Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần bài học nhận thức và hành động trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.79 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
PHẦN “BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG”
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH LỚP 9

Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lam Sơn
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
SKKN môn: Ngữ Văn

THANH HÓA NĂM 2017
1


1. MỞ ĐẦU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Tập làm văn là phân môn có vai trò quan trọng trong sự phát triển tư duy
của con người và trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học
sinh. Trong xu thế đổi mới, việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung, phân môn
Tập làm văn nói riêng ngày càng được chú trọng, nhất là kiểu bài nghị luận xã
hội.
Từ năm học 2009 - 2010 trong các đề thi môn Ngữ văn (cả thi học kì II và
thi vào lớp 10 THPT), bên cạnh câu nghị luận văn học, đề bài còn yêu cầu bắt
buộc các thí sinh phải viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 30 dòng) bàn
về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội như: Ô nhiễm môi trường,
an toàn giao thông, tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, quan điểm “cho”


và “nhận” trong cuộc sống,... Thang điểm dành cho phần này khá cao chiếm
3/10 điểm toàn bài thi. Qua thực tế giảng dạy và chấm thi học kì II lớp 9 nhiều
năm gần đây, tôi thấy một thực tế là: số học sinh làm tốt, đạt điểm tối đa (3.0
điểm) cho câu nghị luận xã hội không nhiều hoặc có làm được thì điểm bài thi
không cao. Bởi vì, nghị luận xã hội là kiểu bài Tập làm văn khó đối với lứa tuổi
học sinh Trung học cơ sở. Khi làm kiểu bài này, các em gặp không ít khó khăn
về cả nội dung và phương pháp, nhất là khó khăn khi viết phần “Bài học nhận
thức và hành động”.
Hiện nay, có nhiều bài viết, sách tham khảo hướng dẫn về cách làm bài
văn nghị luận xã hội. Tuy nhiên không có tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn
của học sinh về phương pháp viết phần “Bài học nhận thức và hành động” trong
văn nghị luận xã hội. Khi viết phần này học sinh thường mất nhiều thời gian và
mắc các lỗi: thiếu ý, sáo rỗng, rập khuôn, máy móc ...
Là giáo viên trực tiếp dạy môn Ngữ văn 9 nhiều năm, tôi luôn mong
muốn giúp học sinh lớp 9 có kĩ năng làm tốt bài văn nghị luận xã hội - kiểu bài
bàn luận nhiều vấn đề rất thiết thực của đời sống. Qua đó các em bày tỏ được
thái độ, suy nghĩ, nhận xét,... của bản thân trước các vấn đề ấy một cách đúng
đắn, chân thật và sắc sảo. Từ những vấn đề xã hội được tiếp cận, hình thành kĩ
năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề và góp phần làm phong phú thêm đời sống
tâm hồn, tình cảm của học sinh.
Trên đây là những lí do tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Phương pháp rèn
luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong
văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về văn nghị luận xã hội. Rèn cho
học sinh lớp 9 có các kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội nói chung, đoạn văn
phần “Bài học nhận thức và hành động” nói riêng.
- Tìm ra phương pháp giảng dạy khoa học có hiệu quả nhất, phát huy tính
chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo học sinh là trung tâm
2



trong tất cả các hoạt động Dạy - Học.
- Góp phần nâng cao năng lực học Ngữ văn của học sinh. Qua đó giúp các
em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu: Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn
phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học
sinh lớp 9.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp luận: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu, các sách tham
khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp dùng số liệu: Thể hiện qua các bảng số liệu điều tra.
3. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành qua thực tiễn dạy học.
4. Phương pháp đối sánh: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi vận
dụng đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
hoặc nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan
hệ, mọi hoạt động của con người trong các lĩnh vực đời sống xã hội như: chính
trị, kinh tế, giáo dục, môi trường, dân số...
Bài nghị luận xã hội có thể đề cập tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy
nhiên, trong chương trình Ngữ văn 9, vấn đề thường được đề cập trong kiểu bài
nghị luận xã hội là: một sự việc hiện tượng đời sống; một tư tưởng đạo lí hoặc
một vấn đề được rút ra từ một tác phẩm văn học, một câu ngạn ngữ, danh ngôn,
châm ngôn.
Bài văn nghị luận xã hội được ứng dụng một cách rộng rãi trong đời sống xã
hội. Nó giúp học sinh nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật, khách quan các vấn

đề liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Để từ đó có sự định hướng tốt
cho sự phát triển tích cực của học sinh theo quy luật vận động của xã hội. Vì vậy
học văn nghị luận xã hội là một yêu cầu thiết thực trong học tâp của học sinh
bậc THCS.
Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng đã được chú trọng nhiều, nhất là
kiểu bài nghị luận xã hội. Từ đó mở ra nhiều hướng suy nghĩ mới, yêu cầu giáo
viên phải tự nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong
quá trình giảng dạy để chất lượng “học” của học sinh được nâng cao. Một trong
số những phương pháp đó là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng viết tốt đoạn
văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong bài văn nghị luận xã hội.
3


2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình giảng dạy Ngữ văn 9 nhiều năm qua, đặc biệt là khi giảng
dạy kiểu bài nghị luận xã hội, tôi luôn trăn trở trước thực trạng: nhiều học sinh
viết bài văn nghị luận xã hội chưa đạt yêu cầu, nhiều bài văn chưa rút ra bài học
nhận thức và hành động của bản thân từ vấn đề đang nghị luận hoặc có rút ra bài
học nhưng còn sáo sỗng, rập khuôn, máy móc. Vì vậy, chất lượng các bài viết
Tập làm văn số 5 (văn nghị luận xã hội) và câu hỏi nghị luận xã hội trong bài thi
học kì II, bài thi vào lớp 10 THPT của học sinh còn thấp.
Hai năm học: 2015 - 2016 và 2016 - 2017, khi nhận nhiệm vụ dạy Ngữ văn
lớp 9, đầu học kì II, tôi đã đưa ra bài tập để khảo sát thực trạng làm văn nghị
luận xã hội của học sinh lớp 9B (năm học: 2015 - 2016), lớp 9C (năm học 2016
- 2017) với đề bài: Viết đoạn văn theo cách diễn dịch (khoảng 10-15 dòng) bàn
về tình trạng thiếu trung thực trong thi cử ở một số học sinh hiện nay, liên hệ
bản thân.
Kết quả khảo sát:
Lớp/Năm học



số Điểm giỏi
SL

%

Chất lượng bài khảo sát
Điểm khá
SL

%

Điểm TB
SL

Điểm yếu

%

SL

%

9B (NH: 2015-2016)

40

0


8

20,0

22 55,0

10

25,0

9C ( NH: 2016-2017)

33

0

6

18,2

19 57,6

8

24,2

Kết quả khảo sát hai lần cho thấy không có bài làm nào của học sinh đạt
điểm giỏi; số học sinh đạt điểm khá còn ít; số học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu
còn nhiều. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên ? Qua tìm hiểu tôi thấy
do một số nguyên nhân sau:

* Về khách quan: Theo phân phối chương trình, thời lượng trên lớp để học
sinh nắm lý thuyết về kiểu bài nghị luận xã hội không nhiều, chỉ có 5 tiết cho hai
dạng bài (Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Tiết 100: Cách
làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; Tiết 109: Nghị luận về
một vấn đề tư tưởng, đạo lí; Tiết 113,114: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí).
* Về phía giáo viên: Khi dạy phần này, giáo viên phải giảng nhiều, đôi lúc
còn làm thay trò vì một số học sinh năng lực nắm bắt kiến thức chưa cao, sự
hiểu biết xã hội chưa nhiều.
* Về phía học sinh.
- Nhiều học sinh chưa có động cơ, thói quen học tập đúng. Việc chuẩn bị bài,
soạn bài trước khi đến lớp còn sơ sài. Không ít học sinh có tâm lí ngại học văn,
nhất là khi phải tạo lập bài văn nghị luận xã hội.
- Do tuổi đời của học sinh chưa nhiều, khả năng nhận thức chưa cao, va chạm
thực tế cuộc sống còn ít nên dẫn đến vốn sống, kinh nghiệm sống, sự hiểu biết
4


xã hội của các em không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
- Ý thức tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát mà
không mang tính nhận thức, cho nên có khi các em biết mà không nói được vấn
đề một cách rõ ràng, không trình bày vấn đề cặn kẽ, sâu sắc như yêu cầu, đặc
biệt là khi viết phần “Bài học nhận thức và hành động” trong bài văn nghị luận
xã hội.
- Nhiều học sinh chưa có thói quen đọc sách tham khảo văn học, sách khoa
học thường thức ... nên vốn hiểu biết xã hội chưa nhiều.
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy việc nghiên cứu, thực hành “Phương pháp
rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động”
trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” là một việc làm thiết thực.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.3.1 Giải pháp
2.3.1.1 Giáo viên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham khảo, trao đổi thảo luận với
đồng nghiệp. Tìm hiểu kĩ cuốn “Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9” và các tài
liệu tham khảo khác. Tìm hiểu tâm lí học sinh lớp 9.
2.3.1.2 Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng viết đoạn văn
phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội.
2.3.1.3 Xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài
- Rèn luyện thông qua việc dạy học Tự chọn Ngữ văn 9
- Rèn luyện thông qua các tiết học phân môn Tập làm văn trên lớp và việc
học bài ở nhà của học sinh
- Qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Cụ thể:
a. Trong quá trình dạy giáo viên giúp học sinh ôn tập những kiến thức về văn
nghị luận xã hội đã học ở lớp 9 qua các tiết học Tự chọn trên lớp.
b. Giáo viên thu vở Bài tập Ngữ văn 9 để chấm, sửa lỗi cho các em. Khi
chấm vở bài tập hoặc khi các em trình bày bài tập trên lớp (trong tiết học Ngữ
văn cũng như tiết học Tự chọn), giáo viên nên cho học sinh điểm và có cộng
điểm cho tinh thần tự giác, tích cực trong học tập. Từ đó học sinh có hứng thú
làm bài tập ở nhà cũng như trên lớp.
c. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài
tập trên lớp, biết động viên khuyến khích tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp
thời. Đồng thời có biện pháp đối với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ,
ỷ lại.
d. Qua các tiết trả bài, đặc biệt là tiết Trả bài Tập làm văn số 5 giáo viên tập
trung chữa những lỗi của học sinh nhất là lỗi phần “Bài học nhận thức và hành
động” để học sinh nhận ra ưu điểm, nhược điểm của mình. Từ đó học hỏi cái
5


hay của các bạn trong lớp, rút kinh nghiệm cho mình trong các bài kiểm tra hoặc

bài thi vào Trung học phổ thông.
2.3.2 Các biện pháp tổ chức thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn nghị luận xã hội, giáo viên cần
giúp học sinh lớp 9 củng cố lí thuyết, tăng cường thực hành, rèn kĩ năng làm bài
văn nghị luận xã hội nói chung và kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận
thức và hành động” nói riêng.
Lí thuyết làm văn nghị luận xã hội không nhiều, chủ yếu tập trung vào
những đơn vị kiến thức sau: tìm hiểu chung về văn nghị luận xã hội; cách làm
bài văn nghị luận xã hội. Trong đó phần tìm hiểu chung chủ yếu để học sinh
nhận diện khái niệm về: các dạng nghị luận xã hội; các chủ đề của văn nghị luận
xã hội; các thao tác lập luận cơ bản. Phần cách làm bài nghị luận xã hội trong
chương trình Ngữ văn 9, giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững các bước làm hai
dạng bài: nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí. Cuối cùng giáo viên tập trung rèn kĩ năng thực hành cho học sinh.
2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố lí thuyết.
A. Kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a1. Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là
bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê
hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
a2. Yêu cầu:
- Về nội dung: bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích
mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ,
ý kiến nhận định của người viết.
- Về hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ
xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.
a3. Những vấn đề nghị luận: Đó là những vấn đề mang tính thời sự, thiết thực,
được mọi người quan tâm: Ô nhiễm môi trường, dân số và sự gia tăng dân số,
các tệ nạn xã hội… ; các thói hư tật xấu trong đời sống (bệnh lề mề, bệnh vô
cảm, không trung thực trong thi cử…); các cá nhân điển hình, những tấm gương
người tốt việc tốt…

B. Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
b1. Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức, lối sống..... của con người.
b2. Yêu cầu:
- Về nội dung: bài viết phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách
giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của
một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức: bài viết phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ,
6


lời văn chính xác sinh động.
b3. Những vấn đề nghị luận: Đề tài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí rất phong
phú, bao gồm ba lĩnh vực chính sau: Các vấn đề về đạo lí, truyền thống (lòng
yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tình mẫu tử, tình anh em,
tình đồng bào, tình thầy trò...); các vấn đề về phẩm chất đạo đức (tính trung
thực, dũng cảm, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…); các
vấn đề về mục đích, lí tưởng sống, về cách ứng xử, những hành động cao cả của
con người trong cuộc sống...
C. Phân biệt hai dạng bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu và phân biệt được điểm giống và khác
nhau chủ yếu của hai dạng bài này.
a. Giống nhau: Đều là kiểu bài Nghị luận xã hội.
b. Khác nhau: Điểm khác nhau chủ yếu là xuất phát điểm và lập luận.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Xuất phát từ thực tế đời sống
(sự việc, hiện tượng) để khái quát thành những vấn đề tư tưởng và bày tỏ thái độ
của người viết
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Từ một tư tưởng, đạo lí, dùng lập
luận, giải thích, phân tích… để làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lí, rồi vận dụng sự

thật đời sống để chứng minh nhằm khẳng định (hay phủ định) một tư tưởng nào
đó, thuyết phục người đọc nhận thức đúng vấn đề tư tưởng, đạo lí đó.
2.3.2.2 Phương pháp rèn kĩ năng tích lũy kiến thức xã hội
Đề tài của bài văn nghị luận xã hội thường hướng vào những vấn đề có tính
thời sự, có ý nghĩa thiết thực và cấp bách đối với toàn xã hội; tập trung bàn bạc,
trao đổi về một vấn đề nào đó có liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội về mặt
vật chất hoặc tinh thần của con người. Vì vậy, khi giảng dạy giáo viên cần chú ý
rèn cho học sinh kĩ năng tích lũy kiến thức xã hội. Cụ thể là :
- Giáo viên định hướng kiến thức mà kiểu bài đề cập, nhất là những vấn đề
đang được xã hội quan tâm, mang tính thời sự cao để học sinh tự xâu chuỗi, tự
bổ sung kiến thức thông qua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng, bạn
bè hoặc thầy cô.
- Yêu cầu học sinh tích hợp kiến thức từ những môn học khác như : Địa lí,
Lịch sử, GDCD… (Tích hợp ngang)
- Hướng dẫn học sinh liên kết kiến thức bộ môn ở các cấp học, lớp học
(Tích hợp dọc); kiến thức từ thực tế cuộc sống, kĩ năng sống của các em…
2.3.2.3 Phương pháp rèn kĩ năng thực hành.
2.3.2.3.1 Phương pháp rèn kĩ năng lập dàn ý.
Trong thực tế, học sinh hay làm bài Tập làm văn theo cảm tính, nghĩ gì viết
nấy, nghĩ đến đâu viết đến đó, không có thói quen lập dàn ý nên nhiều bài viết
7


có tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”. Mặt khác, đoạn văn phần “Bài học nhận
thức và hành động” nằm cuối phần thân bài của bài nghị luận xã hội. Vì vậy,
trước khi viết đoạn văn này, học sinh cần lập dàn ý cho đề bài để thấy được tính
hệ thống, tính chỉnh thể và logic của bài Tập làm văn nói chung bài văn nghị
luận xã hội nói riêng. Để rèn kĩ năng lập dàn ý cho học sinh, giáo viên yêu cầu
học sinh phải:
1. Nắm vững dàn ý chung của từng dạng bài nghị luận xã hội đã học.

* Dàn ý bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
- Mở bài: + Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận.
+ Nêu vấn đề đặt ra, cần nghị luận trong sự việc, hiện tượng đó.
- Thân bài:
+ Nêu thực trạng của sự việc, hiện tượng.
+ Xác định nguyên nhân của thực trạng trên.
+ Bàn luận, đánh giá các mặt: đúng - sai, phải - trái, lợi - hại.
+ Nêu suy nghĩ, bài học nhận thức và hành động của bản thân về vấn
đề được bàn luận
- Kết bài: Kết luận, khẳng định, lời khuyên.....
* Dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Mở bài: + Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn luận.
+ Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu chứa nội dung của tư tưởng đạo lí.
Giới thiệu nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai.
- Thân bài: + Giải thích nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
+ Bàn luận, phân tích các khía cạnh của vấn đề; bác bỏ, phê phán
những sai lệch (nếu có)
+ Khẳng định chung, nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận.
+ Liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Kết bài: Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
2. Cách trình bày dàn ý: chỉ ghi những ý chính (luận điểm, luận cứ tiêu
biểu) chứ không viết thành câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh.
3. Phương pháp lập dàn ý:
- Giáo viên hướng dẫn HS xác lập những ý chính, ý cơ bản cần trình bày
trong bài văn. Đối với văn nghị luận nói chung, văn nghị luận xã hội nói riêng,
lập dàn ý là xác lập hệ thống các luận điểm, luận cứ, cách lập luận để giải quyết
vấn đề nghị luận.
- Sắp xếp các luận điểm trong bài văn, các luận cứ trong từng luận điểm theo
trình tự hợp lí phù hợp với cách lập luận đã chọn.
8



2.3.2.3.2 Phương pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và
hành động” trong bài văn nghị luận xã hội.
a. Yêu cầu chung.
a1. Yêu cầu về đoạn văn:
- Về hình thức: Đoạn văn bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng
dấu chấm xuống dòng.
- Về nội dung: Đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” phải thể hiện
được bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong tư tưởng, tình cảm,
lối sống của bản thân; đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành
động cụ thể.
- Vị trí của đoạn văn: ở cuối phần thân bài.
a2. Khi vận dụng viết đoạn văn: Học sinh phải thể hiện sự rõ sự “sáng tạo” của
mình. Giáo viên cần giảng cho học sinh nhận thức được sáng tạo trong bài văn
nghị luận được biểu thị trên nhiều mặt: sáng tạo trong cách đặt vấn đề, giải
quyết vấn đề, sáng tạo trong phương thức lập luận và trình bày dẫn chứng.
Giáo viên giải thích để học sinh hiểu: Sáng tạo không có nghĩa là làm mới
tất cả. Tính sáng tạo thể hiện ở việc làm theo mẫu một cách có cải tiến, không
nhất thiết phải theo con đường quen thuộc. Cần làm phong phú sâu sắc vấn đề
bằng cách đưa ra những kiến giải mới, có ý nghĩa phát hiện độc đáo của cá nhân.
Học sinh cần nắm được: Sáng tạo trong văn nghị luận là yếu tố sống còn, vì
nó là vấn đề thuyết phục lòng người trong giao tiếp. Sự chặt chẽ, thống nhất
trong lập luận, sự cô đọng trong nội dung, sức thu hút của cái mới lạ trong thông
tin và truyền đạt thông tin được xử lí một cách đúng mức càng làm tăng thêm
tính chất sáng tạo của văn nghị luận, nhất là phần “Bài học nhận thức và hành
động”.
b. Phương pháp viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động”
b1. Phương pháp:
- Từ sự bàn luận, đánh giá vấn đề nghị luận để rút ra bài học nhận thức trong

cuộc sống, trong tư tưởng, tình cảm. Thực chất là trả lời các câu hỏi: Từ vấn đề
bàn luận em hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối
sống của bản thân? (nếu vấn đề nghị luận có tính nhân văn thì cần học tập, noi
theo; nếu vấn đề nghị luận là một sự việc, hiện tượng xấu, có tác hại thì cần đấu
tranh, loại bỏ).
- Từ bài học nhận thức rút ra bài học hành động: Đề xuất phương châm đúng
đắn, phương hướng hành động cụ thể. Thực chất là trả lời các câu hỏi: Phải làm
gì? Cần làm như thế nào?
Lưu ý: - Người viết phải hiểu rõ vấn đề nghị luận. Từ đó thể hiện chính kiến,
bộc lộ công khai lập trường, quan điểm, tư tưởng của mình. Đồng thời có những
nhận định đánh giá đúng đắn; biết đề xuất những ý kiến, đưa ra những đề nghị,
giải pháp thích hợp đối với vấn đề xã hội được nghị luận .
9


- Phần “Bài học nhận thức và hành động” phải mang tính thời sự cao, định
hướng tư tưởng và hành động cho người đọc.
- Mặt khác để viết tốt phần này buộc học sinh phải hiểu và nắm được yêu
cầu toàn bài nghị luận xã hội. Như vậy tùy thuộc vào vấn đề nghị luận mà đề bài
đưa ra, học sinh sẽ có định hướng viết riêng. Và có thể cùng một vấn đề bàn
luận, mỗi học sinh có thể đưa ra những kiến giải, những phát hiện độc đáo của
riêng mình nhưng không được sai lạc với yêu cầu chung của toàn bài và yêu cầu
chung của phần “ Bài học nhận thức và hành động”.
- Đoạn văn phần "Bài học nhận thức và hành động" phải có sự liên kết về cả
nội dung và hình thức với các đoạn văn khác trong bài văn.
b2. Bài tập vận dụng
Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi xin đưa ra một số bài tập trong hệ thống
bài tập mà tôi đã sử dụng khi giảng dạy để kết hợp rèn cả hai kĩ năng: kĩ năng
lập dàn ý và kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong
văn nghị luận xã hội.

* Dạng bài tập Nghị luận về một sự việc, hiện tượng.
Bài tập 1: Cho đề văn:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tình yêu
biển đảo quê hương.
a. Lập dàn ý cho đề văn trên.
b. Từ dàn ý của bài tập 1a, em hãy viết đoạn văn trình bày phần "Bài học nhận
thức và hành động".
Gợi ý: a. Lập dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo yêu cầu sau:
* Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của
người Việt Nam.
- Nêu luận đề: Nói về vai trò của biển, nhà thơ Huy Cận viết:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào
Trong tình hình hiện nay, tình yêu biển đảo quê hương được mọi người dân
Việt thể hiện bằng nhiều hình thức với những hành động cụ thể.
* Thân bài:
1. Giải thích nội dung của ý thơ
- Biển rất giàu và đẹp: là nơi cung cấp nguồn hải sản vô cùng phong phú.
10


- Biển cả đối với ngư dân là ân nghĩa, thủy chung, bao la như lòng mẹ, che
chở nuôi sống họ lớn lên, bao bọc họ với một tình cảm thật trìu mến thân
thương.
2. Bàn luận:
- Khẳng định được vai trò của biển đảo đối với đời sống con người (về phát
triển kinh tế, về giao thông đường biển và quốc phòng an ninh..)

- Bàn về tình yêu đối với biển đảo quê hương cần có thái độ nghiêm túc thể
hiện được trách nhiệm công dân với những biểu hiện cụ thể (có dẫn chứng)
3. Bài học nhận thức và hành động
- Thể hiện tình yêu biển đảo, yêu đất nước bằng những hành động cụ thể,
thiết thực phù hợp với lứa tuổi của mình.
- Thể hiện thái độ của bản thân đối với sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan
Hải Dương 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, việc tạo
ra những hòn đảo nhân tạo trên vùng biển nước ta...
* Kết bài: Khẳng định tình yêu biển đảo quê hương của người Việt Nam.
Gợi ý: b. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh từ
những ý trong phần (3) của dàn ý. Tuy nhiên khuyến khích sự sáng tạo trong
cách diễn đạt và suy nghĩ của các em.
- Đoạn văn tham khảo: Bài làm của học sinh Nguyễn Phương Mai – Năm học
2016-2017.

11


Bài tập 2:
Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao
nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Em hãy viết một bài nghị luận
trình bày ý kiến của mình về hiện tượng đó.
a. Lập dàn ý cho đề bài trên.
b. Từ dàn ý ở bài tập a, em hãy viết đoạn văn trình bày phần “Bài học nhận thức
và hành động”.
Gợi ý:
a. Lập dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo yêu cầu sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ngày nay, bên cạnh những trò chơi dân gian,
con người có nhiều trò chơi hiện đại để giải trí, trong đó có trò chơi điện tử.

- Nêu luận đề: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải
chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
* Thân bài: Trình bày cụ thể những luận điểm sau:
1. Trò chơi điện tử là gì?
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn; là một trò chơi mới, hiện đại,
xuất hiện vào những thập niên cuối của thế kỉ XX. Đây là trò chơi dễ chơi,
không cần sự chuẩn bị hoặc không cần có bạn cùng chơi như những trò chơi dân
gian.
- Có nhiều hình thức chơi: trên máy vi tính, trên điện thoại di động, với tốc
độ nhanh, chậm khác nhau.
2. Thực trạng học sinh ham chơi điện tử, sao nhãng học tập.
- Trò chơi điện tử thu hút nhiều người, ở nhiều độ tuổi khác nhau: nhi đồng,
thanh thiếu niên, người lớn. Nhiều học sinh bị lôi cuốn, ham chơi quá mức trở
thành nghiện điện tử.
- Nhiều học sinh vì quá ham mê nên bỏ học. Lúc đầu là một vài tiết học sau
bỏ cả buổi học; thậm chí bỏ nhà đến quán điện tử chơi cả ngày, cả đêm, chơi
suốt mấy ngày (ăn uống tại bàn máy hoặc không ăn uống gì nên ngất ngay tại
bàn máy...)
3. Hậu quả của việc ham chơi điện tử.
- Vì quá ham chơi điện tử, nhiều học sinh sao nhãng học tập nên không hiểu
bài, không làm được bài tập, rồi ngại học, bỏ học đi chơi điện tử.
- Nghiện điện tử còn dẫn đến những hậu quả khác vô cùng nghiêm trọng
như: ảnh hưởng đến sức khỏe, thần kinh, trí tuệ của người chơi; ảnh hưởng tới
nhân cách của người học sinh (vì chơi điện tử phải mất tiền nên học sinh phải
nói dối bố mẹ để xin tiền, không xin được tiền phải ăn cắp, ăn trộm. Nghiêm
12


trọng hơn nữa là phạm pháp như: cướp của, giết người, gây mất trật tự an ninh
xã hội...)

4. Nguyên nhân của tình trạng trên.
- Do ý thức của những học sinh nghiện điện tử (chưa xác định đúng động cơ
và nhiệm vụ học tập; buông lỏng bản thân, ham chơi, đua đòi nên sa ngã); bị ảnh
hưởng của hoàn cảnh sống, bạn bè lôi kéo, rủ rê...
- Do sự quản lí lỏng lẻo của gia đình, không quan tâm đến con cái hoặc cưng
chiều con quá mức. Do sự quản lí chưa chặt chẽ của nhà trường đối với học
sinh, của chính quyền địa phương đối với các hộ kinh doanh điện tử...
5. Bài học nhận thức và hành động.
- Bản thân mỗi học sinh phải nhận thức đúng đắn về trò chơi này. Nên tiếp
thu cái mới, cái hiện đại chứ không nên ham chơi quá mức mà sao nhãng học
tập và còn vi phạm những sai lầm khác.
- Đưa ra những kiến nghị đối với gia đình, nhà trường và chính quyền địa
phương.
* Kết bài:
- Khẳng định: chơi điện tử để giải trí là nhu cầu thiết yếu của con người
nhưng không nên ham chơi điện tử mà dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn.
- Liên hệ bản thân.
Gợi ý: b. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh từ
những ý trong phần (5) của dàn ý. Tuy nhiên khuyến khích sự sáng tạo trong
cách diễn đạt và suy nghĩ của các em.
* Đoạn văn tham khảo: Bài làm của học sinh Nguyễn Thị Thủy - Năm học
2015-2016)

13


* Dạng bài tập Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Bài tập 1:
a. Lập dàn ý cho đề bài sau:
Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Từ ý thơ trên, hãy viết một văn bản nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của
em về “Tấm lòng người mẹ” (Độ dài khoảng 30 dòng).
b. Từ dàn ý ở bài tập 1a, viết đoạn văn trình bày phần “Bài học nhận thức và
hành động”.
Gợi ý: a. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo yêu cầu sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề được đưa ra bàn luận: Tấm lòng của người mẹ
- Nêu luận đề: Nhà thơ Nguyễn Duy từng viết:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
* Thân bài:
1. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Duy: “lời mẹ ru” biểu
tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn
kiếp”, “cũng không đi hết” khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng, cao cả.
2. Bàn luận vấn đề: Tấm lòng người mẹ.
- Biểu hiện: Ban cho con hình hài, nuôi con khôn lớn; là người thầy dạy cho
con từ kĩ năng sống đến đạo lí làm người…; là vị quan tòa đầy lương tâm trách
nhiệm; là bến đỗ bình yên đón đợi con sau những ngày dông bão cuộc đời; là bệ
phóng xây dựng niềm tin và khát vọng đề con bay cao, vươn xa (lấy dẫn chứng)
- Ý nghĩa: Tình yêu, đức hi sinh của mẹ là sức mạnh giúp con vượt lên bao
khó khăn trong cuộc sống; giúp con sống tốt hơn, sống đẹp hơn…
- Tuy nhiên trong thực tế có những người mẹ thể hiện tình yêu thương con
không đúng cách: nuông chiều con, che dấu lỗi lầm của con… hoặc vô trách
nhiệm: bỏ rơi con, đánh đập con…
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc được tấm lòng của cha mẹ đối với con cái.
cần xác định bổn phận làm con của mình.

- Liên hệ bản thân: những tự vấn về tình cảm, trách nhiệm làm con từ trước
đến nay hoặc sự chuẩn bị hành trang để bước vào đời
14


* Kết bài: Khẳng định về tấm lòng người mẹ. Đưa ra những lời hứa, lời khuyên.
Gợi ý: b. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết thành đoạn văn hoàn chỉnh từ
những ý trong phần (3) của dàn ý. Tuy nhiên khuyến khích sự sáng tạo trong
cách diễn đạt và suy nghĩ của các em.
* Đoạn văn tham khảo: Bài làm của học sinh Lê Thu Yến - Năm học 2015-2016.

Bài tập 2: Cho đề văn:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cổng, rồi buông tay mà
nói “đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con”.
Từ hành động “buông tay” và câu nói của người mẹ em hãy viết một bài
văn ngắn (khoảng 30 dòng) bàn về tính tự lập trong học tập và trong cuộc sống.
a) Lập dàn ý cho đề văn trên:
b) Từ dàn ý ở bài tập 2a, viết đoạn văn trình bày phần "Bài học nhận thức và
hành động".
Gợi ý: a) Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo yêu cầu sau:
* Mở bài: - Giới thiệu vấn đề bàn luận: tính tự lập trong cuộc sống và học tập
- Nêu luận đề: Cuối văn bản “Cổng trường mở ra” tác giả Lí Lan viết:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cổng, rồi buông tay mà nói: “đi
đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con”.
* Thân bài: học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
các ý cơ bản sau:
15


1. Giải thích hành động cầm tay, buông tay và tính tự lập.

- “Cầm tay” là để dìu dắt, nâng đỡ, tạo chỗ dựa cho con, “buông tay” là để
con tự đi bằng đôi chân, bằng sức mạnh của mình, để con có thể bắt đầu tự lập.
- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống
cho mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
2. Phân tích, bàn luận.
a. Sự cần thiết của tính tự lập trong học tập và trong cuộc sống
- Trong học tập: Khi có tinh thần tự lập, học sinh sẽ có thái độ chủ động, tích
cực, có động cơ và thái độ học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó tìm được phương
pháp học tập tốt, tự xây dựng được kế hoạch học tập (dẫn chứng)
Biểu hiện của tính tự lập: Miệt mài chăm chỉ học tập, không nản chí, không
đầu hàng trước khó khăn, trung thực trong học tập, có ý chí nỗ lực, vươn lên
trong học tập để thực hiện ước mơ, hoài bão, tự chinh phục đỉnh cao tri thức, tự
khẳng định mình (dẫn chứng)
- Trong cuộc sống: Tính tự lập tạo cho con người sự chủ động trong mọi
hoàn cảnh, không phụ thuộc người khác, không ngại khó, ngại khổ giúp con
người có được sự tự chủ và bản lĩnh, có khả năng chiếm lĩnh, làm chủ thế giới,
vươn tới sự tự do đích thực (dẫn chứng).
Tự lập trong cuộc sống biểu hiện ở nhiều phương diện như: Biết tự chăm
sóc, tự làm lấy mọi việc của bản thân trong sinh hoạt hàng ngày, biết nỗ lực tự
vươn lên mọi khó khăn, trở ngại của hoàn cảnh, biết nhận lấy trách nhiệm và
chủ động để hoàn thành công việc (dẫn chứng).
b. Bàn luận vấn đề.
- Tự lập phải đi kèm với tinh thần đoàn kết và ý thức tương trợ, gắn mục
đích phát triển cá nhân với sự phát triển chung của tập thể, của cộng đồng…
- Trái với tính tự lập là sự dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác, ngại
khó ngại khổ….(dẫn chứng).
- Phê phán một bộ phận trong xã hội, nhất là những thanh thiếu niên có biểu
hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ, thiếu tính tự lập, dễ bị lôi kéo, rủ rê theo
lối sống tiêu cực…(dẫn chứng).
3. Bài học nhận thức và hành động.

- Tự lập để trưởng thành, để đứng vững trong mọi hoàn cảnh.
- Rèn luyện cho mình tính tự lập, đồng thời biết hướng dẫn giúp đỡ, xây
dựng cho người khác lối sống tự lập.
* Kết bài: Khẳng định vai trò của tính tự lập trong cuộc sống.
Gợi ý: b) Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn chú ý liên hệ bản thân để
đoạn văn chân thực, sâu sắc.

16


* Đoạn văn tham khảo: Bài làm của học sinh Lê Thị Thùy Linh - Năm học
2016-2017.

2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã
hội thể hiện rõ sự sáng tạo, sắc sảo của học sinh. Qua đó thấy được năng khiếu
viết văn và nhận thức của học sinh về vấn đề được nghị luận.
Với đề tài Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học
nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9
không chỉ rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội hay, chân
thực, thể hiện sự sáng tạo của mình mà còn rèn cho các em kĩ năng lập dàn ý
cho kiểu bài này.
Sau những năm giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9, tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm rèn luyện kĩ năng giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài văn nghị luận xã hội
nói chung và đoạn văn phần “Bài học nhận thức và hành động” nói riêng và tôi
đã mạnh dạn áp dụng vào giảng dạy qua môn Tự chọn Ngữ văn 9; qua các tiết
dạy học Ngữ văn; qua việc kiểm tra đánh giá. Đề tài đã mang lại hiệu quả khả
quan. Cụ thể là:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý và kĩ năng viết đoạn văn theo yêu
cầu cụ thể của đề bài.

- Đa số học sinh đều nắm vững phương pháp viết đoạn văn, bài văn nghị
luận xã hội; nhiều học sinh viết hay, viết chân thực, sáng tạo, sắc sảo đoạn văn
phần “Bài học nhận thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội.
17


- Qua việc vận dụng nội dung đề tài trên vào giảng dạy, tôi thấy chất lượng
học tập của học sinh qua các bài kiểm tra (bài Tập làm văn số 5, bài kiểm tra học
kì II) được nâng lên rõ rệt: số học sinh giỏi, khá tăng; tỉ lệ học sinh yếu kém
giảm. Chất lượng môn Ngữ văn thi vào lớp 10 THPT năm học 2015-2016 đạt tỉ
lệ khá cao. Đặc biệt là qua các tiết học tôi đã lôi cuốn được học sinh, khắc phục
được lâm lí ngại viết văn nghị luận xã hội.
Sau đây là kết quả của việc áp dụng sáng kiến vào công tác giảng dạy trong
học kì II các năm học: 2015 - 2016 và 2016 - 2017 qua bài kiểm tra định kì: Viết
bài Tập làm văn số 5 - Văn nghị luận xã hội, có chấm, chữa bài một cách khách
quan (có so sánh với năm học chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Bảng 1: Năm học 2014-2015 (Năm học chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp

Sĩ số

Chất lượng bài kiểm tra định kì: Viết bài Tập làm văn số 5
Điểm giỏi
%

SL
9A

35


Điểm khá

0

SL

9

Điểm TB

Điểm yếu

%

SL

%

SL

%

25,7

16

45,8

10


28,5

Bảng 2: Năm học 2015-2016 (Năm thứ nhất áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp

Sĩ số

Chất lượng bài kiểm tra định kì: Viết bài Tập làm văn số 5
Điểm giỏi

9B

40

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

SL

%

SL

%

SL


%

SL

6

15,0

10

25,0

21

52,5

3

%

7,5

Bảng 3: Năm học 2016-2017 (Năm thứ hai áp dụng sáng kiến kinh nghiệm)
Lớp

Sĩ số

Chất lượng bài kiểm tra định kì: Viết bài Tập làm văn số 5
Điểm giỏi


9C

33

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

7

21,2

11


33,4

14

42,4

1

%

3,0

So sánh các bảng thống kê 2 và 3 (những năm học áp dụng SKKN) với bảng
thống kê 1 (năm học chưa áp dụng SKKN) thì đã có nhiều bài kiểm tra đạt điểm
giỏi, số bài đạt điểm khá tăng, bài loại yếu giảm và không có bài điểm kém. So
sánh hai năm học cùng áp dụng SKKN thì năm học thứ hai kết quả làm bài nghị
luận xã hội của học sinh cao hơn năm học thứ nhất áp dụng SKKN.
Như vậy, sau khi được rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận
thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội, học sinh lớp 9 tôi dạy đã có sự
tiến bộ rõ rệt. Đó chính là thành công của đề tài nghiên cứu.

18


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
* KẾT LUẬN
Niềm vui của người giáo viên dạy Ngữ văn không chỉ là chất lượng học tập
của học sinh được tính bằng những con số cụ thể mà còn là tạo cho học sinh
niềm say mê, yêu thích văn chương, thổi vào tâm hồn trong sáng, hướng thiện
của các em cái đẹp chân - thiện - mỹ. Để đạt được điều đó, mỗi giáo viên phải

thật sự là “những người lái đò” tận tụy, say mê, tâm huyết với nghề, phải luôn
tìm tòi, học hỏi những phương pháp dạy - học hiệu quả nhất. Trong phạm vi của
đề tài: Phương pháp rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn phần “Bài học nhận
thức và hành động” trong văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9, tôi không
chỉ rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng để viết tốt đoạn văn phần này mà còn
giáo dục các em những kĩ năng sống, khơi gợi trong tâm hồn học trò những tình
cảm trong sáng, hướng thiện, những ước mơ và hoài bão... góp một phần nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng và công tác giáo dục và
phát triển con người toàn diện nói chung.
Bài học kinh nghiệm:
1. Trước hết, người giáo viên phải yêu nghề, say sưa, tâm huyết với nghề.
2. Nắm vững yêu cầu kiến thức môn học. Vận dụng đúng, sáng tạo phương
pháp giảng dạy bộ môn vào việc dạy - học.
3. Nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm các tài liệu phục vụ bộ môn.
4. Luôn học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp, rút kinh nghiệm cho bản thân
trong công tác giảng dạy.
5. Trong quá trình giảng dạy, phải vận dụng phương pháp phù hợp với từng
đối tượng học sinh, từ việc giảng dạy kiến thức trên lớp đến việc hướng dẫn học
sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đặc biệt hướng dẫn cho các em kĩ năng
vận dụng.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình giảng dạy.
Trong phạm vi của đề tài này, không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất
mong được sự góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài nghiên
cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
* KIẾN NGHỊ
Để bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh khi
học Ngữ văn nói chung và văn Nghị luận xã hội nói riêng, tôi xin có một số kiến
nghị sau:
- Nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức những buổi học ngoại khóa để
học sinh có dịp tham quan, trải nghiệm thực tế... Qua đó, kiến thức xã hội và

vốn sống thực tế của các em phong phú hơn.
- Nhà trường kết hợp với Đoàn - Đội tổ chức các cuộc thi viết bài văn nghị
luận xã hội về các đề tài: Bảo vệ môi trường, chống bạo lực học đường, bệnh vô
19


cảm, bệnh lề mề, tình bạn, tình thầy trò,... để học sinh có cơ hội thể hiện sự quan
tâm, ý kiến của mình về con người và cuộc sống xung quanh.
- Cần có sự giao lưu giữa các trường trong cụm, để thảo luận về phương
pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy Ngữ văn nói riêng, nhất là văn
nghị luận xã hội.
Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị:

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Tác giả:
Nguyễn Thị Loan

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.
1. Chuẩn kiến thức Ngữ văn 9.
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9, học kì II.
(Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam XB năm 2015)
3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.
(Lê Xuân Soan NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2007)

4. Bồi dưỡng Ngữ văn 9.
( Đỗ Kim Hảo - Đặng Quốc Khánh - Mai Xuân Miên - Trần Hà Nam - Đặng
Cao Sửu. NXB Giáo dục 2010)
5. Nâng cao Ngữ văn THCS.
(Tạ Đức Hiền - Nguyễn Trung Kiên - Nguyễn Việt Nga - Phạm Minh Tú –
Nguyễn Nhật Hoa. NXB Hà Nội 2011)
6. Tạp chí “Văn Học và Tuổi trẻ”
( Địa chỉ: 25 Hàn Thuyên, Phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội)

21



×