Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp luyện giúp học sinh lớp 2 vnen học tốt phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.35 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Theo tinh thần Nghị Quyết TW8 khóa XI Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về mục tiêu
hệ thống, nghị quyết đề ra yêu cầu: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực
hiện dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn
với xây dựng xã hội học tập; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và
hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục - đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa và bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu
quả, giáo dục - đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.
Đổi mới giáo dục là một thử thách đối với ngành giáo dục nói chung với
giáo viên tiểu học nói riêng . Chúng ta cần thay đổi quan niệm điều chỉnh các
phương pháp dạy và học cho phù hợp để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.
Thực sự thành công mục tiêu giáo dục của nội dung sách giáo khoa hiện nay.
Công việc thực sự không đơn giản chút nào. Đối với môn Tiếng việt ( phân môn
Luyện từ và câu lớp 2 ) cũng vậy là một phân môn mới đối với các em lớp 2
Trong thực tế, phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa
khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người.
Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa,
là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh khi sử dụng Tiếng Việt
thì việc Luyện từ và câu có một vai trò quan trọng nó giúp học sinh có đủ điều
kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hóa,
trong việc viết văn bản. Xuất phát từ mục đích yêu cầu của môn Tiếng Việt trong
trường tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hóa và
hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho
học sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ giáo dục cho các em tư tưởng,
tình cảm trong sáng. Có như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ đào tạo học sinh
thành những con người phát triển toàn diện.
Mặt khác, đối với giáo viên, chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và


câu là nhiệm vụ hàng đầu. Có dạy tốt thì kết quả học tập của học sinh mới được
nâng cao. Giáo viên có dạy tốt hay không được đánh giá ở chính thành tích học
tập của các em. Kết quả học tập của các em là thước đo quá trình phấn đấu rèn
luyện của chính bản thân mỗi giáo viên. Cho nên khi giảng dạy mỗi giáo viên
tiểu học phải truyền đạt hết sức mình cho các em học tập.
Là một giáo viên đã dạy lớp 2, khi dạy phân môn Luyện từ và câu tôi cũng
nhận thấy nội dung chương trình phân môn này tương đối khó đối với nhận thức
của các em. Bởi vì các em đang còn nhỏ, còn hạn chế về vốn sống ,vốn hiểu biết về
tiếng việt . Tuy nhiên để giúp học sinh học môn này có hiệu quả thì giáo viên cần
nắm vững nội dung bài dạy và phải có những phương pháp thích
1


hợp với từng bài. Ngoài ra, trong mỗi tiết dạy giáo viên còn phải biết cách tổ
chức các hoạt động học tập cho học sinh để các em được trao đổi, thảo luận,
phát biểu ý kiến, tự rút ra kến thức mới, có như vậy các em mới hiểu bài sâu hơn
và vận dụng được vốn từ đã học trong giao tiếp . Nhưng tổ chức giờ học như thế
nào để các hoạt động dạy – học trên lớp “ nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao
nhất ”Theo hướng đổi mới phương pháp dạy hiện nay. Làm thế nào để nâng cao
chất lượng phân môn ( Luyện từ và câu lớp 2 ) . Đó là điều tôi băn khoăn trăn
trở. Tôi nghĩ rằng nếu đòi hỏi tất cả các em học tốt trong ngày một, ngày hai là
điều không thể thực hiện ngay được. Chính vì những lí do trên tôi quyết định
chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 VNEN học tốt
phân môn luyện từ và câu .” nhằm nâng cao chất lượng môn học.
II. Mục đích nghiên cứu
- Là một giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 2 VNEN theo chương
trình sách hướng dẫn học VNEN tiếng việt mới. Tôi không khỏi băn khoăn suy
nghĩ về vấn đề này. Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân tôi có được biện
pháp dạy ( luyện từ và câu) cho học sinh một cách tối ưu. Làm thế nào để sự tiếp
thu kiến thức và vận dụng làm các bài tập của các em có hiệu quả.

- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Luyện từ
và câu lớp 2 VNEN, dự giờ học hỏi đồng nghiệp đồng thời điều tra khảo sát việc
dạy và học phân môn luyện từ và câu của giáo viên và học sinh lớp 2. Từ đó
thấy được những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh thông qua các
giờ dạy và các bài tập luyện từ và câu để tìm ra một số biện pháp cụ thể nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ
và câu nói riêng ở lớp 2 đạt kết quả tốt.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 2C của trường tiểu học Quang Chiểu 1 Mường Lát.
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận của công tác giáo dục và khảo sát thực tế
để tìm ra những biện pháp dạy đúng, hay nhất để giúp học sinh lớp 2 học tốt
phân môn (Luyện từ và câu ) đạt hiệu quả cao.
IV. Phương pháp nghiên cứu
+ Với mục đích và nhiệm vụ đã được xác định đề tài tập trung sử dụng một
số phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát việc học tập của các em trên lớp và ở
nhà.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh
để tìm ra nguyên nhân và nêu phương án khắc phục.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Điều tra kết quả học tập của các
em
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2


I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Ở lớp 2 chương trình mới, môn từ ngữ - ngữ pháp được kết hợp thành một
môn học mới đó là phân môn luyện từ và câu. Nó là một môn học giữ vị trí chủ
đạo trong chương trình Tiếng Việt mới của lớp 2. Ngay từ đầu của hoạt động
học tập ở trường, học sinh đã được làm quen với lí thuyết của từ và câu. Sau đó,

kiến thức được mở rộng thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu cầu ngày một
tăng trong cuộc sống của các em cũng như trong lao động, học tập và giao tiếp.
Vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ, là đơn vị trung tâm
của ngôn ngữ. Chính vì vậy, dạy luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, không
có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm được ngôn ngữ như một phương pháp
giao tiếp. Việc dạy từ và câu ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được tiếng mẹ
đẻ, tạo điều kiện học tập và phát triển toàn diện. Khả năng giáo dục nhiều mặt
của luyện từ và câu là rất to lớn. Nó có nhiều khả năng để phát triển ngôn ngữ,
tư duy lôgic và các năng lực trí tuệ như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích
tổng hợp… và các phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, cần cù. Ngoài ra, phân
môn Luyện từ và câu còn có vai trò hướng dẫn và rèn cho học sinh kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 2 có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học
sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Nội dung, chương trình
lớp 2 chỉ trình bày các kiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết chúng
thông qua các bài tập thực hành.
Nội dung Về từ vựng,bên cạnh vốn từ được cung cấp qua các bài tập đọc, ở
phân môn luyện từ và câu, học sinh được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông
qua các bài tập thực hành.
Về từ loại, theo Chương trình Tiểu học mới học sinh bước đầu được rèn
luyện cách dùng các từ chỉ sự vật ( danh từ ), hoạt động, trạng thái
( động từ ) và đặc điểm, tính chất ( tính từ )
Về câu, học sinh lần lượt làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản
Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, các bộ phận của câu ( trả lời các câu hỏi Ai? Là
gì? Làm gì?, Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?) và các dấu
câu ( dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy ).
Ngoài ra, nội dung chương trình của phân môn luyện từ và câu ở tiểu học
được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển lời nói của học sinh, giúp các em
mở rộng thêm kiến thức trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp ngày một
tốt hơn, tiến bộ hơn, đạt kết quả cao hơn.

II.Thực trạng của vấn đề:
1.Thực trạng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2 VNEN
Trong chương trình Tiểu học,phân môn Luyện từ và câu lớp 2 VNEN là
môn học mới và kho nhưng thời lượng chương trình dành cho loại phân môn
này lại ít. Vi vây ma học sinh không được củng cố và rèn luyện kĩ năng nhiều
chắc chắn không tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm khi làm bài. Qua quá
trình thực dạy lớp 2 bản thân thấy trong dạy và học phân môn luyện từ và câu
lớp 2 , giáo viên và học sinh có những tồn tại vướng mắc như sau:
3


- Do thời gian phân bố cho phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ít nên học
sinh không được củng cố rèn luyện kĩ năng làm các loại bài tập này một cách
hệ thống, sâu sắc, việc mở rộng hiểu biết và phát triển khả năng tư duy, trí
thông minh, óc sáng tạo của học sinh còn hạn chế. Trong thực tế giảng dạy mà
đặc biệt là qua những lần thao giảng ở trường bản thân tôi nhận thấy: Các hình
thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học luyện từ và câu còn đơn điệu. Một
số giáo viên tổ chức dạy theo vở bài tập từ đầu đến cuối. Tức là hướng dẫn học
sinh lần lượt làm các bài tập vở theo trình tự và hình thức như nhau. (chủ yếu là
làm việc cá nhân).
- Cũng có nhiều giáo viên đã biết thay đổi các hình thức cá nhân, nhóm,
lớp cho các bài tập trong một tiết dạy nhưng nhìn chung việc vận dụng chưa
đem lại hiệu quả cao. Đối với dạy Luyện từ và câu
nhiều giáo viên chưa tạo
cho học sinh sự chủ động , tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới của bài
học khiến giờ học trở nên nặng nề.Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân cũng
như một vài đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của giờ
học Luyện từ và câu.
+ Các em học sinh lớp 2 đa số các em còn nhỏ, vốn hiểu biết về Tiếng
Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết câu còn cụt lủn hoặc câu có

thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ
ràng. Vốn từ của học sinh còn hạn chế dẫn đến việc dùng từ còn sai nhiều. Kĩ
năng sử dụng dấu câu còn sai sót nhiều. Đa số học sinh chưa xác định được bộ
phận trả lời cho câu hỏi ở các kiểu câu.
+ Thực tế trẻ em thành phố và thị xã có khả năng học và làm bài tập phân
môn Luyện từ và câu tốt hơn trẻ em vùng nông thôn và trẻ em vùng sâu, vùng
xa. Điều đó dễ hiểu vì tầm hiểu biết, vốn sống, vốn kinh nghiệm, thực tế môi
trường giao tiếp và điều kiện thời gian của các em cũng khác nhau làm cho khả
năng tư duy và độ sáng tạo cũng khác biệt
+ Trong giao tiếp nhiều khi các em dùng từ đặt câu chưa chính xác, đôi
khi còn lủng củng vì các em còn nhỏ tuổi, tư duy phát triển chưa cao nên các em
thường nói và làm như suy nghĩ của mình mà chưa có sự lựa chọn từ, câu cho
thích hợp.
+Với những cơ sở lí luận và căn cứ vào thực trạng như đã nêu trên tôi đi
sâu
+ Vào nghiên cứu và tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục được
những khó khăn khi dạy và học phân môn luyện từ và câu, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu ở tiểu học nói chung và lớp 2
nói riêng.
2. Kết quả của thực trạng
- Xuất phát từ những thực trạng trên . Tôi tiến hành khảo sát học sinh.
* Đề bài như sau
Bài tập 1: Điền vào ngoặc đơn () dấu chấm hoặc dấu hỏi:
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết
( ) Viết xong thư, chị hỏi:
4


- Em có muốn nói thêm gì nữa không ( )
Cậu bé đáp:

Dạ có ( ) Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu
và nhiều lỗi chính tả”.
+ Đáp án bài tập 1
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết (.) Viết
xong thư, chị hỏi:
- Em có muốn nói thêm gì nữa không (?)
Cậu bé đáp:
Dạ có (.) Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu
và nhiều lỗi chính tả”.
Bài tập 2 : Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống để tạo thành một
câu hoàn chỉnh:
a/ Cháu ….. ông bà.
b/ Cha mẹ ..... con
c/ Em ….. anh chị.
Đáp án bài tập 2
a/ Cháu yêu thương, kính yêu… ông bà.
b/ Cha mẹ chăm lo con
c/ Em yêu quý, kính mến …. anh chị.
Bài tập 3: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? Gạch
hai gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì ?
Mẫu : Chi đến tìm bông cúc màu xanh.
a. Cây xòa cành ôm cậu bé.
b. Em học thuộc đoạn thơ.
c. Em làm ba bài tập toán.
Đáp án bài tập 3
a. Cây xòa cành ôm cậu bé.
b. Em học thuộc đoạn thơ.
c. Em làm ba bài tập toán.
Kết quả thu được:
Điểm 9-10

Điểm 7-8
SL
TL %
SL
TL %
*

Sĩ số

11

0

0

1

9,1

Điểm 5-6
SL
TL %
5

45,5

Điểm dưới 5
SL
TL
5


45,4

* Những tồn tại cụ thể trong bài làm của học sinh
Bài 1: Học sinh làm sai do không đọc kĩ đề bài. Do nhận thức của các
em chủ yếu là cảm tính nên sự vận dụng vào trong bài tập còn thiếu chính xác
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết (, )
5


Viết xong thư, chị hỏi:
- Em có muốn nói thêm gì nữa không (. )
Cậu bé đáp:
Dạ có (? ) Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu
và nhiều lỗi chính tả”.
Bài 2 : Học sinh sai vì một số em chọn từ ngữ chưa phù với văn
cảnh.Khả năng xác định từ của học sinh chưa tốt các em còn nhầm lẫn
a/ Cháu thương yêu ông bà.
b/ Cha mẹ kính trọng con.
c/ Em nhường nhịn anh chị.
Bài tập 3: Học sinh làm sai do gạch dưới các bộ phận câu chưa đúng.Do
nhận thức của các em chủ yếu là cảm tính nên sự vận dụng vốn sống vào trong
bài tập còn thiếu chính xác
a. Cây xòa cành ôm cậu bé.
b. Em học thuộc đoạn thơ .
c. Em làm ba bài tập toán .
III.Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trước thực trạng như vậy, tôi đã áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả
dạy học phân môn luyện từ và câu . Nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, góp
phần tăng tỉ lệ chất lượng giáo dục đối với môn “ Tiếng việt nói chung phân

môn luyện từ và câu lớp 2 nói riêng ” tôi đã thực hiện như sau:
- Khơi sự tò mò, hứng thú học bài cho các em bằng chính lời giới thiệu của
giáo viên. Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hiểu rõ được nội dung bản
chất của bài học
- Phân ra các kiểu bài tập, giúp học sinh nhận ra các kiểu bài tập, kiểu bài
lí thuyết về từ, kiểu bài mở rộng vốn từ, kiểu bài hệ thống hóa vốn từ,kiểu bài
khái niệm câu .
- Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách làm bài của từng kiểu bài tập.
- Vận dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú tạo hiệu quả cho giờ
học luyện từ và câu ở lớp 2 VNEN .
1. Biện pháp1: Khơi sự tò mò, hứng thú học bài cho các em bằng chính
lời giới thiệu của giáo viên:
Để làm được điều này thì ngay trên lớp. Khi giới thiệu bài luyện từ và câu

Tuần 1: “ Khái niệm từ và câu” Giáo viên nói: Bắt đầu lớp 2, các em sẽ làm
quen với tiết học mới có tên gọi Luyện từ và câu. Những tiết học này sẽ giúp các
em mở rộng vốn từ, biết sử dụng từ ngữ và nói, viết thành câu. Giáo viên nêu ở
lớp 1 các em đã biết thế nào là một tiếng. Giáo viên có thể hỏi : Dòng thơ sau
đây có mất tiếng? “ Mẹ của em ở trường” Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ
giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp em biết thêm thế nào là từ và câu:
Hoặc tôi có thể dựa vào các bài tập đọc để giới thiệu bài nhằm giúp các
em nhớ được tên các nhân vật trong các bài tập đọc đã học.
Ví dụ: Bài 3B: trang 36 và trang 37 ( tập 1A )“ Từ chỉ sự vật. Kiểu câu :
6


Ai là gì?”. Đây chính là bài học với chủ đề : Bạn bè. Giáo viên có thể hỏi :
Trong tuần các em đã học những bài tập đọc nào nói về bạn bè ? Sau khi học
sinh trả lời, giáo viên sẽ giới thiệu: Các em đã được học những bài tập đọc nói
về tình bạn. Các em có biết từ chỉ sự vật là từ chỉ gì không ? Và muốn biết đặt

câu theo mẫu Ai ( hoặc cái gì, con gì ) là gì ? em sẽ làm như thế nào. Hôm nay
cô sẽ cùng các em tìm hiểu về từ chỉ sự vật và kiểu câu : Ai ( hoặc cái gì, con
gì ) là gì ?
Hoặc tôi có thể dùng tranh ảnh để giới thiệu bài nhằm gây hứng thú, tạo
nhu cầu học bài ở học sinh.
Ví dụ : Khi dạy Bài 25A+Bài 25B : trang 92 và trang 98 ( tập 2A) “Từ ngữ
về sông biển. Dấu phẩy” Tôi đã sưu tầm một số tranh ảnh về các loài cá nước
ngọt và nước mặn. Sau đó giới thiệu cho học sinh biết đây là các loài cá nhưng
để biết đâu là cá nước ngọt ? Đâu là cá nước mặn ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu
qua bài học hôm nay.
- Có nhiều cách để giới thiệu bài mới, dùng hình ảnh trong sách giáo khoa,
băng hình liên quan đến bài dạy, tạo tình huống dẫn dắt vào bài. Giới thiệu mục
đích, yêu cầu của bài thông qua một phần bài tập có thể lựa chọn nội dung giới
thiệu bài cho phù hợp với mục tiêu cần đạt của bài.
- Tuy nhiên trong giờ luyện từ và câu bao giờ cũng có hai phần từ và câu
nên phần giới thiệu bài chia hai phần học
Ví dụ: Bài 6B: trang 80 ( tập 1A) giới thiệu bài qua tranh, giáo viên treo
tranh yêu cầu học sinh quan sát tranh đặt câu theo mẫu đã học Ai là gì? Học sinh
nói tự do, giáo viên chọn một vài câu có nội dung tương tự bài tập sách giáo
khoa để giới thiệu bài.
Các em đã được học mẫu câu Ai là gì? Bài học hôm nay chúng ta tập đặt câu hỏi
cho bộ phận câu được gạch chân /
Em là học sinh lớp 2. Lan
là lớp trưởng lớp em.
- Các ví dụ này sẽ là câu mẫu để giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành Ví
dụ: Bài 21B : trang 40 ( tập 2A) giới thiệu bài qua màn hình ( giáo viên
sử dụng đèn chiếu ) và một phần bài tập. Giáo viên cho học sinh xem hình các
loài chim . Giáo viên nêu câu hỏi các em hãy quan sát kỹ rồi nêu tên gọi và đặc
điểm của một số loài chim có trong hình, xếp tên các loài chim đó vào nhóm
thích hợp. Giáo viên hỏi tiếp: Ở bài tập này yêu cầu các em vừa làm như thế

nào? Học sinh trả lời xếp tên các loài chim vào nhóm thích hợp. Đây chính là
nội dung của bài học hôm nay mở rộng vốn từ về chim chóc.
Qua biện pháp trên tôi thấy tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động.
Giờ học đã diễn ra một cách sôi nổi , các em có hứng thú học bài.
Như vậy, nếu thực hiện tốt phần giới thiệu bài vào bài mới thì luôn đặt
học sinh vào tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng các em chú ý vào giờ
học ngay từ những phút đầu tiên. Tuy nhiên để luôn tạo tình huống mới thu hút
sự chú ý của học sinh thì giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ bài dạy và thay đổi
cách giới thiệu cho phù hợp với từng bài để tránh sự nhàm chán do học sinh
7


đoán trước được ý đồ của giáo viên.
2.
Biện pháp 2: Phân ra các kiểu bài trong phân môn luyện từ và
câu:
*Dạy bài lí thuyết về từ
Ở lớp 2 VNEN, có những bài dạy về lí thuyết như : Từ và câu, Từ ngữ chỉ
sự vật (Danh từ), Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái (Động từ), Từ ngữ chỉ đặc
điểm, tình cảm (Tính từ) …. Những bài học này là tổng kết những kiến thức
được rút ra từ những bài tập học sinh được làm. Khác với chương trình lớp 2
trước, chương trình lớp 2 mới học sinh được làm bài tập sau đó mới rút ra kiến
thức trọng tâm của bài.
Dạy nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh
đối tượng của hiện thực trong nhận thức được ghi lại bằng tổ hợp âm thanh xác
định. để làm tăng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần phải cung cấp những từ
mới bằng những tranh ảnh, hoạt động hay lời nói mà giáo viên đưa ra. Công việc
đầu tiên của dạy từ là phải làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ, hiểu được tầm
quan trọng của việc dạy nghĩa của từ và nó còn là nhiệm vụ sống còn trong sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ em.Muốn thực hiện được điều này người giáo viên

phải hiểu nghĩa của từ, phải biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy, phù hợp
với đối tượng học sinh. Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp giáo viên đưa
vật thật, tranh ảnh, … Giải nghĩa từ bằng trực quan chiếm vị trí quan trọng trong
giải nghĩa từ ở tiểu học vì nó góp phần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách
dễ dàng nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị khá
công phu.
Ví dụ: Bài“Từ chỉ sự vật” (Bài 3B tập 1A) giáo viên giải nghĩa cho học
sinh các từ chỉ sự vật như : bộ đội, công nhân, cây dừa, cây mía… thông qua
tranh và lời nói của giáo viên.
Ngoài ra, giáo viên còn giải nghĩa bằng ngữ cảnh, đó là đưa từ vào trong
một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Giáo viên
không cần giải thích mà nghĩa của từ tự bộc lộ trong ngữ cảnh .
Ví dụ : Bài Từ và Câu ( Bài 1A tập 1A ) Giải thích từ “nhà”,giáo viên có
thể đưa từ nhà vào trong câu: Nơi em ở là ngôi nhà sàn.
* Dạy bài mở rộng vốn từ
Đây là loại bài tập có vị trí chủ đạo, bao trùm trong nội dung luyện từ và
câu dạy mở rộng vốn từ có nghĩa là giáo viên hướng dẫn các em mở rộng vốn từ
phát triển vốn từ. Khi dạy kiểu bài này tôi sử dụng phương pháp trực quan làm
chỗ dựa cho việc tìm từ qua các bài dạy “ mở rộng vốn từ qua tranh vẽ ” giáo
viên tổ chức cho các em quan sát tranh theo nhóm sau đó thi đua giữa các tổ gọi
tên các từ đúng với nội dung tranh . Đối với dạng bài tập này giáo viên cần biết
khai thác triệt để kênh hình ở sach giáo khoa. Chúng được sắp xếp theo một hệ
thống liên tưởng nhất định giữa các từ này với từ khác có một nét gì chung
khiến ta nhớ đến từ kia nên từ được tích lũy nhanh chóng hơn. Từ mới có thể
được sử dụng trong lời nói và khi sử dụng nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh
nhanh chóng huy động lựa chọn từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
8


Với mục đích tích lũy nhanh chóng vốn từ và tạo điều kiện để sử dụng từ

một cách dễ dàng, giáo viên đưa ra những từ theo một hệ thống và đồng thời xây
dựng một bài tập hệ thống hóa vốn từ trong dạy từ ở lớp 2.
Ví dụ: Bài 23A( tập 2A trang 62): Chọn cho mỗi con vật dưới đây 1 từ
chỉ đúng hoạt động của nó nhanh ,chậm, khỏe, trung thành.
Dạng bài tập trên vừa có tác dụng giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ vừa
có tác dụng giúp các em mở rộng ,phát triển vốn từ. Đối với dạng bài tập có một
số hoạt động của người , học sinh có thể đoán ra được nhưng cũng có những
hoạt động nhìn qua học sinh không có khả năng tìm được từ chỉ hoạt động tương
ứng. Giáo viên phải có những câu hỏi gợi ý:
Ví dụ: Bài tập 5 trang 65( tập 2A): Tìm từ chỉ hoạt động tương ứng trong
tranh giáo viên có thể hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi gợi ý sau:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Bạn nhỏ đang làm gì?
+ Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào?
+ Bố bạn nhỏ đang làm gì?
+ Từ chỉ hoạt động của bố bạn nhỏ là từ nào?
Ví dụ : Bài 21B trang 40, bài 21C trang 42,46 và bài 22B trang 52,54 (tập
2A), các em học chủ đề “chim chóc” thì ở luyện từ và câu các em được học từ
ngữ về chim chóc và mở rộng vốn từ các từ ngữ về loài chim.
Khi học sinh chưa nắm chắc từ thì giáo viên cần gợi ý từ và giúp học sinh
hiểu được nghĩa của từ và nắm chắc hệ thống từ một cách thành thạo, biết dùng
từ để đặt câu. Giáo viên cần định hướng những từ nhất định, cần thu hẹp phạm
vi liên tưởng lại.
Ví dụ : Khi dạy bài “Từ ngữ về các môn học”
Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý từ đó để giúp học sinh nắm được hệ thống
của từ trong chủ đề “ Thầy cô” như :
- Trong thời khoá biểu, những môn học nào em được học nhiều nhất?
(Môn Toán và Tiếng Việt)
- Ngoài ra em còn học những môn học nào khác nữa ? (Tự nhiên – Xã
hội, đạo đức, nghệ thuật, ……)

- Trong môn Tiếng Việt em học gồm có những phân môn nào ? (Tập đọc,
chính tả, luyện từ và câu, tập viết, kể chuyện, tập làm văn)
- Trong môn nghệ thuật em thấy có những phân môn nào ?(thủ công, âm
nhạc, mĩ thuật)
- Sau đó GV dùng những tấm bìa khác màu để phân biệt các môn học. Giải
các bài tập hệ thống hóa vốn từ, học sinh sẽ xây dựng được những
nhóm từ khác nhau. Để hướng dẫn học sinh làm những bài tập này giáo viên cần
có những vốn từ cần thiết và phân biệt được các loại từ.
Ví dụ : Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống để tạo thành một câu
hoàn chỉnh:
a/ Cháu ….. ông bà.
b/ Con …… cha mẹ.
9


c/ Em ….. anh chị.
- Giáo viên phải xác định cho học sinh ở bài tập này phải điền những từ
ngữ nói về tình cảm mà các em đã được học. Sau đó học sinh có thể điền nhiều
từ có nghĩa tương tự nhau như câu a.
- Cháu ….. ông bà (học sinh có thể điền: kính yêu, kính trọng, thương
yêu….)
Khi tiến hành giải bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được nghĩa của các
từ đã cho ( với bài tập cho sẵn các từ cần điền) và xem xét kĩ đoạn văn , câu văn
có những chỗ trống ( đã được giáo viên chép sẵn lên bảng phụ ). Giáo viên cho
học sinh đọc lần lượt từng câu của đoạn văn , câu văn cho sẵn, đến những chỗ
có chỗ trống thì dừng lại, cân nhắc xem có thể điền từ nào trong các từ đã cho để
câu văn đúng nghĩa, phù hợp với đoạn văn, câu văn. Khi đọc lại thấy nghĩa của
câu văn, nghĩa của đoạn văn đều thích hợp thì bài tập đã được giải đúng.
* Dạy bài hệ thống hóa vốn từ:
- Dạng bài tập này không chỉ giúp học sinh nắm được nghĩa mà còn làm rõ

khả năng kết hợp từ. Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để hệ thống hóa vốn
từ là mở rộng vốn từ theo chủ đề. Những bài tập được sử dụng ở lớp 2 là bài tập
điền từ, bài tập đặt câu , bài tập tạo từ….
Ví dụ: Bài 2A: ( bài tập 4 trang 19 “ tìm từ ” ):
- Chỉ đồ dùng học tập. M ẫu : bút
- Chỉ hoạt động học tập của học sinh. M ẫu : đọc
- Chỉ tính nết của học sinh. M ẫu : chăm chỉ
Ví dụ: Bài 28A ( trang 3 tâp 2B) “Kể tên các loài cây mà em biết theo
nhóm”
- Cây lương thực, thực phẩm. Mẫu: lúa
- Cây ăn quả. Mẫu: cam
- Cây lấy gỗ. Mẫu: xoan
- Cây bóng mát. Mẫu : bàng
- Cây hoa. Mẫu: cúc
Các từ tìm được ở đây thuộc cùng một chủ điểm từ ngữ. Vì vậy dạng bài
tập này ngoài tác dụng giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp học
sinh hình thành , phát triển tư duy, hệ thống. Giáo viên cần dựa vào các ví dụ
mẫu trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm từ. Các từ mẫu giúp học
sinh hiểu rõ yêu cầu của bài tập , có tác dụng gợi ý định hướng cho học sinh
trong việc tìm từ.
Nhiều bài tập tìm từ ngữ cùng chủ đề không có các từ mẫu:
Ví dụ : Bài 14B. Trang 62: hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa
anh , chị, em.
Về cách dạy, với những bài tập này, nếu học sinh gặp khó khăn, giáo viên
có thể nêu từ mẫu để học sinh đựa vào đó tiến hành tìm từ.
Ví dụ : Bài 10A: bài tập 3 trang 7: Tìm những từ chỉ người trong gia đinh,
họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
Các từ cần tìm có lúc được huy động trong vốn của học sinh. Cũng có bài
10



tập chỉ yêu cầu học sinh tìm các từ có sẵn trong một văn bản.
Ví dụ : Bài 12B: trang 37 “ Từ ngữ về tình cảm”
- Dùng mũi tên () nối các tiếng sau thành những từ có hai tiếng rồi ghi
các từ tìm được vào dòng dưới.
yêu
thương
quý
mến
kính
- Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng cách : Hướng dẫn các em tạo các từ
theo từng tiếng dưới dạng sơ đồ cây. Như tiếng“ yêu” ta có các từ: yêu thương,
yêu quý, yêu mến..tương tự như vậy học sinh sẽ tạo các từ tiếp theo.
Với các dạng bài tập này giáo viên cần cho học sinh phân tích đề bài một
cách rõ ràng. Khi cần giáo viên có thể giải thích để các em nắm được yêu cầu
của bài tập. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên phải nắm chắc trình
tự giảng bài, cần có những dự tính cho những tình huống và những lỗi học sinh
mắc phải khi giải bài tập để sửa chữa kịp thời.
Ví dụ: Khi dạy bài :“Từ ngữ về loại thú”Bài 23A,trang 65.Baì 24B,
trang79.
- Sau khi dạy xong bài, phần củng cố giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm
tìm tên các con thú nguy hiểm và thú không nguy hiểm thì lúc đó có học sinh
nêu : Con rắn
- Khi đó, giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu rắn không phải là loài
thú mà là loài bò sát nên kể tên rắn vào đây là chưa đúng theo yêu cầu.
Cuối cùng giáo viên phải kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích hứng thú học
tập của học sinh. Muốn cho học sinh một mẫu sản phẩm tốt nhất thì người giáo
viên phải chuẩn bị mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài làm của học
sinh. Với những bài làm sai giáo viên không nhận xét chung mà chỉ rõ bài học
sinh sai ở đâu và chuyển từ lời giải sai sang lời giải đúng.

* Dạy bài khái niệm câu:
Quá trình hình thành khái niệm câu có thể chỉ ra theo các bước sau :
Đưa ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu hiệu
bản chất của khái niệm. Khái quát hóa dấu hiệu thiết lập quan hệ giữa các dấu
hiệu của khái niệm đưa thuật ngữ (học sinh nắm thao tác so sánh và tổng hợp).
Để chuẩn bị dạy khái niệm câu giáo viên cần đặt trong hệ thống chương trình để
thấy rõ vị trí của nó đồng thời phải nắm chắc nội dung khái niệm. Đây chính là
nội dung mà giáo viên cần đưa đến cho học sinh.
Do tính chất thực hành cũng như để phù hợp với đối tượng học sinh nhỏ
tuổi nên mỗi giáo viên khi dạy cần tự lập một bảng ghi rõ thứ tự các khái niệm
câu được dạy để thấy được cái nhìn tổng quát và chính xác.
Như vậy, để thực hiện giảng dạy phần khái niệm câu trong một bài, giáo
viên cần linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp như : trực quan, hỏi đáp, để
phân tích, so sánh và giảng giải để rút ra kiến thức của bài học .
Mục đích cuối cùng của việc dạy khái niệm câu trong nhà trường là sử
11


dụng chúng một cách có ý thức để thực hiện chính xác tư tưởng, tình cảm trong
hình thức nói và viết. Vì vậy, thực hành câu nhất thiết phải được dạy một cách
có định hướng, có kế hoạch thông qua hệ thống bài tập câu.
Các bài tập nhận diện , phân tích trong quá trình hướng dẫn học sinh làm
bài tập giáo viên cần đặt ra những câu hỏi thích hợp đối với mỗi thành phần học
sinh nhận diện ra chúng. Những bài tập xây dựng tổng hợp chủ yếu nằm ở cấp
độ câu, nó được xây dựng thành nhóm :
Nhóm các bài tập theo mẫu gồm :
Bài tập viết theo mẫu làm rõ ý nghĩa của câu.
Trả lời câu theo mẫu có sẵn.
Nhóm các bài tập này, giáo viên đưa ra các ví dụ và làm mẫu. ở đây ví dụ
phải là mẫu đích thực và câu hỏi cần dần dần tăng độ khó.

Ví dụ : Khi dạy câu kiểu : Ai / là gì ? Trước khi vào bài dạy giáo viên cần
phân tích mẫu, cho học sinh lấy ví dụ theo câu kiểu Ai / là gì ? Sau đó mới đi
vào thực hành nói và viết theo câu kiểu Ai / là gì ?
Câu kiểu Ai/ là gì ? tức là giới thiệu về người, vật …nào đó.
Ví dụ :
Lan/ là học sinh lớp 2A (Ai / là gì ?)
Ai
là gì
Điện thoại/ là phương tiện thông tin nhanh nhất. (Cái gì / là gì ?)
Cái gì
là gì
Cò và Vạc/ là đôi bạn thân (Con gì / là gì ?)
Con gì
là gì
Sau đó giáo viên cho học sinh thực hành với bài tập sau :
Bài tập 1 : Đặt câu theo mẫu dưới đây rồi ghi vào chỗ trống
Ai (hoặc cái gì, con gì)
là gì ?
Mẫu : Bạn Vân Anh
là học sinh lớp 2A
……………………………………………… ……………………………………………
……………………………………………… ……………………………………………
Bài tập 2 : Ghi từ ngữ thíh hợp vào chỗ trống để tạo thành câu:
Ai (hoặc cái gì, con gì)
Em

là gì ?
……………………………………………

………………………………………………


Là đồ dùng học tập thân thiết của em.

Các nhóm bài tập sáng tạo gồm các dạng bài như : Bài tập biến dạng các
kiểu câu, bài tập xác định dấu câu và tự viết hoa, bài tập xây dựng theo cấu trúc
đã cho, bài tập cho trước đề bài yêu cầu đặt câu, bài tập dựa vào tranh để đặt
câu, cho từ yêu cầu đặt câu… Với nhóm bài tập này giáo viên cần đưa tranh để
12


phân tích chủ đềvà làm mẫu… Hướng dẫn học sinh làm bài và bổ sung thêm để
có những câu văn hay đủ độ lớn, có cấu trúc câu đầy đủ và có sức biếu hiện
đồng thời dùng phương pháp trò chơi để kích thích sáng tạo, thi đua học tập của
học sinh.
Giáo viên cần phải có nôi dung rõ ràng về số lượng bài tập nhiều tiết
không thể sử dụng hết bài tập trong sách học sinh mà phải lựa chọn hoặc làm
phiếu bài tập để giảm bớt thời gian làm bài tập, tích cực hóa hoạt động của học
sinh.
Khâu tổ chức làm bài tập giáo viên phải nắm được trình tự làm bài tập và
dự tính được những câu trả lời của học sinh và những sai phạm mà các em có
thể mắc phải để chuẩn bị sẵn phương án sửa chữa khi học sinh không giải được
bài tập thì giáo viên phải cắt nhỏ từng bước để sửa sai cho học sinh.
Phải dành thời gian đúng mức cho khâu kiểm tra, đánh giá. Có thể cho
học sinh kiểm tra lẫn nhau, đánh giá những câu có mẫu lời giải đúng để học sinh
tự đối chiếu, đánh giá bài làm của mình.
Tóm lại để giải được các kiểu bài tập này,giáo viên cần có vốn từ cần thiết
và biết phân loại các từ. Các bài tập hệ thống hóa vốn từ vừa sức với học sinh
tiểu học, được các em thực hiện một cách tự nhiên và có hứng thú.
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Dựa vào các loại bài tập cụ thể, GV tổ chức cho HS làm bài trên bảng lớp,

bảng con, trong vở nháp hoặc vở bài tập Tiếng Việt bằng các biện pháp sau:
+ Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, bằng lời giải
thích).
+ Giúp HS chữa một phần của bài tập để làm mẫu (một học sinh chữa mẫu
trên bảng lớp hoặc cả lớp làm bài vào vở hay bảng con).
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài vào bảng con hoặc vào vở, giáo
viên theo dõi uốn nắn.
+ Giáo viên tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những
điểm ghi nhớ về nội dung bài học
- Các bài tập cần phải phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên cần linh
hoạt sử dụng các bài tập thiết thực có tác dụng trực tiếp đối với học sinh.
Ví dụ: Bài 3B, baì 3 trang 37 “ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in
đậm”. a, Em là học sinh lớp 2.
b, Lan là học sinh giỏi nhất lớp.
c, Môn học em yêu thích là tiếng việt.
Đây là bài tập yêu câu học sinh nhận diện bộ phận chính thứ nhất của câu
có mô hình Ai – là – gì?. Bộ phận này đã được in đậm
- Cách nhận diện bộ phận này là đặt câu hỏi ( cho bộ phận in đậm ).
- Sau khi đã đặt câu hỏi, học sinh cần kiểm tra lại xem mình đặt câu hỏi đã
đúng chưa bằng cách trả lời câu hỏi em đã đặt. Nếu câu trả lời khớp với với bộ
phận in đậm thì em đã đúng. Nếu câu trả lời sai lệch với bộ phận in đậm thì em
giải sai. Kiến thức cần phải khắc sâu qua bài tập này là: Bộ phận thứ nhất trong
câu có mô hình Ai ( cái gì)- là gì? Thường trả lời cho câu hỏi Ai hoặc cá gì?
13


Ví dụ: Bài 13A, bai tập 4, trang 46.
Sắp xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu:

Anh

Chị
Em
Chị em
Anh em

thương yêu
chăm sóc
nhường nhịn
giúp đỡ

anh
chị
em
nhau

Ai
Làm gì?
M: Chị em
Nhường nhịn nhau
- Bài tập này yêu cầu học sinh tạo câu dựa trên những từ ngữ cho trước và
theo mẫu có mô hình Ai- làm gì?
- cách đặt câu : từ ở nhóm 1 là những từ làm nên bộ phận câu trat lời cho
câu hỏi Ai?. Các nhóm ở nhóm 2 và ở nhóm 3 làm nên bộ phân cau trả lời cho
câu hỏi làm gì? Xem xét từng từ ở nhóm 1 có thể ghép với từ nào ở nhóm 2 và
nhóm 3 cho hợp nghĩa riêng từ nhau ở nhón 3 đòi hỏi từ ở nhóm 1 trả lời cho
câu hỏi Ai? Phải là từ chỉ nhiều người. do đó trường hợp có từ nhau ở nhóm 3
thì từ ở nhóm 1phair là chị em hoặc anh em.
Sau khi đã đặt câu, học sinh cần kiểm tra lại xem mình đặt câu đã đúng chưa
băng cách đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu em đã đặt ( câu hỏi: Ai?, làm gì? ).
Nếu câu trả lời khớp với các bộ phận câu em đặt thì em đã giải đúng.. Nếu câu

trả lời sai lệch với bộ phận câu em đặt thì em đaz giải sai. Kiến thức cần phải
khắc sâu qua bài tập này ;l à câu có mô hình Ai ( cài gì) – là gì?
Ví dụ : Khi dạy các tiết hướng dẫn thực hành Tiếng Việt vào buổi chiều,
với bài “Ôn các từ ngữ về loài chim” tôi đã đưa ra các câu hỏi về loài chim. Sau
đó yêu cầu học sinh giải thích và nêu đặc điểm của các loài chim đó. Như :
Câu đố thứ nhất :
Con gì nho nhỏ
Cái mỏ xinh xinh
Chăm nhặt, chăm tìm
Bắt sâu cho lá
( Con chim sâu)
Câu đố thứ hai :
Mỏ dài lông biếc
Trên cành lặng yên
Bỗng vút như tên
Lao mình bắt cá
Là con chim gì ?
( Chim bói cá )
Sau khi học sinh đã giải xong câu đố về các loài chim, giáo viên hỏi : Dựa
vào các câu đố ở trên em hãy nêu đặc điểm của con chim sâu, chim bói cá, chim
gõ kiến, chim cu gáy ?
Ví dụ: Bài tập. Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1: thương yêu,
biết ơn
14


Đây là những bài tập yêu cầu học sinh tự đặt câu với một từ hoặc một số
từ cho trước . Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa của từ, cách thức
kết hợp từ với nhau.
Để làm những bài tập này, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh

hiểu nghĩa của những từ đã cho, xét xem từ đó đã được dùng như thế nào trong
hoạt động nói năng hằng ngày . Sau đó học sinh phải đặt được câu với những từ
này.câu phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp. Để đặt được những câu khác nhau,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi hoặc giáo viên nêu câu hỏi để
các em trả lời thành câu.
Ví dụ: “ Ngày khai giảng đông vui như thế nào?”:“ Trường em khai giảng
vào ngày nào?” :“ Cái gì vàng tươi?”:“ Cái gi xanh ngắt? ”
Lưu y : Viêc giao viên hương dân HS cach làm cho cac bai tập la vô cùng
quan trọng. Không chỉ dạy học sinh nắm được cách làm mà còn giúp học sinh
tích cực tìm tòi khám phá , giúp học sinh có vốn kiến thức, vốn hiểu biết mà
mục đích quan trọng nhất là dạy học sinh cách học. Cho nên cần phải xác định
giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn, giáo viên chỉ định hướng, gợi mở cho
học sinh chứ giáo viên tuyệt đối không được làm thay học sinh.
4. Biện pháp 4: Áp dụng trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học
sinh hứng thú tham gia. Trò chơi học tập môn tiếng việt nói chung phân môn
luyện từ và câu nói riêng nhằm tạo điều kiện cho học sinh thực hành rèn luyện
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đòi hỏi người giáo viên phải biết cách khai thác
từ ngữ qua vốn sống của trẻ ,mà còn nhằm xây dựng hệ thống kiến thức .
Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương
pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận
nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi...để học sinh được thực sự tham gia xử
lí các tình huống có vấn đề lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, .
Một trong những hoạt động tạo được hứng thú học tập cho học sinh rất
hiệu quả học sinh học mà chơi , chơi mà học. Nâng cao chất lượng giờ dạy, đó là
hoạt động trò chơi của học sinh trong học tập. Trò chơi cho học sinh phải phù
hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp. Tôi đưa
ra một số trò chơi như sau:
Ví dụ 1: Trò chơi Tìm nhanh từ cùng chủ đề
A. Mục đích:

- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng và so sánh
- Rèn tác phong nhanh nhẹn,luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ hoặc giấy nháp
C. Cách tiến hành:
- Trò chơi có từ 2 – 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3 – 4 học sinh tham gia
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề:
( Ví dụ: Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập :
(vật nuôi là những con vật nuôi trong nhà...) Giáo viên ( người đẫn trò ) nêu yêu
15


cầu:
( + Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập hoặc những từ nói về tình
cảm gia đình...)
+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ ( đã chia theo số lượng
nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2 – 3 phút.
+ Mỗi từ viết đúng được tính 1 bông hoa: mỗi từ viết sai bị trừ 1 bông hoa
nhóm nào có số bông hoa nhiều nhất sẽ đứng ở vị trí thứ nhất, các nhóm khác
dựa theo số hoa để xếp vào vị trí nhì, ba, tư...
Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa Tiếng việt 2 VEN:
+ Kể tên các môn em đã học ở lớp 2 Bài 2B, trang 23.
+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ : Bài 11B trang 22,
23.
+ Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật Bài 16A, trang 87.
+ Viết tên các con vật trong tranh ( Bài 17 B, trang 105 và 107 )
- Trong sách giáo khoa Tiếng việt 2VNEN.
+ Nói tên các loài chim trong tranh ( Bài 21B, trang 37, Bài 21 trang 44 và
Bài 22B trang 52).

+ Tìm các từ ngữ có tiếng “ biển ” ( Bài 25 A trang 88 )
+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước ( Bài 26A,B trang 104,108 )
+ Kể tên các loài cây ( Bài 28A, trang 3,6,7 )
+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp Bài 33B, trang 75 và Bài 34A trang
83 .
Ví dụ 2: Trò chơi Tìm nhanh từ có phụ âm đầu giống nhau
A. Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách tạo từ ( 1 tiếng ) có phụ âm đầu cho trước.
- Rèn kỹ năng huy động vốn từ nhanh, viết nhanh.
B. Chuẩn bị:
- Phấn , bảng hoặc giấy bút.
- Băng dính để dính các tờ giấy đã ghi từ lên bảng lớp.
C. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu:Thi tìm nhanh các từ 1tiếng có phụ âm đầu cho
trước
- Cá nhân ( từ 2 – 4 người ) hoặc nhóm ( từ 2 – 4 nhóm ) tham gia chơi.
- Dựa vào phụ âm đầu đã cho ở đề bài, trong khoảng thời gian quy định ( 3
hoặc 5 phút ): mỗi người ( nhóm ) cố gắng tìm thật nhiều từ ghi vào mảnh giấy (
hoặc phần bảng ) đã ghi sẵn tên mình ( hoặc nhóm mình ). Hết thời gian quy
định, cô giáo đánh giá kết quả. Học sinh ( hoặc nhóm ) nào tìm được nhiều từ
nhất sẽ thắng cuộc.
* Chú ý: Giáo viên có thể cho học sinh tự ghi các từ theo sự liên tưởng,
không theo các bước lựa chọn thứ tự kết hợp với vần
Ví dụ: Với phụ âm đầu b, học sinh có thể đưa ra: Bà, bố, bi, bánh, bạn,
biết, bò, bút...: với phụ âm đầu c, học sinh có thể đưa ra: Cá , cơm, có, cò, cỏ,
16


cờ, cấm, canh, cột...
Cũng có thể tiến hành tìm các từ theo các bước sau:

- Ghép phụ âm đầu đã cho với 1 nguyên âm: a, o, ô, ơ, e,ê....rồi thay đổi lần
lượt các thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Xét trong các tiếng đã ghép được,
tiếng nào có nghĩa thì ghi lại:
Ví du: b – ba, bà, bá, bả, bạ, bo, bò, bó, bỏ, bõ,bọ...
- Ghép phụ âm đầu đã cho với vần có 2 bộ phận ( âm chính và âm cuối, âm
đệm, âm chính ) đến vần có 3 bộ phận ( âm đệm, âm chính, âm cuối ) rồi thay
đổi lần lượt các thanh và chọn ra các tiếng có nghĩa.
Ví dụ: ban, bàn, bán, bản, bạn,bần, bấn,bẩn, bận....
+ Có thể kết hợp tìm từ đơn cũng có phụ âm đầu với từ theo chủ đề hoặc
kết hợp với tìm từ theo từ loại ( Chỉ sự vật, chỉ hành động, chỉ tính chất )
Ví dụ: Tìm từ chỉ đồ dùng trong nhà có phụ âm đầu ch (chén,chõng,
chăn,chiếu, chum, chai...)
- Tìm từ chỉ gia đình họ hàng có phụ âm đầu ch ( ch, chú, cháu, chắt ... )
- Tìm từ chỉ người, vật có phụ âm đầu c ( cô, cơm, cá, cò, cỏ...)
- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu đ ( đi, đứng, đo, đếm, đong... )
- Tìm từ chỉ hoạt động có phụ âm đầu b ( bám, bò,bán, bắn, bàn, băm...)
Ví dụ 3 : Trò chơi ghép nhanh tên sự vật.
A. Mục đích:
- Ghép nhanh được từ với đồ vật hoặc hình vẽ tương ứng.
- Có biểu tượng cụ thể về nghĩa của từ.
B. Chuẩn bị:
- 2 bộ đồ dùng để chơi, mỗi bộ gồm một số đồ vật thật hoặc tranh ảnh đại
diện cho nghĩa của từ được nêu trong sách giáo khoa, các thẻ từ ghi tên các đồ
vật ( tranh minh họa )
Ví dụ: Tranh bài tập 1 ( tuần 3 trang 26), bài tập 2 ( tuần 7 trang 59 ), bài
tập 3 ( tuần 16 trang 34). Trong sách giáo khoa tiếng việt 2 tập 2 ( tuần 22
trang 35)...Một số mảnh bìa từng từ tương ứng với từng đồ vật hoặc tranh ảnh
để dán hoặc gài.
- Giáo viên cử một trọng tài để đánh giá kết quả.
C. Cách tiến hành:

- Chơi theo từng cặp 2 học sinh hoặc 2 nhóm học sinh ( mỗi nhóm 2 – 4 ).
- Các đồ vật hoặc tranh ảnh đã được sắp xếp treo thành hai nhóm. Mỗi học
sinh ( mỗi nhóm ) tham gia trò chơi được phát một bộ thẻ ghi tên các đồ vật
( tranh ảnh ) . Học sinh của nhóm nào dán hoặc gài đúng và nhanh nhất tên các
đồ vặt hoặc tranh thích hợp thì thắng cuộc
* Chú ý: Trò chơi có thể vận dụng vào các bài:
Ví dụ: Dán nhãn hoặc gài tên cho đồ dùng học tập đồ dùng trong nhà ( Bài
11A,trang 18,19. Các con vật nuôi ( Bài 16A, trang 87) .Các loài thú (Bài 24A
trang 65 ). Các loài cá ( Bà 24B trang 79).Các loài cây ( Bài 28A, trang3,6,7).
Những người có nghề nghiệp khác nhau( Bài 33B trang 75 và Bài 34A trang
83,8 ).
17


Tóm lại: Qua áp dụng trò chơi trong tiết dạy, tôi thấy tất cả học sinh học
sinh đều được hoạt động và được đông đảo học sinh hưởng ứng tham gia.
Với những biện pháp nêu trên tôi nhận thấy vận dụng các trò chơi học tập
để hình thành kiến thức trọng tâm của bài học là một yêu cầu cần thiết và các em
được tiếp thu bài một cách thật nhẹ nhàng và thoải mái.Nó không chỉ giúp cho
mỗi giáo viên có được những kĩ năng sư phạm mà còn khẳng định sự hiểu biết
cũng như vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới căn bản
và toàn diện nền giáo dục nước nhà.Đúng như câu Bác Hồ nói: “Học mà chơi,
chơi mà học”
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua quá trình vừa nghiên cứu vừa áp dụng một số biện pháp vào thực tế
giảng dạy phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 2. Tôi đã thu được kết quả
khả quan. Học sinh học tập rất tích cực, hứng thú, chủ động trong việc lĩnh hội
tri thức, không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em được tự mình hình thành
những kỹ năng về vốn từ và kiến thức về phân môn luyện từ và câu. Từ đó các
em cảm thấy thú vị và thích thú. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức điều

khiển các hoạt động định hướng, gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức
mới
Trong thời gian công tác tại trường Tiểu học Định Hưng tôi đã điều tra
nghiên cứu và thử áp dụng thực tế đã được các động nghiệp trong trường đồng
tình ủng hộ. Với đề khảo sát cho thấy học sinh đạt kết quả cao hơn, cụ thể được
biểu hiện ở bảng kết quả sau:
Bảng điểm khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến
Sĩ số

11

Điểm 9-10
SL
TL %
1

9,1

Điểm 7-8
SL
TL %
5

45,5

Điểm 5-6
SL
TL %
5


45,4

Điểm dưới 5
SL
TL
0

0

Từ kết quả trên và qua theo dõi trong quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận
thấy biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn luyện từ và câu của tôi, đã
bước đầu thu được kết quả tốt.
Học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề, tiếp thu bài
tốt, chất lượng học tập đồng đều hơn. Học sinh ít mắc sai lầm trong quá trình
làm bài.Học sinh không còn lúng túng trong bước tìm cách giải cho mỗi bài tập
luyện từ và câu. Học sinh học các bài tập luyện từ và câu đều hứng thú hơn,
không còn ngại.Tỉ lệ điểm chín, mười được nâng lên, không còn điểm ba, bốn.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận :
18


Phân môn luyện từ và câu có một vị trí rất quan trọng cho việc phát triển
văn hóa của đất nước.Thực tế cho thấy trong phân môn luyện từ và câu thì kĩ
năng dùng từ để đặt câu là rất cơ bản và trọng tâm của môn Tiếng Việt. Muốn
làm bài tập luyện từ và câu đúng và không sai yêu cầu học sinh phải nắm chắc lí
thuyết và các quy tắc, định nghĩa, kĩ năng làm bài tập.
Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy phân môn luyện từ và câu
ở lớp 2VNEN, tôi thấy để tiết dạy có kết quả tốt cần thực hiện tốt các giải pháp :
+ Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, trau dồi kiến thức phân

môn luyện từ và câu với các đồng nghiệp.
+ Tổ chức học tập bằng nhiều hình thức: học cá nhân, học nhóm, hái hoa
dân chủ . Giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của học sinh
+ Sử dụng đồ dùng trực quan, làm tranh minh họa , tổ chức trò chơi để tạo
hứng thú học tập cho học sinh và nhớ nhanh nội dung bài học.
+ Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm được những từ có
nghĩa để đặt câu.
+ Cần quán triệt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, coi học sinh
làm chủ thể của hoạt động nhận thức, biến các em thành người chủ động trong
quá trình học tập, lĩnh hội tri thức. Các em phải hoàn toàn tự mình tham gia mọi
hoạt động nhận thức và giao tiếp.
II. Kiến nghị:
* Đối với nhà trường: Bổ sung các loại tài liệu và các loại sách tham khảo
cho giáo viên để phục vụ trong quá trình giảng dạy đạt hiệu quả.
* Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học, thảo luận sâu sắc cách viết sáng kiến kinh nghiệm.
Trên đây là những giải pháp của tôi đã được đúc rút trong quá trình trực
tiếp giảng dạy. Thực tế đã góp phần nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng
dạy môn tiếng việt ,phân môn ( Luyện từ và câu lớp 2 VNEN) ở trường Tiểu
học Quang Chiểu I. Trong khi viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học và đồng nghiệp
đóng góp, bổ sung để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
viết không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN


Vũ Thị Tiến

19


MỤC LỤC
A.MỞĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
II.Thực trạng
1. Thực trạng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2
2. Kết quả của thực trạng
III. Các biện pháp thực hiện trong giảng dạy phân môn luyện từ và câu
Biện pháp1: Khơi sự tò mò, hứng thú học bài cho các em bằng chính

Trang
1
2
2
2
3
3
3
3
4

6
6

lời giới thiệu của mình

Biện pháp2: Phân ra các kiểu bài trong phân môn luyện từ và câu

7

Biện pháp3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Biện pháp4: Áp dụng trò chơi học tập

13
15
17

V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân,đồng nghiệp và nhà Trường
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận

19
19
20


II. Kiến nghị

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO; PHỤ LỤC
STT

Tên tác giả

Tên tác phẩm

NXB

Năm
xuất
bản

Phạm Quốc Tuấn Nguyễn Thị Ngọc Bảo
1

Hướng dẫn học
tiếng việt lớp 2 NXB Giáo dục
tập 1A, 1B.

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Việt Nam.

Hướng dẫn học
tiếng việt lớp

2013
2012


2

tập2A, 2B.

Nguyễn Minh Thuyết
2

N

Sách giáo viên NXB Giáo dục
Tiếng Việt lớp 2
Việt Nam.
(Tập

1,Tập

2003

2)

hiện hành.
Phạm Thị Hồng Hoa
3
4

Trần Đức Niềm, Lê Thị
Nguyên, Ngô Lê Hương
Giang.

Học tốt

Tiếng NXB Giáo dục
Việt 2 (Tập
1, Việt Nam.
Tập 2)
Phương pháp
luyện từ và câu
Tiểu học (Lớp 2)

NXB Giáo dục
Đà Nẵng

2009

2003

21


5

Lê Phương Nga

- Phương pháp
dạy tiếng việt ở
tiểu họcDạy học lấy học
sinh làm trung
tâm

NXB Giáo dục 2003
Việt Nam


MỤC LỤC
A.MỞĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
II.Thực trạng
1. Thực trạng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2
2. Kết quả của thực trạng
III. Một số biện pháp trong giảng dạy phân môn luyện từ và câu
IV.Các biện pháp thực hiện
Biện pháp1: Khơi sự tò mò, hứng thú học bài cho các em bằng chính
lời giới thiệu của mình
Biện pháp2: Phân ra các kiểu bài trong phân môn luyện từ và câu
Biện pháp3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Biện pháp4: Áp dụng trò chơi học tập
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân,đồng nghiệp và nhà Trường
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị

Trang
1
3
3
3

3
3
4
4
5
7
7
7
8
13
15
17
18
18
19

22



×