Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm thời đại công nghệ thông tin ở trường THPT hậu lộc 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.48 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM THỜI ĐẠI
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1

Người thực hiện: Bùi Thị Lan
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2017
1


MỤC LỤC
Thứ tự
Nội dung
Trang
1
1. Mở đầu………………………………………………………………..
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………
2
4


1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………
2
6
2. Nội dung sáng kiến…………………………………………………..
2
7
2.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………
2
8
2.2. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin ở học sinh THPT………
3
9
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công
3
tác chủ nhiệm thời đại công nghệ thông tin ở trường THPT Hậu Lộc 1
10
2.3.1.Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết khi sử dụng công
4
nghệ thông tin……………………………………………………………
11
2.3.2. Lập địa chỉ (trang Web) chung cho tập thể lớp…………………
4
12
2.3.3. Lựa chọn và chia sẻ với trò những nguồn tri thức mạng giàu giá
5
trị
13

2.3.4. Giáo dục lồng ghép thông qua những mẩu chuyện từ mạng……
5
14
2.4.Hiệu quả……………………………………………………………
9
15
2.4.1. Với học sinh …. …………………………………………………
9
16
2.4.2.Với giáo viên ……………………………………………………
9
17
3.Kết luận và kiến nghị………………………………………………..
10
18
3.1.Kết luận ……………………………………………………………
10
19
3.2.Kiến nghị……………………………………………………………
10

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
1.1.1. Vai trò của công nghệ thông tin đối với đời sống xã hội:
Như chúng ta biết sự xuất hiện của công nghệ thông tin trong những thập kỉ
qua đã tạo ra bước phát triển vượt bậc, đem lại nhiều lợi ích cho đời sống xã hội và
con người. Nó có ảnh hưởng to lớn đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, mở ra

những chân trời mới, những khám phá sáng tạo cho con người. Sự xuất hiện của
những phương tiện công nghệ thông tin như: Smatphone, máy nghe nhạc, máy tính
xách tay, máy tính bảng….đã trở thành công cụ giải trí đồng thời kết nối mọi người
cũng như cung cấp thông tin nhanh và chính xác hỗ trợ đắc lực con người trong quá
trình học tập, lao động, nghiên cứu khoa học. Vì thế nó được xem như một người bạn
thân thiết không thể thiếu của con người trong cuộc sống hiện đại.
1.1.2. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin ở học sinh:
Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng là thế nhưng việc sử dụng các
phương tiện công nghệ thông tin đặc biệt là điện thoại di động và các trang mạng
trong đó có facebook ở đối tượng học sinh nhất là học sinh THPT còn nhiều vấn phải
xem xét. Do còn thiếu sự định hướng và quản lí chặt chẽ từ phía gia đình, nhà trường
nên ngoại trừ một số em có ý thức sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc với mục
đích chính đáng như giải trí giảm căng thẳng trong học tập hoặc phục vụ cho việc mở
mang nguồn tư liệu đáp ứng quá trình lĩnh hội tri thức thì đa phần các em chưa có
nhận thức thấu đáo về vấn đề này. Vì thế các em, nhất là học sinh cá biệt thường lạm
dụng quá mức và chịu tác động tiêu cực để lại hậu quả đáng tiếc từ chính các phương
tiện đó. Vấn đề đặt ra là làm sao để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ
thông tin đến với học sinh? Trách nhiệm này thuộc về gia đình, nhà trường và toàn xã
hội. Ở góc độ nhà trường, người giữ vai trò quan trọng đầu tiên không ai khác chính là
giáo viên chủ nhiệm.
1.1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc định hướng cho học sinh sử
dụng công nghệ thông tin:
Có thể nói dù ở bất kì cấp học nào, công tác chủ nhiệm cũng giữ một vai trò
then chốt mà giáo viên chủ nhiệm là người chủ đạo. Họ vừa là người quản lí giáo dục
toàn diện học sinh vừa là cố vấn cho các hoạt động tập thể của các em đồng thời là
cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Họ cũng là người giữ vai trò quyết định
kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong mỗi kì, mỗi năm và cả khóa học. Bởi
vậy tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh đối với công tác chủ
nhiệm là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin. Trước
thực trạng học sinh sử dụng công nghệ thông tin như đã nói ở trên, giáo viên chủ

nhiệm giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ chính là người dẫn đường chỉ lối để giúp các
em sử dụng đúng và đạt hiệu quả công nghệ thông tin, biết cách khai thác những tri
thức phong phú thuộc các lĩnh vực đời sống nhằm nâng cao vốn hiểu biết cũng như
các kĩ năng sống cơ bản, biết giải trí lành mạnh và giao lưu kết nối bạn bè một cách
đúng đắn….
3


1.1.4. Bản thân là một giáo viên đã từng được phân công trực tiếp giảng dạy môn
Ngữ Văn đồng thời làm công tác chủ nhiệm ở các lớp A6 năm học 2014- 2015, lớp A5
năm học 2015- 2016 và 2016- 2017. Trong những năm qua, tôi đã quan tâm trăn trở và
tìm ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh đối với công tác chủ
nhiệm trong bối cảnh thời đại công nghệ thông tin. Vì vậy tôi mạnh dạn chia sẻ cùng
đồng nghiệp, bạn bè với đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học
sinh trong công tác chủ nhiệm thời đại công nghệ thông tin ở trường THPT Hậu
Lộc 1.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này, tôi mong muốn:
- Giúp học sinh nhận thức rõ những giá trị to lớn của công nghệ thông tin đối với đời
sống xã hội nói chung và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh nói riêng.
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục học sinh đối với công tác chủ nhiệm trong bối
cảnh thời đại công nghệ thông tin.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài này, tôi đề cập đến các lớp bản thân đã trực tiếp làm công tác chủ
nhiệm:
- Lớp A6 năm học 2014- 2015
- Lớp A5 năm học 2015- 2016 và 2016- 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp
như: so sánh, phân tích, thống kê, thu thập thông tin, xử lí số liệu, nghiên cứu xây

dựng cơ sở lí thuyết.
2. Nội dung sáng kiến:
2.1. Cơ sở lí luận:
Thứ nhất, căn cứ vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh THPT:
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh về nhiều phương diện như thể chất, trí tuệ,
tâm sinh lí… Các em thường thích tò mò, thích khám phá cái mới, thích được thể hiện
và khẳng định bản thân trước mọi người. Vì vậy công nghệ thông tin có sức hút vô
cùng mạnh mẽ đối với các em.
Thứ hai, căn cứ vào vai trò của công nghệ thông tin và những tác động có tích 2
chiều đối với đời sống:
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện
và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức
khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội (Định nghĩa theo Nghị
quyết 49/cp của chính phủ Việt Nam kí ngày 4/8/1993). Công nghệ thông tin giữ vai
trò quan trọng đối với đời sống xã hội đặc biệt đối với học sinh, bên cạnh những tính
năng ưu việt vượt trội nó cũng có nhiều ảnh hưởng xấu. Nó được xem như con dao hai
lưỡi. Vì vậy việc sử dụng và khai thác hợp lí hệ thống thông tin này, đặc biệt với học
sinh THPT là điều rất cần được quan tâm.
Thứ ba, căn cứ vào vai trò của công tác chủ nhiệm đối với quá trình học tập, rèn
luyện ở học sinh THPT.
4


2.2. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin ở học sinh THPT:
a. Biểu hiện: Chúng ta thường dễ bắt gặp những biểu hiện của học sinh trong quá
trình sử dụng công nghệ thông tin như sau:
+ Học sinh bỏ học, bỏ giờ, nói dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè để nướng thời gian vào
các trò chơi hấp dẫn trên mạng.
+ Tiếp đó là tình trạng học sinh chụp ảnh tự sướng, nhắn tin, lướt web với những

chiếc điện thoại di động nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Nhiều học sinh say sưa,
mải mê trò chuyện, bình luận trên facebook đến mức quên ăn, quên ngủ, bỏ bê chuyện
học hành,…
+ Cùng với đó, những cuộc trò chuyện trực tiếp giữa thầy cô và học trò, giữa học trò
với học trò cũng dần ít đi. Vì hầu hết các em cho rằng chiếc điện thoại đã cho chúng
cả thế giới đầy hấp dẫn.
+ Thay vì chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, khám phá tri thức từ việc nghiên cứu tài liệu,
sách tham khảo,…. Học sinh có thói quen ỷ lại vì mọi thứ đều có được đáp ứng bằng
cách tìm kiếm trên google. Theo đó học sinh mất dần khả năng tư duy độc lập, sáng
tạo, thiếu sự chủ động trong học tập và rèn luyện, nảy sinh thói gian lận trong học tập,
thi cử…
+ Sống thờ ơ, dưng dửng vô cảm trước những vấn đề của cuộc sống…
b. Hậu quả:
+ Đối với bản thân học sinh: Những hành vi và thói quen xấu trong quá trình sử dụng
công nghệ thông tin đã làm ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, học tập cũng như sự
phát triển nhân cách của các em, thậm chí còn dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật như
chụp ảnh, đăng facebook làm ảnh hưởng và xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của
người khác.
+ Đối với gia đình: ông bà cha mẹ lo lắng, buồn phiền và ảnh hưởng ít nhiều đến kinh
tế gia đình.
+ Đối với nhà trường, làm ảnh hưởng chất lượng giáo dục học sinh.
+ Đối với cộng đồng xã hội có thể gây mất trật tự an ninh, phát sinh các tai tệ nạn xã
hội.
c. Nguyên nhân: Về phía học sinh, do nhận thức về vấn đề sử dụng công nghệ thông
tin còn hạn chế. Về phía gia đình, nhà trường còn thiếu sự quản lí chặt chẽ…
Từ thực trạng đó, tôi đã trăn trở tìm ra một số giải pháp hữu hiệu giúp các em
sử dụng công nghệ thông tin hợp lí nhằm nâng cao kết quả học tập và rèn luyện.
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ
nhiệm thời đại công nghệ thông tin ở trường THPT Hậu Lộc 1:
Thực tế công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên thành công hay không là nhờ vào

nhiều yếu tố trong đó việc lựa chọn, thực hiện các giải pháp được xem là yếu tố có
tính chất quyết định. Căn cứ vào từng đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh của học sinh,
bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội của thời đại, giáo viên chủ nhiệm sẽ có những giải
pháp sao cho linh hoạt nhằm đạt những chỉ tiêu học tập và rèn luyện cho học sinh.
Ngoại trừ những biện pháp có tính truyền thống mà bất kì giáo viên chủ nhiệm nào
thời đại cũng quan tâm như: tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tính cách, tâm lí, nguyện
vọng của học sinh; sắp xếp sơ đồ chỗ ngồi khoa học phù hợp để cân đối trong việc các
5


tổ hỗ trợ tốt nhất cho nhau trong học tập; xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động,
nhiệt tình với tập thể; xây dựng hệ thống nội quy lớp với những hình thức thưởng phạt
công bằng để thúc đẩy các em phấn đấu, đấu mối chặt chẽ với gia đình phụ
huynh……, tôi xin dừng ở một số giải pháp mà bản thân cho là cần thiết, hiệu quả và
có tính chất đột phá đối với công tác chủ nhiệm trong thời đại công nghệ thông tin:
2.3.1.Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết khi sử dụng công nghệ
thông tin:
Chúng ta biết, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò nòng cốt trong quá trình theo dõi,
đánh giá học sinh. Trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức với những ứng dụng của
công nghệ thông tin, giáo viên chủ nhiệm không thể thờ ơ, làm ngơ trước thực trạng
sử dụng công nghệ thông tin của học sinh. Vì vậy ngoài việc trang bị cho bản thân,
giáo viên chủ nhiệm cũng cần dành thời gian nhất định để trang bị cho các em những
kiến thức và kĩ năng cần thiết khi sử dụng công nghệ thông tin:
- Thứ nhất giúp học sinh nhận thức đầy đủ về những mặt tích cực, tiêu cực của
công nghệ thông tin, từ đó xác định mục sử dụng sao cho phù hợp nhằm khai thác,
phát huy cái tốt, mặt tích cực, tránh sa vào những cái tiêu cực.
- Thứ hai biết định lượng thời gian sử dụng mạng: học sinh cần xác định sử dụng
khi nào, bao nhiêu thời gian, khi nào để giải trí, khi nào để liên lạc, trò chuyện với mọi
người, khi nào tìm tài liệu học tập…
- Thứ ba hình thành văn hóa mạng: các em cần biết sử dụng mạng một cách có văn

hóa. Đọc nội dung gì, truyền những thông tin gì, đưa những hình ảnh nào là hợp lí và
dùng ngôn ngữ như thế nào….Từ đó các em mới thấy mình chính thức là một cư dân
mạng và khi đó mạng mới thực sự là cuộc đời thực chứ không toàn là những thứ của
thế giới ảo mà nhiều em vẫn sống.
- Thứ tư có nhận thức đúng đắn và nghiêm túc về những hành vi vi phạm pháp
luật trong quá trình sử dụng mạng như chụp ảnh, đăng tin không đúng sự thật nhằm
những mục đich xấu như: tống tiền, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác,…..Từ
đó các em sẽ tránh được những hành vi phạm pháp luật một cách đáng tiếc.
2.3.2. Lập địa chỉ (trang web) chung cho tập thể lớp:
Trang mạng này sẽ bao gồm tất cả các thành viên là học sinh của lớp và giáo
viên chủ nhiệm. Thực tế khi học sinh lên mạng bắt gặp sự xuất hiện của thầy cô nhất
là giáo viên chủ nhiệm, các em thường có tâm lí ngại vì sợ thầy cô lại nhắc nhở
chuyện học hành hoặc sẽ đề cập một vấn đề nào đó liên quan đến học tập, rèn luyện.
Nên nếu nói chuyện với thầy cô, nhiều em còn dè dặt nhất là những học sinh hay vi
phạm khuyết điểm. Vì vậy để tạo sự thân thiện gần gũi trên mạng nên lập một địa chỉ
chung cho cả tập thể. Khi đó các em sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin và gần gũi như
chính lớp học vậy. Với địa chỉ này giáo viên chủ nhiệm nên dành một khoảng thời
gian nhất định để làm những việc sau:
- Lắng nghe những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng mà đôi khi học trò không dám
nói trực triếp: đó có thể là những dòng tin giãi bày với thầy cô về lí do phạm lỗi,
cũng có thể là tâm sự về một bài kiểm tra chưa tốt, thậm chí sẽ là một lời xin lỗi thầy
cô vì những khuyết điểm đã từng gây ra cho lớp, đó còn là những lời chúc mừng về
ngày sinh nhật hay một dịp lễ nào đó….. Trên cơ sở đó tìm cách chia sẻ, khuyên bảo
6


nhắc nhở học sinh. Bởi những lời đáp từ thầy cô trong những hoàn cảnh đó dẫu không
lớn lao nhưng có giá trị rất lớn. Vì bản thân các em sẽ luôn thấy thầy cô quan tâm
chúng từ mọi phía, bằng nhiều hình thức. Đồng thời tạo cho các em cơ hội để trò
chuyện, trao đổi thông tin về mọi vấn đề của đời sống ngoài khoảng thời gian trên lớp.

Hơn nữa địa chỉ này cũng là một cơ sở để giáo viên quán xuyến việc sử dụng mạng
của học sinh được thuận lợi hơn. Làm được như vậy, địa chỉ chung sẽ trở thành điểm
hẹn để cả thầy và trò trao đổi, trò chuyện một cách chân thành với nhau. Từ đó việc
định hướng cho việc sử dụng mạng của học sinh cũng rất dễ dàng.
Tuy nhiên giáo viên cũng cần lưu ý các em thời gian trao đổi để không ảnh
hưởng đến học tập và cuộc sống của bản thân.
- Lưu giữ cùng học trò những kỉ niệm trên trang web chung : Giáo viên chủ nhiệm
là người gắn bó với các em suốt 3 năm của khóa học, mọi sự kiện, mọi chuyện vui
buồn thầy trò đều có nhau. Vì thế lưu lại ở trang web chung những hình ảnh ghi lại bất
kì sự kiện, hoạt động tập thể nào cũng sẽ thực sự có ý nghĩa không chỉ trong hiện tại
mà cả tương lai đối với các em. Mỗi lần điểm lại, các em thấy bóng dáng thầy cô, bạn
bè và cả chính mình trong đó. Đó chính là nguồn động lực tinh thần giúp các em luôn
cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn. Cách làm này sẽ tạo nên sợi dây vô hình kết nối
thầy cô và học trò, tác động đến ý thức, hành động của các em.
2.3.3. Lựa chọn và chia sẻ với trò những nguồn tri thức mạng giàu giá trị:
Thực tế học trò rất hay lên mạng nhưng vấn đề tìm kiếm, khai thác tri thức
mạng lại không phải là mục đích chính mà các em quan tâm. Hơn nữa nguồn tri thức
rất phong phú, bản thân các em đôi khi còn thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn. Vì
vậy việc chia này của thầy cô là hết sức quan trọng. Thầy cô có thể lựa chọn và chia sẻ
cùng các em nguồn tri thức phù hợp với nội dung giá dục và từng thời điểm khac
nhau:
- Chia sẻ liên kết về kiến thức các môn học. Chẳng hạn: 1 sơ đồ tư duy cho bài học
cụ thể, 1 bộ câu hỏi hay, 1 bộc đề cương cho ôn tập hoặc phương pháp học nào đó….
Tất cả đối với các em đề rất quý giá, đặc biệt là những học sinh khá, giỏi.
- Chia sẻ các kiên kết cung cấp kĩ năng sống cơ bản. Vì các em không chỉ dừng ở
việc lịnh hội tri thức sách vở trên ghế nhà trường mà còn rất cần trang bị những kĩ
năng sống cần thiết. Trong khi thời gian học tập chiếm đa phần, bản thân các em còn
chưa thực sự chịu khó tìm tòi, học hỏi. Do vậy cung cấp cho học sinh vốn kĩ năng
sống là vô cùng quan trọng. Ví dụ: Một câu chuyện hài dí dỏm, một truyện ngụ ngôn
ngắn gọn, một hình ảnh có tích chất giáo dục…...Tất cả sẽ tác động đến suy nghĩ,

hành động của các em.
- Chia sẻ liên kết về định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Những liên kết này ít
nhiều cũng tác động đến nhận thức về nghề nghiệp, cho các em những chỉ dẫn phù
hợp để xác định hướng đi sao cho phù hợp với năng lực, sở trường bản thân..
2.3.4. Giáo dục lồng ghép thông qua những mẩu chuyện từ mạng:
Học sinh dù ham thích với thế giới mạng nhưng có những thứ rất đáng quan
tâm và hữu ích thì các em không hay để ý. Để bổ sung cho việc hoàn thiện nhân cách
cho các em, thầy cô chủ nhiệm có thể thay đổi linh hoạt hình thức những giờ sinh hoạt
sao cho phù hợp. Có thể kể một mẩu chuyện hoặc cung cấp một nguồn tin nào đó có
7


tính giáo dục cho học sinh. Chẳng hạn nhân dịp ngày lễ quốc tế phụ nữ, để giáo dục
các em ý thức tình cảm đối với các bà, các mẹ, các chị và giới nữ, tôi đã từng nhắc hỏi
các em về bức thư của em Nguyễn Anh Thư, học sinh mồ côi- lớp 9A trường THCS
Anh Sơn (Nghệ An) gửi mẹ đã khuất đầy cảm xúc, khiến người đọc rưng rưng nước
mắt. Bức thư đạt giải nhất cuộc thi Thư gửi mẹ hiền nhưng rất ít em đã đọc. Tôi đã
đọc toàn văn bức thư cho các em, có rất nhiều học trò trong lớp đã không cầm nước
mắt khi nghe bức thư. Xin dẫn lại nguyên văn bức thư:
Gửi mẹ hiền yêu dấu!
Mẹ ơi, hôm nay trời lại mưa rồi mẹ ạ.
Những hạt mưa cứ rả rích rả rích từng giờ không ngớt. Khuya, con ngồi lại viết thư
cho mẹ. Bức thư đâu tiên con viết bằng tất cả tâm hồn dành tặng cho mẹ. Mẹ, con
nhớ mẹ vô cùng, nhớ mẹ nhiều lắm. Con sợ mưa đêm, bởi đó cũng là lúc con cô đơn
nhất. Con sợ ở cái thế giới xa xôi ấy mẹ bị ướt, mẹ bị hành hạ vì mưa. Mẹ à, mẹ cứ
yên giấc nhé, con ở nơi nay bình yên lắm.
Thời gian cứ thấm thoắt thoi đưa, biết bao đêm rồi, đôi mi con cứ ướt nhòa đi vì
nước mắt, đôi mắt buồn của mẹ bờ vai ấm áp của mẹ cứ hiện lên trong ký ức con.
Con nhớ, nhớ biết bao ngày mưa như thế, mẹ cùng con ngồi lại với nhau bên chiếc
cửa sổ thân thuộc ấy để trò chuyện. Nào là “ Không biết giờ này bố ngủ chưa con

nhỉ?”, nào là “ Mẹ ơi, hồi sáng con được điểm 10 môn Văn”,…Chuyện vui, chuyện
buồn con với mẹ đều tâm sự cùng nhau. Những hạt mưa tí tách như cùng vui, cùng
buồn với ta, mẹ nhỉ! Ấm áp thật. Nhớ lại, con cứ ngồi cười một mình vì khi đó con
ngây thơ quá. Hì hì. Nhưng mẹ à, đó mãi mãi và mãi mãi chỉ là dĩ vãng thôi mẹ, mẹ
với con sẽ chẳng bao giờ lấy lại những điều đó một lần nữa. Mẹ bỏ con đi rồi. Bỏ con
cô đơn một mình để về với ông bà, tổ tiên nơi xa xôi ấy rồi. Để con bơ vơ, lạnh lẽo
trên cái thế giới thực tại quá xa vời với mẹ như thế này rồi. Con mệt mỏi! Con gục
ngã! Con biết dựa vào ai đây?
Mẹ! Mẹ trả lời con đi.
Mẹ ơi, vậy là đã hai năm mười ba ngày ba tháng rồi mẹ. Cái khoảng thời gian
thật sự không ngắn đâu mẹ ạ. Mẹ bỏ con đi nhanh quá. Ở nơi ấy, mẹ có nhớ con
không, nhớ bố, nhớ chị Hương không? Mẹ có mệt, có sút cân không? Mẹ có bị căn
bệnh quái ác kia hành hạ mẹ nữa không. Con thương mẹ nhiều lắm nhưng con hận.
Con hận căn bệnh suy gan cấp ấy. Nó đã làm con mất đi một người quan trọng nhất
cuộc đời. Mất đi những phút giây yêu thương bên mẹ. Và con mất đi bờ vai ấm áp để
con dựa vào khi con thất bại. Và mất tất cả rồi mẹ ơi. Con khóc.
Mẹ, con thực sự mệt mỏi, sao chẳng có ai chịu ở lại với con vậy mẹ. Bố thì đi làm tận
ở Phú Quốc. Chị Hương thì ở tận trong kia, rồi ông bà nội cũng về với mẹ nơi ấy rồi!
Con mệt, con khóc, con buồn, con nhớ, con đau, con biết tâm sự cùng ai đây. Mẹ ơi!
Năm tháng dần trôi, trôi nhanh lắm, từ khi mẹ ra đi, mẹ có biết rằng, cuộc sống
con gần như là quá vô vị không hả mẹ? Đi học về, con cất lên hai tiếng gọi mẹ, sao
con không được nghe giọng nói rất đỗi thân thuộc ấy nữa. Những bát cơm canh đạm
bạc sao mẹ không cho con ăn thêm lần nữa. Áo con rách, sao mẹ không khâu lại cho
con nữa. Mẹ ích kỷ quá! Vô tâm với con, với bố, với chị quá. Con ghét mẹ. Nhìn
những đứa cùng tuổi, được mẹ chúng âu yếm, yêu thương, được nằm trong lòng mẹ
8


để nghe mẹ kể về những câu chuyện ngày xửa ngày xưa sao mà con chạnh lòng thế!
Hơn hai năm trước, con cũng được vậy mà. Sao bây giờ chỉ còn mỗi con thôi! Mẹ bỏ

con đi thật rồi, mẹ ơi. Con lại khóc.
Nhiều khi con khóc, con nghĩ về mẹ, con thương mẹ. Cô chủ nhiệm con an ủi rằng: “
Con ơi, đừng khóc, nín đi. Mẹ con ở nơi ấy chắc sẽ vui lắm vì con không khóc đó. Để
cho linh hồn mẹ được sớm siêu thoát đi con. Mẹ con không mất chỉ là mẹ đã hòa vào
những làn gió nhẹ, hòa vào những vì sao trên kia mà thôi. Con nín nhé!”. Và rồi con
gắng kiềm chế cảm xúc rồi im lặng, để mẹ vui. Không biết, từ khi mẹ xa con, hình hài
của mẹ như thế nào mẹ. Là còn nguyên vẹn hay đã hòa vào lòng đất. Côn xót xa quá!
Mẹ à, con không hay thể hiện những hành động, cử chỉ yêu thương. Con con ngang
bướng và đôi khi cãi lời mẹ. Chưa một lần con cầm tay mẹ rồi nói: “ Con yêu mẹ
nhiều lắm, mẹ ơi!”. Để rồi, mẹ mãi mãi rời xa con, bước ra cuộc đời con, nhưng
trong suy nghĩ con lúc nào mẹ cũng là quan trọng nhất. Xin lỗi mẹ vì những lúc con
hư, xin lỗi mẹ vì chưa lần nào làm mẹ mỉm cười nhưng đối với con mẹ là tất Cả.
Mẹ của con ơi, bây giờ con trưởng thành nhiều rồi mẹ ạ. Con đã biết chăm sóc
bản thân, biết chăm sóc những người thân khi họ ốm và đặc biệt là tự tay nấu những
món ăn cho gia đình mà khi mẹ còn sống, con chưa bao giờ làm được. Hồi đó, nhìn
mẹ đớn đau vì căn bệnh hiểm nghèo mà con xem như “Trò đùa ý mà”. Kệ. Rồi mẹ bị
chuyển xuống viện tỉnh vì trầm trọng hơn, con càng cảm thấy bình thường vì con
được sống tự do một mình. Rồi đến lúc mẹ ra đi, con cũng không khóc, con khờ khạo
quá, vô tư quá, có mẹ cũng như không có mẹ. Rồi một ngày, con bỗng nhận ra, con đã
mất đi một thứ tình cảm quan trọng và thiêng liêng lắm. Con cố ngoảnh lại đi tìm, về
những nơi quen thuộc gắn với kỷ niệm con và mẹ để đi tìm. Nhưng mẹ ạ! Tất cả chỉ là
hư vô, chỉ là thất vọng mà thôi. Mẹ ơi, mẹ hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một
điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi. Ước rằng: “Bà tiên ấy được sống lại
với con một ngày để con được chăm sóc bà – việc mà trước đây con chưa hề làm.
Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa.” Và điều con muốn nói với mẹ rằng : “ Con
nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi, con
rất muốn. Mẹ hãy về với con đi. Mẹ hãy bảo với con điều ước ấy sẽ thực hiện đi. Con
xin mẹ và rồi con lại khóc.
Hằng đêm, khi những ánh đèn ngoài kia vụt tắt, con lại đến bên chiếc giường
quen thuộc và chợp mắt. Nhưng mẹ à, sao con cứ ướt mi vậy – con nhớ mẹ nhiều lắm.

Không được ngủ với người mẹ bằng da bằng thịt, con chỉ biết giở chiếc album ra xem
rồi đặt trước ngực, ôm vào lòng, rồi nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ. Mẹ ơi, con yên
giấc lắm, ngủ ngoan lắm ạ. Mẹ vui không? À mà, mẹ, chị Hương nhà ta cũng hay
khóc vì nhớ mẹ đó, chị hay mơ mẹ. Mơ mẹ ngồi trước cửa đợi đợi hai chị em về ăn
cơm, mơ mẹ ngồi xếp quần áo để chị đi xa. Cuối năm này, chị lập gia đình rồi mẹ kìa.
Con nhớ mãi lời hứa mẹ nói với chị khi mẹ còn sống: “ Khi mô con Hương lấy chồng
tau sẽ một mình đi vô trong nớ đẻ trao nhẫn cho bay.” Mẹ ơi! Mẹ là người xấu, mẹ
không biết giữ lời hứa với chị em con. Mẹ bỏ hai chị em con mà đi thật rồi ư? Mẹ có
biết rằng, lúc Tết đến xuân về bọn con cô đơn lắm không. Tủi thân, con chỉ biết đứng
trước bàn thờ mẹ, tâm sự rồi khóc. Con cô đơn vô cùng. Mẹ ạ, nước mắt con, bất
giác, lại rơi.
9


Mẹ ơi, mẹ khổ nhiều quá rồi, sao mẹ không để bọn con kịp đáp đền rồi mẹ ra đi
cũng được. Cả cuộc đời mẹ dành cho con tất cả, dành trọn tình thương và sự sống chỉ
mong cho con lớn khôn. Mẹ cho con tất cả, rồi mẹ nhận lại được cái gì? Chưa kịp
cho mẹ bát canh con tự nấu, chưa kịp cho mẹ món quà tự tay con làm ngày 8/3, mẹ đã
bỏ con rồi. Mẹ ạ, nếu kiếp sau con được chọn con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta
sẽ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm
nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con săp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ. Ra nơi
mẹ ở, đứng cạnh nấm mồ của mẹ sao mà con thấy bình yên vậy. Con đứng đó, con
khóc, con hét, con nói chuyện với mẹ, lòng con vơi đi nhiều lắm. Khi đó, con như
được bàn tay mẹ đặt sau lưng và nói : “ Con yêu à, cố lên đi con, mẹ vẫn thương và
yêu con nhiều lắm, đứng dậy và lau nước mắt đi cô bé, mạnh mẽ lên con, con sống tốt
nhé!” Con ngoảnh lại thì bàn tay ấy đã vụt đi. Con hụt hẫng nhưng cố nén nỗi đau để
nơi ấy mẹ được thanh thản. Từng nét viết đến đây làm con nhớ đến đoạn thơ:
Đừng đứng khóc bên nấm mồ của mẹ
Mẹ không ở trong mồ; mẹ có ngủ đâu con
Mẹ là cánh chim hòa vào con gió nhẹ

Mẹ là mặt trời trên lúa vàng chín mọng
Mẹ là mùa thu thân thương
Ru con trên buổi mai êm ả
Mẹ là lời thúc giục gọi đàn chim
Khi chúng đang vòng vòng bay thư thả
Mẹ là ánh sao mềm rọi sáng suốt ban đêm
Đừng đứng khóc bên nấm mồ của mẹ
Mẹ không ở trong mồ; mẹ có ngủ đâu con.
Con chỉ nhớ mang máng vậy thôi. Nhưng mẹ à, đoạn thơ đó, chính là mẹ đó. Mẹ
ấm áp lắm. Mẹ của con ơi.
Bốn ngày nữa là sinh nhật con rồi mẹ ạ. Nhớ lắm, mấy năm trước, mẹ tự tay làm
bánh cho con ăn, mẹ làm thịt gà cho con ăn, làm nhiều lắm, ngon lắm. Mà bây giờ
con chỉ biết để những chiếc bánh con vụng về làm bên bàn thờ mẹ. Mẹ ích kỷ lắm. Mẹ
không cho con ở bên mẹ sinh nhật lần này nữa rồi. Vậy là ba sinh nhật vắng bóng mẹ
hiền của con.
Mẹ ơi, con nhớ.
Mẹ ạ, nếu mẹ đọc được bức thư này mẹ hãy về trong giấc mơ của con nhé mẹ. Con
yêu mẹ nhiều lắm. Con nhớ mẹ nhiều lắm. Mẹ ơi, con chỉ mong rằng linh hồn mẹ sớm
được siêu thoát nên từ bây giờ con sẽ cố gắng không khóc, sẽ làm cho mẹ vui, làm
cho mẹ nhanh khỏi bệnh. Nơi ấy, mẹ hãy giữ gìn sức khỏe, mẹ của con nhé! Và một
điều cuối cùng con nói rằng: “Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con
thương mẹ nhiều.” Con cám ơn mẹ.
10


Con gái
Nguyễn Anh Thư
Những mẩu chuyện như vậy có tác động rất lớn đến tư tưởng tình cảm của các em.
2.3.5. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng những tiết giảng sử dụng
công nghệ thông tin:

Giáo viên chủ nhiệm thông thường cũng là người trực tiếp giảng dạy các em
một môn học nhất định. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể chọn một số
bài phù hợp cho việc dạy giáo án điện tử. Thông qua những tiết giảng với nội dung
phong phú, hình ảnh minh họa sinh động hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy
vừa tạo hứng thú học tập vừa giúp các em nhận thức được vai trò của công nghệ thông
tin trong giáo dục.
2.4. Hiệu quả:
Qua việc tiến hành những giải pháp trên, tôi đã thu được những kết quả khả quan
xin được chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp
2.4.1. Với học sinh:
Tôi nhận thấy các em thực sự có ý thức hơn rất nhiều trong việc sử dụng mạng.
Đặc biệt các em có sự tiến bộ rõ nét trong cả học tập và rèn luyện đạo đức, lối sống.
Tôi thực sự cảm thấy phần khởi khi không còn tình trạng học sinh nghiện điện tử, bỏ
bê học hành hoặc sử dụng công nghệ thông tin thiếu khoa học.
2.4.2. Với giáo viên:
Tôi thực sự có thêm những hình thức để giáo dục các em, nâng cao chất lượng
học tập, rèn luyện một cách rõ rệt. Qua những năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã thu
được kết quả khả quan như sau :
*) Đối với lớp A6:
Lớp Sĩ số Năm học
Số lượt học sinh vi phạm
Số lượt học sinh nghiện
sử dụng điện thoại di động
điện tử
trong giờ học
Học kì I
Học kì II
Học kì I
Học kì II
A6

45
2014-2015
7
2
4
0
A5
44
2015-2016
6
1
3
0
A5
44
2016-2017
0
0
0
0
*) Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực:
+ Lớp A6 – Năm học: 2014-2015
- Hạnh kiểm:
Sĩ số Học kì
Loại tốt
Loạikhá
Loại trung bình
Loại yếu
45
Học kì I 30- 66,6%

9- 20%
6- 13,4%
0.0
45 Học kì II 34- 75,5%
8- 22,2%
1-2,2%
45
Cả năm
36- 80%
8- 22,2%
1-2,2%
- Học lực:
Sĩ số Học kì
Loại giỏi
Loạikhá
Loại trung bình
Loại yếu
45
Học kì I
1- 2,2%
10- 22,2%
34-75,6%
0.0
45 Học kì II
2- 4,4%
22- 48,8%
11- 46,8
0.0
45
Cả năm

2- 4,4%
23- 51,1%
20-44,5%
0.0
11


+ Lớp A5 – Năm học: 2016 -2017
- Hạnh kiểm:
Sĩ số Học kì
Loại tốt
Loạikhá
Loại trung bình
Loại yếu
44
Học kì I 31- 70,4%
8- 18,1%
5- 11,5%
0.0
44 Học kì II 36- 81,1%
7- 15,9%
1- 3%
0.0
44
Cả năm
36- 81,1%
7- 15,9%
1-3%
0.0
- Học lực:

Sĩ số Học kì
Loại giỏi
Loại khá
Loại trung bình
Loại yếu
44
Học kì I
2- 4,55%
12- 27,2%
30- 68,2%
0.0
44 Học kì II
3- 6,8%
23- 52,2%
18- 41%
0.0
44
Cả năm
3- 6,8%
23- 52,2%
18- 41%
0.0
*) Giải học sinh giỏi cấp trường:
+ Lớp A6 – Năm học: 2014-2015: 38 giải (trong đó 5 giải Nhất, 14 giải Nhì, 8 giải Ba,
11 giải khuyến khích. Trong đó có nhiều em đạt 3 giải, đều giải có số như em :
Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Thị Thêm, Nguyễn Văn Tụng…)
+ Lớp A5 – Năm học: 2016 -2017: 36 giải (trong đó 6 giải Nhất, 13 giải Nhì, 8 giải
Ba, 9 giải khuyến khích. Trong đó có nhiều em đạt 3 giải, đều giải có số như em : Bùi
Văn Tuyên , Nguyễn Thị Phương, Dương Thị Tuyết…)
*) Về danh hiệu: Lớp A6, A5 do tôi làm công tác chủ nhiệm đều đạt danh hiệu lớp

tiên tiến, chi đoàn mạnh.
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ
nhiệm ở trường học trong bất kì thời đại nào cũng cần thiết đặc biệt trong thời đại
công nghệ thông tin như hiện nay. Vì lẽ đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác này với
những giải pháp hữu hiệu hơn nữa. Bởi những giải pháp sẽ là đòn bẩy giúp giáo viên
chủ nhiệm hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Đối với giáo viên:
Tôi thiết nghĩ mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần đầu tư nhiều hơn nữa
trong việc tìm ra những giải pháp giáo dục các em. Chúng ta cần làm tốt vai trò vừa là
người thầy, người cô, người cha, người mẹ, vừa có thể là người bạn để giúp các em có
được những kết quả cao nhất sau quá trình được học tập, rèn luyện trong nhà trường
phổ thông. Đó cũng là hành trang để các em tự tin, vững bước vào đời.
3.2.2. Đối với nhà trường:
Cần có những chỉ đạo cụ thể cùng với sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các giáo
viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm để có những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy chất
lượng giáo dục học sinh trong bối cảnh thời đại nhạy cảm như hiện nay. Đó cũng là
một trong những cơ sở quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục
của mỗi nhà trường. tên tuổi, thương hiệu của nhà trường cũng từ đó được khẳng định
rõ hơn.
12


Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã từng tiến hành trong quá trình làm
công tác chủ nhiệm. Những giải pháp đó có thể chưa phải là tối ưu. Vì lẽ đó tôi rất
mong tất cả bạn bè, đồng nghiệp góp ý xây dựng để SKKN của tôi có hiệu quả thiết
thực hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường nói
riêng và địa bàn toàn tỉnh nói chung.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hoá, ngày 06 tháng 06 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết

Bùi Thị Lan

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Module THPT 1: Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT - Nguyễn Đức Sơn
2.Vai trò của công nghệ thông tin đối với đời sống xã hội- Tác giả : Th.s Phạm Thị
Như Quỳnh - Gv khoa Dân Vận.
3.Vai trò của công tác chủ nhiệm đối- nguồn internet.
4. Bức thư của em Nguyễn Anh Thư, học sinh mồ côi- lớp 9A trường THCS Anh Sơn
(Nghệ An) - Bức thư đạt giải nhất cuộc thi Thư gửi mẹ hiền .

14


DANH MỤC
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Lan


Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 1
TT

Tên đề tài SKKN

1.

Mộ số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả rèn luyện kĩ
năng nghị luận về tác phẩm
truyện ngắn và tiểu thuyết
trong sách giáo khoa Ngữ
Văn 11- 12 (chương trình
nâng cao)

Cấp đánh Kết quả
giá xếp loại đánh giá
xếp loại
Sở Giáo
C
dục và Đào
tạo Thanh
Hóa

Năm học đánh giá
xếp loại
2012- 2013


15



×