Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

“Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 6 tuổi làm quen chữ cái”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 17 trang )

Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

Tên đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho
trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái”

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Vâng, đúng như lời Bác đã nói trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước
nhưng ai sẽ là người dìu dắt các em từ những cậu cô bé trở thành chủ nhân của đất
nước vào ngày mai. Ngoài các bậc phụ huynh, những người sinh thành thì hình ảnh
của các thầy cô là không thể thiếu trong những năm tháng học trò của các em.
Là một người giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm ra những hình
thức dạy học đổi mới, sáng tạo để giúp các con hứng thú tham gia các hoạt động và
lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông
tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong đời sống
không còn xa lạ nữa. Ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng
cũng đã từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Hiện nay, việc áp dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy thể hiện rỏ nét nhất qua các “Bài giảng điện tử”. Tôi
nhận thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy rất thuận lợi
cho giáo viên, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức trong việc làm đồ
dùng đồ chơi. Đồng thời, gây hấp dẫn cho trẻ bởi màu sắc rõ nét, với các thủ thuật
hiệu ứng gây sự chú ý với trẻ. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động làm quen chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi góp phần tạo cảm hứng cho trẻ, từ đó hình
hành và phát triển bền vững những yếu tố ban đầu của nhân cách.
Trong năm học vừa qua tôi luôn tìm tòi, áp dụng mọi hình thức đổi mới
và nâng cao các phương pháp trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là
trong môn học làm quen với chữ cái, bởi vì môn học này có vai trò rất quan
trọng, nó là một phương tiện hỗ trợ cho trẻ lĩnh hội kiến thức sau này.


Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt
để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí
tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ 5 tuổi. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ
bước vào lớp 1.
Thấy được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp
ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái”
để nghiên cứu, với hy vọng đóng góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt
động làm quen chữ cái cho trẻ.
II. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tạo hứng thú khi tham gia hoạt
hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Tìm ra các biện pháp giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin, tạo ra một
môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.
Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

1


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

- Tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh giúp trẻ phát
triển toàn diện.
- Trẻ được tiếp cận với các trò chơi trên máy vi tính, sử dụng chuột bấm chuột,
di chuột để chọn chữ cái, hình ảnh... Kết hợp với những âm thanh sống động kích
thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất
- Giúp giáo viên không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của

mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù
hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Do điều kiện và thời gian nghiên cứu không nhiều nên đề tài chỉ giới hạn
nghiên cứu “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho
trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái” ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B, trường mầm non Tân
Long
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
- Trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi B, trường mầm non Tân Long
V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu bắt đầu vào tháng 8 năm 2019 kết thúc vào tháng 06 năm
2020.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức
hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đó đóng vai
trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương
tiện công nghệ như: Tivi, máy vi tính, máy chụp hình, loa, đàn… Trẻ rất hứng thú
khi được tiếp cận với chúng tuy nhiên lòng yêu thích của các cháu cũng ở nhiều
mức độ khác nhau. Và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin
như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của
người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí
tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động
mạnh đến sự tự tin của trẻ khi trẻ bước vào trường tiểu học.

Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức
chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn
hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó
buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ
dàng tiếp thu.
Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

2


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

Đối với trẻ mẫu giáo thì nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá về thế giới xung
quanh ngày càng phát triển, trẻ mong muốn tìm hiểu bản chất của các sự vật hiện
tượng, trẻ thường hay đặt ra các câu hỏi tại sao? Vì sao? Như thế nào? …Với sự
phát triển một cách tự nhiên đó, nếu chúng ta kịp thời có những biện pháp giúp trẻ
hứng thú hơn trong hoạt động làm quen với chữ cái thì hiệu quả của quá trình giáo
dục trẻ ngày càng cao, chất lượng giáo dục mầm non ngày càng tiến triển hơn.Vì
vậy đây là một hình thức sử dụng đồ dùng trực quan sinh động và phù hợp với xu
thế giáo dục trên toàn thế giới và là tiền đề để Việt Nam hội nhập cùng các nước
trong khu vực.
Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với
công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này.
II. Thực trạng nghiên cứu
1. Thuận lợi :

- Được sự quan tâm của BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo, ban ngành và hội
phụ huynh
- Phòng học rộng, thoáng mát và đầy đủ điều kiện để hoạt động.
- Bản thân đang còn trẻ nên dễ dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông
tin.
- Tôi luôn tìm tòi đổi mới, sáng tạo và có nhiều cố gắng trong quá trình tự học,
tự rèn luyện và sử dụng máy vi tính thành thạo.
2. Khó Khăn:
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công nghệ thông tin còn ít:Trường
chưa có máy chiếu, chưa có phòng máy riêng cho trẻ hoạt động, chưa có máy tính
trang bị cho các lớp.
- Đa số phụ huynh học sinh chủ yếu làm nghề nông, với tính chất công việc là
bận rộn, chân lấm tay bùn nên chưa nhận thức được lợi ích và tác dụng của công
nghệ thông tin, còn cho rằng đây là ý tưởng quá xa vời không thể thực hiện được
với trẻ mẫu giáo.
- Trẻ ít được tiếp cận công nghệ thông tin nên khả năng thao tác trên máy còn
chậm.
3.Kết quả khảo sát đầu năm
Qua khảo sát đánh giá trẻ lớp tôi đầu năm kết quả như sau:
STT
Nội dung trẻ cần đạt
Kết quả đầu năm
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Trẻ hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt.
10/29
34,5
2
Trẻ thực hành, trải nghiệm tốt, nhận

13/29
44,8
biết tốt các chữ cái được làm quen.
3
Trẻ phát âm đúng chữ cái và kỹ năng
17/29
58,6
tô nét chữ cái đã học.
4
Tích cực tham gia vào các trò chơi
13/29
44,8
Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

3


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

5

củng cố nhận biết chữ cái đã được
học.
Trẻ chưa có tâm thế thoải mái, tự
nguyện, sáng tạo khi tham gia các
hoạt động làm quen chữ cái.


15/29

51,7

Do thấy được những thực tế đó nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra các biện
pháp giúp trẻ tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy giúp
trẻ hoạt động một cách tích cực như sau:
III. Các biện pháp
1. Biện pháp 1:Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi
tính để áp dụng trong giảng dạy.
Đứng trước yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành học mầm non là đưa ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Vì vậy để làm tốt việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm
quen với chữ cái, trước tiên giáo viên đứng lớp phải có kiến thức và kỹ năng sử
dụng máy vi tính thành thạo và biết ứng dụng vào các tiết học theo từng nội dung,
từng chủ đề và phải phù hợp với nhận thức của trẻ.
Chính vì thế trên cơ sở những hiểu biết vốn có của bản thân, tôi đã tự tìm hiểu,
tự học trên các trang internet để nâng cao trình độ công nghệ thông tin của mình để
đáp ứng nhu cầu giảng dạy. Tôi thường xuyên lên mạng truy cập, sưu tầm tranh ảnh
động phù hợp với trẻ mầm non.
Tôi sưu tầm tranh, ảnh động về các con vật, về hoa nở, cảnh trời mưa…
Để ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào hoạt động Làm quen chữ cái, tôi luôn đi
sâu, tìm hiểu trước chương trình.Tôi thấy bài này có thể áp dụng vào phần nào có
sẵn trong máy để tận dụng vào tiết học hoặc tạo phần mềm mới.
Ví dụ 1:Cho trẻ Làm quen chữ cái e, tôi tạo slide có hình ảnh “em bé”, ở dưới
hình ảnh có từ “em bé”, tôi tạo slide tiếp có các Text Box, mỗi Text Box viết 1 chữ
cái ghép lại thành từ “em bé”. Tạo hiệu ứng Custom Path cho trẻ tìm chữ theo yêu
cầu của cô.

Trường mầm non Tân Long


Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

4


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

Dưới hình ảnh có từ em bé

Thẻ chữ rời cho trẻ chọn chữ cái theo yêu cầu
Ví dụ 2: Khi dạy trẻ tiết chữ cái “p” trong chủ đề phương tiện giao thông.
- Tôi lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau đó kết hợp với phần
mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác tài liệu trên mạng
Internet để lựa chọn hình ảnh, phông nền, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và nội
dung bài dạy
- Xây dựng bài giảng điện tử bằng cách tạo ra các sile trình chiếu và kết hợp với
hình ảnh, hiệu ứng âm thanh phù hợp với từng sile chiếu hình.

Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

5


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái


Cho trẻ chọn chữ cái xếp giống từ dưới tranh
- Trẻ nhận xét tranh sau đó đọc từ dưới tranh cùng cô. Trẻ được tri giác chữ
cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện.
- Cho trẻ nhận xét cấu tạo của chữ “p” sau đó cô củng cố bằng powerpoint

Cấu tạo của chữ p
- Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy tính
qua trò chơi, chọn đúng chữ cái đã học.

Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

6


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

Trò chơi củng cố
2. Biện pháp 2: Khai thác và lựa chọn các phần mềm làm kho dữ liệu
phong phú để vận dụng hiệu quả vào hoạt động làm quen chữ cái.
Như chúng ta đã biết, trước đây khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ
cái cô giáo thường sử dụng đồ dùng trực quan như: Cho trẻ xem tranh mẫu, đồ
dùng, đồ chơi… đơn giản có màu sắc không đẹp, không hấp dẫn trẻ, nội dung chưa
phong phú, chưa sinh động nên còn hạn chế khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ.
Đến nay khi được tiếp cận với công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng
các tính năng của máy tính, tôi đã sử dụng phương pháp: Đồ hoạ, ghép hình, lồng
âm thanh…và một số phần mềm như: Phần mềm PowerPoint, phần mềm
Photoshop… tôi thấy có nhiều ưu việt hơn, giúp cho giáo viên có thể sử dụng các

trò chơi hiện đại vào giảng dạy cho trẻ.
* Với phần mềm PowerPoint:
Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho giáo dục được phân bổ khác nhau tuỳ theo
các cấp học. Đối với cấp học mầm non chủ yếu sử dụng các phần mềm hỗ trợ để
biên soạn giáo án.Trong tất cả các phần mềm thì phần mềm PowerPoint là một
phần mềm phổ dụng và được dùng nhiều nhất trong phần thiết kế bài giảng điện tử
của tôi.
Phần mềm này có thể tạo ra các trình chiếu đồ hoạ, mục đích chính là đưa các
hình ảnh trực quan sinh động để trẻ được tri giác trực giác trên máy tính.Việc tạo ra
các Slide trong PowerPoint với các hiệu ứng chuyển đổi sinh động dần đưa ra
những hình ảnh phong phú thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ.
Phần mềm này có thể áp dụng cho tất cả các môn học, tất cả các hoạt động,
miễn sao người thiết kế bài giảng biết ứng dụng linh hoạt và sáng tạo trong bài
giảng của mình, điều chỉnh việc thể hiện dữ liệu bằng những thao tác đơn giản
nhằm phục vụ mục đích giảng dạy và sư phạm của môn học. Đó cũng chính là lý
Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

7


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

do được tôi sử dụng rộng rãi trong các bài giảng điện tử, đặc biệt là hoạt động làm
quen với chữ cái.
*Với phần mềm Photoshop:
Đây là phần mềm nhằm hỗ trợ cho phần mềm PowerPoint để có một bài giảng
hoàn chỉnh. Phần mềm này cho phép cắt, chỉnh sửa ảnh để có được ảnh động tạo ra

các nhân vật hoặc đối tượng chuyển động theo ý muốn, nó còn có thể di chuyển đối
tượng đến bất kì vị trí nào, phông nền phù hợp với yêu cầu bài giảng.
Tuy nhiên khó khăn nhất là việc lựa chọn hình ảnh, phần này ảnh hưởng rất
lớn đến sự thành công của một giáo án điện tử. Chính vì vậy mà việc lựa chọn ảnh
để đưa vào chỉnh sửa và cắt ảnh theo ý muốn phải là ảnh có kích thước phù hợp có
size lớn 300 - 400 trở lên để lúc thể hiện lên slide khi cần phóng to, thu nhỏ hình
ảnh vẫn giữ độ sắc nét cho trẻ dễ nhìn.
* Ngoài việc sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử ra tôi còn
thường xuyên lên mạng tải những bài hát, video phù hợp với các chủ đề để cài đặt
vào bài giảng, giúp cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn trẻ.
Sau đây là một số ví dụ tôi đã sử dụng các phần mềm trên để thiết kế nên
những hình ảnh động, những trò chơi mới hấp dẫn trẻ.
Ví dụ: Với đề tài: Làm quen chữ cái b – d – đ trong chủ đề Thế giới động vật
tôi dẫn dắt trẻ vào bài với một đoạn nội dung trong câu chuyện “Dê đen tìm bạn”.
Để câu chuyện cũng như cách vào bài được hấp dẫn tôi đã chụp ảnh các nhân
vật từ tranh chuyện bằng điện thoại, sau đó copy hình ảnh vào máy tính, chuyển
sang phần mềm Photoshop để cắt lấy ảnh của các nhân vật theo ý muốn như: dê
đen, dê trắng…Sau đó chuyển sang phần mềm Powrepoint để tạo hiệu ứng cho các
nhân vật chuyển động theo ý muốn.Tôi vào mạng dowload các hình ảnh phù hợp
làm nền cho câu chuyện.Tiếp theo để làm cho các nhân vật chuyển động được tôi
vào Slide Show, chọn Custom Animation, chọn ngôi sao màu trắng sau đó vẽ
đường chuyển động theo ý muốn rồi nhấn Ok. Ngoài ra tôi còn sử dụng phần mềm
PhotoStory để chèn nhạc, ghi âm giọng kể của cô.
Với các nhân vật sinh động như vậy, kết hợp với giọng kể của cô khi trình
chiếu trẻ tỏ ra rất thích và hứng thú, chăm chú lắng nghe.
Sau đó tôi giới thiệu tên câu chuyện và cho trẻ đọc từ: “Dê đen tìm bạn”và cho
trẻ tìm các chữ cái đã học trong từ.

Trường mầm non Tân Long


Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

8


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “ dê đen tìm bạn”
Ví dụ: Cũng với tiết cho trẻ làm quen với chữ cái b – d – đ tôi cũng đã sử
dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế nên trò chơi: Ong tìm chữ.

Trò chơi ong tìm chữ
Để thiết kế được trò chơi này tôi đã phải lên mạng sưu tầm hình ảnh động,
tranh ảnh về các con vật có chứa chữ cái b – d – đ, sau đó thu nhỏ, mỗi hình ảnh
tương ứng với một miếng ghép, trên mỗi miếng gép đều có các chữ số.
Để trò chơi không mang tính áp đặt tôi sử dụng hiệu ứng Tringger, đây là một
hiệu ứng đặc biệt chỉ dùng để thiết kế nên các trò chơi. Trong trò chơi có rất nhiều
miếng ghép, nếu ta muốn mở được một miếng ghép bất kì nào đó trên màn hình mà
không phải theo thứ tự thì ta phải sử dụng hiệu ứng Tringger.

Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

9


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái


Muốn sử dụng hiệu ứng Tringger trước tiên ta kích chọn vào hiệu ứng đó, sau
đó ta chọn Timing, tiếp tục chọn Tringger, chọn Start effect on click of, tiếp theo
trong danh sách chọn tên trùng với tên của hiệu ứng tương tác rồi nhấn Ok.
Với mỗi miếng ghép ta phải tạo hiệu ứng Tringger theo các bước lần lượt như
trên .
Nếu làm được như vậy khi chơi trò chơi trẻ yêu cầu cô mở bất kì miếng ghép
nào cô chỉ cần kích chuột vào miếng ghép đó thì miếng ghép đó sẽ được mở ra, trẻ
sẽ biết đó là hình ảnh con gì ? Và chữ cái còn thiếu trong từ đó là chữ cái gì?

Việc sử dụng hài hoà hợp lý các phần mềm đã giúp tôi thiết kế bài giảng điện
tử mà khi ứng dụng vào tiết học đã gây hứng thú cũng như chất lượng giờ học đã
tăng lên rõ rệt.
3. Biện pháp 3: Giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng
công nghệ thông tin vào giờ học đạt hiệu quả cao.
Để giúp trẻ tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động
giảng dạy có hiệu quả, trong các giờ dạy trẻ làm quen và tập tô với chữ cái, tôi luôn
sử dụng các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho trẻ cũng như muốn đảm bảo
tiết dạy được sinh động, giúp trẻ nhanh chóng hiểu bài và kích thích trẻ tham gia
hoạt động một cách tích cực. Tôi đã thường xuyên lên mạng Internet tìm tư liệu,
hình ảnh đẹp, phù hợp làm tư liệu để thiết kế cho bài giảng điện tử của mình.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không còn là
điều mới mẻ với chúng ta, nhưng ở cấp học mầm non thì việc trẻ được tiếp cận với
công nghệ thông tin cũng chưa nhiều.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính luôn mang lại cho trẻ hứng
thú và kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, hơn nữa bởi trên máy vi tính các
hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn, trẻ sẽ tập
trung sự chú ý trước những điều mới lạ, tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn.
Trường mầm non Tân Long


Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

10


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

Thường xuyên cho trẻ thực hành cách di chuột, bấm chuột và các thao tác đơn
giản trên máy vi tính vào hoạt động chiều.

Giáo viên hướng dẫn trẻ trò chơi trên máy tính

Giáo viên hướng dẫn trẻ di chuột

Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

11


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

Trẻ chọn chữ cái còn thiếu
Như vậy, cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công
nghệ thông tin qua giờ hoạt động chung cũng là hình thức rất cơ bản để giúp trẻ
nắm được những kĩ năng cần thiết khi bước vào trường tiểu học. Bên cạnh đó thì
việc tạo môi trường cho trẻ làm quen cũng giúp trẻ ngày càng tự tin, mạnh dạn tìm

hiểu khám phá cũng không kém phần quan trọng.
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết làm quen chữ cái, kết quả đạt
được rất cao. Giờ học đã làm cho trẻ yêu thích, chăm chú hơn khi được thấy các
Slide với những hình ảnh động xuất hiện rồi biến mất. Không những thế việc tổ
chức một tiết học với hình thức theo một chương trình xuyên suốt như vậy và cô
giáo là người dẫn chương trình kết hợp giới thiệu khéo léo các trò chơi, có khoảng
thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ trẻ cảm thấy thoải mái
với không khí học vui vẻ, sôi nổi trẻ tích cực tham gia hoạt động hơn.
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học,
tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu
tạo chữ trẻ được làm quen.
Chính vì vậy với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới,
cách chơi mới ứng dụng các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi
để tạo ra sự mới lạ hứng thú cho trẻ.
Qua hình thức cho trẻ tiếp cận với máy vi tính và ứng dụng công nghệ thông
tin vào trong giờ hoạt động chung, đặc biệt là trong các giờ hoạt động làm quen với
chữ cái, là hình thức rất cơ bản giúp người giáo viên đạt được mục đích của giờ
hoạt động. Ngoài ra tuỳ theo nội dung của từng bài, giáo viên có thể lựa chọn hình
thức tổ chức giờ hoạt động phù hợp, nhằm tạo ra cho trẻ một trạng thái thật thoải
mái, gần gũi với cuộc sống thực, “học mà chơi, chơi mà học”. Điều này đã mang lại
Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

12


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái


cho trẻ sức hấp dẫn, mới lạ, trẻ hứng thú nhiều hơn, tiếp thu được bài học tốt hơn,
nhanh hơn. Trẻ tích cực hoạt động hơn không còn nói chuyện trong giờ học, cũng
như kích thích được tư duy trẻ phát triển.
4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền
* Về phía Ban giám hiệu nhà trường:
Do có được tập huấn về công nghệ thông tin nên tôi đã ứng dụng vào trong
giảng dạy, bên cạnh đó với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ đối với công việc tôi
thường xuyên lên mạng Internet tìm tài liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm của các
anh chị làm bên công nghệ thông tin. Những Tài liệu như: Các loại đĩa trò chơi,
chương trình giúp trẻ phát triển tư duy được dowload từ trên mạng về. Tôi đã xây
dựng ý tưởng của mình với ý tưởng và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ
thông tin. Qua đó phát triển các năng lực cần thiết, khả năng quan sát, nhận xét, so
sánh, tư duy phát triển tốt là công cụ hữu ích giúp trẻ làm quen với công nghệ
thông tin.
Trẻ mầm non tiếp xúc với chương trình Kidmart, Bút chì thông minh và các
trò chơi có áp dụng công nghệ thông tin rất hấp dẫn, hình ảnh đa dạng, màu sắc, âm
thanh sống động giúp trẻ có điều kiện sáng tạo và phát triển óc tưởng tượng, tìm
hiểu thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, lôi cuốn và hấp dẫn mang đến cho
trẻ niềm say mê thực sự. Ban giám hiệu xét thấy ý tưởng đó nếu áp dụng vào dạy
trẻ sẽ rất hiệu quả nên nhà trường đã có kế hoạch đầu tư cho lớp tôi một chiếc Tivi
để phục vụ các giờ hoạt động chung cho trẻ.
* Về phía phụ huynh:
Như chúng ta đã biết con cái là nguồn hạnh phúc vô giá của những người làm
cha làm mẹ, trong xã hội hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con nên ngay từ lứa
tuổi mầm non các bặc phụ huynh đã rất quan tâm đến vấn đề học tập của con cái.
Vì vậy việc cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin được các bậc phụ huynh đặc
biệt quan tâm. Nhưng để họ hiểu được tầm quan trọng của nó lại là một vấn đề
hoàn toàn khác. Nên ngay từ đầu tôi đã phải làm tốt công tác tuyên truyền đến từng
bậc phụ huynh trong lớp.
Tôi đã ghi lại những tiết học của trẻ và gửi lên nhóm facebook phụ huynh lớp,

qua việc các bậc phụ huynh được thấy con em mình học, họ thấy rằng giờ học có
ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt, khắc sâu,
ghi nhớ những kiến thức cô truyền thụ. Đồng thời phát triển cho trẻ tính độc lập,
sáng tạo, thao tác tốt và nhất là nhận biết và phát âm chữ cái rất chuẩn.
Ngoài ra tôi còn nêu cách học của trẻ mầm non với máy tính cho phụ
huynh biết. Một số gia đình có máy tính tại nhà, tôi cho phụ huynh mượn đĩa
về Coppy vào máy để trẻ có thời gian chơi tại nhà, đồng thời tuyên truyền phụ
huynh biết được kiến thức có trong từng trò chơi là rất phù hợp với khả năng của
trẻ. Từ đó phụ huynh tin tưởng và nhất trí cho con em mình tiếp xúc với máy vi
tính.
5. Biện pháp 5: Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi:
Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

13


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

Để khắc sâu những chữ cái trẻ đã học, ở các giờ hoạt động chiều tôi cho trẻ
cùng khám phá Chương trình Kidmart có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu
đọc, viết các chữ cái theo cách rất mới lạ trên những trò chơi trên máy.
Ví dụ: Các cháu tự tìm ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn
hình.
Tôi tạo một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều cuốn truyện hấp
dẫn, cháu lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn, cô hướng dẫn cháu kỹ năng lật, giở
sách, cách đọc chữ cái theo thứ tự.
Mỗi chủ đề tôi đánh các bài thơ treo ở góc và cho trẻ gạch chân các chữ cái đã

học. Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca, đồng dao, vè… luyện phát
âm cho trẻ, cho trẻ nặn đất sét những chữ cái qua những đường nét cơ bản, viết
phấn trên sân trường, dùng dây mềm để bẻ, gấp các đường nét của chữ cái đó, tạo
dáng chữ bằng bàn tay,ngón tay…
Ví dụ: Luyện phát âm cho trẻ tôi thường cho các cháu đọc các bài đồng dao
như “Rềnh rềnh ràng ràng” hoặc cho trẻ chơi các trò chơi như “Nu na nu nống”.
Trẻ ngồi duỗi chân, cô chạm vào chân từng trẻ khi đến câu cuối tay cô chạm vào
chân bạn nào thì bạn ấy trả lời câu hỏi của cô.
Ví dụ: Con hãy tìm bạn nào có chữ cái đầu là h, k...
Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm bạn
nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, cùng trò chuyện với
nhau, từ đó ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ.
Tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá những
quá trình phát triển những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ
nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.
IV. Kết quả thực hiện
- Sau khi áp dụng đề tài tôi đã thu được kết quả khả quan như sau:
* Về phía trẻ:
Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm
ST
Nội dung trẻ cần đạt
T
Số
Tỷ lệ %
Số
Tỷ lệ %
lượng

lượng


1

Trẻ hứng thú học tập, tiếp
thu bài tốt

10/29

34,5

27/29

93,1

2

Trẻ thực hành, trải nghiệm
tốt, nhận biết tốt các chữ
cái đã được làm quen.

13/29

44,8

25/29

86,2

3

Trẻ phát âm đúng chữ cái

và có kỹ năng tô nét chữ
cái đã học.

17/29

58,6

28/29

96,5

Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

14


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

4

Tích cực tham gia vào các
trò chơi củng cố nhận biết
các chữ cái đã được học

13/29

44,8


28/29

96,5

5

Trẻ chưa có tâm thế thoải
mái, tự nguyện, sáng tạo
khi tham gia các hoạt động
làm quen chữ cái.

15/29

51,7

3/29

10,3

* Về phía cô:
Trong quá trình thực hiện tôi thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn,
phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, tự tin và sáng tạo hơn.
Việc giúp trẻ tiếp cận tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy, cũng đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng vì
với giáo viên mầm non hiện nay lượng công việc rất nhiều, vì vậy chúng ta phải tìm
biện pháp, phương pháp để giảm bớt thời gian và lượng công việc, nhưng hiệu quả
và chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo thì việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy là rất cần thiết và hiệu quả thì cũng rất cao.
Từ việc ứng dụng trên tôi không chỉ sử dụng cho riêng mình mà tôi còn sao

chép những tư liệu cho các chị em, để các chị em nào có máy vi tính có thể ứng
dụng trong tiết dạy và làm tư liệu về sau.
* Bài học kinh nghiệm :
Qua quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy giáo viên
đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái. Vì vậy
muốn đạt được hiệu quả cao, trước mỗi giờ lên lớp tôi luôn soạn bài đầy đủ, nắm
chắc giáo án phương pháp lên lớp theo đúng trình tự loại tiết để thiết kế bài giảng
điện tử sao cho sinh động, sáng tạo, phù hợp để giúp trẻ nắm chắc nội dung bài học.
Tôi luôn tìm tòi học hỏi các chị em đồng nghiệp trong trường cũng như trường
bạn về kinh nghiệm soạn giảng, thiết kế bài giảng điện tử, thiết kế một số trò chơi
với chữ cái, lựa chọn những hình ảnh có nội dung phù hợp đưa vào máy tạo phần
mềm để áp dụng dạy trẻ, đưa trẻ vào thế giới ham học, tìm tòi và sáng tạo gây sự
chú ý bất ngờ cho trẻ.
Tận dụng các sản phẩm từ trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
động khác.
Điều cần thiết nhất là giáo viên phải biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh,
làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ đồng
tình, từ đó đưa con em mình ngày càng tiến bộ, khao khát thích học không những
chỉ trong hoạt động Làm quen với chữ cái mà còn có ích cho các hoạt động khác
nữa.

Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

15


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sáng kiến “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú
cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều
các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham
khảo thêm từ đồng nghiệp...
Với tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính, cập
nhật nhanh và nắm bắt kịp thời những thông tin mới và sàng lọc những thông tin
phù hợp với giáo dục mầm non để áp dụng dạy trẻ.
Việc cho trẻ tiếp cận và sử dụng máy vi tính là việc rất cần thiết để giúp trẻ
tiếp cận gần với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay và làm tiền đề cho
việc học tập tin học của trẻ sau này.
Việc ứng dụng phương tiện công nghệ trong giảng dạy là rất cần thiết và bổ
ích nó sẽ giúp giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy đem lại hiệu quả cao trong
việc tiếp thu kiến thức của học sinh và giảm bớt thời gian của chúng ta trong việc
làm đồ dùng, ngoài ra những tư liệu ấy cũng được sử dụng lâu dài và nhân rộng.
Việc tìm tòi ứng dụng phương tiện trong giảng dạy sẽ giúp chúng ta rất nhiều
về các kỹ năng sử dụng máy vi tính và kiến thức của chúng ta sẽ được mở rộng
hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công, trẻ rất hứng thú
khi tham gia vào các hoạt động làm quen chữ cái. Những kinh nghiệm này rất dễ
thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi
còn tích luỹ thêm được nhiều kiến thức mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm
yêu quý tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Sáng kiến này
bước đầu đã được phổ biến ở lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B, trường mầm non Tân Long
Tuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong
muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các
trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn và rất mong các đồng chí nghiên cứu bổ
sung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quý để tham khảo.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Tân Long, ngày 7 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi
nghiên cứu và viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

16


Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin gây hứng thú cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ
cái

(Ký tên)

Nguyễn Thị Diễm

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1
III. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm......................................................................2
V. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.....................................................................2

B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................2
I. Cơ sở lí luận.......................................................................................................2
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu....................................................................3
III. Các biện pháp..................................................................................................4
VI. Kết quả thực hiện..........................................................................................13
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................15

Trường mầm non Tân Long

Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

17



×