Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận tài chính quốc tế thị trường chứng khoán phái sinh, kinh nghiệm của thế giới và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán phái sinh là một sản phẩm tất yếu và tương đối mới của
thị trường tài chính, tuy nhiên nó lại có vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn
định bền vững của hệ thống tài chính nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Sau nhiều năm phát triển ở quốc tế, thị trường chứng khoán phái sinh cũng được
hình thành và từng bước phát triển ở Việt Nam với những sản phẩm phái sinh ban
đầu, xuất hiện với tư cách là công cụ bảo hiểm rủi ro hữu hiệu của các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, nhóm em đã
nghiên cứu đề tài “Thị trường chứng khoán phái sinh – Kinh nghiệm của thế giới
và bài học cho Việt Nam”. Để thực hiện được đề tài, nhóm em đã vận dụng các
phương pháp theo dõi và thu thập thông tin về thực trạng của thị trường chứng
khoán phái sinh, rồi từ đó tổng hợp, phân tích đánh giá trên cơ sở những lý thuyết
tài chính, chứng khoán phái sinh đã được học. Tiểu luận này sẽ cung cấp một số
kiến thức cơ bản về Chứng khoán phái sinh, chỉ ra tình hình phát triển của thị
trường chứng khoán trên thế giới và của Việt Nam, tìm ra các nguyên nhân, tồn
tại và kiến nghị những giải pháp, định hướng cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán phái sinh Việt Nam trong tương lai. Vì tiểu luận được nghiên cứu
và hoàn thành trong một thời gian ngắn cộng với vốn kiến thức còn hạn chế nên
chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên, chúng em mong rằng đây sẽ là
tài liệu hữu ích cho các bạn quan tâm và muốn tìm hiểu về chứng khoán phái
sinh.

1


Phần 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là một công cụ quan trọng để các nhà đầu tư tham gia vào
thị trường tài chính.
a, Khái niệm
Chứng khoán phái sinh( Derivatives ): là công cụ tài chính mà giá trị của nó được


xác định từ tài sản gốc, còn gọi là tài sản cơ sở( thường là cổ phiếu, chỉ số cổ
phiếu,..). Để nhận biết đâu là Chứng khoán phái sinh, chúng ta phải làm rõ ba
yếu tố:
+ Chứng khoán phái sinh là một hợp đồng: Nhìn vào bản chất của công cụ,
Chứng khoán phái sinh là một hợp đồng được thiết lập vào ngày hiện tại giữa các
bên tham gia, bao gồm một bên mua và một bên bán về một giao dịch sẽ được
thực hiện vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
+ Hợp đồng này tham chiếu đến một tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là: Các
tài sản tài chính (Cổ phiếu, trái phiếu,...), các tài sản phi tài chính (như hàng hóa,
nông sản, kim loại,...)
+ Giá trị của hợp đồng này sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi giá của tài sản tham
chiếu.
b, Mục đích:
Do những yếu tố nhận biết kể trên, Chứng khoán phái sinh có thể làm thay đổi
rủi ro của một khoản đầu tư. Nhà đầu tư có thể sử dụng Chứng khoán phái sinh
với mục đích:
+ Phòng ngừa rủi ro (Hedging): Các công ty, nhà đầu tư, ngân hàng có thể sử
dụng chúng để phòng ngừa rủi ro và giảm nhẹ tổn thất tiềm năng do biến động
2


của các yếu tố thị trường như lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng
hóa gây ra...
+ Đầu cơ (Speculation): Trong khi phòng ngừa rủi ro, muốn chuyển rủi ro mà
mình không mong muốn đến cho người khác thì nhà đầu cơ là những đối tượng
sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đó. Mục tiêu của nhà đầu cơ hướng tới không
khác gì là lợi nhuân. Trên thực tế chứng khoán phái sinh là công cụ thích hợp cho
mục đích đầu cơ dựa trên giá của hàng hoá, các tài sản tài chính cũng như các
yếu tố thị trường.
+ Giao dịch chênh lệch giá (Arbitraging): Là giao dịch tạo ra lợi nhuận phi rủi ro

bằng cách khai thác, tận dụng hiện tượng định giá sai trên thị trường.
Với sự phát triển và trào lưu cách tân, sáng tạo diễn ra không ngừng trên thị
trường tài chính, chứng khoán phái sinh ngày càng trở nên đa dạng, đáp ứng nhu
cầu khác nhau của các đối tượng tham gia thị trường.
c, Phân loại:
Hiện nay, trên thị trường có 4 loại CKPS khác nhau:
• Hợp đồng Kỳ hạn (Forwards): là thỏa thuận về việc mua/bán một lượng tài
sản cụ thể với giá xác định tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai, được giao
dịch trên thị trường OTC, hợp đồng chưa được chuẩn hóa về cá điều khoản cơ
bản, tính thanh khoản thấp thường chỉ cho phép các bên tham gia thực hiện khi
hợp đồng đáo hạn, rủi ro tín dụng cao.
• Hợp đồng tương lai ( Futures): là thỏa thuận về việc mua/bán một lượng
tài sản cụ thể với giá xác định tại 1 thời điểm nhất định trong tương lai, được
niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch, hợp đồng được chuẩn hóa với các điều
khoản thống nhất và áp dụng cho mọi đối tượng sử dụng sản phẩm, tính thanh
khoản cao, được thanh toán hằng ngày, ít rủi ro tín dụng
3


• Hợp đồng quyền chọn (Options): Có thể được gd ở cả 2 thị trường trên
OTC, SGD. Trên thị trường có 2 quyền chọn; quyền chọn mua (Call Option) và
quyền chọn bán ( Put Option), cho phép người sở hữu có quyền được mua hoặc
quyền được bán một khối lượng nhất định tài sản cơ sở theo giá xác định tại 1
thời điểm trong tương lai. Bên mua quyền chọn sẽ có quyền quyết định có thực
hiện giao dịch đó hay không sao, bên bán quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện giao
dịch theo quyết định của bên mua quyền chọn. Bên mua phải trả cho bên bán phí
quyền chọn.
Ví dụ: Ông A mua hợp đồng quyền chọn mua cổ phần BSC của ông B với giá
thực hiện 15.000đ/ cổ phần. Vào thời điểm đáo hạn, giả thiết giá một cổ phần của
BSC lên đến 20.000đ/ cổ phần. Ông A sẽ thực hiện quyền chọn mua, ông B buộc

phải bán cho ông A cổ phần BSC với giá 15.000đ/cổ phần. Như vậy ông B bị lỗ
5.000đ/ cổ phần, ông A lời 5000đ/ cổ phần.
• Hợp đồng hoán đổi (Swap): Là thỏa thuận giữa 2 bên về việc trao đổi các
dòng tiền tương lai vào những thời điểm đã được xác định trước trong 1 khoảng
thời gian nhất định cho đến khi hợp đồng đáo hạn, phổ biến có hợp đồng hoán
đổi lãi suất và tiền tệ.
1.2. Thị trường chứng khoán phái sinh
Để có thể mua và bán chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải gặp gỡ nhau
trên “Thị trường chứng khoán phái sinh”. Vậy thị trường chứng khoán phái sinh
là gì?
Thị trường chứng khoán phái sinh: là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông
tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch Chứng khoán phái sinh (CKPS) hoặc
để thực hiện lệnh bù trừ, thanh toán các giao dịch CKPS trước đó.

4


+ Đối với các cá nhân được tự do đầu tư vào CKPS trên thị trường CKPS và
phải chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền
+ Đối với các tổ chức: muốn tham gia vào ttckps thì phải tuân theo các điều
khoản Theo điều 8, mục 1, chương III, Nghị định số 42/ 2015/ ND-CP do pháp
luật quy định:
• CTCK được UBCKNN cấp giấy chứng nhận
• Công ty quản lí quỹ không được đầu tư CKPS từ nguồn vốn của mình
( bao gồm vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác)
• Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ngân hàng nhà
nước chấp thuận
• Doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ tài chính chấp thuận theo quy định pháp
luật về kinh doanh bảo hiểm
• Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp 100%

vốn nhà nước khi đã được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền
+ Có 2 phương thức tổ chức giao dịch CKPS cơ bản đó là:
• Thị trường giao dịch tập trung: Ở thị trường tập trung, chứng khoán phái
sinh được giao dịch tại các Sở giao dịch chứng khoán. Giao dịch phải dựn
trên nguyên tắc nhất dịnh và được thanh toán bù trừ tập trung qua Trung
tâm thanh toán bù trừ. Đảm bảo vận hành an toàn minh bạch, công bằng và
công khai giữa các bên liên quan.
• Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC): Là thị trường mà ở đó người
mua và người bán có thể trực tiếp trao đổi, mua bán hoặc thông qua một tổ
chức trung gian. Giao dịch không diễn ra tại sở hay một địa điểm tập trung
nào mà có thể dàn xếp qua điện thoại hay phương tiện thông tin khác.

5


Hai thị trường này rất khác nhau về cách thức vận hành, cơ chế hoạt động, sản
phẩm giao dịch, thành phần Tham gia cũng như mức độ quản lý của cơ quan có
thẩm quyền
+ Vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh:
• Tạo cơ chế xác lập giá
• Công cụ, phương tiện để quản lý rủi ro
• Tăng tính hiệu quả của thị trường
• Tăng hiểu quả đầu tư
+ Các thành phần thị trường chứng khoán phái sinh:
• Cơ quan quản lý nhà nước
• Sở giao dịch chứng khoán
• Thành viên giao dịch
• Trung tâm thanh toán bù từ

6



Phần 2.

KINH NGHIỆM THỊ TRƯỜNG CKPS THẾ GIỚI

2.1. Khái quát về lịch sử phái sinh thế giới
+ Thị trường CKPS có một lịch sử lâu đời với:
• Thị trường giao dịch “Hợp đồng quyền chọn’’ ôliu từ thời Hy Lạp cổ đại
• Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai từ lúa gạo thế kỉ XVI tại Osaka –
Nhật Bản
• Hợp đồng kỳ hạn hoa Tuy-lip tại Hà Lan thế kỉ XVI
+ Ngay từ những năm 1970, quyền chọn cổ phiếu được đưa vào giao dịch ở Mỹ
không lâu sau khi Sở giao dịch chứng khoán tại Mỹ được thành lập
+ Năm 1848, sở mậu dịch Chicago được thành lập và giao dịch hợp đồng kì hạn
đầu tiên đối với ngô năm 1851 nhanh chóng được mọi người biết đến
+ Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, thị trường chứng khoán phái sinh bước vào
giai đoạn phát triển mới với sự hiện diện của hợp đồng tương lai đối với tài sản
tài chính: Hợp đồng tương lai Ngoại tệ, hợp đồng tương lai đối với trái phiếu kho
bạc Mỹ
+ Năm 1998, Eurex là kết quả của sự sát nhập giữa Sở giao dịch chứng khoán
phái sinh Đức với Sở giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai tài chínhThủy
Sĩ.
+ Năm 2008: Khi khủng hoảng tài chính xuất hiện nhiều lần và đỗ vỡ với quy mô
toàn cầu các thị trường lớn đã phải tiến tới giao dịch và bù trừ, thanh toán tập
trung cho CKPS, đã dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh về việc thắt chặt quy định
và tăng cường giám sát, buộc TTCK phải đưa ra các quy định chung về ký quỹ,
và thắt chặt các quy định giao dịch, điều này đã góp phần giúp ổn định và đảm
bảo sự phát triển bền vững của TTCKPS về sau.
7



Tính đến nay, các giao dịch chứng khoán phái sinh không ngừng mở rộng phát
triển hoạt động và ngày càng hiện đại hóa, khai thác hiệu quả thành tựu khoa học
công nghệ. Chuyển từ giao dịch thủ công sang giao dịch có sự hỗ trợ của hệ
thống điện tử và từng bước hoàn thiện hoàn toàn trên máy tính điện tử.
2.2. Thị trường chứng khoán phái sinh tại Singapore
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
+ TTCK phái sinh Singapore được hình thành từ năm 1984 với việc thành lập thị
trường trao đổi tiền tệ quốc tế Singapore (Singapore International Monetary
Exchange SIMEX), sản phẩm chủ yếu là hợp đồng tương lai của chỉ số Nikkei
225.
+ Tới tháng 12/1999, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đồng
thời tiết kiệm được nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và tập trung được nguồn
nhân lực có chất lượng cao, 3 thị trường phái sinh hàng hóa (SICOM), phái sinh
chứng khoán (SIMEX) và phái sinh tiền tệ (SES) đã hợp lại thành một Sở giao
dịch chứng khoán chung là Singapore Exchange (SE). SE là một tổ chức độc lập,
đồng thời cơ quan này cũng chịu sự giám sát của cơ quan quản lý tiền tệ
Singapore. Ngay từ khi mới thành lập, các nhà quản lý thị trường đã có một
quyết định hợp lý khi cho phép TTCK phái sinh Singapore được liên thông với
thị trường Chicago (TTCK phái sinh có lịch sử lâu đời nhất và phát triển nhất
trên thế giới), nhờ đó, nhà đầu tư (NĐT) được phép giao dịch giữa 2 thị trường
mà không tốn chi phí.
+ Từ năm 2004, Singapore bắt đầu đưa thêm quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch
và tiếp tục gặt hái nhiều thành công nhờ nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo thuận
lợi cho các NĐT như: 1. Thay thế hệ thống khớp lệnh tại sản bằng hệ thống giao
8


dịch điện tử trực tuyến; 2. Miễn yêu cầu về cáo bạch; 3. Giảm bớt các tiêu chuẩn

niêm yết quyền chọn.
2.2.2. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Singapore
Sàn giao dịch phái sinh Singapore bắt đầu với những cánh cửa rộng mở cho sự
tham gia của nước ngoài. Trên thực tế, hiện nay hầu hết các công ty tương lai,
thành viên bù trừ doanh nghiệp và không phải thành viên đều thuộc sở hữu nước
ngoài. Hơn nữa, khách hàng từ bên ngoài Singapore bắt nguồn một tỷ lệ đáng kể
các giao dịch được giao dịch trên sàn giao dịch phái sinh.
Khối lượng giao dịch phái sinh tài chính ở Singapore đã tăng từ khoảng nửa triệu
hợp đồng năm 1985 lên 31 tỷ vào năm 2001 (Hình 5). Trong thập kỷ qua, sàn
giao dịch phái sinh Singapore đã xây dựng danh tiếng là một trung tâm quản lý
rủi ro khu vực thành công cho các nhà đầu tư.
Hiện nay 92% KLGD chứng khoán phái sinh chủ yếu được thực hiện qua giao
dịch trực tuyến. Dưới đây là bảng số liệu hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu trên
Singapore Exchange từ năm 2000 – 2018.

9


Hợp đồng

Stock index futures - Contracts traded
180000000
160000000
140000000
120000000
100000000
80000000

Stock index futures - Contracts
traded


60000000
40000000
20000000
0

Hình 1. Biểu đồ thể hiện khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ
phiếu của Singapo
Nguồn: World Federation of Exchange (WFE)
Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy số lượng hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu
được giao dịch có xu hướng tăng qua các năm, số lượng hợp đồng đạt mức cao
nhất là 170,522,336 hợp đồng vào năm 2018 và năm 2015 là 164,546,177 hợp
đồng. Giai đoạn từ năm 2000-2004 số lượng hợp đồng tăng lên không đáng kể
thâm chí còn giảm nhẹ vào năm 2003 xuống còn 8609973 hợp đồng. Từ năm
2004, khi Singapore bắt đầu đưa thêm quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch cộng
với các cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đã dẫn đến sự
tăng trưởng nhanh chóng khối lượng hợp đồng giao dịch từ 16428731 (năm
2004) lên 60212079 (2008) hợp đồng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2007 - 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính của Singapo nói
chung mà còn ảnh hưởng đến thị tường chứng khoán phái sinh, vì đây là thị
trường mới nổi dễ bị nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế và tài chính. Kết
10


quả là đã làm giảm sút khối lượng giao dịch trên thị trường từ 60212079 ( năm
2008) xuống còn 52140365 ( năm 2009). Và từ năm 2012-2018, Thị trường dần
phục hồi và Singapo tạo được đà tăng trưởng mạnh mẽ trong khối lượng giao
dịch nhờ vào các chính sách tạo lập nền tảng giúp TTCK phái sinh phát triển
nhanh và bền vững.
Theo báo cáo kết quả tài chính năm 2018 của Sở SGX, Doanh thu phái sinh

tăng 36,8 triệu đô la (tăng 12%) lên là 339,8 triệu đôla so với 303,1 triệu đôla của
2017 và chiếm 40% tổng doanh thu. Sự gia tăng về khối lượng giao dịch chủ yếu
là do khối lượng cao hơn trong Hợp đồng tương lai chỉ số A50 Trung Quốc
FTSE, Hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei 225, Hợp đồng tương lai của chỉ số
MSCI Singapore và các hợp đồng tương lai chỉ số 50 Nifty.

Nguồn: SGX
11


Hiện Singapo đứng thứ 8 trên thế giới về giao dịch chứng khoán hàng hóa, với
tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán phái sinh OTC từ năm 2004 đến
2006 là 46%/3 năm. Các sản phẩm phái sịnh hàng hóa ở Singapo chủ yếu giao
dịch trên thị trường OTC, thông qua công ty SGX AsiaClear, trực thuộc SGD
chứng khoán Singapo- là CTy TNHH về thanh toán, bù trừ các giao dịch chứng
khoán phái sinh OTC nhằm phòng ngừa rủi ro giao dịch.

Derivatives turnover in emerging markets in 2010

1

Daily average turnover in April, in billions of US dollars
Exchange-traded derivatives

300

200

100


KR

HK

SG

BR

BR = Brazil; CN = China; HK = Hong Kong SAR; IL = Israel; IN = India; KR = Korea; MX = Mexico; PL = Poland; RU = Russia; SG =
Singapore; TH = Thailand; TR = Turkey; TW = Chinese Taipei; ZA = South Africa.
1 OTC derivatives are adjusted for local inter-dealer double-counting (ie “net-gross” basis). OTC derivatives comprise FX derivatives and
interest rate derivatives; exchange-traded derivatives comprise FX derivatives, interest rate derivatives and equity-linked derivatives. OTC FX
derivatives comprise outright forwards, FX swaps, currency swaps, currency options and other FX products. OTC interest rate derivatives
comprise forward rate agreements, interest rate swaps, interest rate options and other interest rate products. Exchange-traded derivatives
comprise futures and options.
Source:

2010

Triennial

Central

Bank

Survey.

Gra

Nguồn: SGX

Nhìn vào bảng , ta thấy giao dịch các công cụ phái sinh OTC tập trung cao độ ở
Hồng Kông và Singapore. Hai trung tâm tài chính cùng nhau chiếm 69% tổng số
ngoại hối OTC và 59% tổng doanh thu phái sinh OTC lãi suất trong EMEs vào
tháng 4 năm 2010).
12


2.2.3. Các chính sách khi tham gia vào thị trường ckps ở singapore
Bên cạnh đó, điều kiện tham gia thị trường cũng được SE quy định cụ thể cho
từng nhóm đối tượng:
• Đối với thành viên giao dịch là cá nhân: phải là một nhà kinh doanh phái
sinh chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức, hiểu biết về chứng khoán phái
sinh, không yêu cầu vốn tối thiểu;
• Đối với thành viên thanh toán: phải có mức vốn tối thiểu 5 triệu đô la
Singapore, có giấy phép cung cấp dịch vụ thị trường vốn và đáp ứng
những chuẩn mực tài chính cao nhất. Quy định này đã thu hút nhiều NĐT
tham gia thị trường trong thời gian đầu thành lập, tạo lập nền tảng giúp
TTCK phái sinh phát triển nhanh và bền vững.
2.3. Thị trường chứng khoán phái sinh tại Hàn Quốc
2.3.1. TTCKPS Hàn Quốc được biết đến là một thị trường thành công
Ý tưởng thành lập sàn giao dịch CKPS của Hàn Quốc xuất hiện từ giữa những
năm 1980 khi CKPS bắt đầu được giao dịch tập trung trên một số thị trường ở
châu Á như Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông. Quá trình chuẩn bị cho thị
trường này kéo dài suốt 9 năm (từ năm 1988 - 1996) đánh dấu bằng việc ra mắt
sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số KOSPI 200 trên Sở
Giao dịch (SGD) Cổ phiếu Hàn Quốc (KSE - Korea Stock Exchange). Năm
1997, KSE tiếp tục giới thiệu sản phẩm thứ hai là Hợp đồng quyền chọn (HĐQC)
chỉ số KOSPI 200 và liên tiếp gặt hái được thành công. Chỉ hai năm sau khi ra
đời (năm 1999), HĐQC chỉ số KOSPI 200 đã đứng đầu thế giới về doanh số giao
dịch và tiếp tục dẫn đầu nhiều năm sau đó, đưa Sở Giao dịch Chứng khoán

(SGDCK) Hàn Quốc trở thành một trong những SGDCK thành công nhất thế
giới trong việc phát triển sản phẩm phái sinh trên chỉ số chứng khoán
13


+ Năm 1999, nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của TTPS đối với nền
kinh tế, Hàn Quốc đã thành lập SGD phái sinh KOFEX (Korea Futures
Exchange) để tổ chức giao dịch các CKPS. Theo số liệu thống kê của Liên đoàn
các SGDCK thế giới (WFE) giai đoạn 2011 - 2012, tỷ trọng giao dịch các sản
phẩm phái sinh qua SGDCK của Hàn Quốc chiếm gần 20% thị phần giao dịch
các sản phẩm phái sinh qua SGD trên thế giới. KRX hiện đang đứng thứ 15 thế
giới xét về vốn hóa thị trường.
+ Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho TTCKPS thế giới
nói chung và TTCKPS của Hàn Quốc nói riêng có những thay đổi. Sau khủng
hoảng, các nước G20 đã nhóm họp (vào tháng 9/2009) và cùng cam kết thực hiện
một số giải pháp để đối phó. Một vài năm sau khủng hoảng, TTCKPS thế giới đã
từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Giao dịch các CKPS trên thị trường tập trung
tăng trưởng rất nhanh nhờ vào việc niêm yết các sản phẩm mới tại Mỹ, châu Âu,
Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… cùng với các chính sách thúc đẩy giao dịch.
Nhưng TTCKPS của Hàn Quốc lại không tuân theo xu hướng này. Ngược dòng
với xu hướng toàn cầu, TTCKPS của Hàn Quốc dường như “thu mình” lại. Vốn
từng được biết đến là một TTCKPS tập trung lớn nhất, nhì trên thế giới xét về
doanh số giao dịch, nhưng vào cuối năm 2014, TTCKPS của Hàn Quốc đã rơi
xuống vị trí thứ 12 thế giới kể từ khi thực hiện tăng hệ số nhân đối với HĐQC chỉ
số KOSPI 200 khiến doanh số giao dịch CKPS này suy giảm mạnh mẽ.
Bảng 1. Số lượng thành viên giao dịch trên thị tường ckps
200 200 201 201 201 201 201 201
8
9
0

1
2
3
4 5
Derivative markets - Number of
trading participants
Korea Exchange

63
63

63
63

62
62

61
61

61
61

59
59

53 51
53 51

Nguồn: World Federation of Exchange

14


Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy trong giai đoạn 2008-2015 số lượng
thành viên tham gia vào thị trường phái sinh trên Korea Exchange có xu
hướng giảm từ 63 xuống còn 51. Đặc biệt, vào năm 2014 số lượng giảm mạnh
xuống còn 53 so với năm 2013 là 59, do bị ảnh hưởng của chính sách tăng hệ
số nhân đối với HĐQC chỉ số KOSPI 200, dẫn đến kéo theo việc gia tăng giá
trị hợp đồng và gia tăng mức ký quỹ giao dịch, tăng chi phí gia nhập thị
trường để hạn chế các nhà đầu tư nhỏ.
2.3.2. Những chính sách mới trên TTPS của Hàn Quốc
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm giao dịch phái sinh trên
TTCKPS của Hàn Quốc là chính sách thắt chặt quản lý của nước này nhằm tăng
cường tính toàn vẹn của thị trường và tập trung bảo vệ nhà đầu tư.
- Cơ quan quản lý Hàn Quốc đã tăng hệ số nhân của các hợp đồng quyền
chọn chỉ số KOSPI 200 (vào năm 2011)
- Hàn Quốc cũng chậm trễ trong việc yêu cầu báo cáo các giao dịch phái
sinh OTC tại trung tâm thông tin (TR- Trade Repository) và khuyến khích các
giao dịch OTC trên các sàn giao dịch điện tử…
- Đặc biệt, bất kỳ nhà đầu tư cá nhân mới nào cũng phải trải qua 30 giờ đào
tạo và 50 giờ thực hành nếu muốn giao dịch trên thị trường. Những chính sách
này của Hàn Quốc nhằm tăng cường tính toàn vẹn của thị trường và tập trung bảo
vệ nhà đầu tư
Những chính sách nhằm tăng cường bảo vệ tính toàn vẹn của thị trường và tập
trung bảo vệ nhà đầu tư đã có những phản hồi không như mong đợi. Sau sự cố
HanMag, Hàn Quốc đã ban hành các tiêu chuẩn mẫu để hạn chế các tai nạn tài
chính của các công ty đầu tư tài chính (năm 2012). Bên cạnh đó, KRX cũng đang
tập trung thực hiện các chính sách thúc đẩy giao dịch và phát triển thị trường theo
hướng ra mắt thêm các sản phẩm mới để thu hút nhiều đối tượng nhà đầu tư
15



tham gia. Gần đây nhất, tháng 7/2015, KRX đã giới thiệu và niêm yết mới HĐTL
và HĐQC trên chỉ số cổ phiếu KOSPI 200 với quy mô nhỏ (Mini KOSPI 200
Futures&Options), mở ra cơ hội kinh doanh cũng như phòng vệ rủi ro cho nhiều
đối tượng nhà đầu tư.
HỢP ĐỒNG

Stock index futures - Contracts traded
120000000
100000000
80000000
Stock index futures Contracts traded

60000000
40000000
20000000
0

Hình 2. Biểu đồ thể hiện khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số
chứng khoán của Hàn Quốc giai đoạn 2000-2018 (Bảng 3 Phụ lục)
Nguồn: World Ferderation of Exchange
Đến nay, các sản phẩm phái sinh trên TPCP tại Hàn Quốc phát triển khá đa dạng
với 4 loại sản phẩm là: HĐTL Trái phiếu kho bạc 3 năm được đưa vào giao dịch
năm 1999, HĐTL trái phiếu kho bạc 5 năm được đưa vào giao dịch năm 2003 và
HĐTL Trái phiếu kho bạc 10 năm được đưa vào giao dịch năm 2008 và HĐTL
trái phiếu ổn định tiền tệ (Monetary stabilization bond – MSB Futures). Hiện nay,
HĐTL trái phiếu kho bạc 3 năm là loại CKPS có khối lượng giao dịch nhiều nhất
và mang tính chất đặc trưng cho TTCKPS trên trái phiếu tại Hàn Quốc. Các
16



sản phẩm phái sinh trái phiếu được giao dịch tập trung trên SGD phái sinh
KOFEX thuộc SGDCK Hàn Quốc.
25000

22980

20000

15000
11760

KOSPI

10000
5000

5334.59
3028

1999

1919

1581

2050

1916


0
2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Đơn vị: Triệu hợp đồng
Hình 3. Biểu đồ thể hiện khối lượng giao dịch KOSPI Hàn Quốc qua các
năm 2011-2019
Nguồn: Stock Market Quotes and Financial News
Số lượng bán cổ phiếu thông qua các giao dịch khối trên thị trường chính của
KOSPI đã tăng lên 55,1 nghìn tỷ won (51,61 tỷ USD) vào năm ngoái, tăng 37%
so với năm trước. Số lượng bán cổ phiếu thông qua các giao dịch khối trên các
sàn giao dịch của Hàn Quốc đã tăng mạnh trong năm 2017 so với một năm trước
đó. Đặc biệt, KOSPI cho thấy sự tăng trưởng hơn 30 phần trăm. KODEX 200,
một quỹ giao dịch trao đổi (ETF) tổng hợp 200 công ty hàng đầu được niêm yết

trên thị trường KOSPI, đứng đầu danh sách khối lượng giao dịch thông qua các
giao dịch khối trên KOSPI ở mức 16,9 nghìn tỷ won (15,83 tỷ USD) năm ngoái.

17


18


2.4. Thị trường chứng khoán phái sinh tại Nhật bản:
2.4.1. Thực trạng thị trường chứng khoán phái sinh ở Nhật Bản
- Vào khoảng năm 1700 ở Nhật Bản, sự cất trữ, bán đấu giá gạo đã manh
nha đến sự hình thành và phát triển một thị trường mới phục vụ mua và bán
chứng từ giữa các thương gia.
- Đến khoảng 1730, với sự hỗ trợ của chính phủ, thị trường giao dịch lúa
gạo Dojima được thành lập với hai loại: “shomai” và “choaimai”.
Shomai là nơi gạo được trao đổi thực sự dưới dạng hàng hóa vật chất. Thương
nhân mua và bán các loại gạo khác nhau dựa trên giá giao ngay. Chứng từ nhận
gạo được cấp cho mỗi giao dịch và sẽ được giải quyết trong vòng bốn ngày.
“Choaimai” là thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đầu tiên, nơi diễn ra việc
mua bán gạo “trên sổ sách”. Để có thể tham gia vào thị trường choaimai, thương
nhân được yêu cầu thiết lập mối quan hệ với một trung tâm thanh toán. Giao dịch
được thực hiện thông qua trung tâm thanh toán, và trung tâm này sẽ đứng ra chịu
trách nhiệm thanh toán nếu thương nhân vỡ nợ trong vụ giao dịch.
- Hợp đồng tương lai của trái phiếu chính phủ Nhật Bản được giới thiệu vào
năm 1985, và hai chỉ số chứng khoán tương lai chính là Nikkei 225 và Topix đã
được giới thiệu vào năm 1988.

19



Hình 4. Biểu đồ thể hiện hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán qua các
năm từ 2014 đến 2018.
YÊN

Stock index futures - Contracts traded
400000000
350000000

340058856

300000000

294100363

250000000

279090996

200000000

Stock index futures Contracts traded

150000000
100000000
50000000
0

65535900
2014


48063416

2015

2016

2017

2018

NGUỒN: WORLD FEDERATION OF EXCHANGE
Ban đầu thị trường bị chi phối bởi các công ty chứng khoán và các tổ chức khác,
nhưng điều đó đã bắt đầu thay đổi sau khi giới thiệu hợp đồng nhỏ Nikkei 225
vào tháng 7 năm 2006. Quy mô hợp đồng nhỏ hơn đã thu hút các nhà đầu tư bán
20


lẻ và đến năm 2007, giao dịch bán lẻ đã tăng lên 10% trên tổng thể thương mại.
Nikkei 225 mini ngày nay là hợp đồng phái sinh được giao dịch nhiều nhất trên
Sàn giao dịch Osaka, chiếm gần 2/3 khối lượng trao đổi. Biểu đồ bên dưới đã mô
tả cho số liệu này:

21


2.4.2. Kinh nghiệm từ các chính sách của chính phủ Nhật Bản
TTCK phái sinh Nhật Bản với một số đặc điểm như sản phẩm mang tính phức
tạp, đối tượng tham gia chuyên nghiệp, giao dịch mang tính chất đầu cơ cao và
hám chứa nhiều rủi ro. Do vậy, TTCK phái sinh phải được theo dõi, điều chỉnh

kịp thời và phù hợp với mục tiêu ổn định thị trường và bảo vệ NĐT.
Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo quy định một số nguyên tắc ứng xử đối với thị
trường trong một số trường hợp cụ thể như:
- Khi giá của thị trường hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn nếu
vượt quá giá của chỉ số cổ phiếu cơ sở thì dừng giao dịch tạm thời 15 phút.
- Khi chỉ số TOPIX dao động ngoài khoảng cho phép thì hạn chế giao dịch
TOPIX đối với những tài khoản đồng sở hữu của các tổ chức kinh doanh chứng
khoán.
- Tham gia giao dịch mua bán TOPIX khi đó các đối tượng giao dịch phải
có báo cáo hàng ngày về việc thay đổi vị trí khi tham gia giao dịch.
Việc trao đổi từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của công nghệ. Một trong những
lý do chính cho quyết định áp dụng công nghệ OMX vào năm 2011 là để tận
dụng lợi thế của thời kỳ nghệ thuật trên thị trường phái sinh quốc tế.

22


Phần 3.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

3.1. Thực trạng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
+ Ngày 10/08/2017, thị trường chứng khoán phái sinh chính thức ra mắt và khai
trương với sản phẩm đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Điều nay tương
tự kinh nghiệm ở Thái Lan khi hợp đồng tương lai là sản phẩm được triển khai
đầu tiên và rất thành công.
Đây là sản phẩm phái sinh đầu tiên được chính thức giao dịch trên sàn giao dịch.
Nhưng thực tế trong giai đoạn 2007 - 2009, một số sản phẩm phái sinh đầu tiên
mà chủ yếu là quyền chọn cổ phiếu đã được công ty chứng khoán giao dịch trực
tiếp với khách hàng. Chứng tỏ nhu cầu thực tế về các sản phẩm phái sinh mặc dù

chỉ mới được giao dịch trên sàn phi tập trung.
+ Sau 2 năm chính thức hoạt động (10/8/2017 - 10/8/2019), thị trường chứng
khoán phái sinh (TTCKPS) đã được công chúng đầu tư đón nhận và có bước phát
triển ấn tượng. Thị trường đã thể hiện tốt vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro,
góp phần tích cực vào việc giữ chân dòng vốn trên thị trường cơ sở, đồng thời
thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Trong
khi các nước trong khu vực, mở cửa thị trường phái sinh sau khoảng 30 năm kể
từ ngày mở cửa thị trường chứng khoán cơ sở, thì tại VN, thời gian đã được rút
ngắn chỉ còn sau hơn 17 năm.

23


Hình 5. Biểu đồ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30
Nguồn: Bộ tài chính
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy TTCKPS đã có bước tăng trưởng tốt và ổn định.
Giao dịch trên thị trường diễn ra sôi động, đặc biệt tăng mạnh khi thị trường cơ
sở có biến động mạnh. Trong 2 năm qua đã có hơn 36 triệu hợp đồng tương lai
(HĐTL) chỉ số VN30 được giao dịch. Nhìn chung số lượng hợp đồng bình quân
phiên có xu hướng tăng mạnh đến cao nhất tháng 7/2018 đạt 130.000 hợp đồng
bình quân phiên và riêng 7 tháng đầu năm 2019 dao động trong 100.000 hợp
đồng/phiên. Nếu so sánh với giao dịch của sản phẩm tương tự là sản phẩm HĐTL
trên chỉ số SET50 trên thị trường phái sinh Thái Lan (vốn là thị trường phát triển
trong khu vực với 13 năm tuổi) thì mức giao dịch này tương đương khoảng 70%
so với giao dịch bình quân của HĐTL trên chỉ số SET50. Chứng tỏ số lượng hợp
đồng được giao dịch là tương đối lớn ở nước có TTCKPS còn non trẻ như ở Việt
Nam.

24



3.2. Những đánh giá về mô hình phát triển thị trường chứng khoán của 3
nước trên thế giới
Từ những số liệu và những phân tích trên thì nhóm em có thể rút ra được một số
đánh giá của mô hình chứng khoán phái sinh của 3 nước Singapore, Hàn Quốc,
Nhật Bản.
3.2.1. Singapore:
+ Lựa chọn sản phẩm chủ yếu là hợp đồng tương lai chỉ số Nikkei 225.
+ Thực hành cách chính sách thu hút , tạo sự thuận tiện cho các nhà đầu tư.
+ Quy định chặt chẽ các điều khoản khi gia nhập vào thị trường chứng khoán
phái sinh
3.2.2. Nhật Bản:
Trước năm 2002, các TTCK phái sinh ở Nhật Bản đều có hoạt động bù trừ
riêng trong từng khu vực. Tuy nhiên, trước nhu cầu bức thiết phải tập trung đầu
mối tiếp cận của các hệ thống bù trừ và thanh toán cũng như để giảm khối lượng
thanh toán thông qua cơ chế bù trừ bao quát toàn thị trường, Công ty cổ phần bù
trừ chứng khoán Nhật Bản đã được thành lập. Trong mô hình này, nếu một bên
tham gia giao dịch không thực hiện được nghĩa vụ của mình, thì tổ chức CCP
đứng ra thực hiện thay. Kết quả là giảm thiểu rủi ro về mặt tín dụng, giảm thời
gian và chi phí thanh toán, giúp cả người mua và người bán yên tâm hơn vì không
sợ mất khả năng thanh toán của đối tác giao dịch; giảm thiểu rủi ro hệ thống, nhờ
đó sự vỡ nợ của một đối tác giao dịch không lan sang các đối tác khác.
Trong những năm gần đây, hệ thống bù trừ và thanh toán chứng khoán của Nhật
Bản đã liên tục phát triển và không ngừng được cải tiến do biến đổi của môi
trường kinh doanh và bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
25


×