Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

SLB tiêu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.77 KB, 16 trang )

GIẢI PHẪU - SINH LÝ
HỆ TIÊU HÓA


ĐẠI CƯƠNG

• Ống TH: Miệng – TQ – DD – Ruột
• Cấu trúc: Niêm mạc – dưới niêm mạc – cơ
trơn – thanh mạc
• Chức năng:
Co bóp – tiết dịch – hấp thu – bài tiết
Những cơ quan và tuyến hỗ trợ cho quá trình
tiêu hóa bao gồm: lưỡi, răng, tuyến nước bọt,
tuyến tụy, gan và túi mật.


I. ĐẠI CƯƠNG


I. CẤU TRÚC HÔ HẤP


II. SINH LÝ TIÊU HÓA
1. Nước bọt: là dịch lỏng, không màu, hơi
nhầy, có nhiều bọt, pH=6,0-7,4, chứa hơn
99% nước còn lại là một số chất hữu cơ và
vô cơ.
- Chất hữu cơ chủ yếu : men amylase
(ptyalin), chất nhầy (mucine), men khử trùng
lysozym và lượng rất ít men maltase.Không
có men tiêu hoá lipid và protid.


- Các chất vô cơ có các muối Na, K, Ca,
photphat, bicacbonat...
- Lượng nước bọt trong 24 giờ khoảng 1,5 lít.


II. SINH LÝ TIÊU HÓA

* Tác dụng tiêu hoá của nước bọt, gồm:
- Tẩm ướt và hoà tan một số chất thức ăn
để dễ nhai, dễ nuốt.
- Nhào trộn và quyện các chất thức ăn
thành viên nuốt.
- Men amylase nước bọt biến tinh bột chín
thành đường dextrin, maltriose và maltose.
Ơ nước bọt có ít men maltase biến maltose
thành glucose.


II. SINH LÝ TIÊU HÓA

2. Dạ dày: có nhiều men tiêu hóa:
+ Men pepsin tiêu hoá protid
+ Renin (chymosin, presure), có tác dụng
chuyển chất caseinogen thành casein và kết
hợp với canxi tạo thành chất như váng sữa.
+Men lipase tiêu hoá lipid, có tác dụng
thuỷ phân những lipid đã nhũ tương hoá
(như lipid của sữa, lòng đỏ trứng) biến
chúng thành acid béo, monoglycerid và
glycerol.



II. SINH LÝ TIÊU HÓA

* Tác dụng của acid HCl dạ dày:
+ Hoạt hóa men pepsin
+ Làm trương protid tạo điều kiện cho việc
phân giải dễ dàng;
+ Kthích nhu động dạ dày, tham gia vào cơ
chế đóng tâm vị và đóng mở môn vị;
+ Sát khuẩn chống lên men thối ở dạ dày;
+ Tham gia điều hoà bài tiết dịch vị, dịch
tuỵ, dịch mật và dịch ruột


II. SINH LÝ TIÊU HÓA

- Dạ dày có hai loại chất nhầy:
Hoà tan trong dịch vị và không hòa tan
cùng bicacbonat tạo nên một màng dai phủ
kín toàn bộ niêm mạch dạ dày và hành tá
tràng. Cả hai loại chất nhầy cùng
bicacbonat có tác dụng trung hoà acid, che
chở bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự phá
huỷ của acid và pepsin.
- Yếu tố nội do niêm mạc dạ dày vùng đáy tiết
ra, giúp hấp thu vitamin B12 ở ruột non.


II. SINH LÝ TIÊU HÓA


- Kết quả tiêu hoá ở DD: thức ăn biến thành
một chất nhuyễn gọi là vị trấp. Trong đó
10-20% protid được phân giải thành các
polypeptid ngắn hơn.
Một phần lipid đã nhũ hoá được phân giải
thành monoglycerid, và acid béo. Còn
glucid hầu như chưa được tiêu hoá, vì ở dạ
dày không có men tiêu hoá glucid.
- Sự tiêu hoá ở DD là bước chuẩn bị cho
các giai đoạn tiêu hoá tiếp theo ở ruột non.


II. SINH LÝ TIÊU HÓA

3. Ruột non:
Tiêu hoá ở ruột non Là giai đoạn quan
trọng nhất của toàn bộ quá trình tiêu hoá.
Ở ruột non, các chất thức ăn được phân giải
tới mức đơn giản nhất nhờ tác dụng của các
dịch tiêu hoá: dịch tụy, dịch ruột, dịch mật.
- Dịch tuỵ:
Tiêu hoá protid, lipid, glucid trong đó thuỷ
phân tới trên 80% lượng glucid thức ăn.
- .Chất duy nhất của dịch mật có tác dụng
tiêu hoá là acid mật.


II. SINH LÝ TIÊU HÓA


+ Muối mật làm nhũ hoá lipid, tăng diện tiếp
xúc của lipid với men lipase giúp tiêu hóa
lipid.
+ Muối mật tạo micell giúp hoà tan các sản
phẩm thuỷ phân lipid và các vitamin tan
trong dầu để hấp thu chúng được dễ dàng.
Mật tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích
nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi
khuẩn lên men thối ở phần trên ruột non.


II. SINH LÝ TIÊU HÓA

- Dịch ruột
Có đủ các loại men tiêu hoá protid, lipid và
glucid. Các men này thực hiện giai đoạn
cuối cùng của quá trình tiêu hoá, biến các
chất dinh dưỡng còn lại ở ruột non thành
các phân tử đơn giản và hấp thu chúng.
*Kết quả tiêu hoá ở ruột non:
Sau quá trình tiêu hoá ở ruột non, thức ăn
được biến thành chất đặc sền sệt, nhuyễn
đó là dưỡng chấp.


II. SINH LÝ TIÊU HÓA

+ Protid được thuỷ phân thành acid amin
+ Lipid biến thành acid béo, glycerol
+Glucid hơn 90% thuỷ phân thành glucose,

galactose và fuctose.
Tất cả các chất này có khả năng hấp thu
được. Còn lại lõi tinh bột, chất xơ
(xellulose)... chưa được tiêu hoá sẽ được
đưa xuống ruột già.


III. SINH LÝ BỆNH VIÊM LOÉT DD

1. Viêm DD:
- Do ăn uống:
- Do các hóa chất độc, thuốc
- Do dị ứng
- Do thần kinh


III. SINH LÝ BỆNH VIÊM LOÉT DD

1. Loét DD:
- Rối loạn căn bằng tiết dịch dạ dày 
- Rối loạn tương quan giữa chức phận tiết
dịch và chức phận co bóp của dạ dày
- Các yếu tố nguy cơ: Tuổi, giới, thể trạng,
ăn uống, stress…./.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×