Tải bản đầy đủ (.docx) (222 trang)

Chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
********
TÔ HOÀNG

CHỐNG CHUYỂN GIÁ
TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2020


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
********
TÔ HOÀNG

CHỐNG CHUYỂN GIÁ
TRONG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành:

Tài chính – ngân hàng

Mã số:

9.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học
1. PGS, TS. Vương Thị Thu Hiền
2. PGS, TS. Bạch Thị Minh Huyền

HÀ NỘI, 2020


3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tô Hoàng


4

LỜI CẢM ƠN

Luận án này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc với sự cố gắng và nỗ lực của
tác giả. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nhận được rất nhiều sự
động viên, khích lệ từ gia đình, Thầy Cô giáo và các bạn đồng nghiệp, đồng
môn.
Trước hết, tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, đặc biệt là người bạn đời yêu quý đã âm thầm hy sinh nhiều thời gian,
công sức, niềm vui cá nhân giúp tác giả có được những điều kiện thuận lợi nhất
trong sinh hoạt hàng ngày để thực hiện luận án.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới hai Cô giáo hướng dẫn là
PGS, TS.Vương Thị Thu Hiền và PGS, TS. Bạch Thị Minh Huyền đã tận tình
hướng dẫn, quan tâm, chia sẻ và động viên tác giả vượt qua những lúc gian khó
trong cuộc sống. Tác giả tâm niệm, sự quan tâm này không chỉ là chuyên môn
mà còn là tình cảm chân thành của những người Thầy đối với học trò, như người
mẹ, người chị đi trước chia sẻ, dìu dắt cho lớp đàn em đi sau.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô trong Hội
đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở, các phản biện độc lập đã có những nhận xét xác
đáng, khách quan và công tâm giúp tác giả hoàn tiện hơn các nội dung của luận
án.
Nhân dịp này, cho phép tác gỉa được cảm ơn sự động viên chân thành, chia
sẻ kinh nghiệm nghiên cứu của các Thầy Cô giáo Khoa Thuế và Hải quan; cảm
ơn Thầy Cô giáo và các cán bộ Khoa Sau Đại học của Học viện Tài chính đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, thực hiện và
hoàn thành luận án; cảm ơn các đồng nghiệp, các bạn đồng môn đã nhiệt tình
giúp đỡ tác giả những lúc khó khăn, cần thiết./.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tô Hoàng


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APA
BEPS
BOT
BT
BTO
CPTPP
CPM
CUP
DN
ĐTNN
EU
EVFTA
FDI
FTA
GAAR
GDP
GTAP

GTGT
G20
IMF
OECD
MNC
NNT
NXB
RPM
PSM
SPSS
TNCN
TNDN
TNMM
XNK

Thỏa thuận xác định giá trước
Dự án chống chuyển lợi nhuận và xói mòn cơ sở tính thuế
Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
Xây dựng chuyền giao
Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
Phương pháp giá vốn cộng lãi
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
Doanh nghiệp
Đầu tư nước ngoài
Liên minh Châu Âu
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu
Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do

Quy tắc chống lạm dụng chung
Tổng sản phẩm quốc nội
Mô hình dự án phân tích toàn cầu
Giá trị gia tăng
Nhóm các nền kinh tế lớn
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế
Công ty đa quốc gia
Người nộp thuế
Nhà xuất bản
Phương pháp giá bán lại
Phương pháp tách lợi nhuận
Ứng dụng phân tích điều tra xã hội học
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
Phương pháp so sánh lợi nhuận
Xuất, nhập khẩu


7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

3.9

Tên Bảng
Trang
Tình hình lãi, lỗ của các doanh nghiệp
80
Một số trường hợp khai tăng giá trị tài sản vốn góp
86
Kết quả thanh tra chống chuyển giá
104
Tổng hợp ý kiến khảo sát nâng cao hiệu quả chống chuyển
113
giá trong quản lý thuế TNDN
Tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach's
114
Alpha
Nhân tố phân tích tổng hợp
117
Hệ số hồi quy đa biến
117
Hệ số kiểm định Anova
118
Hệ số hồi quy của mô hình được chọn
118

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
Số hiệu
Tên sơ đồ, đồ thị
Trang
2.1

Tác động của doanh thu, chi phí tới thu nhập chịu thuế thu
50
nhập doanh nghiệp
3.1
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp
75
3.2
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
77
3.3
Thuế TNDN trong tổng thu NSNN
78
3.4
Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai lỗ trong kinh doanh
79
3.5
Kết quả kinh doanh Keangnam Vina
84
3.6
Kết quả kinh doanh Công ty Hualon Corporation
88
3.7
Doanh nghiệp có quan hệ liên kết theo kê khai
101
3.8
Mô hình nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tác động
109
đến chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN qua thanh
tra thuế
4.1

Các bước triển khai thanh tra chống chuyển giá trong quản
155
lý thuế TNDN


8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tích cực và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước trên
thế giới ngày càng được mở rộng, nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế
trong nước dần dần được khơi thông, đưa vào đầu tư cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, tạo động lực vững chắc cho nền kinh tế phát triển.
Mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã góp phần quan trọng thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lượng cao, thúc
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương, thúc
đẩy và mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước đưa Việt Nam tham gia vào
mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu... Bên cạnh những thành quả do hội nhập
kinh tế quốc tế mang lại, những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường
đã dần dần thâm nhập vào Việt Nam và tiếp tục phát triển phức tạp như: các
doanh nghiệp có công nghệ cũ, lạc hậu, hoạt động gây ô nhiễm môi trường đã và
vẫn còn phát triển ở Việt Nam khá nhiều; kỳ vọng thu hút phát triển những
ngành nghề có công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế chưa đạt
được như mong muốn; hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam có giá trị gia
tăng thấp, chủ yếu là hoạt động gia công, lắp ráp, sử dụng sức lao động là chính.
Đặc biệt, hiện tượng doanh nghiệp chuyển giá, trốn thuế đã phát triển và ngày
càng trở lên tinh vi hơn, phức tạp, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước và tạo
môi trường không bình đẳng trong kinh doanh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển mạnh
mẽ của các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia càng ngày càng có xu

hướng gia tăng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì phạm vi
hoạt động, mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
ngày càng lớn, hiện tượng chuyển giá giữa các doanh nghiệp có giao dịch liên


9
kết cũng ngày càng trở nên phổ biến và khó kiểm soát. Đây là bài toán cần lời
giải không chỉ của một quốc gia nào mà là vấn đề được quan tâm của các nước
trong bối cảnh hội nhập.
Hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp ở nước ta diễn ra một cách
liên tục, ở mọi nơi, mọi lúc, đã làm thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước và để
lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Mặc dù các cơ quan Nhà nước đã và đang nỗ
lực để hoàn thiện thể chế, tổ chức phối hợp trong thanh tra, kiểm tra chống
chuyển giá, nhưng kết quả đạt được còn rất thấp. Các hoạt động chuyển giá vẫn
chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, đang gây nhiều bức xúc trong xã hội đối với việc
tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Trước bối cảnh tình hình nói trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài luận án
là: “Chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt
Nam”, với mong muốn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa
học thiết thực và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, góp phần tăng cường chống
chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở nước ta trong thời gian tới. Với ý nghĩa
đó, việc nghiên cứu đề tài luận án là hết sức cần thiết và có tính thời sự cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có
luận cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, nhằm tăng cường chống
chuyển giá trong công tác quản lý thuế TNDN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Theo mục tiêu tổng quát nói trên, trong nghiên cứu đề tài, có các nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản có tính lý luận về hoạt
động chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN, làm luận cứ

cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường chống
chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở Việt Nam trong giai đoạn tới.


10
- Tham khảo kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc gia trên thế
giới để vận dụng vào công tác chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về chuyển giá và chống chuyển giá trong
quản lý thuế TNDN ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa học và phù hợp với tình hình
thực tế của Việt Nam, nhằm tăng cường chống chuyển giá trong quản lý thuế
TNDN ở nước ta trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động chuyển giá và chống chuyển
giá trong quản lý thuế TNDN.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Chuyển giá và chống chuyển giá có nội dung rất rộng và
phức tạp. Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động chuyển giá và hoạt
động chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động chuyển giá và
chống chuyển giá từ năm 2010 đến năm 2019, sau khi việc xác định giá thị
trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết tại Việt Nam được thực
hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 66/2010/TT-BTC. Đề xuất một số giải pháp áp
dụng cho giai đoạn 2020 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình chuyển giá và chống
chuyển giá của cơ quan thuế ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP
Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Bình Dương... là những địa bàn tập trung và có nhiều
mẫu điển hình cho cả nước về hoạt động chuyển giá và chống chuyển giá trong
quản lý thuế TNDN.



11
- Về loại hình doanh nghiệp và giao dịch liên kết: Đề tài nghiên cứu hoạt
động chuyển giá ở các doanh nghiệp có quan hệ liên kết vốn đầu tư nước ngoài
và các doanh nghiệp trong nước. Các giao dịch liên kết trong nghiên cứu không
chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài mà
đề tài cả giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam.
4. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu: Các số liệu trong luận án bao gồm các số liệu vĩ mô về
nền kinh tế Việt Nam, các số liệu vi mô của doanh nghiệp điều tra hàng năm của
Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, của Tổng cục Thuế.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp ghiên cứu khoa học, lấy phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm nền tảng phương pháp luận. Đồng
thời, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu
nghiên cứu. Cụ thể:
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: được sử dụng để làm rõ
hơn các vấn đề về chuyển giá và chống chuyển giá. Phương pháp này cũng được
sử dụng trong đánh giá tình hình chuyển giá ở Việt Nam trong thời gian qua và
các biện pháp chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN đã được thực hiện.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: được sử dụng để thu thập các tài
liệu sơ cấp và thứ cấp. Đó là các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có quan
hệ giao dịch liên kết, các báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra chuyên đề về
chuyển giá của Tổng cục Thuế và Cục Thuế một số địa phương; một số kết luận
thanh tra các vi phạm về nghĩa vụ thuế nói chung, nghi vấn chuyển giá nói riêng
của Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước; các văn bản quy phạm pháp luật, các
báo cáo, đề án, chương trình có liên quan của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê và các cơ quan thuế một số tỉnh,
thành phố. Cùng đó là các đề án, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo ở
trong và ngoài nước có liên quan đến chuyển giá và chống chuyển giá.



12
Phương pháp thống kê (bảng biểu, đồ thị...): được sử dụng để tổng hợp, tổ
chức số liệu thu thập được nhằm phản ánh trực quan hơn thực trạng của các vấn
đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích định tính: được sử dụng trên cơ sở nhận thức về
các lý thuyết, các kết quả phân tích, đánh giá thực trạng, các tồn tại hạn chế,
nguyên nhân... để luận giải và kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cho vấn đề
nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong tham khảo những nhận định,
quan điểm của các chuyên gia là các nhà khoa học, các cán bộ quản lý thuế có
kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực thanh tra chống chuyển
giá; gián tiếp trích dẫn luận điểm của các chuyên gia được đăng tải trên các đề
tài nghiên cứu, các bài báo có liên quan.
Phương pháp định lượng: luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng nhằm đánh giá tác động của thanh tra chống chuyển giá trong quản lý
thuế TNDN tới hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp.
Trên cơ sở vận dụng mô hình Servperf, trong quý 1/2020 tác giả đã xây
dựng bảng câu hỏi, tham khảo ý kiến đánh giá được 230 công chức thuế. Dưới
sự hỗ trợ của ứng dụng SPSS phiên bản 20 (Statistical Package for the Social
Siences), là ứng dụng máy tính được sử dụng khá phổ biến trong phân tích thống
kê xã hội học, dữ liệu sơ cấp qua khảo sát được định lượng, thể hiện rõ nét các
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thanh tra chống chuyển giá từ các
công chức thuế. Từ kết quả thực nghiệm đưa ra hàm ý cho việc đề xuất giải pháp
tăng cường hiệu quả công tác thanh tra chống chuyển giá.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp về mặt lý luận
Luận án nghiên cứu có tính hệ thống lý luận cơ bản về chuyển giá và chống
chuyển giá trong quản lý thuế TNDN. Qua đi sâu vào phân tích, đánh giá một



13
cách toàn diện, khách quan thực trạng về chuyển giá và chống chuyển giá trong
quản lý thuế TNDN ở Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2019, luận án chỉ ra các kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về chống chuyển giá trong
quản lý thuế TNDN ở Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số giải pháp có luận cứ khoa
học, phù hợp với thực tiễn bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam
nhằm đẩy mạnh hoạt động chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở Việt
Nam trong thời gian tới.
5.2. Phát hiện mới và giải pháp đề xuất
Thông qua khảo sát, phân tích về những nhân tố ảnh hưởng đến công tác
thanh tra chống chuyển giá, luận án đã định lượng được mức độ ảnh hưởng của
những nhân tố gồm: Công tác tổ chức thực hiện; Thông tin dữ liệu; Hệ thống
văn bản pháp luật; Nhân lực công chức thanh tra. Trong số đó, nhân tố công tác
tổ chức thực hiện cuộc thanh tra có ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả cuộc thanh
tra chống chuyển giá. Từ đó, luận án tập trung cho giải pháp về kỹ năng phân
tích, tổ chức triển khai cuộc thanh tra chống chuyển giá trong quản lý thuế
TNDN linh hoạt với những hình thức chuyển giá khác nhau để có thể phát hiện,
xác định và ngăn chặn hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án nghiên cứu có tính hệ thống những nội dung có
tính lý luận về chuyển giá và chống chuyển giá, giúp cho việc đánh giá, đi sâu
nghiên cứu các kết quả đạt được, phân tích các hạn chế, và nguyên nhân của các
hạn chế nhằm đề xuất các giải pháp để chống chuyển giá trong quản lý thuế
TNDN trong giai đoạn 2020 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng về chống
chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một
số giải pháp sát thực về chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN trong thời
gian tới, trực tiếp góp phần hạn chế thất thu ngân sách Nhà nước.



14

7. Kết cấu của đề tài luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, phần nội dung của luận án
gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển giá và chống chuyển giá
Chương 2: Lý luận cơ bản về chuyển giá và chống chuyển giá trong quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế
thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường chống chuyển giá trong quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian tới


15
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỀN GIÁ VÀ
CHỐNG CHUYỂN GIÁ
1.1. Những công trình nghiên cứu về hoạt động chuyển giá và chống chuyển
giá
1.1.1. Nghiên cứu của nước ngoài
* Sách chuyên khảo, tài liệu nghiên cứu, luận án, luận văn: Đã có nhiều
công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo, tài liệu nghiên cứu, luận án, luận
văn của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về hoạt động chuyển giá và chống
chuyển giá. Trong đó, tiêu biểu là một số công trình mà tác giả đã sưu tầm được
như:
(1) Nhóm tác giả Martin Feldstein, James R. Hines Jr., R. Glenn Hubbard
(1995), The Effects Of Taxation On Multinational Corporations, University of

Chicago Press. Công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề tác động của chính
sách thuế, cách đánh thuế của các quốc gia tới các công ty đa quốc gia và một số
cách mà các công ty đa quốc gia sử dụng để né thuế, tránh thuế. Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng bên cạnh một số mục đích chiếm lĩnh thị trường, nâng cao hiệu
suất đầu tư thì mục tiêu giảm thiểu tổng số thuế phải nộp dựa trên sự khác biệt
về thuế suất thuế TNDN giữa các quốc gia là một trong những mục tiêu chính
của hoạt động chuyển giá giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết, công ty đa
quốc gia [84].
(2) Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2017), The OECD
Transfer

Pricing

Guidelines

for

Multinational

Enterprises

and

Tax

Administrations, tài liệu nghiên cứu được Hội đồng OECD thông qua năm sửa
đổi bổ sung và phê duyệt năm 1979, bổ sung nhiều vấn đề đã được Hội đồng
thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2017. Đây là tài liệu giới thiệu khá chi tiết về
vấn đề giá chuyển nhượng và chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia trong bối
cảnh phát triển kinh tế toàn cầu, đánh giá những tác động tốt, xấu do chuyển giá

gây ra đối với các công ty, các nền kinh tế, các quốc gia. Tài liệu Báo cáo đánh


16
giá: Giá chuyển nhượng có ý nghĩa quan trọng đối với cả người nộp thuế và cơ
quan thuế vì cả hai đều phải phân chia doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các
doanh nghiệp liên kết tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Vấn đề chuyển
giá có khởi nguồn phát sinh từ các giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết hoạt
động trong cùng một quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, tài liệu không xem xét
các nội dung chuyển giá trong nội địa mà tập trung vào lĩnh vực chuyển giá
quốc tế. Vấn đề chuyển giá quốc tế khó giải quyết hơn vì có liên quan đến nhiều
cơ quan thuế và do vậy bất kỳ sự điều chỉnh nào về giá chuyển nhượng tại một
quốc gia cũng kéo theo sự thay đổi tương ứng tại quốc gia khác cho phù hợp.
Tuy nhiên, nếu quốc gia khác không đồng ý điều chỉnh tương ứng thì doanh
nghiệp đa quốc gia sẽ bị đánh thuế hai lần đối với phần lợi nhuận này. Để giảm
thiểu rủi ro đánh thuế hai lần cần có sự đồng thuận quốc tế về cách xác định giá
chuyển nhượng trong các giao dịch xuyên quốc gia phục vụ cho mục đích tính
thuế [89].
(3) John Smullen (2010), Transfer Pricing for Financial Institutions. Cuốn
sách như một cuốn sổ tay giới thiệu kỹ lưỡng về giá chuyển nhượng và việc sử
dụng nó trong các tổ chức tài chính cũng như phân tích rõ ràng về tất cả các vấn
đề liên quan. Tác giả khẳng định giá chuyển nhượng là một vấn đề quá phức tạp
và luôn biến động nên không thể có kế hoạch chi tiết để đối phó thành công. Tuy
nhiên, trong cuốn sách này, John Smullen đã đưa ra lý luận và làm rõ thêm về
nội dung liên quan đến giá chuyển nhượng. Tác giả đã đưa ra các vấn đề: Giá
chuyển nhượng là gì và tại sao nó được sử dụng Vì sao giá chuyển nhượng lại
được các tổ chức tài chính nghiên cứu, vận dụng một cách triệt để. Tại sao mỗi
tổ chức lại cần tiếp cận giới thiệu về giá chuyển nhượng một cách khác; Giá
chuyển nhượng hoạt động như thế nào trong các tổ chức thương mại; Các loại
giá chuyển nhượng khác nhau; Phân tích cụ thể về giá chuyển nhượng của các

quỹ, vốn; Làm thế nào để đánh giá các biện pháp thực hiện điều chỉnh rủi ro; Sự
phức tạp của ước tính chi phí biên và doanh thu; Động cơ của các cổ đông, các
nhà quản lý để tối ưu hóa lợi nhuận; Giá chuyển nhượng hoạt động như thế nào


17
trong chiến lược thông tin quản lý; Công trình nghiên cứu đã đưa ra một số kỹ
thuật khác nhau được sử dụng trong định giá chuyển nhượng; Thiết lập giá
chuyển nhượng phù hợp với chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp; Thực
hiện các quyết định đúng đắn, giảm thiểu rủi ro và đạt kết quả tốt hơn. Đây là
cuốn sách dành cho những nhà đầu tư tham gia vào việc huy động và cho vay
vốn trên thị trường toàn cầu hiện nay, những người muốn nghiên cứu vấn đề
liên quan đến giá chuyển nhượng và các kỹ thuật cần thiết [79].
(4) Đồng tác giả Robert Feinschreiber và Margaret Kent (2012), AsiaPacific Transfer Pricing Handbook, Nxb Wiley. Đây là tài liệu nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề chuyển giá tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao
gồm các quốc gia các nước ASEAN, Ấn Độ, New Zealand, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Tài liệu chỉ ra rằng, Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng
mạnh mẽ nhất trên thế giới, tập trung nhiều công ty đa quốc gia đầu tư, các hoạt
động chuyển giá diễn ra cũng rất phức tạp với nhiều hình thức khác nhau. Tài
liệu chỉ ra một số cách thức chuyển giá phổ biến mà các công ty đa quốc gia
đang thực hiện tại khu vực này, đồng thời đưa ra một số giải pháp mà Chính phủ
các quốc gia khu vực này đang thực hiện để chống chuyển giá. Tài liệu cũng chỉ
ra một vấn đề còn tồn tại chung ở các quốc gia này là còn thiếu các quy định rõ
ràng hướng dẫn về chống chuyển giá cũng như còn thiếu các quy định có tính
pháp lý trong luật về kiểm soát hay chống chuyển giá [93].
(5) Đồng tác giả Eduardo Baistrocchi và Ian Roxan (2012), Resolving
Transfer Pricing Disputes: Global Analysis, Nxb Cambridge University Press.
Tài liệu đã nghiên cứu và phân tích 180 trường hợp chuyển giá ở 20 quốc gia đại
diện cho 20 khu vực, nêu các tranh chấp trong chuyển giá, giải thích pháp luật
về chuyển giá như thế nào trong thực tế và xem xét tranh chấp giữa doanh

nghiệp và cơ quan thuế. Tài liệu đưa dẫn chứng các trường hợp chuyển giá ở các
nước có hệ thống định giá chuyển nhượng ổn định như Đức, Nhật, Anh, Mỹ
cũng như những nước mới phát triển như Baxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Tài
liệu tập trung vào các vấn đề về giá chuyển nhượng nhưng không đề cập đến


18
giải quyết các tranh chấp về giá chuyển nhượng cụ thể. Tất cả các trường hợp
chuyển giá nêu trong cuốn sách đều được phù hợp với những nội dung cơ bản
trong tài liệu Hướng dẫn Định giá Chuyển đổi của OECD. Do đó, tài liệu được
coi như là một phần bổ sung hết sức cần thiết cho tài liệu Hướng dẫn Định giá
Chuyển đổi của OECD đối với các doanh nghiệp đa quốc gia và các Cơ quan
quản lý thuế [77].
(6) Gary Stone, chủ biên (2012), “International Transfer Pricing 2012”,
Nxb PCW - Nghiên cứu gồm có 2 phần. Phần thứ nhất giới thiệu về các hình
thức chuyển giá trên thế giới. Phần thứ 2 đề cập đến các hình thức kiểm soát
chuyển giá được nghiên cứu ở một số quốc gia. Nghiên cứu đề cập nguyên tắc
định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia được coi là hợp pháp, không bị
cơ quan thuế quy kết về hành vi trốn thuế. Tài liệu cũng cho thấy có những công
ty về luật, kiểm toán sẵn sàng cung cấp dịch vụ cũng như tư vấn cho các công ty
đa quốc gia về chuyền giá [78].
* Bài báo khoa học: Đã có nhiều bài báo của các tác giả nước ngoài
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá, tiêu biểu
như:
(1) Tài liệu nghiên cứu của nhóm tác giả Mills, Lillian; Erickson, Merle
M.; Maydew, Edward L (1998), Investments in Tax Planning, tạp chí Journal of
the American Taxation Association. Tài liệu phân tích, chỉ ra những dấu hiệu bất
thường ở một số nhóm các doanh nghiệp có quy mô hoạt động sản xuất, kinh
doanh lớn nhưng lại có chi phí về thuế thấp hơn nhóm các doanh nghiệp có quy
mô nhỏ. Chuyển giá xuất hiện khi các doanh nghiệp tính toán đến chi phí về

thuế trong các kế hoạch đầu tư vào các doanh nghiệp liên kết ở các địa phương
có thuế suất thuế TNDN khác nhau để đạt được mức lợi nhuận cao nhất như lợi
thế về nguồn lực, sự ưu đãi miễn giảm về thuế thu nhập. Các doanh nghiệp này
có sự điều tiết thu nhập trong nhóm để giảm tới mức thấp nhất tổng chi phí thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong cả nhóm. Tài liệu cũng chỉ ra rằng, các
tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia có nhiều cơ hội tham gia tích cực vào các


19
thỏa thuận liên quan đến việc chuyển giá khi tham gia các dự án đầu tư để giảm
chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp [85].
(2) Richard Sansing (1999), Relationship-specific investments and the
transfer pricing paradox . Bài viết so sánh tác động của chuyển giá dựa trên phân
bổ lợi nhuận trong hệ thống các doanh nghiệp có quan hệ liên kết theo mô hình
công ty mẹ-con với doanh nghiệp độc lập có thể so sánh được. Phân tích thông
qua mô hình cho thấy lợi nhuận của các công ty con đặt ở nước ngoài thường
được phân bổ ít hơn so với lợi nhuận của các công ty con ở cùng quốc gia với
công ty mẹ và lợi nhuận của công ty mẹ [91].
(3) Nghiên cứu của nhóm tác giả Bernard, Andrew B. and Jensen, J.
Bradford and Schott, Peter K. (2006), Transfer Pricing by U.S.-Based
Multinational Firms, tạp chí Tuck School of Business Working Paper, Nhóm
nghiên cứu chỉ ra rằng, các công ty đa quốc gia có thể thực hiện chuyển giá
thông qua việc sử dụng đòn bẩy tài chính, đòn bẩy kinh doanh để làm giảm thuế
TNDN. Nghiên cứu đưa ra dẫn chứng về việc các công ty có trụ sở ở Mỹ thành
lập các công ty con tại các quốc gia khác để hoạt động kinh doanh. Ở một số
trường hợp khi công ty con cần bổ sung vốn để phát triển sản xuất kinh doanh,
các công đa quốc gia này đã điều chỉnh để các công ty con vay vốn của công ty
mẹ, công ty con được tính khoản lãi tiền vay vào chi phí, đã làm tăng chi phí
hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thuế TNDN phải nộp tại quốc gia nơi công
ty con đóng trụ sở để chuyển giá qua lãi vay. Nghiên cứu cũng chỉ ra dấu hiệu

nhận biết hành vi chuyển giá của công ty con qua chi phí lãi vay là kết cấu vốn
nghiêng về phía nợ vay nhiều hơn vốn chủ sở hữu [71].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nội dung chuyển giá và chống
chuyển giá của các tác giả nước ngoài rất đa dạng, phong phú. Các công trình,
tài liệu nghiên cứu của các tác giả, nhóm tác giả nước ngoài đã cung cấp, làm rõ
thêm những lý luận và thực tiễn về hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp có
quan hệ liên kết để giảm thiểu số thuế phải nộp trong hệ thống. Nhiều công
trình, bài báo nghiên cứu dựa trên các tình huống cụ thể phát sinh ở chính quốc


20
gia mình về chuyển giá ở các doanh nghiệp có quan hệ liên kết, các công ty đa
quốc gia. Các tài liệu cũng đưa ra những động thái, hành động của Chính phủ
các quốc gia về phòng, chống chuyển giá. Chính phủ các quốc gia này đều coi
hoạt động chuyển giá để giảm thiểu số thuế phải nộp ở địa phương đều là hoạt
động không hợp pháp, đồng thời phân tích những biện pháp các quốc gia đang
áp dụng để hạn chế, ngăn chặn hoạt động chuyển giá, giành lại quyền đánh thuế
hợp pháp của quốc gia. Đây là những tài liệu hết sức có giá trị để tham khảo về
vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá của các tác giả ở các nước có kinh
nghiệm về chống chuyển giá trên thế giới. Những giải pháp, đề xuất tại các công
trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đưa ra thường gắn với bối cảnh của
hoạt động chuyển giá đang diễn ra cũng như môi trường quản lý, động thái của
Chính phủ chính quốc của tác giả. Tuy nhiên, đây cũng là những kinh nghiệm để
luận án có thêm những bài học để đề xuất những giải pháp chống chuyển giá
trong quản lý thuế TNDN phù hợp với thực tiễn, với bối cảnh ở Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Bàn về vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá cũng đã có một số giáo
trình, sách chuyên khảo của Việt Nam đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến các
vấn đề trong đề tài luận án, tiêu biểu ở một số tài liệu:
* Giáo trình, sách chuyên khảo về chuyển giá và chống chuyền giá:

(1) CK&M (2010), Hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch
liên kết, Nxb Tài chính. Tác giả cuốn sách đã giúp kết nối lý thuyết về xác định
giá giao dịch liên kết với thực hành phù hợp với quy định pháp lý hiện hành của
Việt Nam trên cơ sở tham khảo, so sánh đối chiếu với thông lệ quốc tế, đặc biệt
là Hướng dẫn của OECD. Cuốn sách giúp người đọc thấy được tính tương đồng
về lý thuyết và thực tiễn trong nguyên tắc thị trường khách quan áp dụng tại Việt
Nam và tại các nước khác trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Cuốn sách của
OECD góp phần phổ biến kiến thức xác định giá thị trường trong giao dịch liên
kết bằng ngôn ngữ Việt hóa, giúp giảm thiểu những hạn chế của hàng rào ngôn


21
ngữ trong việc tiếp cận những kiến thức kỹ thuật trong việc xác định giá thị
trường trong giao dịch liên kết [10].
(2) Ban cải cách và hiện đại hóa của Tổng Cục thuế “Đánh giá thực trạng
quản lý thuế và chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng
nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong thời gian tới”. Tài
liệu được chia làm 4 phần. Phần thứ nhất đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về
chuyển giá và kiểm soát chuyển giá; Phần thứ hai nêu kinh nghiệm của một số
nước trong hoạt động kiểm soát chuyển giá và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Phần thứ ba đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động chuyền giá
ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010; Phần thứ tư nêu một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá ở Việt Nam. Đây là tài liệu
bổ ích về hoạt động chuyển giá tại Việt Nam, tài liệu lý giải một phần nguyên
nhân dẫn tới các hoạt động chuyển giá ngày càng tăng ở Việt Nam [60].
Ngoài ra, có một số sách chuyên khảo, giáo trình tiêu biểu nghiên cứu về
chuyển giá và chống chuyển giá: Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Hoàng Dũng
(đồng chủ biên) (2001), Định giá chuyển giao và thủ thuật chuyển giá tại các
công ty đa quốc gia ở Việt Nam, Nxb Tài chính [43]; Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ
biên) (2002), Định giá chuyển giao và chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài ở TP. Hồ Chí Minh, Nxb Tài chính [42]; Nguyễn Văn Tiến
(Chủ biên) (2007), Giáo trình Tài chính quốc tế, Nxb Tài chính [45]; Đinh
Trọng Thịnh (Chủ biên) (2011), Giáo trình quản trị tài chính công ty đa quốc
gia, Nxb Tài chính[58]; Các tác giả của các cuốn sách đã tổng hợp, lý giải, phân
tích và đưa ra một số lý luận và thực tiễn về giá cả, phương pháp xác định giá
cả, định giá chuyển giao, các thủ thuật về chuyển giá ở các công ty đa quốc gia
và ở Việt Nam.
* Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học: Một số luận án, luận
văn tiêu biểu nghiên cứu đến vấn đề chuyển giá và chống chuyển giá như:
(1) Nguyễn Thị Lan (2009), Các giải pháp hạn chế việc trốn thuế và tránh
thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, Luận án tiến


22
sỹ, Học viện Tài chính. Luận án nghiên cứu, lý luận về những hình thức, động
cơ trốn thuế của các công ty đa quốc gia. Thực trạng trốn, tránh thuế của các
công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Luận án đề xuất một số
hệ thống giải pháp nhằm hạn chế các hành vi trốn thuế và tránh thuế của các
công ty đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam [33].
(2) Nguyễn Trọng Thoan (2011), “Kinh nghiệm chống chuyển giá trong
các doanh nghiệp FDI của Cục thuế Lâm Đồng”. Tài liệu của tác giả đưa ra
những kinh nghiệm quý báo của Cục thuế tỉnh Lâm Đồng trong việc phát hiện,
đấu tranh với các hành vi gian lận về giá khi đấu tranh với hiện tượng chuyển
giá của các doanh nghiệp sản xuất trà ô long tại địa phương [61].
(3) Tài liệu Hội thảo chuyên đề quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá;
Kỷ yếu hội thảo khoa học (2012), Hoạt động chuyển giá – Những vấn đề lý
luận, thực tiễn và biện pháp hạn chế, NXB Tài chính – Hà Nội, tháng 8/2012.
Các bài viết trong Hội thảo đều đề cập đến đấu tranh chống thất thu thuế qua thủ
thuật chuyển giá của các doanh nghiệp, nghiêm túc xem xét, đánh giá đúng tính
chất của vấn đề để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp, với quan điểm và lộ trình

phù hợp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến
thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như môi trường đầu tư nói chung tại Việt
Nam [32].
(4) Ngô Thế Chi (2012), “Giải pháp hạn chế các thủ thuật chuyển giá
trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam” – Đề tài
Khoa học cấp Bộ. Đề tài hệ thống các vấn đề lý luận về kiểm soát Nhà nước về
hoạt động chuyển giá đối với các công ty đa quốc gia. Đề tài là tài liệu tham
khảo có giá trị về mặt lý luận về hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc
gia tại Việt Nam [11] .
(5) Nitin Jain (2013), “Chuyển giá trong ngành may Việt Nam”. Tài liệu
nghiên cứu của một chuyên gia của Ernst & Yong Việt Nam phụ trách lĩnh vực
thuế quốc tế và chuyển giá. Tác giả phân tích sâu về khả năng chuyển giá diễn ra
như thế nào tại các công ty FDI ngày may có hoạt động liên kết. Đồng thời tác


23
giả cũng đề xuất các kiến nghị cụ thể mang tính chuyên sâu vể kiểm soát
chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ngành may đang hoạt động tại Việt Nam
[97].
(6) Nguyễn Đại Thắng (2016), Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
Luận án Tiến sĩ – Học viện Tài chính. Luận án đã tập trung phân tích khá rõ tình
hình chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tình Vĩnh Phúc trong
giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014 trong bối cảnh, đặc điểm kinh tế - xã hội
và tình hình các doanh nghiệp FDI của tỉnh Vĩnh Phúc. Hoạt động kiểm soát
chuyển giá của cơ quan quản lý thuế tỉnh Vĩnh Phúc đối với các doanh nghiệp
FDI trên địa bàn tỉnh, từ công tác tổ chức nhân sự, tuyên truyền hỗ trợ, quản lý
kê khai, kiểm tra xác định giao dịch liên kết, triển khai cơ chế thỏa thuận trước
về phương pháp xác định giá... Luận án cũng chỉ ra 5 ưu điểm, 4 nhược điểm, 6
nguyên nhân chủ quan và 8 nguyên nhân khách quan trong triểm soát hoạt động

chuyển giá của cơ quan quản lý thuế tỉnh Vĩnh Phúc đối với các doanh nghiệp
FDI trên địa bàn. Luận án cũng đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn cao
để tăng cường hoạt động kiểm soát hoạt động chuyển giá đối với các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn như tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ về kiểm soát hoạt động chuyển giá; tăng cường trao đổi chuyên môn nghiệp
vụ giữa các bộ phận chức năng; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; tăng cường
sự hỗ trợ của Tổng cục Thuế tới các Cục thuế địa phương; sự chỉ đạo, phối kết
hợp của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong tỉnh cùng chung
tay chống chuyển giá. Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cao cho công tác
nghiên cứu về chống chuyển giá ở cơ quan thuế địa phương. Luận án giúp tác
giả nắm bắt thêm được những khó khăn, hạn chế của cơ quan quản lý thuế ở địa
phương trong đấu tranh chống chuyển giá, từ đó đưa ra những giải pháp thiết
thực cho đấu tranh chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN [64].
(7) Lê Thanh Hà (2018), Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các chi
nhánh công ty đa quốc gia, Luận án Tiến sỹ- Học viện Tài chính. Luận án đã hệ


24
thống hóa các kết quả nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển
giá trong các chi nhánh công ty đa quốc gia ở Việt Nam. Luận án đánh giá thực
trạng chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2006 đến năm 2016, chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế trong kiểm soát
hoạt động chuyển giá đối với chi nhánh công ty đa quốc gia ở Việt Nam trong
giai đoạn trước năm 2016. Luận án cũng đề xuất 8 giải pháp tổng quát nhằm
nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam, trong đó có 6
giải pháp kiểm soát các hình thức chuyển giá ở các chi nhánh công ty đa quốc
gia ở Việt Nam và 2 giải pháp điều kiện. Một số đề xuất cụ thể được luận án đưa
ra như: hoàn thiện hành lang pháp lý về kiểm soát hoạt động chuyển giá, xây
dựng số liệu tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, xây dựng cơ chế bảo mật thông
tin, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn áp dụng thỏa thuận

trước về phương pháp xác định giá ... có giá trị tham khảo cao. Luận án là tài
liệu tham khảo hết sức có giá trị cho đề tài nghiên cứu của tác giả, những biện
pháp, chế tài kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các công ty đa quốc gia được
đưa ra khá phù hợp với chính sách, môi trường tại Việt Nam tại thời kỳ nghiên
cứu [28].
Ngoài ra còn có nhiều luận văn thạc sỹ nghiên cứu về chuyển giá và chống
chuyển giá như: Phan Hiển Minh (2002), Hoàn thiện phương pháp định giá
chuyển giao trong chính sách thuế của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học
viện Tài chính [35]; Nguyễn Trí Thành (2004), Các giải pháp kiểm soát hoạt
động chuyển giá tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, Trường Đại học TP. Hồ
Chí Minh [44]; Ngô Trần Kim Ngân (2005), Một số giải pháp kiểm soát hoạt
động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Luận văn thạc
sỹ, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh [36]; Huỳnh Thiên Phú (2009),
Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc
tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh [24];
Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2010), Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại
Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh


25
[22]; Các luận văn đã nghiên cứu về hiện tượng chuyển giá ở các công ty đa
quốc gia tại Việt Nam, những tác hại do chuyển giá gây ra đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và đối với ngân sách Nhà
nước, từ đó đưa ra một số giải pháp để ngăn ngừa.
* Bài báo nghiên cứu: Ngoài những luận án, luận văn nghiên cứu đến vấn
đề chuyển giá và chống chuyển giá, những năm gần đây cũng có nhiều bài báo
của các tác giả trong nước bàn luận về nội dung chuyển giá và chống chuyển giá
có thể kể đến như:
(1) Nguyễn Ngọc Thanh (2001), “Thủ thuật chuyển giá của các công ty đa
quốc gia: trường hợp của Việt Nam”, Bài báo đăng trên Tạp chí Phát triển kinh

tế số 131 năm 2001. Bài báo trình bầy một số cách thức, thủ thuật chuyển giá
của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, đó là chuyển giá qua định giá chuyển
giao; chuyển giá thông qua định giá tài sản góp vốn ban đầu; chuyển giá qua
nâng giá vật liệu, máy móc, dây chuyền thiết bị; chuyển giá thông qua vấn đề
bản quyền. Bài báo chỉ ra một số điểm nhận diện về chuyển giá mang tính chất
điển hình tại Việt Nam. Bài báo có giá trị tham khảo nhất định cho nghiên cứu
đề tài về chống chuyển giá ở Việt Nam [41].
(2) Trương Thị Hương Giang (2013), “Nội dung lồng ghép hoạt động kiểm
toán hoạt động chuyển giá trong lĩnh vực kiểm toán thu ngân sách”, Bài báo
đăng trên Tạp chí Kiểm toán tháng 5/2013. Bài báo chỉ ra rằng, kiểm toán thu
ngân sách cần có nội dung lồng ghép hoạt động kiểm toán chuyển giá, từ đó
xây dựng kiểm toán thành một công cụ mạnh trong đấu tranh với các hành vi
gian lận thuế, đặc biệt là hoạt động chuyển giá [23].
(3) Lê Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Tuyết (2015), Bàn về hoạt động chuyển
giá nội địa ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu công trình khoa học 2015, Đại học
Thăng Long. Bài viết chỉ ra hiện tượng chuyển giá hiện nay không chỉ dừng lại
ở các công ty đa quốc gia mà đã xuất hiện ở một số doanh nghiệp trong nước.
Bài báo cũng chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến chuyển giá nội địa là do chính
sách ưu đã thuế TNDN theo địa bàn, ngành nghề đã tạo sự chênh lệch về thuế


×