Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu luận: Luật và chính sách môi trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.8 KB, 43 trang )

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1. Khái niệm luật môi trường Việt Nam
1.1.1. Môi trường
a. Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau,
đặc biệt sau hội nghị Stockholm, Thụy Điển về môi trường năm 1972.
Trong tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là: “Toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên
hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người”.
Trong tài liệu “Môi trường và tài nguyên Việt Nam” – NXB Khoa học và kỹ
thuật - 1984 đã đưa ra khái niệm: “Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn,
nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì
hay một xã hội”.
Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002):
“Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con
người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật
ấy”.
Theo Điều 1 Luật Bảo vệ Môi trường 1993: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
Theo Điều 1 Luật Bảo vệ Môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Theo Điều 3, khoản 1 - Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Môi trường là hệ thống
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật”.
b. Phân loại môi trường

1




Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường
khác nhau. Có thể phân loại môi trường theo các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Theo chức năng: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.
- Theo quy mô: chủ yếu phân loại theo không gian địa lý như: môi trường toàn
cầu, môi trường khu vực, môi trường quốc gia, môi trường vùng, môi trường địa
phương.
- Theo thành phần:
+ Theo thành phần của tự nhiên chia thành: môi trường không khí, đất, nước.
+ Theo thành của dân cư sinh sống: môi trường thành thị, môi trường nông thôn.
c. Vai trò của môi trường
* Môi trường là không gian sống của con người
Không gian sống của con người được biểu thị qua chất lượng của cuộc sống.
Khi không gian đó không đầy đủ cho yêu cầu của cuộc sống thì chất lượng của cuộc
sống bị đe doạ. Từ môi trường, con người khai thác tài nguyên để tiến hành quá trình
sản xuất ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của mình. Ngoài ra môi trường
còn đem lại cho con người các giá trị tinh thần: cảnh quan, thoả mái về tinh thần, nâng
cao thẩm mỹ...
* Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người
Con người sử dụng các loại tài nguyên trong môi trường để phục vụ cho nhu cầu
của mình. Con người tác động lên đất đai xây dựng nhà cửa, hệ thống đê điều, công
trình thủy lợi nhằm phục vụ cho mục đích sinh sống, tránh lũ lụt, hạn hán…; tác động
lên hệ thực vật, động vật nhằm tạo ra thức ăn để tồn tại, khai thác tài nguyên thiên
nhiên để tạo ra năng lượng đáp ứng nhu cầu cuộc sống...
* Môi trường là nơi chứa đựng chất thải
Toàn bộ chất thải ra từ hoạt động của con người được đưa vào môi trường.
Trong đó một phần nhỏ được con người sử dụng lại để bổ sung cho tài nguyên phục vụ
đời sống sinh hoạt.


2


Việc tái sử dụng các chất thải hoàn toàn phụ thuộc vào loại chất thải và khả năng
của con người, cụ thể hơn là vào công nghệ tái sử dụng. Nếu chi phí để sử dụng lại chất
thải mà ít hơn việc khai thác tài nguyên mới thì con người sẽ sẵn sàng làm, ngược lại,
con người có thể sử dụng nguồn tài nguyên mới. Nhưng nếu xét về mặt ý nghĩa môi
trường thì con người cố gắng tìm mọi cách sử dụng lại các chất thải, cho dù hiệu quả
kinh tế không lớn lắm. Với công nghệ hiện đại, các chất thải kim loại được sử dụng lại
với hiệu quả khá cao, rác thải hữu cơ đang được chế biến thành phân vi sinh phục vụ
sản xuất nông - lâm nghiệp, nước thải được xử lý để sử dụng lại cho các mục đích
khác,... Tuy nhiên, vẫn còn lượng lớn chất thải không xử lý và tái sử dụng được đưa
vào môi trường. Song, môi trường có một khả năng đặc biệt đó là quá trình đồng hoá
các chất thải, biến các chất thải độc hại thành các chất ít độc hại hoặc không độc hại.
Chẳng hạn, khi nước thải chứa chất hữu cơ đổ ra sông suối, ao, hồ chúng sẽ được pha
loãng, được các vi sinh vật phân huỷ trong điều kiện kỵ khí hoặc thoáng khí nên chỉ
trong thời gian ngắn tính độc hại sẽ giảm đi nhiều. Vì vậy, một hồ lớn có thể chứa được
một lượng nước thải nào đấy mà chất lượng nước hồ vẫn bảo đảm sử dụng cho nhiều
mục đích khác. Hoặc, nếu khí thải có chứa lượng nhỏ bụi hoặc chất thải độc hại thì
chúng sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của con người và hệ sinh thái. Có thể coi
lượng chất thải lớn nhất mà môi trường có thể tiếp nhận, đồng hóa để không ảnh hưởng
đến sức khoẻ và mục đích sử dụng khác là khả năng đồng hoá của môi trường. Tuy
nhiên, khái niệm khả năng đồng hoá của môi trường chỉ mang tính tương đối, nghĩa là
phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Nếu như khả năng đồng hoá của môi
trường lớn hơn lượng thải thì chất lượng môi trường luôn luôn được đảm bảo, tài
nguyên được cải thiện. Nếu như khả năng đồng hoá của môi trường nhỏ hơn lượng thải
thì chất lượng của môi trường bị suy giảm, gây tác động xấu đến tài nguyên.
* Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con

người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.

3


- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo
động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng
sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến
tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các
hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng
ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
* Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống
của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon
trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng
mặt trời.
d. Các vấn đề môi trường toàn cầu
Những vấn đề môi trường toàn cầu là những vấn đề môi trường mà ảnh hưởng và
tác hại của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của quốc gia gây ra vấn nạn môi
trường mà còn có thể xuyên biên giới và đạt đến mức độ toàn cầu. Nói đến toàn cầu
bởi vì đây là những vấn đề mà cả thế giới đang quan tâm và cần phải giải quyết ở quy
mô toàn cầu. Người ta phân biệt 9 vấn đề chính như sau:
- Sự nóng dần lên của trái đất;
- Sự suy thoái tầng ozon;
- Sự vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hiểm;
- Sự ô nhiễm biển và đại dương;
- Sự hoang mạc hoá;

- Sự suy giảm nhanh đa dạng sinh học;
- Mưa axit;
- Sự phá huỷ rừng nhiệt đới;
- Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển.
Khi đề cập đến những vấn đề môi trường toàn cầu, cần chú ý đến ba đặc điểm
sau:

4


- Là những vấn đề lớn về mặt không gian, thời gian và tác động của chúng có
thể kéo dài qua các thế hệ.
- Những vấn đề này không phải tách biệt và độc lập nhưng có quan hệ với nhau
rất phức tạp. Ví dụ: việc chặt phá và đốt rừng làm nương rẫy sẽ phá huỷ rừng, làm suy
giảm tài nguyên đa dạng sinh học vì môi trường sống của sinh vật bị phá hủy. Việc chặt
phá và đốt rừng lại có tác động kép làm tăng lượng CO 2 trong khí quyển: CO2 sinh ra
do đốt cây và lượng CO2 trong khí quyển tăng lên do giảm sự hấp thụ CO2 khi diện tích
rừng bị giảm. Một ví dụ khác của mối quan hệ phức tạp này là khi đốt các nhiên liệu
hóa thạch như là dầu và than sẽ làm tăng lượng CO 2 gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng
thời các khí NOx và SO2 sinh ra khi đốt sẽ góp phần gây ra mưa axit kéo theo sự hủy
hoại rừng và các động thực vật và còn nhiều mối quan hệ phức tạp khác.
- Những vấn đề môi trường toàn cầu phần lớn do chính con người là thủ phạm
gây ra và cũng chính họ là những nạn nhân của các ảnh hưởng và tác hại của chúng.
Con người đang sản xuất, tiêu thụ tài nguyên và loại thải một lượng lớn chất thải; đồng
thời cũng đòi hỏi một lượng lớn về tài nguyên và năng lượng phục vụ cho việc sản
xuất, tiêu thụ và loại thải chúng. Đây là một trong những nguyên nhân chính của các
vấn nạn Môi trường toàn cầu.
1.1.2. Khái niệm luật môi trường
Xuất phát từ phạm vi của luật môi trường, có thể khái niệm về luật môi trường
như sau: “Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm

pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể
trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi
trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một
cách có hiệu quả môi trường sống của con người”.
Khái niệm trên đây của luật môi trường cho thấy cần phải nhận thức rõ một
nguyên tắc cơ bản như sau: các quan hệ xã hội phát sinh thuộc phạm vi tác động của
luật môi trường phải gắn với việc bảo vệ môi trường sống của con người. Điều này có
nghĩa là không phải bất cứ sự tác động nào của các chủ thể vào các yếu tố của môi
trường cũng làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường. Các vấn đề pháp luật môi
trường chỉ nảy sinh khi nào sự tác động đó gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến
môi trường. Ví dụ, xung quanh yếu tố môi trường là đất đai có nhiều mối quan hệ.

5


Quan hệ sở hữu hay quan hệ sử dụng đất, quan hệ thương mại, quan hệ dân sự, quan hệ
hành chính. Người sử dụng đất có thể có nhiều tác động đối với đất trồng như trồng
cây, xây dựng công trình, đào ao,… Những tác động này có thể làm nảy sinh các quan
hệ khác nhau và tùy vào tính chất sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các lĩnh vực pháp
luật khác nhau. Tuy nhiên, nếu người sử dụng đất chôn vào lòng đất những hóa chất
độc hại gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh thì quan hệ phát sinh từ hành vi này
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật môi trường (ví dụ: vụ chôn hóa chất độc hại tại
khuôn viên Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái, nhà máy đặt tại địa bàn 2 huyện Yên
Định và Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Rõ ràng, người sử dụng đất không hề vi phạm sở hữu
của người khác, không vi phạm hợp đồng với bất kỳ ai, không xâm phạm trực tiếp đến
lợi ích vật chất của bất cứ chủ thể cụ thể nào. Thế nhưng điều rất dễ nhận thấy là tác
động này đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm, quyền của cộng đồng được hưởng
môi trường sống an toàn, trong lành bị xâm hại. Những ví dụ tương tự có thể đưa ra với
các thành phần khác của môi trường như: nước, không khí. Việc đổ chất thải ra đại
dương thoạt nhìn không liên quan đến bất cứ quốc gia hay cộng đồng nào. Thực tế, tất

cả các quốc gia kể cả quốc gia không có biển cũng đứng trước nguy cơ bị tổn hại vì
hành vi đổ chất thải ra đại dương.
Các quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật môi trường điều chỉnh có thể
được phân loại theo các nhóm sau:
- Các quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước
phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các quan hệ này chứa
đựng những yếu tố của quan hệ pháp luật hành chính và chính vì thế có quan điểm cho
rằng luật môi trường thuộc nhóm luật hành chính. Những quan hệ này bao gồm:
+ Quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động môi trường.
+ Quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật và chính
sách môi trường.
+ Quan hệ phát sinh từ việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường.
- Quan hệ phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân với nhau do thỏa thuận ý chí của
các bên. Đặc trưng của quan hệ này là sự thỏa thuận, sự bình đẳng. Các bên trong mối
quan hệ này thực hiện các quyền của mình trong lĩnh vực môi trường một cách bình
đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Trong lĩnh vực môi trường, mối quan hệ này ngày
càng trở nên phổ biến hơn do khả năng định hướng hành vi chủ thể thông qua không

6


phải là chế tài, hình phạt mà là các lợi ích kinh tế. Luật môi trường trong bối cảnh đó
cần chú trọng hơn các giải pháp điều chỉnh thông qua các lợi ích kinh tế. Ví dụ điển
hình cho sự phát triển của mối quan hệ này là nhiều nước đã chuyển sang mua bán
quota chất thải, hay việc mua bán chứng chỉ giảm phát thải CERs (Certified Emission
Reductions), 1CER = 1 tấn CO2 …
Các mối quan hệ mang tính chất dân sự thương mại như thế trong lĩnh môi
trường bao gồm:
+ Quan hệ về bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi
trường gây nên.

+ Quan hệ phát sinh từ việc hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm,suy thoái
hoặc sự cố môi trường gây ra.
+ Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường.
+ Quan hệ trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường.
1.1.3. Các nguyên tắc chủ yếu của Luật môi trường
Các nguyên tắc của luật môi trường nêu dưới đây cần được phân biệt với các
nguyên tắc cụ thể được áp dụng trong các chế định hay nhóm quan hệ khác nhau của
nó. Các nguyên tắc nêu dưới đây chi phối một cách toàn diện các quan hệ phát sinh
việc bảo vệ môi trường. Những nguyên tắc hoặc những quy phạm pháp luật điều chỉnh
đối với từng nhóm quan hệ luật môi trường cần pahri được ban hành nhằm thực hiện
các nguyên tắc cơ bản này. Chẳng hạn, trong quản lý nhà nước về môi trường, các
nguyên tắc tổ chức và vận hành các thể chế nhà nước có chức năng kiểm soát ô nhiễm,
bảo tồn thiên nhiên, xử phạt hành chính, các quy phạm điều chỉnh hành vi của tổ chức,
cá nhân đều phải xuất phát từ việc đảm bảo cho người dân được sống trong môi trường
an toàn.
a. Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành
Một trong những quyền cơ bản của con người là quyền được sống, được mưu
cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, trong điều kiện của những thập kỷ cuối thế kỷ XX, quyền
sống của con người mặc dù được đảm bảo hơn về mặt pháp lý bằng các thể chế dân
chủ, song lại bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái các thành phần môi trường.
Trong điều kiện đó, quyền sống của con người phải được gắn chặt với môi trường.
Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường đã đưa quyền con người được sống trong
môi trường trong lành thành một nguyên tắc của quan hệ giữa các quốc gia. Nguyên tắc
số 1 của Tuyên bố Stockholm nêu rõ: “Con người có quyền cơ bản được sống trong

7


một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người
có trách nhiệm trong bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Tuyên bố tại

hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janeiro cũng khẳng định: “con người là trung tâm của
các mối quan hệ về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc
sống hữu ích, lành mạnh và hài hòa với thiên nhiên”.
Nguyên tắc này chi phối việc xây dựng pháp luật và chính sách của hầu hết các
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
b. Tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường
Môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau. Vì vậy,
trong quản lý và bảo vệ môi trường cần sự thống nhất và điều này được coi như là một
nguyên tắc của luật môi trường. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong quản lý môi
trường được xác định trong Điều 63 Hiến pháp năm 2013.
Sự thống nhất của môi trường: được thể hiện ở 2 khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất
là sự thống nhất về không gian: môi trường không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia,
địa giới hành chính. Bởi vì, thiệt hại về môi trường không chỉ giới hạn trong một quốc
gia. Khía cạnh thứ 2 là sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành môi trường:
Giữa các yếu tố cấu thành môi trường luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này
thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Ví dụ: sự thay đổi của rừng trên các lưu
vực sông dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nước trong lưu vực.
c. Nguyên tắc phát triển bền vững
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” được nêu tại Hội nghị của LHQ về môi trường
và Phát triển tại Rio De Janeiro (Brazin) năm 1992 với 179 nước tham gia đã thông qua
27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) về giải pháp phát triển
bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21.
Sau 10 năm, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Jophannesburg (Nam Phi) năm
2002 về Phát triển bền vững với 166 nước tham gia đã thông qua Tuyên bố
Jophannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện phát triển bền vững.

 Khái niệm phát triển bền vững
Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT 2014, phát triển bền vững được định nghĩa
là: phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng


8


đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được
mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận
mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hộimôi trường.
Tuy còn nhiều vấn đề tranh cãi về định nghĩa “phát triển bền vững”, song đã có
sự thống nhất cao là đều tập trung chú ý tới phúc lợi lâu dài của con người và đều bao
hàm những yêu cầu về sự phối hợp một cách hài hòa ít nhất 3 mặt: (1) tăng trưởng kinh
tế, (2) công bằng xã hội, (3) bảo vệ môi trường. Ngoài ba mặt chủ yếu này, nhiều người
còn đề cập đến những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa,
tinh thần, dân tộc và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong khi hoạch định chiến
lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ
thể.
Yêu cầu của nguyên tắc:
- Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ
môi trường (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 4
của tuyên bố Rio De Janeiro).
- Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất, cụ thể ở 2 lĩnh vực khai thác tài
nguyên và xả thải phải trong giới hạn, trong khả năng tự làm sạch của môi trường.
- Trong lĩnh vực xả thải: phải xả thải trong khả năng tự làm sạch của trái đất
(khả năng tự phân hủy các chất thải vào môi trường).
Nguyên tắc Phát triển bền vững
Để xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên hợp
quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
1.
2.
3.

4.
5.
6.

Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.

9


7.
Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
8.
Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và
bảo vệ.
9.
Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
d. Nguyên tắc phòng ngừa (phương châm)
Môi trường khác với các hiện tượng xã hội khác ở chỗ khả năng phục hồi hiện
trạng hoặc là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời
gian. Vì vậy, ngăn ngừa những hành vi gây hại cần được chú trọng hơn so với việc áp
dụng các hình phạt hoặc chế tài khác.
Như vậy, phòng ngừa là gì? Phòng ngừa chính là việc chủ động ngăn chặn rủi ro
đối với môi trường khi chưa xảy ra vì hai lý do chính:
- Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục.
- Có những tổn hại gây ra cho môi trường là không thể khắc phục được mà chỉ

có thể phòng ngừa (tuyệt chủng).
Yêu cầu của nguyên tắc:
- Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho môi
trường.
- Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro.
e. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Cơ sở xác lập: coi môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt, tức là người gây
hậu quả, tác động xấu đến môi trường thì phải trả tiền (mua quyền khai thác, sử dụng
môi trường)
Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT: người phải trả tiền theo nguyên tắc
này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào môi trường; người có những hành vi
khác gây tác động xấu tới môi trường theo quy định của pháp luật
Mục đích của nguyên tắc:
- Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào môi trường theo hướng
khuyến khích những hành vi tác động có lợi cho môi trường thông qua việc tác động
vào chính lợi ích kinh tế của họ.

10


- Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT (điều này cũng có nghĩa là
Ai gây ô nhiễm nhiều trả tiền nhiều, ai gây ô nhiễm ít trả tiền ít, ai không gây ô nhiễm
thì không trả tiền).
- Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT (thu ngân sách).
Yêu cầu của nguyên tắc:
- Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và mức
độ gây tác động xấu tới môi trường (ngang giá).
- Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và
hành vi của các chủ thể có liên quan.(vì nếu không thì không có tác dụng gì để có thể

hạn chế, răn đe hành vi gây ô nhiễm môi trường tiếp tục xảy ra).
Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc
- Hình thức thứ 1: Thuế tài nguyên (Pháp lệnh Thuế tài nguyên): tiền phải trả
cho việc khai thác TNTN như: nước, rừng, khoáng sản, thủy sản, …hoặc một công ty
mua quyền độc quyền khai thác một loại thủy sản nào đó.
- Hình thức thứ 2: thuế môi trường (Điều 112 LBVMT): tiền phải trả cho hành
vi gây tác động xấu đến môi trường
- Hình thức thứ 3: phí bảo vệ môi trường (Điều 113 LBVMT). Ví dụ: nộp phí
BVMT đối với nước thải theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nộp phí BVMT đối với khai thác
khóang sản theo NĐ 137/2005/NĐ-CP…
- Hình thức thứ 4: tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác,
dịch vụ quản lý chất thải nguy hại…)
- Hình thức thứ 5: tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng ( tiền thuê kết
cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập
trung…)
- Hình thức thứ 6: chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên
(Điều 114, LBVMT)
Phân biệt nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và hành vi gây ô nhiễm bị
xử phạt hành chính.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền (1)

11

Hành vi gây ô nhiễm bị xử phạt
hành chính (2)


- Hành vi còn trong giới hạn cho phép - Hành vi đã vi phạm pháp luật
của pháp luật

- Phải có hậu quả là gây tác động xấu - Hành vi dù gây tác động xấu hay
đến môi trường
không vẫn phải chịu phạt
1.1.4. Vai trò của luật trong bảo vệ môi trường
Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng. Môi
trường bị hủy hoại chủ yếu do các hoạt động của con người trong quá trình phát triển
của chính mình. Do vậy, hơn bất kỳ biện pháp nào khác, việc tác động, điều chỉnh các
hành vi của con người sẽ là biện pháp có hiệu quả nhất trong bảo vệ môi trường.
Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai
thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Môi trường vừa là điều kiện sống, vừa là
đối tượng của sự tác động hàng này của con người. Sự tác động của con người làm
biến đổi rất nhiều tình trạng của môi trường theo chiều hướng tiêu cực, làm suy thoái
các yếu tố thành phần môi trường. Trong một mối quan hệ hữu cơ giữa con người và
môi trường, con người sẽ phải chịu những tác động bất lợi từ phía môi trường. Chính vì
lý do đó, việc khai thác có định hướng, có tính đến sự cân bằng của môi trường có tác
dụng rất lớn trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
- Pháp luật quy định các chế tài hình sự, hành chính, kinh tế để buộc các cá
nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình với môi trường. Việc đưa ra
các tiêu chuẩn để định hướng các hành vi khai thác các thành phần môi trường có ý
nghĩa quan trọng.
- Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ
môi trường. Bảo vệ môi trường là một công việc khó khăn và phức tạp. Nhiều yếu tố
của môi trường có phạm vi rộng lớn, có cấu tạo phức tạp nên việc bảo vệ chúng đòi hỏi
phải có hệ thống các tổ chức thích hợp. Thông qua pháp luật, nhà nước tạo ra cơ chế
hoạt động cho các tổ chức bảo vệ môi trường.
- Pháp luật quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường mà
thông qua pháp luật, chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lý mà tất cả các cá nhân,
tổ chức trong xã hội phải tuân theo khi khai thác, sử dụng các thành phần của môi
trường.


12


- Pháp luật giải quyết các tranh chấp liên quan đến môi trường, sử dụng các
thành phần môi trường và bảo vệ môi trường.
1.2. Những vấn đề cơ bản về pháp luật
1.2.1. Nguồn gốc của pháp luật
Theo học thuyết của Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật, pháp luật cũng
giống như nhà nước, cùng xuất hiện, cùng tồn tại, cùng phát triển và cùng tiêu vong
trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Nguồn gốc của pháp luật thể hiện ở
những nội dung sau: Trong xã hội công xã nguyên thủy không có pháp luật, nhưng đã
tồn tại những quy tắc xử sự chung thống nhất. Những quy tắc đó là các quy phạm xã
hội, thể hiện ý chí chung của tất cả các thành viên trong xã hội. Những quy phạm xã
hội này đã phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của chế độ công xã
nguyên thủy, để điều chỉnh các quan hệ xã hội lúc đó.
Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những
nguyên nhân ra đời của pháp luật. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội đã phân chia
thành giai cấp đối kháng nhau thì những tập quan đó không còn phù hợp nữa, vì tập
quán thể hiện ý chí chung của mọi người trong thị tộc. Trong điều kiện lịch sử mới, khi
những xung đột giai cấp diễn ra gay gắt và không thể điều hòa được, thì cần thiết phải
có một loại quy phạm mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, đó là quy phạm pháp
luật. Nhà nước thừa nhận hay đặt ra các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội. Tuy nhiên, trong lịch sử khoa học pháp lý, cũng có những quan điểm khác
nhau về nguồn gốc của pháp luật như thuyết thần học, thuyết pháp luật tự nhiên, thuyết
pháp luật linh cảm…
1.2.2. Bản chất của pháp luật
a. Tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật là sử phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền
lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thể hiện ý chí của mình một cách tập trung, thống

nhất và thể chế hóa thành pháp luật. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy
phạm khác nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội
khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn xã hội.
Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội, là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

13


Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào, nhưng mỗi
kiểu pháp luật lại có đặc điểm riêng và cách biểu hiện không giống nhau khi thể hiện
bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn
của chủ nô. Pháp luật phong kiến công khai quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ
phong kiến. Pháp luật tư sản quy định về mặt pháp lý những quyền tự do, dân chủ.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
là công cụ để xây dựng một xã hội mới.
b. Tính xã hội của pháp luật
Vì pháp luật do nhà nước ban hành, mà nhà nước là tổ chức duy nhất đại diện
chính thức cho xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định, nên nó còn mang tính
xã hội. Điều đó thể hiện ở chỗ ý chí của giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội được thể
hiện ở mức độ nhất định trong pháp luật tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đường
lối và các trào lưu chính trị trong mỗi quốc gia, ở mỗi thời kỳ nhất định.
Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã
hội. Tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau, nhưng luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là sản phẩm của
cuộc đấu tranh giai cấp và là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực của nhà nước, duy
trì địa vị của giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban
hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng lực lượng vật chất do
nhà nước thiết lập ra.

1.2.3. Các thuộc tính của pháp luật
a. Tính quy phạm phổ biến
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là những khuôn mẫu được xác định
cụ thể. Tính quy phạm của pháp luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định
để mọi chủ thể có thể xử sự trong phạm vi quy định. Vượt quá giới hạn đó là vi phạm
pháp luật. Như vậy, đòi hỏi phải có những quy phạm cụ thể để căn cứ vào đó xem xét
hành vi nào là trái luật, là vi phạm pháp luật; hành vi nào là đúng luật, là hợp pháp.
b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Khác với những quy phạm xã hội như tập quán, đạo đức, tôn giáo… không phải
bao giờ cũng được xác định thành văn, nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu trong
pháp luật được quy định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ trong các điều khoản của pháp
luật. Mọi chủ thể đều tuân theo một khuôn mẫu chung, thống nhất.

14


Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức còn thể hiện trong các hình thức văn
bản quy phạm pháp luật.
Hình thức văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta hiện nay được thực hiện
theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996 đã được sửa đổi bổ
sung ngày 16/12/2002 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004.
c. Tính bắt buộc chung
Pháp luật được áp dụng bắt buộc đối với mọi người, mọi chủ thể, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân, tổ chức. Tất cả mọi người, mọi chủ thể
không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội… đều phải tuân thủ pháp luật như nhau.
Thông thường, nhà nước bảo đảm thực hiện pháp luật bằng hai cách:
- Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ bằng các biện pháp giáo dục, hướng dẫn,
khuyến khích, tổ chức, cung cấp cơ sở vật chất hoặc các hình thức khác để các chủ thể
tự mình thực hiện pháp luật.

- Nhà nước đảm bảo những biện pháp chế tài đã được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật bằng cách thực hiện sự cưỡng chế, nếu không được chủ thể tự
nguyện thực hiện.
1.2.4. Vi phạm pháp luật
a. Khái niệm và dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Khái niệm: vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có
năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
- Dấu hiệu của vi phạm pháp luật: hành vi vi phạm pháp luật phải có đủ những
dấu hiệu cơ bản sau:
+ Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của cá nhân, pháp nhân và các chủ
thể khác. Hành vi (hành vi có thể ở dạng hành động hoặc không hành động) được hiểu
là những biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể, là sự tỏ bày ý muốn, là những suy nghĩ, tư
tưởng đã được vật chất hóa, đã biểu hiện thành các hành vi cụ thể.
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái với những quy định của pháp luật, xâm hại
đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là những hành
vi được thực hiện không đúng với những quy định của pháp luật. Như vậy, chỉ khi có
quy định của pháp luật mà không được các chủ thể có năng lực hành vi nhất định thực
hiện đúng, thì mới có vi phạm pháp luật xảy ra.

15


+ Tính có lỗi của vi phạm pháp luật. Lỗi là sự thể hiện thái đội tâm lý của chủ
thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả do hành vi trái pháp luật
đó gây ra. Lỗi là yếu tố chủ quan không thể thiếu được để xác định vi phạm pháp luật,
vì nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện trong những hoàn cảnh và điều kiện
khách quan, nhưng về mặt chủ quan, hành vi không thể ý thức được, nên không thể có
cách lựa chọn nhất định theo quy định của pháp luật thì hành vi đó không có lỗi và như
thế, không thể là vi phạm pháp luật.

+ Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý và khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi
của mình và chịu trách nhiệm về hành vi đó. Như vậy, những hành vi do người mắc
bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác nhau làm mất khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của mình hay do người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định
của pháp luật, thì mặc dù hành vi đó trái pháp luật, cũng không thể coi là vi phạm pháp
luật.
b. Các loại vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng và phức tạp, theo quan điểm của
khoa học pháp lý hiện nay, vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn loại cơ bản
như sau:
- Vi phạm hình sự
- Vi phạm hành chính
- Vi phạm dân sự
- Vi phạm kỷ luật
c. Trách nhiệm pháp lý
Khái niệm:
Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ “trách nhiệm” được sử dụng theo nhiều
nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ
trách nhiệm được sử dụng theo hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là nghĩa vụ và nghĩa thứ hai là
hậu quả pháp lý bất lợi.
Theo nghĩa thứ nhất, trách nhiệm pháp lý được hiểu đó là những yêu cầu của
pháp luật đối với các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định.
Theo nghĩa thứ hai, trách nhiệm pháp lý được hiểu là sự phản ứng của nhà nước
đối với các chủ thể vi phạm luật vì đã không lựa chọn cách xử sự phù hợp với các yêu

16


cầu của pháp luật mặc dù có khả năng và điều kiện để lựa chọn, nên phải chịu trách

nhiệm về hành vi của mình, phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, chịu sự
trừng phạt của nhà nước…
Trách nhiệm pháp lý chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối
với các chủ thể vi phạm pháp luật trong khuôn khổ pháp luật quy định. Truy cứu trách
nhiệm pháp lý tức là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm pháp lý là một quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước
với các chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong chế
tài của các quy phạm pháp luật.
Các loại trách nhiệm pháp lý: tương ứng với bốn loại vi phạm pháp luật là bốn
loại trách nhiệm pháp lý như sau:
- Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án
áp dụng đới với những cá nhân có hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm hành chính: trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể (cá nhân, tổ chức, pháp nhân
và các chủ thể khác) vi phạm pháp luật hành chính theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với
các chủ thể (cá nhân, tổ chức, pháp nhân và các chủ thể khác) vi phạm pháp luật dân sự
khi có yêu cầu của các đương sự theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm kỷ luật: là trách nhiệm do thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn
vị áp dụng đối với thành viên của các cơ quan, tổ chức đó khi những người này vi
phạm những quy định trong điều lệ, quy chế, nội quy, quy định… của cơ quan, tổ chức,
đợn vị mình.
d. Quan hệ pháp luật
- Khái niệm: trong cuộc sống, con người luôn luôn tham gia vào những quan
hệ rất đa dạng và phong phú, đó là quan hệ gia đình, bạn bè, quan hệ lao động, quan hệ
tài sản, quan hệ nhân thân, quan hệ chính trị, quan hệ đạo đức… Các quan hệ đó có thể
phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc trong các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa… là những quan hệ xã hội. Trong lịch sử, người ta đã dùng nhiều loại quy


17


tắc xử sự khác nhau (quy phạm xã hội) để điều chỉnh các quan hệ xã hội, có thể là quy
phạm đạo đức, phong tục, tập quán hoặc các quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, trong hệ thống các quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật điều chỉnh
quan hệ xã hội có hiệu quả cao nhất. Vì quy phạm pháp luật được đảm bảo thực hiện
bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước, trong khi các quy phạm xã hội khác nhìn chung
được thực hiện theo sự tự nguyện, tự giác của các chủ thể tham gia chứ không có biện
pháp cưỡng chế bắt buộc thực hiện bằng lực lượng vật chất của nhà nước. Không phải
là mọi quan hệ xã hội đều do pháp luật điều chỉnh mà chỉ những quan hệ xã hội quan
trọng, ảnh hưởng đến sự thống trị của giai cấp thống trị xã hội mà nhà nước thấy cần
phải điều chỉnh bằng pháp luật mới quy định cách xử sự, quy định các quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm các bên trong quan hệ.
Như vậy, quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội quan trọng được các quy
phạm pháp luật điều chỉnh thông qua sự kiện pháp lý.
- Đặc điểm:
+ Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí
+ Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật
+ Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ đó mang quyền và
nghĩa vụ pháp lý, là nội dung của quan hệ pháp luật
+ Việc thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà
nước
- Cấu trúc của quan hệ pháp luật: quan hệ pháp luật được cấu thành bởi 3 yếu
tố: chủ thể của quan hệ pháp luật, nội dung của quan hệ pháp luật, khách thể của quan
hệ pháp luật
+ Chủ thể của quan hệ pháp luật: là các bên tham gia vào mối quan hệ pháp luật
có năng lực chủ thể để thực hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ
đó. Các tổ chức, cá nhân hoặc các chủ thể khác thỏa mãn những điều kiện theo quy

định của pháp luật cho mỗi loại quan hệ thì có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp
luật đó. Khi các chủ thể có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật cho mỗi
loại quan hệ thì được coi là có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm: năng lực
pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật là khả năng có quyền và nghĩa vụ
pháp lý được nhà nước quy định cho các chủ thể nhất định. Năng lực hành vi là khả
năng mà nhà nước thừa nhận cho các chủ thể khi có những điều kiện nhất định, có thể
bằng chính những hành vi của mình có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất

18


định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các hành vi đó, xác lập và thực hiện trên
thực tế quyền và các nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật tham gia.
+ Nội dung của quan hệ pháp luật: nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật.
Quyền của chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể của quan hệ đó
tiến hành.
Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể: là cách xử sự bắt buộc mà chủ thể trong quan hệ
pháp luật phải tiến hành nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
+ Khách thể của quan hệ pháp luật: là cái mà các bên tham gia quan hệ pháp luật
hướng tới để tác động, là những lợi ích mà các chủ thể trong quan hệ pháp luật hướng
tới.
1.3. Khái quát sự phát triển của luật môi trường Việt Nam
Luật môi trường là ngành khoa học mới đối với phần lớn các quốc gia đang phát
triển trên thế giới. Điều này có lý do của riêng nó. Pháp luật với tư cách là công cụ điều
tiết xã hội luôn luôn chịu sự chi phối của nhu cầu xã hội. Khi việc BVMT chưa được ý
thức rõ, chưa trở thành thách thức xã hội thì luật môi trường chưa được chú ý. Trong
suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, khi sự phát triển kinh tế là động lực phát triển
của các quốc gia thì tài nguyên, môi trường không phải là vấn đề quan trọng. Các quốc
gia sẵn sàng khai thác hết tài nguyên để phát triển. Môi trường chưa phải là thử thách

khi vấn đề phát triển, vấn đề dân số chưa đạt tới sự báo động. Chỉ đến khi tất cả các
quốc gia phải đối mặt với sự cạn kệt các nguồn tài nguyên, sự mất cân bằng sinh thái
và những sự trả thù khốc liệt của thiên nhiên thì vấn đề BVMT mới nổi lên như một
thách thức xã hội. Luật môi trường ra đời như là một biện pháp giải quyết thách thức
đó. Luật môi trường phát triển sớm ở các nước phát triển - nơi thách thức môi trường
trở nên quyết liệt do tốc độ công nghiệp hóa, ô nhiễm công nghiệp ở các nước đó. Tuy
nhiên, ở mỗi quốc gia sự thách thức của vấn đề môi trường khác nhau, nhất là khi xem
xét ở những thành phần cụ thể của môi trường.
Ở Việt Nam, luật môi trường xuất hiện chậm. Có thể nói trong hệ thống pháp
luật hiện hành của Việt Nam thì luật môi trường là lĩnh vực mới nhất. Chính vì vậy,
lịch sử phát triển của luật môi trường không chứa đựng những sự phân kỳ phức tạp,
những giai đoạn thăng trầm như một số lĩnh vực luật khác. Quá trình phát triển của luật
môi trường có thể được chia ra thành hai giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn trước năm 1986:

19


Giai đoạn này luật môi trường với tư cách là lĩnh vực riêng chưa xuất hiện.
Trong giai đoạn này chúng ta khó có thể tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về vấn
đề môi trường. Trong giai đoạn này, mặc dù Nhà nước đã có những ý tưởng về việc
BVMT song việc thể chế hóa các ý tưởng này chưa được toàn diện mặc dù Chính phủ
cũng đã có những cố gắng nhất định. Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
ngày 21/21/1949 quy định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật
bảo vệ rừng có thể được coi là văn bản pháp luật sớm nhất đề cập đến vấn đề môi
trường. Một số văn bản khác của Chính phủ tuy không chính thức điều chỉnh các vấn
đề môi trường song cũng có thể coi là có liên quan đến các vấn đề môi trường. Đó là
Nghị quyết 36/CP ngày 11/3/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài
nguyên dưới lòng đất; chỉ thị số 127/CP ngày 24/5/1971 của Hội đồng Chính phủ về
công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị số 07/TTg ngày

16/1/1964 về thu tiền bán khoán lâm sản và thu tiền nuôi rừng; Nghị quyết số 183/CP
ngày 25/9/1996 về công tác trồng cây gây rừng và đặc biệt là pháp lệnh bảo vệ tài
nguyên rừng ban hành ngày 11/9/1972.
Khái quát lịch sử phát triển của luật môi trường Việt Nam trong giai đoạn này,
chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau:
+ Các quy định của pháp luật chỉ liên quan đến một số khía cạnh của BVMT
xuất phát từ yêu cầu của quản lý Nhà nước. Các quy định này chưa nhằm trực tiếp vào
bảo vệ các yếu tố môi trường.
+ Các quy định về môi trường hoặc liên quan đến môi trường nằm rải rác trong
các văn bản pháp luật đơn hành được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác
nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Khía cạnh môi trường
chỉ là phần thứ yếu, phát sinh trong văn bản đó. Chính vì thế, cách tiếp cận mang tính
môi trường chưa thể hiện đậm nét trong các quy định pháp luật ban hành trong giai
đoạn này.
+ Các quy định của pháp luật về môi trường trong thời kỳ này được ban hành
chủ yếu bằng hình thức văn bản dưới luật. Ngoại trừ Điều 36 Hiến pháp năm 1980,
toàn bộ các quy định còn lại đều được ban hành trong các nghị định, nghị quyết, thông
tư, chỉ thị của Chính phủ.

20


Tình trạng kém phát triển của pháp luật môi tường trong giai đoạn này, đặc biệt
là sự thiếu vắng của luật môi trường trong giai đoạn trước năm 1986 có những lý do
của nó:
+ Trước hết, hoàn cảnh lịch sử của đất nước trong thời kỳ nước năm 1986 không
cho phép đất nước ta chú ý nhiều đến việc BVMT. Tất cả những cố gắng trong thời kỳ
đó đều tập trung cho việc chiến thắng đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc. Tiếp đó, sau
khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vấn đề môi trường cũng bị đẩy lùi về
phía sau vì mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta là hàn gắn vết thương chiến

tranh, phát triển kinh tế và thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội đang hoành
hành từ thời gian sau chiến tranh đến năm 1986, khi chính sách đổi mới được khởi
xướng.
+ Trong giai đoạn trước năm 1986, các biến động xấu của thiên nhiên do sự hủy
hoại môi trường chưa thể hiện ở mức cao. Sự ô nhiễm trong các đô thị và vùng nông
thôn chưa đến mức báo động do số lượng ô tô, xe máy, các thiết bị, máy móc chưa
được sử dụng nhiều. Phân bón, thuốc trức sâu trong sản xuất nông nghiệp cũng được
sử dụng ở mức hạn chế. Những lý do đó dẫn đến tình trạng ít người quan tâm đến việc
BTMT.
+ Hệ thống pháp luật của Việt Nam trước năm 1986 chưa phải là hệ thống pháp
luật hoàn thiện. Cơ chế bao cấp với sự ngự trị của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trong các
quan hệ kinh tế, xã hội đã hạn chế sự phát triển của pháp luật. Ngay cả những ngành
luật thiết thực nhất trong thời kỳ đó như luật kinh tế, luật ngân hàng, luật tài chính vẫn
không phát triển. Trong một hệ thống pháp luật như vậy thì sự thiếu vắng của luật môi
trường là điều tất yếu.
+ Nội dung các quy định của pháp luật môi trường ở giai đoạn này chưa phản
ánh và đáp ứng được những đòi hỏi khách quan hợp tác quốc tế trong BVMT. Sự tương
hợp của các quy định pháp luật mà Nhà nước ta đã ban hành với các công ước quốc tế
còn hạn chế.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Với sự ra đời của nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta đã
có một bước tiến vượt bậc. Nhưng cùng với nó là sự suy thoái môi trường. Vì chạy
theo lợi nhuận, làm giàu bằng mọi giá nên các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai
thác bừa bãi. Nạn dân chúng đua nhau đi khai thác vàng, gỗ quý, đá quý… diễn ra ở

21


quy mô lớn đã làm cho môi trường ở nhiều nơi bị suy thoái nghiêm trọng. Quá trình đô
thị hóa dưới tác động của kinh tế thị trường diễn ra khá nhanh chóng cũng đã làm gia

tăng sức ép môi trường ở các thành phố và thị xã, nhất là ở các trung tâm kinh tế lớn
của đất nước. Số lượng máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy tăng lên gấp nhiều lần so với 10
năm trước đó. Lượng khí thải từ các máy móc thiết bị này đã làm cho môi trường, nhất
là môi trường đô thị bị ô nhiễm.
Sức ép của vấn đề ô nhiễm môi trường tăng lên cùng với việc sử dụng rộng rãi
các hóa chất trừ sâu, các chất kích thích tăng trọng. Nhiều vụ ngộ độc thức ăn đã liên
tiếp xảy ra ở nhiều nơi. Ngộ độc thức ăn là một trong những biểu hiện rõ nét do tình
trạng ô nhiễm môi trường.
Tất cả các vấn đề trên đã làm cho việc BVMT trở thành thách thức lớn của xã
hội. BVMT không chỉ còn là đòi hỏi mang tính cục bộ. Nhu cầu đảm bảo cho đất nước
sự phát triển bền vững đã đẩy BVMT lên thành một trong những ưu tiên chiến lược của
Việt Nam. Kể từ năm 1986, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 90, BVMT đã trở
thành nguyên tắc hiến định. Luật môi trường được coi là một lĩnh vực quan trọng trong
hệ thống pháp luật Việt Nam. Những sự kiện chính trong quá trình phát triển luật môi
trường Việt Nam bao gồm:
- Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành đã đưa việc BVMT thành
điều khoản riêng biệt. Đây là văn bản luật đầu tiên có đề cập đến vấn đề môi trường.
Tiếp đó, các văn bản luật khác như Bộ luật hàng hải năm 1990, luật đất đai năm 1993,
luật dầu khí năm 1993… đều đưa việc BVMT thành nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân
trong việc khai thác các yếu tố môi trường mà trong đó cá nhân, tổ chức đó hoạt động.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII xác định
BVMT là bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm
2000. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá vị trí của BVMT
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, nó cũng tạo điều kiện
cho quá trình thể chế hóa việc BVMT trong quá trình xây dựng các chính sách kinh tế,
xã hội cụ thể hoặc trong việc ban hành các văn bản pháp luật.
- Hiến pháp năm 1992 đã đưa BVMT thành nghĩa vụ hiến định. Đây là một
trong những sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của luật môi trường. Hiến pháp là
văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Các quy định trong Hiến pháp là nền tảng
của các văn bản pháp luật khác. Điều 17, điều 29 của Hiến pháp năm 1992 là cơ sở


22


hiến định cho việc đưa nghĩa vụ BVMT vào trong các lĩnh vực cụ thể khác của đời
sống kinh tế.
Có thể nói trước năm 1993, Việt Nam không có văn bản pháp quy riêng về việc
bảo vệ môi trường. Các văn bản pháp quy về các thành phần môi trường không hệ
thống, thiếu đồng bộ, từng văn bản không có các quy định cần thiết về bảo vệ môi
trường.
Các văn bản đã ban hành có liên quan đến lĩnh vực môi trường bao gồm: luật
đất đai; luật bảo vệ sức khỏe nhân dân; luật bảo vệ và phát triển rừng; luật khoáng sản;
luật dầu khí; luật tài nguyên nước.
- Bước phát triển nổi bật nhất của luật môi trường là việc Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993.
Với việc ban hành đạo luật riêng về môi trường, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định
một lần nữa sự quan tâm của mình đối với việc BVMT, điều quan trọng của quá trình
phát triển bền vững. Tiếp theo đó, ngày 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật Bảo vệ môi trường thay thế Luật bảo vệ môi
trường năm 1993.
- Trên thế giới những năm gần đây, vấn đề BVMT ngày càng được các quốc
gia quan tâm; xu hướng quốc tế hóa về BVMT ngày càng mở rộng. Những điều đó đã
tác động tích cực tới sự ra đời và phát triển của pháp luật BVMT Việt Nam. Việc Việt
Nam tham gia các công ước quốc tế về môi trường, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực môi trường đã tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật môi trường
Việt Nam phát triển.
Với các điều kiện như trên, pháp luật BVMT Việt Nam giai đoạn từ năm 1986
đến nay có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại hệ thống
pháp luật môi trường Việt Nam đã có tương đối đủ các quy định về những vấn đề,
những yếu tố khác nhau của môi trường. Sự phát triển của pháp luật môi trường dưới

những tác động kể trên đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến nội dung, hình thức của nó. Dưới
đây là một số đặc điểm chính của pháp luật môi trường trong giai đoạn 1986 đến nay:
- Nội dung pháp luật về môi trường giai đoạn từ năm 1986 đến nay đã mang
tính toàn diện về hệ thống hơn. Các quy định pháp luật về môi trường đã đề cập hầu
hết các yếu tố và các vấn đề của môi trường và BVMT từ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đến quyền và nghĩa vụ của

23


các cá nhân, tổ chức trong khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố khác nhau của môi
trường. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường cũng đã được ban hành để làm cơ sở pháp lý
cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
môi trường.
- Các quy định pháp luật về môi trường đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của
vấn đề môi trường. Tính tương đường giữa các quy phạm pháp luật môi trường Việt
Nam với các quy định trong công ước quốc tế về môi trường được nâng cao. Hệ thống
pháp luật môi trường Việt Nam đã khẳng định tính ưu tiên của các quy định trong công
ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký trước các quy định của pháp luật nội địa
trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
- Hiệu lực của các quy định của pháp luật môi trường được nâng cao do việc
Nhà nước sử dụng nhiều các văn bản pháp luật. Đây là những điều kiện tiền đề rất
thuận lợi cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ lĩnh vực môi trường.
Chính vì lý do này nên quy định của pháp luật môi trường đã phát huy được tac dụng
của nó trong thực tế.
1.4. Hiện trạng về luật môi trường Việt Nam
1.4.1. Luật môi trường 2014
Luật BVMT 2014 trên tinh thần kế thừa các nội dung của Luật BVMT 2005,
đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BVMT 2005. Luật hóa chủ
trương của Đảng, các chính sách mới về BVMT; mở rộng và cụ thể hóa một số nội

dung về BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu BVMT trong giai đoạn mới. Ngoài ra, Luật
BVMT 2014 cũng đã xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn với các luật khác để bảo đảm
tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tạo tiền đề pháp lý để xây dựng các nghị định
về BVMT, sắp xếp lại trật tự các chương, điều, câu chữ đảm bảo tính logic và khoa
học. Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2015, tăng 5 chương và 34 điều so với Luật BVMT 2005. Về cơ bản Luật
BVMT 2014 có những nét đổi mới như sau:
1. Giải thích thuật ngữ Điều 3 Luật BVMT 2014 có 29 khái niệm để giải thích
từ ngữ, trong đó có bổ sung thêm 9 khái niệm mới so với luật BVMT 2005 như: Quy
chuẩn kỹ thuật môi trường, sức khỏe môi trường, công nghiệp môi trường, kiểm soát ô
nhiễm, hồ sơ môi trường, quy hoạch BVMT, hạ tầng kỹ thuật BVMT, ứng phó biến đổi
khí hậu (BĐKH), an ninh môi trường…Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi

24


trường, sức chịu tải của môi trường, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá
tác động môi trường (ĐTM), phế liệu… cũng đã được chỉnh sửa, bổ sung, phù hợp với
thực tế hiện nay; việc chỉnh sửa, bổ sung các khái niệm đã góp phần làm rõ hơn các nội
dung về BVMT thể hiện trong luật, qua đó giúp các đối tượng thuộc phạm vi điều
chỉnh có thể hiểu rõ và thực thi các nhiệm vụ về BVMT theo quy định pháp luật.
2. Nguyên tắc BVMT Luật BVMT 2014 có 8 nguyên tắc về BVMT (Luật
BVMT 2005 có 5 nguyên tắc), về cơ bản nguyên tác BVMT đã có những thay đổi phù
hợp với tình hình thực thực tế hiện nay như: BVMT phải gắn kết với bảo tồn đa dạng
sinh học (ĐDSH), ứng phó BĐKH, sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải;
BVMT phải gắn kết với bảo đảm quyền của trẻ em, thúc đẩy giới và bảo đảm mọi
người có quyền được sống trong môi trường trong lành. Các nguyên tắc này, đã thể
hiện được chủ trương của Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai
đoạn mới.
3. Những hành vi bị nghiêm cấm Luật BVMT 2014 có 16 hành vi cấm được nêu

trong Điều 7 và Luật BVMT 2005 cũng có 16 hành vi bị cấm. Tuy nhiên, Luật BVMT
2014 có quy định và bổ sung các hành vi mới bị cấm như: hành vi vận chuyển chất
độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về
bảo vệ môi trường; thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào không khí; đưa vào nguồn nước
hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác
đối với con người và sinh vật; phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu
bảo tồn thiên nhiên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách
nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
4. Quy hoạch BVMT Luật BVMT 2014 đã xây dựng một mục riêng cho Quy
hoạch BVMT đây là nội dung hoàn toàn mới với 5 Điều: nguyên tắc cấp độ, kỳ quy
hoạch; nội dung quy hoạch; trách nhiệm lập quy hoạch; tham vấn, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch; rà soát và điều chỉnh quy hoạch. Theo đó Điều 8 luật BVMT 2014
thể hiện rất rõ nguyên tắc, cấp độ, kỳ của quy hoạch BVMT như sau:
a. Quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia bảo đảm phát triển bền vững;

25


×