Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Nghiên cứu xây dựng ứng dụng hỗ trợ khách du lịch tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 63 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Lương Minh Tuấn

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỖ TRỢ
KHÁCH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - NĂM 2020


2

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Lương Minh Tuấn

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỖ TRỢ
KHÁCH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÁY TÍNH

Mã số

: 8.48.01.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH HÓA

HÀ NỘI – NĂM 2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung của luận văn có tham
khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên những tạp chí và các trang web theo
danh mục tài liệu tham khảo. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích
dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời
cam đoan của mình.

Hà nội, ngày tháng năm 2020
Người cam đoan

Lương Minh Tuấn


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, Học viên luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo rất
tận tình của Thầy TS. Nguyễn Đình Hóa, giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin 1 là cán bộ trực

tiếp hướng dẫn khoa học. Thầy đã dành nhiều thời gian trong việc hướng dẫn học viên cách đọc tài
liệu, thu thập và đánh giá thông tin cùng phương pháp nghiên cứu để hoàn thành một luận văn cao
học.
Học viên xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông đã luôn nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các anh, các chị và các bạn học viên lớp Cao học – trong Học viện
đã luôn động viên, giúp đỡ và nhiệt tình chia sẻ với em những kinh nghiệm học tập, công tác trong
suốt khoá học.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn các vị lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp tại cơ quan đã
luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt đẹp khoá học Cao học này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày tháng năm 2020
Người cam đoan

Lương Minh Tuấn


5

MỤC LỤC


6

GIẢI THÍCH ĐỊNH NGHĨA VÀ TỪ VIẾT TẮT
Định nghĩa/ Từ viết tắt

Giải thích


CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ND

Người dùng


7

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Kiến trúc hệ điều hành iOS
Hình 2.2. Tổng quan bài toán “Tìm điểm có khoảng cách ngắn nhất tới người dùng”
Hình 2.3. Sơ đồ kiến trúc tổng thể của toàn hệ thống
Hình 2.4. Sơ đồ Use-Case tổng quan các chức năng của ứng dụng
Hình 2.5. Sơ đồ lớp phân tích chức năng đăng ký
Hình 2.6. Sơ đồ trình tự chức năng đăng ký
Hình 2.7. Sơ đồ lớp phân tích chức năng đăng nhập
Hình 2.8. Sơ đồ trình tự chức năng đăng nhập
Hình 2.9. Sơ đồ lớp phân tích chức năng khám phá các địa danh
Hình 2.10. Sơ đồ trình tự chức năng khám phá các địa danh
Hình 2.11. Sơ đồ lớp phân tích chức năng nghe giới thiệu về địa danh
Hình 2.12. Sơ đồ trình tự chức năng nghe giới thiệu về địa danh
Hình 2.13. Sơ đồ lớp phân tích chức năng xem bản đồ các địa danh
Hình 2.14. Sơ đồ trình tự chức năng xem bản đồ các địa danh

Hình 2.15. Sơ đồ lớp phân tích chức năng xem lịch sử
Hình 2.16. Sơ đồ trình tự chức năng xem lịch sử
Hình 2.17. Sơ đồ lớp phân tích chức năng xem thông báo
Hình 2.18. Sơ đồ trình tự chức năng xem thông báo


8

DANH SÁCH BẢNG


9

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế
đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết
đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích
của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất
lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận
rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành
các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch là một trong những giải pháp đột
phá để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam, từ đó tạo ra nền tảng du lịch thông
minh trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0[4]. Trong những năm gần đây điện thoại di
động thông minh (smartphone) đã được sử dụng phổ biến và trở thành phượng tiện giao tiếp
và giải trí của đông đảo người dùng nhờ giá smartphone ngày càng rẻ, cung cấp nhiều tính
năng phong phú và dễ sử dụng. Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách nước ngoài tại
Việt Nam, tác giả đã đề xuất ra ý tưởng nghiên cứu xây dựng một ứng dụng giúp di động
cho du khách nước ngoài du lịch tại Việt Nam có thể có được trải nghiệm tốt nhất, hiểu
thêm về văn hóa, lịch sử cũng như con người Việt Nam.

Để xây dựng nên ứng dụng có thể hỗ trợ cho người du lịch và đem lại những trải
nghiệm tốt nhất thì tác giả cần thiết kế giao diện cho ứng dụng phù hợp; xây dựng được
lượng dữ liệu bao gồm các địa danh; thiết lập, cài đặt các thuật toán sao cho phù hợp nhất
với bài toán, giúp cho khách du lịch có những trải nghiệm tốt nhất.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các ứng dụng phục vụ cho du lịch.
Các ứng dụng thường thường gặp là:
TripIt là ứng dụng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về nơi bạn sắp đến.
Bên cạnh đó là những thông tin về các chuyến bay, khách sạn… giúp bạn lên kế hoạch tổ
chức và sắp xếp cho chuyến đi của mình một cách tốt nhất.
Trip Advisor cũng sẽ giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện việc đặt phòng, đăng ký các
chuyến bay cũng như đặt chỗ tại nhà hàng, nơi mà bạn sắp đến. Nhưng các nghiên cứu này
thường chỉ cung cấp các nội dung về: Cẩm nang đi du lịch, giới thiệu về các địa điểm du


10

lịch bằng văn bản,…. Không mang đến cho người dùng những trải nghiệm đi du lịch thực
tế.
Với mục đích nâng cao chất lượng trải nghiệm khi đi du lịch tại Việt Nam, góp phần
đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút đông đảo khách
du lịch đến nước ta, tôi đã đề xuất triển khai đề tài “Nghiên cứu xây dựng ứng dụng hỗ
trợ khách du lịch tại Việt Nam” thực hiện trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành
“Khoa học máy tính”.

Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương cùng các phần mở đầu và kết luận.
Chương 1 của luận văn nêu lên tổng quan về du lịch Việt Nam và các hướng phát
triển du lịch hiện nay.
Chương 2 trình bày các nội dung cơ bản về hệ điều hành iOS, giới thiệu về các thư
viện và thuật toán được sử dụng để xây dựng nên sản phẩm của luận văn. Ngoài ra, nội dung
của chương 2 cũng bao gồm phân tích thiết kế ứng dụng hỗ trợ khách du lịch tại Việt Nam.

Chương 3 bao gồm các bước và quá trình cài đặt ứng dụng hỗ trợ khách du lịch tại
Việt Nam cùng các đánh giá tính hiệu quả của hệ thống. Một số kết quả thử nghiệm chính
của sản phẩm đồ án được trình bày tại chương này.
Phần kết luận tóm tắt lại các nội dung đã đạt được của luận văn, và nêu lên một số
gợi ý về hướng phát triển tiếp theo của luận văn.


11

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM VÀ
CÁC HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY
1.1. Giới thiệu tổng quan về du lịch tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với
nhiều thế mạnh:
Di sản Việt Nam
Cả nước có hơn 40.000 di tích và thắng cảnh, trong đó hơn 3.000 di tích
được xếp hạng di tích quốc gia, 5.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đồng bằng
sông Hồng là khu vực có mật độ và số lượng di tích chiếm nhiều nhất với tỷ lệ lên
đến 70%. Ngoài ra, tính trên địa bàn toàn quốc thì Việt Nam còn có 117 bảo tàng nơi lưu giữ quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc [6].
Việt Nam là một trong những số ít quốc gia trên thế giới được UNESCO
công nhận nhiều di sản đến vậy. Tính đến nay, nước ta đã có 8 di sản được
UNESCO công nhận: Di tích Hoàng thành Thăng Long, phố cổ Hội An, quần thể
danh thắng Tràng An, cố đô Huế, thành nhà Hồ, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long. Đây là một trong những tiềm năng du lịch
Việt Nam thu hút khách quốc tế.
Danh lam thắng cảnh
Theo UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển là “những khu vực hệ sinh thái bờ
biển và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh
học với việc sử dụng bền vững khu vực đó”. Việt Nam đã được UNESCO công
nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới, bao gồm: Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây

Nghệ An, Đồng Nai, Cù Lao Chàm, Cần Giờ, Cà Mau và biển Kiên Giang. Có thể
ví von nước ta có cả “rừng vàng - biển bạc”. Không chỉ lớn mạnh ở tiềm năng phát
triển du lịch biển Việt Nam mà ở đồng bằng, miền núi và trung du nước ta cũng sở
hữu vô vàn các thắng cảnh “gây nhớ thương” cho khách du lịch.


12

Tiềm năng phát triển du lịch biển Việt Nam được minh chứng rõ nhất vào hè
- thời điểm nhu cầu tắm mát tăng cao. Trong khi đó, mùa thu - đông và xuân ở các
miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên lại hấp dẫn thực khách bởi những mùa hoa và
không gian lãng mạn thơ tình. Một số địa điểm tham quan đẹp ở các tỉnh miền núi
tại Việt Nam: Mộc Châu mùa hoa cải hoa mận, Đà Lạt đồi cỏ hồng chớm đông, Tây
Bắc mùa lúa chín, Gia Lai mùa hoa muồng rực vàng…
Văn hóa và Ẩm thực
Văn hóa và Ẩm thực chính là hai trong các tiềm năng du lịch cần được gìn
giữ và phát triển. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều
có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lối sống riêng khác nhau tạo thành nét cuốn
hút riêng. Không chỉ vậy, Việt Nam còn có di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng: Nhã
nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, quan họ,
hát xoan, hội Gióng, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (10/03 Âm lịch)… để thu
hút khách du lịch [1].
Chính nhờ sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên Ẩm thực ở nước ta cũng
phong phú chẳng kém. Việt Nam đã vinh dự lọt vào Top 15 quốc gia có nền ẩm thực
đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Một số món ăn Việt được bạn bè quốc tế yêu thích
như: Phở, bánh mì, bún bò Huế...
Trong kế hoạch phát triển, đến năm 2020 Việt Nam sẽ đón 17 - 20 triệu lượt
khách quốc tế, 32 – 35 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập trực tiếp từ các hoạt động
du lịch đạt 10 – 11 tỷ USD, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực
tiếp. Quan điểm phát triển du lịch Việt bền vững theo hướng chất lượng, nâng tầm

thương hiệu; khai thác có trọng tâm, trọng điểm nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát
huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa[5].
Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam rất phong phú và đa dạng, là điểm
đến lý tưởng cho khách du lịch. So với tình hình du lịch việt nam 2018, năm 2019
đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do mà du lịch nước ta


13

chưa được khai thác triệt để nên cần có hướng đi hiệu quả hơn nữa để đưa hình ảnh
du lịch Việt lan tỏa mạnh mẽ hơn với bạn bè quốc tế.

1.2. Các hướng phát triển du lịch hiện nay
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã có
nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách,
thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong
nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã góp phần quan trọng
vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và
phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên
cạnh những thành tựu đó, ngành Du lịch còn bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất
định; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước
phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả tăng
trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước; phát triển nhưng vẫn
ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững.
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng
cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu
vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du
lịch Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Du lịch Việt
Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính
hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố

truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước
và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.
Đánh giá của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) về những thành
công và hạn chế trong phát triển du lịch thời gian qua có thể rút ra bài học kinh
nghiệm định hướng cho giai đoạn tới là: thứ nhất, lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa,
xã hội và môi trường là mục tiêu phát triển tổng thể; thứ hai, chất lượng sản phẩm
và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực chính của quá
trình phát triển và thứ tư, phân cấp và liên kết là trọng tâm quản lý.


14

Trong giai đoạn tới, Du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát triển
bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt
mục tiêu đó, ngành Du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển du lịch có chất lượng,
có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn
lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa và vai trò
động lực của các doanh nghiệp.
Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng
hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài
nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển; phát
triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch
có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.
Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch
và khả năng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có
mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển thị trường nội địa chú trọng
khách nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, mua sắm. Tập trung thu hút thị trường khách quốc
tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và
Thái bình dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai

thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban
Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị
trường mới từ Trung Đông.
Phát triển các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và thương
hiệu điểm đến nổi bật để từng bước tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cho Du lịch
Việt Nam. Trước hết, Nhà nước sẽ tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du
lịch có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né,
Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt. Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc
tiến quảng bá du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản
phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch
quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. Cơ quan xúc


15

tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến
quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo
cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ” [2].
Coi trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng,
hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ
sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch;
tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý trở thành lực lượng “máy cái”
để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ theo yêu cầu công việc.
Định hướng và tổ chức phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ phù hợp với đặc
điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng địa lý, khí hậu và
các hành lang kinh tế. Trong mỗi vùng có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành
các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian
và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát
triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố
đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản

phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng.
Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng ưu tiên;
tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, kết cấu hạ tầng,
xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch.

1.2.1. Phát triển đầu tư hạ tầng du lịch
Việt Nam với 3.260km bờ biển, 125 bãi biển lớn nhỏ, hàng ngàn cảnh quan
thiên nhiên và di tích văn hoá trải rộng khắp cả nước… nếu được đầu tư tốt về hạ
tầng, chắc chắn ngành du lịch Việt Nam sẽ cất cánh. Đầu tư vào du lịch tăng cả về
số lượng và chất lượng với nhiều dự án lớn từ các nhà đầu tư chiến lược như
SunGroup, VinGroup, FLC, Vina Capital… Nhiều doanh nghiệp du lịch được thế
giới bình chọn, vinh danh là khách sạn, khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới.


16

Nhiều chuỗi khách sạn hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đã được đầu tư tại các
điểm du lịch trọng điểm, như chuỗi khách sạn Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc, Hạ
Long, hệ thống cáp treo tại Đà Nẵng, Sa Pa, Hạ Long…
Nhiều thương hiệu quốc tế lớn về du lịch đã có mặt tại Việt Nam như Accor,
Marriot, Hyatte, Intercontinental, HG, Four Seasons… góp phần nâng cao năng lực
quản trị và chất lượng của du lịch nước ta.
Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030, giai đoạn vừa qua ngành Du lịch đã có bước tăng trưởng vượt bậc cả
về quy mô, tính chất và diện bao trùm.
Một số chỉ tiêu đạt được vượt xa so với mức đã dự báo từ 2010. Cụ thể như
lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp hơn 2,5 lần, từ 5 triệu lượt năm 2010
lên 12,9 triệu lượt năm 2017, trung bình tăng 14,5% năm (đặc biệt năm 2017 tăng
tới 29,1% so với 2016). Khách du lịch nội địa tăng gấp 2,6 lần, từ 28 triệu lượt năm
2010 lên 73,2 triệu lượt năm 2017, tăng trung bình 14,6%. Tổng thu du lịch tăng

trên 5 lần, từ 96.000 tỷ 2010 lên 510.000 tỷ năm 2017, trung bình tăng 26,9%, đóng
góp trên 7% GDP và tác động lan tỏa trên 13,9% GDP; tạo ra trên 1,2 triệu việc làm
trực tiếp và 3,6 triệu việc làm gián tiếp.
Nguồn lực đầu tư, lực lượng doanh nghiệp và nhân lực du lịch ngày càng lớn
mạnh; quy mô cơ sở lưu trú tăng từ 12.350 cơ sở năm 2010 lên 22.000 cơ sở năm
2017, đặc biệt cơ sở lưu trú cao cấp 4-5 sao chiếm tỷ trọng ngày càng lớn; hệ thống
điểm đến có quy mô tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã hình thành với cơ sở cung cấp
dịch vụ ngày càng đa dạng. Thành tựu thực tế du lịch mang lại thu nhập, tạo việc
làm, thúc đẩy lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, tăng cường hữu nghị, bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường đang từng bước khẳng định du lịch dần
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn[6].


17

1.2.2. Phát triển quảng bá du lịch
Hiện nay, với sự phổ biến rộng rãi của Internet, xu thế cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực,
trong đó có du lịch. Từ đó, nhiều du khách đã chủ động tìm kiếm thông tin, lựa
chọn dịch vụ của các nhà cung cấp cũng như phương thức mua sắm.
Theo đó, du lịch đứng trước yêu cầu chủ động nắm bắt thời cơ và vượt qua
thách thức, xác định hướng đi và giải pháp phù hợp để phát triển bứt phá. Vì vậy,
chúng ta cũng cần phải phân tích, tìm hiểu những đặc tính của CMCN 4.0 cho công
tác quảng bá xúc tiến du lịch. Cần phải có chuyên gia, bởi công nghệ đang ngày
càng phát triển, chỉ cần một vài tháng đã thay đổi hết.
Với những cải tiến công nghệ vượt bậc, không nhất thiết phải đến cửa hàng,
khách hàng có thể ngồi ngay tại nhà hay văn phòng, sử dụng các thiết bị điện tử kết
nối Internet hay chỉ cần một cuộc gọi điện thoại là có thể đặt trước các dịch vụ cho
một chuyến đi hoàn chỉnh, từ vé máy bay, đặt phòng, điểm du lịch, tham quan…

Các doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam khá chủ động tiếp cận CMCN 4.0, họ
coi đây là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh. Điển hình như Vietravel,
Vietrantour, Five Stars Travel… bắt đầu từ việc cơ bản - số hóa dữ liệu, bao gồm
cập nhật thông tin tour tuyến, chương trình ưu đãi, hoạt động của doanh nghiệp lên
website; ứng dụng công nghệ mới để tăng trải nghiệm của khách hàng; nâng cấp
phần mềm điều hành tour; triển khai cổng thanh toán điện tử; thiết lập kênh tương
tác trực tiếp với khách...
Thông qua việc tích hợp và minh bạch thông tin, bám sát phản hồi của khách
hàng, doanh nghiệp sẽ dần hình thành những sản phẩm du lịch mới theo kịp xu
hướng chung. Tức là các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đang cố gắng tạo ra các
sản phẩm du lịch thông minh. Du lịch thông minh là một trong những kết quả sự
ứng dụng internet vạn vật của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vào hoạt động
kinh doanh của mình.


18

Theo khảo sát của Tổng cục Du lịch về tác động của các kênh thông tin đến
hành vi tiêu dùng, khách du lịch thường sử dụng năm đến sáu kênh thông tin để
chọn sản phẩm, nhà cung cấp, gồm thông tin truyền miệng (79%), website (71%), ý
kiến chuyên gia trên internet (63%), mạng xã hội - MXH (63%), 31% khách hàng
tin vào những người quen biết, 28% các ý kiến tích cực trên MXH tác động đến
quyết định tiêu dùng. Khảo sát trên cho thấy tiềm năng xúc tiến, quảng bá du lịch
qua e-marketing là rất lớn, nếu được ứng dụng thích hợp[3].
Chương trình xúc tiến quảng bá theo hình thức thương mại điện tử, du lịch
trực tuyến cũng cần phải có những chiến lược như chọn các kênh MXH phổ biến:
Facebook, Twitter, Instagram hay Wechat… chúng ta cũng phải nắm được tất cả các
MXH đang phát triển hiện nay.
Một số phương thức khác như Youtube, chúng ta cũng quảng bá du lịch Việt
Nam trên kênh này, nhiều khi ở Việt Nam chúng ta, kênh này là không chính thống

nhưng nó hiệu quả và mang tính toàn cầu.
Với những thành tựu vượt bậc của công nghệ thông tin, du lịch có cơ hội tối
ưu hóa hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường, đẩy mạnh phát
triển du lịch trực tuyến và thương mại điện tử. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm du
lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương
hiệu du lịch.

1.2.3. Phát triển các ứng dụng hỗ trợ du lịch
Việc làm quen với những múi giờ khác nhau và phải luôn tỉnh táo để khám
phá các địa điểm du lịch, mua sắm, tìm kiếm những địa điểm ăn uống địa phương
đáng tin cậy hay chuẩn bị quần áo cho chuyến đi dường như được xem là những
điều nhỏ nhặt mà mọi người thường vô tình bỏ qua khi lên kế hoạch cho các chuyến
đi chơi. Nhưng nếu không lên kế hoạch cụ thể hoặc có những phương án dự phòng,
chúng sẽ trở thành những kẻ phá bĩnh âm thầm và khó chịu nhất.
Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng mobile cũng là một tiền đề quan trọng
góp phần thúc đẩy khía cạnh cá nhân hóa hoạt động du lịch. Trên thực tế, khi việc


19

tra cứu địa điểm và bản đồ, tìm kiếm và khớp lệnh dịch vụ được thực hiện nhanh và
dễ dàng trên thiết bị di động thì người đi du lịch sẽ tự tin để tự thiết lập và lực chọn
các nội dung và dịch vụ du lịch theo ý muốn cá nhân.
Với những phần mềm, ứng dụng hỗ trợ du lịch như đưa ra thông tin của các
điểm du lịch bao gồm các di tích, nhà hàng, khách sạn, điểm mua sắm, … dần giúp
cho du lịch Việt Nam được biết đến nhiều hơn với mọi người

1.3. Kết luận chương
Ứng dụng CNTT trong du lịch không phải là điều quá mới mẻ khi cũng đã có
nhiều ứng dụng phát triển quảng bá du lịch. Với những trải nghiệm du lịch mới khi

đi bất cứ đâu cũng luôn có ứng dụng như một hướng dẫn viên du lịch luôn đồng
hành cùng người dùng vừa tiết kiệm được chi phí thuê hướng dẫn viên du lịch mà
lại vừa đem lại những khoảng không gian riêng tư cho người dùng.
Việc ứng dụng CNTT trong du lịch Việt Nam góp phần quảng bá du lịch Việt
Nam rộng rãi hơn, mang lại nhiều trải nghiệm tốt hơn cho người dùng cho bạn bè
trong nước và quốc tế. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch nước nhà.


20

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG HỖ TRỢ KHÁCH DU
LỊCH TẠI VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về hệ điều hành iOS
2.1.1. Hệ điều hành iOS là gì?
iOS (trước đây là iPhone OS) là hệ điều hành trên các thiết bị di động của
Apple. Đây là hệ điều hành chạy trên các sản phẩm iPhone, iPad, và iPod Touch và
là hệ điều hành phổ biến thứ 2 trên toàn cầu, sau Android của Google.
Ban đầu hệ điều hành này chỉ được phát triển để chạy trên iPhone (gọi là
iPhone OS), nhưng sau đó được mở rộng để chạy trên các thiết bị khác của Apple
như iPod Touch (tháng 9 năm 2007) và máy tính bảng iPad (tháng 1 năm 2010).
Tính đến tháng 1 năm 2017, App Store trên iOS chứa khoảng 2.2 triệu ứng dụng, 1
triệu trong số đó là ứng dụng chỉ giành cho iPad và được tải về tổng cộng khoảng
130 tỷ lần. Trong quý 4 năm 2010, có khoảng 26% điện thoại thông minh chạy hệ
điều hành iOS, xếp sau về thị phần so với Android của Google và Symbian của
Nokia.
Giao diện người dùng của iOS thân thiện với thao tác cảm ứng đa điểm bằng
tay, cũng như hỗ trợ bút stylus Apple Pencil (chỉ giành cho iPad Pro). iOS chỉ cho
phép thay đổi nhạc chuông và hình nền, không hỗ trợ thay đổi giao diện. Có nhiều
hãng sản xuất Android đã tùy biến giao diện Android trên thiết bị của mình giống
với giao diện iOS, có thể kể đến Color OS hay MIUI.

Phiên bản mới nhất là iOS 13 và iPadOS 13 được ra mắt chính thức vào
tháng 9 năm 2019 cùng với bộ 3 iPhone 11, iPhone 11 Pro và 11 Pro Max, hỗ trợ
cập nhật cho các thiết bị từ iPhone 6s trở lên, iPod Touch (thế hệ 7), iPad (2017) trở
lên, iPad Air (thế hệ thứ hai) trở lên, iPad Mini (thế hệ thứ 4) trở lên và iPad Pro [7].


21

2.1.2. Kiến trúc của hệ điều hành iOS

Hình 2.1. Kiến trúc hệ điều hành iOS

Lớp Media cung cấp cho hệ điều hành iOS các dịch vụ đa phương tiện như
âm thanh, video, hình ảnh, đồ hoạ, bao gồm một số thành phần sau:
− Core Graphics Framework
− Quartz Core Framework
− ES Framework
− Audio
− AV Foundation Framework
− Core Audio Framework
− Open Audio Library
− Media Player Framework
Lớp Core Services cung cấp một số dịch vụ cơ bản cho hệ điều hành và các
lớp khác, bao gồm:


22

− Address book Framework
− Core Data Framework

− Core Foundation Framework
− Foundation Framework
− Core Location Framework
− Store Kit Framework
− SQLite Library
Lớp Core OS cung cấp một số dịch vụ hệ thống như memory manager,
networking, file system, … bao gồm:
− CFNetwork Framework
− Extenal Accessory Framework
− Security Framework
System Lớp Cocoa Touch cung cấp các framwork chung cho các lập trình
viên phát triển ứng dụng, bao gồm:
− UIKit Framework
− Map Kit Framework
− Push Notification Service
− Message UI Framework
− Address Book UI Framework
− Game Kit Framework

2.2. Giới thiệu các thư viện và thuật toán sử dụng
2.2.1. Tổng quan về thư viện Mapkit
Trước khi giới thiệu về thư viện Mapkit, tác giả sẽ đưa ra các nội dung cơ
bản sau:


23

Hệ thống Định vị Toàn cầu (tiếng Anh: Global Positioning System – GPS) là
hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng
Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Trong cùng một thời điểm, tọa độ

của một điểm trên mặt đất sẽ được xác định nếu xác định được khoảng cách từ điểm
đó đến ít nhất ba vệ tinh. Tuy được quản lý bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính phủ
Hoa Kỳ cho phép mọi người trên thế giới sử dụng một số chức năng của GPS miễn
phí, bất kể quốc tịch nào.
Core Location là framework của Apple được tích hợp sẵn vào trong iOS.
Giúp cho ứng dụng của bạn có thể lấy được vị trí người dùng thông qua GPS. Tìm
kiếm các địa điểm thông qua toạ độ, hoặc ngược lại. Cung cấp dữ liệu để làm việc
với các Framework cho Map (Google Map hay MapKit).
Một số tính năng từ Core Location:
− Theo dõi vị trí hiện tại của người dùng
− Chạy ngầm ở chế độ background
− Tự động cập nhật vị trí người dùng mới
− Tự động điểu chỉnh cấu hình để tiết kiệm pin khi phải thường xuyên theo
dõi GPS
− Cung cấp các API để chuyển đổi từ toạ độ sang địa chỉ và ngược lại
Ta có các class đặc trưng của Core Location
CLLocationManager
− Lớp quản lý các thao tác khi làm việc với Core Location
− Cấu hình để lấy vị trí người dùng được chính xác hơn
− Yêu cầu cấp quyền từ phía người dùng
CLLocation
− Chứa thông tin của 1 vị trí
− Latitude : kinh độ


24

− Longitude : vĩ độ
CLGeoCoder
− Giúp cho việc chuyển đổi từ toạ độ thành địa chỉ và người lại

− Tìm kiếm dựa trên toạ độ, địa chỉ … của địa điểm
Bản đồ là một phần quan trọng của cuộc sống. Chúng ta sử dụng chúng hằng
ngày để tìm kiếm địa điểm và những chỉ dẫn. MapKit framework làm việc này trở
nên đơn giản cho những người lập trình để tích hợp đến những ứng dụng.
MapKit
− Là framework chính chủ của Apple
− Được xây dựng trên các API và data của Apple Map
− Cung cấp cho các lập trình viên một tập các công cụ để thao tác và tích hợp
Map vào ứng dụng iOS của họ
MKMapView: MKMapView là một UI control mà nó được sử dụng để hiển
thị bản đồ trên những thiết bị iOS Annotation:
Annotations là thông tin liên quan đến một địa điểm cụ thể nào đó trên map.
Những cái này bao gồm: cửa hàng tạp hóa, sân ga, mall hay bất kì thông tin custom
nào được insert bởi người dùng.
AnnotationView: là một thể hiện của Annotations, mà nó được định nghĩa
bằng cách sử dụng MKAnnotationView class. Mặc định thì những annotations được
hiển thị bằng cách sử dụng view pin annotation.
Overlay: Là các đối tượng mà dùng để vẽ lên MapView, như: hình tròn,
vuông, chữ nhật, đa giác, ảnh …
Map Kit cung cấp 3 hệ toạ độ để xác định điểm trên bản đồ:
Map coordinate: là cách cơ bản để xác định địa điểm trên trái đất, biểu diễn
kinh độ và vĩ độ trên trái đất. Sử dụng:
− CLLocationCoordinate2D xác định toạ độ.


25

− MKCoordinateSpan, MKCoordinateRegion xác định khu vực.
Map point: là giá trị của x và y trên bản đồ được chiếu theo phép chiếu
Mecartor.

− Trong app, nên sử dụng hệ toạ độ khi xác định vị trí và kích cỡ của lớp
overlay.
− MKMapPoint xác định toạ độ
− MKMapSize, MKMapRect xác định khu vực.
Point: là đơn vị đồ hoạ liên quan đến hệ toạ độ của một đối tượng view.
− Map point và Map coordinate phải được chuyển đổi sang
− Point trước khi vẽ lên view.
− CGPoint xác định toạ độ.
− CGSize, CGRect xác định khu vực[7].

2.2.2. Giới thiệu về SQLite
SQLite là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ nhúng. Hầu hết các cơ
sở dữ liệu quan hệ (điển hình như Oracle hay MySQL) chạy trên máy chủ, chạy độc
lập, cho phép các ứng dụng yêu cầu truy cập cơ sở dữ liệu kết nối vào. Tuy nhiên
SQLite được gọi là hệ cơ sở dữ liệu nhúng vì nó được cung cấp dưới dạng một thư
viện liên kết bên trong ứng dụng. Như vậy, hệ cơ sở dữ liệu SQLite không có máy
chủ cơ sở dữ liệu nào, tất cả các hoạt động truy xuất cơ sở dữ liêu được sử lý nội bộ
trong ứng dụng thông qua các hàm của thư viện SQLite.
SQLite là một hệ cơ sở dữ liệu mã nguồn mở và hiện tại đã trở thành giải
pháp cơ sở dữ liệu triển khai rộng rãi.
SQLite được viết bằng ngôn ngữ C bởi vậy để sử dụng SQLite trong Swift
hoặc là cần sử dụng những cú pháp C phức tạp, các kiểu dữ liệu, con trỏ của ngôn
ngữ C, hoặc cách tiếp cận dễ dàng hơn là sử dụng một SQLite wrapper như một lớp
đứng giữa SQLite và Swift với cú pháp đơn giản dễ đọc hơn.


×