Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tham quan thực tế công ty Ajinomoto và Khu nông nghiệp công nghệ cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
__________

BÀI BÁO CÁO
MÔN THAM QUAN THỰC TẾ
(NÔNG NGHIỆP & CÔNG NGHIỆP)

1


BÁO CÁO THAM QUAN THỰC TẾ
I.

Tham quan công ty Ajinomoto......................................................3
1. Giới thiệu chung:............................................................................................3
1.1.

Công ty Ajinomoto:.........................................................................................3

1.2.

Glutamate – vị umami:...................................................................................3

1.3.

Công ty Ajinomoto Việt Nam:........................................................................4

1.4.

Sản phẩm của công ty Ajinomoto Việt Nam:.................................................5



2. Công ty Ajinomoto Biên Hòa – Đồng Nai:...................................................5
2.1. Quy trình sản xuất bột ngọt:........................................5
2.2. Quy trình sản xuất Mayonnaise Aji-mayo:.................6
2.3. Quy trình sản xuất giấm gạo lên men LISA:..............8
2.4. Quy trình sản xuất Nước tương Phú Sĩ:......................8
2.5. Xử lý chất thải ở Ajinomoto:.........................................9

II. Tham quan khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí
Minh.......................................................................................................10
1. Giới thiệu chung về mô hình nông nghiệp 4.0:..........................................10
2. Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh:......................11
2.1.

Giới thiệu chung:...........................................................................................12

2.2.

Quy trình trồng nấm bào ngư xám:.............................................................12

2.3.

Quy trình trồng rau xà lách bằng hệ thống thủy canh:..............................12

2.4. Trồng bầu trong hệ thống nhà màng:.............................................................14
2.5.

Quy trình trồng lan:......................................................................................15

2



I. Tham quan công ty Ajinomoto
1. Giới thiệu chung:
1.1.

Công ty Ajinomoto:
Lịch sử Tập đoàn Ajinomoto khởi nguồn từ khám phá ra vị Umami vào năm

1908 của giáo sư Kikunae Ikeda tại Nhật Bản. Vị này
được tạo ra bởi Glutamate, một axit amin có mặt trong
hầu hết các cơ thể sống. Ông đã đặt tên vị là vị Umami.
Chính từ khám phá này, chỉ một năm sau đó, năm 1909,
một sản phẩm độc đáo trong ngành thực phẩm lần đầu
tiên được giới thiệu ra thị trường, khởi đầu cho một
thương hiệu quen thuộc và phổ biến tại Nhật Bản cũng

Hình 1: Chai bột ngọt

như trên toàn thế giới. Đó chính là Bột ngọt AJI-NO-MOTO - hayđầu
còntiên
gọi là gia vị
Umami, một sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực chế biến thực
phẩm. Tập đoàn Ajinomoto từ đó đã không ngừng phát triển và trở thành một Tập
đoàn lớn mạnh toàn cầu như hiện nay.
1.2. Glutamate – vị umami:
Glutamate là một acid amin góp phần tạo nên sự sống và đóng vai trò quan
trọng với cuộc sống con người, từ việc cấu trúc nên các protein (chất đạm), tham
gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và đóng những vai trò sinh lý và
dinh dưỡng quan trọng khác. Glutamate là một trong hơn 20 axit amin phổ biến

trong tự nhiên. Ở dạng tự do, glutamate có khả năng mang lại vị umami hay còn
gọi là vị ngọt thịt cho thực phẩm. Món ăn chứa càng nhiều hàm lượng glutamate,
vị umami sẽ càng rõ nét và giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.

3


Hình 2: Glutamate tự do và glutamate liên kết trong protein

Glutamate được xem như là một acid amin có hàm lượng cao nhất trong sữa
mẹ. Đồng thời hàm lượng glutamate trong sữa mẹ cũng cao hơn hàm lượng
glutamate trong các loại sữa động vật khác như sữa bò, sữa dê…Một người mỗi
ngày trung bình hấp thụ khoảng 10 – 20g glutamate từ các bữa ăn, trong đó phần
lớn là từ thực phẩm, còn lại là từ gia vị (như bột ngọt).
1.3. Công ty Ajinomoto Việt Nam:
Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam là công ty 100%
vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư
ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng
mở rộng và nâng công suất sản xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng,
hoạt động và phát triển thị trường lên đến 70 triệu đô la Mỹ.
Hiện Công ty Ajinomoto Việt Nam có hai trụ sở văn phòng tại TP.HCM và
Hà Nội, hai nhà máy sản xuất bao gồm Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động
từ năm 1991 và Nhà máy Ajinomoto Long Thành hoạt động từ năm 2008. Ngoài
ra công ty có 3 trung tâm phân phối lớn tại các tỉnh Long Thành, Hải Dương, Đà
Nẵng cùng hơn 60 chi nhánh kinh doanh và gần 290 đội bán hàng trên toàn
quốc. Tổng số nhân viên làm việc tại Công Ty Ajinomoto Việt Nam lên đến hơn
2.300 người.

4



1.4.

Sản phẩm của công ty Ajinomoto Việt Nam:
Tại Việt Nam, công ty sản xuất 2 loại sản phẩm là thực phẩm và sản phẩm

hỗ trợ nông nghiệp.
 Sản phẩm thực phẩm:
 Gia vị umami: bột ngọt Ajinomoto và Ajinomoto plus;
 Gia vị hạt nêm: Hạt nêm Aji-ngon® Heo, Hạt nêm Aji-ngon® Gà, Hạt
nêm Aji-ngon® (Nấm và hạt sen)
 Gia vị lỏng: Xốt Mayonnaise Aji-mayo®, nước tương, gạo giấm lên
men LISA
 Gia vị nêm sẵn: Gia vị lẩu Aji-Quick, Gia vị món kho Aji-Quick, Gia vị
Bún Phở Aji-Quick, Gia vị Bột chiên Aji-Quick
 Gia vị đa dụng: Bột canh
 Thực phẩm chế biến: Bột bánh rán pha sẵn
 Sản phẩm giải khát: Cà phê Birdy, thức uống Blendy
 Sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp:
 Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
 Phân bón lá
 Phân bón rễ
2. Công ty Ajinomoto Biên Hòa – Đồng Nai:
2.1. Quy trình sản xuất bột ngọt:
 Bước 1: Xử lý nguyên liệu. Nguyên liệu chính của công ty là mía và tinh bột
khoai mì. Tinh bột khoa mì được vận chuyển bằn xe tải, còn mía thì được ép
thành dung dịch mật mía và được vận chuyển bằng xà lang và cập bến sông
đồng nai vào nhà máy.
 Bước 2: Sau khi đưa vào nhà máy, nguyên liệu được tuyệt trùng bằng nhiệt
được đưa vào bồn lên men.

 Bước 3: Acid glutamic được sản xuất qua một quá trình lên men bằng cách bổ
xung vi sinh vật vào. Sau đó thu hồi tinh thể acid glutamic cho bước tiếp theo,
còn xác còn lại thì được thu hồi để tạo ra phân bón hữu cơ AMI – AMI.
 Bước 4: Acid glutamic thu hồi được trung hòa với soda thu được dung dịch
bột ngọt dạng thô có màu nâu đỏ.
 Bước 5: Dung dịch bột ngọt trên được đem đi lọc màu bằng than hoạt tính để
làm mất màu nâu đỏ.
 Bước 6: Tinh chế dung dịch thành những tinh thể bột ngọt.
 Bước 7: Đóng gói sản phẩm bằng dây chuyền.

5


Hình 3: Quy trình sản xuất Bột ngọt Ajinomoto

2.2. Quy trình sản xuất Mayonnaise Aji-mayo:
 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Trứng gà tươi cùng với các nguyên liệu khác
như dầu thực vật, giấm,… được chọn lọc và kiểm tra kỹ lưỡng. Trứng gà tươi
chỉ được thu mua trực tiếp tại các trang trại có uy tín và đã được Chi cục Thú
y địa phương kiểm dịch.
 Bước 2: Xử lý trứng. Trứng được rửa và hong khô trước khi tách vỏ. Tiếp
theo dịch trứng thu được sẽ mang đi đánh đều.
 Bước 3: Thanh trùng trứng. Dịch trứng được thanh trùng ở 60oC trong 15 phút
rồi được làm nguội.
 Bước 4: Trộn. Dịch trứng đã thanh trùng được bổ sung thêm nước, bột trứng
và gia vị để trộn thô rồi lọc để thu dịch trứng trộn thô. Sau đó, dịch trứng
trộng thô được trộn tinh cùng với dầu thực vật, tinh bột và giấm.
 Bước 5: Đồng hóa. Sản phẩm sau quá trình trộn được đòng hóa để tạo ra hỗn
hợp sốt Mayonnaise Aji-Mayo.
 Bước 6: Đóng gói. Mayonnaise Aji-Mayo được định lượng và đóng tuýp theo

các trọng lượng khác nhau.

6
Hình 4: Quy trình sản xuất Mayonnaise Aji-mayo


2.3. Quy trình sản xuất giấm gạo lên men LISA:
 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Gạo được chọn lọc và được kiểm tra chất
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

7


 Bước 2: Xử lý nguyên liệu: Gạo được hấp thành
cơm.
 Bước 3: Ủ cơm. Cơm được ủ với giống koji (koji là
giống để sản xuất một số thực phẩn lên men truyền
thống của Nhật Bản) chuyên biệt để lên men giấm,
tạo hương vị riêng biệt cho giấm gạo lên men.
 Bước 4: Lên men. Cơm sau khi ủ được bổ sung con
giấm, rượu thực phẩm và các nguyên liệu khác để
lên men và ủ hơn 2 tháng. Con giấm được nghe
nhạc, theo kinh nghiệm của người Nhật, để tăng hiệu

Hình 5: Giấm gạo lên

men

quả lên men.
 Bước 5: Lọc. Hỗn hợp sau khi ủ được lọc loại bỏ

cặn cơm.
 Bước 6: Thanh trùng. Hỗn hợp sau khi lọc được thanh trùng để đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm.
 Bước 7: Đóng chai. Giấm được định lượng và đóng chai theo các thể tích
khác nhau.
2.4. Quy trình sản xuất Nước tương Phú Sĩ:
 Bước 1: Chọn nguyên liệu. Đậu nành nguyên hạt và
gạo được chọn lọc và kiểm tra chất lượng, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Bước 2: Xử lý nguyên liệu. Gạo được rang, nghiền
thành bột gạo rang. Đậu nành được hấp thành đậu
hấp.
 Bước 3: Ủ đậu. Đậu hấp trộn với bột gạo rang và ủ
với giống koji chuyên biệt để lên men nước tương.
Hốn hợp này được gọi là koji đậu tương.
 Bước 4: Lên men Moromi (ủ tương). Koji đậu tương
được ủ trong nước muối, bổ sung thêm nấm men để

Hình 6: Nước tương

Phú Sĩ
lên men trong hơn 3 tháng. Nấm men được nghe nhạc để tăng hiệu quả lên
men.

8


 Bước 5: Ép lấy Kiage. Hốn hợp sau khi lên men được ép và giữ lại phần
nước. gọi là kiage. Kiage được lắng để lấy phần dịch trong.
 Bước 6: Phối trộn & thanh trùng: Kiage được bổ sung thêm các nguyên liệu

khác và thanh trùng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Bước 7: Đóng chai. Nước tương được định lượng và đóng chai theo các thể
2.5.

tích khác nhau.
Xử lý chất thải ở Ajinomoto:
2.5.1. Xử lý nước thải:
Để bảo vệ tài nguyên nước, công ty đã xây dựng và đưa vào vận hành 2 hệ

thống, gồm: tháp giải nhiệt, xử lý nước thải ứng dụng công nghệ nitơ sinh học.
Riêng với hệ thống xử lý nước thải, công ty đầu tư 100 tỷ đồng. Hệ thống xử
lý nitơ sinh học tiên tiến từ Nhật Bản và có công suất xử lý 3.400m3 nước thải
một ngày. Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011, được kiểm soát
nghiêm ngặt bằng hệ thống ghi nhận dữ liệu quan trắc tự động và báo cáo trực
tuyến đến Sở Tài nguyên và môi trường.
2.5.2. Xử lý chất rắn và khí:
Đối với 2 nguồn chất thải khác là rắn và khí, Ajinomoto cũng có những
chương trình để giảm thiểu tác động tới môi trường. Cụ thể, đến năm 2017,
chương trình "Không phát thải" 3T (tiết giảm, tái chế, tái sử dụng) đã thu hồi và
tái chế 99,97% chất thải rắn của toàn công ty.
Vận hành lò hơi sinh học, cung cấp hơi nước phục vụ sản xuất cũng góp phần
cắt giảm 52% lượng khí thải CO2 ra môi trường. Sử dụng trấu ép (vỏ trấu được
nén chặt lại thành khối) làm nhiên liệu thay cho các nguồn nhiêu liệu hóa thạch
còn giúp tiêu thụ 100.000 tấn vỏ trấu một năm (1,6% tổng lượng vỏ trấu của
Đồng bằng sông Cửu Long).
2.5.3. Chu trình sinh học Bio-cycle:
Hướng đến sự phát triển bền vững, doanh nghiệp áp dụng chu trình sinh học
khép kín để sản xuất bột ngọt Ajinomoto. Cụ thể, nguyên liệu được sử dụng là
tinh bột sắn (khoai mì), mật mía đường. Trong quá trình sản xuất, công ty nghiên


9


cứu, phát triển các sản phẩm đồng hành gồm: phân bón sinh học dạng lỏng, rắn
và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Các sản phẩm đồng hành này cung cấp nguồn dinh dưỡng trở lại cho đất, cải
thiện năng suất, chất lượng mùa vụ, từ đó phát triển nguồn thực phẩm, đảm bảo
nguyên liệu bền vững để phục vụ quá trình sản xuất của công ty.

II.

Hình 7: Chu trình sinh học khép kín

Tham quan khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu chung về mô hình nông nghiệp 4.0:
Ngày nay, cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn
cầu thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI),
thực tế ảo (VR), mạng xã hội, điện toán đám mây,…. Cách mạng 4.0 đã và
đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành nông nghiệp dựa trên
các đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,…
Từ những điều kiện trên mà ta có thể tạo dựng một mô hình nông nghiệp 4.0.
Mô hình này có đặc điểm nổi bậc là hầu hết quá trình sản xuất nông sản đều
dựa vào máy móc, ít có sự tác động của con người.
Theo tổng kết ở Mỹ đến nay các thành phần chủ yếu của nông nghiệp 4.0
thường được hiểu như sau:
 Cảm biến kết nối vạn vật (IoT Sensors): Từ dinh dưỡng đất kết nối với
máy chủ và các máy kết nối khác là thành phần chủ yếu của nông
nghiệp hiện đại.

10



Hình 8: Mô hình nông nghiệp 4.0

 Công nghệ đèn LED đang trở thành tiến bộ không thể thiếu để canh tác
trong nhà vì sự đáp ứng sinh trưởng và năng suất tối ưu.
 Người máy (Robot) đang thay việc cho nông dân thường làm. Người
máy cũng có cả các bộ phân tích nhờ các phần mềm trợ giúp phân tích
và đưa ra xu hướng trong các trang trại.
 Tế bào quang điện (Solar cells). Phần lớn các thiết bị trong trang trại
được cấp điện mặt trời và các bộ pin điện mặt trời trở nên quan trọng.
 Thiết bị bay không người lái (Drones) và các vệ tinh (satellites) được sử
dụng để thu thập dữ liệu của các trang trại.
 Canh tác trong nhà/hệ thống trồng cây – nuôi cá tích hợp/Thủy canh
(khí canh): Hiện nhiều giải pháp đã được hoàn thiện.

2. Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh:
2.1.

Giới thiệu chung:
Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chi Minh là khu nông

nghiệp công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam với diện tích 88,17 ha tọa lạc
tại Củ Chi có kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước. Khu này đã thu hút nhiều
dự án đầu tư trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc các

11


lĩnh vực như sản xuất giống cây trồng gồm sản xuất hoa lan, cây kiểng và hoa

các loại, sản xuất rau sạch, sản xuất nấm, cây dược liệu, sản xuất giống cá cảnh
như cá dĩa và cá chép Koi và sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ nông
nghiệp.
Được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phục vụ
quản lý hoạt động, bao gồm các công trình như giao thông, thoát nước, cấp
điện, cấp nước, xử lý nước thải, văn phòng làm việc, nhà thí nghiệm, hệ
thống nhà kính, nhà lưới, nhà kho, nhà học tập và chuyển giao công nghệ, hệ
thống viễn thông, …. Hiện có 14 nhà đầu tư đăng ký hoạt động, cùng với 4
trung tâm trực thuộc Ban quản lý.
2.2.

Quy trình trồng nấm bào ngư xám:

 Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu để nuôi nấm là mùn cưa của
cây cao su (vì cây không có tinh dầu để đảm bảo cho nấm phát triển tốt)
 Bước 2: Đóng gói phôi và tiệt trùng.
 Bước 3: Cấy meo vào phôi (meo được nuôi cấy bằn củ mì)
 Bước 4: Chăm sóc và ủ phôi.
 Bước 5: Thu hoạch.

Hình
hình
trồng
nấmrau
bàoxà
ngư
xám
Hình
10: Phôi
2.3.9: Mô

Quy
trình
trồng
lách
bằng hệ thống
thủy
canh:nấm bào ngư

v
Xà lách là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Xà lách
thường được ăn dưới dạng rau sống, rau trộn, nước ép rau. Bên cạnh tác dụng

12


giúp giảm cân, làm đẹp da, rau xà lách còn có nhiều tác dụng trong cải thiện,
hỗ trợ sức khỏe.
Xà lách ngoài việc trồng thổ canh, hiện nay việc trồng thủy canh loại rau
này khá phổ biến và đem lại lợi nhuận cho người nông dân. Để có thể trồng
thủy canh chúng ta cần phải có dung dịch dinh dưỡng với điều kiện thích hợp
cho từng giai đoạn và một giàn thủy canh tùy theo điều kiện kinh tế.

Hình
11:thủy
Mô hình
thủy canh rau xà lách
Quy trình
trồng
canh trồng
xà lách:


 Bước 1: Chuẩn bị gieo hạt. Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá
thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể
ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt
hơn.
 Bước 2: Gieo hạt trực tiếp lên miếng xốp trong ô của giàn thủy canh.
 Bước 3: Theo dõi và chăm sóc.
– Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun
tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm.
– Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến
hành bơm dinh dưỡng từ bể vào ống, khuấy cho dinh dưỡng phân tán
đều trong bể.

13


2.4.

Trồng bầu trong hệ thống nhà màng:
Nhà màng là một hệ thống được ứng dụng trong nông nghiệp khá là phổ

biến hiện nay. Hệ thống này giúp ích trong việc tránh được những côn trùng
gây bệnh, ngoài ra còn che nắng, che mưa, giảm nhiệt độ trong nhà màng. Tại
khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố HCM thì có 2 hệ thống nhà màng
được lắp ráp là hệ thống nhà màng Israel và nhà màng do Việt Nam sản xuất.
Trong đó nhà màng Israel được nhập trực tiếp từ Israel nên chi phí khá là đắc
đỏ, do đó các kỹ sư Việt Nam đac thiết kế ra nhà màng riêng để giảm thiểu chi
phí này.
Quy trình trồng bầu thì được trồng trực tiếp trong nhà màng Việt Nam.
Bầu được trồng trên giá thể là sơ dừa, sử dụng phân bón lót là phân hữu cơ và

đồng thời sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel để cung cấp nước tưới và
chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Hình 12: Giàn bầu được trồng trong nhà màng

2.5.

Quy trình trồng lan:
Tại khu nông nghiệp công nghệ cao có 2 loại hoa lan chính được trồng là:

lan Mokara và lan Dendrobium.
Quy trình:

14


 Giai đoạn 1: Vô mẫu tạo chồi. Mẫu từ cây mẹ được khử trùng và đưa
vào môi trường tạo chồi.
 Giai đoạn 2: Cảm ứng và tăng trưởng sinh chồi. Chồi được đưa vào môi
trường nhân chồi tạo các cụm chồi.
 Giai đoại 3: Tái sinh cây từ cụm chồi. Cụm chồi đưa vào môi trường tái
sinh cây tạo các cây con.
 Giai đoạn 4: Ra rễ và dưỡng cây lớn. Môi trường: khoáng MS + nước
dừa + đường + than hoạt tính + khoai tây.
 Giai đoạn 5: Huấn luyện cây con. Giúp cây làm quen từ từ với môi
trường bên ngoài tránh bị sốc cây con.


Giai đoạn 6: Đưa cây con ra vườn. Cây con được lấy ra khỏi bình nuôi
và trồng trên xơ dừa


Hình 13: Lan Mokara

15



×