Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN VĂN HÓA MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.14 KB, 16 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN VĂN HÓA MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN

MỤC LỤC
1


1. Vùng văn hóa miền Trung .............................................................................3
1.1 Phạm vi địa lý, lãnh thổ của vùng văn hóa miền Trung..................................3
1.2 Đặc điểm về lịch sử và xã hội vùng văn hóa miền Trung...............................4
1.3 Đặc điểm về lịch sử và xã hội vùng văn hóa miền Trung...............................5
2. Thành tựu văn hóa đặc sắc của vùng văn hóa Tây Nguyên........................8
3. Nhân vật lịch sử văn hóa ấn tượng của miền Trung .................................11
3.1 Tiểu sử về vua Quang Trung........................................................................11
3.2 Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa.......................................................12
3.3 Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và Thanh.................13
3.4 Chấm dứt tình trạng Đàng trong và đàng ngoài............................................14
3.5 Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ...................................................15
4. Tài liệu tham khảo .......................................................................................17

1. Trình bày phạm vi địa lý, lãnh thổ và phân tích những đặc điểm về lịch
sử, xã hội của vùng văn hóa miền Trung? Lấy ví dụ cụ thể để minh họa
2


1.1 Phạm vi địa lý, lãnh thổ của vùng văn hóa miền Trung:
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng
Sông Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình
Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển
Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao
bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng


có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và
nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Địa hình miền Trung gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ.
Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây. Nơi giáp Lào có độ cao
trung bình và thấp. Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000 1500m. Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường
Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây. Các miền
đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hoá
do nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích
và là đồng bằng rộng nhất của Trung Bộ.
Tây Nguyên có diện tích khoảng 54.473,7km2, nằm về vị trí phía Tây và
Tây Nam Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn). Tây Nguyên có phía Tây giáp 2
nước Lào và Campuchia, phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và
phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ. Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp,
chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2500m.
Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm
đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung
bình 40 – 50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ
thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục
địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây
trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích
lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám
sát theo các chân núi.
Xét chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi
xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven
biển rồi ra đến các đảo ven bờ. Miền trung nước ta có diện tích cồn cát lớn trải
dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận.
Miền Trung được chia làm 3 tiểu vùng:
Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Thời nhà Nguyễn vùng này, không

3


kể phủ Thừa Thiên còn được gọi là Hữu Trực Kỳ.
Nam Trung Bộ Việt Nam gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc-nam: Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận
và Bình Thuận. Thời nhà Nguyễn khu vực này là Tả Trực Kỳ.
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm
Đồng. Thời nhà Nguyễn khu vực này là Hoàng Triều Cương Thổ.
Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được gọi chung là
Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh
giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có khi được
gọi tắt là Nam Trung Bộ, khiến cho nhiều người hiểu là Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên tách riêng, từ đó một số tài liệu cũng gọi tách ra như vậy.
1.2 Đặc điểm về lịch sử và xã hội vùng văn hóa miền Trung:
Nếu nhìn từ góc độ hành chính, lâu nay, người ta hay xếp Thanh - Nghệ Tĩnh cũng thuộc Trung Bộ, và coi là Bắc Trung Bộ. Có nhà địa lí học nói rằng,
trên một ý nghĩa nào đó, châu thổ sông Mã, sông Cả chỉ là sự "nối dài của châu
thổ Bắc Bộ". Chúng tôi không hoàn toàn nghĩ như vậy, song về mặt văn hóa, từ
trước - sau công nguyên, Thanh - Nghệ - Tĩnh đã thuộc không gian văn hóa
Đông Sơn, trước đó nữa, có những di tích có tính chất của văn hóa Phùng
Nguyên, nếu phải nhìn xa hơn thì cồn sò hến Đa Bút, cồn Cổ Ngựa và các di chỉ
hang động xứ Thanh là thuộc về không gian văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. Cả
giới địa học và dân tộc học, văn hóa học đều coi miền núi Thanh - Nghệ là sự
nối dài cùng một dải của sơn hệ Tây Bắc - Bắc Bộ. Cố nhiên, Thanh - Nghệ Tĩnh đã là không gian văn hóa Việt cổ (Lạc Việt cũng với cách nghĩ như vậy,
nên chúng tôi cho rằng vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh thuộc vùng văn hóa Bắc Bộ).
Do vậy, vùng văn hóa Trung Bộ là vùng đất thuộc lãnh thổ các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và thành phố Đà Nẵng hiện nay. Nói đến
miền Trung như một tổng thể hệ thống nằm trong tổng thể hệ thống Việt Nam,
người ta thường chú ý đến các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, địa hình miền Trung hẹp theo chiều ngang Đông Tây, nếu quay
mặt về đông thì trước mặt mỗi người dân Trung Bộ sẽ là Biển Đông, sau lưng là
dãy Trường Sơn.
Thứ hai, địa hình miền Trung Bộ chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam, bởi
các đèo là những dãy núi đồi tách từ Trường Sơn đâm ngang ra biển. Nếu tính
từ Tam Điệp đèo Ba Dội thuộc xứ Thanh thì cứ một đèo, một đèo lại một đèo,
lặp đi lặp lại qua đèo Hoàng Mai, đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông v.v..
4


Đây là chỉ kể các đèo con, chứ thật ra còn nhiều đèo khác, chẳng hạn đèo Lý
Hòa, núi Lễ Dễ (hay núi Ma Cô) ở giữa Quảng Bình, đèo Bình Đê ở khoảng
giữa Quảng Ngãi và Bình Định. Dưới chân đèo là các sông lớn nhỏ, đều chảy
ngang theo chiều Đông Tây ra biển, sông ngắn, nước biếc xanh, ít phù sa, châu
thổ hẹp, nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh, cảng. Vận động tạo sơn còn
"ném" ra biển xa các đảo và quần đảo. Chưa kể các quần đảo san hô xa khơi
như Hoàng Sa, Trường Sa, chỉ nói các hòn đảo gần bờ như Hòn Gió (Quảng
Bình); Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng
Ngãi), Phú Quý (Phú Yên), Hòn Tre (Khánh Hòa) v.v..., tạo ra những "bình
phong" ngăn chặn bớt sóng gió Biển Đông. Suốt dải đất miền Trung Bộ, đường
bờ biển Việt Nam "ưỡn" cong, "lồi" ra phía sau Biển Đông, đành rằng hướng
gió bão, sóng thần, nhưng luồng cá biển cũng chạy gần bờ hơn, so với miền
Bắc. Sát bờ biển, từ Quảng Bình trở vô Nam, Ngãi, Bình, Phú có các dải cồn cát
chạy dọc dài bắc Nam ghi dấu những đường biển cũ. Ở giữa các dải cồn cát là
một vùng trũng nối phân bố xóm làng và ruộng lúa ngày nay. Chân cồn là
những bàu nước ngọt.
Thứ ba là khí hậu, miền Trung lại có mùa mưa lệch pha với hai đầu Bắc
Nam đất nước, ở miền Trung, lại gặp gió Tây rất khô nóng, thổi từ Lào qua (xưa
người vẫn gọi là gió Lào tạo ra sự khô rang cho miền Trung, như Chế Lan Viên
từng thốt lên chua xót: Ôi gió Lào ơi, Ngươi đừng thổi nữa - Những ruộng đói

mùa, những đồng đói cỏ - Những đồi sim không đủ quả nuôi người.
Mặt khác, với Đại Việt, từ năm 1059, vùng Quảng Bình thuộc về nhà Lý,
năm 1336, Châu Ô, Châu Lý (tức vùng Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế ngày nay)
thuộc về nhà Trần, năm 1470 vùng đất từ núi Thạch Bi (nay thuộc Phú Yên) trở
ra thuộc nhà Lê. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn phủ xứ Thuận Hóa. Từ đó,
Nguyễn Hoàng bắt đầu "kinh doanh dải đất' (chữ dùng của GS. Đinh Gia
Khánh) miền Trung. Nói khác đi là sự nghiệp khai phá miền Trung được đẩy lên
một bước mới. Rồi hai trăm năm chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài,
miền Trung trở thành lãnh địa được các chúa Nguyễn tạo ra vô ý thức đối kháng
với Đàng Ngoài. Kinh đô của vương triều này là vùng Phú Xuân. Phong trào
nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII làm lung lay chế độ phong kiến. Năm 1788,
Nguyễn Huệ lên ngôi vua ở Phú Xuân, đất nước được thống nhất trên cơ bản.
Năm 1802, dựa vào thế lực của phương Tây, Nguyễn Ánh chiến thắng vương
triều Tây Sơn, cai quản một đất nước thống nhất. Từ 1802 đến 1945, nhà
Nguyễn đặt kinh đô ở Huế. Như vậy là miền Trung, đã có một thời ít nhất với ba
vương triều: các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, có xứ Huế, là thủ phủ
của xứ Đàng Trong, kinh đô của cả nước. Trải qua tiến trình lịch sử, vùng Trung
5


Bộ là trạm trung chuyển, đất đứng chân để người Việt tiến về phía Nam mở cõi,
lại là vùng biên viễn của Đại Việt, nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người
Việt và người Chăm…
Chính những đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch sử này của Trung Bộ sẽ tạo
cho vùng văn hóa Trung Bộ những đặc điểm riêng, so với các vùng văn hóa Việt
Nam.
1.3

Đặc điểm về văn hóa của miền Trung:


Do vị thế địa chính trị, địa văn hoá đặc biệt của xứ Huế nên xứ Huế đã
như một tiểu vùng có gương mặt văn hoá khá độc đáo, vì thế chúng tôi xin trình
bày những đặc điểm chung của vùng Trung Bộ và nhìn nhận riêng vùng văn hoá
Huế.
Khác với Nam Bộ được khai phá muộn hơn, khác với Bắc bộ là địa bàn
tụ cư và khai thác lâu đời của người Việt, vùng Trung Bộ một thời kì dài thuọc
các tiểu quốc của vương quốc Chămpa trước khi người Việt vào nơi này. Nền
văn hoá Chămpa một thời rạng rỡ như một ánh hào quang hắt lên mặt nước
trong buổi chiều tà. Vì vậy, đặc điểm thứ nhất của vùng văn hoá Trung Bộ phải
là một vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hoá Chămpa.
Dọc miền Trung, nhiều di sản văn hoá hữu thể còn tồn tại trên mặt đất.
Đó là các tháp Chăm phơi sương gió cùng năm tháng. Lịch sử đi qua bao nỗi
thăng trầm, cuộc đời phải trải qua con dâu bể, tháp Chăm vẫn sừng sững như
một dấu tích không thể phai mờ. Ở Huế theo tác giả Trần Đại Vinh còn tháp đôi
Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi Rùa. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng tại Mỹ Sơn đã có 7
tháp “đại diện tiêu biểu cho tất cả các giai đoạn và phong cách nghệ thuật kiến
trúc Chămpa”, tại Bằng An có 1 tháp tại Đồng Dương có một tháp, tại Chiên
Đàn có 3 tháp, tại Khương Mỹ có 3 tháp… Có thể nói, khó có vùng văn hoá nào
ở nước ta lại có nhiều tháp Chăm như ở Trung Bộ
Ngoài các tháp, di vật văn hoá Chămpa còn trên mặt đất, trong lòng đất
khá nhiều. Đó là các tượng bà Pô Nagar, tuợng chó, đặc biệt là tượng linga,
yoni, các phù điêu, trụ đá, bia đá…
Cùng các di sản văn hoá hữu thể, vùng Trung Bộ còn khá nhiều các di sản
văn hoá vô thể của văn hoá Chămpa. Đó là các tín ngưỡng dân gian của người
Chăm như thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thờ thần biển…
Mặt khác, Trung Bộ là vùng đất được người Việt khai phá theo kiểu tiệm
tiến. Sự cộng cư với người Chăm, thái độ ứng xử với những vốn văn hoá hiện
diện trên mặt đất tàng ẩn dưới lòng đất theo bản chất hiền hoà của người Việttạo
cho sự giao lưu văn hoá ở đâycó những điểm khác biệt. Trước hết, người Việt
tiếp nhận những di sản văn hoá của người Chăm, Việt hoá biến thành di tích văn

6


hoá của mình. Tháp Chăm, đền Chăm khi người Chăm ra đi thì người Việt thờ
cúng, sử dụng. Chẳng hạn như tháp Bà ở Nha Trang vốn là một ngôi tháp của
người Chăm, được người Việt sử dụng, coi như nơi thờ tự linh thiêng của tín
ngưỡng thờ Mẫu- một tín ngưỡng của người Việt.
Ví dụ cho quá trình tiếp biến văn hoá ở Trung Bộ của người Việt là tiếp
thu tín ngưỡng bà mẹ xứ sở (Po Yan Ina Nagar) của người Chăm. Với tín
ngưỡng thờ Mẫu ẩn trong tâm thức, khi vào Trung Bộ, người Việt gặp tín
ngưỡng này của người Chăm, họ đã tiếp thu các nữ thần Chăm và chuyển hoá
thành các nữ thần Việt. Nữ thần Mưjưk của người Chăm được biến thành bà
Chúa Ngọc. Câu chuyện mà Phan Thanh Giả ghi trên bia kí ở sau Tháp Bà là
câu chuyện đã Việt hoá sự tích một nữ thần Chăm tại điện Hòn Chén, thánh mẫu
Vân Hương (tức thánh mẫu Liễu Hạnh) được đưa vào điện thần cùng với bà
chúa Ngọc. Nói khác đi là, sự tiếp biến văn hoá đã khiến diện mạo tín ngưỡng
của người Việt ở Trung Bộ thay đổi so với người Việt ở Bắc Bộ.
So với thiên nhiên Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ là vùng đệm, mang tính
chất trung gian. Vì thế, sự phản ánh thiên nhiên đa dạng của một vùng đất là đặc
điểm thứ ba của vùng văn hoá này. Yếu tố sông, biển, đồng bằng, đầm phá, núi
non đều ánh xạ vào trong các thành tố văn hoá, từ diện mạo đến các phương
diện khác. Với Trung Bộ, làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của
ngư dân. Bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng
làm nghề đánh cá. Điều này là lẽ đương nhiên, bởi lẽ đồng bằng Trung Bộ
thường là đồng bằng nhỏ hẹp, sát biển.
Trong văn hoá đời thường, bữa ăn của cư dân Việt Trung Bộ đã bắt đầu
có sự thay đổi, nghiêng về các hải sản, đồ biển. Nói cách khác, yếu tố biển đã
đậm đà hơn trong cơ cấu bữa ăn của cư dân ở nơi đây.
Mặt khác, người dân Việt Trung Bộ do tính chất khí hậu, nói rộng hơn là
điều kiện tự nhiên chi phối nên sử dụng nhiều chất cay trong bữa ăn. Tóm lại,

vùng văn hoá Trung Bộ có những đặc điểm riêng của mình khi đặt trong tương
quan với các vùng văn hóa khác.
2. Hãy lựa chọn và giới thiệu một thành tựu văn hóa đặc sắc của vùng văn
hóa Tây Nguyên? Lí do lựa chọn thành tựu đó?
Tây nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung, bao gồm 5
tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.Tây Nguyên với các
sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng
văn học truyền miệng, sử thi Tây Nguyên, qua nghệ thuật cồng chiêng, qua các
lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên. Thông qua các biểu hiện đặc sắc này, chúng
ta sẽ hiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây
7


Nguyên – một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ cở của nền
“văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng dồng
bằng. Là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc
Êđê, Jarai, M’nông... cùng với những phong tục tập quán lễ hội đã tạo cho Tây
Nguyên trở thành vùng văn hóa dân gian đa dạng và đặc sắc.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, giá trị văn hóa Tây Nguyên quy tụ ở
các giá trị cơ bản: văn hóa hữu hình, văn hóa tinh thần và văn hóa nghệ thuật.
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những nét đặc sắc và đặc
trưng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Dù trải qua bao nhiêu năm thì cồng
chiêng vẫn luôn gắn bó với mọi hoạt động của công đồng dân cư sinh sống tại
Tây Nguyên.
Chính đồng bào các dân tộc ở vùng đất này đã thổi hồn và tiếp thêm sức
sống cho cồng chiêng Tây Nguyên để những âm thanh khi ngân nga sâu lắng,
khi thôi thúc trầm lắng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng của
người dân Tây Nguyên sống mãi cùng với đất trời và con người. Đây là một
minh chứng độc đáo và cũng là một nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân
tộc Tây Nguyên.

Có giả thuyết cho rằng cồng chiêng Tây Nguyên bắt nguồn từ văn minh
Đông Sơn – nền văn hóa đồng thau xuất hiện tại Đông Nam Á. Tuy vậy, cồng
chiêng Tây Nguyên của Việt Nam mang một nét rất đặc trưng và khác biệt,
không thể nào nhầm lẫn với bất kì cồng chiêng nào ở những khu vực khác do
tính cộng đồng rất cao. Chính vì thế, tùy thuộc theo từng nhóm dân tộc, cồng
chiêng sẽ được đánh bằng dùi hoặc bằng tay.
Bắt rễ từ truyền thống văn hóa Đông Sơn, văn hóa âm nhạc cồng chiêng
Tây Nguyên có lịch sử lâu đời, là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc
văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Cồng chiêng Tây
Nguyên vẫn gắn bó vẹn nguyên dáng vẻ dân gian, thô mộc mà chắc khỏe, tinh
tế và sâu lắng nơi núi rừng đại ngàn, cùng với tiếng thác nước ào ạt chảy đêm,
tạo nên một không gian văn hóa đậm chất Tây Nguyên.
Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ. Mỗi bộ có số lượng khác
nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hòa tấu. Cồng chiêng có
thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, một bộ có từ 2 đến 12-13 chiếc, thậm
chí có nơi tới 18-20 chiếc. Trong một bộ chiêng có chiêng mẹ (chiêng cái) là
quan trọng nhất. Tên gọi của cồng chiêng có khi được đặt dựa theo âm thanh
nhạc khí phát ra, có khi là tên gọi theo vị trí của nó trong dàn nhạc.
8


Trong những dàn có từ 9 cồng chiêng trở lên thì có thêm cồng “cha” bên
cạnh cồng “mẹ”, tiếp theo là các cồng “con”, cồng “cháu”… hình thành hệ
thống gia đình, cồng “mẹ” luôn luôn đứng trước cồng “cha”, phù hợp với chế
độ mẫu hệ của người Tây Nguyên. Khi biểu diễn, cồng “mẹ” và cồng “cha”
đánh ra âm thanh trầm gần giống nhau để làm nền cho cả dàn nhạc. Kế tiếp là 3
cồng “con” cùng đánh một lượt với nhau thành một hòa âm, có tác dụng như
những cây cột chống đỡ trong ngôi nhà. Những chiếc còn lại thì đánh so le theo
thứ tự trước, sau, mau, chậm theo đúng quy định, phối hợp với nhau thành ra
nét nhạc.


Ở hầu hết các dân tộc Tây Nguyên, nghệ nhân đánh cồng chiêng phải là
nam giới. Riêng ngành Bin, dân tộc Ê đê, chỉ nữ giới mới được đánh cồng;
người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng, nhưng thường chia ra làm hai
dàn: chiêng nam, chiêng nữ. Ngoài ra, ở nhiều dân tộc, dàn múa gồm nhiều
thiếu nữ trẻ luôn đồng hành với bản nhạc chiêng. Các điệu múa đều không thể
thiếu khi diễn tấu các bài chiêng cồng.
Cồng chiêng cũng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các
tộc người Việt Nam. Nhưng với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là
nguồn sống, là tín ngưỡng tâm linh. Âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi
thúc, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng sẽ sống mãi cùng với
đất trời và con người Tây Nguyên. Do đó, âm nhạc ở đây không đơn thuần là
nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc
trong đời sống hàng ngày.
Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên mang lại sự thiêng liêng vào cuộc sống,
khiến mọi người cảm thấy được sống trong không gian thanh cao, tâm linh,
huyền ảo. Hơn thế nữa, tiếng cồng chiêng còn hòa nhịp âm vang gợi cho người
9


nghe như thấy được cả không gian sắn bắn, không gian nướng rẫy, không gian
lễ hội.
Tiếng cồng chiêng gợi tả sự thổn thức trong lễ cầu sức khỏe, da diết ước
mong trong ngày lễ phát rẫy trìa lúa và sự phấn khởi, mừng vui trong ngày lễ
mùng thần lúa. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong
những di sản cần được bảo tồn và phát huy giá trị.
Âm thanh cồng chiêng là sợi dây kết nối với cộng đồng một cách rất linh
thiêng và thế tục, tâm niệm và cộng cam. Cồng chiêng đã trở thành biểu tượng
không thể thiếu trong cuộc sống của dân tộc Tây Nguyên. Tiếng cồng chiêng
không chỉ gợi lên những âm thanh huyền ảo mà nó còn đem đến một cảm xúc

rạo rực khó tả trong lòng mỗi con người và tạo nên một sự đoàn kết mạnh mẽ
của cả dân tộc.
Hầu như mỗi sinh hoạt đều gắn với nét nhạc. Lúc đứa trẻ mới lọt lòng thì
già làng sử dụng cái cồng xưa cổ nhất đến bên giường để đánh lên những âm
thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé, khẳng định nó là một phần của cộng đồng. Khi
đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống, từ việc đồng áng cho đến những
buổi gặp gỡ nam nữ, khi đón khách, lên nhà mới hay tang lễ… đều không thể
thiếu tiếng cồng chiêng. Không chỉ có vậy, tiếng cồng chiêng còn đem đến đời
sống của người Tây Nguyên sự lãng mạn. Đó chính là nguồn gốc của những áng
sử thi, thơ ca đi vào lòng người.
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ một món ăn tinh thần của
người dân Tây Nguyên mà nó còn chứa đựng những sáng tạo mang tầm kiệt tác
của nhân loại. Nhờ sự tài hoa và khéo léo của người dân nơi đây đã biến một
sản phẩm hàng hóa vốn không được đề cao trở thành một loại nhạc cụ tuyệt vời.
Một trong những tâm điểm của lễ hội cồng chiêng thu hút được nhiều
người tham gia là lễ đón nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là
Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là một sự kiện văn hóa
quan trọng được tổ chức trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia
Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Tại lễ hội này, cồng chiêng Tây Nguyên
sẽ được chính các nghệ nhân dân tộc trình diễn các xoay quanh chu kỳ vòng đời
của con người và chu kỳ một năm sản xuất.
Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là một biểu tượng gắn bó mật thiết
trong cuộc sống thường ngày của người dân Tây Nguyên mà nó còn là tiếng nói
của tâm linh, tâm hồn con người và diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong đời sống
lao động và sinh hoạt của họ. Nhìn chung, văn hóa và âm nhạc cồng chiêng thể
10


hiện tài năng sáng tạo văn hóa – nghệ thuật ở đỉnh cao của các dân tộc Tây
Nguyên. Với những giá trị nhân bản như vậy, UNESCO đã công nhận Không

gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa
vật thể của nhân loại.
3. Nhân vật lịch sử, văn hóa nào ở vùng văn hóa miền Trung làm anh chị ấn
tượng nhất? Hãy giới thiệu cụ thể nhân vật đó
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, Phú Xuân - Huế - Thuận
Hóa là vùng đất gắn liền với triều đại Tây Sơn, một vương triều đã làm nên
những chiến công hiển hách vào cuối thế kỷ thứ XVIII, mà công lao vĩ đại trước
hết thuộc về người Anh hùng dân tộc lỗi lạc Nguyễn Huệ - Quang Trung.
Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), trên đất Phú Xuân đã diễn ra
một sự kiện trọng đại: Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ làm lễ đăng quang lên
ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung. Sau lễ đăng quang một ngày, ngày
26 tháng 11 năm Mậu Thân (23/12/1788), Quang Trung ra lệnh xuất quân tiến
ra Bắc, đại phá quân Thanh lập nên chiến công mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789
vang dội, giải phóng kinh thành Thăng Long, đánh đuổi 29 vạn quân Thanh xâm
lược ra khỏi bờ cõi.
Nhân kỷ niệm 231 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh ra
Bắc đại phá quân Thanh, chúng ta cùng nhìn lại những cống hiến và công trạng
của hoàng đế Quang Trung "giúp dân dựng nước" sống mãi với non sông xã tắc,
mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
3.1Tiểu sử về vua Quang Trung:
Quang Trung Hoàng đế (1753 – 1792), người đất Bình Định, miếu
hiệu Tây Sơn Thái Tổ (được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà
Nguyễn), Nguyễn Huệ là con trai của ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng,
quê ở thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, thường
gọi là ấp Tây Sơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Hồ Phi Phúc đi theo
nhóm chúa Nguyễn vào vùng miền Nam Trung Bộ, lập cơ nghiệp mới ở ấp Tây
Sơn, huyện An Khê, đổi sang họ Nguyễn. Gia đình này có ba con trai: Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, trong đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ông
có tên là Hồ Thơm, tức chú Ba Thơm. Cái tên Huệ là do thầy giáo Hiến đặt cho.
Thầy giáo vốn là người Huế, vào dạy học ở đất An Thái, phát hiện ra tài nǎng

của mấy cậu bé này, thường khuyến khích lớp trẻ bằng một câu sấm - không rõ
ông lấy từ đâu: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" (nổi lên ở Tây Sơn sẽ lập công
lớn ở miền Bắc). .
Nguyễn Huệ có danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn
Huệ sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn,
sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.
11


3.2Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa:
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ
được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những nhà lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa Tây Sơn. Trong giai đoạn đầu, Nguyễn Nhạc là người khởi xướng, cầm
đầu và là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cùng anh tham
gia công việc chuẩn bị khởi nghĩa, trước hết là tập hợp lực lượng và xây dựng
căn cứ trên Tây Sơn thượng đạo từ năm 1771. Đây là vùng đất mà tổ bốn đời
của anh em Tây Sơn từ giữa thế kỷ XVII đã từng khai hoang, lập ra ấp Tây Sơn
nhất (thôn An Khê, thị trấn An Khê, Gia Lai).
Năm 1773, Nguyễn Nhạc bắt đầu mở cuộc tấn công xuống Tây Sơn hạ
đạo, khởi đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang. Ngay trong năm 1773, Nguyễn Nhạc
dùng mưu hạ thành Quy Nhơn và sau đó nhanh chóng giải phóng cả một vùng
rộng lớn từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Đến cuối năm 1775, quân Tây Sơn đã
làm chủ cả vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Từ đó, Nguyễn Nhạc dồn
sức mở những cuộc tấn công vào quân Nguyễn ở Gia Định và giải phóng toàn
bộ Gia Định vào năm 1783.
Năm 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương. Năm 1778, Nguyễn
Nhạc tự lập làm Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, mở rộng thành Đồ Bàn
làm kinh đô gọi là thành Hoàng Đế.
Trong giai đoạn đầu này, Nguyễn Huệ là một tướng lĩnh dưới trướng của
Nguyễn Nhạc nhưng đã thể hiện rõ tài năng và cống hiến của mình. Từ năm

1771 đến năm 1783, Nguyễn Huệ đã cùng anh xây dựng lực lượng khởi nghĩa
và trở thành một tướng lĩnh cao cấp, tài ba của quân Tây Sơn. Trong bộ chỉ huy
của Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ giữ chức phụ chính. Trong
triều Thái Đức, Nguyễn Huệ giữ chức Long Nhương tướng quân. Trong năm lần
12


quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định từ năm 1776 đến năm 1783, Nguyễn Huệ
tham gia chỉ huy ba lần vào năm 1777, 1780, 1783.
3.3 Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống
Thanh:
Cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm năm 1784 và quân Thanh năm
1788 tạo thành mối đe dọa từ hai phía Bắc, Nam của đất nước. Nước ngoài tiến
hành xâm lược trong bối cảnh các thế lực chính trị trong nước đang tranh giành
quyết liệt, hết Trịnh - Nguyễn phân tranh đến cuộc đấu tranh Tây Sơn - Nguyễn
rồi Tây Sơn - Lê. Một bộ phận lực lượng chính trị suy bại trong nước đi cầu cứu
ngoại viện, tạo chỗ dựa và tăng thêm lực lượng cho quân xâm lược nước ngoài.
Đặt trong bối cảnh và thách thức nguy hiểm như thế mới thấy hết cống hiến lịch
sử vô cùng lớn lao của Tây Sơn. Phong trào Tây Sơn đã thực hiện thành công sứ
mạng bảo vệ độc lập dân tộc, đánh bại quân xâm lược từ hai phía Nam và Bắc
của đất nước mà người trực tiếp tổ chức và lãnh đạo kháng chiến thắng lợi là
Nguyễn Huệ.
Trong kháng chiến chống Xiêm (1784 -1785), số quân Xiêm tiến vào Gia
Định là 5 vạn quân, ngoài 2 vạn quân thủy và 300 chiến thuyền tiến theo đường
biển như Đại Nam thực lục tiền biên đã chép, còn 3 vạn quân bộ từ Chân Lạp
tiến xuống. Bị quân Tây Sơn chặn đánh quyết liệt nên từ khoảng tháng 7 đến
cuối năm 1784, quân Xiêm chỉ chiếm được nửa đất phía tây Gia Định. Đầu năm
1785, Nguyễn Huệ đem đại quân vượt biển vào Gia Định tổ chức phản công
đuổi quân giặc ra khỏi đất nước. Nguyễn Huệ đã bày ra một thế trận hết sức bất
ngờ, lợi hại, nhử quân địch vào một trận địa mai phục bố trí sẵn trên sông Mỹ

Tho khoảng giữa Rạch Gầm - Xoài Mút. Tại đây, đêm ngày 8 rạng sáng ngày 9
tháng 12 năm Giáp Thìn (tức đêm 18 rạng ngày 19/1/1785), quân Tây Sơn đã
đánh tan quân Xiêm, tiêu diệt đại bộ phận, số tàn quân địch thoát chết tháo chạy
về nước chỉ còn khoảng hơn 1 vạn quân. Dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ,
trận quyết chiến Rạch Gầm - Xoài Mút chỉ diễn ra trong khoảng một ngày. Đó
là chiến thắng chống ngoại xâm quy mô lớn đầu tiên diễn ra trên vùng đất cực
nam của đất nước. Với thắng lợi này, khởi nghĩa Tây Sơn đã vươn lên làm
nhiệm vụ dân tộc và phong trào Tây Sơn đã phát triển thành phong trào dân tộc.
Chuyển biến quan trọng đó có tác động tăng cường và mở rộng ảnh hưởng của
phong trào Tây Sơn, nâng cao uy danh của Nguyễn Huệ.
Kháng chiến chống Thanh (1788 - 1789) diễn ra trong bối cảnh phức tạp
và so sánh lực lượng ác liệt hơn nhiều. Nhân sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống,
nhà Thanh điều động đại quân sang xâm chiếm nước ta dưới danh nghĩa giúp
vua Lê. Nhà Thanh dưới triều Thanh Cao Tông với niên hiệu Càn Long (1736 1796) và một vương triều thịnh đạt của một đế chế lớn mạnh. Số quân Thanh
xâm lược lên đến 29 vạn, trong lúc đó số quân Tây Sơn đồn trú ở Thăng Long
và Bắc Hà ước tính chỉ 1 vạn quân và các thế lực theo nhà Lê lại nổi dậy nhiều
nơi.
Lực lượng Tây Sơn từ giữa năm 1786 đã bị phân liệt làm ba vùng:
Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương Hoàng đế đóng ở thành Hoàng đế, phong
13


cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương cai quản vùng Gia Định và Nguyễn Huệ
là Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân. Năm 1787, Nguyễn Ánh đã chiếm lại
thành Gia Định. Trong bối cảnh đó, "ứng mệnh trời, thuận lòng người", ngày
22/12/1788 (ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân), tại núi Bân lịch sử, danh tướng
thiên tài Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên
ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ lệnh xuất
quân ra Bắc - một cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như
một sáng tạo đặc sắc của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và
mãnh liệt, đêm 30 Tết - Xuân Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân
Tây Sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch.
Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/01/1789), đại quân Tây Sơn đã mở
cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng kinh thành
Thăng Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền
độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Chiến thắng oai hùng trước 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh,
tướng quân Nguyễn Huệ rồi Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã trở thành
anh hùng dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng của nước ngoài, giữ
vững độc lập chủ quyền quốc gia, ghi vào lịch sử dân tộc những trang sử vàng
chói lọi.
3.4Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài, đặt cơ sở
khôi phục thống nhất quốc gia:
Sau khi lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân
Xiêm, ngày 28 tháng 4 năm Bính Ngọ (25/5/1786), Nguyễn Nhạc cử Nguyễn
Huệ tiến quân ra Bắc, đánh Phú Xuân, chiếm Thuận Hóa, đánh lui quân Trịnh,
giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Ngày 4 tháng 5 năm Bính Ngọ (ngày
10/6/1786), Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân rồi nhanh chóng tiến ra vùng ranh
giới bờ nam sông Gianh. Mục tiêu của Nguyễn Nhạc là củng cố phòng tuyến ở
bờ nam sông Gianh, có nghĩa là chỉ giới hạn hoạt động của phong trào Tây Sơn
trong phạm vi Đàng Trong và chấp nhận tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng
ngoài đã kéo dài trên hai thế kỷ. Tuy nhiên, sau khi nắm chắc tình hình Bắc Hà
và cân nhắc mọi nhẽ, Nguyễn Huệ đã tự quyết định đưa quân ra Đàng Ngoài
dưới danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Đó là một quyết đoán táo bạo chứng tỏ
tầm nhìn và ý chí của Nguyễn Huệ.
Thủy quân Tây Sơn vượt biển đánh chiếm Vị Hoàng (Nam Định) rồi tiến
lên Thăng Long. Chỉ trong vòng 10 ngày quân Tây Sơn đã đánh tan quân Trịnh,
đến ngày 26 tháng 6 năm Bính Ngọ (21/7/1786) chiếm thành Thăng Long. Ngày

7 tháng 7 năm Bính Ngọ (ngày 31/7/1786), Nguyễn Huệ yết kiến vua Lê Hiển
Tông tại điện Kính Thiên, trình bày lẽ diệt Trịnh. Vua Lê phong Nguyễn Huệ
làm Nguyên súy dực chính phù vận Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân.
Trong thời gian ở Thăng Long, Nguyễn Huệ đã dự đám tang vua Lê Hiển Tông,
14


lễ đăng quang vua Lê Chiêu Thống, đồng thời lo ổn định tình hình chính trị Bắc
Hà.
Có thể khẳng định, phong trào Tây Sơn đã có một số cống hiến đáng kể
trên con đường lập lại nền thống nhất quốc gia: Thứ nhất là xóa bỏ tình trạng
phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài kéo dài trên hai thế kỷ; thứ hai là lật đổ
chính quyền chúa Nguyễn và chúa Trịnh. Trong hai cống hiến đó, lực lượng
quyết định là phong trào Tây Sơn và người tổ chức, lãnh đạo thành công là
Nguyễn Huệ.
3.5 Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ:
Tiếp quản Phú Xuân năm 1786 rồi lên ngôi hoàng đế năm 1788, Nguyễn
Huệ bắt tay vào công cuộc xây dựng và cải cách của mình. Từ đây, Phú Xuân
trở thành kinh đô của cả nước.
Tại kinh đô Phú Xuân, Quang Trung lo củng cố nội trị, xây dựng một
vương triều mạnh, một bộ máy chính quyền chặt chẽ và có năng lực. Ông thiết
lập đơn vị hành chính có trấn rồi đến phủ, huyện, dưới là tổng và xã. Trước tình
hình chính trị còn phức tạp ở Bắc Hà, Quang Trung đổi Thăng Long làm Bắc
Thành là trị sở của một đơn vị hành chính đặc biệt gồm cả 11 trấn với quyền
hạn khá lớn. Ngoài các tướng lĩnh của quân đội Tây Sơn, Quang Trung đã sử
dụng nhiều quan lại của chính quyền cũ và ra sức thu nạp nhân tài, trọng dụng
các sĩ phu, ban Chiếu hiệu dụ các quan văn võ triều cũ, chiếu cầu hiền. Nhiều trí
thức tài năng đã trở thành những quan lại trung thành của vương triều mới như
Trần Văn Kỷ, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp...
Quân đội và quốc phòng được Quang Trung đặc biệt quan tâm. Đó là lực

lượng quân sự hùng hậu gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh, pháo binh và thủy
binh được tổ chức quy củ, trang bị tốt, có sức chiến đấu cao. Nhờ vậy, Quang
Trung đã trấn áp thành công các thế lực chống đối của một số cựu thần nhà Lê ở
Bắc Hà.
Với bộ máy chính quyền hùng mạnh, Quang Trung đã thực thi nhiều
chính sách cải cách về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục theo hướng khắc phục
hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội... Về kinh tế, nông
nghiệp ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ
hoang và nạn lưu vong, mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong
nước khôi phục được cảnh thái bình. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bãi bỏ
hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuê yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chơi búa,
hàng hóa được lưu thông, không bị ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của
dân. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. Việc ban hành các chiếu
cầu hiền, chiếu lập học, chiếu khuyến nông, chiếu mở khoa thi, chiếu dụ các
quan văn võ của triều cũ, thành lập Quốc sử quán năm 1790 nhằm cung cấp
kiến thức lịch sử - văn hóa cho toàn dân và thành lập Viện Sùng Chính năm
1791 phụ trách giáo dục, biên soạn dịch chú các bộ Tiểu học, tứ thư, ngũ kinh ra
chữ Nôm...đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam nói chung và Phú
Xuân nói riêng.
15


Trong thời gian ngắn ngủi 4 năm kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập
vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những
hoài bão lớn lao của Quang Trung chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy
hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng, ý chí của hoàng đế Quang
Trung. Tài năng của Quang Trung bao quát trên nhiều mặt nhưng lĩnh vực tỏa
sáng nhất là quân sự. Ông đã đưa tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam phát
triển lên một đỉnh cao mới. Tinh thần tiến công mãnh liệt, lối đánh thần tốc, bất
ngờ là nét nổi bật nhất trong tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ.

Từ năm 1789 đến năm 1801, Phú Xuân là kinh đô đầu tiên của nước Đại
Việt thời Tây Sơn và là trung tâm chính trị, là nơi hội tụ nhân tài, vật lực và tinh
hoa của cả đất nước. Những dấu ấn lịch sử về một vương triều đã có công phục
hưng tư thế hiên ngang của quốc gia Đại Việt, với niềm kiêu hãnh “Nam quốc
anh hùng chi hữu chủ” vẫn còn âm vang và tồn tại mãi trên đất Phú Xuân Thuận Hóa xưa, Thừa Thiên Huế ngày nay; trong đó có di tích lịch sử núi Bân,
phường An Tây, thành phố Huế đã được Chính phủ công nhận di tích cấp quốc
gia vào năm 1988. Nơi đây mãi mãi là địa chỉ lịch sử linh thiêng, là di tích lịch
sử đầy tự hào của dân tộc Việt Nam, của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và
thành phố Huế.

4. Tài liệu tham khảo:
/> /> /> /> /> />
16



×