Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 24 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác tích
cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là
hành vi thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh
được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường học trên lớp và con đường
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông hiện
nay học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học, mà còn được tham gia vào
các hoạt động tập thể. Hoạt động học tập và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là
hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ
quá trình phát triển chung của trẻ. Tổ chức hiệu quả nhiệm vụ học tập – dạy học và
kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cần và đủ để nhà trường
tiểu học hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục của mình trong giai đoạn công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Như vậy giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà
trường phổ thông. Hoạt động này có ý nghĩa bổ trợ cho giáo dục nội khoá, góp
phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo
của học sinh. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động
xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các
em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các
hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa
dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định,
gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu
cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.
Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động ý thức.
Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí...con người
tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế hoạt động ngoài giờ lên lớp
có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tường, tình cảm, năng lực, nâng cao thể
lực, thể chất và tinh thần của học sinh. Do vậy cần phải kết hợp việc học tập trên
lớp với việc rèn kỹ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất
của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh giải quyết mối quan


hệ giữa học và chơi – chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học sinh
tiểu học.
Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến nội dung
các môn học, các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động,
giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục
môi trường,... được thể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao,
tham quan, lao động, tạo hứng thú khoa học, vui chơi giải trí, ...
Mặt khác hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL) là điều kiện và phương tiện để
huy động sức mạnh của cộng đồng nhằm tham gia vào sự nghiệp giáo dục.
1


Hoạt động giáo dục NGLL còn trực tiếp rèn luyện phẩm chất nhân cách, tính
cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp sau này của mỗi học sinh, hình thành
các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, con
người với môi trường sống. Hoạt động giáo dục NGLL giúp cho học sinh hoà nhập
vào cuộc sống cộng đồng sớm hơn. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia xây
dựng trường tốt hơn.
Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục NGLL trong
trường tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối với các giáo viên nói chung và đặc
biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ trách Chi đội, phụ trách sao
nhi đồng và Tổng phụ trách Đội nói riêng. Hoạt động giáo dục NGLL phải phù hợp
với lứa tuổi, tránh nhàm chán. Phải tạo được một sân chơi mà ở đó học sinh vừa
được chơi, vừa được thể hiện khả năng và vừa nhằm mục đích hình thành nhân
cách. Song thực tế hiện nay, hoạt động giáo dục NGLL vẫn chưa được chú trọng.
Một phần do giáo viên hoặc phụ huynh học sinh đề cao học các môn văn hóa mà
coi nhẹ việc tổ chức các hoạt động noài giờ lên lớp; một phần do tư tưởng ngại khó
trong việc thiết kế, tổ chức trò chơi hoặc hoạt động này mất nhiều thời gian, kinh
phí. Tất cả những lí do trên gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức hoạt động
giáo dục NGLL. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã nghiên cứu và tìm ra “ Một số

biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu
học Tuy Lộc” nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở trường Tiểu học Tuy lộc cũng như củng cố và nâng cao kinh nghiệm chỉ đạo hoạt
động giáo dục NGLL trong những năm học tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra các hình thức tổ chức và phương pháp chỉ đạo hoạt động giaso dục
NGLL ở trường tiểu học. Thông qua các hoạt động giáo dục NGLL nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách cho học sinh.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp trong quản lý giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chương trình của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường tiểu học.
- Các phương pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu học
Tuy Lộc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm
- Phân tích, tổng hợp

2


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Hoạt động giáo dục NGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức theo
các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tuần (Chương trình giáo dục
cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05
tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với quan niệm này thì

hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động tự chọn và hoạt động tập thể (sinh hoạt toàn
trường dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM, sinh hoạt Sao Nhi đồng)
là những hoạt động giáo dục độc lập với nhau trong nhà trường.
Như chúng ta đã biết, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ
lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển
năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu sao cho phù hợp đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi HS tiểu học.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động
vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ
môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với
hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, góp phần quan trọng
vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện học sinh .
“Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là :
- Củng cố, khắc sâu và phát triển ở học sinh tiểu học những kiến thức về tự
nhiên , xã hội và con người đã được học qua các môn học trên lớp.
- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết
phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các
hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức,...) Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành,
trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, bước đầu hình thành cho học sinh
các phẩm chất quan trọng như: tinh thần đồng đội, tính mạnh dạn, tự tin, lòng tự
trọng, tính tự lập, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia
sẻ, trung thực, kỉ luật, yêu lao động ...và phát triển ở học sinh các năng lực cần
thiết, phù hợp với lứa tuổi các em .
- Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong
việc tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ
thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối
với công việc chung. Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho các em năng lực hoạt

động thực tiễn, năng lực hoạt động xã hội, năng lực thích ứng, năng lục hòa nhập...
- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh” [1]
Mỗi loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều hình thức
hoạt động khác nhau. Các loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng với
3


các hình thức hoạt động của chúng được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động theo
chủ điểm (cùng với ngày cao điểm trong tháng), tiết sinh hoạt cuối tuần và tiết sinh
hoạt dưới cờ đầu tuần. Ngoài các con đường nói trên, hoạt động đa dạng, phong
phú đầy hấp dẫn của Đội TNTP và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh thực sự là một con
đường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả giáo dục cao.
Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần là một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có
tính chất tổng hợp nhằm giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Nội dung sinh
hoạt của dưới cờ thường gắn với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng,
ngoài ra có thể có các nội dung và hình thức khác như phát động thi đua; hoạt động
văn hoá văn nghệ; sơ kết thi đua; hoạt động giao lưu liên kết hoặc nghe nói chuyện
theo chuyên đề văn hoá, xã hội.
Mỗi chủ điểm giáo dục có một ngày hoạt động cao điểm. Đây là dịp để học
sinh thể hiện các kết quả hoạt động của chủ điểm. Ngày hoạt động cao điểm tạo cơ
hội cho các em mở rộng giao tiếp trong và ngoài nhà trường, trên cơ sở đó rèn
luyện cho các em các kỹ năng cơ bản .
Chương trình hoạt động giáo dục NGLL gồm 2 phần: phần bắt buộc và phần tự
chọn. Chương trình bắt buộc yêu cầu mọi học sinh tham gia và được coi là nội
dung đánh giá quá trình rèn luyện của mỗi học sinh và tiêu chuẩn của cả tập thể
lớp, chương trình này được thực hiện trong suốt 12 tháng nhằm khép kín không
gian, thời gian rèn luyện của học sinh, tạo ra quá trình chăm sóc giáo dục liên tục,
có hệ thống của toàn xã hội. Phần tự chọn là những hoạt động không bắt buộc, tùy
theo điều kiện của từng lớp và khả năng của từng học sinh để lựa chọn nội
dung.Thường cho các lớp, khối tổ chức một số hoạt động như: sinh hoạt các câu lạc

bộ theo chủ đề với các tên gọi như “câu lạc bộ Toán học”; “câu lạc bộ khoa học”;
“Câu lạc bộ yêu thơ” “ Câu lạc bộ Tiếng Việt – Tiếng Anh”......hoặc gia lưu văn
hóa giữa cá nhóm, tổ chức thi “Rung chuông vàng”.....hoặc tham gia các hoạt động
xã hội với các nội dung khác nhau .....
“ Để tổ chức tốt các hoạt động NGLL và cho học sinh tham gia các câu lạc bộ
cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo sự tham gia tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh .
- Đảm bảo phát huy được vai trò tự quản của học sinh.
- Tổ chức hoạt động phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh
tiểu học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
- Hoạt động NGLL phải đảm bảo kết hợp hài hòa với các hoạt động dạy học
các môn học và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khác trong nhà trường .
- Các hoạt động phải huy động được sự tham gia tích cực của giáo viên, cha
mẹ học sinh và cộng đồng.”[2]
2. Thực trạng giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy
Lộc – Hậu Lộc

4


2.1. Thực trạng chung:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tuy Lộc trong những
năm qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đã được các cấp giáo dục, đội ngũ giáo
viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ
chức hoạt động GDNGLL. Năm học 2016 – 2017 nhà trường có 12 lớp với tổng số
học sinh là 311 em, trong đó số đội viên là 156 em, còn lại là các em là Sao nhi
đồng. Tất cả các em học sinh đều rất thích tham gia hoạt động NGLL. Qua các hoạt
động ngoài giờ lên lớp các em đoàn kết gắn bó với nhau hơn và tạo được bầu
không khí vui tươi trong nhà trường.

Ngoài ra, hoạt động Ngoài giờ lên lớp giúp cho các em học sinh có điều kiện
khẳng định khả năng về kỹ năng học tập, hoạt động tập thể của bản thân mình
thông qua các buổi sinh hoạt tập thể.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương, hội cha
mẹ học sinh và BGH nhà trường do đó công tác hoạt động ngoại khoá đã đạt được
kết quả tốt hơn. BGH nhà trường cùng với các đoàn thể trong nhà trường và cán bộ
giáo viên ở trường cùng phối hợp thực hiện hoạt động NGLL nên kết quả của hoạt
động Ngoài giờ lên lớp dần dần đi vào nền nếp.
CBQL nhà trường đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục
NGLL và thực hiện từng bước đạt hiệu quả. Nhà trường đã có phòng học đa năng
tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức các hoạt động NGLL
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác hoạt động NGLL còn gặp
những khó khăn đó là:
* Về công tác quản lý: Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đôi lúc
còn bị động hoặc không thực hiện được. Việc định hướng nội dung, hình thức về
hoạt động GDNGLL, đặc biệt là xây dựng các hoạt đông trải nghiệm và các câu lạc
bộ chưa thực sự sáng tạo, năng lực tổ chức hoạt động này của một số giáo viên vẫn
còn hạn chế. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động ngoại khoá còn quá ít nên hoạt
động còn gặp nhiều khó khăn. Các điều kiện phương tiện phục vụ cho các hoạt
động ngoại khoá còn thiếu nhiều như sân bãi, dụng cụ, khả năng của giáo viên.
* Về phía giáo viên : - Một bộ phận giáo viên chưa nhận thức được vai trò
và tác dụng to lớn của hoạt động giáo dục NGLL đối với việc hình thành và phát
triển nhân cách học sinh. Giáo viên còn xem nhẹ hoạt động này, chỉ tập trung vào
các hoạt động dạy học trên lớp. Còn có giáo viên dành thời gian của hoạt đông giáo
dục NGLL để ôn kiến thức, kỹ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học
trren lớp. Phần đông cán bộ giáo viên trong nhà trường là nữ nên điều kiện giành
thời gian để phối hợp làm công tác ngoại khoá còn nhiều hạn chế. Việc tham gia
các hoạt động trải nghiệm và thành lập các câu lạc bộ là loại hình còn mới đối với
giáo viên.


5


- Đ/c Tổng phụ trách Đội làm kiêm nhiệm nên điều kiện thời gian để dành cho
lĩnh vực này là chưa nhiều.
* Về phía phụ huynh học sinh: Vẫn còn có phụ huynh có những quan niệm
chưa đúng về hoạt động giáo dục NGLL. Họ chưa thấy rằng cùng với hoạt động
học tập thì việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là một nhiệm vụ, một
quyền lợi để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh. Vì vậy họ chỉ đầu
tư nhiều cho hoạt động học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa
khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt giáo dục NGLL của trường,
lớp.
2.2- Kết quả của thực trạng.
Năm học 2015-2016 và đầu năm học 2016-2017, tôi đã khảo sát, phỏng vấn,
tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của học sinh và thống kê số liệu như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát, tìm hiểu, phỏng vấn nhu cầu hoạt động NGLL của HS

TT
Nội dung
Tổng số
Tỷ lệ
1
Số lần tổ chức hoạt động giáo dục
3
NGLL chung toàn trường
2
Học sinh thích tham gia các hoạt
210/311
67,5 %
động

3
Học sinh tích cực tham gia vào các
125/292
42,8 %
hoạt động do nhà trường tổ chức.
4
Học sinh tự tin, chủ động khi tham
60/292
20,5%
gia các hoạt động
5
Học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt
85/292
29,1%
6
Kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm
145/292
49,7%
Qua số liệu trên cho thấy: Học sinh yêu thích đến trường, yêu thích các hoạt động
ngoại khoá. Tỷ lệ học sinh tích cực tham gia và kỹ năng giao tiếp còn hạn chế. Kỹ
năng tham gia các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ hay các hoạt động trải nghiệm,
tính tự tin chưa cao.
Bảng 2: Kết quả đánh giá xếp loại học sinh năm học 2015 – 2016
Tổng
Hoàn thành nội
Năng lực
Phẩm chất
HS
đạt
số

dung các môn học
giải các
học Hoàn
lạc
Chưa
Đạt
Chưa
Đạt
Chưa câu
sinh thành
bộ
hoàn
đạt
đạt
thành
292

287= 98,2%

5= 1,8%

287= 98,2%

5 = 1,8%

289=99%

3=1%

25=8,7 %


Như vậy, số học sinh chưa hoàn thành nội dung các môn học vẫn còn. Năng tự
học, tự giải quyết vấn đề của một số học sinh chưa đạt yêu cầu. Một số học sinh
chưa chăm học, chưa tích cực tham gia hoạt động giáo dục. Số học sinh đạt giải các
câu lạc bộ còn ít.
6


3. Các giải pháp đã sử dụng để chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục NGLL
3.1. Quán triệt nhận thức trong giáo viên về hoạt động giáo dục NGLL
Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho giáo viên học Điều lệ của trường Tiểu
học, chương trình giáo dục phổ thông. Giúp cho giáo viên nhận thức rõ về mục tiêu
giáo dục của nhà trường là phát triển toàn diện nhân cách học sinh ngay từ bậc tiểu
học. Quán triệt việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm
học đến toàn thể cán bộ, giáo viên, xem đây là hoạt động xuyên suốt cả năm học
theo từng chủ đề, từng thời điểm khác nhau.
Thông qua việc triển khai nhiệm vụ năm học giúp giáo viên nắm bắt rõ về
nhiệm vụ của hoạt động giáo dục NGLL, đồng thời cũng được bàn bạc thảo luận,
xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL trong năm học và đi đến thống nhất
để thực hiện , xây dựng kế hoạch cho cá nhân, tập thể mà mình phụ trách.
Thông qua phương thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên kết hợp với các
buổi sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ chuyên môn của nhà trường
như dự giờ; sinh hoạt trao đổi chuyên môn của các tổ, khối hàng tuần, hàng tháng,
học kỳ. Sự trao đổi, giúp đỡ nhau của từng nhóm giáo viên hoặc của giáo viên có
kinh nghiệm. Để thực hiện tốt hình thức này, trong quá trình tự học CBQL, GV
phải có ý thức, nhận thức về việc tự học, tự bồi dưỡng là nhiệm vụ lâu dài suốt cả
cuộc đời và sự nghiệp của mình.
Thông qua học tập bồi dưỡng thường xuyên và các đợt tập huấn, các hình thức
từ xa (qua mạng internet) nhằm giúp giáo viên tự học, thực hành, tạo điều kiện cho
giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn và luyện tập kỹ năng.

3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động theo chủ đề.
- Căn cứ vào văn bản pháp quy, quy định của Ngành về việc tổ chức hoạt
động giáo dục Ngoài giờ lên lớp
- Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nội dung chương trình giáo dục
hoạt động giáo dục NGLL.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường.
Từ những căn cứ trên tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL. Có
lịch hoạt động cụ thể cho từng tháng, từng kỳ và cả năm học đồng thời xây dựng kế
hoạch hoạt động hè cùng với BCH Đoàn xã.
3.2.1. Xây dựng các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tiến hành hoạt
động ngoài giờ lên lớp:
a. Lực lượng trong nhà trường:
- Tập thể giáo viên, Tổng phụ trách Đội, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên.
- Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên TP Hồ Chí Minh.
b. Lực lượng ngoài nhà trường:
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương.
- Các tổ chức quần chúng.
7


- Hội cha mẹ học sinh.
- Các tổ chức đoàn thể, các ngành ở địa phương. Lực lượng nòng cốt là Đoàn
Thanh niên.
c. Thành lập ban chỉ đạo:
Ban chỉ đạo hoạt động Ngoài giờ lên lớp gồm có: CBQL, Tổng phụ trách Đội
và các đồng chí cán bộ giáo viên trong nhà trường.
- Trưởng ban : đ/c Phó Hiệu trưởng
- Phó ban : đ/c Tổng phụ trách Đội
- Thành viên : Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn .

* Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động trong
năm và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.
- Tổ chức hướng dẫn các lớp tiến hành hoạt động có hiệu quả.
- Ban giám hiệu theo dõi, kiểm tra, đánh giá các hoạt động
3.2.2. Kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm :

Tháng Chủ đề
9

Nội dung
giáo dục
chủ yếu
Mái trường - Giáo dục về truyền
thân yêu
thống nhà trường
- Giáo dục an toàn
giao thông
- Vui trung thu

10

Vòng tay bè
bạn

11

Biết ơn thầy



Hình thức tổ chức

- Nghe giới thiệu về
truyền thống của
trường.
- Mít tinh về tháng
thực hiện ATGT,
phòng chống ma túy.
- Tổ chức đón Tết
Trung thu cho học
sinh toàn trường
- Giáo dục tình cảm
- Giao ước thi đua
bạn bè
giữa các tổ, cá nhân.
- Giáo dục nhân ái,
- Tổ chức câu lạc bộ
nhân đạo
cờ vua
- Tổ chức cho học
sinh tập làm nhân
đạo
- Giáo dục lòng kính
- Đăng ký tháng học
trọng và biết ơn thầy, tốt, tuần học tốt
cô giáo.
- Biểu diễn văn
- Giáo dục
bảo vệ nghệ
chào mừng

môi trường.
ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11.
Tổng vệ sinh

Lực lương
tham gia
Học sinh ,
giáo viên
toàn trường

- HS toàn
trường
- Học sinh
khối 3

- HS, GV
toàn trường

8


12

Uống
nước - Giáo dục lòng tự hào
nhớ nguồn
và biết ơn đối với
những người đã ngã vì
độc lập, tự do của Tổ

quốc
- Giáo dục sức khỏe

1

Ngày
quê em

2

Em yêu Tổ
- Giáo dục tình yêu
quốc
Việt quê hương, đất nước
Nam

3

4

5

Tết - Giáo dục truyền
thống dân tộc.

Tiến
bước - Tự hào về Đoàn
lên đoàn
TNCSHCM. Phấn đấu
đạt danh hiệu Đội

viên xuất sắc.
- Biết tổ chức các
hoạt động kỷ niệm
ngày thành lập Đoàn,
các HĐTT.
Hòa bình và - Giáo dục tình đoàn
hữu nghị
kết hữu nghị giữa các
dân tộc, các quốc gia
trên thế giới.
- Hiểu biết và tự hào
về chiến thắng 30/4
Bác Hồ kính - Giáo dục tình cảm
yêu
kính yêu Bác Hồ

trường, lớp
- Rung chuông vàng
- Tổ chức hội vui
học tập.
- Tham gia làm sạch,
đẹp đài tưởng niệm
của xã.
- Biểu diễn TDTT,
múa hát tập thể.
- Rung chuông vàng
-Thi tìm hiểu về
truyền thống
quê
hương.

-Tổ chức quyên góp
trao quà cho các bạn
nghèo.
- Tổ chức câu lạc bộ
Tiếng
Việt - Tiếng
Anh.
- Tổng vệ sinh, thực
hiện giữ gìn trường
lớp : Xanh - sạch đẹp
- Rung chuông vàng
- Tìm hiểu về truyền
thống của Đoàn.
- Tham gia giao lưu
nữ sinh xuất sắc
- Trao đổi về nội
dung chương trình
rèn luyện đội viên.
- Nghe kể chuyện
về cuộc sống của
thiếu nhi các nước.
- Tổ chức hội vui
học tập.
- Rung chông vàng
- Sưu tầm các câu
chuyện về thời niên

- HS khối 5
- HS toàn
trường

- HS khối
4,5
- HS toàn
trường
- HS khối 4
- HS
toàn
trường

- HS
3,4

khói

-GV–HS
toàn trường
- HS khối 2
- Đội viên
- HS nữ
khối 5
- HS toàn
trường
- HS
toàn
trường
- HS các
lớp
- HS khối3
HS các lớp
9



- Giáo dục ý thức Đội
viên Đội TNTPHCM

thiếu của Bác Hồ.
- Ca hát về Bác Hồ.
- Tìm hiểu về đội
thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh
6,7,8
Hè vui khỏe
- Giúp học sinh nghỉ
- Lễ vào hè : bàn - TPT Đội
và bổ ích
ngơi vui chơi giải trí
giao học sinh cho địa và đoàn xã
lành mạnh và bổ ích,
phương.
rèn luyện thể lực, tăng
- Tham gia các hoạt - Đội viên,
cường sức khoẻ.
động vui chơi giải sao nhi
- Phát triển kỹ năng trí, TDTT, tập
thể đồng
giao tiếp, ứng xử xã
dục buổi sáng, thi
hội trong hoạt động chạy, thi đấu cờ vua,
tập thể, bồi dưỡng tình thi nhảy dây, kéo co,
yêu quê hương đất thi bóng đá ở địa

nước.
phương.
- Hoạt động lao - Đội viên
động công ích : Làm
sạch đẹp
đường
thôn, ngõxóm, giữ
gìn môi trường xung
quanh.
3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục Ngoài giờ lên lớp
3.3.1 - Tổ chức hoạt động
- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động đã xây dựng để chỉ đạo tổ chức thực hiện theo
chủ đề từng tháng.
- Bồi dưỡng về chương trình, kỹ năng tổ chức hoạt động cho đội ngũ giáo viên và
Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động:
+ Phòng truyền thống.
+ Tủ sách
+ Dụng cụ TDTT, nhạc cụ.
+ Sân chơi, bãi tập.
+ Dự kiến kinh phí cho hoạt động của từng chủ điểm trong năm.
- Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục NGLL
- Kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch.
- Đánh giá sơ kết, tuyên dương khen thưởng kịp thời.
* Chỉ đạo các lớp:
- Tổ chức tốt 15 phút đầu giờ (Sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng). Thực hiện
nghiêm túc kế hoạch giáo dục NGLL trong chương trình chính khoá.
10



- Tổ chức chào cờ đầu tuần và các hội thi theo đúng chủ điểm của tuần, của
tháng, của học kỳ và của cả năm học.
Khi thực hiện tôi chỉ đạo tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần theo quy mô
toàn trường với sự tham gia điều khiển của giáo viên và học sinh. Nội dung sinh
hoạt của dưới cờ được gắn với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng
như: báo cáo kết quả thi đua, rèn luyện của các tập thể và cá nhân trong trường,
phát động thi đua theo một chủ đề nhất định, ngoài ra để nội dung thêm phong phú
và tránh sự nhàm chán tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động văn hoá văn
nghệ; hoạt động giao lưu liên kết hoặc nghe nói chuyện theo chuyên đề văn hoá, xã
hội và các trò chơi học tập cho học sinh tạo không khí vui tươi, phấn khởi ngay tiết
học đầu tuần.
Mỗi chủ điểm giáo dục có một ngày hoạt động cao điểm. Đây là dịp để học sinh
thể hiện các kết quả hoạt động của chủ điểm. Ngày hoạt động cao điểm tạo cơ hội
cho các em mở rộng giao tiếp trong và ngoài nhà trường, trên cơ sở đó rèn luyện
cho các em các kỹ năng cơ bản.
3.3.2. Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm:
Việc chỉ đạo các hoạt động này tôi thường tiến hành thông qua các phong trào
thi đua kế tiếp nhau khép kín các hoạt động giáo dục NGLL trong suốt năm
học.Tuy vậy vẫn thường tập trung vào những ngày lễ lớn.
-Vào những ngày cao điểm, ngày lễ lớn có tổ chức các hoạt động đặc trưng
cho từng chủ điểm. Mỗi hoạt động cụ thể đều có chuẩn mực đánh giá riêng cho
từng chủ điểm. Tuỳ theo từng hoạt động mà có sự phân công phối hợp và có ban
chỉ đạo cụ thể, thích hợp.
Ví dụ: Tôi chỉ đạo cho giáo viên tổ chức Hội vui học tập theo chủ điểm của
tháng 12 theo những nội dung và hình thức sau :
Tổ chức trò chơi luyện trí thông minh với nội dung về môi trường thiên
nhiên:
Mục đích: Giúp học sinh hiểu biết một số khái niệm về môi trường xung
quanh; rèn kỹ năng quan sát, khai thác thông tin, định nghĩa các khái niệm, kỹ năng
so sánh và đánh giá, kỹ năng đề ra câu hỏi, hình thành và phát triển những nhận

định, những kết luận của học sinh. Góp phần nâng cao lòng yêu thiên nhiên, yêu
môi trường cho học sinh; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường khi tham gia các hoạt
động tập thể.
Thời gian: 35 phút
Địa điểm: Tại lớp học
Đối tượng : HS từ lớp 1 đến lớp 5, Mỗi khối 20 em
Chuẩn bị : Tranh, bút màu, giấy A4
Cách tiến hành

11


Phần 1: Giới thiệu chung về trò chơi: Chia HS thành các nhóm, mỗi
nhóm 5 học sinh. Giới thiệu với HS 2 trò chơi, đó là trò chơi định nghĩa các khái
niệm và khám phá bức tranh bí ẩn.
Phần 2: GV hướng dẫn, HS chơi trò chơi
a, Trò chơi định nghĩa các khái niệm ( 10 phút )
GV đưa ra các câu đố đơn giản cho HS suy nghĩ. HS vẽ lại hiện tượng hay con
vật đó theo lời mô tả và tìm ra tên của hiện tượng hay con vật đó.Thời gian suy
nghĩ cho mỗi câu đố là 5 phút. Các nhóm cử đại diện bốc thăm câu hỏi cùng suy
nghĩ vẽ lên giấy và dán tranh lên bảng.
Câu 1 : Mặt trời cháy bỏng, cây cối nở hoa, dưới đồng lúa chín, đó là mùa gì?
Câu 2: Dậy từ sáng sớm, hát vang trong sân, đầu có cái mào, đó là ai nhỉ ?
Câu 3: Cầu gì chỉ mọc sau mưa, lung linh bảy sắc bắc vừa tới mây?
Câu 4 : Hè về hoa đỏ như son, Hè đi thay áo xanh non mượt mà. Hoa
gì? b, Trò chơi Khám phá bức tranh bí ẩn ( 15 phút )
GV phát cho mỗi nhóm một bức tranh (tranh giống nhau), yêu cầu HS quan sát
xem hoạ sĩ muốn vẽ những hình gì, HS dùng bút màu để tô theo đường viền và tô
màu đồ vật đã phát hiện trong 5 phút. Sau đó đại diện mỗi nhóm dán tranh trên
bảng và trình bày đáp án của nhóm mình.

Phần 3 : Trao đổi, nhận xét, đánh giá ( 10 phút)
GV trao đổi kết quả của các nhóm và khen thưởng nhóm xuất sắc nhất.
GV hướng dẫn HS thảo luận về đặc điểm của các con vật, hoa, hiện tượng đã nói
đến trong các trò chơi và vai trò của nó trong tự nhiên.
3.4.Tổ chức và quản lý các hoạt động trải nghiệm
Hình thức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học rất phong phú đa dạng, bao
gồm: hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, hoạt động thể dục thể thao,
hoạt động giao lưu, hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động câu lạc bộ,...Để tổ
chức hoạt động trải nghiệm có hiệu quả, tôi xây dựng kế hoạch hoạt động trải
nghiệm ngay đầu năm học. Giao cho cán bộ phụ trách từng phần, từng mảng công
việc để tổ chức đồng bộ các hoạt động gắn với các hoạt động trải nghiệm, tạo môi
trường giáo dục thân thiện, hiệu quả.
- Tổng phụ trách Đội: Lập kế hoạch chương trình hoạt động Đội từng tuần,
từng tháng gắn với chủ điểm và tình hình thực tế nhà trường. Phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng tập thể và cá nhân, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn, cán bộ thư viện và cộng đồng tổ chức hoạt động cho học sinh.
- Tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động trải nghiệm dựa
vào kế hoạch hoạt động của nhà trường và nội dung hoạt động trong lĩnh vực
chuyên môn. Cùng với Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động cho học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm: Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đối với học
sinh lớp chủ nhiệm. Phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn

12


và cán bộ thư viên. Ban đại diện cha mẹ học sinh chức tốt các buổi sinh hoạt cho
học sinh, giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm.
Về tổ chức các hình thức hoạt động trải nghiệm bao gồm:
* Hoạt động trò chơi: các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian


Học sinh lớp 4 đang tham gia
trò chơi kéo co và trò chơi mèo đuổi chuột.
* Hoạt động thể dục thể thao: Tôi tổ chức cho học sinh tham gia câu lạc bộ cờ vua
trong tháng 10 /2016
+ Đối tượng : Thành viên câu lạc bộ cờ vua lớp 3
Bước 1 : thiết kế hoạt động
Tên hoạt động: Học chơi môn cờ vua
a, Mục tiêu: Học sinh nắm được tính chất, đặc điểm, tác dụng cảu môn cờ
vua, hiểu được tương đối về bàn cờ, quân cờ và cách chơi cờ vua. Biết thực hành
chơi cờ và cộng tác giúp đỡ nhau khi chơi cờ đồng thời giáo dục học sinh tính cẩn
thận và ham chơi thể thao.
b, Thời gian, đại điểm: Ngày 12/ 10 /2016 . Tại phòng học lớp 3A
c, Nội dung và hình thức: + Nội dung: Em yêu thể dục thể thao
+ Hình thức: học tập trung, học nhóm
d, Các bước tiến hành :
- Hoạt động 1: Giao lưu tìm hiểu về môn cờ vua :
- Hoạt động 2: Đấu tập (Thực hành)
Bước 2 : Chuẩn bị hoạt động
- Học sinh tìm hiểu trước về môn cờ vua
- Phân công nhiệm vụ cho các bạn trong câu lạc bộ chuẩn bị bàn ghế, bàn cờ và
quân cờ, phân công các nhóm chơi.
- Mời ban cố vấn
- Chuẩn bị phiếu đánh giá.
Bước 3: Tiến hành hoạt động
13


Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất, đặc điểm, tác dụng của môn cờ vua và hiểu
về bàn cờ, quân cờ trong môn cờ vua. ( Ban chủ nhiệm câu lạc bộ )
+ Bàn cờ, quân cờ.

+ Một số nhân tố trên bàn cờ
+ Bản chất, mục đích ván cờ
+ Luật di chuyển quân
+ Thực hiện nước đi
+ Hoàn thành ván cờ
Hoạt động 2: Đấu tập
Hai người một bàn cờ thi đấu với nhau trong khoảng thời gian 20 phút. Học
sinh chia các nhóm thực hiện. Giáo viên theo dõi, uốn nắn động viên học sinh chơi.
Bước 4: Đánh giá hoạt động
+ Học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn
+ Chủ nhiệm câu lạc bộ nhận xét, đánh giá
+ Ban cố vấn nhận xét chung

.
Các em học sinh lớp 3A đang tập đấu
cờ * Hoạt động câu lạc bộ Tiếng Việt và Tiếng Anh
a, Mục tiêu: Thông qua các trò chơi và các bài tập giúp học sinh năm vững kiến
thức về từ chỉ đồ vật, luật chính tả và kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.
b, Quy mô, địa điểm, thời gian, thời lượng:
- Quy mô: tổ chức theo quy mô nhóm cho học sinh khối 4
- Địa điểm: tại Phòng đa năng
- Thời lượng: 30 phút
- Thời gian: Tổ chức vào sáng thứ bảy ngày 25/2/2017
c, Nội dung và hình thức hoạt động :
- Nội dung:Tổ chức câu lạc bộ Tiếng Việt và Tiếng Anh qua các trò chơi, bài
tập.
14


- Hình thức: Trò chơi, hoạt động theo nhóm, cá nhân.

d, Các hoạt động chủ yếu
- Ổn định tổ chức (5 phút)
- Khởi động: trò chơi giải đố: (5 phút ) Phần khởi động bằng những câu đố vui,
khi người dẫn chương trình đọc xong câu đố, bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ giành
được quyền trả lời.
Câu đố 1:Vốn loài chuyên đi bắt gà
Mất đuôi, xuống nước hóa ra khác loài ?
( là những chữ gì? )
Câu đố 2:
Để nguyên dùng dán đồ chơi
Thêm sắc là vật cắt rời giấy ra ?
( là những chữ gì? )
- Nội dung: Giành cho 3 đội chơi
+ Thi tìm từ (8 phút ): Cả đội thảo luận trong vòng 3 phút rồi viết vào giấy.
Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập của học sinh ( bằng Tiếng Việt).
Các bạn lại tiếp tục liệt kê một số đồ dùng học tập bằng Tiếng Anh và sẽ
đọc các từ đó lên.
+ Thi luật chính tả: các bạn hãy tìm từ có âm đầu là “ng” và “ngh”
Cả nhóm thảo luận, 1 đại diện lên viết.
+ Hội thoại Tiếng Anh: Hội thoại tiếng Anh của 2 thành viên trong 1 nhóm.
- Kết thúc: + Trao quà cho 3 đội giao lưu
+ Hát đồng ca bài lớp chúng ta đoàn kết
+ Lời cảm ơn và kết thúc hoạt động

HS giao lưu câu lạc bộ Tiếng Việt, Tiếng Anh
*Tổ chức hoạt động Giao lưu nữ sinh xuất sắc ( lớp 5)
Mục tiêu :
- Tạo cơ hội cho các nữ sinh xuất sắc được gặp gỡ, giao lưu, tự khẳng định mình.
- Động viên các em nữ sinh tích cực học tập, rèn luyện vươn lên về mọi mặt.
Thời gian tổ chức: 60 phút

15


Địa điểm: Tại phòng đa năng
Thời điểm: Dịp kỷ niệm 8/3
Đối tượng: HS nữ xuất sắc của các lớp 5 được bình chọn theo các tiêu chí
+ Đạt học sinh xuất sắc học kỳ 1
+ Năng lực, phẩm chất đạt Tốt, được bạn bè yêu mến
+ Có nguyện vọng đăng ký tham gia các phần thi.
Chuẩn bị: Xây dựng chương trình giao lưu,tìm chọn 2 học sinh dẫn chương
trình, BGK, sân khấu, phần thưởng.
Tổ chức giao lưu: Chương trình giao lưu gồm 5 phần:
Phần 1: Phần chào hỏi, giới thiệu: Các nữ sinh xuất sắc sẽ lần lượt đứng lên sân
khấu tự giới thiệu đôi nét về bản thân trong vòng 2 phút.
Phần 2: Phần tôn vinh các nữ sinh xuất sắc: Sau khi các nữ sinh đã giới thiệu
xong Ban tổ chức mời tất cả các em bước lên trên bục để các đại biểu tặng hoa và
mọi người chúc mừng.
Phần 3 : Phần thi kiến thức: Người dẫn chương trình sẽ lần lượt nêu từng câu hỏi
về chủ đề người phụ nữ, trong vòng 5 phút, nữ sinh nào giơ tay trước, em đó sẽ
được trả lời câu hỏi. Trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không có điểm và dành cơ
hội cho bạn thứ 2.
Câu 1: Người phụ nữ Việt Nam đã tham gia ký hiệp định Pa - ri là :
a. Bà Trương Mỹ Hoa ; b. Bà Nguyễn Thị Chiên ; c. Bà Nguyễn Thị Định Câu 1:
Người phụ nữ duy nhất được phong tướng trong thời kỳ chiến tranh
chống Mỹ là ai ?
Câu 3: Giải thưởng dành cho các nhà khoa học nữ các nước là:
a. Giải thưởng Sao vàng đất Việt ;
b. Giải thưởng Kowalepxkaia
c. Giải thưởng Bông sen vàng
Câu 4: Người liệt sĩ,nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất đã được Nhà

nước Truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất là :
a. Chị Đặng Thùy Trâm;
b. chị Võ Thị Sáu ;
c. Chị Võ Thị Thắng
Câu 5: Cô gái vàng của thể thao Việt Nam trong môn ủ su là ai ?
Phần 4: Phần thi tài năng: Ở phần này, các nữ sinh tự lựa chọn cách thể hiện
năng khiếu của mình như: hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, nhảy,…
Phần 5: Phần thi ứng xử: các nữ sinh sẽ lần lượt được bốc thăm và trả lời một câu
hỏi sau 5 phút chuẩn bị. Mỗi thí sinh có một câu hỏi riêng, không có câu hỏi trùng
nhau.
Phần 6: Đánh giá và trao giải: BGK sẽ công bố các giải thưởng cho từng phần
thi. Bao gồm :
- Giải nữ sinh xuất sắc nhất
- Giải nữ sinh có kiến thức uyên bác nhất
- Giải nữ sinh tài năng nhất
- Giải nữ sinh ứng xử hay nhất
16


Các đại biểu trao giải thưởng cho các nữ sinh trong tiếng vỗ tay của mọi người.

Học sinh giao lưu nữ sinh xuất sắc dịp
8/3 3.5. Xây dựng cán sự làm công tác giáo dục Ngoài giờ lên lớp.
Muốn hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp đạt kết quả cao thì trước hết phải
bồi dưỡng Tổng phụ trách Đội và giáo viên về hoạt động giáo dục.
Phương pháp để bồi dưỡng có thể là: Cử, mời những đồng chí có chuyên môn
về các hoạt động NGLL hướng dẫn cho tất cả các đồng chí giáo viên trong nhà
trường, riêng đồng chí Tổng phụ trách Đội phải là người năng động sáng tạo. Ngoài
ra BGH thường xuyên trao đổi về phương pháp hoạt động và một số kiến thức khi
tổ chức các hoạt động Ngoài giờ lên lớp.

Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Quan tâm tạo điều kiện cho đồng chí Tổng phụ trách Đội như: Huy động và
phân bổ nguồn tài chính cho hoạt động ngoài giờ lên lớp. Xây dựng cơ sở vật chất,
dụng cụ sân bãi cho hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả.
3.6. Xây dựng cácđiều kiện hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp.
- Các đồng chí quản lý, giáo viên trong nhà trường và cha mẹ học sinh phải
nhận thức đúng đắn vai trò vị trí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là giáo dục
toàn diện cho học sinh hướng tới mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông. Cải
17


tiến nội dung phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý đáp ứng nhu cầu,
nguyện vọng của học sinh.
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, xây dựng đội ngũ GV chủ
nhiệm lớp phát huy vai trò mọi thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tập hợp tốt các đồng chí nòng cốt là đoàn viên thanh
niên hoặc các đồng chí có năng khiếu ở một số lĩnh vực nào đó cho các hoạt động.
Phối kết hợp một cách đồng bộ giữa BGH-Tổng phụ trách Đội và GVCN về xây
dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động.
- Huy động cộng đồng tham gia giáo dục học sinh như hội cha mẹ học sinh,
các tổ chức đoàn thể chính trị trong và ngoài nhà trường mà đặc biệt là Đoàn xã,
Hội khuyến học xã.
- Nhà trường đầu tư nguồn ngân sách nhất định cho hoạt động giáo dục
NGLL. Huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm dành kinh
phí cho việc tổ chức các hoạt động lớn trong năm.
- Từng bước xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá để học sinh được
hoạt động trong môi trường tốt, có đủ điều kiện, phương tiện trong hoạt động giáo
dục NGLL.
3.7. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Để hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp đạt kết quả cao và đi vào chiều sâu
thì song song với việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thì phải có kiểm tra
đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá thực hiện theo nhiều hình thức:
- Tổ chức các cuộc thi như: TDTT, Kể chuyện, Văn nghệ, hội vui học tập;
giao lưu trong khối, lớp, tham gia các câu lạc bộ.
- Tổ chức kiểm tra chéo giữa các khối lớp trong nhà trường.
- Tổ chức giao lưu với các trường bạn.
- BGH kiểm tra kế hoạch và thực hiện các tiết học NGLL của GVCN theo
QĐ 16/ Bộ GD&ĐT về nội dung chương trình giáo dục NGLL.
- Tổng kết đánh giá xếp loại giữa các khối lớp một cách chính xác, theo các
mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho từng hoạt động.
- Việc kiểm tra đánh giá dựa trên chương trình, kế hoạch đã đựơc quy định.
Phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động. Có thể định tính, định
lượng hoặc được sự thừa nhận của tập thể.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên đã nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động
GDNGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Kỹ năng tổ
chức các câu lạc bộ của giáo viên và học sinh đã đạt hiệu quả tốt.
Qua các lần kiểm tra của BGH, các tiết hoạt động NGLL của GVCN đã xây
dựng kế hoạch đảm bảo theo yêu cầu và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt.

18


Trong năm học này do có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường cũng
như chính quyền địa phương đã chú trọng phối hợp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Vì vậy các em học sinh trường Tiểu học Tuy Lộc đã tiến bộ rõ rệt.
Bảng 3: Kết quả tham gia các hoạt động giáo dục NGLL của HS

TT
Nội dung
Tổng số
Tỷ lệ
1
Số lần tổ chức hoạt động giáo dục
6
NGLL chung toàn trường
2
Học sinh thích tham gia các hoạt
311/311
100 %
động
3
Học sinh tích cực tham gia vào các
235/311
75 %
hoạt động do nhà trường tổ chức.
4
Học sinh tự tin, chủ động khi tham
195/311
62,7%
gia các hoạt động
5
Học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt
190/311
61%
6
Kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm
256/311

82,3%
Qua số liệu trên cho thấy: Học sinh yêu thích đến trường, yêu thích các hoạt động
ngoại khoá, tự tin khi diễn đạt trước tập thể. Tỷ lệ học sinh tích cực tham gia và kỹ
năng giao tiếp đạt cao. Học sinh có kỹ năng tốt khi tham gia các hoạt động tập thể,
các câu lạc bộ hay các hoạt động trải nghiệm.
Các em đoàn kết có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, lao động.100%
học sinh thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường, không có học sinh vi phạm
nội quy nhà trường đề ra. Đã hình thành và phát triển cho các em các phẩm chất
quan trọng như: tính mạnh dạn, tự tin, tính tự lập và tinh thần trách nhiệm, kỉ luật
khi tham gia các hoạt động. Giáo dục ý thức tập thể và phát triển các kỹ năng hoạt
động, phát triển được sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần, phong phú lạc quan
cho các em.
Bảng 4: Kết quả đánh giá xếp loại học sinh năm học 2016 – 2017
Tổn Hoàn thành
HS
đạt
g số
nội dung các
Năng lực
Phẩm chất
giải các
học
môn học
câu lạc bộ
sinh Hoàn Chưa Tốt
Đạt
CCG Tốt Đạt
CCG
thành hoàn
thành

311

311=
100%

0

195
=62,7%

116
= 37,3%

0

245
=78,8

66
= 21,2

0

68

Năm học 2016-2017, chất lượng giáo dục đã nâng lên rõ rệt, điều đó khẳng
định việc tổ chức giáo dục hoạt động NGLL đã có tác dụng tốt trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.

19



Trong năm nhà trường cùng Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể
trong xã huy động nguồn kinh phí cho các hoạt động giáo dục NGLL là 15 triệu
đồng.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 . Kết luận
Qua thực tiễn chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu học Tuy Lộc,
bản thân tôi thấy rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động GDNGLL thì :
Trước hết phải làm cho G, phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể hiểu
rõ được tác dụng to lớn của hoạt động NGLL đối với sự phát triển nhân cách của
học sinh. Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết và tổ
chức thực hiện một cách đồng bộ từ Ban chỉ đạo đến từng thành viên. BGH thường
xuyên trao đổi về phương pháp hoạt động và một số kiến thức khi tổ chức thực hiện
các hoạt động giáo dục NGLL với TPT Đội và GVCN.Tổ chức các hoạt động phải
thiết thực, hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Tạo điều kiện
cho học sinh được lựa chọn hoạt động mình yêu thích dưới sự gợi ý và hướng dẫn
của thầy cô giáo và nhà trường.
Để hoạt động giáo dục Ngoài giờ lên lớp đạt kết quả cao và đi vào chiều sâu
thì song song với việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thì phải có kiểm tra
đánh giá một cách thường xuyên, khen thưởng kịp thời. Nhân rộng những gương
điển hình trong trường để mọi người cùng học tập.
Phải tạo điều kiện nguồn kinh phí cho hoạt động Ngoài giờ lên lớp. Xây dựng
các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động NGLL. Bố trí thời gian hợp lý
để tổ chức các hoạt động lớn trong năm .
Làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Phối
kết hợp cùng với các tổ chức, các lực lượng giáo dục, đặc biệt là Hội cha mẹ học
sinh .. .xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo với yêu cầu giáo dục hiện nay.
- Đối với bản thân: qua các hoạt động thực nghiệm đã giúp tôi tìm ra được các
biện pháp chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu

học một cách chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả và được mọi người ghi nhận
- Đối với đồng nghiệp : Đội ngũ giáo viên đã nhận thức sâu sắc được tầm quan
trọng của hoạt động giáo dục NGLL, sự ảnh hưởng to lớn của hoạt động này đối
với sự phát triển nhân cách của học sinh.Tích cực hưởng ứng và xây dựng, tổ chức
thực hiện tốt kế hoạch giáo dục NGLL cho học sinh. Tham gia tích cực các phong
trào thi đua trong nhà trường .
2. Kiến nghị
- Đối với các nhà trường cấn tạo điều kiện cho GV được tham gia học lớp bồi
dưỡng giáo dụcHĐNGLL cho GV Tiểu học .
- Đối với Phòng GD&ĐT cấn tổ chức thêm các chuyên đề về tổ chức hoạt
động giáo dục NGLL cho Đội ngũ Tổng phụ trách Đội và GVCN. Tham mưu với

20


các cấp có thẩm quyền hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động giáo dục NGLL trong
nhà trường.
Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu
học Tuy Lộc mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm học 2016-2017. Rất mong được
sự góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn,
vận dụng tốt hơn vào những năm học tiếp theo.
Xác nhận
Hậu Lộc, ngày 25 tháng 3 năm 2017
của Thủ trưởng đơn vị
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết:
Kiều Thị Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . [1] Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kỳ III
2003 – 2007- Bộ Giáo dục và Đào tạo,năm 2005
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2. [2] Tổ chức câu lạc bộ học sinh trong trường Tiểu học dạy học cả ngày
-Bộ Giáo dục và Đào tạo,năm 2005
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

21


,.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:..
Kiều Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác:..Hiệu trưởng trường Tiểu học Tuy Lộc
Kết quả
đánh giá
Năm học
giá xếp loại xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng
1998-1999
GD&ĐT

B
Phòng
2000-2001
GD&ĐT
B
Phòng
2003-2004
GD&ĐT
B
Cấp đánh

TT

1.
2.
3.

4.

5.

6

Tên đề tài SKKN

Phương pháp dạy Đạo đức
cho học sinh Tiểu học
Phương pháp bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Toán 4
Phương pháp bồi dưỡng học

sinh giỏi môn Toán 5 phần số
thập phân
Phương pháp bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Toán 5 phần
phân số
Kinh nghiệm phụ đạo học
sinh yếu Toán 4
Một số biện pháp chỉ đạo rèn

Phòng
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT

2005-2006
B
C

2008 - 2009
2010-2011
22


8
9

đọc cho học sinh lớp 3
Một số biện pháp rèn đọc
cho học sinh lớp 4
Một số biện pháp chỉ đạo rèn

đọc cho học sinh lớp 5

Sở GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT

C
2012-2013
B
2014-2015
B

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13

14
15
16
17

Nội dung
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng giáo dục hoạt động GDNGLL ở trường Tiểu học
Tuy Lộc – Hậu Lộc
2.1 Thực trạng chung
2.2. Kết quả của thực trạng
3. Các giải pháp đã sử dụng để chỉ đạo tổ chức hoạt động
GDNGLL
3.1. Quán triệt nhận thức trong GV về hoạt động GDNGLL
3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học
3.3.Tổ chức thực hiện kế hoạch GDNGLL
3.4.Tổ chức và quản lý các hoạt động trải nghiệm
3.5. Xây dựng cán sự làm công tác GDNGLL
3.6. Xây dựng điều kiện hoạt đông GDNGLL
3.7. Kiểm tra , đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL
4. Hiệu quả
II. Kết luận, kiến nghị

Trang

1
1
2
2
2
3
3
4
5
6
7
7
7
7
12
17
17
18
18
19
23


18 1. Kết luận
19 2. Kiến nghị
20

19
20


24



×