Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

tiểu luận môn tăng trưởng và phát triển đầu tư cho giáo dục tại nhật bản và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.74 KB, 79 trang )

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 1: Tỷ lệ đi học tại Nhật Bản............................................................................... 19
Bảng 2: Ngân sách quốc gia và ngân sách cho bộ giáo dục của Nhật Bản qua các năm
55
Bảng 3: So sánh 4 lần cải cách giáo dục của Việt Nam............................................... 67
Bảng 4: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục, đào tạo........................................................ 70
Biểu đồ
Biểu đồ 1 : Tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục giai đoạn 1881 – 1910...........................21
Biểu đồ 2: Chi tiêu giáo dục của chính phủ................................................................. 42
Biểu đồ 3: Chi tiêu cho giáo dục của Nhật Bản so với các nước OECD......................54
Biểu đồ 4: Phân phối ngân sách cho giáo dục của MEXT năm 2015..........................55
Biểu đồ 5: Cơ cấu chi trung bình ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
ở các địa phương giai đoạn 2013-2017........................................................................ 71

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................. 5
1.1 Khái niệm............................................................................................................. 5
1.1.1 Giáo dục......................................................................................................... 5
1.1.2 Đầu tư trong giáo dục.................................................................................... 6
1.2 Phân loại nguồn vốn đầu tư trong giáo dục.......................................................... 7
1.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước........................................................................ 7
1.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài........................................................................ 7
1.3 Lợi ích của đầu tư trong giáo dục......................................................................... 8
1.3.1 Lợi ích cho cá nhân........................................................................................ 8
1.3.2 Lợi ích cho nền kinh tế................................................................................... 8
1.4 Một số nghiên cứu thực nghiệm về đầu tư cho giáo dục......................................9


1.4.1 Nghiên cứu thực nghiệm trong nước về đầu tư cho giáo dục.........................9
1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài về đầu tư cho giáo dục......................12
CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC VÀ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - MÔ HÌNH CỦA NHẬT BẢN............................................................................. 16
2.1 Giới thiệu hệ thống giáo dục hiện đại 1868-1912: thời kỳ Minh Trị Duy Tân .. 16

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội............................................................................. 16
2.1.2 Chính sách giáo dục nói chung và đầu tư giáo dục nói riêng......................17
2.1.3 Thành tựu và hạn chế................................................................................... 19
2.2 Thời kỳ hồi phục (1945-1950)............................................................................ 22
2.2.1 Tình hình kinh tế-xã hội-giáo dục................................................................ 22
2.2.2 Chính sách giáo dục hướng nghiệp.............................................................. 22
2.2.3 Hiệu quả của chính sách giáo dục và tác động của chính sách lên nguồn nhân
lực và kinh tế......................................................................................................... 24

2.3. Thời kỳ tăng trưởng cao (1950s-1970s)............................................................ 25
2.3.1. Giai đoạn những năm 1950......................................................................... 25
2.3.2 Giai đoạn 1960 – 1970................................................................................ 31
2.4 Hậu thời kỳ tăng trưởng cao (1972 - 1990s)....................................................... 34
2.4.1 Tình hình kinh tế- xã hội.............................................................................. 34
2


2.4.2 Chính sách giáo dục: Cải cách giáo dục lần thứ 3 và đầu tư giáo dục nói riêng
35

2.3.3 Thành tựu và hạn chế................................................................................... 43
2.5 Giai đoạn thế kỉ 21 (2000 - 2030)...................................................................... 46
2.5.1 Các thách thức trong thiên niên kỷ mới của Nhật Bản.................................46
2.5.2 Giải pháp từ chính phủ Nhật Bản cho giáo dục........................................... 49

2.5.3 Thành tựu..................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.....................................57
3.1 Điểm tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản................................................... 57
3.1.1 Về văn hóa và giáo dục................................................................................ 57
3.1.2 Về kinh tế..................................................................................................... 59
3.2 Thực trạng đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam....................................................... 60
3.2.1 Đầu tư về chính sách: Bốn lần cải cách giáo dục........................................ 60
3.2.2 Đầu tư về Nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục..................................... 67
3.2.3. Mặt tích cực sau những sự đầu tư vào giáo dục.......................................... 69
3.2.4 Hạn chế........................................................................................................ 70
3.3 Bài học rút ra cho Việt Nam:.............................................................................. 72
KẾT LUẬN................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 1

3


LỜI MỞ ĐẦU
Ở mỗi thời đại, giáo dục luôn có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của xã
hội. Bác Hồ, vị Chủ tịch nước muôn đời kính yêu của chúng ta từng nói: “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để

sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở
công học tập của các em”. Đây là lời khẳng định cho vai trò và tầm quan trọng của sự
nghiệp trồng người với việc phát triển đất nước, đưa đất nước vươn mình hội nhập với
quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay hơn bao giờ hết giáo dục và đào tạo càng có ý nghĩa
quyết định không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cả đối với công cuộc bảo
vệ độc lập, chủ quyền của đất nƣớc. Mục đích của giáo dục phù hợp với sự phát triển
của cá nhân, vì sự tiến bộ của xã hội, bởi ở đâu có con ngƣời thì ở đó đều cần có sự
quản lý, tổ chức, giáo dục con người. Vấn đề đặt ra ở đây là việc giáo dục con ngƣời

không thể hoàn toàn tiến hành theo kinh nghiệm chủ nghĩa, chủ quan, tuỳ tiện hoặc là
những lời hô hào kêu gọi chung chung,… mà nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì
thế việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền giáo dục phát triển là điều tối cần
thiết với chúng ta.
Nhận thức được điều đó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài "Đầu tư cho giáo
dục tại Nhật Bản và bài học cho Việt Nam" làm đề tài triển khai nghiên cứu. Dù đã có
sự hướng dẫn tận tình của giảng viên bộ môn thầy Phạm Xuân Trường nhưng do còn
thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức có hạn nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót.
Vậy nên nhóm rất mong nhận được những lời nhận xét từ thầy để bài viết được hoàn
thiện hơn nữa.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm
1.1.1 Giáo dục
Giáo dục là cách học tập kiến thức, thói quen và kỹ năng của con người có tính
chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy.
Giáo dục là tổ chức những hoạt động đa dạng nhằm hình thành và phát triển nên ý thức và
năng lực của con người, phục vụ được những yêu cầu thiết yếu của xã hội. Giáo dục có
thể do người khác hướng dẫn, có thể do mỗi người tự học. Tức là những trải nghiệm cá
nhân của con người với những suy nghĩ, hành đồng và cảm nhận sẽ được coi là giáo dục.
Đối với một con người, việc giáo dục sẽ trải qua nhiều giai đoạn tương ứng khác nhau như
giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học >> trung học >> đại học.
Phân tích ngữ nghĩa từ giáo dục: Từ “giáo dục” dịch ra tiếng Anh là “Education”.
Từ “giáo dục” trong tiếng Việt gồm từ “giáo” nghĩa là dạy dỗ, từ “dục” nghĩa là nuôi
dưỡng. Vậy từ “giáo dục” có nghĩa là dạy dỗ, nuôi dưỡng bao gồm trí – dục, thể - dục,
đức – dục. Như vậy, từ giáo dục xuất hiện trong xã hội loài người từ lâu, giúp loài người
phát triển hơn so với các loài động vật khác. Giáo dục giúp con người có trí tuệ cũng như

giảm bớt được tính bản năng của loài nên tiến hóa hơn so với các loài động vật khác trên
Trái đất. Ngày nay, nhiều chính phủ thừa nhận quyền được giáo dục của mỗi người. Liên
Hiệp Quốc ban hành Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hóa trong
điều 13 vào năm 1966 có nội dung công nhận quyền giáo dục cho tất cả mọi người.

Mục đích của giáo dục đối với mỗi người: Giáo dục có mục tiêu cung cấp, trang
bị kiến thức, kỹ năng cũng như rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống cho con
người để hòa nhập với cộng đồng của mình. Có thể nói, mục tiêu giáo dục tương ứng
với mỗi thời đại nhất định trong quá trình phát triển xã hội, bao gồm một hệ thống các
yêu cầu xã hội cụ thể, các chuẩn mực của một hình mẫu nhân cách cần hình thành ở
một người được giáo dục nhất định. Đối với các giai đoạn phát triển xã hội, mục tiêu
giáo dục cũng có nhiều thay đổi.

5


1.1.2 Đầu tư trong giáo dục
Khái niệm: Đầu tư giáo dục là chỉ nguồn vốn, điều kiện kinh tế, tài chính của
giáo dục, là chỉ một quốc gia hoặc một khu vực căn cứ vào nhu cầu phát triển sự
nghiệp giáo dục, sự tổng hòa nhân lực, vật lực, tài lực để đầu tư vào lĩnh vực giáo dục,
nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực hậu bị và nhân tài chuyên môn cũng như nâng cao
biểu hiện tiền tệ của nhân lực và vật lực của trình độ trí lực nguồn lao động.
Phân loại:
+ Đầu tư cho năng lực chuyên môn, kỹ thuật: Là đầu tư vào nâng cao kỹ năng
của người lao động, chuyên môn hóa giúp năng suất lao động đạt được cao hơn.
+ Đầu tư cho kiến thức nền: Là đầu tư cho đối tượng trẻ em thuộc các cấp từ tiểu
học đến trung học, giúp đối tượng này nắm chắc được những kiến thức cũng như kỹ
năng tối thiểu thiết yếu để phục vụ cho xã hội.
+ Đầu tư cho kiến thức bậc cao: Đối tượng thường là thanh thiếu niên có nhu cầu
muốn tìm hiểu sâu hơn về kiến thức chuyên môn.

- Đối tượng: một là đầu tư cho các cấp học từ tiểu học đến đại học, thứ hai là đầu
tư cho giáo dục thành niên để nâng cao trình độ trí tuệ cho người lao động đang làm
việc.
Chi phí đầu tư trong giáo dục:
+ Các khoản chi phí trực tiếp: Ví dụ như chi phí cho xây dựng trường học, đầu tư
trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo,...
+ Chi phí cơ hội: Nguồn vốn dùng để đầu tư cho giáo dục có thể được sử dụng
vào hoạt động đầu tư khác.
Đặc điểm:
+ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người
+ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển

+ Giáo dục đòi hỏi phải có các loại nguồn vốn đầu tư thích ứng

6


1.2 Phân loại nguồn vốn đầu tư trong giáo dục
1.2.1 Nguồn vốn đầu tư trong nước
Đầu tư công: Là khoản chi phí nhà nước đầu tư vào giáo dục, thường diễn ra
trong một khoảng thời gian dài và liên tục
Đầu tư tư nhân: Là chi phí xảy ra trong một giai đoạn tương đối ngắn, do cá nhân
chi trả bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí hao tổn sức khỏe, tinh thần.

1.2.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
1.2.2.1 ODA
Khái niệm: là nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài, gọi là vốn “Hỗ trợ phát
triển chính thức” (ODA là viết tắt của cụm từ Official Development Assistance)
Phân loại:
+ Viện trợ không hoàn lại

+ Viện trợ có hoàn lại
+ Vốn ODA hỗn hợp
Nguồn vốn ODA có vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư vào giáo dục song
song với ngân sách nhà nước.
1.2.2.2 FDI
Khái niệm: FDI (viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment) là hình thức
đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ
sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ
sở sản xuất kinh doanh này.
Việc tiếp nhận FDI không ảnh hưởng đến nợ Chính phủ nên các Chính phủ có
xu hướng điều chỉnh luật pháp, tạo điều kiện và môi trường cho nguồn đầu tư này để
phát triển nguồn lực trong nước.

7


1.3 Lợi ích của đầu tư trong giáo dục
Lợi ích của đầu tư giáo dục hay còn gọi là lợi ích giáo dục hoặc hiệu quả giáo
dục là chỉ việc thông qua giáo dục để nâng cao năng lực và tố chất của người lao động,
làm cho số lượng hàng hóa và dịch vụ của quốc gia hoặc khu vực ngày càng tăng lên.
Nhìn chung, lợi ích của đầu tư giáo dục được chia thành lợi ích cá nhân và lợi ích xã
hội.
1.3.1 Lợi ích cho cá nhân
Lợi ích cá nhân của sự đầu tư giáo dục là chỉ cá nhân thông qua việc tiếp nhận
giáo dục để thu được những lợi ích về vật chất và tinh thần cho bản thân trong hiện tại
và tương lai. Nguyên nhân là giáo dục làm giàu thêm vốn con người. Ở đây, vốn con
người được hiểu là tổng thể các tài nguyên bao gồm kiến thức, tài năng, kỹ năng, năng
lực, kinh nghiệm, trí thông minh, động lực, trí tuệ sở hữu riêng và chung của các cá
nhân được hình thành và tích lũy lại từ những kết quả đầu tư hợp lý có mục đích trong
quá trình tái sản xuất xã hội, có vai trò thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả

sản xuất, qua đó làm tăng thu nhập của người lao động. Khi mà thu nhập tăng cao thì
đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi cá nhân cũng được nâng cao thêm.
1.3.2 Lợi ích cho nền kinh tế
Còn lợi ích xã hội của đầu tư giáo dục đó chính là sự nâng cao năng suất lao động
của toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất xã hội, điều đó sẽ làm gia tăng tốc độ tăng
trưởng kinh tế của xã hội, đồng thời làm cho đời sống văn hóa tinh thần, chính trị…của xã
hội không ngừng được nâng cao. Trên thực tế nghiên cứu của nhà kinh tế học người Mỹ
Thodere W. Schultz đã chỉ ra rằng: tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp Mỹ sau chiến
tranh thì 20% là do đóng góp của yếu tố đầu tư tư bản, còn 80% chủ yếu là do giáo dục và
các yếu tố liên quan trực tiếp đến giáo dục tạo ra. Và từ những năm 1920 đến 1980, giáo
dục ở Mỹ luôn là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong
lí luận mô hình tăng trưởng kinh tế Romer cũng đã phân tích rõ: đầu tư vào tri thức sẽ tạo
ra sự biến đổi về khoa học kỹ thuật, và đó chính là kết quả của quá trình tích lũy tri thức.
Chính vì vậy, giáo dục và sự tích lũy kiến thức từ quá trình giáo

8


dục là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ từ nay về sau
trong mỗi quốc gia.
1.4 Một số nghiên cứu thực nghiệm về đầu tư cho giáo dục
1.4.1 Nghiên cứu thực nghiệm trong nước về đầu tư cho giáo dục
Trong “Phát triển giáo dục và đào tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri
thức ở nước ta hiện nay” (Vũ Văn Hòa , 2009), tác giả đã chỉ rõ được mức độ quan
trọng của phát triển tri thức đến nền kinh tế Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh nền kinh tế
hiện đại là kinh tế tri thức, nơi mà nguồn lực con người được đặt lên hàng đầu. Tác giả
chỉ ra trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa tại Việt Nam hiện nay thì đầu tư
vào phát triển con người là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việt Nam là một nước có nguồn
nhân lực dồi dào, nhưng lao động chưa có kỹ năng cao, để bắt kịp và hội nhập với các
nước đang phát triển, Việt Nam đòi hỏi nguồn lao động có chuyên môn cao hơn, cơ sở

để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, năng suất lao động. Vậy nên giáo dục và
đào tạo là vấn đề thiết yếu, cần được quan tâm và đẩy mạnh đầu tư, phát triển.
“Kinh tế tri thức và phát triển giáo dục đại học trong xã hội hiện đại” (PGS.TS,
Trần Khánh Đức) nội dung chính của nghiên cứu là về nền kinh tế tri thức và tầm quan
trọng của đội ngũ giảng viên trong công cuộc đào tạo và phát triển nguồn lực lao động.
Tác giả chỉ ra rằng hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang ngày một tăng nhanh, giáo dục
cũng trở thành một lĩnh vực hợp tác trong quá trình toàn cầu hóa; tỷ trọng chuyển dần
từ sản xuất vật chất sang dịch vụ và xử lý thông tin; công nghệ ngày càng chiếm phần
quan trọng trong sản xuất. Tất cả các yếu tố trên đòi hỏi sự phát triển của giáo dục. Bài
viết đề cập đến mô hình người giảng viên trong giáo dục đại học hiện nay rằng bản
thân người giảng viên đã cần phải nắm chắc kiến thức, biết liên hệ , vận dụng vào thực
tiễn, bám sát vào tình hình xã hội, có phương pháp giảng dạy hợp lý,... Do đòi hỏi yêu
cầu cao về chất lượng giảng viên nên cần phải đầu tư vào đào tạo đội ngũ giảng viên
trẻ và nâng cao chất lượng giảng viên hiện tại. Tác giả đã thành công chỉ ra được tầm
quan trọng của giáo dục đại học trong nền kinh tế tri thức nhưng bài viết vẫn còn hạn
chế do chưa đề cập được đến các điều kiện khác ảnh hưởng đến con người và sự phát
triển của giáo dục.

9


“Sự phát triển của kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo”,
(PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn 2011) qua bài báo cáo của mình trong hội thảo quốc tế đã
khái quát tình hình kinh tế Việt Nam từ đó chỉ ra nhiệm vụ của giáo dục để duy trì tăng
trưởng. Dựa vào việc nghiên cứu mô hình phát triển, tác giả cho rằng Việt Nam muốn
duy trì tăng trưởng, thì trước hết cần phát triển và tăng cường các thể chế tạo thuận lợi
để duy trì động lực sản xuất (lợi thế cạnh tranh do nguồn nhân lực rẻ) cũng như khả
năng tự điều chỉnh trước những cú sốc từ bên ngoài (thường dễ gây tổn thương), mặt
khác, cũng phải chú trọng bồi bổ chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tri thức và kỹ
năng làm việc có hiệu quả cho người lao động. Vì có giới hạn nên trong bài báo cáo

của mình, tác giả chỉ đề cập đến giáo dục hướng nghiệp ở bậc học phổ thông và thông
qua kết quả khảo sát, tác giả xác định đây là bước đi phù hợp nhất đối với nguồn nhân
lực tại thời điểm này.
Dương Thị Hương (2019) trong luận án tiến sĩ “Tư tưởng Alvin Toffler về vai
trò tri thức và ý nghĩa của nó đối với phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam hiện nay” của
mình đã nghiên cứu tư tưởng Alvin Toffler về vai trò của tri thức. Đây là tư tưởng có
những giá trị tích cực, khẳng định vai trò quan trọng của tri thức trong sự phát triển
của lực lượng sản xuất, là minh chứng khẳng định khoa học – kỹ thuật đã và đang trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khẳng định động lực phát triển của các quốc gia
trên thế giới là xây dựng nền kinh tế tri thức. Từ đó, tác giả đưa ra các ý nghĩa của tư
tưởng này về vai trò của tri thức đối với sự phát triển nguồn trí lực ở Việt Nam trên
nhiều lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh đầu tư liên quan đến giáo dục là không thể thiếu
để người lao động trở nên có năng lực hơn, thích nghi đáp ứng được yêu cầu của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Trong “Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở
Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010”, tác giả đã chỉ ra rằng có hai nguồn vốn nước
người đầu tư cho phát triển giáo dục của Việt Nam là vốn ODA và FDI. Từ năm 1993 đến
nay, lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nước ta đang dần tăng lên tuy vẫn còn
khiêm tốn, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này đã có những thành quả đáng ghi nhận,
đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu đã hệ thống hóa hệ thống giáo
dục, đặc điểm đầu tư vào giáo dục và các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục Việt
10


Nam, khẳng định vai trò của giáo dục. Đặc biệt, tác giả cũng tập trung vào nghiên cứu
hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam trong giai đoạn 1993- 2009, từ đó
phân tích, đánh giá hoạt động FDI vào lĩnh vực giáo dục Việt Nam và đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường thu hút cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI.
Trong bài viết “Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam” tác giả Lương Thị Quế Anh đã chỉ ra
rằng từ năm 2008 nhà nước Việt Nam đã chú trọng đến việc đầu tư vào giáo dục, tuy vậy,
nguồn lực của nhà nước còn chưa đủ nên cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là vốn
ODA. Nhìn chung, tình hình thu hút ODA tại Việt Nam có nhiều khả quan, điển hình là sự
thành công của đề án ODA 2011-2015, là sự tiếp nối sau thành công của đề án ODA 20062010 đã làm đổi mới toàn diện nền giáo dục của nước ta. Tác giả cũng tập trung phân tích
tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam từ 2008-2013, từ đó rút ra
một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trong “Hai kinh nghiệm thu hút và đầu tư vốn FDI vào lĩnh vực của Trung
Quốc và Singapore”, một số bài học kinh nghiệm cho giáo dục Việt Nam được rút ra.
Bên cạnh đó, có 5 giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu
quả vốn FDI vào lĩnh vực giáo dục Việt Nam,: cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh
công tác xúc tiến đầu tư, có biện pháp che chắn và tăng tính cạnh tranh của giaos dục
nước nhà, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo
dục, và thúc đẩy phát triển xã hội hóa giáo dục.
GS Nguyễn Văn Đạo với “Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát
triển” (2012) có đưa ra quan điểm về đầu tư cho giáo dục. Nhiều nước, trong đó có cả
những nước đang phát triển, đã quan tâm đặc biệt đến đầu tư cho giáo dục. Trong nhiều
thập kỷ liền, họ đã đầu tư khoảng trên dưới 20% ngân sách hàng năm cho phát triển giáo
dục. Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã chú trọng tăng tỷ lệ đầu tư cho
giáo dục nhưng vẫn chưa đủ đảm bảo cho nền giáo dục cất cánh. Ngân sách nhà nước thì
có hạn, mà những vấn đề bức xúc giải quyết ngay thì lại nhiều, cho nên dù muốn hay
không, nhà nước cũng không thể dồn nhiều kinh phí ngay cho giáo dục. Vì vậy một mặt
11


cần thiết phải huy động sự đóng góp của người học của toàn xã hội để phát triển giáo dục.
Lao động sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, xúc tiến các dịch vụ cũng là một
khả năng to lớn của nhà trường để tăng thêm nguồn thu. Mặt khác, chúng ta cũng cần biết
quản lý và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn để phát triển giáo dục.


“Đầu tư của nhà nước cho giáo dục, đào tạo: Thực trạng và một số đề xuất” (TS.
Đinh Thị Nga, 2017) có đưa ra quan điểm rằng chính sách giáo dục, đào tạo cùng với
chính sách khoa học, công nghệ là hai chính sách quốc gia cần được ưu tiên cao nhất
để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Trong những năm qua chính
sách giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước. Tỷ lệ
chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương
5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình
độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra một
số hạn chế như: cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa hợp lí, cơ cấu chi tiêu cho
giáo dục không tương xứng trong đầu tư các cấp học, định mức phân bổ ngân sách cho
dạy nghề thấp, đào tạo chưa thật gắn với mục tiêu.
1.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài về đầu tư cho giáo dục
Bài nghiên cứu “Investments in education: What are the productivity gains?”,
NabilAnnabi (2017) - về việc đầu tư giáo dục đã đánh giá đầu tư của chính phủ vào
giáo dục đại học có thúc đẩy tăng trưởng hay không, đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng bằng cách sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh thế hệ chồng chéo áp
dụng với nền kinh tế của Canada. Kết quả cho thấy sự tăng lên hỗ trợ thuế chi tiêu
giáo dục dẫn đến sự tăng trưởng bền vững khi ngoại ứng của vốn nhân lực được xem
xét. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tăng khi tăng dần các khoản đầu tư vào giáo dục cho
thấy sự tồn tại của chính sách công đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, phần tăng
thêm của phúc lợi xã hội có thể không được phân bổ đều qua các thế hệ. Lực lượng lao
động ngay sau những cú sốc về chính sách sẽ chịu nhiều chi phí hơn, trong khi các thế
hệ sau được hưởng thu nhập và phúc lợi cao hơn. Kết quả cho thấy rằng đặc điểm kỹ
thuật của các hộ gia đình cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá
chính sách giáo dục.
12


Bài nghiên cứu “The impacts of education investment on skilled–unskilled wage

inequality and economic development in developing countries”, Lijun Pan (2014) đã mở
rộng việc nghiên cứu tác động của đầu tư của giáo dục, không chỉ đánh giá liệu có tạo ra
tăng trưởng hay không mà còn xem xét đầu tư vào giáo dục ảnh hưởng như thế nào đến
bất bình đẳng tiền lương giữa nhóm lao động phổ thông và lao động lành nghề. Bài nghiên
cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng mô hình cân bằng
tổng thể bốn khu vực. Với giả định cạnh tranh hoàn hảo ở khu vực cung ứng dịch vụ sản
xuất, mô hình chỉ ra rằng sự tăng đầu tư vào giáo dục từ chính phủ sẽ làm giảm đi bất bình
đẳng tiền lương một cách rõ ràng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách có điều kiện.
Do đó, tác giả tiến hành mở rộng mô hình bằng giả định rằng lúc này khu vực cung ứng
dịch vụ sản xuất là cạnh tranh độc quyền và thu được kết quả là đầu tư vào giáo dục từ
chính phủ sẽ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

“The impact of education investment on Sri Lankan economic growth”, K.
Renuka Ganegodage, Alicia N.Rambaldi (2011) đã nghiên cứu và đưa ra đánh giá sự
đóng góp của đầu tư vào giáo dục cho tăng trưởng kinh tế Sri Lanka trong giai đoạn
1959- 2008. Vốn vật chất, thay đổi chính sách kinh tế và chiến tranh dân tộc là những
yếu tố quan trọng được đánh giá. Nghiên cứu này sử dụng một khuôn khổ bao gồm cả
mô hình tăng trưởng tân cổ điển và nội sinh. Tác động của giáo dục được đánh giá
thông qua một biện pháp chứng khoán vốn nhân lực được điều chỉnh. Lợi nhuận đầu
tư vào giáo dục là tích cực nhưng thấp hơn đáng kể so với đầu tư cho người khác các
nền kinh tế phát triển. Không giống như trường hợp của hầu hết các nền kinh tế phát
triển, lợi nhuận cao hơn từ đầu tư vào vốn vật chất không thể tạo ra bất kỳ ngoại ứng
tích cực nào. Chiến tranh đã có tác động tiêu cực dự kiến đến sản lượng và kết quả
thay đổi chính sách kinh tế là không thuyết phục. Kết quả cho thấy cần có một chiến
lược phù hợp để phân bổ nguồn lực về giáo dục để cải thiện lợi nhuận của nó cho nền
kinh tế.
“The Influence of Investment in Education on Inclusive Growth - Empirical
Evidence from Romania vs. EU”, Ioana Manafi, Daniela Elena Marinescu (2013) đã
nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư vào giáo dục đối với tăng trưởng bao trùm - Bằng chứng
thực nghiệm từ Romania so với EU. Nghiên cứu chỉ ra rằng với khoảng 80 triệu người có

kỹ năng thấp hoặc cơ bản, 19 triệu trẻ em có nguy cơ đói nghèo, bỏ học rất cao
13


tỷ lệ, và nhiều công việc đòi hỏi trình độ cao hơn, EU cần tăng trưởng bao trùm. Tăng
trưởng bao trùm có nghĩa là nhiều hơn và tốt hơn việc làm, đầu tư vào kỹ năng và đào
tạo, hiện đại hóa thị trường lao động. Mục đích của bài viết là kiểm tra ảnh hưởng của
đầu tư vào đào tạo các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, như tỷ lệ thất nghiệp, GDP, học tập
suốt đời, mức lương trung bình cho các nước EU. Từ việc so sánh các chỉ số từ năm
2008 với chỉ số từ 2010-2011 để thấy các mục tiêu từ Châu Âu 2020 chiến lược đã bị
ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng, từ đó xác định được quốc gia nào gần nhất để đạt
được các mục tiêu. Sử dụng các chỉ mục này, các quốc gia được nhóm thành các cụm
để thấy sự tương đồng và khác biệt giữa chúng và để xác định chính trị nào sẽ là phù
hợp để áp dụng.
“The role of education of directors in influencing firm R&D investment”, Hsien
- Chang Kuo, Lie - Huey Wang, Li - Jen Yeh (2018) đã điều tra liệu trình độ học vấn của
giám đốc có ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư R&D để từ đó có thể đánh giá được

là có nên đầu tư vào giáo dục hay không bởi vì đầu tư R&D là động lực chính giúp
một công ty phát triển, khi đó dẫn tới kinh tế nước đó cũng tăng trưởng theo. Bài
nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với bộ dữ liệu dài hạn của
437 công ty niêm yết ở Đài Loan trong giai đoạn từ 2006 đến 2012. Kết quả cho thấy
cấp bậc giáo dục của các giám đốc có ảnh hưởng đến đầu tư R&D của doanh nghiệp
và tác động đó là tác động cùng chiều: nghĩa là trình độ học vấn càng cao thì càng dẫn
tới việc công ty của giám đốc đấy sẽ đầu tư càng nhiều vào R&D. Thêm vào đó, quản
trị nội bộ doanh nghiệp làm quan trọng đi tác động của học vấn giám đốc lên vốn
R&D. Cụ thể: Sự quản lý chuyên nghiệp làm tăng ảnh hưởng tích cực của trình độ học
vấn của giám đốc lên vốn R&D, nhưng quyền sở hữu doanh nghiệp không rõ ràng
hoặc thành viên ban quản trị là người nhà của giám đốc thì mối quan hệ giữa giáo dục
của giám đốc đến vốn R&D trở nên tiêu cực bởi vì chúng dễ gây ra các xung đột

không đáng có. Từ những kết quả trên, tóm lại, nên đầu tư cho giáo dục để doanh
nghiệp có thể phát triển nhờ sự tăng lên của vốn R&D.
“Valuing enrolled nurses - A study to better understand the investment education
and training have on the retention of enrolled nurses”, Rebecca J.Leon, Jaimie H.
14


Tredoux, Suzanne M. Foster, (2019) nghiên cứu về việc đã có sự đầu tư vào giáo dục và
đào tạo nhưng làm thế nào để duy trì được lượng người đã đăng ký theo học một khóa học
nào đó. Cụ thể ở đây, nhóm tác giả nghiên cứu về tình trạng thiếu y tá theo học ở Dịch vụ
Y tế của Úc. Nghiên cứu này được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1, khảo sát riêng
biệt cho các y tá và các bên liên quan (các nhà quản lý điều dưỡng và giảng viên); Giai
đoạn 2, các nhóm tập trung cho các y tá và các bên liên quan; Giai đoạn 3, phân tích dữ
liệu tuyển dụng và tình trạng duy trì được người học từ phòng Văn bằng tốt nghiệp Điều
dưỡng. Kết quả thu được như sau: Giai đoạn 1 và 2 cho thấy rằng cơ hội hạn chế để phát
triển nghề nghiệp, sự nhầm lẫn trong phạm vi hành nghề và cảm giác bị đánh giá thấp ảnh
hưởng đến việc giữ chân các y tá đã đăng ký. Giai đoạn 3 chứng minh rằng những thay
đổi được thực hiện trong quy trình tuyển dụng dẫn đến việc duy trì được cải thiện. Do đó,
dù cho đã có sự đầu tư vào giáo dục thì vẫn cần những sự thay đổi chính sách phù hợp để
có thể duy trì được hiệu quả của việc đầu tư này.

“7 key reasons why financial education is your best investment”, Todd
Tresidder, trong bài viết tác giả nêu lên 7 lý do vì sao bạn nên đầu tư vào giáo dục tài
chính từ đó làm nổi bât lên lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục tài chính. “You must
learn how to invest your money because no one will ever care about it as much as you
do”, đây là một sự thật rằng không ai có thể quan tâm tới việc đầu tư của bạn bằng
chính bạn, khi bạn đưa ra một quyết định đầu tư tài chính thì người trực tiếp đón nhận
kết quả là bạn, do đó bạn cần phải có trách nhiệm đối với tiền của mình, phải tìm hiểu
những kiến thức về giáo dục tài chính để có nền tảng về đầu tư. Điều đó thể hiện sự
quan trọng của giáo dục tài chính nói riêng và giáo dục tài chính nói chung, người có

kiến thức về tài chính sẽ đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, giúp nhà đầu tư gặt
hái được thành công, tạo ra lợi nhuận. Tóm lại, đầu tư cho giáo dục đem lại một giá trị
bền vững, là chìa khóa của sự thành công.

15


CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC VÀ TÁC ĐỘNG TỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - MÔ HÌNH CỦA NHẬT BẢN

2.1 Giới thiệu hệ thống giáo dục hiện đại 1868-1912: thời kỳ Minh Trị Duy Tân
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội
Năm 1868, một cuộc chính trị đã diễn ra tại Nhật Bản, được đánh dấu bằng sự
sụp đổ chính quyền Mạc phủ Tokugawa và sự ra đời của hệ thống chính quyền mới với
Hoàng đế đứng đầu, Minh Trị. Trong thời kỳ Edo, chính phủ Mạc phủ đã thi hành
chính sách đóng cửa quốc gia, mọi hoạt động thương mại và liên hệ với nước ngoài
đều bị cấm triệt để. Đầu thế kỷ XIX, Nhật Bản đứng trước mối đe dọa quân sự lớn từ
các nước phương Tây yêu cầu mở cửa quốc gia. Những năm cuối thời Edo, Nhật Bản
rơi vào tình trạng nội chiến. Chính phủ mới đã quyết tâm thiết lập lại mối quan hệ với
các quốc gia phương Tây đã xâm nhập vào Nhật Bản. Một phái đoàn Nhật Bản được
cử sang phương Tây nhằm viết lại các hiệp ước bất bình đẳng mà các nước đã áp đặt
với quốc gia của họ.
Những năm đầu 1886, Nhật Bản là một quốc gia yếu về quân sự, hoạt động
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, ít có các hoạt động công nghiệp. Vì vậy, vị thế Nhật
Bản trong mắt các nước phương Tây và Mỹ bấy giờ không được đánh giá cao. Chính
phủ Minh Trị đã có một quyết tâm rõ ràng rằng: Tây phương hóa nhanh chóng và hiện
đại hóa Nhật Bản với khẩu hiệu chính là “Văn minh và khai sáng, làm giàu quốc gia,
củng cố sức mạnh quân sự”. Trong thời kỳ đầu của thời kỳ Minh Trị, Nhật Bản đã bắt
đầu tích cực tiếp thu và áp dụng những công nghệ phương Tây, trong khi vẫn giữ được
phong tục và bản sắc dân tộc. Tiếp theo, là những ưu tiên hàng đầu của quốc gia: bắt

kịp phương Tây ở mọi mặt, trở thành một quốc gia đứng đầu nhanh nhất có thể.
Để chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp phát triển, Nhật
Bản đầu tư mạnh vào các công trình công cộng như mạng lưới giao thông, đường sắt,
hỗ trợ các doanh nghiệp gia đình hùng mạnh (zaibatsu). Những khoản chi khổng lồ đã
khiến cho quốc gia rơi vào trạng thái khủng hoảng vào 1880, dẫn đến cải cách hệ
thống tiền tệ và ngân hàng.
16


2.1.2 Chính sách giáo dục nói chung và đầu tư giáo dục nói
riêng Khái niệm về Pháp lệnh hệ thống giáo dục
Năm 1871, Bộ Giáo Dục được thành lập. Năm 1872, những quy định đầu tiên
cho hệ thống giáo dục được ban hành, được hiểu là Pháp lệnh hệ thống giáo dục. Hệ
thống trường học được xây dựng dựa trên sự tham khảo từ Mỹ và phương Tây. Về
nguyên tắc, tất cả trẻ em được yêu cầu đi học tiểu học, bất kể giới tính hay địa vị xã
hội. Các cơ sở giáo dục Nho giáo thời Mạc phủ bị bãi bỏ.
Mối quan tâm đầu tiên của chính phủ thời bấy giờ là giáo dục đại học hơn là
giáo dục tiểu học hoặc trung học. Một trong những đặc điểm của các chính sách giáo
dục của Chính phủ là việc sản xuất nhân lực cho công nghiệp hóa, họ bắt đầu với các
kỹ sư cấp cao nhất và sau đó tập trung vào các kỹ sư cấp trung và cấp thấp. Điều này
chủ yếu là vì chính phủ đã cố gắng nhanh chóng thúc đẩy những nhân tài sau này trở
thành người lãnh đạo hiện đại hóa của Nhật Bản. Năm 1872, chính phủ đã mời chuyên
gia về giáo dục từ Hoa Kỳ và Trường Sư phạm Tokyo được thành lập nhằm hiện đại
hóa phương pháp và nội dung trong chương trình giảng dạy tiểu học.
Chính phủ Minh Trị tập trung đầu tiên vào việc phát triển giáo dục đại học để
cung cấp cho các nhà lãnh đạo cần thiết cho quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản.
Người nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tiểu ngành giáo
dục đại học. Chính phủ cũng nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp giáo dục tiểu học
phổ cập và có thể đạt được điều này vào cuối thời Minh Trị. Phần lớn gánh nặng tài
chính của giáo dục tiểu học đã được chuyển từ chính quyền trung ương sang chính

quyền địa phương, nơi cũng được trao quyền tự chủ cao. Sự nhấn mạnh vào giáo dục
đại học và tiểu học dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực trung cấp lành nghề cần thiết
cho công nghiệp hóa. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ đã ban hành Pháp lệnh về
các trường công nghiệp vào năm 1899, trong đó tìm cách phát triển giáo dục và đào
tạo công nghiệp ở cấp trung học.
Thuê các cố vấn nước ngoài và gửi sinh viên ra nước ngoài học
Thời kỳ đầu Minh Trị, chính phủ mời các cố vấn giáo dục ở nước ngoài về giảng
dạy ở các trường đại học với mức lương đặc biệt ưu đãi. Tuy nhiên, chi phí thuê những
17


giáo viên này là rất cao. Chính phủ đã dành 4% tổng ngân sách cho các khoản thanh
toán tiền lương cho họ trong giai đoạn từ 1868 đến 1872, 2% từ 1873 đến 1877 và 1%
từ 1878 đến 1882. Với trường hợp Bộ Kỹ thuật (Ministry of Engineering), khoản thanh
toán này còn đạt 58 % tổng ngân sách. Điều này là do, trong thời kỳ đầu Minh Trị, mỗi
Bộ đều có một trường riêng hoặc viện đào tạo riêng để đào tạo ra nguồn nhân lực cần
thiết phục vụ cho lĩnh vực của mình. Trường Đại học Tokyo thời kỳ đó trực thuộc của
Bộ Kỹ Thuật, đóng vai trò quan trọng trong đào tạo ra những cử nhân có chuyên
ngành, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa và công nghiệp phát triển ở Nhật Bản. Bộ
Kỹ thuật đã tuyển dụng 588 chuyên gia nước ngoài cho đến khi bị bãi bỏ vào năm
1885 và tất cả giáo viên của Khoa Kỹ thuật Trường Đại học Tokyo đều là những nhà
giáo dục người Anh.
Bên cạnh đó, những sinh viên có tiềm năng được gửi ra nước ngoài học tập. Sau
khi kết thúc học tập, họ trở về nước và trở thành giảng viên đại học thay thế cho những
chuyên gia nước ngoài. Khoản đầu tư này chủ yếu đến từ thuế, quỹ địa phương và học
phí ở các trường tiểu học. Mục đích của chính sách này nhằm nâng cao trình độ của
người Nhật, tạo ra một hệ thống giáo dục đại học tiếp thu những kiến thức học thuật
tiên tiến của phương Tây.
Năm 1879, chính phủ đã bãi bỏ Pháp lệnh Giáo dục do làn sóng phản đối từ phụ
huynh trước đó và ban hành Sắc lệnh Giáo dục với mục tiêu giới thiệu nền giáo dục dân

chủ từ Hoa Kỳ và đáp ứng nhu cầu giáo dục của người dân. Thời gian đi học được rút
ngắn từ 8 năm xuống còn 16 tháng, các quy tắc bắt buộc được nới lỏng, cưỡng chế người
dân đưa con đến trường bằng sắc lệnh và hỗ trợ tài chính cho người dân.
Chính phủ Minh Trị bắt đầu thiết lập một hệ thống giáo dục và đào tạo trước tiên
ở cấp độ chuyên môn cao hơn và sau đó ở cấp tiểu học. Mặc dù hệ thống trường trung học
cũng đã được cung cấp, nhưng nó chỉ dành cho một giới thượng lưu hạn chế, những người
sẽ học lên cao hơn, và chương trình giảng dạy trong trường chủ yếu dành cho giáo dục
phổ thông chứ không phải giáo dục nghề nghiệp. Do đó, khi nền kinh tế Nhật Bản phát
triển, giáo dục và đào tạo công nghiệp để sản xuất nhân lực có trình độ trung cấp được
công nhận là quan trọng đối với công nghiệp hóa Nhật Bản. Đầu những năm 1890, ngay
trước cuộc cách mạng công nghiệp Nhật Bản, Chính phủ Minh Trị đã và ban hành
18


Luật Kho bạc quốc gia cho các chi phí giáo dục nghề nghiệp để cung cấp hỗ trợ tài
chính cho trường bổ túc công nghiệp Jitsugyo Hosuy Gakko và Totel Gakko. Các
trường bổ túc công nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra một lượng lớn nguồn nhân lực để
phục vụ những ngành công nghiệp khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động có
trình độ trung cấp do người Nhật làm. cuộc cách mạng công nghiệp sau chiến tranh
Trung - Nhật (1894-1895).
2.1.3 Thành tựu và hạn chế
Thành tựu

Năm

Tổng (%)

Nam (%)

Nữ (%)


1873

28,1

39,9

15,1

1880

41,1

58,7

21,9

1890

48,9

65,1

31,1

1900

81,5

90,6


71,7

1910

98,1

98,8

97,4

Bảng 1: Tỷ lệ đi học tại Nhật Bản
Những số liệu trong bảng 1 cho thấy, theo thời gian, vào những năm cuối thời
kỳ Minh Trị, mục tiêu về giáo dục đề ra đã hoàn thành. Cụ thể, tỷ lệ người dân đi học
tăng dần qua các năm, trong đó ấn tượng là năm 1910 với tỷ lệ 98,1. Tỷ lệ nữ giới
cũng tăng nhanh. Nếu như trong năm 1973, tỷ lệ nam nữ đi học khá thấp, chủ yếu là
giới có quyền, thì đến năm 1910 đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho cả mọi người
dân, không phân biệt giới tính hay giai cấp.
Thành công của chiến lược giáo dục được khẳng định bởi việc tạo ra một khối
lượng lớn binh lính và công nhân có kỹ năng kỹ thuật trung cấp dồi dào và những thanh
19


niên trẻ tài năng từ các trường đại học lãnh đạo trong những vị trí quan trọng trong bộ
máy chính phủ và xã hội.
Thành công của Nhật Bản bắt nguồn từ sự tích lũy và hình thành thành công
vốn nhân lực của mình bằng phương pháp giáo dục quần chúng. Một lãnh đạo có trình
độ cao với một người Nhật Bản có kỷ luật và có học thức là công thức lý tưởng để tạo
ra quốc gia hiện đại mới của họ. Những chính sách giáo dục thời Minh Trị cũng là gốc
rễ của hệ thống giáo dục bắt buộc hiện nay ở Nhật Bản. Trình độ học vấn cao là kết

quả của hệ thống giáo dục này ở Nhật Bản hiện đại. Nhờ cải cách giáo dục nói riêng và
thành công từ cải cách Minh Trị nói chung đã tạo nên bước ngoặt thần kỳ của Nhật
Bản thời Cận đại: không bị xâm lược và phát triển đất nước theo con đường hiện đại
hoá sớm và thành công nhất ở khu vực Châu Á. Cho đến nay, Nhật Bản vẫn là một tấm
gương sáng chứa đựng nhiều bí quyết về cái gọi là “truyền thống - hiện đại”, sự hun
đúc, tôi luyện của cả một dân tộc, một quốc gia vốn được xem là đặc biệt trên thế giới!
Những hạn chế:
Trở ngại lớn nhất đối với việc thực thi chính sách này là tài chính. Một phần lớn
ngân sách quốc gia cho giáo dục phải được dành cho Đại học Tokyo và gửi sinh viên ra
nước ngoài. Trong ngân sách đầu tiên năm 1873, chẳng hạn, 100.000 trong số 800.000
Yên được dành cho nghiên cứu ở nước ngoài. 300.000 Yên đã được chi vào năm 1873 cho
1.260.0009 học sinh ở 14.000 trường tiểu học, nhưng khoản trợ cấp này đã bị bãi bỏ vào
năm 1881. Hơn nữa, sự chi tiêu công dành cho giáo dục cũng có nhiều bất cập.

20


Biểu đồ 1 : Tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục giai đoạn 1881 – 1910
( Đơn vị: %)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của Bộ Giáo Dục Nhật Bản)
Bảng 2 cho thấy tỷ lệ chi tiêu giáo dục quốc gia và địa phương có sự chênh lệch
lớn. Như thể hiện trong bảng, gần 90% chi tiêu công cho giáo dục được cung cấp bởi
chính quyền địa phương trong thời kỳ Minh Trị trong nhiều năm. Điều này được lý giải
bởi ngân sách quốc gia không đủ khả năng chi tiêu cần thiết cho giáo dục tiểu học trên
toàn quốc, chính quyền địa phương và người dân phải cung cấp phần lớn trong số đó.

Việc mở rộng tỷ lệ nhập học tại các trường và kéo dài thời gian giáo dục bắt
buộc càng tạo ra gánh nặng tài chính cho chính quyền địa phương. Thu nhập và điều
kiện làm việc của giáo viên ngày một xấu đi. Một kiến nghị lên chính phủ về khoản trợ

cấp và đảm bảo điều kiện làm việc của giáo viên nhưng không được thực hiện triệt để.
Trong suốt thời kỳ Minh Trị, chi tiêu chính phủ cho giáo dục còn khá tiết kiệm so với
chi tiêu quá mức cho quân đội.
Kế hoạch giáo dục của chính phủ đầy tham vọng nhưng lại quá cứng nhắc và
không thực tế. Trong số tám trường đại học dự định được thành lập, tính đến 1877 mới chỉ
có duy nhất trường đại học Tokyo được mở. Nếu như với chương trình cũ, trẻ em chỉ cần
học 2 năm với bậc tiểu học thì chương trình mới phải học trong 8 năm, từ đó gây ra một
làn sóng phản đối dựa trên sự bất bình về kinh tế. Ở khu vực nông thôn, nông dân phản
đối rằng họ có nhiều ưu tiên trước mắt, như có đủ ăn, hơn là nhận được một
21


nền giáo dục. Cùng với thuế đất, nông dân nhận thấy giáo dục chỉ là một gánh nặng tài
chính mà họ buộc phải chịu.
2.2 Thời kỳ hồi phục (1945-1950)
2.2.1 Tình hình kinh tế-xã hội-giáo dục
Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh viết tắt là SCAP đã thực hiện ba cuộc cải
cách lớn: một là, thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các “Daibátxư”
(tức là các tập đoàn, công ti tư bản lũng đoạn còn mang tính chất dòng tộc); hai là, cải
cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hécta ruộng, số còn lại
Chính phủ đem bán cho nông dân; ba là, dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực
hiện các đạo luật về lao động). Dựa vào sự nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến
khoảng năm 1950-1951, Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
Hệ thống giáo dục của đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn; tính đến 18.000.000
sinh viên không có việc làm, 4.000 trường bị phá hủy, và chỉ 20 phần trăm trong số các
sách giáo khoa cần thiết có sẵn. Ngoài ra, phần lớn của nhiều trong những cuốn sách
giáo khoa có chứa nội dung tuyên truyền phi dân tộc,phải được loại bỏ trước khi chúng
phù hợp cho mục đích sư phạm. Cuối cùng, hơn một trong ba tổ chức giáo dục đại học
nằm trong đống đổ nát, hàng ngàn giáo viên bị vô gia cư, đói khát và tan rã, và nhiều
học sinh đã được chuyển đến những khu vực an toàn hơn. Tóm lại, một chức năng hệ

thống hầu như không có.
2.2.2 Chính sách giáo dục hướng nghiệp
Khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vào tháng 8 năm 1945, Mỹ đã buộc
lên kế hoạch chiếm đóng cuối cùng Nhật Bản, đồng thời chia sẻ một quan điểm cơ bản
chung về giáo dục Nhật Bản trước- trong thời chiến,vai trò của giáo dục trong việc mở
rộng quân sự của Nhật Bản sang phần lớn châu Á,Châu Đại Dương.
Các mục tiêu chính của Nghề nghiệp Nhật Bản có thể được nói một cách đơn giản
là dân chủ hóa, phi quân sự hóa và phân cấp xã hội Nhật Bản. Người Mỹ nhận ra rằng một
định hướng mới của hệ thống giáo dục là một yếu tố không thể thiếu trong việc đạt được
những điều này, đặc biệt là việc tái lập Nhật Bản thành một nền dân chủ. Tình hình mới
này, được củng cố bởi tàn dư còn sót lại của thời tiền chiến, Nhật Bản sẵn sàng
22


chấp nhận và tuân theo các hướng dẫn từ trên, cho phép chính quyền Mỹ sử dụng các
công cụ hiện có của chính phủ để thực hiện cải cách giáo dục. Tiến hành kiểm duyệt
sách giáo khoa, tạp chí và phim ảnh cũng như thanh trừng các giáo viên có trước Các
hoạt động nghề nghiệp được coi là phi dân chủ ". Một trong những điều trớ trêu lớn về
điều này thời kỳ đó là để khuyến khích dân chủ hóa giáo dục Nhật Bản nhưng hành
động của các lực lượng chiếm đóng toàn năng thường không dân chủ.
Cải cách giáo dục do người Mỹ khởi xướng đã được thiết kế để cải cách giáo dục
Nhật Bản theo các mô hình của Mỹ, sẽ phải chuyển đổi định hướng trước chiến tranh
của người dân Nhật Bản (đặc trưng bởi sự nhấn mạnh về lòng hiếu thảo, sự hoàn thiện
của các quyền lực đạo đức, sự gắn kết nhóm , và trung thành với hoàng đế và quốc gia)
phù hợp với các mục tiêu của Hoa Kỳ, áp dụng cho Nhật Bản. Để hỗ trợ thực hiện việc
chuyển đổi này, Bộ Giáo dục Mỹ đầu tiên, bao gồm hai mươi bảy nhà giáo dục của Mỹ
, đã được cử một tháng ở Nhật Bản để kiểm tra giáo dục hệ thống cho mục đích đưa ra
khuyến nghị cải cách hệ thống đó. Đúng như kiểu Mỹ của họ, họ đã từ chối hầu hết các
yếu tố của giáo dục Nhật Bản thời tiền chiến và nhấn mạnh vào chế độ dân chủ- phân


vùng của doanh nghiệp tập trung cao độ của Nhật Bản vào một hệ thống trong đó
quyền lực tập trung của Bộ Giáo dục sẽ bị phá vỡ và cộng đồng địa phương sẽ kiểm
soát số phận giáo dục của chính họ. Các nhà cải cách Mỹ cũng đề nghị dỡ bỏ hệ thống
khác biệt của những ngày trước chiến tranh- ủng hộ chín năm sang trường học 6-3-3-4
kiểu Mỹ, cùng với các bước được thiết kế để thúc đẩy tính cá nhân lớn hơn, phát triển
toàn bộ, sự hợp tác lớn hơn khả năng giảng dạy trong chương trình giảng dạy và cải
cách triệt để ngôn ngữ viết của Nhật Bản.
Về việc đầu tư cho giáo dục trong thời điểm này, có thể dễ dàng thấy rằng ngân
sách chính phủ trong những năm 1945 ít hơn năm 1925 do hậu quả nặng nề của chiến
tranh thế giới thứ II. Năm năm 1925 với ngân sách 6000 tỷ yên, và phần chi tiêu giáo
dục là 100 tỷ, trong khi đó năm 1945, ngân sách giảm vào khoảng 5000 tỷ yên, chi tiêu
cho giáo dục khoảng 80 tỷ giảm đi nhiều so với nhưng cũng đã tăng mạnh sau đó cho
đến năm 1950 các khoản này lần lượt là 80000 yên, 140 yên. Phần tăng lên của chi tiêu
chính phủ cũng đồng nghĩa với việc đầu tư tăng lên cho giáo dục. So với mô hình kiểu
mẫu Mỹ thì vào những năm 1947-1950 Nhật Bản lại có tỷ trọng chi tiêu quốc gia cho

23


giáo dục rất cao cho thấy sự cố gắng nỗ lực của Nhật Bản trong việc chi tiêu đầu tư
cho giáo dục.
2.2.3 Thành tựu và hạn chế
Luật Giáo dục cơ bản và Luật Giáo dục học đường được ban hành vào năm 1947.
Bản thảo Hoàng gia năm 1890 đã thay đổi 180 độ, tuyên bố rằng "giáo dục sẽ nhằm mục
đích phát triển toàn diện nhân cách, phấn đấu cho việc nuôi dưỡng tâm hồn và cơ thể, yêu
chuộng sự thật và công lý, lòng tự trọng giá trị cá nhân, tôn trọng lao động và có tinh thần
trách nhiệm sâu sắc, và được thấm nhuần tinh thần độc lập, như những người xây dựng
một nhà nước hòa bình và xã hội. "Nó cũng thiết lập một nguyên tắc quan trọng là tất cả
chính quy định giáo dục sẽ được thực hiện bằng thủ tục nghị viện. Mặt khác, thiết lập một
cấu trúc giáo dục mới, trong đó một bậc thang 6-3-3 đã được tạo ra, tuổi nghỉ học được

nâng lên mười lăm, và hợp tác đã được hợp pháp hóa. Hai phần cơ bản của pháp luật giáo
dục hình thành nền tảng pháp lý của giáo dục Nhật Bản

Đến năm 1949, những thành tựu lớn của Nghề nghiệp đã được hoàn thành.Các
mệnh lệnh chính trị và chiến lược của "Chiến tranh lạnh" mới nổi đã khiến các nhà
hoạch định chính sách của Mỹ đánh giá lại kế hoạch của họ cho tương lai của Nhật
Bản và để liên minh chặt chẽ hơn với lợi ích bảo thủ của Nhật Bản. Sự nhiệt thành cải
cách của người Mỹ đã giảm đi và môi trường ở Nhật Bản đã trải qua một sự thay đổi
quan trọng. Trước khi Mỹ kiểm soát rút quân vào mùa xuân năm 1952, các nhà cải
cách Mỹ đã thành công trong việc dọn sạch các cấu trúc phi dân chủ cũ, thay thế chúng
theo ý thích của họ; họ đã thay thế những cá nhân thù địch với dân chủ với người Nhật
trở nên cam kết với các giá trị dân chủ; cung cấp cho các nhà giáo dục Nhật Bản mới
chương trình giảng dạy, sách giáo khoa và phương pháp luận.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, theo một số học giả Nhật Bản và Mỹ, đã
chỉ ra, rất nhiều trong số những cải cách này, chẳng hạn như giáo dục, trường học toàn
diện, và kiểm soát cục bộ, đã ăn sâu vào mô hình dân chủ Mỹ nhưng bị rối loạn chức
năng khi áp dụng đến bối cảnh Nhật Bản. Tuy nhiên cơ quan giáo dục Nhật Bản,
không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận các khuyến nghị của báo cáo của bộ, và,
thực sự, những khuyến nghị này trở thành cơ sở cho luật giáo dục quan trọng được đưa
ra giữa năm 1947 và 1949.
24


2.3. Thời kỳ tăng trưởng cao (1950s-1970s)
2.3.1. Giai đoạn những năm 1950
2.3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Ngày 28/4/1952, Hiệp ước hòa bình San Francisco chính thức có hiệu lực, đánh
dấu sự kết thúc chiếm đóng của Mỹ lên Nhật Bản, chính quyền hoàn toàn được trả lại
cho người Nhật. Chính phủ Nhật Bản đã ngay lập tức tiến hành hàng loạt các cải cách
trong đó có giáo dục. Năm 1952, chính phủ Nhật Bản đã xóa bỏ một số những chính

sách giáo dục của người Mỹ lên quốc gia này, đồng thời sửa đổi để phù hợp hơn với
mô hính phát triển giáo dục của Nhật Bản. Đồng thời, năm 1952, Nhật Bản bắt đầu ba
thập kỷ lên ngôi về kinh tế được gọi là Phép màu kinh tế Nhật Bản Nhật Bản. Với
năng lực công nghiệp đáng kể mà nó đã xây dựng trong 75 năm trước Thế chiến II,
Nhật Bản đã sẵn sàng để xây dựng lại nền kinh tế.
Từ năm 1950, khi Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu, đến năm 1951, tổng lượng
thương mại thế giới đã tăng 34% và nhiều quốc gia trong đó có Nhật Bản đã trải qua sự
bùng nổ đáng kể của nền kinh tế. Sản xuất của Nhật Bản tăng gần 70%. Trong những năm
1950, nền kinh tế tăng trưởng trung bình 9,3% mỗi năm. Vào giữa những năm 1950, sản
xuất kinh tế đã tăng lên 155 phần trăm mức trước chiến tranh. Thương mại xuất khẩu
nước ngoài chỉ ở mức 50 phần trăm trước chiến tranh trong những năm 1850.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản bắt đầu sau khi gia nhập IMF
và Ngân hàng Thế giới vào năm 1952. Cho vay lãi suất thấp, dài hạn của Ngân hàng
Thế giới đã giúp thúc đẩy phát triển năng lượng, công nghiệp, giao thông và các hệ
thống cơ sở hạ tầng khác. Cho vay của Ngân hàng Thế giới bắt đầu với việc xây dựng
năm 1953 của nhà máy nhiệt điện Tanagawa của Công ty Điện lực Kansai ở tỉnh
Osaka. Các khoản vay tổng cộng 863 triệu đô la, tương đương 310 tỷ yên với mức cố
định 360 yên mỗi đô la. 31 dự án bao gồm việc xây dựng một nhà máy của Toyota
Motor Corp tại trụ sở ngày nay, hệ thống Tokaido Shinkansen giữa Tokyo và Osaka, và
đường cao tốc Tomei giữa Tokyo và Nagoya.
Bên cạnh đó, tỷ lệ cao của cả tiết kiệm cá nhân và đầu tư cơ sở vật chất, một lực
lượng lao động với đạo đức làm việc mạnh mẽ, nguồn cung cấp dồi dào dầu giá rẻ, công
25


×