Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 12

Người thực hiện : Hoàng Thị Ngọc Lan
Chức vụ :

Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2017


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU……………………………………………………...................... ……1
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………...1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….2
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..2

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm……………………………….2
2. NỘI DUNG………………………………………………………………………3

2.1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………………..3
2.1.1. Những vấn đề chung về lý thuyết đoạn văn………………………………...3


2.1.2. Các dạng đề viết đoạn văn nghị luận xã hội………………………………..5
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……………..7
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề……………………………….11
2.3.1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh……………....11
2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn……………………12
2.3.3. Giải pháp 3: Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn cho học sinh bằng các dạng
bài tập……………………………………………………………………….15

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục………..18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………...20
3.1. Kết luận………………………………………………………………………20
3.2. Kiến nghị……………………………………………………………………..20
TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quốc Anh - Hà Bình Trị- Nguyễn Quang Cương (1990), Mẹo luật viết văn
hay và những bài văn hay mới nhất (NXB Trường ĐHSP Qui Nhơn).
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng, (NXB
Đại học sư phạm).
3. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Muốn viết được bài văn hay (NXB Giáo dục).
4. Nhà Xuất bản Giáo Dục (2014), Ngữ văn 8, tập 1, tr. 34
5. Nhà Xuất bản Giáo Dục (2014), Ngữ văn 9, tập 2, tr. 43
6. Nhà Xuất bản Giáo Dục (2014), Ngữ văn 10, tập 1, 2.
7. Nhà Xuất bản Giáo Dục (2014), Ngữ văn 11, tập1, 2.
8. Nhà Xuất bản Giáo Dục (2014), Ngữ văn 12, tập 1, 2.
9. Đinh Xuân Quỳnh (1999), Ngữ pháp văn bản (Trường Đại học sư phạm Huế).
10. Phan Quốc Trung (2010), Những bài làm văn nghị luận xã hội chọn lọc (NXB
Đại học quốc gia Hà Nội).



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Kỹ năng diễn đạt là kỹ năng biểu hiện được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của
mình bằng phương tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc, người nghe lĩnh hội được
đầy đủ, chính xác những nội dung đó. Khi viết hay khi nói, mỗi người phải đáp ứng
nhu cầu biểu hiện được những nội dung, ý nghĩ và tình cảm của mình sao cho chính
xác, rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ và hấp dẫn người đọc.Trong chương trình học tập
Ngữ văn, việc lập luận trong đoạn văn được đặt ra như một kĩ năng cần phải rèn
luyện để có thể diễn đạt tốt. Kĩ năng này có thể được luyện ngay trong một câu,
một số câu, một đoạn văn hay trong cả một bài văn. Tuy vậy, trong câu do dung
lượng không lớn nên việc lập luận đơn giản, thường chưa thể hiện đầy đủ bản chất.
Còn trong một đoạn văn, một văn bản hoàn chỉnh, việc lập luận sẽ phong phú, đa
dạng hơn. Do đó việc hình thành kĩ năng lập luận trong đoạn văn, trong văn bản
cho học sinh là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 12, chuẩn bị kiến
thức và kỹ năng để giúp các em hoàn thiện bài thi Trung học phổ thông Quốc gia
đạt kết quả cao nhất.
Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia có nhiều thay đổi.
Thời gian thi từ 180 phút giảm xuống còn vẻn vẹn 120 phút, dung lượng bài viết
nghị luận xã hội rút gọn từ bài văn 600 chữ xuống còn đoạn văn 200 chữ, viết sao
cho đủ ý, bố cục rõ ràng, không lan man, tránh mất điểm. Đề đọc hiểu và nghị luận
xã hội có sự tích hợp theo hướng vận dụng cao. Vấn đề mà trong viết đoạn văn
nghị luận xã hội đưa ra thường là trích một câu trong ngữ liệu của phần đọc – hiểu.
Từ vấn đề đó, học sinh cần nắm được yêu cầu của đề bài để xác định đúng hướng
cho bài viết của mình.
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn nói chung, giảng dạy Ngữ văn khối
lớp 12 nói riêng, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách
viết đoạn văn ở từng kiểu bài nghị luận xã hội, nhưng kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận xã hội của học sinh chưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn
chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống.

Khi làm bài kiểm tra ở lớp cũng như ở kiểm tra học kì, nhiều lần thi khảo sát chất
lượng, học sinh làm bài ở câu viết đoạn văn nghị luận xã hội còn rất nhiều hạn chế.
Bài làm của học sinh thường sơ sài, chung chung, lan man, vừa thừa, vừa thiếu, có
khi xa đề, lạc đề. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết
xây dựng và triển khai luận điểm, thậm chí còn có những em không biết viết đoạn
văn đúng theo yêu cầu về hình thức…Trước thực trạng ấy, bản thân là giáo viên
dạy Ngữ văn, tôi càng trăn trở, lo lắng.
Trong những năm học vừa qua, được giao trách nhiệm giảng dạy môn Ngữ
văn, trực tiếp ôn thi tốt nghiệp và đại học cho học sinh khối lớp 12, tôi luôn mong
muốn nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn nói chung, rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng khoảng 200 chữ nói riêng cho các em. Vì
vậy tôi đã thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn kỹ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12”.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Củng cố kỹ năng viết đoạn văn, tạo lập văn bản, nâng cao chất lượng dạy và
học môn Ngữ văn lớp 12, nâng cao kết quả thi kỳ thi Trung học phổ thông Quốc
gia cho học sinh trường THPT Hoàng Lệ Kha.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đoạn văn, cách lập luận, trình bày
nội dung đoạn văn; Điều tra khảo sát nắm bắt tình hình thực tế, tiến hành thực
nghiệm trong các tiết dạy.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài tập trung chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đoạn văn nghị
luận xã hội chuẩn về mặt nội dung, hình thức và dung lượng, đảm bảo yêu cầu của
đề bài.


2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những vấn đề chung về lý thuyết đoạn văn
Đoạn văn là một tổ chức ngôn ngữ trên câu đã được các nhà ngôn ngữ trên thế
giới nghiên cứu từ lâu. Năm 1944, trong cuốn “Tiếng Nga dưới ánh sáng khoa
học”, Πewkobeku đã nói: “ Đoạn văn là một đơn vị cú pháp lớn hơn câu phức nằm
giữa hai chỗ thụt đầu dòng”. Đến năm 1948, Πocnelob cũng đề cập đến đoạn “đó là
một kết hợp các câu có một cấu trúc cú pháp khép kín và có thể hiện một tư tưởng
hoàn chỉnh của người nói”. Ở Đức, Pháp, Mỹ cũng xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu
đoạn văn và nêu ra một số thuật ngữ mới.[9; 39]
Ở Việt Nam, từ trước đến nay các giáo trình tiếng Việt- Làm văn chỉ chú trọng
chữ, từ, câu, bài, chứ chưa xem đoạn như là một đơn vị nghiên cứu. Năm 1973, cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Sau từ thì đến câu, nhiều câu thành một đoạn,
nhiều đoạn thành một bài rồi một cuốn sách…”; Đến năm 1980, nhà nghiên cứu
Trần Ngọc Thêm đã khẳng định: “Đoạn văn là một phần của văn bản gồm một
chuỗi phát ngôn được xây dựng theo một cấu trúc và mang một nội dung nhất định
được tách ra một cách hoàn chỉnh về hình thức ”. Cho đến khoảng những năm
1985, đoạn văn với được chính thức đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông.[9; 40].
Theo định nghĩa, đoạn văn là một phần của văn bản, là đơn vị trực tiếp tạo nên
văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu văn
tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các
từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ,
các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung
khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối
đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của

đoạn. [4; 34].
Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất
định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.
Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có mối liên quan chặt chẽ với
nhau trên cơ sở chung là chủ đề của văn bản. Mỗi đoạn trong văn bản có một vai
trò, chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn
bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản
thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách
ra vẫn có tính độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hoàn chỉnh,
hình thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở
những điểm sau: mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được
viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn. Mỗi đoạn văn bao
gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về
mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết (Phép lặp: Lặp lại ở đầu câu đứng
sau từ ngữ đã có ở câu trước; Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ có tác dụng
3


thay thế từ ngữ đã có ở câu trước; Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ
biểu thị quan hệ với câu trước; Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng
ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với
từ ngữ đã cho ở câu trước.[5; 43].
Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận.
Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ
hợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết
cấu (cách lập luận) phổ biến như:
- Đoạn diễn dịch là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung

chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các
thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét,
đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
- Đoạn quy nạp là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch – đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình
bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
- Đoạn tổng – phân – hợp là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn
nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý
khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được
thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc
nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định
thêm giá trị của vấn đề. Khi viết đoạn văn tổng – phân – hợp, cần biết cách khái
quát, nâng cao để tránh sự trùng lặp của hai câu chốt trong đoạn.
- Đoạn lập luận tương đồng là cách trình bày đoạn văn có sự so sánh tương tự
nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn,…
có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.
- Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội
dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,…
tương phản nhau.
- Đoạn lập luận theo suy luận nhân quả: Có 2 cách: Trình bày nguyên nhân
trước, chỉ ra kết quả sau. Hoặc ngược lại chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên
nhân sau.
- Đoạn lập luận đòn bẩy là cách trình bày đoạn văn mở đầu nêu một nhận
định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc
trái với ý tưởng ( chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu
sắc ý tưởng đề ra.
Các câu trong đoạn văn cũng như các đoạn trong bài phải có sự liên kết chặt
chẽ với nhau về nội dung cũng như hình thức.

4



2.1.2. Các dạng đề viết đoạn văn nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là kiểu bài làm văn có phạm vi phản ánh rộng. Các vấn đề
xã hội thường xuất hiện trong lời nhận định, ý kiến, hoặc đoạn văn bản…và được
đưa vào bàn luận ở các dạng đề thường gặp như:
2.1.2.1. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý
* Phân loại và nhận diện
Phân loại
Nhận diện
Nhận thức
Lý tưởng, khát vọng, niềm đam mê
Phẩm chất
Lòng yêu nước, tính trung thực, lòng dũng cảm, tính
khiêm tốn, sự tự học, lòng ham hiểu biết, sự cầu thị…
Quan hệ gia đình
Tình mẫu tử, tình anh em…
Quan hệ xã hội
Tình bạn, tình thầy trò, tình yêu…
Cách ứng xử
Tôn trọng, lòng nhân ái, thái độ hòa nhã, lòng vị tha…
Các tư tưởng lệch lạc Ích kỷ, thực dụng, dối trá, hèn nhát…
* Cấu trúc đoạn văn
Mở đoạn
- Dẫn dắt vấn đề
- Trích dẫn nhận định
- Chỉ cần giải thích những từ, hình ảnh còn ẩn ý
hoặc chưa rõ ý.
- Nên dựa vào nội dung phần đọc hiểu để giải thích
ý nghĩa, tránh suy diễn tùy tiện, bởi vì có những câu

Giải thích
nói khi đứng độc lập lại có ý nghĩa khác so với
nghĩa trong văn cảnh.
- Nếu đề bài không trích dẫn câu nói thì chỉ cần giải
thích ngắn gọn khái niệm/ vấn đề cần bàn luận
- Những biểu hiện của vấn đề nghị luận.
Thân đoạn Phân tích
- Yêu cầu:
+ Phân tách các vế của nhận định để xem xét cặn
kẽ, thấu đáo.
+ Khi phân tích cần chú ý tính khách quan, chính
xác.

5


Chứng minh

Bình luận

Vận dụng

Kết đoạn

- Minh chứng bằng các dẫn chứng, ví dụ cụ thể
(biểu hiện như thế nào)
- Yêu cầu:
+ Dẫn chứng phải tiêu biểu, hợp lí, phục vụ cho việc
bàn luận
+ Nên kết hợp dẫn chứng lịch sử- hiện tại, trong

nước- nước ngoài, người nổi tiếng- người bình
thường… sao cho phong phú, thuyết phục.
Có 4 cách nêu dẫn chứng:
+ Nêu số liệu (Ví dụ: số người mắc bệnh ung thư do
dùng thực phẩm bẩn,…)
+ Nêu hiện tượng hiển nhiên không thể chối cãi ( Ví
dụ: Thủng tầng ozon khiến bầu khí quyển bị hủy
hoại)
+ Nêu tấm gương điển hình nổi tiếng (Ví dụ: Bill
Gate, Walt Disney, Nick…)
+ Nêu lời nói của một người nổi tiếng (Ví dụ: Nhà
văn Mark Twain từng nói: “Không có gì buồn hơn
tiếng thở dài của người còn trẻ tuổi mà đã bi quan”).
- Luận bàn mở rộng vấn đề:
+ Ngợi ca mặt tích cực.
+ Phê phán điểm hạn chế.
- Nêu bài học nhân thức và hành động:
+ Nhận thức được ý nghĩa, giá trị của vấn đề nghị
luận.
+ Cần có những hành động nào phù hợp với ý nghĩa
của hành động

Đưa ra một thông điệp cho mình và mọi người.

2.1.2.2. Nghị luận về các hiện tượng xã hội
* Phân loại và nhận diện

Phân loại
Hiện tượng tích cực
Hiện tượng tiêu cực


Nhận diện
Tương thân tương ái, tấm gương nghị lực…
Ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, tai nạn giao thông,
gian lận trong thi cử…

Hiện tượng vừa tích

Đam mê thần tượng, du học rồi ở lại nước ngoài, mạng xã

cực vừa tiêu cực

hội, phong cách sống hiện đại…

* Cấu trúc đoạn văn

6


Mở đoạn
Thân đoạn

- Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng.
- Nêu khái quát thái độ đánh giá hiện tượng.
Thực trạng và
Nêu rõ thực trạng, biểu hiện cụ thể
giải thích (nếu có) của hiện tượng: đang diễn ra như thế
nào trong đời sống
Nguyên nhân
Kết quả- Hậu quả

Giải pháp
Bài học

Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp
Nhận định được đúng- sai, tốt- xấu…
Biện pháp khắc phục, hoặc phát huy
Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận
thức và hành động

Kết đoạn
Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho mọi người
* Lưu ý: Do sự chi phối về thời gian và dung lượng nên học sinh cần xác định
rõ đâu là luận điểm chính, đâu là luận điểm phụ, không phải các bước đều triển
khai với cùng dung lượng như nhau trong đoạn văn.
Ví dụ: Bàn về vai trò của lòng khoan dung…Với đề bài này, sau khi đã giải
thích khái niệm, biểu hiện, các em cần tập trung làm rõ vai trò của lòng khoan dung
trong đời sống con người. Đây là luận điểm chính, then chốt của bài viết.
Tất cả những kiến thức lý thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng kiến
kinh nghiệm này. Bên cạnh đó tôi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viết đoạn văn
của học sinh lớp 12 ở trường THPT Hoàng Lệ Kha để có giải pháp thực hiện hợp lí,
hiệu quả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Ngay từ đầu năm học 2016- 2017, sau khi có hướng dẫn cấu trúc đề thi Trung
học phổ thông Quốc gia của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đối với môn Ngữ văn, bản
thân tôi nhận thấy rằng: Điểm mới nhất về nội dung đề thi so với các năm trước là
ở câu viết đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ. Tôi đã có kế hoạch
bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Kết hợp với kết quả các
bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, trong các giờ học, tôi thường kiểm
tra kĩ năng viết đoạn của học sinh qua các bài tập nhỏ sau các tiết học bằng cách
cho học sinh viết đoạn văn nêu cảm nhận về các vấn đề xã hội được đặt ra qua tác

phẩm văn học.
Một số bài tập tôi dùng để kiểm tra, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học
sinh và kết quả như sau (Tôi trích dẫn, sao chụp lại một số bài viết của học sinh
bằng hình ảnh):
Đề 1: Từ việc đọc hiểu bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trích “Nhật Ký trong tù”
(Hồ Chí Minh), em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về Tinh thần vượt khó.

7


Đề 2: Suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc (trong
đoạn văn khoảng 10- 15 câu.

8


Đề 3: Viết đoạn văn (khoảng 10- 15 câu) trình bày nhận thức sâu sắc về cuộc
sống từ câu chuyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

9


* KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỤ THỂ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở HAI
LỚP 12 TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA NĂM HỌC 2016 – 2017 LÀ:
Khối lớp Tổng số
KẾT QUẢ XẾP LOẠI

10



Giỏi

học sinh

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

12A3

45


3

6,7
%

7

15,6
%

20

44,4
%

15

33,3
%

12A7

36

1

2,8
%

6


16,7
%

18

50,0
%

11

30,5
%

Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh không có kĩ năng viết đoạn
còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của hầu
hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong
đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn lơ mơ. Các em không biết trình bày đoạn
văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức. Nhiều bài viết
lủng củng sơ sài, lập luận không mạch lạc chặt chẽ. Các ý lộn xộn, không có lớp có
lang, ý lớn ý nhỏ không theo trình tự hợp lí. Đầu đoạn văn không viết hoa lùi đầu
dòng, các dòng khác thò ra thụt vào tuỳ tiện.
Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội
của học sinh còn nhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng
cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh
2.3.1.1. Khái niệm
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối

hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ
ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ,
các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung
khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đúng ở đầu hoặc cuối
đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của
đoạn.[4; 34].
2.3.1.2. Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn
- Cách diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề
mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung
chi tiết cụ thể ý tưởng của chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các
thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét,
đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.

11


- Cách qui nạp: là cách trình bày ý ngược lại với diễn dịch - đi từ các ý chi
tiết, cụ thể đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình
bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
- Cách tổng- phân- hợp: là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn
nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý
khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được
thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc
nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định
thêm giá trị của vấn đề.
Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ lớp 8, lớp 9 và được củng cố,
rèn luyện kỹ lưỡng hơn trong các bài học suốt ba năm bậc THPT.Tôi cũng mở rộng
hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng
học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương đồng, tương phản, đòn bẩy...

2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn
Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước:
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề
Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn
là gì? ( Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định hướng để viết
các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về
hình thức, ngữ pháp.
- Ví dụ, đề 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), bàn về câu nói của M.
Faraday: “ Mọi thứ rồi sẽ đi qua, chỉ còn tình người ở lại”.
Trong đề bài có sử dụng: Lời dẫn trực tiếp.
* Yêu cầu của đề:
- Nội dung: Bàn về giá trị vĩnh hằng của tình cảm con người trong cuộc sống.
- Hình thức: đoạn văn ngắn.
- Ví dụ, đề 2: Trong bài Thơ tự sự, nhà thơ Lưu Quang Vũ có viết: “Hạnh
phúc như bầu trời này vậy,/ Không chỉ dành riêng cho một ai.” Hãy bày tỏ quan
điểm của anh chị về ý kiến trên bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
Trong đề bài có sử dụng: Lời dẫn trực tiếp.
* Yêu cầu của đề:
- Nội dung: Hạnh phúc là của chung, ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc,
tất cả mọi người hãy biết kiếm tìm hạnh phúc cho mình và sẻ chia hạnh phúc cùng
người khác.
- Hình thức: đoạn văn ngắn.
Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn
Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan trọng.
Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ
đề. Có những đề không cho sẵn câu chủ đề, có đề cho sẵn câu chủ đề, có những đề
yêu cầu sửa một câu có lỗi thành câu đúng và dùng câu đó làm câu chủ đề, có đề lại
có phần dẫn ý, dựa vào đó ta có thể xác định được câu chủ đề.

12



- Ví dụ, đề 1: Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm
của anh/ chị về câu danh ngôn sau: “Đôi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu
bạn vẫn cứ đi, nó có thể là một con đường mới”.
Trong đề bài này câu danh ngôn đã gợi ý cho câu chủ đề, vì vậy có thể viết
câu chủ đề mở đoạn như sau: Cuộc đời mỗi con người như một cuộc hành trình dài
và không phải bất cứ lúc nào cuộc hành trình ấy cũng suôn sẻ và dễ dàng, câu danh
ngôn “ đôi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là
một con đường mới” như một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa về sự cố gắng, kiên trì vươn
lên trong cuộc sống.
Nhưng trong đề bài 2 của mục trên lại không có gợi ý cho câu chủ đề. Để viết
được câu chủ đề, ta phải nắm vững nội dung của hai câu thơ đề bài cho, từ đó xác
định câu chủ đề. Nội dung của hai câu thơ là: Hạnh phúc là món quà mà thượng đế
ban tặng cho mọi ngươi, ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc, tất cả mọi người
hãy biết kiếm tìm hạnh phúc cho mình và sẻ chia hạnh phúc cùng người khác.
Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý)
Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức
đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua
thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý.
- Để tìm được ý cho đoạn văn, cần xem xét vấn đề ở nhiều góc độ. Cách đơn
giản nhất là thử đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Nó (vấn đề) là gì? Nó (câu nói) như thế
nào? + Tại sao lại như thế?
+ Điều đó đúng hay sai, hay vừa đúng vừa sai?
+ Nó được thể hiện như thế nào (trong văn học, trong cuộc sống)?
+ Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống, với con người, bản thân…?
+ Cần phải làm gì để thực thi/hạn chế vấn đề/câu nói?
- Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi trên, có thể hình dung một đoạn văn
nghị luận cần được triển khai theo ba bước:

+ Thứ nhất: Giải thích:
Trước tiên, cần giải thích nghĩa cụ thể của các một số từ ngữ, khái niệm còn
ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. Sau đó giải thích ý nghĩa cả câu nói.
+ Thứ hai: Phân tích và chứng minh.
Lí giải vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề. Dẫn ra các ví dụ về những con người và sự
việc cụ thể trong đời sống, xã hội, lịch sử…
+ Thứ ba: Bình luận, đánh giá, mở rộng.
Khẳng định lại chân lí (bình luận, đánh giá). Mở rộng và nâng cao vấn đề: Phê
phán những hiện tượng đi ngược lại chân lí; Liên hệ bản thân để rút ra bài học.
Ví dụ,với đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), bàn về câu nói của M.
Faraday: “ Mọi thứ rồi sẽ qua, chỉ còn tình người ở lại”.
Cần xác định các ý:
- Lời giới thiệu để trích dẫn câu nói của M.Faraday
- Giải thích “Tình người” hiểu như thé nào
13


- Phân tích các biểu hiện của “Tình người” trong cuộc sống, lâý dẫn chứng
mình họa
- Vẫn còn một số người có lối sống vô cảm, không có “tình người”.
- Nhận thức về giá trị của tình người, hành động có tình người.
Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn
Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu
diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn
đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp (nếu có).
Ví dụ: Với đề trên ( bước 3) cần đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn, sắp xếp các
ý viết thành đoạn văn đủ số câu, đánh thứ tự các câu trong đoạn, trình bày thành
đoạn văn đảm bảo sự liên kết cả nội dung lẫn hình thức.
Khi chứng kiến nạn sóng thần xảy ra ở đất nước Nhật Bản qua màn ảnh nhỏ
cách đây gần 10 năm, tôi hỏi mẹ rằng: “Điều gì sẽ còn lại sau trận đại hồng thủy

vậy mẹ?” Mẹ chỉ ôm thật chặt tôi vào lòng mà nói rằng: “Đây chính là câu trả
lời”. Lúc đó tôi đã không hiểu những gì mẹ nói. Nhưng giờ thì tôi đã hiểu. Mẹ ơi,
con đã biết “Mọi thứ rồi sẽ đi qua, chỉ còn tình người ở lại”. “Tình người” là tình
cảm giữa con người với người, là sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những
lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu nói của M.Faraday khẳng định: không có gì là mãi
mãi, chỉ có tình người là còn tồn tại cho đến khi ta nhắm mắt xuôi tay. Trong cuộc
sống, ta thấy rất nhiều những người sẵn sàng dang rộng vòng tay để giúp đỡ mọi
người, bởi vì họ dễ xúc động hay họ từng trải qua trường hợp tương tự và không
muốn người khác phải chịu hoàn cảnh giống mình. Tình người đã tồn tại trong mỗi
con người từ lúc được sinh ra (Nhân chi sơ, tính bản thiện). Sau tiền tài, vật chất,
không gì ấm áp hơn một cái bắt tay, một nụ cười, một vòng tay ôm, một lời động
viên chân thành, vì những gì có hôm nay chưa chắc ngày mai sẽ còn đó. Tình
người đã giúp con người sống gần nhau hơn, làm được nhiều điều tốt đẹp hơn.
Nhưng bên cạnh đó, còn có những người vô tâm, vô cảm. Họ chỉ biết lo cho bản
thân, không quan tâm đến cuộc sống xung quanh. Khi thấy người bị nạn, thay vì
giúp đỡ, họ chỉ biết đứng nhìn, hay lấy trong túi ra một chiếc điện thoại để chụp
ảnh lại và đăng lên mạng xã hội rồi bày tỏ niềm thương xót. Và căn bệnh đó thực
sự ghê gớm, nhất là ở giới trẻ, họ nói thương nhưng không có hành động cụ thể thì
tình người đang mất dần đi. Chẳng những thế, hiện nay còn có những kẻ lợi dụng
lòng tốt của người khác để trục lợi. Nếu có cơ hội để nói với cả thế giới, tôi muốn
chia sẻ: Đừng sống vì bản thân mà hãy biết yêu thương người khác, dù khác màu
da, dân tộc. Hãy quan tâm nhau vì chúng ta là đồng loại. Xin đừng lợi dụng lòng
tốt của người khác để đạt lợi ích cá nhân. Tôi muốn thấy những người bị nạn được
cưu mang giúp đỡ. Đâu đó trên thế giới này còn có nhiều người đang âm thầm
giúp đỡ người khác mà không cần đền ơn báo đáp. Chúng ta, những thế hệ trẻ hãy
noi theo những tấm gương sáng về tình người ấy.
Trong đoạn trên, câu 1 là câu mở đoạn, nêu ý chủ đề của cả đoạn văn. Các câu
còn lại triển khai phần giải thích,phân tích, chứng minh và bàn luận về vấn đề.

14



Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoàn chỉnh
cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải học sinh
nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên phải thường
xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để hình thành kĩ năng
cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện qua việc thực hành viết
đoạn văn cho các em một cách có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp.
2.3.3. Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn cho học sinh bằng các dạng bài tập

2.3.3.1.Dạng bài tập nhận biết
- Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể, trên
cơ sở đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề.
Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm. Tuỳ từng đối tượng
học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các đoạn văn trình bày theo
cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao.
Ví dụ các bài tập 1, 2 dưới đây tôi dùng để triển khai cho học sinh đại trà, bài
tập 3 dùng cho học sinh khá giỏi.
Bài tập 1: Đoạn văn sau viết về vấn đề gì? Hãy xác định câu chủ đề, các từ
ngữ chủ đề của đoạn văn? Nội dung đoạn văn được triển khai như thế nào?
Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nó đe dọa đến sự
sống của toàn nhân loại. Bầu không khí không còn trong lành mà nó ngày càng trở
nên đậm đặc bởi bụi đất và khí thải từ những nhà máy ở các khu công nghiệp thải
ra. Lượng bụi ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đến mức nguy hiểm, 100
microgam/m, cao gấp 3 lần giới hạn của một số nước. Nguồn nước sạch bị cạn
kiệt. Sông, ngòi, kênh, rạch bị tắc nghẽn, nước đặc sánh, hôi thối đang là nguồn
phát sinh nhiều dịch bệnh cho con người. Có thể nói, môi trường đang bị giết chết
bởi bàn tay của con người. Xã hội ngày càng phát triển, phương tiện giao thông
ngày càng hiện đại, nhà máy, kh công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều thì môi

trường sống của chúng ta ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn. Hãy cứu lẫy môi
trường là việc làm thiết thực để cứu lấy sức khỏe của mỗi chúng ta. Đó cũng là việc
làm thiết thực chúng ta cần làm ngay và bền bỉ, lâu dài.
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu
chủ đề, 10 câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn
văn nghị luận có kết cấu diễn dịch bàn luận về nạn ô nhiễm môi trường. Từ ngữ chủ
đề: Ô nhiễm môi trường, bầu không khí,khí thải, nguồn nước…
Bài tập 2: Đoạn văn sau được triển khai theo cách thức nào, xác định vấn đề
được bàn luận trong đoạn.
Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, không hèn nhát, dám đứng lên
chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ công lý, chính nghĩa. Dũng cảm là phẩm chất
tốt đẹp của con người ở mọi thời đại. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, dũng cảm chính là những người lính với tinh thần sẵn sàng xả thân để bảo vệ
nền độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày nay, trên mặt trận lao động sản xuất, đấu
tranh phòng chống lại tội phạm, các chiến sĩ công an đã anh dũng chống chọi với

15


các đối tượng xấu để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, các chiến sĩ ngày
đêm bám biển để giữ vững chủ quyền dân tộc, hay đó là những người không quản
khó khăn nguy hiểm cứu giúp những người bị nạn…Tránh nhầm lẫn lòng dũng
cảm chân chính với sự liều lĩnh, bất chấp pháp luật đến mù quáng. Còn có những
người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh chống lại những cái ác, bất công
vô lí. Mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình tinh thần dũng cảm từ những hành
động nhỏ nhất hàng ngày như: dám nhận trách nhiệm khi mắc lỗi, dám nói đúng
sự thật. Lòng dũng cảm là phẩm chất cao quý của mỗi con người.
Đoạn văn được triển khai theo cách thức quy nạp (câu chủ đề cuối đoạn), bàn
luận về Lòng dũng cảm- một trong những phẩm chất cao quý của con người.
Bài tập 3: Chỉ ra kết cấu, thao tác lập luận và đặt nhan đề cho đoạn văn sau:

Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền
của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống
rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải
luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng mình rất
rõ.Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng
bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư.Anh có quyền
hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ra ngoài hành lang mà
hút. Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút
thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu.
Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác. Bố và anh hút, chú bác
hút, không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu
Đoạn văn triển khai theo kết cấu song hành, sử dụng thao tác lập luận bác bỏ,
có thể đặt nhan đề là : Tác hại nguy hiểm của thuốc lá.
2.3.3.2. Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn
Bài tập 1: Từ câu chủ đề sau: “Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của
phẩm giá con người”. Hãy viết tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn
văn theo cách Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp.
* Gợi ý:
- Dùng câu chủ đề trên làm câu mở đoạn.
- Viết nối tiếp bằng những câu sau:
Nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. Là cách con người trao
cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có ý vụ lợi, không mong muốn được
nhận lại điều gì từ người kia. Lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn
với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Từ ngàn đời xưa
cha ông thường nhắc nhở, răn dạy: “Lá lành đùmlá rách”, “Thương người như
thể thương thân”…, từ đó mà lòng nhân áitrở thành truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. Trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết cho
dân tộc, đem đến những thắng lợi cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương,
đất nước. Ngày nay, đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn có nhiều người sống với
hoàn cảnh khó khăn: người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ,

người dân bị hạn hán, lũ lụt…thực sự rất cần sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi
16


người. Nếu không có những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, thực sự thật khó để họ quay
lại cuộc sống bình thường. Lòng nhân ái không chỉ giúp họ khắc phục khó khăn
mà còn khiến tim ta rộng mở hơn. Bên cạnh đó còn có nhiều người sống vo cảm,
ích kỷ, không biết cảm thông, chia sẻ với người khác mà chỉ lo nghĩ cho bản thân.
Lòng nhân ái khiên cho con người xích lại gần nhau hơn. Sống yêu thương nhau là
một cách chúng ta làm giàu đẹp cho tâm hồn của chính bản thân mình.
2.3.3.3. Viết đoạn văn không cho sẵn câu chủ đề.
Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh có kĩ năng tổng hợp hơn. Không chỉ
biết xác định câu chủ đề mà còn biết trình bày đoạn văn theo cách lập luận mà đề
yêu cầu.
Ví dụ: Viết đoạn văn diễn dịch trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói :
“Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì
làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”
Yêu cầu của bài tập:
- Hình thức: Viết đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đầu đoạn.
- Nội dung: Nói về sự bứt phá, nghị lực vươn lên và cũng có thể hiểu là sự dấn
thân, dám đương đầu của con người trước muôn vàn khó khăn, trắc trở. .
Con đường đi đến thành công sẽ rộng mở hơn nếu mỗi chúng ta dám cháy hết
với những đam mê, hoài bão của mình. Điều này được đúc kết từ chân lí sống của
Nazim Hikmet: “Nếu tôi không cháy lên, nếu anh không cháy lên, nếu chúng ta
không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”. Đó là một triết lí
sống cao đẹp đầy ý nghĩa. “Cháy lên” là sự phát sáng , bùng cháy, lan tỏa hơi ấm
trong không gian. Nhà thơ đã mượn hình ảnh ” cháy lên” để nói về sự bứt phá,
nghị lực vươn lên và cũng có thể hiểu là sự dấn thân , dám đương đầu của con
người trước muôn vàn khó khăn, trắc trở. Bóng tối là biểu trưng cho cái xấu , cái
ác, nó đi ngược lại với những điều tốt đẹp trong cuộc sống như lòng nhân hậu vị

tha, dũng cảm.Qua đó Nazim muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp: nếu chúng
ta không dám hành động, không dám dấn thân, đứng lên thì bóng đêm sẽ mãi ngự
trị , ánh sáng không thể xuất hiện cũng như những điều tốt đẹp ấy không thể tồn tại
trên đời! Vì cuộc đời không phải là thảm trải đầy hoa hồng nên chúng ta luôn phải
vươn mình để khẳng định bản thân và để trưởng thành hơn. Xung quanh ta có biết
bao người kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Họ là những con người dám sống
hết mình, không ngừng nỗ lực và dám đối mặt với thất bại để đạt được mục tiêu
của mình . Đâu đó cũng có những người dám đứng lên bênh vực chính nghĩa, dám
đấu tranh vì một tương lai tươi sáng hơn. Chúng ta không thể không nhắc đến
những con người bằng tài năng, sức lực cùng với khối óc đầy đam mê và nhiệt
huyết đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho xã hội, đất nước.Có thể kể đến
Wilma Rudolph, một cô bé có đôi chân gần như bị liệt nhưng vẫn cố gắng tập
luyện để theo đuổi ước mơ điền kinh của mình. Sau nhiều năm khổ luyện, cô bé
ngày nào đã trở thành Nữ vận động viên xuất sắc nhất năm 1960. Hay nghệ sĩ
Violon Perlman thường phải chống nạng để biểu diễn do căn bệnh bại liệt. Ấy vậy
mà khúc nhạc của ông đã lay động hàng triệu trái tim hơn cả thế khúc nhạc ấy
được tấu lên bởi


17


một ý chí dũng cảm, vượt lên khó khăn để theo đuổi hoài bão. Đó là minh chứng
sáng cho tinh thần chiến thắng nghịch cảnh, không ngừng “cháy lên” và đem ánh
sáng cho đời. “Cháy lên” sẽ giúp con người sống có chí hướng, bản lĩnh vững
vàng để bước qua mọi thử thách, Nó giúp con người biết quý trọng từnggiây phút
trong cuộc đời, biết đem ngọn lửa của mình thắp sáng cho bầu trời nhân loại.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Qua một năm thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của học sinh tăng
lên rõ rệt sau từng kỳ học. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành thạo, đảm bảo

sự liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tôi đã khảo sát, kiểm
chứng kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viết đoạn của học sinh hai
lớp 12 để đối chứng so với đầu năm chưa triển khai thực hiện đề tài.
Đề bài dùng để khảo sát: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, Lý Lan viết:
“Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:
đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con”.
Từ sự hiểu biết và thực tế của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận
khoảng 200 chữ về tính tự lập và sự chủ động hòa nhập với thế giới xung quanh.
* KẾT QUẢ ĐIỂM KHẢO SÁT KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ
HỘI CỦA HỌC SINH HAI LỚP 12 TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA SAU
KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Tổng
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Khối lớp

Đầu

số học
sinh

Giỏi

Khá

TS

%
6,7%

TS


Yếu

%

TS

%

TS

%

7

15,6
%

20

44,4

15

33,3%

12A3

45


3

12A7

36

1

2,8% 6

16,7
%

18

50,0
%

11

30,5%

12A3

45

10

26,3% 20


44,2
%

12

26,5
%

3

6,6%

12A7

36

8

22,3% 14

38,8
%

12

33,3
%

2


5,6%

năm

Cuố
i
năm

Trung bình

So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khá
giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm. Dưới đây là thống kê số liệu tăng, giảm cụ thể:

18


BẢNG SO SÁNH ĐỐI CHỨNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU KHI
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN.
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
TS

%

12A3

+7


+ 19,6%

12A7

+8

+ 19,5%

TS

%

TS

%

TS

%

+13 + 26,6%

-8

- 17,9%

- 12 - 26,7%

+8 + 22,1%


-6

-16,7%

-9

- 24,9%

( Kí hiệu: + là tăng; - là giảm).
Nhìn vào bảng so sánh đối chứng ta thấy sau khi thực hiện đề tài số học sinh
đạt điểm giỏi khi thực hành kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội của lớp 12A3
tăng 19,6%, lớp 12A7 tăng 19,5%. Số học sinh đạt điểm khá của 12A3 tăng 26,6%,
12A7 tăng 22,1%. Số học sinh đạt điểm trung bình 12A3 giảm 17,9%, 12A7 giảm
16,7%. Số học sinh bị điểm yếu của 12A3 giảm 26,7%, 12A7 giảm 24,9%. Kết quả
này cũng được khẳng định một cách khách quan qua các bài kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra kết thúc học kỳ và khảo sát bồi dưỡng môn Ngữ
văn của trường THPT Hoàng Lệ Kha trong năm học vừa qua. Kết quả như trên đã
nằm ngoài dự kiến và mong muốn của người thực hiện đề tài. Mong rằng kết quả
này sẽ được tiếp tục khẳng định qua kỳ thi THPT Quốc gia trong các năm học tới.

19


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm được rút từ thực tế giảng dạy, qua quá trình hướng dẫn
học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Những giải pháp thực hiện đã giúp học
sinh nhất là đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống có kĩ năng viết đoạn văn,
bài văn nghị luận. Như chúng ta đã biết, trên thực tế, đoạn văn là một phần của văn

bản. Khi các em có kĩ năng viết đoạn thành thạo thì cũng nâng cao kĩ năng viết bài
tập làm văn. Các kĩ năng dựng đoạn trong phạm vi đề tài này đều là những kĩ năng
có thể sử dụng hiệu quả khi viết các đoạn thân bài của bài nghị luận về tác phẩm
truyện, đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ.
Mặc dù khi viết đoạn văn nghị luận xã hội cần phải có kĩ năng phân tích, nhận
diện các dạng đề (trong phạm vi đề tài này tôi không đề cập đến) nhưng các kĩ năng
dựng đoạn đã thực hiện trong đề tài cũng đã góp phần nâng cao kĩ năng làm văn
nghị luận, nhất là nghị luận xã hội cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng
học tập của học sinh ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường cũng như khả năng tạo
lập văn bản khi bước vào cuộc sống, giúp cho các em luôn có khả năng lập luận
mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục khi trình bày một vấn đề, một ý tưởng.
3.2. Kiến nghị:
- Giáo viên cần cho học sinh nắm vững kiến thức về đoạn văn: Khái niệm, cách
trình bày nội dung trong đoạn văn. Phải điều tra khảo sát thực tế và tuỳ theo đối
tượng học sinh khá, giỏi hay trung bình, yếu mà vận dụng lựa chọn các dạng bài
tập phù hợp. Qua đó mà củng cố hoặc nâng cao kiến thức về đoạn văn, rèn luyện kĩ
năng dựng đoạn văn cho học sinh.
- Học sinh nắm vững kỹ năng viết đoạn văn, kiến thức về các vấn đề xã hội (qua
các giờ học phân môn Văn và các kênh thông tin) để có nội dung thực hành khi viết
đoạn.Viết đoạn văn cũng cần kiên trì và quyết tâm, tập viết và viết nhiều lần, vừa
viết vừa rút kinh nghiệm sẽ được đoạn văn đúng, đoạn văn hay và hấp dẫn.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở trường THPT
Hoàng Lệ Kha. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân
và mới áp dụng trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý kiến,
trao đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến nhân rộng của đề tài để
kết quả giáo dục nói chung, dạy và học văn nói riêng của học sinh ngày càng được
nâng cao.
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017.
XÁC NHẬN CỦA

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ:
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện:

20


21


×