả năng chi trả tại các hiệu thuốc đạt chuẩn và thường tìm đến các quày bán thuốc
dạo trên đường phố. Tại các “pirate pharmacy”- tên gọi cho các quầy thuốc này, giá
của các loại thuốc thường thấp hơn tại các nhà thuốc lớn đủ tiêu chuẩn nhưng chất
lượng của thuốc không được đảm bảo. Đối với những người sống tại các vùng trung
tâm, họ cũng có thể tìm được một số loại thuốc cần thiết trên thị trường chợ đen. Một
số trường hợp vỏ hộp thuốc đã bị phai màu và thậm chí còn bám bụi. Các chuyên gia
khuyến cáo rằng các loại thuốc này có thể gây hại cho người sử dụng do đã quá hạn
hoặc không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
Tất cả các vấn đề ở trên đã dẫn đến
việc dòng người di cư từ Venezuela sang các

nước lân cận với hy vọng có thể cải thiện
được tình hình tồi tệ của mình. Theo số liệu
từ Liên hợp quốc, 2,3 triệu người- tương
đương 7% dân số Venezuela đã rời khỏi đất
nước từ năm 2014 khi mà cuộc khủng hoảng
bắt đầu. Một bộ phận lớn dòng người di cư
này chuyển tới Colombia và sau đó là sang
các nước khác như Ecuador, Peru và Chile.
Số còn lại chuyển sang Brazil. Nếu như ở lại,
họ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm
thực phẩm, thiếu thuốc men, nước sạch và
điện sinh hoạt. Tình trạng của các bệnh viện
cũng xuống cấp nghiêm trọng. Rất nhiều phụ
nữ mang thai đã chọn phương án vượt biên giới sang các quốc gia láng giềng đề sinh
con và nhiều bà mẹ tìm đến các trung tâm y tế ở Colombia để tiêm phòng các loại
vaccine cho con của mình. Tuy nhiên, một số quốc gia như Peru, Brazil và Ecuador
đang có những biện pháp thắt chặt các yêu cầu để có thể nhập cảnh vào thay vì chỉ
cẩn có thẻ ID như trước đây khiến cho việc người dân Venezuela có thể nhập cư trở
nên khó khăn hơn trước rất nhiều.


CHƯƠNG III: Can thiệp của chính
phủ Venezuela
Từng là một trong
những quốc gia giàu có ở
Nam Mỹ với dự trữ dầu
thô lớn, nhưng giờ đây,
Venezuela lại là nền kinh
tế khó khăn bậc nhất khu
vực. Theo báo cáo của các

trường đại học Venezuela,
hiện nay có đến 80% dân
số sống trong tình trạng
nghèo khó. Tình hình
Venezuela làm ảnh hưởng
chung đến khu vực. Kể từ
năm 2015 đến nay, hơn 1,6 triệu người dân Venezuela đã rời bỏ đất nước, trong đó đa
phần tìm cách định cư tại các nước láng giềng. Vì vậy, Tổng thống Nicolas Maduro
muốn thực hiện một nhóm chính sách cải tổ nhằm vực dậy nền kinh tế.

1. Chính sách đổi tiền đồng nội tệ mới và đồng tiền điện tử Venezuele
1.1. Đồng tiền mới “Bolivar chủ quyền” được coi như một "người cũ
khoác áo mới"
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc
tế (IMF), mức lạm phát của Venezuela có
thể lên tới 1.000.000%. Để chặn đà lạm
phát phi mã, Tổng thống Maduro đã
thông báo kế hoạch đổi tiền, theo đó,
đồng nội tệ của Venezuela được điều
chỉnh giảm 5 số 0 và có tên gọi mới là
đồng “bolivar chủ quyền”. Biện pháp tỷ
giá hối đoái do chính phủ thông qua sẽ
cho phép thị trường nội địa điều chỉnh
với giá dầu quốc tế, qua đó ngăn chặn
tình trạng buôn lậu dầu.

Tổng thống nước này, Nicolas Maduro, đã ca ngợi các can thiệp lần này như là
một giải pháp mang tính cách mạng: ”Chúng tôi tìm thấy công thức mang tính cách
mạng, việc đó được coi là trung tâm của tái điều chỉnh chung của xã hội, dựa trên
việc sản xuất hàng hóa và giá trị của tiền lương. Với điều đó, chúng ta sẽ đặt dấu

chấm hết cho mô hình nghịch đảo đã đô la hoá giá cả trong nước.”


Tuy nhiên, thay đổi này chưa đủ thuyết phục nhiều chuyên gia kinh tế. Trong
ngắn hạn, đây không phải là giải pháp bởi tính hiệu quả của các biện pháp này đòi hỏi
phải có nhiều thời gian. Chính biện pháp quản lý kinh tế không hợp lý đang đẩy quốc gia
dầu mỏ xuống dốc. Một trong những nguyên nhân đó là phụ thuộc lớn vào dầu mỏ,
nguồn năng lượng từng được xem là “giếng tiền” vô tận của quốc gia này. Giá dầu giảm
và không có bước chuyển đổi thích ứng trong quản lý kinh tế kéo dài trong nhiều năm
khiến Venezuela chìm vào khủng hoảng từ năm 2014. Lạm phát ngày càng tăng tốc, tiền
nội tệ mất giá và tình trạng thiếu nhu yếu phẩm diễn ra tràn lan. Trong khi đó, Tổng
thống Venezuela cho rằng họ là nạn nhân của “cuộc chiến kinh tế” do Mỹ và các đối thủ
chính trị gây ra. Chính phủ nước này chỉ trích vai trò của IMF khi cho rằng họ đặt quyền
lợi của các nhà tài chính giàu có lên trên các nước đang phát triển.

Ở một góc nhìn khác, Việc phát hành đồng tiền mới “bolivar chủ quyền” có vai
trò quan trọng trong việc giúp nền kinh tế Venezuela giảm sự phụ thuộc vào xuất
khẩu dầu mỏ. Điều này sẽ dẫn tới việc ban hành đồng tiền mới có thể giao dịch mà
không liên quan đến dầu mỏ. Đây là bước đi đầu tiên hướng tới lộ trình tăng hàng hóa
và dịch vụ tại Venezuela. Việc đánh giá động thái nhằm ổn định đồng nội tệ đang bị
mất giá này có thể là đúng đắn, việc hợp nhất tỷ giá hối đoái của đồng bolivar chủ
quyền với đồng USD và EUR sẽ giúp ổn định giá trị của đồng tiền này.
Như vậy, Chính phủ đã chính thức công bố tỷ giá hối đoái đã hợp nhất của
đồng Bolivar chủ quyền với đồng USD và euro, theo đó tỷ giá đồng USD trên Hệ
thống giao dịch ngoại tệ (Dicom) sẽ là 60 Bolivar chủ quyền đổi 1 USD và 68,65
Bolivar/Euro. Trong khi, tỷ giá hối đoái tại chợ đen lên tới 90 Bolivar/1 USD. Ngoài
ra, các người đứng đầu vẫn sẽ vẫn duy trì tỷ lệ 80-20 đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu tư nhân và nhà nước trong việc đóng góp ngoại tệ, tức là các doanh nghiệp được
phép giữ 80% nguồn thu bằng ngoại tệ, 20% còn lại sẽ đóng góp cho BCV. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp trong nước có thể đầu tư các dự án tại nước này bằng ngoại tệ.

1.2. Đồng Petro điện tử - giải pháp giúp Venezuela thoát khủng hoảng
Thứ Hai được gọi là ngày lễ nhà băng, khi mà các ngân hàng sẽ đóng cửa, cùng lúc
đồng tiền mới có hiệu lực. Đồng tiền mới sẽ bớt đi 5 số 0 so với đồng tiền trước đó
(Bolivar Soberano mới có giá trị bằng 100.000 Bolivar cũ), và sẽ được chuyển sang
tiền điện tử được gọi là Petro, nhằm đơn giản hóa các giao dịch. Đồng Petro điện tử
sắp được lưu hành sẽ có giá 60 USD/Petro hay có giá trị khoảng 3600 Bolivar mới".
Theo đó, giá trị này không cố định mà sẽ linh hoạt và được điều chỉnh dựa theo thị
trường dầu mỏ thế giới.
Dự kiến trong khoảng một tháng, sẽ có 38,4
triệu đồng Petro trong tổng số 100 triệu đồng
Petro được bán ra với tỷ giá 1 Petro tương
đương với giá trị của 1 thùng dầu thô. Việc phát
hành đồng Petro điện tử là chủ trương mà
Chính phủ Venezuela nỗ lực thúc đẩy nhằm


giúp quốc gia Nam Mỹ này thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Chính phủ
Venezuela dự báo nước này có thể thu về từ 20 triệu USD đến 200 triệu USD từ việc
phát hành đồng tiền điện tử Petro. Hiện có khoảng 52.000 người đăng ký mua Petro
thông qua Cơ quan Thống kê điện tử khoáng sản quốc gia. Việc phát hành đồng tiền
này sẽ góp phần cải thiện nền kinh tế, củng cố hệ thống tín dụng và an sinh xã hội
Venezuela trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay tại nước này. Với
quyết định cho ra đời đồng tiền trên, Venezuela đang nỗ lực giải quyết việc tự chủ tài
chính, tiền tệ trên thị trường quốc tế và đối phó với các chính sách bao vây, cấm vận
cũng như cuộc chiến tranh kinh tế do Mỹ và các thế lực cánh hữu tiến hành.
Điều đó thể hiện sự mất giá 90% so với tỷ giá hối đoái chính thức trước đó.
Nhưng tỷ lệ này chỉ có thể được áp dụng trong các cơ quan nhà nước. Trong thực tế, sự
mất giá đưa tỷ giá hối đoái chính thức gần hơn với giao dịch trên thị trường chợ đen.

Ví dụ, vào thứ Sáu một kg đào có giá khoảng 1,1 triệu Bolivar thì đến thứ Ba

đã tăng gần gấp đôi, lên 2,1 triệu Bolivar cũ, hoặc 21 Bolivar mới. Tỷ giá thị trường
đen cho đồng đô la hôm thứ sáu là khoảng 7 triệu và 8 triệu Bolivar thì đã tăng lên
khoảng 14 triệu Bolivar cũ, hay 140 Bolivar mới vào thứ Ba.
2. Giảm trợ cấp các ngành với hi vọng mang lại nguồn lợi cho chính phủ

2.1. Nâng giá xăng dầu - mặt hàng chủ đạo tại Venezuela
Giảm trợ cấp giá xăng dầu, nâng giá xăng dầu bằng mức giá của thế giới.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố giá xăng dầu của nước này
nên được tăng lên ngang bằng với giá thế giới để ngăn chặn hoạt động trục lợi của
giới buôn lậu. "Xăng cần phải được bán với một mức giá quốc tế để dừng nạn buôn
lậu sang Colombia và vùng Caribbean”, theo ông Maduro.
Venezuela, một thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC),
là quốc gia có trữ lượng dầu lửa được phát hiện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nguồn
tài nguyên dầu lửa dồi dào cũng được xem là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến những
thách thức kinh tế hiện nay của đất nước Nam Mỹ này. Cũng giống như nhiều quốc
gia sản xuất dầu lửa khác, Venezuela đã áp dụng chính sách trợ giá xăng dầu cho
người dân. Tuy nhiên, giá xăng dầu ở nước này đã được giữ nguyên suốt nhiều năm.
Lợi dụng giá xăng dầu "rẻ bèo" ở Venezuela, giới buôn lậu mang xăng dầu từ nước
này sang các nước láng giềng bán kiếm lời. Những kẻ buôn lậu đã bỏ túi hàng tỷ
USD nhờ cách làm như vậy.


Tổng thống Maduro
nói Chính phủ Venezuela
vẫn sẽ "trợ cấp trực tiếp"
giá xăng dầu cho người dân
có "thẻ tổ quốc" - một thẻ
căn cước do Chính phủ
cấp, được dùng cho việc
lĩnh tiền thưởng và dùng

các dịch vụ công cộng. Tuy
nhiên, chính sách trợ cấp
này chỉ áp dụng với những
người đăng ký ôtô theo một
chương trình thống kê xe cộ của Chính phủ Venezuela. Việc sử dụng loại thẻ căn
cước nói trên vốn đã vấp phải sự phản đối của nhiều người dân Venezuela. Việc xóa
bỏ chính sách trợ cấp giá xăng dầu là một phần trong nỗ lực của Caracas nhằm tăng
thu ngân sách trong bối cảnh nền kinh tế chìm sâu trong khủng hoảng.
Dầu lửa chiếm khoảng 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của Venezuela. Điều này
đồng nghĩa với khi giá dầu cao, Chính phủ Venezuela có nguồn thu dồi dào, ngược lại,
khi giá dầu giảm sâu, Venezuela dễ dàng rơi vào tình trạng thâm thủng ngân sách.

2.2. Tăng thuế
a, Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được ban hành dựa trên hệ thống thuế quan chung (CET) của
cộng đồng các nước Andean (Colombia, Ecuador, Bolivia và Peru) áp dụng đối với
các nước ngoài cộng đồng. Thuế nhập khẩu được chia ra làm 4 mức: 5%, 10%, 15%,
hoặc 20%. Chính phủ cũng có thể quyết định áp dụng thuế suất. Thuế quá cảnh được
áp dụng đối với một số loại hàng hóa nhất định như các loại da sống, ca cao, cà phê,
và vải bông. Chính phủ cũng có thể tăng thuế đối với các mặt hàng đến từ một số
nước nhất định, và ra chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu, hoặc yêu cầu hàng nhập khẩu
phải có giấy phép, để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước.
Tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều phải nộp 1% phí hải quan. Thuế nhập khẩu
được tính dựa vào giá trị CIF (bao gồm giá sản phẩm, phí bảo hiểm và cước vận chuyển)
của kiện hàng. Venezuela áp dụng chính sách thuế quan của Hiệp Ước Andean.

Ưu đãi thuế quan: Sau nhiều năm thương lượng, 3 nước Colombia, Mexico, và
Venezuela ký hiệp ước tự do thương mại tại Cartagena. Hiệp ước này có hiệu lực vào
đầu năm 1995 và yêu cầu các nước thành viên phải dỡ bỏ phần lớn các rào cản
thương mại trước năm 2007. Ba nước xây dựng hệ thống thuế quan chung đối với các

nước không tham gia hiệp ước. Venezuela cũng có một hiệp ước ưu tiên đối với Thị
trường chung Caribê (CARICOM). Ngoài ra, Venezuela cũng ký hiệp định thương
mại tự do với Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
b, Thuế thu nhập doanh nghiệp


Thuế thu nhập doanh nghiệp chia thành 3 mức, 15%, 22% và 34%, ngoại trừ
các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hyđrocacbon. Mức thuế cụ thể
của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có được giảm 10% thuế nhờ đầu
tư vào tài sản cố định hay không. Các ngành công nghiệp mới, hay ngành nông
nghiệp, chăn nuôi, tái tạo rừng, và đánh cá, không bị đánh thuế. Thành phố cũng đánh
thuế thu nhập doanh nghiệp từ 0,3% đến 9,4% phụ thuộc vào địa điểm và lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được từ việc bán các khoản đầu tư hay
tài sản được tính là một phần doanh thu của doanh nghiệp. Lãi cổ phần của các công
ty dầu mỏ bị đánh thuế 67,7%, và 60% đối với các công ty mỏ. Thuế lãi cổ phần của
các loại công ty khác là 34%. Ngoài ra các doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký hoạt
động và 1 % thuế tài sản doanh nghiệp.
Về cơ bản, chính sách thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc vào thu nhập, và bao
gồm 8 mức, từ 6% đến 34%. Người không lưu trú bị đánh thuế 34% vào lương,
thưởng, và các nguồn thu nhập khác. Ngoài ra còn có thuế thừa kế, thuế quà và thuế
bất động sản.
c, Thuế giá trị gia tăng
Hiện nay thuế giá trị gia tăng (VAT) đang được áp dụng với mức là 12% trên tổng
giá trị giao dịch. Ngoài ra còn có thuế giải trí và quảng cáo, và những khoản thuế nhỏ
đánh vào các mặt hàng như rượu bia, thuốc lá, xì gà, và các sản phẩm dầu hỏa.

d, Các loại thuế khác
Tất cả các loại giao dịch ngân hàng đều phải chịu mức thuế là 0,75 %.
Venezuela đã xây dựng một hệ thống thuế đánh vào những mặt hàng bán phá giá hay
được Chính phủ nước ngoài hỗ trợ giá. Loại thuế này được đánh tạm thời vào các mặt

hàng như quần bò đến từ Châu Á, hay các sản phẩm chất dẻo và pho mát.
3. Tăng lương cơ bản
Quy định tăng lương tối thiểu được tổng thống Nicolas Maduro công bố từ hồi
giữa năm 2018 và nằm trong loạt biện pháp nhằm phục hồi nền kinh tế Venezuela vốn
đang khủng hoảng trầm trọng. Giữa lúc khủng hoảng kinh tế, lạm phát ngày càng trầm
trọng, từ đầu tháng 9/2018, chính
phủ Maduro áp dụng quyết định
nâng lương tối thiểu tại Venezuela
lên gấp 34 lần, từ 52 bolivar/tháng
lên thành 1.800 bolivar/tháng.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà
phân tích, biện pháp tăng lương tối
tiểu dường như khó có thể thực
hiện. Các chủ doanh nghiệp hiện
không biết bằng cách nào có tiền để
trả lương cho nhân viên, trong khi


chính phủ chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vòng 90 ngày. Sau khi Tổng
thống Nicolas Maduro quyết định tăng lương cơ bản gấp 60 lần, nhiều chủ cửa hiệu ở
Venezuela không biết nên tạm thời đóng cửa cơ sở kinh doanh hay tăng vọt giá bán
hàng hóa và đối mặt nguy cơ "dẹp tiệm".
Các chính sách mới khiến các chủ hiệu kinh doanh ở Venezuela lo sợ hơn cả.
Họ vốn dĩ đã phải chật vật để tồn tại trong bối cảnh siêu lạm phát, chính sách áp đặt
giá cả của Chính phủ đối với các mặt hàng từ bột mì cho tới tã bỉm trẻ em, các biện
pháp kiểm soát tỷ giá ngặt nghèo khiến hoạt động nhập khẩu hàng hóa rơi vào tê liệt.
Sau khi các thay đổi mới được đưa ra, nhiều cửa hiệu ở Venezuela đã đóng cửa vào
cuối tuần vừa rồi, khi các chủ hiệu cố gắng hình dung nên làm gì tiếp theo. Các
chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng nhiều công ty sẽ "lĩnh đủ" vì các chính sách mới
không thể gánh vác được mức tăng lương tháng tối thiểu từ 3 triệu Bolivar lên 180

triệu Bolivar, tương đương tăng từ 0,5 USD lên 30 USD. Việc tăng lương "kinh
hoàng" này có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt và đẩy làn sóng di cư của người
Venezuela sang các nước láng giềng ở Nam Mỹ dâng cao hơn.
Để giảm nhẹ ảnh hưởng của việc tăng lương cơ bản, Tổng thống Maduro tuyên
bố Chính phủ sẽ hỗ trợ 3 tháng trả phần lương tăng thêm cho các công ty vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, Chính phủ Venezuela không nói cụ thể, và cũng không rõ liệu Chính phủ
đang kẹt tiền của ông sẽ làm thế nào để trang trải một khoản chi lớn như vậy.
Liên quan tới khủng hoảng di dân Venezuela, AFP cho biết ngày 31/08, lãnh
đạo Ngoại Giao Châu Âu, bà Federica Mogherini khẳng định Liên Hiệp sẽ viện trợ
35 triệu đô la cho người dân Venezuela đang sinh sống trong nước cũng như di dân
Venezuela tại các nước láng giềng. Khoản tiền trên nhằm mua sắm lương thực, nước
sạch, chăm sóc sức khỏe và cứu giúp những người trong hoàn cảnh khó khăn.
Nhìn tổng quát, người đứng đầu chính phủ Venezuela cảnh báo những đối
tượng hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela có thể sẽ tìm cách làm
suy yếu các biện pháp phục hồi kinh tế. Do đó, Chính phủ Venenzuela cần cảnh giác
để có hành động ứng phó sớm nhất có thể. Điều cần làm hiện nay là chú trọng đến
tầm quan trọng của việc đa dạng hóa sản xuất và các mối quan hệ thương mại.
Venezuela nên đánh thuế đối với các khoản thu nhập lớn ngay trong nước.
Theo giới quan sát, cuộc khủng hoảng Venezuela đang diễn ra đòi hỏi chính
quyền của Tổng thống Maduro phải có biện pháp xử lý khôn khéo nhằm ổn định tình
hình. Có như vậy mới tránh cho đất nước này rơi vào cảnh hỗn loạn khi cuộc sống
người dân không được đảm bảo.


CHƯƠNG IV: Bài học kinh nghiệm và liên hệ
tới Việt Nam
1. CĂN BỆNH HÀ LAN VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM.
1.1. Triệu chứng thể hiện “Căn bệnh Hà Lan” tại Việt Nam từ ODA và FDI.
Ở các nước đang phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, nguồn vốn
nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,

nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nếu như chính phủ các nước không sử dụng
nguồn vốn này đúng cách và hiệu quả nó sẽ dẫn đến tác dụng ngược, đặc biệt đó là
dẫn đến những triệu chứng của căn bệnh Hà Lan như tăng trưởng kinh tế chậm, ,lạm
phát tăng, và tăng giá trị của đồng tiền cũng như tỷ giá hối đoái thực tăng gây hại đến
khu vực xuất khẩu, cụ thể:
1.1.1. Thực trạng.
1.1.1.1. Thâm hụt cán cân thương mại.
- Khối doanh nghiệp FDI là khối có kim ngạch xuất khẩu rất lớn nhưng
cũng là nhóm doanh nghiệp “đóng góp” đáng kể vào con số nhập siêu.
- Mức đóng góp vào xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp nước ngoài ngày càng tăng và chiểm tỷ trọng cao trong cơ cấu.


FDI góp phần làm thâm hụt cán cân thương mại.

1.1.1.2. Lạm phát.

- Ví dụ cụ thể, năm 2007-2008 là 2 năm lạm phát của chính phủ Việt Nam
tăng cao đến 2 con số (năm 2007 lạm phát là 12.63%). Một trong những
nguyên nhân gây ra lạm phát trong năm 2007-2008 ở nước ta là do dòng
vốn đầu tư nước ngoài như ODA và FDI đổ vào thị trường lớn: năm 2007
là năm đầu tiên một lượng ngoại tệ rất lớn đổ vào Việt Nam, từ vốn trực
tiếp, gián tiếp, ODA, thu từ dịch vụ qua biên giới, kiều hối... khiến tổng
lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam năm qua lên tới trên dưới 25 tỉ USD.
Nhưng do chính sách tài chính, tiền tệ tiền tệ còn lỏng lẻo, chưa hợp lý,
quản lý còn yếu kém, tốc độ giải ngân chậm làm cho tiền ứ đọng, không
kiểm soát được làm cho cung tiền tăng lên đáng kể gây ra lạm phát.
- Hơn nữa, lạm phát 2007- 2008 còn do nguyên nhân cầu kéo, mà một trong
những thị trường làm đẩy giá tăng lên đó là do bất động sản. Nguồn
FDI đầu tư vào thị trường bất động sản Theo Thời báo kinh tế (số 126),

FDI đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2008 là 15,3 tỷ, trong đó 12,28 tỷ
tập trung vào đầu tư bất động sản và khu vui chơi giải trí chiếm 83,4%,
lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 16,02%, còn lại là lĩnh vực nông - lâm
- ngư nghiệp. Việc đầu tư của nước ngoài vào thị trường bất động sản,
kéo theo người dân đổ xô vào làm cho giá nhà đẩy lên gấp nhiều lần.
1.1.1.3. Chuyển giao công nghệ.


- Theo Tổng cục Môi trường Vịêt Nam, hiện đang có tình trạng chuyển
các ngành gây ô nhiễm môi trường nặng nề từ các nước phát triển sang
các nước đang phát triển thông qua FDI.Việc “xuất khẩu” ô nhiễm này
mang lại cho các tập đoàn đa quốc gia một lợi thế cạnh tranh mới nhờ
giảm chi phí sản xuất.
1.1.1.4. Mất cân đối giữa các vùng và lãnh thổ.
- Những dự án FDI, ODA thâm dụng lao động do tranh thủ giá lao động
rẻ sẽ không góp phần làm tăng trưởng kinh tế mặc dù nó góp phần giải
quyết việc làm nhưng những ngành thâm dụng lao động như may mặc,
da giày sẽ không giúp nâng cao được trình độ, kỹ năng của nguồn nhân
lực, không phát triển được nguồn nhân lực hay đào tạo được nhân lực
tay nghề cao.
- Bên cạnh đó, những ngành thu hút FDI lớn hiện nay là dầu mỏ và đặc
biệt là bất động sản. Dòng vốn FDI hướng mạnh vào lĩnh vực này này
sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước và làm xấu thêm cán cân thương mại
trong tương lai. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn FDI đầu tư vào lĩnh vực
này là những tòa nhà văn phòng, khu mua sắm, không phải là trường
học, bệnh viện, siêu thị, chợ, đường xá,…những công trình công cộng.
Nông nghiệp là khu vực không có sức thu hút FDI trong khi Việt Nam
vẫn là một nước chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hơn nữa, những dự án
phát triển bất động sản thường được triển khai ở những vùng ngoại ô,
có cả những khu đất nông nghiệp dẫn đến người nông dân mất đất để

gieo trồng, họ di chuyển vào thành thị, trở thành những người lao động
thiếu tay nghề làm gia tăng khả năng tắc nghẽn, gia tăng áp lực lên
nhưng dịch vụ xã hội, có thể gây ra nhiều tệ nạn xã hội,…
1.1.1.5. Cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Hiện nay, ngành dầu mỏ là ngành chiếm tỷ trọng FDI rất lớn. Xuất
khẩu dầu thô chiếm gần 20% GDP nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu
xăng, dầu do chưa có dầu tinh lọc. Qua đó, ta thấy việc khai thác tài
nguyên của nước ta thiếu hiệu quả và sẽ nguy hiểm khi các nhà đầu tư
rút vốn khi hết nguồn dự trữ dầu.
1.1.2. Bài học rút ra và giải pháp.
- - Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn như việc tăng tỷ lệ giải ngân
cho các nguồn vốn, tránh tình trạng gây ra lạm phát cho nền kinh tế.
- Định hướng FDI vào những ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ và
những ngành công nghiệp định hướng xuất khầu bằng những chính sách
hay bằng những việc làm khuyến khích như hạn chế thuế xuất khẩu,…để
có thể phát triển nguồn nhân lực, đồng thời cải thiện cán cân thương mại.
- Nguồn viện trợ ODA nên đươc dùng để đầu tư vào những công trình
công cộng, thực hiện đúng mục đích của ODA là nâng cao mức sống
con người, giảm tỷ lệ đói nghèo, qua đó giúp phát triển nguồn nhân lực
tương lai và xã hội công bằng.


- Cần có những chính sách khuyến khích cũng như những cải cách để
thúc đẩy nguồn vốn và viện trợ ODA và FDI vào lĩnh vực nông nghiệp
vì nước ta vẫn là nước dựa vào nông nghiệp rất lớn, có tiềm năng nông
nghiệp cao nhưng vẫn chưa được khai thác, tình trạng vẫn còn lạc hậu,
khai thác kém hiệu quả,..
- Cần có những cơ chế kiểm soát nguồn vốn nước ngoài, giám sát chặt
chẽ việc sử dụng nguồn vay của cơ quan nhà nước cũng như những
công ty. Phản đối và triệt để xóa bỏ nạn tham nhũng, tư lợi và sử dụng

nguồn vốn không hiệu quả, việc phân phối nguồn vốn cũng như viện
trợ phải được kiểm soát và sự trên nhưng tiêu chuẩn hợp lý.
- Một phần viện trợ nên được phân bố để tăng sức mạnh của cơ quan nhà
nước, cải thiện chất lượng trong công tác quản lý nhà nước như hạn chế
tham nhũng, tăng khả năng chịu trách nhiệm và minh bạch.
1.2. “Căn bệnh Hà Lan “ và vấn đề dầu thô ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Hà Lan tại các quốc gia, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển, đó chính là tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô
một cách quá mức, không chú trọng đầu tư sản xuất các sản phẩm tinh. Căn bệnh Hà
Lan sẽ phát tác một khi nguồn tài nguyên trong nước đã cạn kiệt hoặc có sự biến
động giảm giá tài nguyên trên thị trường thế giới.
1.2.1. Thực trạng.
- Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô nhưng lại nhập khẩu gần như
100% sản phẩm xăng dầu cho nhu cầu trong nước và dĩ nhiên giá xăng
dầu thế giới,lập tức điều chỉnh ngay giá xăng dầu trong nước tăng lên.
- Việc xuất khẩu sản phẩm thô hoàn toàn không ổn định và gặp quá
nhiều trở ngại. Thứ nhất, trở ngại do cung – cầu sản phẩm thô không ổn
định. Thứ hai, trở ngại do giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với
hàng tinh chế. Thứ ba, trở ngại do thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô
biến động.
- Đó chính là lý do tại sao chúng ta thật sự đang phải đối mặt với một bài
toán khó về vấn đề xuất khẩu dầu thô và làm thế nào để tăng giá trị của
sản phẩm xuất khẩu.
1.2.2. Giải pháp.
- Dầu khí Việt Nam không thể cứ tiếp tục xuất mãi dầu thô, cần phát
triển lĩnh vực chế biến và dịch vụ để có nhiều giá trị gia tăng cao.
- Triển khai, xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu. ( Bình Sơn, Nghi Sơn,
Long Sơn,…)
- Nhà nước nên có các chính sách để thu hút vốn và công nghệ đầu tư vào
nước ta nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế trong nước, đặc biệt là ngành

khai thác và chế biến dầu mỏ, phát triển. Nước ta là một nước có tiềm
năng, có nguồn lực, vấn đề chỉ là làm sao phát huy được những nguồn
lực ấy một cách tối đa.
-


2. VẤN ĐỀ PHỤ THUỘC TÀI NGUYÊN, KHÔNG CHÚ TRỌNG SẢN XUẤT
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
2.1. Thực trạng.
- Giống như Venezuela, Việt Nam được đánh giá là một nước có nguồn
tài nguyên dồi dào, phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy
hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch.
- Tuy nhiên thực trạng khai thác và kinh doanh tài nguyên thô ở nước ta
còn bộc lộ nhiều sai phạm và thiếu chuyên nghiệp. Cụ thể việc khai
thác tài nguyên ở nước ta diễn ra bừa bãi, lãng phí và chủ yếu để xuất
khẩu sản phẩm thô. Ở đâu có khoáng sản, ở đó có khai thác, khai thác
tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất kỳ loại khoáng sản nào
để xuất khẩu, không quan tâm đến hậu quả môi trường.
- Một ví dụ điển hình, Trung Quốc tăng cường ưu tiên nhập khẩu các sản
phẩm của ngành khai khoáng Titan của Việt Nam để dự trữ, trong khi
trữ lượng Titan của Trung Quốc được đánh giá đứng đầu thế giới là vấn
đề đáng để suy nghĩ. Công nghệ thiếu, tiềm lực tài chính yếu dẫn đến
Việt Nam đành phải chấp nhận bán thô tài nguyên khoáng sản quí hiếm
của mình.
- Chúng ta tiến hành chuyển nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung sang nền
KTTT định hướng XHCN bắt đầu vào năm 1989 nhưng nền KTTT định
hướng XHCN ở Việt nam mới vận hành được khoảng 30 năm. Trong thời
gian đó qua chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn song nền kinh tế
của chúng ta vẫn còn nhiều thiếu sót : Kinh tế vĩ mô đã ổn định nhưng
chưa thật bền vững, còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; Sản

xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn; Việc thực hiện tái cơ cấu tổng thể
nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng gặp nhiều khó khăn và chưa
đáp ứng được yêu cầu;Những kết quả bước đầu của việc thực hiện ba đột
phá chiến lược chưa đủ để tạo ra sự chuyển biến về chất trong đổi mới mô
hình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng chưa thật sự được nâng cao và
duy trì một cách bền vững; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều hạn
chế, yếu kém; Công tác quản lý tài nguyên, môi trường
còn nhiều bất cập;Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa
đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi; An ninh
chính trị vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định; bảo vệ
chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức; trật tự, an toàn xã hội vẫn
còn nhiều bức xúc,…

2.2. Bài học.
- Việt Nam cần xây dựng và áp dụng các chính sách cũng như thể chế tốt
hơn về quản lý tài nguyên thiên nhiên cho các vùng dễ bị ảnh hưởng
nhằm giảm thiểu cũng như loại bỏ những rủi ro mang lại.
- Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng
sản và cấm triệt để xuất khẩu khoáng sản thô. Các trung tâm dự trữ


khoáng sản này nên đặt ở các địa phương có nguồn tài nguyên lớn về
khoáng sản để thuận lợi cho việc thu mua khoáng sản thô để dự trữ cho
chế biến sâu và kêu gọi đầu tư để sớm tiếp nhận công nghệ và hình
thành các nhà máy chế biến các sản phẩm sâu.
- Ngoài ra, cũng cần nâng cao hệ số thu hồi trong quá trình khai thác chế
biến. Cần có những chính sách đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị khai
thác chế biến, khuyến khích hỗ trợ đối với khai thác tận thu ở khu vực
khó khăn, phức tạp.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa trên những phương diện sau: Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản
hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế; tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát
triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; Phát triển
đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
3. VAI TRÒ TƯ TƯỞNG LÃNH ĐẠO.
3.1. Ảnh hưởng của hệ thống lãnh đạo tới khủng hoảng.
- Cuộc khủng hoảng tại Venezuela là hệ quả không thể tránh khỏi từ các
chính sách của chính phủ. Những chính sách đó bao gồm sung công ép
buộc, kiểm soát giá cả và tỉ giá, vay mượn quá mức thời đất nước còn
ổn định, các quy định chống doanh nghiệp, đóng cửa biên giới và còn
nhiều nữa. Hãy cùng xem xét một nghịch lý như sau: Tổng thống
Nicolas Maduro đã nhiều lần từ chối cho phép in tiền có mệnh giá lớn.
Giá trị tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay còn thấp hơn 0,1 đô la
(hơn 2 nghìn đồng). Điều này đã gây thiệt hại cho hệ thống thanh toán
và chức năng của các ngân hàng cũng như hệ thống ATM – nguyên
nhân gây ra hàng loạt phiền toái của người dân.
- Qua những điều trên, ta có thể thấy vai trò của nhà nước và các chính
sách là vô cùng quan trọng trong việc dẫn đến, thúc đẩy hay ngăn chặn,
khắc phục một cuộc khủng hoảng.
3.2. Bài học rút ra.
- Khi nền kinh tế sinh hoạt bình thường thì nhà nước làm trọng tài thực thi
các quy định bảo vệ người lao động, môi trường và tính cạnh tranh (không
gian lận, hợp đồng phải tôn trọng, v.v…). Bên cạnh đó còn có thêm vai trò
tích cực khi đặt ra mục tiêu chiến lược để phát triển nền kinh tế, bằng
những cách như kiểm soát giá hối đoái, khuyến khích đầu tư nước ngoài,
nâng đỡ phát triển các công nghiệp mũi nhọn v.v… Nhưng khi nền kinh tế
rơi vào khủng hoảng trầm trọng, ví dụ như trong những năm 2007-2012,
Nhà nước trực tiếp can thiệp – khi đó không còn là trọng tài hay người

điều khiển cuộc chơi mà đã trở thành một tác nhân chủ
động trong nền kinh tế.


- Giai cấp lãnh đạo, giai cấp đầu não cần linh hoạt, tỉnh táo và cẩn trọng
với chính sách và biện pháp đặt ra.
- Nhà nước cần tập trung vào chức năng quản lý rủi ro để đạt các mục
tiêu hiệu quả, công bằng, và ổn định vĩ mô.
- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới với những diễn biến khó
lường, cùng với những bất ổn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, có thể
nói rằng một trong những thách thức lớn nhất của Nhà nước trong
những năm trước mắt là làm thế nào để tiếp tục đẩy mạnh cải cách để
trở nên hiệu quả và hiệu lực hơn, đồng thời giảm thiểu được những rủi
ro song hành với những biến đổi kinh tế và nỗ lực cải cách này.
- Một bài học cuối cùng, quan trọng ở đây về vấn đề cải cách dân chủ tự
do. Nền dân chủ chỉ trọn vẹn khi các điều trên kết hợp với nền kinh tế
tư nhân. Chính nền kinh tế tư nhân là cái gốc của nền dân chủ. Các
nước dù có được bầu cử tự do nhưng nền dân chủ không trọn vẹn do
nhà nước chi phối nền kinh tế (kinh tế nhà nước có tỷ lệ cao) nên vẫn
không giàu có, thịnh vượng.



×