Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Bài tập nhóm luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.64 KB, 50 trang )


Bài tập nhóm Luật Hình Sự - Lớp chiều
Thành viên nhóm:
1. Phạm Thanh Huyền
2. Lã Văn Cường
3 .Hoàng Thu Huyền
4. Nguyễn Thị Linh
5 .Lê Sĩ Hoàng Sơn
6 .Nguyễn Phương Thanh
7 .Phạm Minh Trí
8 .Đặng Phúc Đạt



Câu 1:

a,Hiệu lực của Bộ luật hình sự 2015 theo thời gian:



• Khái niệm:
Là phạm vi áp dụng BLHS 2015 đối với hành vi
phạm tội trong khoảng thời gian nhất định.

• Cơ sở pháp lý:
Điều 7 BLHS 2015 Điều 7. Hiệu lực của Bộ
luật hình sự về thời gian:


1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là
điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành


vi phạm tội được thực hiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt
nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm
vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa
án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội,
thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực
hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.


+ Đối với tội phạm được thực hiện trong một khoảng
thời gian thì tất cả quá trình thực hiện tội phạm là thời
điểm thực hiện tội phạm.

+ Điều luật được áp dụng là điều luật đang có hiệu lực
thi hành vào thời điểm cuối cùng của việc thực hiện
tội phạm.


3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình
tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình
tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo,
miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có
điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người
phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã
thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
Chúng ta xác định thời điểm thực hiện tội phạm qua 02
trường hợp:

b, Thời điểm xảy ra vụ án: là ngày 7/11/2016


Việc áp dụng BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 trong
cùng một vụ án khi quyết định hình phạt của Toà án cấp sơ
thẩm là có phù hợp bởi vì:
- Tất cả điều khoản của BLHS 2015 được áp dụng để khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người
thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ 00 phút ngày
01/01/2018.
- Những điều khoản của BLHS 2015 xóa bỏ tội phạm, hình
phạt, tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ; miễn
giảm TNHS... và những quy định có lợi cho người phạm tội
thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra
trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 mà sau thời điểm đó
mới bị phát hiện, hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc


đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình
phạt, xóa án tích.
- Các điều luật mới quy định tội được tách ra từ các tội
ghép trong BLHS số 15/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo luật số 27/2009/QH12 (BLHS 1999):
+ Nếu có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với
cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày
01/01/2018 để giải quyết.
+ Nếu không có lợi cho người phạm tội thì vẫn áp dụng quy
định tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật về hình
sự có hiệu lực trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 để giải
quyết. Trong TH này thì điều khoản 1 Điều 106 của BLHS

năm 1999 có lợi cho ông Hồ Văn T : "Điều 106. Tội cố ý gây


thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 1. Người nào cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù
từ ba tháng đến một năm."
Câu 2: Tội phạm
*Khái niệm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an


toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền,
lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

*Các yếu tố của tội phạm: bao gồm 04 yếu tố sau: mặt
khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan. Những dấu hiệu thuộc về
khách quan của tội phạm gồm những hành vi nguy hiểm

cho xã hội: tính trái pháp luật của hành vi; hậu quả nguy
hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả của tội phạm; ngoài ra còn có các dâu hiệu khác


nhau như: phương tiện, công cụ, phương pháp thủ đoạn,
thời gian, địa điểm, thực hiện tội phạm.


-Mặt chủ quan của tội phạm
:

Là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao
gồm: lỗi, mục đích, và động cơ phạm tội. Bất cứ tội
phạm cụ thể nào cũng đều phải được thực hiện bởi
hành vi có lỗi. Theo quy định của pháp luật, có hai loại
lỗi: lỗi cố ý và lỗi vô ý phạm tội.


+Cố ý phạm tội là tội phạm được thực hiện một trong các
trường hợp sau:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và
mong muốn hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp).

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể
xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra (lỗi có ý gián tiếp).
+Vô ý phạm tội là phạm tội một trong các trường hợp sau:



1.Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu
quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý
do quá tự tin).
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy
trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu thả).
Động cơ phạm tội là cái thôi thúc tội phạm thực hiện hành
vi phạm tội để đạt được mục đích của mình.
-Khách thể của tội phạm:


Là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại. Theo hệ thống pháp luật hình sự Việt
Nam những quan hệ đó là: quan hệ về độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế
độ chính trị, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
quyền con người các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân…những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa.


-Chủ thể của tội phạm
:

Là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội được luật hình sự quy định là tội phạm, có

năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy
định của luật hình sự.



*Phân loại tội phạm:
Để xác định các loại tội phạm, các nhà làm luật căn cứ
vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của người
phạm tội.Điều 9 Bộ luật Hình sự5201
quy định rõ tội
phạm được phân thành 4 loại:
-Tội phạm ít nghiêm trọng
-Tội phạm nghiêm trọng
-Tội phạm rất nghiêm trọng
-Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng



Trong đó, cách xác định được nêu cụ thể như sau:
Trong đó, cách xác định được nêu cụ thể như sau:



STT

Loại tội phạm

Cách xác định

1


Ít nghiêm trọng

- Mức độ nguy hiểm không lớn
- Mức hình phạt cao nhất là:
+ Phạt tiền
+ Phạt cải tạo không giam giữ
+ Phạt tù đến 03 năm

2

Nghiêm trọng

- Mức độ nguy hiểm lớn
- Khung hình phạt cao nhất là từ trên 03 năm đến 07 năm tù giam

3

Rất nghiêm trọng

- Mức nguy hiểm rất lớn
- Khung hình phạt cao nhất là từ trên 07 năm đến 15 năm tù giam

4

Đặc biệt nghiêm trọng

- Mức nguy hiểm đặc biệt lớn
- Khung hình phạt cao nhất là:
+ Trên 15 năm đến 20 năm tù

+ Tù chung thân
+ Tử hình


×