Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

chuyên đề : Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ và cách khắc phục một số lỗi hay gặp ở học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.43 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QG MÔN: NGỮ VĂN
“Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ và cách khắc phục
một số lỗi hay gặp ở học sinh”

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I -Lý do chọn chuyên đề:
Ôn thi THPT QG là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với quá trình
dạy và học . Để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm đó đòi hỏi người học và
người dạy luôn phải nỗ lực học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Luôn phải bám sát cấu
trúc đề thi của Bộ Giáo Dục. Trên cơ sở đó giáo viên và học sinh sẽ có những
hướng đi đúng đắn . Với chuyên đề “Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội
200 chữ và cách khắc phục một số lỗi hay gặp ở học sinh”. Tôi mong muốn
được chia sẻ, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để điều chỉnh nội dung,
phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Từ đó căn cứ vào chương trình hiện
hành cấu trúc đề thi THPTQG chúng ta có thể sắp xếp lại một số vấn đề dạy
học thành các chuyên đề dạy học, tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy
học một cách triệt để. Chỉ khi nắm chắc được phương pháp, kỹ thuật dạy học
phát triển năng lực và phẩm chất người học; nắm được cách thức kiểm tra đánh
giá theo định hướng này thì mới xây dựng được các chuyên đề dạy học một
cách hợp lý và thực hiện có hiệu quả.

II - Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Sở dĩ tôi chọn chuyên đề này vì sự thay đổi cấu trúc đề thi của Bộ Giáo
Dục. Điểm khác biệt giữa đề Nghị luận xã hội thông thường với đề Nghị luận
1


xã hội 200 chữ trong kì thi THPT Quốc gia của Bộ :
Thứ nhất : Thay đổi về cách ra đề .Đề bài yêu cầu bàn luận/ đánh giá về một
vấn đề được đặt ra trong đề đọc hiểu. Có những đề yêu cầu dựa vào nội dung ở


phần đọc hiểu, anh ( chị) hãy viết đoạn văn 200 chữ bàn về… Hoặc có những
đề trích dẫn một câu văn và yêu cầu học sinh bàn luận,…Học sinh chỉ có thể
làm tốt phần nghị luận xã hội khi đã hiểu thông điệp của văn bản ở đề đọc hiểu
và câu văn được trích dẫn .
Thứ hai : Bị giới hạn về dung lượng. Trước đây học sinh viết BÀI VĂN NGHỊ
LUẬN XÃ HỘI, nhưng hiện nay chỉ cần viết ĐOẠN VĂN 200 TỪ ( 200
chữ ). Vì vậy thời lượng làm bài và biểu điểm bị rút ngắn, rất nhiều em gặp
khó khăn về vấn đề này.
Với mục đích như trên tôi hi vọng chuyên đề “Cách viết đoạn văn nghị luận
xã hội 200 chữ và cách khắc phục một số lỗi hay gặp ở học sinh”. Sẽ chia sẻ
được kinh nghiệm với đồng nghiệm , rút ra những bài học cho học sinh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Đề tài này tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu lí thuyết một cách khái quát.
Thứ hai: Khắc phục một số lỗi hay gặp của học sinh.
Thứ ba: Một số đề thực hành.
3. Phạm vi nghiên cứu :
- Học sinh lớp 12 trường THPT Bình Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp chủ yếu khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc rút
kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung .
B - NỘI DUNG:
2


I. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1. Lí thuyết về đoạn văn:
- Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chữ viết hoa đầu tiên
lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm, nó diễn đạt ý hoàn chỉnh ở một
mức độ nào đó logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ

dàng.
Tuy nhiên, đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ cần bám sát yêu cầu của đề và
dựa trên nội dung/ thông điệp ở phần đọc hiểu. Mà vấn đề đặt ra ở phần đọc
hiểu rất phong phú: Có thể là một tư tưởng, một lối sống, một quan niệm, hay
cách ứng xử, những vấn đề nóng của xã hội, hay một hiện tượng mạng......Nên
học sinh ngoài việc phải phân biệt được các dạng nghị luận còn phải nắm chắc
về cấu trúc một đoạn văn gồm: Câu mở đoạn (MB) câu phát triển đoạn (TB)và
câu kết đoạn(KL).
Cụ thể
+ Đoạn văn thường có câu chủ đề:
++ Câu chủ đề: là câu nêu lên ý chính của toàn đoạn, mang nội dung khái quát,
ý nghĩa ngắn gọn. Thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
+ Các câu phát triển đoạn và câu kết đoạn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng
tỏ câu chủ đề.
+ Trong quá trình viết có thể sử dụng kết hợp các thao tác lập luận, trình bày
đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, song hành…
2. Cách viết đoạn theo yêu cầu của đề:
a.Xác định yêu cầu của đề:
- Đề thường có hai dạng phổ biến là đề nổi và đề chìm. Ở dạng đề nổi các em
dễ xác định yêu cầu của đề hơn, đề chìm khiến các em lúng túng đôi khi chệch
hướng. Vì vậy trong phần tìm hiểu đề các em phải xác định được các nội dung

3


trong phần đọc hiểu, các luận điểm chính và phạm vi dẫn chứng....
– Thứ nhất xác định về nội dung:
Đề bài có thể trích dẫn hoặc không trích dẫn câu văn trong phần đọc hiểu.
Điều quan trọng là các em cần hiểu yêu cầu của đề và xác định nội dung cần
triển khai. Muốn tìm hiểu đề tốt các em cần phải làm một số thao tác sau:

- Hs phải đọc kĩ đoạn văn, nắm được nội dung toàn văn bản. Phải xác định
được đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dung của đoạn văn). Đây là yêu cầu
quan trọng nhất, đòi hỏi người viết phải bày tỏ quan điểm cá nhân rõ ràng.
Nếu không xác định được yêu cầu của đề các em sẽ thất bại. Sẽ đi lạc hướng
hoặc viết không trọng tâm.
+ Người viết phải giải thích được những từ khóa để hiểu vấn đề đó là gì (giải
thích), tại sao lại nói như thế (phân tích).
- Phải xác định được phạm vi dẫn chứng có như vậy dẫn chứng mới thuyết
phục, tránh lấy dẫn chứng nhầm sang nghị luận văn học hoặc làm văn. Các em
phải có phông kiến thức xã hội sâu rộng...
- Phải đánh giá và nêu thái độ của người viết trước vấn đề đang bàn luận.
Cần nêu ra những bài học nhận thức sau khi bàn luận. Từ đó, đề xuất những
giải pháp thiết thực và khả thi cho bản thân mình và tất cả mọi người.
Đối với dạng “đề nổi” , học sinh có thể dễ dàng nhận ra phạm vi nội dung và
phương pháp lập luận. Đối với dạng đề chìm, học sinh phải tự mày mò hướng
đi.
– Thứ hai xác định về hình thức:
+ Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn
văn ( không được ngắt xuống dòng ), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy
thi ( khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng
không bị trừ điểm. Đoạn văn cần diễn dạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, đặt câu.
+ Đoạn văn phải đảm bảo bố cục ba phần: Đặt vấn đề – Giải quyết vấn đề – Kết
thúc vấn đề.( Viết câu mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.)
4


+ Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích – Chứng minh
– Bình luận – Bác bỏ – Bình luận mở rộng.
b. Tìm ý cho đoạn văn:

– Xác định sẽ viết những nội dung cụ thể gì (ý chính)?
– Ghi ra những ý chính của đoạn văn ( Nên căn cứ vào nội dung đề và nội
dung phần đọc hiểu để sắp xếp các ý thật hợp lí, lô gic )
– Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp ta hình dung được những ý chính cần viết,
tránh tình trạng viết lan man dài dòng, không trọng tâm.
c. Các bước viết đoạn văn hoàn chỉnh :
– Sau khi tìm hiểu đề và xác định được ý chính cho đoạn văn , chúng ta tiến
hành viết câu mở đầu.
+ Câu mở đầu nên đi trực tiếp vào vấn đề .( Luận điểm chính). Đối với đoạn
văn trong đề đọc hiểu, nên dẫn dắt từ nội dung/ câu nói của văn bản được trích
dẫn. Cách mở đoạn như vậy khiến cho người đọc hình dung được vấn đề trọng
tâm mà mình sẽ triển khai trong những phần tiếp theo.
– Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cách đơn giản
nhất là trình bày theo kiểu diễn dịch:
– Viết các câu nối tiếp câu mở đầu :
+ Các câu nối tiếp lần lượt sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích – Phân tích
– Chứng minh – Bình luận – Bác bỏ – Bình luận mở rộng.
+ Lưu ý cách diễn đạt và lỗi chính tả.
– Viết câu kết của đoạn văn :
+ Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề.
+ Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấn
tượng cho người đọc.
+ Câu kết có thể nêu cảm xúc cá nhân, mở rộng vấn đề (nêu bài học chung),
hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày.
– Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi trên, có thể hình dung một đoạn văn
5


nghị luận cần được triển khai theo các bước:
+ Thứ nhất: Khái quát nội dung vấn đề và trích đề .

+ Thứ 2: Giải thích.
. Trước tiên, cần giải thích nghĩa cụ thể của một số từ ngữ, khái niệm còn ẩn ý
hoặc chưa rõ nghĩa trong đề. Sau đó giải thích ý nghĩa cả câu nói hoặc khái
quát.
+ Thứ 3: Phân tích và chứng minh ( Thực chất là trả lời câu hỏi vì sao? Tại sao?
Thế nào?)
. Lí giải vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề.
. Dẫn ra các ví dụ về những con người và sự việc cụ thể trong đời sống, xã hội,
lịch sử…
+ Thứ 4: Bình luận, đánh giá, mở rộng.
. Khẳng định lại chân lí (bình luận, đánh giá).
. Mở rộng và nâng cao vấn đề: Phê phán những hiện tượng đi ngược lại chân lí;
Thứ 5: Liên hệ bản thân để rút ra bài học.
* Lưu ý: Hs rất kém trong khâu lấy dẫn chứng vì vậy việc định hướng lấy dẫn
chứng rất quan trọng.
+ Đó phải là những dẫn chứng lấy ra từ đời sống thực tế, càng xác thực, càng
cụ thể càng có sức thuyết phục cao.
+ Hạn chế lấy dẫn chứng từ tác phẩm văn học.
+ Khi đưa dẫn chứng vào, không kể lan man mà nên thuật lại một cách ngắn
gọn, nhấn mạnh vào khía cạnh ứng dụng của dẫn chứng đối với vấn đề đang
chứng minh. Đưa dẫn chứng phải kèm theo thái độ, quan điểm đánh giá rõ
ràng.
– Khi liên hệ thực tế để rút ra bài học: cần bày tỏ thái độ chân thành, nghiêm
túc, tránh cách nói sáo mòn, gượng ép, giả tạo, “công thức”.
II: Một số lỗi học sinh hay mắc phải và cách khắc phục.
1. Một số lỗi thường gặp
6


Lỗi về hình thức

– Lỗi về thời gian: Phân bổ thời gian làm bài không hợp lí.
- Lỗi về trình bày: Viết quá dài. Không biết cách trình bày đoạn văn. Nhầm lẫn
kiểu như: mở một đoạn, thân một đoạn, kết một đoạn.
- Viết không đúng trọng tâm. Chưa xác định đây là dạng nghị luận gì (tư tưởng
về đạo lí hay hiện tượng xã hội) để có cách triển khai phù hợp.
– Viết câu rườm rà, kiểu như nghĩ gì viết nấy, quá nhiều yếu tố biểu cảm làm
mất đi tính rõ ràng, xác thực mà một bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội cần có.
- Chưa đảm bảo cấu trúc đoạn văn
+ Chưa có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và kết bài (trong trường hợp chưa làm
xong bài mà thời gian đã gần hết thì cần kết bài ngay để đảm bảo cấu trúc bài
viết).
Lỗi về nội dung
- Mở bài không trúng vào vấn đề. Mở đầu đoạn văn không nêu mệnh đề. Dàn
bài không lô gic.
- Không xác lập được luận điểm, nói chung chung.
– Dẫn chứng đưa ra không hợp lí, quá ít hoặc quá nhiều; dẫn chứng chung
chung và mang tính chủ quan; thiếu dẫn chứng thực tế.
– Liên hệ quá máy móc, khuôn mẫu, chưa định hướng được hành động cụ thể
của bản thân.
- Chưa xác định trọng tâm của bài viết là ở đâu và chú trọng vào đó.
+ Chưa biết vận dụng đa dạng các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…)
kết hợp với các thao tác lập luận trong văn bản (giải thích, phân tích, chứng
minh,…) để bài viết có sức thuyết phục và sống động hơn.
- Chưa biết sử dụng các yếu tố biểu cảm một cách hợp lí và nêu cảm nghĩ
riêng.
2. Cách khắc phục cá lỗi thường gặp:
7


- Khắc phục thời gian bằng cách chia thời gian làm bài với từng câu dựa vào số

điểm trên đề ( với câu NLXH khoảng 20 - 25p).
- Trình bày đúng cấu trúc một đoạn văn ( không tạo ra các đoạn..) viết khoảng
2/3 trang giấy ( khoảng 20 đến 25 dòng viết tay).
- Đọc kĩ đề để xác định đúng trọng tâm, giúp bài làm chụm ý tránh lan man.
- Xác định rõ ràng phạm vi dẫn chứng, iu tiên những dẫn chứng ngoài đời sống
- Xác định rõ đối tượng nghị luận để chọn phương pháp làm bài hợp lí.
- Khi viết bài phải hiểu rõ phần đọc hiểu bài làm mới sâu sắc.
- Không máy móc, luôn sáng tạo trong bài làm, luôn đưa ra ý kiến và quan
niệm riêng của mình.
- Quá trình viết phải sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận để bài NLXH vừa
lô gic, mạch lạc, lí trí nhưng vẫn giàu cảm xúc.....
III: Một số đề minh họa.
Đề 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu phía dưới
Bạn sẽ làm gì khi có một ngày thức dậy thấy bên mình không còn việc gì nữa
cả. Tiền trong túi không còn, việc làm không có, người yêu chia tay, bạn bè, gia
đình ở xa… Cuộc sống coi như mất hết ý nghĩa. Vậy mà đến lúc đó, tôi lại tự
dưng mỉm cười.
Con số không tròn trĩnh để người ta soi mình vào đó và chợt nhận ra
những thất bại. Như một chiếc gương soi trung thực để thấy ta từ thuở tập bò,
tập đi, vội vàng tập chạy, rồi thì… vấp ngã. Có kẻ ngã rồi nằm luôn, có kẻ
gượng dậy để… ngã tiếp. Trong suốt cuộc đời bao nhiêu lần ta ngã, bao nhiêu
lần đứng dậy, ta có nhớ hết không?
Khi tiền trong túi không còn, tôi nghĩ đến hàng triệu người trên thế giới
vẫn còn đang đói khát. Khi việc làm không có, tôi tin cũng có hàng triệu người
khác cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm việc như mình. Khi tình yêu tan vỡ, tôi
viết thêm vào thời gian biểu của mình một số giờ học thêm hoặc đi ngủ. Và rồi
tôi mỉm cười. Cuộc sống vẫn cứ trôi. Đôi khi ta chao đảo. Rồi sau đó ta sẽ
nhận ra và lấy lại thế cân bằng. Một câu danh ngôn nào đấy đại ý là như vậy.
Hình như tôi là người lạc quan.
Và khi người ta no đủ, người ta sẽ không thể có được cảm giác thử sức

khao khát và hy vọng. Bởi vậy cho đến già ta vẫn cứ là bé thơ khi chơi thứ đồ
8


chơi này đến chán ngấy rồi lại đòi thứ khác. Tôi khao khát no đủ nhưng sẽ
chẳng bao giờ no đủ. Lúc biết mình đang đi vào cái vòng tròn của con số
không, tôi sẽ hít một hơi dài rồi vùng vẫy.
Có biết bao nhiêu người trên trái đất này tìm ý nghĩa cuộc sống bằng
cách ban tặng cuộc đời mình đến những nơi xa xôi, những người cùng khổ. Thế
thì tại sao ta thấy đời mất hết ý nghĩa khi lại bắt đầu bằng bàn tay trắng?
Hãy cứ tin đi, bằng cách mỉm cười khi mình thất bại, sẽ thấy cuộc đời
lại mỉm cười. Khi ta không còn gì hết, không có gì hết, đời sẽ ban tặng ta một
cái gì đó mới mẻ hơn, hạnh phúc hơn. Sau hạnh phúc là bất hạnh, đi hết bất
hạnh rồi sẽ gặp hạnh phúc. Điều đó chẳng phải là quy luật hay sao?
(Trích “Bài học của thầy” – Trang 32 – NXB Hà Nội – Năm 2016)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm để giữ thái độ lạc quan
trong cuộc sống.
Yêu cầu về nội dung.
- Giải thích:
– Lạc quan: là thái độ sống tích cực của con người khi đối diện với khó khăn
thử thách, luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng và những điều tốt đẹp trong
cuộc sống
–Những điều cần làm để giữ thái độ sống lạc quan:
+) Nhận thức rõ cuộc sống luôn tồn tại hai mặt khó khăn và thuận lợi, thử thách
và thời cơ, coi thái độ sống lạc quan là động lực để vươn lên trong cuộc sống.
+) Sẵn sàng đối diện với khó khăn, thử thách, không buông xuôi, nản chí khi
thất bại.
+) Coi thất bại là cơ hộ tôi luyện ý chí, bản lĩnh và đúc kết kinh nghiệm để đi
đến thành công.

- Lạc quan đem lại những điều tốt đẹp như thế nào?
+ Đối với bản thân:
+ Đối xã hội:
- Phê phán lối sống bi quan, sống từ bỏ...
– Bài học:
+) Cần rèn luyện bản thân, trau dồi tri thức để có thể sẵn sàng đương đầu và
vượt qua khó khăn trong cuộc sống với tinh thần lạc quan.
9


Đề 2: : Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu phía dưới
“Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó
không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm
những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp
giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế
như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi
trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và
chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công
việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công
việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.
Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới
là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng
địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất
nhiều người đang làm rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả
thế giới và có những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại. Con đường của những
người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường
cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực
sự”.
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo
Chung – Nguyên Giám đốc Tập đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thông tin,

tr.159,160)
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của
anh/ chị về vấn đề : Nếu phía trước là một con đường ?
Gợi ý:
* Giải thích:
– Con đường hiểu theo nghĩa hẹp là con đường trên mặt đất dùng để di chuyển
từ nơi này đến nơi khác.
- Con đường hiểu theo nghĩa rộng là đường đời, là hành trình đi tới tương lai…
->Trước mỗi con đường, nhất là con đường đến tương lai, mỗi người có một
lựa chọn, một cách giải quyết riêng tùy vào cách ứng xử của bản thân mình.
*Phân tích, bàn luận:
– Con đường phía trước có thể mở ra nhiều hướng: Gần, xa, thuận lợi, khó
khăn, giản đơn, phức tạp….
- Trước con đường, mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau. Có người bước
tiếp, có người quay lại…
10


+ Nếu bước tiếp, chọn đúng sẽ thành công, mở ra một tương lai tươi sáng ; nếu
chọn sai sẽ gây hại cho bản thân và xã hội.
+ Nếu dừng lại, con đường đó đúng đắn, bản thân sẽ mất nhiều cơ hội; nếu con
đường đó sai, dừng lại là đúng đắn .
+ Phải mạnh dạn , bản lĩnh trong sự lựa chọn của mình. Lựa chọn phải tỉnh táo,
sáng suốt ; tránh mơ hồ, cảm tính, thiếu suy xét.
+ Phê phán những người không có bản lĩnh khi đứng trước một con đường,
sống thụ động trông chờ..
* Bài học nhận thức và hành động
c) Kết bài
Đề 3: (Trường THPT Nguyễn Viết Xuân) Đọc đoạn văn sau và thực hiện
yêu cầu phía dưới

“Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái
tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý
đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói:
"Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông
ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có
những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng
không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường
rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười
nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những
mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu,
không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu
tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi
đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau,
mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu
tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần
sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ.
Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì,
chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua
11


lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày
nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn
chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé
một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một
mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng
không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng

trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì
tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...”
(Dẫn theo songdep.xitrum.net)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về quan niệm trong văn bản ở phần Đọc hiểu:“Tình yêu đôi lúc chẳng cần
sự đền đáp qua lại”.
* Giải thích:
Tình yêu là bản chất của trái tim con người. Tình yêu là sự trao và nhận yêu
thương, sự quan tâm ân cần. Tình yêu có biết bao nhiêu cung bậc, thường thì
khi trao tình yêu người ta mong được đáp lại. Nhưng tình yêu không hẳn lúc
nào cũng công bằng như thế, có người trao đi và không nhận lại. Vì người ta
trao đi và không cần được đáp lại.
* Phân tích, chứng minh và bàn luận:
- Tại sao lại có người chỉ trao tình yêu mà không cần nhận lại?
+ Vì trái tim hoạt động theo qui luật của riêng nó, không phụ thuộc vào lí trí,
nên đôi khi người trao biết là không thể ép buộc sự đền đáp của tình yêu.
+ Vì có những tình yêu cao thượng không trông chờ sự đáp lại.
Ví dụ: Tình cảm yêu thương bố mẹ trao cho con cái; tình cảm ân cần, sẻ chia
dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn…
-Tuy nhiên, tình cảm cần chân thành, phù hợp. Có những tình cảm cần từ hai
phía như tình yêu nam nữ, tình bạn. Nếu chỉ có một bên trao thì không thể có
một tình cảm đẹp.
12


- Bài học nhận thức và hành động:
+ Cần biết trân trọng tình cảm của mọi người dành cho mình.
+ Bồi dưỡng tâm hồn, trái tim để biết yêu thương, sẻ chia mà không phải lúc
nào cũng cần được đáp lại.
Đề 4: (THPT Chuyên VP) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

bên dưới:
Một đời vô danh đá sống vẫn thờ ơ
Nhọc nhằn năm tháng, tháng năm nhọc nhằn thêm
Đá sống không thật gần ai và cách xa mọi người
Dường như không biết yêu và dường như không biết nhớ
Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa
Vốn sống đời tha phương
Mòn gót bước mà thấy trong lòng như luôn luôn lẻ loi
Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đá
Sống không một tình yêu
Sống chỉ biết thân mình
Tâm hồn luôn luôn băng giá
Đừng hóa thân thành đá
Vì tâm hồn đá giá băng
Từng ngày cuộc sống thoáng chốc lại đổi thay
Bầu trời mỗi tối có biết bao sao đổi ngôi
Nhưng có bao giờ hòn đá ấy bỗng khóc như loài người
Vì đá không biết yêu và vì đá không biết nhớ
Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa

(Trích lời bài hát Tâm hồn của đá- nhạc sĩ Trần Lập)
Hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy
nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa lời hát: “Đừng sống giống như hòn đá,…sống
không một tình yêu, sống chỉ biết thân mình. Tâm hồn luôn luôn băng giá.
Đừng hóa thân thành đá, vì tâm hồn đá giá băng”.

13


- Giải thích:

+ “ Đá” là vật cứng rắn, vô tri, vô giác.
+ Sống không tình yêu, sống chỉ biết thân mình, tâm hồn băng giá: đều tập
trung chỉ lối sống ích kỉ, vô cảm, khô khan, thiếu tình người.
=> Trong lời hát trên, tác giả muốn mượn hình ảnh hòn đá để nói tới lối sống
ích kỉ, hẹp hòi đồng thời đưa ra lời cảnh báo với mọi người nên tránh xa cách
sống tiêu cực đó: nếu như sự cứng nhắc của đá là bản chất thì nhiều người
cũng đang tự biến mình thành đá bởi trái tim lạnh lùng, vô cảm. Hãy sống
bằng trái tim ấm áp, biết yêu thương.
- Bàn luận
+ Nếu con người sống giống như hòn đá, lạnh lùng, không quan tâm đến thế
giới xung quanh, chỉ biết đến bản thân mình thì cuộc sống sẽ trở nên u ám,
đáng sợ vô cùng: “Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có
tình thương”. Thiếu đi tình yêu thương, con người sẽ trở nên độc ác, ích kỉ, sẽ
gây ra những tổn hại cho xã hội và cho chính mình.
+ Ngược lại, tình yêu thương chính là sức mạnh vĩ đại nhất mà con người có
trong tay, chính tình yêu thương đã gắn kết con người với con người, giúp con
người vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, giúp chúng ta cùng
tạo ra những thành quả đẹp đẽ.
+ Sống nhân ái, lấy tình yêu thương là cốt lõi, lẽ sống ở đời; mỗi người sẽ luôn
thấy hạnh phúc đồng thời sẽ lan tỏa hạnh phúc đến những người xung quanh.
Người biết yêu thương sẽ luôn biết làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Tấm
lòng ấm áp tình người sẽ xóa đi lạnh giá của tự nhiên, lạnh giá của cuộc đời và
cả sự ích kỉ, nhỏ nhen trong lòng người.
(Học sinh lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ)
- Mở rộng:
Cuộc sống coi trọng vật chất của con người hiện đại đã chi phối lối sống
trọng tình cảm, tôn thờ tình người của người Việt Nam truyền thống. Nhiều
người sống vô cảm, độc ác, thờ ơ với người khác.
-Rút ra bài học nhận thức, hành động:
+ Thông điệp trong lời hát rất ý nghĩa, một lần nữa cảnh báo chúng ta về sự vô

tâm ích kỉ vẫn hàng ngày hàng giờ đang tồn tại.
+ Sống là cho đâu phải nhận riêng mình” (Tố Hữu). Phải biết cho đi; sống biết
mình thì phải biết người chúng ta mới không bị “hóa thân thành đá” sống vô
tâm, ích kỉ.
Đề 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới
14


Xin bạn bình tâm
Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả
Danh hiệu đó xin nhường cho người khác
Tôi chỉ mong mình tự do
Để được là mình
Viết điều mình mong ước
Giữa cái thời sống là đeo đuổi
Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng
Tôi chọn tự do
Thi sĩ
Tự do trước hết là chính mình
Không chiều lụy mình
Ngỏng cổ nghe lời khen tặng
Với tôi
Sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè
Chiếc lá xanh bên đường
Chân mây chiều rạng rỡ
Tự do là tất cả
Những ràng buộc trong sạch
Giữa con người và con người
Con người cùng ngoại vật
Không ngã giá

Thật bình dị
Tự do làm tâm hồn ta lớn lên
Trong chiều kích vũ trụ
(Tự do - Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng
6/2013
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của mình về ý kiến được nêu ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tự do
trước hết là chính mình.
* Giải thích: Tự do là chính mình
- Tự do: là trạng thái không bị giam hãm về thể xác và tinh thần, không bị ép
buộc phải làm theo những điều mình không muốn mà được tự lựa chọn và hành
15


động theo đúng với ý chí, nguyện vọng của bản thân. Đó là điều mỗi cá nhân và
cả nhân loại luôn khao khát hướng đến và đấu tranh để bảo vệ.
- Ý kiến đưa ra một cách định nghĩa về tự do: chính là trạng thái con người
được sống thực với chính mình, được làm điều mình muốn, không phải bắt
buộc làm theo những điều người khác sai khiến hay trở thành người khác. Chỉ
khi được sống đúng là chính mình, con người mới có sự tự do đích thực.
* Phân tích, chứng minh, bàn luận:
- Ý kiến trên đã khái quát đúng đắn bản chất của sự tự do: chỉ khi được sống
đúng là chính mình, con người mới có sự tự do đích thực. Vì sao lại như vậy?
+ Tự do không phải là điều người khác có thể ban phát cho ta, có thể giảng giải
giúp ta hiểu mà chỉ có bản thân mỗi người mới cảm nhận, mới nhận biết được
mình có thực sự được tự do hay không?
+ Được là chính mình đồng nghĩa với việc con người đã dám xóa bỏ tất cả mọi
rào cản, khuôn khổ, ràng buộc vốn dĩ giam hãm bản thân để giải phóng cá
nhân, cá tính, bản ngã; để dám sống với những điều mình ao ước, dám hành
động theo những điều mình suy nghĩ, được tự lựa chọn cách sống mà mình cho

là đúng và được quyết định cuộc đời, số phận của mình…
+ Chỉ là chính mình con người mới có sự tự do ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn
cảnh nào, kể cả khi bị giam cầm về thể xác. Còn nếu không được là chính mình
thì dù có được tự do về thân thể, chúng ta vẫn bị giam hãm trong cái bóng của
người khác, bị “cầm tù” về tinh thần, không bao giờ có được sự tự do đích thực.
- Bàn luận mở rộng:
+ Tự do là chính mình không đồng nghĩa với việc chúng ta được tùy ý làm theo
tất cả những điều mình muốn, mình nghĩ mà bất chấp các chuẩn mực đạo đức,
quy định pháp luật và lợi ích của cộng đồng. Đó hoàn toàn không phải là thứ tự
do cá nhân ích kỉ. Chỉ khi sự tự do của cá nhân thống nhất với sự tự do của
cộng đồng, dân tộc thì sự tự do ấy mới chính đáng, bền vững.
+ Không hẳn cứ sống là chính mình thì con người sẽ mặc nhiên có được sự tự
do. Để có tự do, nhiều khi chúng ta phải hành động, phải đấu tranh, dũng cảm
chống lại những định kiến hẹp hòi, những ràng buộc vô lối, những quy định
khắc nghiệt để bảo vệ quyền tự do của chính mình.
* Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp.
Đề 6: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới.
(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào
đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình.
16


Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục
những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét
bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao
giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó
chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn,
không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (...)
(2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác
để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó

liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn
thuần là chiến thắng của “cái Tôi” bên trong bạn?
(3) Một “cái Tôi” luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải
tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một “cái Tôi” khắc khoải mong
được thừa nhận. Một “cái Tôi” thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một “cái
Tôi” nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên
chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một “cái
Tôi” vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là
những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập, mới vội vàng nóng giận,
vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi “cái Tôi” tù
túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.
(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy,
Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về câu hỏi được đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Chúng ta
có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được
phần thắng, để được thừa nhận?
* Giải thích: “Chiến đấu đến cùng” là cách nói hình ảnh, dùng để diễn tả trạng
thái đấu tranh (bằng ngôn ngữ hay hành động) một cách kiên quyết, không
khoan nhượng, không chịu từ bỏ khi diễn ra mâu thuẫn, xung đột giữa bản thân
và các lực lượng khác. Câu hỏi trên đặt ra vấn đề mở để mọi người cùng suy
ngẫm: liệu đây có phải là cách duy nhất để mỗi người giành được chiến thắng,
để được thừa nhận trong cuộc sống không?
* Bàn luận:
- Khẳng định trong cuộc sống, để giành được chiến thắng, để được thừa
nhận, nhiều khi con người phải “chiến đấu đến cùng”, bởi:
17


+ Chiến thắng và được mọi người thừa nhận là nhu cầu chính đáng của con

người. Để bảo vệ nhu cầu chính đáng ấy, tất yếu mỗi người cần phải “chiến đấu
đến cùng”.
+ Trước một vấn đề, có thể có nhiều ý kiến, hướng giải quyết trái ngược. Đặc
biệt, cái sai lầm, cái xấu thường không dễ nhận ra, không dễ đầu hàng. Chỉ có
kiên quyết bảo vệ quan điểm, hướng đi của mình đến cùng thì người khác mới
hiểu rõ ngọn ngành, bị thuyết phục và đồng thuận với điều đúng đắn. Cũng chỉ
qua “chiến đấu đến cùng”, mỗi người mới “loại bỏ” được các đối thủ cạnh tranh,
mới chứng minh bản thân là người chiến thắng xứng đáng.
+ Qua hành động “chiến đấu đến cùng”, mỗi người cũng chứng tỏ được trí tuệ,
bản lĩnh, lập trường, quan điểm sống… của bản thân, làm người khác hiểu mình
hơn.
- Tuy nhiên, “chiến đấu đến cùng” không phải là con đường duy nhất để
giành được chiến thắng, để được thừa nhận, bởi:
+ Đôi khi, “chiến đấu đến cùng” lại gây nên tác dụng trái ngược: làm chúng
ta trở nên cố chấp, cực đoan, hiếu chiến, hiếu thắng; làm bản thân ta và người
khác dễ bị tổn thương; gây xung đột, bất hòa…
+ Không phải khi nào “chiến đấu đến cùng” cũng giành được chiến thắng nếu
quan điểm, hướng đi của bản thân sai lầm. Có rất nhiều sự việc cần phải trải
qua thời gian mới chứng tỏ được chân lý, mới được thừa nhận.
* Rút ra giải pháp, bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp
C: Kết luận.
Dạy Văn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên, người thầy dạy giỏi vừa là
một nhà sư phạm lại đồng thời là một người nghệ sĩ. Chuyên đề này đã giúp tôi
củng cố kiến thức, nâng cao mở rộng, trang bị kiến thức cho học sinh . Để viết
được chuyên đề này tôi đã rút ra những kinh nghiệm ít ỏi từ bản thân, tham
khảo đồng nghiệp, tham khảo sách báo. Sáng kiến kinh nghiệm này là ý kiến
chủ quan của cá nhân không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy kính mong quý
thầy, cô đóng góp ý kiến để chuyên đề sâu sắc hơn. Góp phần cùng nhau thực
hiện thành công khẩu hiệu của nghành “Dạy tốt, học tốt”.
Xin trân trọng cảm ơn!

Bình Sơn ngày 21- 10- 2019.
Người viết
18


Đỗ Thị Quỳnh Lan

19



×